Một số vấn đề kiểm sát viên lưu ý khi tham gia xét hỏi bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự về tội giết người

- Mục đích, động cơ tấn công nạn nhân của bị cáo: nhằm tước đoạt tính mạng hay gây thương tích? Trả thù hay nhằm phạm một tội khác? Thông thường bị cáo không thừa nhận mục đích tước đoạt tính mạng của người khác mà chỉ cố ý gây thương tích, cho nên, trong trường hợp đó, Kiểm sát viên phải đấu tranh với bị cáo, như chứng minh mục đích thông qua hành vi, công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội. - Nguyên nhân bị cáo thực hiện hành vi giết người: do mâu thuẫn hay vì lý do khác. - Hậu quả của hành vi phạm tội: ý chí và lý trí của bị cáo đối với hậu quả chết người? Việc khắc phục, bồi thường thiệt hại của bị cáo? Thái độ của bị cáo đối với hậu quả của tội phạm. Việc xác định hậu quả của tội phạm giúp Kiểm sát viên không chỉ xác định chính xác tội danh, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà còn có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại./.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề kiểm sát viên lưu ý khi tham gia xét hỏi bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự về tội giết người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát Xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự là một nội dung quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự, là hoạt động điều tra công khai tại phiên tòa của Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát. Mục đích việc xét hỏi tại phiên tòa nhằm kiểm tra đánh giá công khai những chứng cứ mà Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử. Đồng thời, việc xét hỏi tại phiên tòa còn nhằm mục đích tiếp tục thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm và người phạm tội, xác định những tình tiết buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Trên cơ sở kết quả xét hỏi tại phiên tòa, Kiểm sát viên sẽ quyết định việc luận tội đối với bị cáo, đề nghị quan điểm giải quyết vụ án hoặc rút quyết định truy tố. Do vậy, việc xét hỏi tại phiên tòa có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và đối với hoạt động công tố tại phiên tòa của Kiểm sát viên nói riêng. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS), một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai * Thạc sĩ, Trưởng phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội MỘT SỐ VẤN ĐỀ KIỂM SÁT VIÊN LƯU Ý KHI THAM GIA XÉT HỎI BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI VŨ ĐỨC HẠNH * Trên cơ sở kết quả xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, Kiểm sát viên sẽ quyết định việc luận tội đối với bị cáo, đề nghị quan điểm giải quyết vụ án hoặc rút quyết định truy tố. Do vậy, việc xét hỏi tại phiên tòa có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và đối với hoạt động công tố tại phiên tòa của Kiểm sát viên nói riêng. Bài viết phân tích những vấn đề Kiểm sát viên lưu ý khi tham gia xét hỏi bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự về tội giết người. Từ khóa: Xét hỏi, phiên tòa hình sự sơ thẩm, tội giết người, Kiểm sát viên. Based on questioning results at criminal first-instance trials, the Prosecutors shall decide the arraignment against defendants, either propose resolutions or revocate prosecution decision. Therefore, questioning at trials has a significant meaning during the process of settling criminal cases generally and for Prosecutors’ prosecuting activities at trials particularly. The paper analyzes some matters which Prosecutors need to pay attention when questioning defendants at first-instance trials about murder crime. Keywords: Questioning, first-instance trials, murder, Prosecutors. