Một số khuyến nghị
Một là, việc xây dựng khung pháp luật
về môi trường ở Việt Nam cần phải được
xem xét trong tổng thể các chính sách, định
hướng mang tính quốc gia về phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và được xác định
theo hai hướng: sửa đổi, bổ sung các văn
bản hiện hành để khắc phục tính thiếu nhất
quán, không cụ thể, không xác định trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh
vực BVMT; ban hành văn bản mới để điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
BVMT cho đến nay chưa được điều chỉnh;
Hai là, giải quyết triệt để vấn đề xác
định phạm vi và đối tượng điều chỉnh của
pháp luật về môi trường. Phạm vi điều
chỉnh của pháp luật về môi trường phải gắn
với quan điểm về phát triển bền vững, tính
thống nhất của môi trường, coi trọng cả việc
phòng ngừa và xử lý ô nhiễm, cải thiện môi
trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi
trường cần xác định ở phạm vi rộng, không
chỉ trong phạm vi của Việt Nam mà còn tính
đến lợi ích khu vực và toàn cầu, không chỉ
Nhà nước mới là chủ thể chủ yếu chịu trách
nhiệm BVMT mà còn nhiều chủ thể khác
nữa như các đối tượng khai thác, sử dụng
tài nguyên môi trường.
Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực môi trường. BVMT là vấn đề
có tính toàn cầu, vì vậy, cần tăng cường hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực này, đặc biệt là
hợp tác quốc tế về pháp luật. Bên cạnh đó,
cần chú trọng và tìm cơ chế thích hợp để nội
luật hóa vào hệ thống pháp luật quốc gia
quy định của các điều ước quốc tế trong lĩnh
vực môi trường mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia. Xác định rõ hiệu lực pháp lý của
các quy trình trong những điều ước quốc tế
đó, các quy định nào sẽ được áp dụng trực
tiếp và quy định nào thì cần chuyển hóa vào
pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề cơ
bản là xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi
hiệu quả cam kết quốc tế về môi trường tại
Việt Nam
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đánh giá về pháp luật môi trường Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Khái quát về pháp luật môi trường Việt Nam
Vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) ở Việt Nam được ghi nhận chính thức trong Hiến
pháp năm 1992. Điều 17 và Điều 29 Hiến pháp năm 1992 là cơ sở hiến định cho việc đưa
nghĩa vụ BVMT vào trong các lĩnh vực cụ thể khác của đời sống kinh tế1. Hiến pháp năm
14
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
MÖÅT SÖË ÀAÁNH GIAÁ VÏÌ PHAÁP LUÊÅT MÖI TRÛÚÂNG VIÏÅT NAM
Võ Trung Tín*
* ThS. Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Thông tin bài viết:
Từ khoá: luật môi trường,
tranh chấp môi trường, tòa án
môi trường, quản lý nhà nước
về môi trường, điều ước quốc
tế về môi trường.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 09/09/2016
Biên tập: 09/02/2017
Duyệt bài: 09/03/2017
Article Infomation:
Keywords: The environmental
law, environmental disputes,
environmental court, state
management of the
environment, international
agreements on the
environment.
Article History:
Received: 09 Sep. 2016
Edited: 09 Feb. 2017
Approved: 09 Mar. 2017
Tóm tắt:
Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, luật môi trường xuất hiện ở Việt
Nam muộn. Trước khi có Luật Bảo vệ môi trường với tư cách là một đạo
luật độc lập, các văn bản pháp luật về môi trường ở Việt Nam chỉ quy định
liên quan đến một số khía cạnh của bảo vệ môi trường, xuất phát từ yêu
cầu quản lý nhà nước mà chưa nhằm trực tiếp vào việc bảo vệ các yếu tố
môi trường. Các quy định về môi trường hoặc liên quan đến môi trường
nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật đơn lẻ. Bài viết đưa ra một số
đánh giá về pháp luật môi trường Việt Nam.
Abstract:
The environmental law comes into existence as late in Vietnam as in other
developing countries. Before the Environmental Protection Law was issued
as an independent legal document by the National Assembly, the regulations
on environment in Vietnam had covered some aspects of environmental
protection to meet the authority’s management needs without targeting at
protecting environmental factors. The regulations on environment or
environment-related have been found in several separate legal documents.
This article mentions some of the main items of environmental legislation
of Vietnam.
1 Điều 17 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn
lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc
sở hữu toàn dân”; Điều 29 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường”.
