Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
bằng đường biển là loại hợp đồng phổ biến
trong thương mại và hàng hải quốc tế, nhưng
cũng là hợp đồng phức tạp, liên quan đến
nhiều khía cạnh khác nhau của quan hệ
thương mại và hàng hải quốc tế. Mục tiêu
hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng
vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
biển là sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế, nhằm
tạo thuận lợi và khuyến khích thúc đẩy các
quan hệ thương mại hàng hải quốc tế. Qua
việc phân tích những bất cập của pháp luật
Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
quốc tế bằng đường biển, tác giả đề xuất
BLHH Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện, phù
hợp với các chuẩn mực quốc tế, nhằm bảo vệ
các quyền và lợi ích chính đáng cho các bên
trong các giao dịch hợp đồng vận chuyển
hàng hoá quốc tế bằng đường biển, thúc đẩy
quan hệ hợp tác thương mại hàng hải của Việt
Nam với các quốc gia trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã
trở thành thành viên của Tổ chức thương mại
thế giới, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là
cần phải tiếp tục sửa đổi bổ sung hoàn thiện
các quy định của pháp luật Việt Nam liên
quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường biển cho phù hợp hơn với các
yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và thực tiễn
thương mại hàng hải quốc tế. Hiểu biết và
nắm bắt được các đặc điểm của loại hợp đồng
này sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao
hiểu biết của cá nhân, tổ chức về luật hàng hải
quốc tế, bảo vệ được quyền và lợi ích chính
đáng của các bên khi tham gia kí kết và thực
hiện hợp đồng. Trên cơ sở đó tạo điều kiện
thuận lợi cho nước ta phát triển dịch vụ vận
tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển và đưa
Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển,
làm giàu từ biển.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật hàng hải Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
74
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
THEO PHÁP LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM.
Hà Việt Hưng1
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã
đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
tích cực tham gia các cơ chế song phương và
đa phương về hợp tác quốc tế, đặc biệt là
trong lĩnh vực thương mại hàng hải. Trong
thực tế Bộ luật Hàng hải (BLHH) Việt Nam
đã được ban hành năm 2015, tuy nhiên pháp
luật Việt Nam trong điều chỉnh hoạt động vận
tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển vẫn tồn
tại những bất cập, còn có những qui định chưa
rõ ràng, thống nhất, chưa phù hợp với tình
hình thực tiễn cũng như chưa phù hợp với các
công ước quốc tế về vận tải biển. Hiện nay,
khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại thế giới, yêu cầu đặt ra đối
với Việt Nam là cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện các qui định của pháp luật
Việt Nam điều chỉnh hoạt động dịch vụ vận
chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
cho phù hợp hơn với các yêu cầu thực tiễn của
Việt Nam và thực tiễn thương mại hàng hải
quốc tế.
1 Giảng viên Khoa pháp luật quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội.
Tóm tắt tiếng Việt: Trong những năm gần đây Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, tích cực tham gia các cơ chế song phương và đa phương về hợp tác quốc tế, đặc biệt
là trong lĩnh vực thương mại hàng hải. Trong thực tế Bộ luật Hàng hải Việt Nam đã được ban hành
năm 2015, tuy nhiên pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế bằng
đường biển vẫn tồn tại những bất cập, còn có những qui định chưa rõ ràng, thống nhất, chưa phù
hợp với tình hình thực tiễn cũng như chưa phù hợp với các công ước quốc tế về vận tải biển. Bài
viết dưới đây phân tích những bất cập của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
quốc tế bằng đường biển, từ đó đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện qui
định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
đường biển cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng
cho các bên trong các giao dịch hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển, thúc
đẩy quan hệ hợp tác thương mại hàng hải của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
Từ khóa: Vận chuyển quốc tế bằng đường biển; kiến nghị sửa đổi, hợp đồng quốc tế; sửa
đổi, bổ sung.
Nhận bài: 05/01/2017; Hoàn thành biên tập: 05/2/2017; Duyệt đăng: 06/3/2017
Tóm tắt tiếng Anh:
Recent years, Viet Nam has sped up process of international economic integration, actively
joining bilaterial and multilateral mechanisms in international cooperation especially in marine
trade. In reality, Viet Nam’s Marine Law has been promulgated in 2015, however there have
been shortcomings in Viet Nam’s law regarding to admending activity of transporting
international goods by sea. There have been unclear, inconsistent regulations which are not
suitable with reality and not in line with international conventions on marine transportation.The
below article analyzes shortcomings in VietNam’s law in term of contract of marine
transportation with the aim to make recommendations to admend, supplement for making
regulations in Viet Nam’s marine law relating to contract of international marine transportation
in line with international standards to protect legitimate rights and interests of parties in
transaction of contract of international marine transportion, promoting Viet Nam‘s marine trade
cooperation with other countries.