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KIỂM SÁT VIÊN LƯU Ý KHI THAM GIA XÉT HỎI... 20 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018 đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm là thực hiện việc xét hỏi (Điều 266). Đồng thời, theo quy định tại Điều 24 Quy chế Thực hành quyền công tố, Kiểm sát xét xử vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì xét hỏi tại phiên tòa là hoạt động công tố bắt buộc của Kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự. Yêu cầu chung của xét hỏi tại phiên tòa là phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Kiểm sát viên tham gia xét hỏi và hỏi từng người: Bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng theo quy định tại các điều 307, 309, 310, 311 BLTTHS. Để việc xét hỏi tại phiên tòa đem lại kết quả cao, đạt được mục đích đề ra đòi hỏi Kiểm sát viên phải tập trung nghiên cứu nắm vững các nội dung sau: Thứ nhất, phải nắm rõ các quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) liên quan đến việc xác định tội danh, khung hình phạt và đề nghị hình phạt đối với tội danh Viện kiểm sát đã truy tố đối với bị can, bởi lẽ đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự bao gồm những sự kiện và tình tiết khác nhau, mà mỗi sự kiện, mỗi tình tiết nói riêng cũng như toàn bộ vụ án, đều phải được nghiên cứu, làm sáng tỏ một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện và chính xác để chứng minh được những vấn đề như: dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan, lỗi chủ quan, năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chủ thể tội phạm, trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội phạm Vì vậy, yêu những yêu cầu Kiểm sát viên trước khi tham gia phiên tòa phải nắm vững được các quy định như: - Nắm vững các yếu tố cấu thành tội phạm, các đặc điểm pháp lý hình sự đặc trưng, điển hình của tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố đối với bị can và các tội phạm khác có cùng tính chất (có chung khách thể loại và giống nhau về một số biểu hiện của hành vi khách quan của tội phạm); các quy định tại phần chung của BLHS có ý nghĩa trong việc xác định tội danh như quy định về năng lực trách nhiệm hình sự, đồng phạm, quy định về các giai đoạn thực hiện tội phạm, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, quy định về các yếu tố loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các quy định về người dưới 18 tuổi phạm tội, những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội.v.v. - Nắm vững các quy định của BLHS làm căn cứ đề đề nghị hình phạt và giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như: Quy định về nguyên tắc xử lý (Điều 3); các quy định về hệ thống hình phạt (Điều 32); nội dung, điều kiện và phạm vi áp dụng của các hình phạt chính và hình phạt bổ sung (từ Điều 32 đến Điều 45); các quy định về các căn cứ quyết định hình phạt (Điều 50), về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 51), về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Điều 54), về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 52), về tái phạm, tái phạm VŨ ĐỨC HẠNH 21Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát nguy hiểm (Điều 53); các quy định về tổng hợp hình phạt: Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 55), tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 56); các quy định về quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Điều 57), quyết định hình phạt trong đồng phạm (Điều 58); các quy định về miễn hình phạt (Điều 59); án treo (Điều 65); các quy định về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 91), về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội (Các điều 98, 99, 100, 101), quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án tích (Điều 102, 103, 104, 105....). Thứ hai, Kiểm sát viên phải nắm vững kiến thức về chứng minh và chứng cứ. Bởi lẽ, việc xét hỏi tại phiên tòa về bản chất là một hoạt động chứng minh trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, là một hoạt động phức tạp, vừa mang tính lý luận, tính thực tiễn, đồng thời có tính quyết định trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự. Việc nhận thức đúng và đầy đủ lý luận về chứng minh và chứng cứ nói chung trong đó có quá trình chứng minh trong vụ án hình sự, sẽ bảo đảm cho hoạt động xét hỏi của Kiểm sát viên được khánh quan chính xác, không để lọt tội phạm, không làm oan, sai đối với người vô tội. Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa là một trong những cơ sở để Hội đồng xét xử kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, sử dụng chứng cứ, để chứng minh có hay không có hành vi phạm tội như cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố và là cơ sở để Kiểm sát viên luận tội. Thứ ba, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án trong giai đoạn truy tố, nghiên cứu kỹ hồ sơ kiểm sát trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để nắm thật chắc nội dung vụ án, những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, chứng cứ chứng minh các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, thủ tục tố tụng hình sự (TTHS) trong quá trình điều tra, truy tố và đặc biệt phải nắm được những tình tiết, những nội dung còn có mâu thuẫn, nghi ngờ, chưa rõ ràng để tiếp tục làm sáng tỏ khi xét xử, đồng thời phải phải chuẩn bị tốt đề cương xét hỏi, dự kiến được các vấn đề cần làm sáng tỏ đối với vụ án và các tình huống khác có thể phát sinh tại phiên tòa. Đề cương xét hỏi được xây dựng theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát. Nội dung của đề cương xét hỏi về nguyên tắc phải bao gồm những câu hỏi để xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người nhằm giải quyết khách quan, toàn diện vụ án. Trong quá trình xét hỏi, Kiểm sát viên có thể điều chỉnh đề cương xét hỏi để làm sáng tỏ những vấn đề phát sinh tại phiên tòa. Ngoài ra, để việc xét hỏi có hiệu quả, Kiểm sát viên cũng phải dự kiến được những vấn đề mà người bào chữa quan tâm và sẽ hỏi trong quá trình xét hỏi như vấn đề về thủ tục TTHS, thẩm quyền và thời hạn ban hành, giao nhận các văn bản TTHS, chứng cứ và đánh giá chứng cứ các MỘT SỐ VẤN ĐỀ KIỂM SÁT VIÊN LƯU Ý KHI THAM GIA XÉT HỎI... 22 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018 tình tiết định tội, định khung hình phạt, các tính tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức bồi thường thiệt hại nếu có.v.v. Thứ tư, tại phiên tòa, khi tham gia xét hỏi, do thời gian xét hỏi tại phiên tòa là không hạn chế nên Kiểm sát viên cần bình tĩnh xét hỏi, làm rõ từng vấn đề, từng bước làm sáng tỏ nội dung vụ án. Kiểm sát viên không được xét hỏi một cách qua loa, phiến diện, né tránh những vấn đề khó, đây sẽ là những nguyên nhân có thể dẫn đến oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Theo quy định tại Điều 307 BLTTHS, chủ tọa phiên tòa tiến hành xét hỏi trước, sau đó quyết định để những thành viên khác của Hội đồng xét xử (HĐXX), Kiểm sát viên xét hỏi. Do vậy, khi chủ tọa phiên tòa và các thành viên khác của HĐXX xét hỏi thì Kiểm sát viên phải chú ý lắng nghe, theo dõi, ghi chép để nắm vững nội dung lời khai của bị cáo và những người tham gia tố tụng. Kiểm sát viên đối chiếu với những câu hỏi của thành viên HĐXX, nếu thành viên HĐXX hỏi trùng với câu hỏi của Kiểm sát viên đã chuẩn bị trong đề cương xét hỏi và bị cáo, người tham gia tố tụng khác đã trả lời rõ thì cần đánh dấu (hoặc gạch bỏ) để không hỏi nữa. Nếu các thành viên HĐXXhỏi trùng với câu hỏi của mình nhưng bị cáo, người tham gia tố tụng khác trả lời chưa rõ thì cũng đánh dấu lại để hỏi lại cho rõ thêm. Kiểm sát viên cần chú ý chuẩn bị những câu hỏi để làm rõ các tình tiết mà HĐXX chưa hỏi, những tình tiết khó cần làm rõ trong vụ án. Khi người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, bị hại hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên cũng phải ghi chép lại các nội dung hỏi, trả lời của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác để so sánh, đối chiếu với các tài liệu chứng cứ khác xem có phù hợp, thống nhất không? Nếu thấy có mâu thuẫn thì Kiểm sát viên đề nghị HĐXX cho tiếp tục hỏi để làm rõ. Trong trường hợp vụ án có đồng phạm thì Kiểm sát viên nên lựa chọn bị cáo thành khẩn khai báo, lời khai phù hợp với các chứng cứ khác để hỏi trước, tạo tiền đề thuận lợi cho việc xét hỏi đối với những bị cáo khác. Khi xét hỏi bị cáo, Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án để có cơ sở bổ sung, đề xuất trong phần luận tội. Những câu hỏi cần làm rõ các vấn đề cần chứng minh tội phạm theo quy định của Điều 85 BLTTHS, như: Thời gian, địa điểm phạm tội, hành vi phạm tội cụ thể, động cơ, mục đích, lỗi của tội phạm; nguyên nhân dẫn đến việc bị cáo phạm tội; thiệt hại và việc khắc phục thiệt hại, vật chứng đã thu giữ, đã xử lý; công cụ, phương tiện đã sử dụng; có người đồng phạm hay không? vai trò của đồng phạm; nhân thân bị cáo, nhận thức của bị cáo về hành vi phạm tội.v.v. Khi hỏi, Kiểm sát viên phải đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và phải trực tiếp liên quan đến việc làm sáng tỏ các tình tiết, nội dung của vụ án, tránh các câu hỏi dài dòng khó hiểu gây khó khăn cho việc trả lời của bị cáo. Khi xét hỏi bị cáo, Kiểm sát viên cần chú ý các tình huống sau đây: VŨ ĐỨC HẠNH 23Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát - Tình huống bị cáo im lặng, không khai báo hoặc thay đổi lời khai so với lời khai tại Cơ quan điều tra thì Kiểm sát viên phải giải thích, thuyết phục để bị cáo suy nghĩ trả lời. Nếu bị cáo vẫn thể hiện thái độ cố tình không khai báo thì Kiểm sát viên căn cứ vào các tình huống đã dự kiến sẵn để nêu câu hỏi khác hoặc chuyển sang hỏi tiếp những người khác, sau đó có thể quay trở lại xét hỏi bị cáo cố tình không khai báo. - Tình huống bị cáo khai báo gian dối, ngoan cố, quanh co chối tội thì Kiểm sát viên bình tĩnh đặt những câu hỏi sắc bén, từng bước đấu tranh vạch trần hành vi phạm tội của bị cáo. Kiểm sát viên chỉ đề nghị HĐXX công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 308 BLTTHS: “a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố; b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố; c) Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố; d) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết”. Đối với các vụ án có đồng phạm, trường hợp cần thiết thì Kiểm sát viên đề nghị HĐXX cách ly các bị cáo khi xét hỏi để bảo đảm tính khách quan và tạo thuận lợi cho các bị cáo khai báo. Việc xét hỏi đối với bị cáo mà trước đó đã bị cách ly được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 309 BLTTHS. - Tình huống bị cáo hoặc người bào chữa xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới tại phiên tòa để gỡ tội thì Kiểm sát viên cần kiểm tra, xét hỏi về nguồn gốc, nội dung để có kết luận về tính hợp pháp và tính có căn cứ của chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó. Nếu chưa đủ điều kiện kết luận mà chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới đó có thể làm thay đổi nội dung, tính chất vụ án thì Kiểm sát viên đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để xác minh. - Tình huống cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án hoặc bị cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình thì Kiểm sát viên có thể đề nghị HĐXX quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan theo quy định tại Điều 313 BLTTHS. Kiểm sát viên có thể yêu cầu HĐXX triệu tập cán bộ điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên đến phiên tòa để hỏi rõ (hoặc đối chất) về việc có bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra, truy tố hay không. Kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên cần đặt câu hỏi chốt lại để bị cáo khẳng định lại lời khai của mình là trung thực, chính xác và tự xác định hành vi của mình là phạm tội; việc Viện kiểm sát truy tố theo nội dung cáo trạng là đúng đắn. Ví dụ: “Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo có thừa nhận việc truy tố, xét xử bị cáo về tội giết người theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 123 BLHS là đúng người, đúng tội hay không?”