15
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
2013 tiếp tục quy định về vấn đề môi trường
ở các Điều 43, 53, 632. Sự ra đời của Luật
BVMT (Luật BVMT năm 1993 đã được
thay thế bằng Luật BVMT năm 2005 và sau
đó là Luật BVMT năm 2014) với tư cách là
một đạo luật độc lập về môi trường tiếp tục
khẳng định sự quan tâm của Nhà nước Việt
Nam đối với vấn đề BVMT. Các quy định
về BVMT không những được quy định
trong Luật BVMT, mà còn được quy định
trong các văn bản pháp luật khác điều chỉnh
từng hoạt động của con người khi tác động
vào thiên nhiên, tạo nên sự ảnh hưởng nhất
định vào môi trường sống. Hệ thống các văn
bản pháp luật về môi trường của Việt Nam
được thiết kế thành hai nhóm: Nhóm các
văn bản về BVMT và nhóm các văn bản về
khai thác, quản lý các yếu tố môi trường
(bao gồm các văn bản luật do Quốc hội ban
hành, các nghị định do Chính phủ ban hành,
các thông tư, quyết định do các Bộ quản lý
chuyên ngành ban hành)3.
Các văn bản pháp luật chung và văn
bản pháp luật chuyên ngành khác đã được
ban hành có quy định về nghĩa vụ BVMT
mà các chủ thể phải thực hiện. Khi đề cập
đến khía cạnh BVMT, các văn bản pháp luật
chuyên ngành thường dẫn chiếu áp dụng các
biện pháp phòng, chống, khắc phục ô nhiễm
môi trường, suy thoái môi trường, gây sự cố
môi trường theo quy định của Luật BVMT,
hay áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng môi
trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường,
đánh giá tác động môi trường trong các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT.
Có thể thấy, từ các nguyên tắc hiến
định của Hiến pháp, với sự ra đời của Luật
BVMT, và sự thay đổi cơ bản về nhận thức
về vấn đề BVMT ở Việt Nam được thể hiện
qua việc hình sự hóa các hành vi phá hoại
môi trường trong Bộ luật Hình sự năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009)4 và sau đó là
Bộ luật Hình sự năm 20155. Điều này cho
thấy Việt Nam đã bước đầu hình thành hệ
thống các văn bản pháp luật BVMT nhằm
góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, đảm bảo môi trường trong lành và
phát triển bền vững.
2. Xử lý vi phạm về môi trường - từ góc
độ một vụ việc
Một tòa án môi trường ở Việt Nam là
vấn đề khá mới mẻ. Điều này xuất phát từ
tâm lý ngại tranh tụng của số đông người
dân. Những trường hợp mâu thuẫn, bất đồng
ý kiến thường được giải quyết thông qua tự
thỏa thuận hoặc hòa giải. Các hành vi vi
phạm pháp luật (VPPL) về môi trường tùy
mức độ có thể áp dụng các trách nhiệm pháp
lý: i) Trách nhiệm hành chính; ii) Trách
nhiệm dân sự; iii) Trách nhiệm kỷ luật và iv)
Trách nhiệm hình sự. Trong đó, việc áp
dụng chế tài hành chính để xử lý các hành
vi VPPL về môi trường là phổ biến. Chính
phủ đã ban hành khá nhiều các nghị định về
xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến
2 Điều 43 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ
bảo vệ môi trường”; Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn
lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”; Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy
định: “1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên
nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Nhà
nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. 3. Tổ
chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử
lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại”.
3 Có thể kể đến một số văn bản luật như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Thủy sản năm 2003, Luật Di
sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi năm 2009); Luật Khoáng sản năm 2010; Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Luật Tài
nguyên nước năm 2012; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015.
4 Chương XVII, từ Điều 182 đến Điều 191a.
5 Chương XIX, từ Điều 235 đến Điều 246.
môi trường6. Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn
chưa triệt để do thiếu các thiết chế bảo đảm
thực thi pháp luật; các biện pháp xử lý VPPL
về môi trường chưa thực sự hiệu quả - đặc
biệt là xử lý vi phạm hành chính.