Keyworks: international marine transportation, proposal for amendment, international
contract, amendment and supplement.
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
75
1. Quan niệm chung về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
bằng đường biển, trước hết được hiểu là một
loại hợp đồng dân sự bởi ở đó thể hiện sự bình
đẳng trong việc thương lượng và tự quyết định
các nội dung thuộc lĩnh vực quan hệ dân sự.
Điểm khác biệt quan trọng nằm ở tính quốc tế
của hợp đồng. Trong thực tiễn, cách tiếp cận
của luật pháp quốc tế về xác định tính chất
quốc tế của một hợp đồng thường được thể
hiện thông qua dấu hiệu các chủ thể liên quan
có quốc tịch hay trụ sở thương mại ở các nước
khác nhau.
Theo các quan điểm phổ biến hiện nay,
hợp đồng được coi là có tính chất quốc tế khi
có các dấu hiệu sau: có liên quan đến hai hay
nhiều quốc gia, hàng hóa có sự dịch chuyển
qua biên giới. Pháp luật Việt Nam hiện nay
chưa có qui định cụ thể về hợp đồng có tính
chất quốc tế, vì vậy có thể lý giải tính chất quốc
tế trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển theo quan điểm của Tư pháp quốc
tế2. Tính chất quốc của hợp đồng liên quan đến
các dấu hiệu chủ thể, khách thể và sự kiện pháp
lý qui định tại Điều 663 Bộ luật dân sự Việt
Nam 2015, theo đó yếu tố quốc tế của hợp
đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
thể hiện ở các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, có ít nhất một bên chủ thể ký kết
hợp đồng có quốc tịch nước ngoài hay có trụ
sở ở nước ngoài.
Thứ hai, hợp đồng được ký kết hoặc thực
hiện ở nước ngoài;
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng là hàng
hoá tồn tại ở nước ngoài;
Ngoài ra, do tính chất đặc thù của hợp đồng
vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
có đối tượng hợp đồng là hàng hóa được vận
chuyển từ các cảng biển của quốc gia hay vùng
lãnh thổ này tới các cảng biển của quốc gia hay
vùng lãnh thổ khác. Các công ước quốc tế về
vận tải biển cũng qui định hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển từ cảng biển
của quốc gia này đến cảng của một quốc gia
khác. Chẳng hạn như theo qui định tại Điều 5
Quy tắc Rotterdam 20093, Công ước áp dụng
cho hợp đồng chuyên chở hàng hóa mà nơi
nhận hàng và nơi giao hàng nằm ở những nước
khác nhau, cảng nhận hàng và cảng dỡ hàng
cũng nằm ở những nước khác nhau.
Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 20154,
Điều 145 hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển được định nghĩa như sau: “Hợp
đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
là thỏa thuận được giao kết giữa người vận
chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó
người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển
do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển
để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng
đến cảng trả hàng”. Từ qui định này có thể
hiểu hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển của Việt Nam mang tính dịch vụ, là
hoạt động doanh nghiệp khai thác tàu biển của
mình để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận
hàng đến cảng trả hàng và thu giá dịch vụ vận
chuyển do người thuê vận chuyển trả. Người
chuyên chở chính là người cung cấp dịch vụ
vận tải hàng hóa bằng đường biển.
Trong thực tiễn pháp luật một số nước cũng
có sự qui định tương đồng với qui định của
pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển. Điều 41 BLHH
Trung Quốc năm 19925 qui định: “Hợp đồng
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là một
hợp đồng theo đó ngư ời vận chuyển cam kết
vận chuyển bằng đư ờng biển những hàng hoá
mà ngư ời gửi hàng đã ký hợp đồng vận chuyển
từ cảng này đến một cảng khác và được thanh
toán tiền cước.” BLHH Trung Quốc năm 1992
tiếp cận khái niệm hợp đồng vận chuyển theo
góc độ truyền thống, qui định hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển giữa người
2 Xem: Hoàng Thế Liên (Chủ biên), Hội nhập kinh tế quốc tế (Tài liệu bồi dưỡng ngành tư pháp), Bộ tư pháp,
NxbTư pháp, Hà Nội, 2006, tr.693.
