Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân ù tai tại khoa tai mũi họng bệnh viện nhân dân Gia Định

Các tính chất của ù tai 99,4% trường hợp chỉ BN nghe thấy tiếng ù, tức tiếng ù không phát ra từ các bộ phận cạnh tai. 1 trường hợp tiếng ù nghe được bởi cả BN và BS là trường hợp hở vòi nhĩ. Đa số truờng hợp tiếng ù chỉ gồm 1 âm sắc, liên tục không theo nhịp và được mô tả giống tiếng côn trùng kêu. Kết quả của B.287 Meyer(5) cho rằng loại ù tai tiếng ve kêu thường kéo dài hơn 3 tháng. Mặc dù có nghiên cứu cho rằng loại tiếng ù có thể giúp khu trú vị trí tổn thương gây ù tai – tai giữa hoặc tai trong, tạo điều kiện cho chẩn đoán và điều trị nhưng cũng có nghiên cứu khác kết luận rằng tính chất tiếng ù không liên quan đến nguyên nhân gây bệnh. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng chưa xác định được mối tương quan giữa bản chất tiếng ù với nguyên nhân gây bệnh. Do thời gian mắc bệnh khá dài nên tiếng ù trở nên thường xuyên, khỏang thời gian không triệu chứng rất ngắn hoặc không có. Các yếu tố làm thay đổi tiếng ù bao gồm hô hấp – nuốt – ngáp (liên quan đến chức năng vòi nhĩ), gắng sức và cảm xúc (liên quan đến nội tiết tố và hệ tuần hoàn) đều gây ra hoặc làm tiếng ù to hơn. Trong đa số trường hợp, khi có tiếng ồn xung quanh BN không nghe rõ hoặc mất tiếng ù; tuy nhiên vẫn có trường hợp tiếng ồn khởi phát ù tai, gợi ý vấn đề của hệ thống dẫn truyền ở tai giữa. Qua kiểm tra thính lực đồ từ 123 BN than phiền có nghe kém, chúng tôi xác định có 121 BN thật sự giảm thính lực các loại, chủ yếu điếc tiếp nhận. Như vậy đa số BN đã bị ảnh hưởng đến tai trong và các bộ phận thần kinh tiếp nhận âm thanh. Các nghiên cứu trước đây kết luận ù tai nếu xảy ra trên BN có nghe kém thì sẽ trầm trọng hơn. Với kết quả 76,6% BN ù tai có nghe kém, chúng tôi xác định được tiên lượng bệnh để có những tư vấn rõ ràng cho BN về tình trạng bệnh. Đây là một bước quan trọng trong chiến lược điều trị ù tai.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân ù tai tại khoa tai mũi họng bệnh viện nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
281 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH NHÂN Ù TAI TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Võ Hồng Ngọc* Nguyễn Thị Kiều Thơ** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh trên những bệnh nhân đến khám vì ù tai ở khoa TMH BVNDGĐ. Phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 158 BN đi khám TMH với triệu chứng chính là ù tai Kết quả: Tuổi: 43; giới: nữ; nghề nghiệp: không tiếp xúc tiếng ồn; thời gian mắc bệnh trung bình 3 tháng; ù tai kết hợp với nghe kém tiếp nhận; bệnh lý TMH kèm theo: viêm nhiễm tai; bệnh lý nội khoa tiềm ẩn: rối loạn lipid máu. Kết luận: Ù tai là biểu hiện của nhiều bệnh lý phối hợp, cần thăm khám lâm sàng toàn diện, bắt buộc thực hiện 1 số xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán chính xác hơn. Từ khóa: Tai mũi họng, ù tai,dịch tể học. ABSTRACT EPIDEMIOLOGY OF PATIENTS SUFFERING FROM TINNITUS IN ENT DEPARTMENT, GIA DINH HOSPITAL. Vo Hong Ngoc, Nguyen Thi Kieu Tho * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 281 - 286 Objective: Reveal epidemiological factors, risk factors, causes in patients suffering from tinnitus in ENT department, Gia Dinh