. Nếu bị cáo không thừa nhận thì có thể tiếp tục xét hỏi để làm rõ những phần không thừa nhận đó. Đối với bị cáo cố tình chối tội, không thừa nhận mà Kiểm sát viên đã xét hỏi kỹ thì có thể kết thúc phần xét hỏi. Trong quá trình tranh luận, đối đáp sau này, nếu thấy cần phải làm rõ thêm MỘT SỐ VẤN ĐỀ KIỂM SÁT VIÊN LƯU Ý KHI THAM GIA XÉT HỎI... 24 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018 vấn đề nào đó có liên quan đến vụ án thì Kiểm sát viên đề nghị HĐXX cho trở lại phần xét hỏi để tiếp tục xét hỏi bị cáo. Khi tham gia xét hỏi bị cáo, thái độ của Kiểm sát viên phải nghiêm túc, tư thế nghiêm trang, có thái độ đấu tranh không khoan nhượng với bị cáo nhưng luôn bình tĩnh, sáng suốt, không nóng nảy, không đe dọa bị cáo, không gây căng thẳng. Kiểm sát viên không cứng nhắc phụ thuộc hoàn toàn vào đề cương xét hỏi mà phải linh hoạt, chủ động nhanh nhạy đưa ra những câu hỏi phù hợp theo diễn biến của phiên tòa để đạt được nhiệm vụ buộc tội bị cáo. Đối với vụ án về tội giết người, ngoài những kỹ năng trên, KSV cần tập trung xét hỏi làm rõ các nội dung sau đây: - Hành vi giết người cụ thể của bị cáo như thế nào, như đâm, chém, vụt...; hành vi đó được bị cáo thực hiện như thế nào? Bao nhiêu lần? Tấn công vào phần nào trên cơ thể nạn nhân? Cường độ tấn công? Thương tích gì? Phản ứng của bị hại như thế nào? Phân tích đánh giá những yếu tố trên của hành vi giúp Kiểm sát viên có thể xác định được động cơ, mục đích tước đoạt tính mạng bị hại của bị cáo trong trường hợp bị cáo không thừa nhận mục đích giết người của mình. - Sau khi thực hiện hành vi tấn công bị cáo đã có những hành động gì: bỏ trốn, cất giấu hung khí, cấp cứu nạn nhân, đầu thú, tự thú, khắc phục hậu quả?... Những tình tiết này giúp Kiểm sát viên không chỉ nắm được toàn bộ diễn biến việc phạm tội mà còn đánh giá được thái độ của bị cáo sau khi thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở đánh giá khả năng cải tạo, giáo dục bị cáo ở mức độ nào để phục vụ việc đề nghị áp dụng hình phạt trong phần luận tội cho phù hợp và chính xác. - Bị cáo đã thực hiện hành vi giết người bằng công cụ, phương tiện gì, thủ đoạn gì? Kích cỡ, trọng lượng, hình dạng, đặc tính, nguồn gốc của công cụ, phương tiện trên? Thủ đoạn như thế nào: bỏ thuốc độc vào thức ăn, căng dây thép qua đường để nạn nhân đi xe máy vấp ngang cổ... Những nội dung này giúp Kiểm sát viên đánh giá, chứng minh được mục đích của bị cáo, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo, giáo dục bị cáo. - Mục đích, động cơ tấn công nạn nhân của bị cáo: nhằm tước đoạt tính mạng hay gây thương tích? Trả thù hay nhằm phạm một tội khác? Thông thường bị cáo không thừa nhận mục đích tước đoạt tính mạng của người khác mà chỉ cố ý gây thương tích, cho nên, trong trường hợp đó, Kiểm sát viên phải đấu tranh với bị cáo, như chứng minh mục đích thông qua hành vi, công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội. - Nguyên nhân bị cáo thực hiện hành vi giết người: do mâu thuẫn hay vì lý do khác... - Hậu quả của hành vi phạm tội: ý chí và lý trí của bị cáo đối với hậu quả chết người? Việc khắc phục, bồi thường thiệt hại của bị cáo? Thái độ của bị cáo đối với hậu quả của tội phạm. Việc xác định hậu quả của tội phạm giúp Kiểm sát viên không chỉ xác định chính xác tội danh, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà còn có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_kiem_sat_vien_luu_y_khi_tham_gia_xet_hoi_bi_ca.pdf