3 Xem: United Nations Convention on Contracts for the International Carriage of Goods Wholly or Partly by Sea
known as ‘The Rotterdam Rules’, 2009.
4 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam 2015, Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
5 Xem: Maritime Code of the People’s Republic of China 1992.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
76
vận chuyển với người gửi hàng và người vận
chuyển được thu tiền cước vận chuyển.
Như vậy, hợp đồng vận chuyển hàng hóa
quốc tế bằng đường biển được hiểu là sự thỏa
thuận giữa bên vận chuyển hàng hóa và bên
thuê vận chuyển hàng hóa, theo đó, bên vận
chuyển thu phí dịch vụ vận chuyển do người
thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận
chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng
trả hàng nằm ở những quốc gia hay vùng lãnh
thổ khác nhau.
Trong thực tế, pháp luật Việt Nam điều
chỉnh hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Mặc dù, pháp luật Việt Nam đã xây dựng các
quy định pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển trên cơ sở thể chế hóa
Công ước Brussels 19246 và Công ước
Hamburg 19787 trong Bộ luật Hàng hải Việt
Nam năm 2015. Tuy nhiên, các qui định liên
quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường biểntrong BLHH Việt Nam
2015 vẫn còn tồn tại một số bất cập. Nhiều nội
dung của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về
hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
đường biển cần tiếp tục được nghiên cứu để
sửa đổi, bổ sung hoặc cụ thể hóa để đảm bảo
tính khả thi.
2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
quốc tế bằng đường biển
Trong thời gian tới, Việt Nam cần bổ sung,
hoàn thiện một số nội dung trong BLHH Việt
Nam năm 2015 về hợp đồng vận chuyển hàng
hóa quốc tế bằng đường biển và đẩy mạnh việc
ký kết các điều ước quốc tế cũng như các hiệp
định song phương điều chỉnh trực tiếp hoạt
động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Các quy định, hướng dẫn của Chính phủ về
việc thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển còn hạn chế, vì vậy, Chính
phủ cần ban hành thêm các văn bản ở mức
Nghị định hướng dẫn làm khung pháp lý cho
việc thực hiện các hoạt động vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển. Bên cạnh đó, theo tác giả
cần hoàn thiện một số quy định trong Bộ luật
Hàng hải Việt Nam 2015 cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo Điều 150 BLHH Việt Nam
2015 quy định “Người vận chuyển phải mẫn
cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển
có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp,
được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật
phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu
vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ
các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản
hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa”
Như vậy, nghĩa vụ cung cấp một con tàu
đủ khả năng đi biển của người chuyên chở chỉ
cần thực hiện lúc “trước” và “bắt đầu” mỗi
chuyến đi, trong suốt hành trình đường biển
người chuyên chở không phải chịu trách nhiệm
về khả năng đi biển của con tàu, nhưng đây
mới là khoảng thời gian tàu và hàng gặp nhiều
rủi ro nhất, khả năng xảy ra tổn thất với hàng
hóa là lớn nhất. Đây là điều khoản quan trọng
và nếu con tầu không được đảm bảo khả năng
đi biển, sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn cho các bên,
đặc biệt là chủ hàng. Nếu người vận chuyển
viện cớ rằng khi xuất phát tàu đảm bảo đủ khả
năng đi biển nhưng dọc đường lại bị hỏng hóc,
thì quyền lợi của chủ hàng không được đảm
bảo. Việc chứng minh rằng người vận chuyển
đã không có nghĩa vụ cần mẫn hợp lý là hết sức
khó khăn. Cho nên, một cách hợp lý, nên qui
định rằng chủ tàu luôn phải đảm bảo khả năng
đi biển không chỉ trước khi bắt đầu chặng hành
trình mà trong cả quãng đường vận chuyển.
Theo Điều 14 của Công ước Rotterdam 2009
qui định “người chuyên chở cam kết trước, vào
lúc bắt đầu và trong suốt hành trình đi biển,
thực hiện cần mẫn hợp lý”. Việc quy định về
tiêu chí an toàn này vừa nâng cao được trách
nhiệm của người vận chuyển với chủ tàu vừa
giảm thiểu được những thiệt hại không đáng
có cho cả hai bên, lại đảm bảo sự tin tưởng của
chủ hàng với doanh nghiệp vận chuyển.
Thứ hai, Điều 151 BLHH Việt Nam 2015
quy định người chuyên chở được miễn trách
6 Xem: The International Brussels Convention 1924 as amended by the Protocol signed at Brussels on February 23rd,
1968 - the Hague-Visby Rules.