Đơn cử như trường hợp Vedan xả chất
thải ra sông Thị Vải, đây là vụ gây ô nhiễm
môi trường được Cục Cảnh sát môi trường -
Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện
vào tháng 9 năm 2008. Việc lắp đặt hệ thống
xả dịch thải của Công ty Vedan là vi phạm
đặc biệt nghiêm trọng các quy định về
BVMT. Kết quả điều tra công bố 10 sai
phạm của Vedan, liên quan đến xả nước thải
vượt tiêu chuẩn cho phép, không thực hiện
đầy đủ hoạt động quan trắc môi trường,
không đăng ký cam kết BVMT, không lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản
lý chất thải nguy hại không đúng với các
quy định về BVMT. Việc Công ty Vedan bị
xử phạt vi phạm hành chính 267,5 triệu
đồng7 là con số khá khiêm tốn, nhiều cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẵn
sàng đánh đổi thay vì phải đầu tư vào hệ
thống xử lý nước thải, chi phí vận hành tốn
kém hơn rất nhiều lần. Điều này xuất phát
từ việc áp dụng Nghị định số 81/2006/NĐ-
CP của Chính phủ (Nghị định số 81) về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BVMT, theo đó, mức phạt tiền cao nhất đối
với một hành vi vi phạm chỉ là 70 triệu
đồng. Sau vụ việc này, Nghị định số 81 được
thay thế bằng Nghị định số 117/2009/NĐ-
CP của Chính phủ về xử lý VPPL trong lĩnh
vực BVMT, nâng mức phạt vi phạm hành
chính lên tối đa là 500 triệu đồng. Hiện nay,
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính
phủ quy định mức phạt vi phạm hành chính
tối đa là 2 tỷ đồng8.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng
có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng
khẩn trương, kiên quyết tổ chức thực hiện
các biện pháp xử lý việc VPPL về BVMT
đối với Công ty Vedan. Tuy nhiên, câu
chuyện vẫn tiếp diễn sang năm 2011 với vấn
đề Vedan bồi thường thiệt hại cho các hộ dân
dọc hai bên sông Thị Vải. Đây là tranh chấp
môi trường kéo dài do các bên không thống
nhất về giá trị thiệt hại cũng như trách nhiệm
liên đới của Vedan. 220 tỷ đồng tiền thỏa
thuận bồi thường thiệt hại giữa Vedan với
các hộ dân của tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa -
Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh mang dấu ấn
của sự can thiệp từ cơ quan công quyền và
sức ép từ các phương tiện truyền thông đại
chúng hơn là sự tự nguyện bồi thường từ
phía Vedan.
Ở Việt Nam, tranh chấp môi trường
được giải quyết thông qua một trong ba
phương thức: i) Thương lượng, hòa giải; ii)
Tòa án; iii) Trọng tài. Trong đó, phương
thức thương lượng, hòa giải được sử dụng
phổ biến. Việt Nam cũng chưa có trình tự,
thủ tục riêng để giải quyết các vụ án về môi
trường mà chủ yếu giải quyết theo thủ tục tố
tụng dân sự của Tòa dân sự. Trách nhiệm
hình sự trong vụ việc trên chưa được đặt ra
đối với Vedan, xuất phát từ quy định của luật
Việt Nam không áp dụng trách nhiệm hình
sự đối với pháp nhân (doanh nghiệp) mà chỉ
áp dụng đối với cá nhân. Đây là một vấn đề
còn tranh luận nhiều trong giới khoa học
pháp lý trước khi Bộ luật Hình sự năm 2015
được ban hành.
16
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 Có thể kể đến một số văn bản như: Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT; Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số
142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên
nước và khoáng sản; Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thủy sản; Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
7 Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về BVMT đối với Vedan
với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí BVMT hơn 127 tỷ đồng.
8 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực BVMT.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường ở Việt Nam
Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý môi
trường ở hầu hết các nước trên thế giới được
thể hiện theo 4 nhóm là: i) Cơ quan BVMT
là một Bộ độc lập; ii) Cơ quan BVMT là cơ
quan ngang bộ hoặc trực thuộc Văn phòng
Chính phủ; iii) Cơ quan BVMT trực thuộc
Bộ kiêm nhiệm; iv) Không có cơ quan
chuyên trách riêng về môi trường, chức
năng quản lý môi trường thuộc một số bộ
ngành liên quan. Ở Việt Nam, Chính phủ là
cơ quan thống nhất quản lý nhà nước
(QLNN) về môi trường. Cơ quan quản lý
chuyên ngành về môi trường được giao cho
rất nhiều Bộ khác nhau (Bộ Khoa học và
Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Y tế,). Bộ Tài nguyên và
Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực
hiện chức năng QLNN trong các lĩnh vực:
đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng
sản, địa chất; môi trường; khí tượng, thuỷ
văn; đo đạc, bản đồ; quản lý tổng hợp và
thống nhất về biển và hải đảo. Mặc dù Bộ
Tài nguyên và Môi trường được nhắc tới
như là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong
việc thực hiện các chức năng QLNN về môi
trường nhưng các Bộ khác vẫn đóng vai trò
là cơ quan QLNN (như Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn QLNN về tài nguyên
rừng, thủy sản; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch QLNN về di sản; Bộ Khoa học và Công
nghệ QLNN về tiêu chuẩn hóa;). Điều
này dẫn đến sự phân tán trong phân công
trách nhiệm quản lý và tình trạng chồng
chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan.