hospital. Method: Cross-sectional descriptive study in 158 patients whose chief complaint is tinnitus. Result: Age: 43; Gender: female; duration: 3 months; tinnitus related to sensorineural hearing loss; associated ENT diseases: ear infection; medical status: hyperlipidemia. Conclusion: Tinnitus is not a single entity but a rather diverse group of disorders. It’s essential to conduct a total examination and to indicate the appropriate tests in order to reveal the exact causes of tinnitus. Keywords: Otolaryngology, tinnitus, epidemiology. ĐẶT VẤN ĐỀ Ù tai là một triệu chứng rất thường gặp tại phòng khám Tai Mũi Họng. Ù tai được định nghĩa là sự cảm nhận âm thanh không liên quan với nguồn phát âm bên ngoài, thường gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, đôi khi ảnh hưởng nặng nề tới những sinh họat hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc dù đây là triệu chứng phổ biến trong hầu hết bệnh lý thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng, ù tai còn đi kèm với rất nhiều tình trạng bệnh lý khác như bệnh tim mạch, huyết áp, các rối loạn chuyển hóa và nội tiết, bệnh lý thần kinh, mạch máu(1),(3). Ngoài ra, có nhiều yếu tố nguy cơ gây ù tai liên quan đến chế độ sinh họat, nghề nghiệp, thói quen hoặc đời sống tinh thần, tâm lý của bệnh nhân. Do đó, ù tai có thể là biểu hiện của một tập hợp nhiều rối loạn khác nhau. Tại phòng khám, việc chẩn đoán nguyên nhân gây ù tai gặp nhiều khó khăn do không đủ thời gian khai thác bệnh sử và các triệu chứng liên quan. Ngoài ra đa số bác sĩ TMH cho rằng không cần thiết thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng đối với BN ù tai, do đó không thể phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn. Việc điều trị thường cục bộ trong lĩnh vực Tai – Mũi – Họng hoặc thăm dò từng bước nên ít hiệu quả, kéo dài và tốn kém. Trên thế 282 giới đã có nhiều nghiên cứu về dịch tễ học của ù tai trong dân số, xác định các nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ, góp phần định hướng cho việc điều trị. Chúng tôi thực hiện khảo sát này nhằm mô tả một số đặc trưng về dịch tễ học của bệnh nhân ù tai đến khám tại khoa Tai-Mũi-Họng bệnh viện Nhân dân Gia Định, tìm ra những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh phổ biến nhất giúp cho việc chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán khu trú hơn mà vẫn chính xác, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân đến khám vì ù tai tại khoa Tai Mũi Họng – bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 04/2008 – 04/2009. Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang Phươn gpháp tiến hành Chọn mẫu Tất cả BN đến khám với than phiền chính là ù tai sẽ được hỏi các chi tiết của triệu chứng, nếu xác định BN bị ù tai theo đúng định nghĩa sẽ đưa vào nhóm khảo sát. Thu thập số liệu Mỗi BN có 1 phiếu thu thập dữ liệu riêng. BN được hỏi bệnh sử, khám LS và CLS để xác định các đặc điểm về DTH như: tuổi, giới, thời điểm khởi phát, các tính chất ù tai, các yếu tố thuận lợi và nguyên nhân gây bệnh. Những câu hỏi để thu thập dữ liệu về đặc điểm ù tai và yếu tố nguy cơ được thiết lập dựa trên kết quả thống kê của những nghiên cứu dịch tễ học ù tai đã thực hiện trên thế giới. Bilan cận lâm sàng thực hiện thường quy gồm các xét