Kết luận
Các văn bản luật pháp lưu trữ các
nước và Trung Quốc đều công nhận
quyền sở hữu tài liệu của doanh nghiệp.
Đồng thời, quy định cụ thể các trường
hợp doanh nghiệp phải nộp tài liệu vào
lưu trữ Nhà nước bảo quản và việc xuất
khẩu, bán, cho, tặng tài liệu của doanh
nghiệp với một pháp nhân thứ hai phải
được sự đồng ý của cơ quan quản lý lưu
trữ Nhà nước. Trường hợp xuất khẩu tài
liệu của doanh nghiệp ra nước ngoài
phải có sự kiểm soát, cho phép của cơ
quan quản lý lưu trữ Nhà nước hoặc cơ
quan Hải quan. Việc tiêu hủy tài liệu của
doanh nghiệp phải được thông báo cho
cơ quan quản lý lưu trữ Nhà nước biết và
thẩm định. Xác định các khâu nghiệp vụ
lưu trữ trong doanh nghiệp và các hoạt
động lưu trữ của doanh nghiệp đều thuộc
đối tượng điều chỉnh của pháp luật lưu
trữ. Hệ thống pháp luật lưu trữ Trung
Quốc đã quy định cụ thể các nguyên tắc,
chế độ quản lý tài liệu của doanh nghiệp.
Quy định cụ thể về trách nhiệm của
doanh nghiệp trong việc quản lý, báo
cáo, bảo quản tài liệu lưu trữ của mình.
Đặt ra các đặc quyền của lưu trữ Nhà
nước đối với việc biết, ưu tiên mua,
trưng mua, thu thập đối với tài liệu
lưu trữ doanh nghiệp trong các trường
hợp cụ thể. Những tài liệu lưu trữ có ý
nghĩa quan trọng đối với quốc gia, địa
phương được lưu trữ Nhà nước xếp hạng
và thực hiện các biện pháp bảo quản, thu
mua để bảo quản trong các kho lưu trữ
Nhà nước. Quy định cụ thể về các quyền
và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với tài
liệu cho, tặng, ký gửi vào lưu trữ Nhà
nước, đặc biệt là quyền cho phép hay
không cho phép các cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác kể cả cơ quan Nhà nước trong
việc tiếp cận, khai thác các thông tin tài
liệu lưu trữ của doanh nghiệp nhất là tài
liệu chứa bí mật thương mại và bí mật
công nghệ.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số quy định của pháp luật Trung Quốc về quản lý công tác lưu trữ doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
69
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC
VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC LƯU TRỮ DOANH NGHIỆP
Trần Vũ Thành1
TÓM TẮT
Tài liệu lưu trữ trong doanh nghiệp được coi là tài sản quý giá phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và là di sản lịch sử của các ngành, các lĩnh
vực kinh tế của địa phương, quốc gia. Vì thế, ở nhiều quốc gia, tài liệu lưu trữ hình
thành trong hoạt động của doanh nghiệp được các cơ quan nhà nước quan tâm, hỗ
trợ và bảo tồn. Song song với việc bảo tồn, các quốc gia đều ban hành các quy định
cụ thể về quản lý tài liệu lưu trữ của doanh nghiệp. Ở Trung Quốc, Nhà nước đã có
những quy định pháp luật cụ thể về quản lý tài liệu lưu trữ hình thành trong hoạt
động của các doanh nghiệp.
Từ khóa: Quy định pháp luật về lưu trữ doanh nghiệp, pháp chế về lưu trữ
doanh nghiệp, quản lý tài liệu lưu trữ doanh nghiệp
1. Mở đầu
Ở hầu hết các nước như: Nga,
Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Australia,
Anbani, Bê Nanh, Angiêri, Hàn Quốc,
Nhật Bản, v.v..., tài liệu lưu trữ hình
thành trong hoạt động của các doanh
nghiệp đều được điều chỉnh bởi các văn
bản pháp luật.