7 Xem: United Nations Convention on the Carriage of Goods by Sea, 1978 (Hamburg Rules).
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
77
nhiệm do “lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên,
hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công công
của người vận chuyển trong việc điều khiển
hoặc quản trị tàu”. Đây là trường hợp miễn
trách nhiệm nghiêng nhiều về bảo vệ quyền lợi
của người chuyên chở, không đảm bảo sự bình
đẳng giữa các bên trong hợp đồng vận chuyển.
Trong thực tế, Qui tắc Rotterdam 2009 qui
định về các trường hợp miễn trách nhiệm tại
điều 17 không có trường hợp miễn trách nhiệm
trên đây. Hơn nữa, hiện nay phương tiện liên
lạc rất hiện đại, người chuyên chở hoàn toàn
có khả năng kiểm soát từng bước đi và hành
động của con người trên tàu. Do đó, trường
hợp miễn trách nhiệm này hết sức vô lý và cần
được loại bỏ.
Thứ ba, Về giới hạn trách nhiệm của người
chuyên chở quy định tại Điều 152 BLHH Việt
Nam 2015 “Trong trường hợp tính chất, giá trị
của hàng hóa không được người giao hàng khai
báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ
trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc
chứng từ vận chuyển khác thì người vận
chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư
hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến
hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương với
666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho
mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 02 đơn vị tính toán
cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng
hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị nào
cao hơn”. Mức quy định như vậy là quá thấp so
với Điều 59 Công ước Rotterdam 2009 quy
định mức giới hạn bồi thường lên tới 875 SDR
cho một kiện hoặc một đơn vị hàng hóa hoặc 3
SDR cho mỗi kg hàng hóa cả bì, tùy theo cách
tính nào cao hơn, trừ khi giá trị hàng hóa đã
được kê khai hoặc người chuyên chở và người
gửi hàng thỏa thuận một mức giới hạn trách
nhiệm cao hơn. Mức trách nhiệm này được
xem là hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích của chủ
hàng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay một
phần do tiền tệ của các nước bị mất giá, phần
khác là hàng hóa trong các giao dịch mua bán
hiện nay đều là thành phẩm có giá trị cao hơn
so với trước đây8. Do vậy pháp luật Việt Nam
nên qui định tăng mức giới hạn trách nhiệm
của người vận chuyển.
Thứ tư, thời hạn trách nhiệm”từ cảng đến
cảng” không phù hợp với vận tải đa phương
thức đang rất phổ biến trên thế giới hiện nay.
Với cách quy định thời hạn trách nhiệm “từ
cảng đến cảng”, theo Điều 170 BLHH 2015 đã
phần nào hạn chế các doanh nghiệp kinh doanh
vận tải biển mở rộng dịch vụ của mình sang
dịch vụ vận chuyển đa phương thức, từ đó làm
giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
vận tải biển trong nước với các doanh nghiệp
nước ngoài.Vì vậy BLHH Việt Nam cần quy
định rằng người chuyên chở phải chịu trách
nhiệm những tổn thất xảy ra với hàng hóa kể từ
khi người chuyên chở hoặc người chuyên chở
thực tế nhận hàng ở nơi đi cho đến khi giao
hàng ở nơi đến. Nói cách khác, trách nhiệm của
người vận chuyển là từ khi nhận đến khi giao,
điều này hoàn toàn phù hợp với vận tải đa
phương thức9.
Thứ năm, thời hạn khởi kiện một năm quy
định tại Điều 169 BLHH Việt Nam 2015 là
quá ngắn không kịp để chủ hàng, trong nhiều
trường hợp có thể thu thập thông tin cũng như
chứng cứ phục vụ cho việc kiện tụng. Thời
hiệu khởi kiện theo pháp luật Việt Nam quy
định như vậy là quá ngắn không bảo đảm
được quyền lợi của người bị thiệt hại. Điều
này tạo ra sự mất công bằng giữa chủ hàng và
người chuyên chở. Theo Điều 62 Công ước
Rotterdam 2009 quy định thời hạn là 2 năm.
Do vậy, pháp luật Việt Nam cần qui định theo
hướng thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất
mát hàng hóa là 02 năm kể từ ngày trả hàng
hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng.
Thứ sáu, cần đẩy mạnh việc ký kết các
điều ước quốc tế cũng như các Hiệp định song
phương trong vấn đề vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển.Việc ký kết, gia nhập và tổ
chức thực hiện các công ước quốc tế về vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng như
8 Dương Văn Bạo (2011), “Những thay đổi căn bản của công ước Rotterdam và hướng sửa đổi Luật hàng hải Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải (1), tr. 35.