nghiệm để tìm những bệnh lý nội khoa đã được xác định là nguyên nhân gây ù tai. Xử lý số liệu Xử lý và phân tích số liệu bằng SPSS 13.0. KẾT QUẢ Kết quả khảo sát thu được từ 158 BN đến khám tại khoa TMH với lý do chính là ù tai, từ tháng 04/2008-04/2009. Bảng 1: Tuổi Tuổi Khoảng tuổi 22 – 65 Trung bình 43,25 (± 11,67) Trung vị 46 Bảng 2: Giới Giới Nam 36 (22,8%) Nũ 122 (77,2%) ÷2 P=0,003 Bảng 3: Nghề nghiệp (có hay không tiếp xúc tiếng ồn) Nghề nghiệp Có 13 (8,2%) Không 145 (91,8%) ÷2 P=0,000 283 Bảng 4: Số tai bệnh Số tai bệnh 1 tai 131 BN (82,9%) 2 tai 27 BN (17,1%) ÷2 P=0,000 Bảng 5: Vị trí tai bệnh Tai bệnh Phải 87 BN (47%) Trái 98 BN (53%) ÷2 P=0,497 Bảng 6: Thời gian bệnh Thời gian bệnh Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 tuần 10 năm 3,2 tháng Bảng 7: Thói quen Thói quen Thuốc lá 14 BN (8,9%) Rượu 3 BN (1,9%) Headphone 4 BN (2,5%) Bảng 8: Tiền căn chấn thương đầu Tiền căn chấn thương ñầu Có 3 BN (1,9%) Không 155 BN (98,1%) Bảng 9: Tiền căn sử dụng thuốc Tiền căn sử dụng thuốc Có 6 BN (3,8 %) Không 152 BN (96,2%) Bảng 10: Triệu chứng TMH khác Triệu chứng TMH khác Chảy mủ tai 23 (14,6%) Đau tai 15 (9,5%) Chóng mặt 98 (62%) Nhức ñầu 72 (45,6%) Nghẹt mũi 24 (15,2%) Chảy nước mũi 29 (18,4%) Đau họng 8 (5,1%) Nghe kém 123 (77,8%) Bảng 11: Bệnh lý TMH Bệnh lý TMH (48 bn = 30,4%) Điếc ñột ngột 11 (6,9%) Nhiễm trùng tai giữa – tai ngoài 32 (20,3%) U vòm 0 U thần kinh VIII 0 Menière 0 PET 1 (0,6%) Viêm mũi họng 17 (10,8%) Khác 1 (0,6%) 284 Bảng 12: Bệnh lý ngoài TMH Bệnh lý ngoài TMH (95 bn = 60,1%) THA 55 (34,8%) ĐTĐ 17 (10,8%) RL Lipid máu 64 (40,5%) Suy thận 1 (0,6%) Basedow 5 (3,2%) Bảng 13: Bản chất ù tai Bản chất ù tai Chủ quan 157 (99,4%) Khách quan 1 (0,6%) Bảng 14: Loại tiếng ù Loại tiếng ù Ve kêu 96 (60,8%) Xay lúa 38 (24,1%) Khác 24 (15,2%) Basedow 5 (3,2%) Bảng 15: Tính liên tục Tính liên tục Liên tục 109 (69%) Theo nhịp 49 (31%) ÷2 P=0,000 Bảng 16: Tính đơn âm – đa âm Tính ñơn âm – ña âm Đơn âm 131 (82.9%) Đa âm 27 (17.1%) ÷2 P=0,000 Bảng 17: Yếu tố kèm theo Yếu tố kèm theo Nhai 3 (1,9%) Nuốt 17 (10,8%) Ngáp 13 (8,2%) Thở 24 (15,2%) Bảng 18: Thính lực đồ Thính lực ñồ Điếc dẫn truyền 22 (13,9%) Điếc tiếp nhận 81 (51,3%) Điếc hỗn hợp 18 (11,%) Tổng cộng 121 (76,6%) Bảng 19: Phân độ nghe kém trên thính lực đồ Phân ñộ I 38 (24,1%) II 43 (27,2%) III 35 (22,1%) IV 5 (3,2%) Tổng cộng 121 (76,6%) BÀN LUẬN Về các đặc điểm chung Tuổi 285 Tuổi mắc bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu là 43 tuổi. Mặc dù khoảng tuổi khá rộng từ 22 đến 65 tuổi nhưng với trung vị là 46 cho thấy phù hợp với các nghiên cứu trước đây về độ tuổi của bệnh nhân ù tai: ù tai có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường xuất hiện ở tuổi trung niên và tăng dần theo lứa tuổi (Brown(3): tỷ lệ mắc ù tai: 1,6% những người từ 18-44 tuổi; 4,9% những người 45-64 tuổi; 8,9% những người 65-74 tuổi). Giới Trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh nhân nữ cao hơn số bệnh nhân nam một cách đáng kể (÷2; p=0,003 < 0,05). Các nghiên cứu của Leske(4); Stouffer và Tyler(1) cho thấy không có sự khác biệt về giới trong tỷ lệ mắc bệnh; theo Brown(3) cho kết quả nam mắc bệnh nhiều hơn nữ do tính chất công việc và họat động giải trí tiếp xúc với tiếng ồn nhiều hơn; nghiên