Tổ chức và quản lý tài liệu lưu trữ
hình thành trong hoạt động của các
doanh nghiệp đã được quy định cụ thể
trong các văn bản pháp luật về lưu trữ
của nhiều nước. Các nước đều coi trọng
giá trị của tài liệu lưu trữ hình thành
trong doanh nghiệp và xem nó như một
đối tượng quản lý của các cơ quan quản
lý nhà nước về lưu trữ. Tuy nhiên, pháp
luật các nước cũng có các chính sách
điều chỉnh phù hợp đối với công tác lưu
trữ của doanh nghiệp. Đặc biệt, pháp
luật lưu trữ của nhiều nước đã tách biệt
cụ thể giữa tài liệu lưu trữ của doanh
nghiệp công và tài liệu lưu trữ của
doanh nghiệp tư. Nhờ vậy, công tác lưu
trữ của các doanh nghiệp đã có cơ sở
pháp lý vững chắc để thực hiện có hiệu
quả các hoạt động của mình. Đồng thời
các cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ
cũng thực hiện có hiệu quả hoạt động
quản lý của mình đối với các khối tài
liệu hình thành trong hoạt động các
doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp tư.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi
nghiên cứu và giới thiệu những quy
định của pháp luật lưu trữ Trung Quốc
về việc quản lý công tác lưu trữ doanh
nghiệp. Dựa trên những quy định đó,
chúng tôi phân tích các tác động tích
cực của nó đó đối với hoạt động khai
thác, sử dụng các tài liệu lưu trữ của các
doanh nghiệp ở Trung Quốc.
2. Nội dung
2.1. Sơ lược lịch sử phát triển của
pháp luật lưu trữ Trung Quốc về quản
lý công tác lưu trữ doanh nghiệp
Hệ thống văn bản pháp luật về công
tác lưu trữ đã được nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa quan tâm ban hành từ rất
sớm. Ngày 27-3-1956, Hội nghị Ban
thường vụ Quốc vụ viện đã thông qua
1Trường Đại học Đồng Nai
Email: thanhtv.qtvp@gmail.com
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
70
“Quyết định tăng cường công tác lưu trữ
Nhà nước” [1], đây là văn bản tiền thân
để ban hành Luật lưu trữ Trung Quốc sau
này. Nội dung của văn bản này đã quy
định: “Thứ nhất quy định chính quyền
nhân dân từ cấp huyện trở lên thành lập
Cục lưu trữ, cơ quan, đơn vị xí nghiệp, sự
nghiệp cũng phải thành lập phòng lưu trữ
hoặc bố trí nhân viên chuyên trách công
tác lưu trữ [1, tr. 11]. Theo quy định này,
từ năm 1956 sau khi ra đời Cục Lưu trữ
Nhà nước Trung Quốc (1954) thì tài liệu
lưu trữ doanh nghiệp đã được cơ quan
quản lý Nhà nước Trung Quốc quan tâm
và trở thành đối tượng quản lý của văn
bản luật. Tháng 12 năm 1960, Văn phòng
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã phê chuẩn “Điều lệ công tác phòng lưu
trữ cơ quan” [2]. Văn bản này đã được
ban hành lần thứ hai sau “Cách mạng văn
hóa” vào tháng 4 năm 1983 bởi Văn
phòng Trung ương Đảng và Văn phòng
Quốc vụ viện. Văn bản cũng đã đề cập
chi tiết nguyên tắc, thể chế, cơ cấu, nhân
viên, nhiệm vụ cũng như việc nộp lưu trữ
tài liệu văn kiện và các nghiệp vụ chuyên
môn của công tác lưu trữ đơn vị xí nghiệp
(doanh nghiệp). Đối với lưu trữ cấp
huyện và cấp tỉnh đã được thành lập theo
quy định tại “Điều lệ tạm thời công tác
Viện lưu trữ huyện và Viện lưu trữ tỉnh”
[3] do Cục Lưu trữ Nhà nước biên soạn
và ban hành tháng 1-1960 và sửa đổi, bổ
sung và ban hành lại tháng 4-1983. Trên
cơ sở nội dung những văn bản này, công
tác lưu trữ của các đơn vị xí nghiệp
(doanh nghiệp) tại các tỉnh, huyện đều
được quản lý bởi các Viện lưu trữ tỉnh và
Viện lưu trữ huyện. Ngày 5-9-1987, Luật
lưu trữ nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa được thông qua và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01-1-1988. Sau đó Luật
Lưu trữ của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa đã được sửa đổi, bổ sung và
thông qua vào ngày 5-7-1996. Nội dung
của Luật lưu trữ đã đề cập thẩm quyền
quản lý công tác lưu trữ của doanh
nghiệp, quyền sở hữu tài liệu của cá nhân,
doanh nghiệp [4].
