Một số hạn chế, vướng mắc của chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự hiện hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

“Điều 298. Giới hạn của việc xét xử 3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án đề nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét. Nếu Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp vẫn giữ nguyên quyết định truy tố của Viện kiểm sát đã truy tố thì Tòa án xét xử theo tội danh đó”. Thứ sáu, sửa đổi quy định thủ tục xét hỏi tại phiên tòa bảo đảm phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, gỡ tội, xét xử; bổ sung quy định về căn cứ kháng nghị phúc thẩm của VKS trong TTHS - Về thủ tục xét hỏi tại phiên toà: BLTTHS năm 2015 cần hoàn thiện theo hướng, tham gia vào thủ tục xét hỏi chỉ có các bên tranh tụng; Bên buộc tội là VKS và người bị hại, nguyên đơn dân sự; Bên bào chữa là người bào chữa, bị cáo, bị đơn dân sự. Xét hỏi chính là cách thức chứng minh bằng các chứng cứ sự tồn tại (hoặc không tồn tại) của những sự kiện, tình tiết cụ thể của vụ án. Chứng minh tội phạm là nghĩa vụ của bên buộc tội và chứng minh không phải tội phạm là quyền của bên bào chữa. Toà án không phải là bên tranh tụng nên không tham gia xét hỏi mà là người điều khiển quá trình xét hỏi. Những câu hỏi của Toà án trong phần này chỉ có thể là những câu hỏi mang tính thủ tục. Bất kỳ câu hỏi nào của Toà án về tình tiết cụ thể của vụ án đều không đúng chức năng và đều có thể làm nghi ngờ sự vô tư khách quan của Toà án. - Về căn cứ kháng nghị phúc thẩm của VKS khi thực hành quyền công tố: BLTTHS năm 2015 cần hoàn thiện theo hướng, khi thực hành quyền công tố, VKS kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự khi có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật./.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số hạn chế, vướng mắc của chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự hiện hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25Khoa học Kiểm sát VŨ ĐỨC HẠNH Số 05 - 2019 Thực hành quyền công tố trong TTHS hiện hành đã có nhiều sửa đổi, bổ sung so với quy định của BLTTHS năm 2003, trong đó có bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; mở rộng thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi tiến hành thực hiện một số biện pháp điều tra; tách thủ tục truy tố thành một giai đoạn độc lập; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong tất cả các giai đoạn TTHS; đổi mới trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành các hoạt động TTHS theo hướng minh bạch, dễ thực hiện, bảo đảm dân chủ trong TTHS.v.v1. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiễn thực hiện BLTTHS năm 2015 cho thấy, một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố còn những hạn chế, vướng mắc làm ảnh hưởng đến chất lượng thực thi quyền công tố của VKS theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế; yêu cầu bảo đảm và 1 Nguyễn Hòa Bình (chủ biên) (2016), Những nội dung mới của BLTTHS năm 2015, NXB Chính trị quốc gia. MỘT SỐ HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC CỦA CHẾ ĐỊNH THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VŨ ĐỨC HẠNH* * Thạc sĩ, Trưởng phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; NCS Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Để thực hiện được mục tiêu thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), một trong những yêu cầu là BLTTHS phải quy định đầy đủ, đảm bảo tính đồng bộ và khả thi các quyền năng pháp lý của VKS. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự (TTHS) hiện hành cho thấy một số khó khăn, hạn chế cần phải tiếp tục nghiên cứu để kiến nghị hoàn thiện trong thời gian tới. Từ khóa: Thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Ngày nhận bài: 16/10/2019; Biên tập xong: 25/10/2019; Duyệt đăng: 26/10/2019. In order for the Procuracy to exercise prosecution right prescribed in 2015 Criminal Procedure Code, one of requirements is that this Code has to regulate fully and ensure the uniformity and feasibility of the Procuracy’s legal powers. However, the practice of exercising this right in criminal proceedings has witnessed some difficulties and shortcomings in 2015 Criminal Procedure Code which needs to continuously study and complete in the future. Keywords: Exercising prosecution right, the People’s Procuracy, the Criminal Procedure Code in 2015. 