cứu của B. Frachet cho kết quả nam/nữ = 137/122, cũng không có sự khác biệt đáng kể. Theo chúng tôi, có sự chênh lệch tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới là do ở Việt Nam, phụ nữ quan tâm đến các dấu hiệu của sức khỏe hơn nam giới, dễ lo lắng và tìm đến bác sĩ hơn khi có triệu chứng bệnh tật nên tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn. Ngoài ra, phụ nữ cũng thường gặp những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, stress mà đây đều là những yếu tố nguy cơ gây ù tai. Nghề nghiệp Đa số bệnh nhân ù tai trong nhóm nghiên cứu này làm những công việc không liên quan đến tiếng ồn như nội trợ, giáo viên, nhân viên văn phòng, kế toán, buôn bán nhỏ. Thời gian mắc bệnh Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian trung binh từ lúc bị ù tai đến khi được tiến hành khảo sát là 3 tháng. Theo nghiên cứu của B. Meyer thời gian mắc bệnh trung bình là 106 ngày. Thói quen Những thói quen sử dụng chất kích thích là yếu tố nguy cơ gây ù tai như thuốc lá, rượu, cà phê ở nghiên cứu này không nhiều, có lẽ vì tỷ lệ bệnh nhân nam thấp. Trong nghiên cứu của B. Meyer(5) trên 240 BN ù tai, tỷ lệ BN uống rượu so với không uống là 38/202; tỷ lệ hút thuốc lá so với không hút là 73/167. Tiền căn chấn thương Nghiên cứu chỉ ghi nhận 3 trường hợp có tiền sử chấn thương đầu. Chấn thương do áp lực hoặc âm thanh không có, do đặc điểm nghề nghiệp ít tiếp xúc với tiếng ồn của nhóm bệnh nhân. Tiền căn sử dụng thuốc Chỉ ghi nhận 5 trường hợp có sử dụng kéo dài các thuốc thuộc nhóm NSAID. Không ghi nhận tiền căn dùng các thuốc như lợi tiểu quai, kháng sinh họ Aminoglycoside, aspirin, thuốc độc tế bào do đặc điểm bệnh lý đi kèm sẽ trình bày sau. Số tai bệnh Kết quả cho thấy đa số bệnh nhân mắc bệnh ở 1 tai. Tỷ lệ mắc bệnh 1 tai cao hơn 2 tai một cách có ý nghĩa trong nghiên cứu của chúng tôi. Ơ nghiên cứu của B. Meyer(5), loại ù tai 1 bên chiếm 64,1%; loại ù tai 2 bên chiếm 35,9%. Vị trí tai bệnh Không có sự khác biệt đáng kể giữa tai phải và tai trái. Mặc dù một vài nghiên cứu cho kết quả tai trái có khuynh hướng mắc bệnh cao hơn, nhưng đa số những nghiên cứu khác không tìm thấy sự khác biệt về vị trí tai bệnh. 286 Các triệu chứng TMH và bệnh lý TMH Vì ù tai chủ yếu là biểu hiện cua bệnh lý TMH nên chúng tôi khai thác chi tiết và toàn diện các triệu chứng liên quan để phát hiện những nguyên nhân có thể gây ù tai. Những bệnh lý TMH được đưa vào khảo sát là những bệnh lý phổ biến, thường gây ù tai theo kết quả thống kê của các nghiên cứu trước đây. Theo Leske(4), 50% bệnh nhân điếc đột ngột sẽ kèm theo ù tai, 30-90% những ca nhiễm trùng nhiễm độc ở tai bị ù tai, 100% bệnh nhân Meniere có biểu hiện ù tai. Trong nghiên cứu này, chúng tôi vừa khai thác bệnh sử gồm các triệu chứng cơ năng chung ở vùng TMH xuất hiện cùng lúc đợt ù tai, vừa khám lâm sàng để xác định những bệnh TMH cụ thể mà bệnh nhân đang mắc. Kết quả: triệu chứng nổi bật thường xuất hiện trong các trường hợp ù tai là nghe kém: 77%. Theo Axelsson(2) , 72-81% bệnh nhân ù tai có biểu hiện nghe kém và có mối tương quan rõ rệt giữa ù tai với nghe kém chủ quan. Ngoài ra, ù tai dễ xảy ra và biểu hiện nặng nề trên những bệnh nhân vốn có nghe kém hơn là những người không bị giảm thính lực. Nghiên cứu của Leske(1,3) cũng cho thấy có sự liên quan giữa ù tai nặng và giảm sức nghe. Các triệu chứng thường gặp tiếp theo là chóng mặt và nhức đầu, cho thấy tình trạng ù tai có liên quan đến những vấn đề về thần kinh. Về bệnh lý, khảo sát cho thấy tỷ lệ viêm nhiễm ở tai ngoài và tai giữa khá cao trên bệnh nhân ù tai: 20,3%. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của B. Frachet(1) , chỉ 6,5% BN ù tai bị viêm tai giữa thanh dịch; theo B. Meyer(5), chỉ 7,3% BN ù tai bị nhiễm trùng tai giữa hoặc nhiễm trùng sinh độc ở tai. Sở dĩ có sự khác biệt kết quả với những nghiên cứu ở nước ngoài là do ở Việt Nam, ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân chưa cao, những tình trạng viêm nhiễm ở tai thường bị phát hiện muộn, điều trị không đầy đủ khiến bệnh ngày càng nặng, dẫn đến những hậu quả như là ù tai và nghe kém. Do đó BN có nhiễm trùng ở tai chiếm tỷ lệ khá cao trong số BN ù tai. Điếc đột ngột cũng là một bệnh lý thường gây ù tai (50%). Tuy nhiên, do khi bị điếc đột ngột BN thường đến khám với lý do chính là nghe kém nên tỷ lệ phát hiện điếc đột ngột trên những bệnh nhân đi khám vì ù tai chỉ là 6,9% theo nghiên cứu của chúng tôi. Viêm mũi họng, một tình trạng ảnh hưởng đến chức năng vòi nhĩ cũng là nguyên nhân gây ù tai thường gặp. Đặc biệt, trong nghiên cứu này phát hiện 1 trường hợp hở vòi nhĩ (patulous Eustachian tube). Đây là bệnh lý gây ù tai với đặc trưng tiếng ù theo nhịp thở. Dựa vào đặc điểm chi tiết của tiếng ù, cùng với thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng, chúng tôi đã phát hiện một bệnh lý cụ thể, có thể điều trị được của ù tai. Vì ù tai là một biểu hiện của rất nhiều bệnh lý với cơ chế sinh bệnh còn mơ hồ nên việc xác định được nguyên nhân bệnh một cách rõ ràng sẽ giúp ích rất nhiều cho điều trị. Bệnh lý ngoài TMH Chúng tôi xác định BN có các vấn đề nội khoa dựa vào tiền căn bệnh lý của BN cũng như các xét nghiệm. Kết quả cho thấy tỷ lệ BN có bệnh nội khoa kèm theo khá cao: 60,1%. Như vậy so với tỳ lệ BN có bệnh lý TMH là 30,4%, chúng tôi nhận thấy BN bị ù tai chủ yếu do nguyên nhân từ bệnh lý nội khoa. Trong đó, tình trạng rối loạn lipid máu chiếm đa số. Các nghiên cứu ở nước ngoài(1,3) cũng báo cáo yếu tố tăng lipid máu xuất hiện ngày càng nhiều trong các ca ù tai. Ngoài ra đa số các xét nghiệm có kết quả lipid máu tăng lại rơi vào những bệnh nhân nữ dưới 45 tuổi. Từ đó cho thấy nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát rối loạn chuyển hóa ở mọi đối tượng bất kể lứa tuổi. Chúng tôi nghĩ rằng tình trạng rối loạn chuyển hóa này có thể do vấn đề stress tâm lý, vốn là một yếu tố thuận lợi dẫn đến ù tai nhất là ở BN nữ. Các tính chất của ù tai 99,4% trường hợp chỉ BN nghe thấy tiếng ù, tức tiếng ù không phát ra từ các bộ phận cạnh tai. 1 trường hợp tiếng ù nghe được bởi cả BN và BS là trường hợp hở vòi nhĩ. Đa số truờng hợp tiếng ù chỉ gồm 1 âm sắc, liên tục không theo nhịp và được mô tả giống tiếng côn trùng kêu. Kết quả của B. 287 Meyer(5) cho rằng loại ù tai tiếng ve kêu thường kéo dài hơn 3 tháng. Mặc dù có nghiên cứu cho rằng loại tiếng ù có thể giúp khu trú vị trí tổn thương gây ù tai – tai giữa hoặc tai trong, tạo điều kiện cho chẩn đoán và điều trị nhưng cũng có nghiên cứu khác kết luận rằng tính chất tiếng ù không liên quan đến nguyên nhân gây bệnh. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng chưa xác định được mối tương quan giữa bản chất tiếng ù với nguyên nhân gây bệnh. Do thời gian mắc bệnh khá dài nên tiếng ù trở nên thường xuyên, khỏang thời gian không triệu chứng rất ngắn hoặc không có. Các yếu tố làm thay đổi tiếng ù bao gồm hô hấp – nuốt – ngáp (liên quan đến chức năng vòi nhĩ), gắng sức và cảm xúc (liên quan đến nội tiết tố và hệ tuần hoàn) đều gây ra hoặc làm tiếng ù to hơn. Trong đa số trường hợp, khi có tiếng ồn xung quanh BN không nghe rõ hoặc mất tiếng ù; tuy nhiên vẫn có trường hợp tiếng ồn khởi phát ù tai, gợi ý vấn đề của hệ thống dẫn truyền ở tai giữa. Qua kiểm tra thính lực đồ từ 123 BN than phiền có nghe kém, chúng tôi xác định có 121 BN thật sự giảm thính lực các loại, chủ yếu điếc tiếp nhận. Như vậy đa số BN đã bị ảnh hưởng đến tai trong và các bộ phận thần kinh tiếp nhận âm thanh. Các nghiên cứu trước đây kết luận ù tai nếu xảy ra trên BN có nghe kém thì sẽ trầm trọng hơn. Với kết quả 76,6% BN ù tai có nghe kém, chúng tôi xác định được tiên lượng bệnh để có những tư vấn rõ ràng cho BN về tình trạng bệnh. Đây là một bước quan trọng trong chiến lược điều trị ù tai. KẾT LUẬN Từ những kết quả trên, chúng tôi bước đầu xây dựng hình ảnh tiêu biểu của BN ù tai tại khoa TMH BV NDGD: BN khoảng 43 tuổi, thường là nữ, làm công việc không nặng nhọc và không tiếp xúc với tiếng ồn, không hút thuốc lá và uồng rượu, ù tai kéo dài đi kèm với giảm thính lực tiếp nhận. Các bệnh lý TMH đồng thời xảy ra trên BN là viêm nhiễm ở tai và mũi họng; BN cũng hay có vấn đề nội khoa tiềm ẩn là rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là tăng lipid máu. Qua nghiên cứu này chúng tôi lập ra một quy trình xét nghiệm thường quy đối với bệnh nhân đến khám vì ù tai: công thức máu, đường huyết, chức năng thận, bilan mỡ/máu, thính lực đồ và nhĩ lượng đồ. BN nên được nội soi TMH để loại trừ các tổn thương thực thể hoặc bất thường cấu trúc ở vùng này. Tóm lại, dù có một số khác biệt về kết quả so với những nghiên cứu dịch tễ học đã được tiến hành trước đây do những đặc điểm riêng về trình độ dân trí, nhận thức về sức khỏe, tâm sinh lý, nghiên cứu của chúng tôi vẫn cho thấy ù tai là một biểu hiện phức tạp của nhiều rối loạn khác nhau có thể xảy ra đồng thời. Do đó khi đứng trước một BN ù tai, bác sĩ TMH cần thăm khám thật toàn diện, chỉ định xét nghiệm đầy đủ để có thể tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adrian Davis (2000), “Epidemiology of tinnitus”, Richars S. Tyler, Tinnitus handbook, Singular Thomson learning, pp. 1 – 24. 2. Axelsson A (1989), “Tinnitus: A study of its prevalence and characteristics”, British Journal of audiology, 23, pp. 53 – 62. 3. Howard J. Hoffman (2004), “Epidemiology of tinnitus”, James B. Snow , Tinnitus: Theory and management, BC Decker Inc. , pp. 16 – 41. 4. Leske MC (1981), “Prevalence estimates of communicative disorders in the US. Language, hearing and vestibular disorders”, ASHA , 23, pp. 229 – 237. 5. Meyer B (1986), “A multicenter study of tinnitus. Epidemiology and therapy”, Ann Otolarygol Chir Cervicofac, 103, pp. 185 – 188. 288

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_dich_te_hoc_cua_benh_nhan_u_tai_tai_khoa_tai.pdf
Tài liệu liên quan