2.2. Những quy định của pháp luật
lưu trữ Trung Quốc về quản lý công
tác lưu trữ doanh nghiệp
Tổ chức và quản lý công tác lưu trữ
trong doanh nghiệp cũng được pháp luật
lưu trữ của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa phản ánh một cách chi tiết,
cụ thể. Trước hết, hệ thống văn bản
pháp luật của nước này đã xác định các
doanh nghiệp thuộc đối tượng chấp
hành pháp luật Lưu trữ và các doanh
nghiệp cũng có nghĩa vụ bảo vệ tài liệu
lưu trữ. “Mỗi văn kiện pháp quy đều
ban hành nhằm vào một nội dung nhất
định. Khi ra văn kiện pháp quy thì cơ
quan làm pháp quy phải xác định đối
tượng chấp hành pháp quy ấy để viết
vào pháp quy. Trong hoạt động xã hội,
các đối tượng của hoạt động quản lý xã
hội là tương đối phức tạp, nhưng dù cho
phức tạp thế nào đi nữa thì cũng có quy
luật của nó. Qua phân tích tất cả đối
tượng có thể thấy được có 4 loại đối
tượng chấp hành pháp luật pháp quy lưu
trữ: b- Xí nghiệp, tập thể, tư doanh
hoặc cá thể. Loại hình đối tượng này chỉ
phụ trách đối với tập thể hoặc cá nhân
nhất định” [5, tr.8]. Tuy nhiên, trên
pháp luật họ cũng xuất hiện với danh
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
71
nghĩa pháp nhân, nhưng họ chỉ đại biểu
cho lợi ích của một tập thể hay một cá
nhân và mọi hoạt động của họ trong xã
hội đều phải chịu sự chế ước của pháp
luật” [5, tr. 4].
Đồng thời hệ thống pháp luật lưu
trữ Trung Quốc cũng quy định các cơ
quan, đoàn thể, xí nghiệp, đơn vị sự
nghiệp và tổ chức phải tăng cường lãnh
đạo công tác lưu trữ, bảo đảm công tác
lưu trữ phát triển. “... Các cơ quan, đoàn
thể, xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp và tổ
chức phải tăng cường lãnh đạo công tác
lưu trữ, bảo đảm công tác lưu trữ phát
triển” [6, tr. 3]. Hệ thống văn bản pháp
luật lưu trữ Trung Quốc cũng quy định
đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của lưu
trữ doanh nghiệp và bộ phận văn thư
trong doanh nghiệp đối với công tác lưu
trữ. Theo quy định này “Tổ chức lưu trữ
thuộc các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sự
nghiệp và tổ chức khác có chức năng
chủ yếu:
1. Quán triệt chấp hành pháp luật và
phương châm, chính sách trong công
tác lưu trữ; xây dựng và kiện toàn các
quy định và chế độ về lưu trữ.
2. Thống nhất quản lý tài liệu lưu
trữ của đơn vị theo đúng quy định giao
nộp tài liệu cho Viện lưu trữ hữu quan.
3. Đôn đốc và chỉ đạo công tác lưu
trữ của các đơn vị trực thuộc.
4. Chỉ đạo công tác lập hồ sơ và
nộp lưu tài liệu thuộc bộ môn văn thư
và nghiệp vụ của đơn vị” [5, tr. 4].