9 Trịnh Thu Hương (2011), “Trách nhiệm của người vận chuyển đường biển theo quy tắc Rotterdam 2009 và Bộ
luật hàng hải Việt Nam năm 2005”, nguồn : Clbthuyentruong.com; Truy cập 22/11/2016.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
78
vận dụng một cách phù hợp các tập quán,
thông lệ hàng hải quốc tếgóp phần quan trọng
trong việc hoàn thiện pháp luật hàng hải của
Việt Nam. Thực tế hiện nay Công ước
Rotterdam 2009 có nhiều ưu điểm hơn cả so
với các công ước trước đây.Nhìn chung, Công
ước Rotterdam 2009 đã có sự cân bằng đáng
kể giữa quyền lợi và trách nhiệm của người
chuyên chở và chủ hàng so với Công ước
Brussels 1924 và công ước Hamburg 197810.
Do đó, Việt Nam xúc tiến gia nhập Công ước
Rotterdam 2009 là một điều cần thiết vì đây là
một Công ước tiên tiến, hiện đại, theo kịp với
sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế
giới, đảm bảo công bằng giữa chủ hàng và
người chuyên chở11.
Kết luận
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
bằng đường biển là loại hợp đồng phổ biến
trong thương mại và hàng hải quốc tế, nhưng
cũng là hợp đồng phức tạp, liên quan đến
nhiều khía cạnh khác nhau của quan hệ
thương mại và hàng hải quốc tế. Mục tiêu
hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng
vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
biển là sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế, nhằm
tạo thuận lợi và khuyến khích thúc đẩy các
quan hệ thương mại hàng hải quốc tế. Qua
việc phân tích những bất cập của pháp luật
Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
quốc tế bằng đường biển, tác giả đề xuất
BLHH Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện, phù
hợp với các chuẩn mực quốc tế, nhằm bảo vệ
các quyền và lợi ích chính đáng cho các bên
trong các giao dịch hợp đồng vận chuyển
hàng hoá quốc tế bằng đường biển, thúc đẩy
quan hệ hợp tác thương mại hàng hải của Việt
Nam với các quốc gia trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã
trở thành thành viên của Tổ chức thương mại
thế giới, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là
cần phải tiếp tục sửa đổi bổ sung hoàn thiện
các quy định của pháp luật Việt Nam liên
quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường biển cho phù hợp hơn với các
yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và thực tiễn
thương mại hàng hải quốc tế. Hiểu biết và
nắm bắt được các đặc điểm của loại hợp đồng
này sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao
hiểu biết của cá nhân, tổ chức về luật hàng hải
quốc tế, bảo vệ được quyền và lợi ích chính
đáng của các bên khi tham gia kí kết và thực
hiện hợp đồng. Trên cơ sở đó tạo điều kiện
thuận lợi cho nước ta phát triển dịch vụ vận
tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển và đưa
Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển,
làm giàu từ biển./.
10 Francesco Berlingieri, A comparative analysis of the Hague-Visby Rules, the Hamburg Rules and the Rotterdam
Rules, CIM – Colloquium on the Rotterdam Rules, Rotterdam, september 21, 2009
11 Hoàng Văn Châu (2015), Công ước quốc tế về vận tải hàng hóa bằng đường biển và vấn đề gia nhập của
Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, tr.137.
Hiệp định TPP có cơ chế để ràng buộc Việt
Nam trong việc thực thi các quyền của người
lao động. Ví dụ như, hầu hết các yêu cầu đòi
hỏi Việt Nam phải sửa đổi luật pháp và quốc
hội Việt Nam phải thông qua các luật đó, để
được miễn thuế và hưởng các lợi ích khác của
Hiệp định TPP; hoặc trước đây các điều ước
thương mại khác không đưa các điều khoản về
quyền của người lao động vào trong quy trình
giải quyết khiếu nại, nhưng Hiệp định TPP thì
đã định chế điều này.
Hiệp định TPP thiết lập một ủy ban song
phương để giám sát việc thực hiện và báo cáo
phát hiện ra sai phạm và đề nghị biện pháp xử
lý. Ủy ban đó sẽ gồm 3 thành viên độc lập với
các chính phủ. Chẳng hạn một người do chính
phủ Việt Nam đề cử, một do Hoa Kỳ chỉ định
và một do ILO./.
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG...
(Tiếp theo trang 73)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_kien_nghi_hoan_thien_phap_luat_ve_hop_dong_van_chuyen.pdf