Việc có quá nhiều bộ chủ quản chuyên
ngành phối hợp hướng dẫn việc thực hiện
pháp luật BVMT dẫn tới tình trạng chồng
chéo, mâu thuẫn về chức năng, nhiệm vụ,
thậm chí có thể dẫn tới tình trạng “tranh
công, đổ lỗi” trong việc đưa pháp luật
BVMT vào đời sống. Tuy pháp luật BVMT
là lĩnh vực được hình thành cùng với quá
trình đổi mới của đất nước, nhưng nhiều
điểm chưa tiệm cận được với mô hình quản
trị môi trường tiên tiến. Thực tế, gánh nặng
thực thi pháp luật về BVMT vẫn đặt nặng
lên vai Nhà nước trên cơ sở hệ thống bộ
máy hành chính. Theo mô hình QLNN
truyền thống của Việt Nam, một Bộ được
coi là đóng vai trò chủ chốt trong việc quản
lý lĩnh vực chuyên môn, đồng thời có sự
chia mảnh, phối kết hợp với các Bộ, quản
lý ngành khác. Logic ấy được tiếp tục mô
phỏng cho cấp địa phương, cụ thể là cấp
tỉnh và cấp huyện. Sự mâu thuẫn, chồng
chéo về chức năng, nhiệm vụ, cộng với sự
thiếu phối hợp luôn là thách thức đối với
mô hình này. Ngoài ra, việc đảm bảo tính
thống nhất trong việc áp dụng pháp luật
BVMT giữa các ngành, các lĩnh vực và giữa
các địa phương trong toàn quốc khi thực
hiện mô hình này cũng là thách thức không
nhỏ. Thêm vào đó, tính minh bạch, trách
nhiệm giải trình, sự tham gia của dân chúng
vào hoạt động của các cơ quan này còn
nhiều điểm cần phải hoàn thiện. Vai trò của
các yếu tố tự quản và của khu vực xã hội
dân sự trong việc bảo đảm mục tiêu quản trị
chung còn khá mờ nhạt.
Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng,
muốn giải quyết tốt các vấn đề môi trường,
chỉ sức mạnh của nhà nước thôi là không đủ,
mà phải dựa vào sức mạnh tổng thể của cả
xã hội, đặc biệt là 3 trụ cột: nhà nước, thị
trường và xã hội dân sự (bao gồm các tổ
chức xã hội dân sự và cộng đồng dân cư).
Tuy vậy, nhiều vấn đề về pháp luật và biện
pháp thực thi cần tiếp tục hoàn thiện. Chẳng
hạn, phải thay đổi cơ chế để cộng đồng dân
cư và các tổ chức xã hội dân sự có thể giám
sát việc chấp hành pháp luật BVMT của
doanh nghiệp tốt hơn, có thể tiến hành khởi
kiện buộc doanh nghiệp vi phạm chấm dứt
hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại
đã gây ra. Cơ chế để các thông tin về tình
hình chấp hành pháp luật (nhất là tình hình
VPPL môi trường của doanh nghiệp) được
minh bạch hơn. Cơ sở dữ liệu ấy cần được
công bố công khai và có sự kết nối trong
toàn quốc để người dân dễ dàng cập nhật,
theo dõi, đánh giá.
4. Tham gia các điều ước quốc tế về môi
trường
Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ
17
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
lực thực thi các nghĩa vụ với tư cách là thành
viên của các điều ước quốc tế về môi trường,
cụ thể:
Về hoạt động xây dựng pháp luật,
trước và sau khi tham gia các điều ước quốc
tế về môi trường, Việt Nam đã xây dựng
nhiều văn bản pháp luật về môi trường nhằm
BVMT Việt Nam và góp phần thực thi các
điều ước quốc tế về môi trường. Hệ thống
các văn bản pháp luật này đã tạo thành
khung pháp lý nhằm thực thi hoạt động
BVMT Việt Nam, thực thi các điều ước
quốc tế về môi trường đồng thời góp phần
BVMT toàn cầu. Tuy nhiên, một số nghĩa vụ
phát sinh từ việc tham gia các điều ước quốc
tế về môi trường chưa được các văn bản
hiện hành thể hiện một cách đầy đủ.