Về chế độ giao nộp tài liệu lưu trữ
của doanh nghiệp vào trong các Viện
lưu trữ Nhà nước cũng được quy định
như sau: “Cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp,
đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác
tuân theo quy định của “Điều lệ công
tác lưu trữ cơ quan”, “Điều lệ công tác
lưu trữ khoa học kỹ thuật” và Quy tắc
công tác Viện lưu trữ” để định kỳ giao
nộp TLLT cho viện lưu trữ hữu quan”
[5, tr. 5]. Tuy nhiên, đối với những tài
liệu có chứa bí mật thương mại của
doanh nghiệp có thể kéo dài thời gian
bảo quản tại doanh nghiệp dưới sự giám
sát của lưu trữ Nhà nước. “Đối với tài
liệu lưu trữ nghiệp vụ cần thiết hoặc có
nhu cầu bảo mật, được cơ quan quản lý
lưu trữ đồng cấp kiểm tra và đồng ý thì
có thể kéo dài kỳ hạn giao nộp cho viện
lưu trữ hữu quan; đối với tài liệu lưu trữ
của đơn vị đã giải thể hoặc điều kiện
bảo quản kém có thể dẫn đến tình trạng
không an toàn hoặc tổn hại nghiêm
trọng thì có thể giao nộp trước hạn vào
viện lưu trữ hữu quan” [5, tr. 5]. Từ
việc quy định chế độ quản lý và thu
thập tài liệu, hệ thống pháp luật lưu trữ
Trung Quốc cũng quy định việc cấm
buôn bán, cho tặng và xuất khẩu những
tài liệu của doanh nghiệp đã được lưu
trữ Nhà nước xác định là có giá trị bảo
tồn đối với nhà nước và xã hội. Hoạt
động xuất khẩu, buôn bán, cho, tặng tài
liệu nói trên cho cá nhân, tổ chức ngoài
cơ quan lưu trữ Nhà nước phải được
cho phép bởi các cơ quan lưu trữ Nhà
nước. “Bất cứ cơ quan, đoàn thể, xí
nghiệp, đơn vị sự nghiệp và tổ chức
cũng như cá nhân đều không được bán
tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu Nhà nước...
Đối với tài liệu lưu trữ cũng như bản
phục chế có giá trị bảo tồn đối với Nhà
nước và xã hội hoặc là phải giữ bí mật
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
72
thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể
và cá nhân, khi các viện lưu trữ các loại,
các cấp, các cơ quan, đoàn thể, xí
nghiệp, đơn vị sự nghiệp và tổ chức
khác cần mang theo, vận chuyển hoặc
gửi qua đường bưu điện ra nước ngoài,
phải được sự đồng ý của cơ quan chủ
quản từ cấp tỉnh trở lên thẩm tra phê
duyệt và được cơ quan hải quan kiểm
tra cho phép” [ 5, tr. 6-7].
Đối với việc tổ chức, sử dụng
những tài liệu lưu trữ của doanh nghiệp,
Hệ thống pháp luật Lưu trữ Trung Quốc
cũng xác định quyền sở hữu các tài liệu
của doanh nghiệp khi ký gửi ở lưu trữ
Nhà nước để bảo quản. Những tài liệu
này chỉ được khai thác, sử dụng khi có
sự đồng ý của chủ sở hữu. Trên cơ sở
đó, pháp luật lưu trữ Trung Quốc cũng
quy định về chế tài hành chính và chế
tài hình sự cụ thể đối với hành vi cố ý
và vô ý làm tổn hại đối với tài liệu của
doanh nghiệp và các hành vi chuyển
nhượng, mua bán, xuất khẩu trái phép
tài liệu lưu trữ của doanh nghiệp. “Đối
với hành vi sau đây tùy theo tình tiết
nặng nhẹ, cơ quan quản lý lưu trữ từ
cấp huyện trở lên có thể kiến nghị đơn
vị có người vi phạm xử phạt hành chính
người vi phạm và bắt buộc bồi thường
tổn thất, căn cứ vào số lượng và giá trị
tài liệu lưu trữ.
1. Làm hư hỏng, làm mất hoặc tự ý
tiêu hủy tài liệu lưu trữ có giá trị bảo
tồn đối với Nhà nước và xã hội hoặc
cần phải bảo mật thuộc sở hữu quốc gia,
sở hữu tập thể hoặc cá nhân đang bảo
quản tại viện lưu trữ nhà nước và các
đơn vị.