26 MỘT SỐ HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC CỦA CHẾ ĐỊNH THỰC HÀNH QUYỀN... Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019 bảo vệ quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013. 1. Một số hạn chế, vướng mắc trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự Thứ nhất, phạm vi thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố còn hạn chế, chưa thể hiện hết vị trí, vai trò của VKS; quy định về thẩm quyền của VKS khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi chưa đồng bộ Theo quy định tại Điều 145 BLTTHS năm 2015, VKS giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra (CQĐT), các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục. Căn cứ quy định này, trường hợp CQĐT, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra có thực hiện nhưng thực hiện không đầy đủ những yêu cầu của VKS thì VKS không được trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trường hợp khác, khi VKS thực hiện thẩm quyền yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành kiểm tra, xác minh theo quy định tại Điều 159 BLTTHS năm 2015 nhưng CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không thực hiện với nhiều lý do khác nhau thì VKS cũng không được tự mình tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đây là những hạn chế trong việc xác định phạm vi thẩm quyền trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của VKS trong BLTTHS năm 2015, chưa đảm bảo đầy đủ quyền hạn cho VKS trong phát hiện, xử lý kịp thời tội phạm, chống oan, sai, lọt tội phạm, người phạm tội. Ngoài ra, quy định của BLTTHS năm 2015 về việc tiến hành các hoạt động điều tra của VKS trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố còn chưa đồng bộ. Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 147 BLTTHS năm 2015, khi VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì có thẩm quyền tiến hành các biện pháp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nhưng tại các Điều 201, Điều 202 BLTTHS năm 2015 về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi lại không quy định thẩm quyền VKS khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nên cũng chưa có sự thống nhất về nhận thức pháp luật. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiến hành các hoạt động này của VKS như thế nào cũng chưa được BLTTHS năm 2015 hoặc văn bản dưới luật nào quy định, hướng dẫn cụ thể. Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong quản lý việc tiếp nhận, xử lý ban đầu tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố của Đồn Công an, Công an xã, phường, thị trấn chưa được quy định trong BLTTHS năm 2015 Điều 159, Điều 160 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố, kiểm sát đối với hoạt động giải quyết, tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 146 BLTTHS năm 27Khoa học Kiểm sát VŨ ĐỨC HẠNH Số 05 - 2019 2015, Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền, nhưng Đồn Công an, Công an phường, thị trấn, Công an xã không phải là CQĐT nên không thuộc phạm vi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động điều tra của VKS. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp Đồn Công an, Công an phường, thị trấn, Công an xã tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm nhưng VKS không thể thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các cơ quan này. Do vậy, nhiều tố giác, tin báo về tội phạm đã bị xử lý sai, chủ yếu bỏ lọt tội phạm trong giai đoạn này do không xử lý, tiến hành hòa giải hoặc xử phạt vi phạm hành chính. Qua khảo sát thực tế công tác kiểm tra của một VKS cấp huyện năm 2018 về công tác tiếp nhận, giải quyết ban đầu tố giác, tin báo về tội phạm của Công an phường, thị trấn, Công an xã cho thấy, Công an phường, thị trấn, Công an xã không lập sổ thụ lý; không phân công xác minh và thiết lập hồ sơ ban đầu; giải quyết tin báo, tố giác không đúng thẩm quyền; vi phạm thời hạn chuyển tin báo, tố giác cho CQĐT, có trường hợp có dấu hiệu của tội phạm nhưng tiến hành xử lý hành chính mà không chuyển CQĐT có thẩm quyền giải quyết.v.v. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm, người phạm tội. Thứ ba, phạm vi thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của VKS đã được mở rộng nhưng chưa thể hiện được hết vị trí, vai trò quyết định của VKS trong giai đoạn khởi tố Điều 153 BLTTHS năm 2015 quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của VKS. Theo đó, VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: (1) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; (2) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; (3) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử. Theo quy định này, trong trường hợp VKS căn cứ quy định tại Điều 159 BLTTHS năm 2015 yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự nhưng CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không thực hiện thì VKS không được ra quyết định khởi tố vụ án. Đây là một bất cập trong quy định về phạm vi thẩm quyền khởi tố vụ án của VKS và không đồng bộ với thẩm quyền khởi tố bị can của VKS. Theo quy định tại Điều 179 BLTTHS năm 2015, trong giai đoạn điều tra, trường hợp VKS phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng CQĐT không thực hiện2. Thứ tư, quy định VKS chỉ có thẩm quyền phê chuẩn, không phê chuẩn hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra chưa phản ánh hết vai trò của VKS trong 2 Điều 179 BLTTHS năm 2015. 28 MỘT SỐ HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC CỦA CHẾ ĐỊNH THỰC HÀNH QUYỀN... Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019 việc bảo đảm quyền con người trong TTHS Điều 161 BLTTHS năm 2015 không quy định việc VKS phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định về việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ mà những quyền hạn này được quy định tại các điều luật cụ thể về giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ và trong Điều 165 BLTTHS năm 2015 về “Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự”, trong khi những quyền hạn này VKS chỉ thực hiện trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Đây cũng là những quy định chưa bảo đảm tính khoa học, hợp lý trong BLTTHS năm 2015. Điều 165 BLTTHS năm 2015 quy định về việc VKS phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, lệnh gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm mà không có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp trên trong giai đoạn điều tra là chưa hợp lý. Bởi lẽ, khi CQĐT ra các quyết định trên, chuyển quyết định và hồ sơ cho VKS phê chuẩn, nếu VKS không đồng ý phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì phải có những căn cứ rõ ràng về việc áp dụng trái pháp luật của CQĐT. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc áp dụng của CQĐT không trái pháp luật nhưng xét trong trường hợp cụ thể thì không cần thiết áp dụng biện pháp này, CQĐT áp dụng không nhằm mục đích chính là ngăn chặn tội phạm mà chỉ để thuận lợi cho việc điều tra. Nhưng để chứng minh được việc không cần thiết áp dụng là vấn đề phức tạp, thường gây tranh cãi, do vậy, VKS thường phải phê chuẩn các quyết định này như một lẽ đương nhiên. Ở một số trường hợp ngược lại, khi VKS thấy cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam chứ không phải biện pháp ngăn chặn khác, yêu cầu áp dụng nhưng CQĐT không áp dụng vì thấy không cần thiết thì VKS cũng khó điều chỉnh được. Những bất cập trên dẫn đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong một số trường hợp chưa được chính xác, ảnh hưởng đến quyền con người trong TTHS và chất lượng thực hành quyền công tố của VKS. Thứ năm, quy định về giới hạn xét xử, thủ tục xét hỏi tại phiên tòa chưa phản ánh đúng vị trí, vai trò, phạm vi của chủ thể thực hiện các chức năng TTHS, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử; căn cứ kháng nghị phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án chưa được quy định cụ thể ảnh hưởng đến chất lượng công tác kháng nghị của VKS Về giới hạn xét xử. Điều 298 BLTTHS năm 2015 quy định về giới hạn của việc xét xử, theo đó, khi xét xử, Tòa án xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để VKS truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó3. Việc quy định như trên là không phù hợp, bởi lẽ, trong trường hợp VKS không đồng ý truy tố về tội danh nặng hơn đó thì trong cáo trạng của VKS sẽ không truy tố, luận tội của VKS sẽ không đề nghị loại và mức hình phạt của tội danh đó, VKS sẽ không tranh luận, đối đáp về tội danh đó. Vậy bị cáo, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại sẽ tranh luận, đối đáp như thế nào. Hơn nữa, khoản 2 Điều 326 3 Khoản 3 Điều 298 BLTTHS năm 2015. 