Về hoạt động xây dựng và thực thi các
kế hoạch BVMT, bảo vệ các nguồn tài
nguyên, Việt Nam đã xây dựng và thực thi
các chương trình, kế hoạch ngắn và dài hạn
nhằm thực thi các mục tiêu BVMT, các
nguồn tài nguyên. Sau khi tham gia các
Công ước quốc tế về môi trường, Việt Nam
đã thông qua Kế hoạch hành động đa dạng
sinh học năm 1995, Kế hoạch hành động thi
hành Công ước chung về biến đổi khí hậu,
Chiến lược BVMT quốc gia 2001-2010,
Ngoài ra, trên thực tế, Việt Nam đã thành lập
một hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên để bảo
vệ đa dạng sinh học.
Về xây dựng các cơ quan thực thi các
điều ước quốc tế về môi trường, sau khi
tham gia các điều ước quốc tế về môi
trường, Việt Nam đều đã xác định cơ quan
nhà nước của Việt Nam là cơ quan của công
ước cụ thể, ví dụ: Cục Kiểm lâm thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ
quan của công ước Đa dạng sinh học và
Công ước CITES (Công ước về Buôn bán
quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
có nguy cơ diệt chủng), Cục BVMT trực
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ
quan của công ước Basel, Thông qua hệ
thống pháp luật, Việt Nam đã trao cho các
cơ quan QLNN thực hiện chức năng QLNN
đối với môi trường và các nguồn tài nguyên,
góp phần thực thi các điều ước quốc tế về
môi trường.
Việt Nam hiện nay là thành viên của
khoảng 20 điều ước quốc tế về môi trường
(tiêu biểu là các điều ước: Công ước về Luật
biển năm 1982; Công ước Viên về bảo vệ
tầng ôzôn năm 1985; Công ước New York
về biến đổi khí hậu năm 1992; Công ước về
kiểm soát, vận chuyển qua biên giới các phế
thải nguy hiểm và tiêu hủy chúng (Công ước
Basel năm 1989); Công ước CITES năm
1973; Công ước về các vùng đất ngập nước
có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là
nơi cư trú của loài chim nước (Công ước
RAMSAR năm 1971); Công ước về ngăn
ngừa ô nhiễm do tàu biển (Công ước MAR-
POL năm 1973); Công ước về đa dạng sinh
học năm 1992; Công ước về việc bảo vệ di
sản văn hóa và tự nhiên thế giới năm
1972;).
Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực
tham gia vào các dự án, thể chế quốc tế khác
về đa dạng sinh học như Ban tư vấn Khoa
học và kỹ thuật của Công ước Đa dạng sinh
học, Dự án khu vực về ngăn ngừa xu hướng
suy thoái môi trường ở biển Đông và vịnh
Thái Lan (SCS), Chương trình bảo tồn đa
dạng sinh học các vùng đất ngập nước hạ
lưu sông Mêkông, Diễn đàn đa dạng sinh
học Việt - Lào - Campuchia, Diễn đàn hổ
toàn cầu (GTF) Ngoài các điều ước kể
trên, Việt Nam còn tham gia các diễn đàn,
tổ chức khu vực và tiểu khu vực, đặc biệt là
các điều ước trong khuôn khổ của khối
ASEAN, trong đó có các điều ước liên quan
đến BVMT nói chung, bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học nói riêng. Đồng thời,
trong khuôn khổ hợp tác về môi trường của
khối ASEAN, Việt Nam còn tham gia các
thể chế khác như Hội nghị Bộ trưởng môi
trường trong các nước ASEAN (AMME),
Tổ chức các quan chức cao cấp về môi
trường (ASOEN) và các nhóm công tác của
ASOEN về các lĩnh vực: Các hiệp định và
công ước môi trường đa phương, môi trường
biển và vùng ven bờ, bảo tồn thiên nhiên và
đa dạng sinh học, phát triển thành phố bền
vững, quản lý tổng hợp tài nguyên nước và
Nhóm đặc nhiệm ASEAN về khói mù
(HTTF). Việt Nam cũng là thành viên của
Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học
ASEAN (ARCBC) đặt tại Philippines.