2. Đối với những tài liệu, tư liệu
hình thành trong hoạt động chức năng
mà có ý giữ làm sở hữu cá nhân, từ chối
không nộp lưu cho cơ quan lưu trữ,
nhân viên công tác lưu trữ, hoặc viện
lưu trữ hữu quan
5. Nhân viên công tác lưu trữ các
loại, các cấp cũng như của các cơ quan,
đoàn thể, xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp và
tổ chức khác do thiếu trách nhiệm đã
làm tổn thất tài liệu lưu trữ” [5, tr. 9-10].
Để bảo quản tốt tài liệu lưu trữ, hệ
thống pháp luật lưu trữ Trung Quốc
cũng quy định cụ thể các điều kiện về
kho tàng lưu trữ các loại tài liệu trong
doanh nghiệp nhất là tài liệu khoa học
kỹ thuật. Trong đó, yêu cầu các doanh
nghiệp khi thành lập phải xây dựng kho
lưu trữ tài liệu. Quy định cụ thể cơ chế
thành lập các phòng, kho, bộ phận hoặc
bố trí cán bộ chuyên trách công tác lưu
trữ trong doanh nghiệp. Đồng thời quy
định vai trò, trách nhiệm cụ thể của cán
bộ lưu trữ trong doanh nghiệp. “Những
xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp mới thành
lập phải đồng thời xây dựng phòng, kho
bảo quản tài liệu lưu trữ khoa học kỹ
thuật phù hợp yêu cầu. Đơn vị sự
nghiệp, xí nghiệp hạng lớn và hạng
trung phải xây dựng lưu trữ khoa học kỹ
thuật trực thuộc, đơn vị sự nghiệp, xí
nghiệp nhỏ có thể xây dựng phòng lưu
trữ khoa học kỹ thuật, cũng có thể thành
lập phòng lưu trữ thống nhất quản lý tài
liệu lưu trữ hành chính và khoa học kỹ
thuật, hoặc là bố trí nhân viên chuyên
trách hay kiêm nhiệm” [7, tr. 3]. “Căn
cứ vào nhu cầu công tác thực tế, xí
nghiệp lớn và một số xí nghiệp vừa có
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
73
thể thành lập lưu trữ xí nghiệp sau khi
được lãnh đạo xí nghiệp phê chuẩn, cơ
quan quản lý lưu trữ đồng cấp đồng ý.
Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập và
quản lý tài liệu lưu trữ của xí nghiệp và
đơn vị trực thuộc” [7, tr. 6].
Đặc biệt tại điều 16, Luật Lưu trữ
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã
quy định về chế độ bảo quản tài liệu của
doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường
hợp lưu trữ Nhà nước xét thấy điều kiện
bảo quản không phù hợp của doanh
nghiệp thì lưu trữ Nhà nước bắt buộc
doanh nghiệp nộp tài liệu của họ về lưu
trữ Nhà nước. Tuy nhiên, tài liệu này
vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và
doanh nghiệp có thể nhận lại nếu lưu
trữ Nhà nước xét thấy doanh nghiệp đủ
điều kiện phù hợp để bảo quản tài liệu
của mình. Cấm tùy tiện tiêu hủy tài liệu
lưu trữ của bất kỳ cơ quan, doanh
nghiệp nào.
Có thể thấy rằng hệ thống pháp luật
và thực tiễn công tác lưu trữ trong các
doanh nghiệp ở Trung Quốc đã có
những tiến bộ vượt bậc và đạt hiệu quả
cao. Nhờ có hệ thống pháp luật lưu trữ
phù hợp, đúng đắn và sát thực với thực
tế hoạt động tổ chức và quản lý công tác
lưu trữ của doanh nghiệp mà công tác
này đã đạt được nhiều thành tích tốt như
một số ví dụ sau:
Ví dụ 1: “Trong công tác tuyên
truyền về tài liệu lưu trữ doanh nghiệp,
các cán bộ lưu trữ của Trung Quốc cũng
đã có đóng góp rất nhiều cho sự phát
triển của doanh nghiệp. Kho lưu trữ của
mỏ dầu Thắng Lợi – mỏ dầu lớn thứ hai
ở Trung Quốc cũng tích cực triển khai
thực hiện việc khai thác, sử dụng tài liệu
lưu trữ, tranh ảnh về doanh nghiệp, đưa
những hình ảnh về các hoạt động quan
trọng của mình làm thành đĩa CD để
tặng cho khách đến thăm quan, tuyên
truyền cho mỏ dầu Thắng Lợi. Họ còn
biên tập cuốn sổ tay “ERP” tại mỏ dầu
Thắng Lợi” mà nội dung của nó là mối
quan hệ giữa quản lý tài chính công vụ,
kiểm soát thành phẩm, quản lý dự án,
quản lý nguyên vật liệu với hiệu ích sản
xuất của doanh nghiệp, để tuyên truyền
về tác dụng của hệ thống thông tin lưu
trữ ERP trong việc quản lý doanh
nghiệp. Trong các buổi giao lưu kỹ thuật
và chuyện trò về chuyên môn của mỏ
dầu Thắng Lợi với các doanh nghiệp
nước ngoài và khách hàng, cuốn sổ tay
này đã giới thiệu một cách trực tiếp về
việc quản lý doanh nghiệp và sản xuất
kinh doanh, mang lại sự tín nhiệm và sự
khẳng định cho doanh nghiệp, hướng ra
thị trường quốc tế” [8, tr. 6].