29Khoa học Kiểm sát VŨ ĐỨC HẠNH Số 05 - 2019 BLTTHS năm 2015 quy định: “Việc nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của KSV, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác”. Vậy trong trường hợp này, ý kiến của KSV có được Tòa án xem xét khi nghị án hay không? Đặc biệt hơn nữa, trong trường hợp này, xét về bản chất nội dung thì Tòa án đã thực hiện chức năng buộc tội thay cho VKS. Về thủ tục xét hỏi. Xét hỏi thực chất là cuộc điều tra chính thức tại phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án. Các bên tham gia tố tụng đều có quyền điều tra dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa từ hỏi người khác, xem xét vật chứng, tài liệu. Việc xét hỏi này chỉ kết thúc khi tòa án thấy rằng thông qua xét hỏi sự thật khách quan, đối tượng chứng minh trong vụ án đã được xác định đầy đủ, các tình tiết liên quan đến việc giải quyết đã được làm rõ. Vì thế, thủ tục tố tụng quy định quyền thu thập chứng cứ chỉ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, quy định gánh nặng xét hỏi cho tòa án, quy định chỉ cho phép một số ít các bên tham gia xét hỏi (đại diện VKS, luật sư) cần được xem xét lại từ góc độ tranh tụng. BLTTHS năm 2015 vẫn giữ nguyên như quy định tại Điều 207 BLTTHS năm 2003 về thủ tục xét hỏi. Theo đó, khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự là chưa thực sự phù hợp. VKS là cơ quan truy tố bị can ra tòa để xét xử và thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa. Người bào chữa, luật sư là người đưa ra những lý lẽ, luận cứ để bào chữa cho người bị buộc tội. Tòa án nhân danh công lý căn cứ vào chứng cứ được thẩm tra công khai tại phiên tòa đưa ra phán quyết khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. Vì vậy, tại phiên tòa, việc xét hỏi chính phải là đại diện bên buộc tội và bên gỡ tội chứ không phải là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Hội thẩm. Hội đồng xét xử không phải thẩm vấn vấn đề mới đối với bị cáo mà có tính chất kiểm tra sự thật, loại trừ những mâu thuẫn trong lời khai. Tòa án với chức năng xét xử, đó là xem xét những chứng cứ mà bên buộc tội và bên gỡ tội đã xét hỏi để thẩm tra tại tòa để từ đó ra phán quyết. VKS phải có trách nhiệm bảo vệ quan điểm truy tố của mình trước Hội đồng xét xử, bên bào chữa phải có trách nhiệm chứng minh phản bác những chứng cứ buộc tội mà bên buộc tội đưa ra, đồng thời chứng minh những tình tiết có lợi cho bị cáo. Về kháng nghị phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án khi VKS thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử. Điều 266 BLTTHS năm 2015 quy định cho VKS khi thực hành quyền công tố được kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật trong trường hợp có oan, sai, lọt tội phạm, người phạm tội. Quy định này có thể gián tiếp hiểu căn cứ kháng nghị của VKS đối với bản án, quyết định của Toà án khi thực hành quyền công tố là bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có oan, sai, lọt tội phạm, người phạm tội. Tuy nhiên, nội hàm của các trường hợp oan, sai, lọt tội phạm, người phạm tội cũng cần quy định trong BLTTHS năm 2015 để đảm bảo tính hiệu lực và tạo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật TTHS. 2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố Cơ sở của việc tiếp tục hoàn thiện chế định thực hành quyền công tố trong TTHS ngoài việc phải xuất phát từ những hạn 30 MỘT SỐ HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC CỦA CHẾ ĐỊNH THỰC HÀNH QUYỀN... Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019 chế, vướng mắc trong thi hành chế định thực hành quyền công tố còn đòi hỏi nhà làm luật: Phải nhận thức đầy đủ, khoa học về lý luận quyền công tố, thực hành quyền công tố; đánh giá mức độ thể chế hoá các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, yêu cầu của hội nhập quốc tế, yêu cầu trong đấu tranh, xử lý tội phạm trong tình hình mới và các quy định của Hiến pháp năm 2013, tính khả thi, đồng bộ của các quy định của BLTTHS, từ đó xác định được những yêu cầu tiếp tục hoàn thiện BLTTHS năm 2015. Bởi vậy, tác giả kiến nghị hoàn thiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 cụ thể như sau: Thứ nhất, mở rộng phạm vi thẩm quyền trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của VKS và quy định cơ chế phối hợp hiệu quả giữa VKS với CQĐT, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra để VKS thực hiện có hiệu quả hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố BLTTHS năm 2015 cần quy định bổ sung thẩm quyền trực tiếp tiến hành kiểm tra, xác minh của VKS trong trường hợp VKS đã yêu cầu nhưng CQĐT, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành kiểm tra, xác minh nhưng các cơ quan này không thực hiện. Quy định rõ trách nhiệm của CQĐT, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra khi không thực hiện yêu cầu của VKS dẫn đến chứng cứ, tài liệu bị tiêu hủy hoặc không thể thu thập được, ảnh hưởng đến việc chứng minh tội phạm. Bổ sung quy định VKS có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra được thực hiện trước khi khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật và có cơ chế pháp lý phối hợp giữa CQĐT, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra với VKS theo hướng CQĐT, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra phải có trách nhiệm phối hợp VKS khi VKS yêu cầu để tiến hành kiểm tra, xác minh. Theo đó: - “Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố 1... 3... a)... c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp hoặc trong trường hợp Viện kiểm sát đã yêu cầu kiểm tra, xác minh nhưng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không thực hiện. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát tiến hành kiểm tra, xác minh khi có yêu cầu của Viện kiểm sát”. - “Điều 201. Khám nghiệm hiện trường 1. ...; 4. Trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì Viện kiểm sát tiến hành khám nghiệm hiện trường. Việc khám nghiệm hiện trường được tiến hành theo quy định tại Điều này”. - “Điều 202. Khám nghiệm tử thi 1; 5. Trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì Viện kiểm sát tiến hành khám nghiệm tử thi. Việc khám nghiệm tử thi được tiến hành theo quy định tại Điều này”. Thứ hai, bổ sung thẩm quyền thực hành 31Khoa học Kiểm sát VŨ ĐỨC HẠNH Số 05 - 2019 quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật TTHS trong việc tiếp nhận, xử lý ban đầu tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố của Đồn công an, Công an cấp xã Điều 159 BLTTHS năm 2015 cần bổ sung thêm thẩm quyền: “Hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Công an phường, thị trấn, Đồn công an và Công an xã trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; yêu cầu những cơ quan này tiến hành kiểm tra, xác minh ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”. Tương tự như vậy, về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo Điều 160 BLTTHS năm 2015 cũng cần bổ sung thẩm quyền kiểm sát hoạt động tiếp nhận, giải quyết ban đầu của Công an xã, phường, thị trấn và Đồn Công an. Thứ ba, mở rộng phạm vi thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, xây dựng cơ chế pháp lý phù hợp để bảo đảm thực chất vai trò quyết định của VKS trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự Bổ sung thẩm quyền khởi tố vụ án của VKS trong trường hợp VKS đã yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự nhưng các cơ quan này không thực hiện. Như vậy, khoản 3 Điều 153 BLTTHS năm 2015 hoàn thiện theo hướng bổ sung thêm một điểm như sau: “Điều 153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự 1... 3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: a); b);c) .d) Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự nhưng không thực hiện”. Việc mở rộng thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là cần thiết, phản ánh đúng vị trí, vai trò của VKS trong TTHS. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn thi hành thì BLTTHS cần phải quy định thêm những cơ chế pháp lý hữu hiệu để VKS thực thi thẩm quyền của mình. VKS khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng thẩm quyền điều tra vụ án lại thuộc CQĐT nên kết quả cuối cùng phụ thuộc rất lớn vào sự tích cực và phối hợp của CQĐT. Do đó, nếu CQĐT không tích cực, phối hợp không tốt với VKS thì dễ dẫn đến tình trạng vụ án phải đình chỉ hoặc tạm đình chỉ. Như vậy, để có cơ chế hữu hiệu đảm bảo việc thực thi quyền công tố trong giai đoạn điều tra, VKS cần có thẩm quyền điều tra tất cả các tội phạm khi thấy cần thiết. Thiết chế điều tra trực thuộc VKS là cánh tay nối dài của VKS khi thực hành quyền công tố, là cơ sở để tăng cơ chế kiểm soát quyền trong quá trình điều tra, thể hiện được vai trò quyết định thực sự của VKS trong giai đoạn điều tra, đảm bảo cho VKS thực thi có hiệu quả quyền công tố. Thứ tư, quy định VKS có thẩm quyền quyết định áp dụng một số biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra Điều 165 BLTTHS năm 2015 bổ sung theo hướng VKS ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp bắt và tạm giữ do CQĐT áp dụng. Trên cơ sở xem xét căn cứ, sự cần thiết, VKS sẽ ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp ngăn chặn do CQĐT đề nghị. Cụ thể, Điều 165 BLTTHS đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau: 32 MỘT SỐ HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC CỦA CHẾ ĐỊNH THỰC HÀNH QUYỀN... Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019 “Điều 165. 1... 4. Phê chuẩn hoặc hủy bỏ lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này; hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trường hợp không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyết định hủy bỏ phải nêu rõ lý do” Thứ năm, sửa đổi quy định về giới hạn xét xử của Tòa án theo hướng bảo đảm cơ chế kiểm soát quyền tư pháp và nâng cao chất lượng tranh tụng Điều 298 BLTTHS năm 2015 hoàn thiện theo hướng bỏ quy định về việc Tòa án xét xử về tội danh nặng hơn tội danh VKS đã truy tố. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để VKS truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án đề nghị VKS cấp trên trực tiếp xem xét. Nếu VKS cấp trên trực tiếp vẫn giữ nguyên quyết định truy tố của VKS đã truy tố thì Tòa án xét xử theo tội danh đó. Cụ thể: “Điều 298. Giới hạn của việc xét xử 1 3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án đề nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét. Nếu Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp vẫn giữ nguyên quyết định truy tố của Viện kiểm sát đã truy tố thì Tòa án xét xử theo tội danh đó”. Thứ sáu, sửa đổi quy định thủ tục xét hỏi tại phiên tòa bảo đảm phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, gỡ tội, xét xử; bổ sung quy định về căn cứ kháng nghị phúc thẩm của VKS trong TTHS - Về thủ tục xét hỏi tại phiên toà: BLTTHS năm 2015 cần hoàn thiện theo hướng, tham gia vào thủ tục xét hỏi chỉ có các bên tranh tụng; Bên buộc tội là VKS và người bị hại, nguyên đơn dân sự; Bên bào chữa là người bào chữa, bị cáo, bị đơn dân sự. Xét hỏi chính là cách thức chứng minh bằng các chứng cứ sự tồn tại (hoặc không tồn tại) của những sự kiện, tình tiết cụ thể của vụ án. Chứng minh tội phạm là nghĩa vụ của bên buộc tội và chứng minh không phải tội phạm là quyền của bên bào chữa. Toà án không phải là bên tranh tụng nên không tham gia xét hỏi mà là người điều khiển quá trình xét hỏi. Những câu hỏi của Toà án trong phần này chỉ có thể là những câu hỏi mang tính thủ tục. Bất kỳ câu hỏi nào của Toà án về tình tiết cụ thể của vụ án đều không đúng chức năng và đều có thể làm nghi ngờ sự vô tư khách quan của Toà án. - Về căn cứ kháng nghị phúc thẩm của VKS khi thực hành quyền công tố: BLTTHS năm 2015 cần hoàn thiện theo hướng, khi thực hành quyền công tố, VKS kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự khi có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_han_che_vuong_mac_cua_che_dinh_thuc_hanh_quyen_cong_t.pdf
Tài liệu liên quan