5. Đánh giá chung về pháp luật môi
trường Việt Nam
Thứ nhất, pháp luật môi trường ở Việt
Nam đã phát triển cả về nội dung lẫn hình
thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu
tố tạo nên thành phần môi trường. Các văn
bản pháp luật về BVMT đã quy định từ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
QLNN về môi trường, đến quyền và nghĩa
vụ cơ bản của mỗi cá nhân, tổ chức trong
việc khai thác, sử dụng và BVMT. Hệ thống
các tiêu chuẩn môi trường; quy chuẩn kỹ
thuật môi trường cũng được ban hành, làm
cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm,
nghĩa vụ của các chủ thể trong việc BVMT.
Các quy định của pháp luật đã chú trọng tới
khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường;
xác định rõ BVMT là sự nghiệp của toàn
dân chứ không phải chỉ là trách nhiệm riêng
của Nhà nước. Tuy nhiên, các văn bản pháp
luật về môi trường liên quan đến từng yếu
tố môi trường hay điều chỉnh những hoạt
động của con người tác động đến môi
trường được ban hành chưa đồng bộ cả thời
gian ban hành và nội dung của các quy định.
Thứ hai, các quy định của pháp luật về
BVMT tương đối đầy đủ ở các thành tố, nội
dung các quy định đã cụ thể hóa tương đối
kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế về
môi trường mà Việt Nam đã cam kết. Tuy
nhiên, cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật
quốc gia cũng như cam kết quốc tế chưa cao.
Các biện pháp chế tài nói chung chưa thích
hợp và chưa đủ mạnh để trừng trị và răn đe
những hành vi vi phạm. Bên cạnh việc tích
cực ban hành các văn bản pháp luật liên
quan đến việc BVMT, Việt Nam đã từng
bước tham gia các Công ước quốc tế về
BVMT. Việc phê chuẩn các công ước này là
tiền đề quan trọng cho sự hội nhập của pháp
luật Việt Nam với những tiêu chuẩn và quy
phạm phổ biến của pháp luật quốc tế; điều
chỉnh hoạt động của con người tác động vào
thiên nhiên, gây ảnh hưởng đến môi trường.
Thứ ba, chức năng QLNN về tài
nguyên và môi trường tập trung vào một đầu
mối là Bộ Tài nguyên và Môi trường là đúng
hướng nhưng chưa triệt để. Việc quản lý tài
nguyên vẫn rải rác ở nhiều Bộ, ngành, cơ
chế phối hợp trong QLNN chưa đồng bộ và
hiệu quả.
6. Một số khuyến nghị
Một là, việc xây dựng khung pháp luật
về môi trường ở Việt Nam cần phải được
xem xét trong tổng thể các chính sách, định
hướng mang tính quốc gia về phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và được xác định
theo hai hướng: sửa đổi, bổ sung các văn
bản hiện hành để khắc phục tính thiếu nhất
quán, không cụ thể, không xác định trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh
vực BVMT; ban hành văn bản mới để điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
BVMT cho đến nay chưa được điều chỉnh;
Hai là, giải quyết triệt để vấn đề xác
định phạm vi và đối tượng điều chỉnh của
pháp luật về môi trường. Phạm vi điều
chỉnh của pháp luật về môi trường phải gắn
với quan điểm về phát triển bền vững, tính
thống nhất của môi trường, coi trọng cả việc
phòng ngừa và xử lý ô nhiễm, cải thiện môi
trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi
trường cần xác định ở phạm vi rộng, không
chỉ trong phạm vi của Việt Nam mà còn tính
đến lợi ích khu vực và toàn cầu, không chỉ
Nhà nước mới là chủ thể chủ yếu chịu trách
nhiệm BVMT mà còn nhiều chủ thể khác
nữa như các đối tượng khai thác, sử dụng
tài nguyên môi trường.
Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực môi trường. BVMT là vấn đề
có tính toàn cầu, vì vậy, cần tăng cường hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực này, đặc biệt là
hợp tác quốc tế về pháp luật. Bên cạnh đó,
cần chú trọng và tìm cơ chế thích hợp để nội
luật hóa vào hệ thống pháp luật quốc gia
quy định của các điều ước quốc tế trong lĩnh
vực môi trường mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia. Xác định rõ hiệu lực pháp lý của
các quy trình trong những điều ước quốc tế
đó, các quy định nào sẽ được áp dụng trực
tiếp và quy định nào thì cần chuyển hóa vào
pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề cơ
bản là xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi
hiệu quả cam kết quốc tế về môi trường tại
Việt Nam n
19
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_danh_gia_ve_phap_luat_moi_truong_viet_nam.pdf