Ví dụ 2: “Theo như thống kê, 20
năm trở lại đây, các đơn vị lưu trữ các
cấp trên toàn tỉnh đã tiến hành tuyên
truyền được hơn 30.000 lần về các quy
định pháp luật như “Luật Lưu trữ”.
Thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng báo chí, phát thanh, truyền
hình và nhiều hình thức khác nhau như
tổ chức các lớp học, hội nghị báo cáo,
dán tiêu ngữ, treo tranh ảnh tuyên
truyền, xây dựng các chuyên mục tuyên
truyền, v.v trên toàn tỉnh, từ thành
phố cho đến nông thôn, từ các cơ quan
đến các doanh nghiệp, nhà máy, từ
những cán bộ cho đến những người
dân, đều có được những nhận thức và
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
74
sự hiểu biết nhất định về “Luật Lưu
trữ”, sự quan tâm và chú ý của xã hội
đối với lưu trữ ngày càng được nâng
cao, ý thức về lưu trữ không ngừng
được tăng cường” [9, tr. 73].
3. Kết luận
Các văn bản luật pháp lưu trữ các
nước và Trung Quốc đều công nhận
quyền sở hữu tài liệu của doanh nghiệp.
Đồng thời, quy định cụ thể các trường
hợp doanh nghiệp phải nộp tài liệu vào
lưu trữ Nhà nước bảo quản và việc xuất
khẩu, bán, cho, tặng tài liệu của doanh
nghiệp với một pháp nhân thứ hai phải
được sự đồng ý của cơ quan quản lý lưu
trữ Nhà nước. Trường hợp xuất khẩu tài
liệu của doanh nghiệp ra nước ngoài
phải có sự kiểm soát, cho phép của cơ
quan quản lý lưu trữ Nhà nước hoặc cơ
quan Hải quan. Việc tiêu hủy tài liệu của
doanh nghiệp phải được thông báo cho
cơ quan quản lý lưu trữ Nhà nước biết và
thẩm định. Xác định các khâu nghiệp vụ
lưu trữ trong doanh nghiệp và các hoạt
động lưu trữ của doanh nghiệp đều thuộc
đối tượng điều chỉnh của pháp luật lưu
trữ. Hệ thống pháp luật lưu trữ Trung
Quốc đã quy định cụ thể các nguyên tắc,
chế độ quản lý tài liệu của doanh nghiệp.
Quy định cụ thể về trách nhiệm của
doanh nghiệp trong việc quản lý, báo
cáo, bảo quản tài liệu lưu trữ của mình.
Đặt ra các đặc quyền của lưu trữ Nhà
nước đối với việc biết, ưu tiên mua,
trưng mua, thu thập đối với tài liệu
lưu trữ doanh nghiệp trong các trường
hợp cụ thể. Những tài liệu lưu trữ có ý
nghĩa quan trọng đối với quốc gia, địa
phương được lưu trữ Nhà nước xếp hạng
và thực hiện các biện pháp bảo quản, thu
mua để bảo quản trong các kho lưu trữ
Nhà nước. Quy định cụ thể về các quyền
và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với tài
liệu cho, tặng, ký gửi vào lưu trữ Nhà
nước, đặc biệt là quyền cho phép hay
không cho phép các cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác kể cả cơ quan Nhà nước trong
việc tiếp cận, khai thác các thông tin tài
liệu lưu trữ của doanh nghiệp nhất là tài
liệu chứa bí mật thương mại và bí mật
công nghệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thạch Đại Quyết (1999), Quyết định tăng cường công tác lưu trữ Nhà nước,
Nxb Lưu trữ Trung Quốc, Bắc Kinh (bản dịch tiếng Việt của Trung tâm Nghiên cứu
khoa học Lưu trữ - Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước Việt Nam dịch 4/2001)
2. Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (1960), Điều lệ công tác
phòng lưu trữ cơ quan, Nxb Lưu trữ Trung Quốc, Bắc Kinh (bản dịch tiếng Việt của
Trung tâm Nghiên cứu khoa học Lưu trữ - Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước Việt Nam
dịch 4/2001)
3. Cục Lưu trữ Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1990), Điều lệ tạm
thời công tác Viện lưu trữ huyện và Viện lưu trữ tỉnh, Nxb Lưu trữ Trung Quốc, Bắc
Kinh (bản dịch tiếng Việt của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Lưu trữ - Cục Văn
thư Lưu trữ Nhà nước Việt Nam dịch 4/2001)
4. Cục Lưu trữ Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1988), Luật lưu trữ
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 5-9-1987, Nxb Lưu trữ Trung Quốc, Bắc
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
75
Kinh (bản dịch tiếng Việt của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Lưu trữ - Cục Văn
thư Lưu trữ Nhà nước Việt Nam dịch 4/2001)
5. Cục Văn thư, lưu trữ Nhà nước Việt Nam (2001), Sơ lược về pháp chế Lưu trữ
các nước, Nxb Tổng Hợp, Hà Nội (bản dịch tiếng Việt của Trung tâm Nghiên cứu
khoa học Lưu trữ - Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước Việt Nam dịch 4/2001)
6. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1992), Những văn bản Pháp quy về lưu trữ
của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1980-1992, Nxb Bắc Kinh – Trung Quốc
(bản dịch tiếng Việt của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Lưu trữ - Cục Văn thư Lưu
trữ Nhà nước Việt Nam dịch 4/2001)
7. Ủy ban Kinh tế Nhà nước, Ủy ban Kỹ thuật cơ bản Nhà nước, Ủy ban Khoa
học Nhà nước và Cục Lưu trữ Nhà nước Trung Quốc (1980), Điều lệ công tác lưu
trữ khoa học kỹ thuật ban hành ngày 27/12/1980, Nxb Bắc Kinh, Trung Quốc (bản
dịch tiếng Việt của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Lưu trữ - Cục Văn thư Lưu trữ
Nhà nước Việt Nam dịch 4/2001)
8. Doãn Lực (2008), “Công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu lưu trữ hướng tới
công chúng để tăng cường phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở Trung
Quốc”, Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Việt Nam,
tháng 4/2008, tr. 4-11
9. Hoàng Cúc Yến (2008), “Các giải pháp để tài liệu lưu trữ hướng tới công
chúng phục vụ xã hội ở Quảng Đông”, Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế “Phát huy
giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước Việt Nam, tháng 4/2008, tr. 68-76
SOME RULES OF CHINESE LAW GOVERNING
ABOUT ENTERPRISE ARCHIVAL WORK
ABSTRACT
Archives in the enterprise are considered as valuable assets serving the business
activities of the enterprise and a historical heritage of the branches and economic
sectors of the locality and the nation. Therefore, in many countries, archives formed
in the operation of enterprises are concerned, supported and conserved by state
agencies. In parallel with the conservation, the States have issued specific
regulations on the management of corporate archives. In China, the State has
specific laws on the management of archives formed in the operation of enterprises.
Keywords: Law provisions on enterprise archives, legislation on business
hosting, manage corporate archives
(Received: 18/2/2020, Revised: 16/6/2020, Accepted for publication: 30/11/2020)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_quy_dinh_cua_phap_luat_trung_quoc_ve_quan_ly_cong_tac.pdf