Một số vấn đề lý luận về tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay

Một là, cần khẳng định nghề luật sư là một nghề kinh doanh dịch vụ và là một nghề kinh doanh “đặc biệt” trong xã hội vì vậy tổ chức, hoạt động nghề nghiệp của luật sư được quy định để góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do vậy, hoạt động nghề nghiệp của TCHNLS cần được xây dựng trên những nguyên tắc là một nghề chuyên nghiệp, nghề tự do. TCHNLS cũng được quảng cáo dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư hợp tác với nhau để hình thành nên các TCHNLS ngày càng lớn mạnh và chuyên nghiệp; Hai là, cần tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu về luật sư tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ cũng như hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xét xử; Ba là, từng bước chuẩn hóa các tiêu chuẩn luật sư phù hợp với các yêu cầu, điều kiện cụ thể của sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhưng phải bảo đảm đáp ứng các chuẩn mực về mặt chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện hành nghề của luật sư và TCHNLS trong khu vực và trên thế giới; Bốn là, nâng cao vai trò tự quản của TCHNLS, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với TCHNLS; Năm là, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản điều chỉnh nghề luật sư, tổ chức và hoạt động của TCHNLS, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho nghề luật sư Việt Nam phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế. Mặt khác, cần thể chế hóa phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế về hoạt động giữa TCHNLS Việt Nam với cá nhân, với TCHNLS các nước trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng cơ chế pháp lý cho việc tham gia ngày càng nhiều hơn của luật sư và TCHNLS trong đàm phán thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài và soạn thảo, ký kết các hiệp định song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước17.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận về tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 21 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trần Văn Công1 Tóm tắt: Nghề luật sư có những đặc thù riêng không giống như các nghề kinh doanh, thương mại đó là không lấy điểm xuất phát và không dựa vào vốn mà dựa vào kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề của luật sư. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Trong hành nghề luật sư, để hỗ trợ giúp đỡ nhau, để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu và uy tín trước khách hàng các luật sư có thể hợp tác với nhau thành các tổ chức hành nghề luật sư nhất định. Nội dung bài viết phân tích làm sáng tỏ một số khía cạnh, phương diện cơ bản về các vấn đề: (1) Khái niệm, đặc điểm và chức năng của tổ chức hành nghề luật sư; (2) Địa vị pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật Việt Nam hiện nay; (3) Định hướng chung nhằm hoàn thiện pháp luật về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam. Từ khóa: Pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, địa vị pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, định hướng hoàn thiện pháp luật về luật sư. Nhận bài:18/07/2018; Hoàn thành biên tập: 25/07/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018. Abstract: Lawyer has its own unique characteristics, unlike business and commercial, it does not have a starting point and does not base on capital, but on the legal knowledge and practicing skills. The professional activity of a lawyer is to practice independently and take personal responsibility. In the practice of lawyers, to assist each other, in order to improve their ability to meet the need and prestige of clients, lawyers can cooperate with certain lawyer organizations. The article is about the following issues: (1) The concepts, characteristics and functions of the law-practising organization; (2) The legal position of law-practicing organization in accordance with Vietnamese law at present; 3) General orientations for improving the law on lawyers and law-practising organization in Vietnam. Keywords: Law on law-practising organization, law-practising organization, legal position of law-practising organization, orientations for improving law-practising organization. Date of receipt:18/07/2018; Date of revision: 25/07/2018; Date of approval: 26/07/2018. 1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của tổ chức hành nghề luật sư 1.1. Khái niệm tổ chức hành nghề luật sư Có rất nhiều quan điểm cho rằng tổ chức hành nghề luật sư (TCHNLS) là “một loại hình tổ chức nghề nghiệp do Nhà nước cho phép thành lập, được hình thành theo quy định của pháp luật, để hỗ trợ Chính phủ trong lĩnh vực hoạt động tư pháp. Muốn trở thành luật sư thành viên của tổ chức hành nghề luật sư phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện do pháp luật quy định. Hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức hành nghề luật sư đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư”. Có quan điểm khác lại cho rằng TCHNLS là: Tổ chức hành nghề luật sư là loại hình doanh nghiệp đặc thù, do một hoặc nhiều luật sư đủ điều kiện theo luật định thành lập hoặc tham gia thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Các ý kiến trên đều có các hạt nhân hợp lý. Tuy nhiên, chưa phản ánh được đầy đủ các yếu tố về bản chất của mô hình TCHNLS bởi nếu cho rằng TCHNLS đặt dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật 1 Thạc sỹ, Nghiên cứu sinh, Khoa Luật, Học viện Khoa học xã hội. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 22 sư mà chưa quan tâm đến hoạt động tự quản của TCHNLS theo điều lệ công ty (trường hợp TCHNLS là công ty luật) và theo quy ước tự thỏa thuận của luật sư (trường hợp TCHNLS là VPLS) là chưa bao hàm các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế, dịch vụ, v.vphát sinh trong quá trình hoạt động của TCHNLS hoặc chưa bao quát được tính hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực hoạt động tư pháp hay nói cách khác là chưa bao hàm nhiệm vụ bổ trợ tư pháp của TCHNLS mà đề cập sâu về chức năng kinh doanh của TCHNLS theo ngành nghề kinh doanh có điều kiện và mục tiêu là lợi nhuận giống như các loại hình công ty kinh doanh thông thường. Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, nhiều nước trên thế giới hiện đã và đang có xu hướng đa dạng hóa hình thức tổ chức hành nghề luật sư để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Mỹ, Australia, Anh, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan). Ngoài hình thức công ty luật hợp danh mang tính truyền thống, pháp luật của các nước đó còn quy định về loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn2. Có thể thấy quy định pháp luật của các nước phát triển hình thức tổ chức hành nghề luật sư phổ biến là: Văn phòng luật sư và hành nghề độc lập (sole practitioner/principal) và Công ty luật hợp danh (partnership). Một số nước như Pháp, Canada, Bỉ, Singapore, Thái Lan, Đức hình thức hành nghề luật sư ở các nước này tương đối đa dạng, không bắt buộc phải hành nghề dưới một hình thức nhất định. Bên cạnh hình thức hợp danh, luật sư có thể lựa chọn các hình thức kinh doanh thông thường như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh. Ngoài ra, luật sư có thể hành nghề độc lập mà không cần thành lập văn phòng hoặc công ty. Các nước như Argentina, Hoa Kỳ, Anh, Singapore, v.v..., còn cho phép luật sư làm thuê. Khách hàng mà luật sư làm thuê, họ vừa là chủ nhưng cũng là khách hàng duy nhất của luật sư. Tuy nhiên, về mặt nghiệp vụ, luật sư làm thuê vẫn hành nghề độc lập mà không bị chi phối bởi người chủ. Trong nghiên cứu khoa học pháp lý, việc đưa ra khái niệm tổ chức hành nghề luật sư là việc làm tương đối khó khăn và còn nhiều tranh luận. Bài viết này đưa ra khái niệm tổ chức hành nghề luật sư chỉ mang tính quy ước, quy định chung để có một cách hiểu thống nhất và được thể hiện trên các mặt như sau: (1) Tổ chức hành nghề luật sư là một loại hình tổ chức nghề nghiệp do Nhà nước cho phép thành lập, được hình thành theo quy định của Chính phủ. Muốn trở thành luật sư thành viên của tổ chức hành nghề luật sư phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo pháp luật quy định. Hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức hành nghề luật sư đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; (2) Tổ chức hành nghề luật sư là một bộ phận của tổ chức xã hội- nghề nghiệp của luật sư được thành lập để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho luật sư, giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, thực hiện quản lý hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật; (3) Hoạt động tự quản của tổ chức hành nghề luật sư là hoạt động nhân danh chính tổ chức của mình để tham gia quản lý luật sư. Trong một số trường hợp do pháp luật quy định, tổ chức hành nghề luật sư hoạt động nhân danh và đại diện của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư của mình. Nhà nước thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và bảo hộ cho tổ chức hành nghề luật sư bằng việc cho phép tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức này. Từ những phân tích trên đây, tác giả đưa ra khái niệm TCHNLS là: “Mô hình tổ chức hoạt động nghề nghiệp của luật sư, do các luật sư đủ điều kiện thành lập hoặc tham gia liên doanh, liên kết thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Luật sư, Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Khái niệm về TCHNLS này không chỉ khẳng định TCHNLS là mô hình hoạt động có 2 Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp, Dự án luật về luật sư so sánh với pháp luật của một số nước, Nxb. Tư pháp, Hà nội, 2006, tr.85-86. Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 23 tư cách pháp nhân, mà còn đặt cơ sơ lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hành nghề luật sư hiện nay. 1.2. Đặc điểm của tổ chức hành nghề luật sư Xuất phát từ bản chất, vị trí, vai trò của nghề luật sư TCHNLS có các đặc điểm như sau: TCHNLS không có đăng ký vốn pháp định: TCHNLS không lấy điểm xuất phát là vốn và cũng không dựa vào vốn mà dựa vào kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề của luật sư, và uy tín của tổ chức hành nghề luật sư. TCHNLS có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tư cách pháp nhân: TCHNLS do luật sư thành lập hợp pháp, tập hợp được nhiều người có cùng chung mục đích, lợi ích và cùng hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện mục đích chung. TCHNLS có phương thức tổ chức và hoạt động mang tính tự quản: TCHNLS có nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm sự độc lập, tự do trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư, hoạt động bình quyền, bình đẳng với các cơ quan bảo vệ pháp luật. TCHNLS không chỉ thực hiện các chức năng kiểm tra, giám sát đối với từng luật sư của tổ chức mà còn đại diện chung cho quyền lợi của họ trên các lĩnh vực trong hoạt động hành nghề. TCHNLS có nguyên tắc quản lý đặc thù riêng: nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước với vai trò tự quản, nguyên tắc tuân thủ pháp luật, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. TCHNLS đăng ký hoạt động tại cơ quan tư pháp: khác với việc đăng ký kinh doanh của công ty thông thường, TCHNLS đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở chính hoạt động. 1.3. Chức năng của tổ chức hành nghề luật sư Tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam dù được tổ chức và hoạt động dưới hình thức nào (văn phòng luật sư hoặc công ty luật), là TCHNLS trong nước hay TCHNLS nước ngoài tại Việt Nam đều phải tuân thủ theo một chế định pháp luật đặc thù, hoạt động độc lập theo pháp luật luật sư, pháp luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hoạt động của TCHNLS về bản chất vẫn theo nguyên tắc hoạt động của luật sư. TCHNLS là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức và suy cho cùng là bảo vệ quyền con người. TCHNLS có các chức năng cơ bản sau: (1) Chức năng hoạt động tham gia tố tụng; (2) Chức năng tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác; (3) Chức năng nhận người tập sự hành nghề luật sư và hướng dẫn kỹ năng hành nghề luật sư; (4) Chức năng quản lý tự quản; (5) Chức năng phổ biến, tuyên truyền pháp luật; (6) Chức năng kinh doanh của tổ chức hành nghề luật sư; (7) Chức năng tham gia vào các hoạt động xã hội khác. 2. Địa vị pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật Việt Nam 2.1. Địa vị pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư TCHNLS tại Việt Nam là tổ chức có tư cách pháp nhân, có tên gọi, con dấu và tài khoản riêng, có vai trò, vị trí quyền và nghĩa vụ hoàn toàn độc lập với Đoàn luật sư, Liên đoàn luật sư Việt Nam nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. TCHNLS đại diện cho các luật sư trong tổ chức nghề nghiệp của mình; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các luật sư thành viên; thực hiện một số chức năng quản lý luật sư và hành nghề luật sư được pháp luật quy định nhằm thúc đẩy việc thực thi sứ mạng của luật sư; hỗ trợ phát triển nghề luật sư nhằm tăng cường vai trò của luật sư trong xã hội. TCHNLS tại Việt Nam hiện nay có hai hình thức phổ biến đó là: Văn phòng luật sư và Công ty luật3. - Văn phòng luật sư (VPLS) là TCHNLS do một luật sư thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật 3 Xem thêm Điều 32, Luật Luật sư sửa đổi năm 2012. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 24 sư thành lập là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng cũng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng. Về cơ cấu tổ chức của mô hình này gần giống như cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân; - Công ty luật bao gồm: Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư4. Công ty luật hợp danh là TCHNLS có ít nhất là từ hai luật sư thành lập trở lên. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn. Xét về cơ cấu tổ chức thì hình thức tổ chức này gần giống như Công ty liên danh, nhưng ở đây không có thành viên góp vốn mà các thành viên là những luật sư cùng hợp danh để hoạt động. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là TCHNLS do ít nhất hai luật sư thành lập. Về cơ cấu tổ chức, mô hình này gần giống như loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn thông thường, tuy nhiên khác nhau ở chỗ Công ty luật thì các thành viên sáng lập phải là luật sư có đủ điều kiện thành lập công ty theo quy định . Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là TCHNLS do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu. Luật sư làm chủ sở hữu Công ty là Giám đốc công ty và cũng là đại diện theo pháp luật của Công ty. Về cơ cấu tổ chức thì mô hình này gần giống như cơ cấu của loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thông thường. TCHNLS được pháp luật về luật sư và pháp luật liên quan công nhận là hoạt động hợp pháp sau khi đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương và được cấp giấy đăng ký hoạt động hợp pháp. Người có đủ tiêu chuẩn là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư muốn được hành nghề luật sư phải có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư5. VPLS có tên gọi riêng, tên của VPLS do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng tên với VPLS, Công ty luật khác hoặc gây nhầm lẫn với tên của TCHNLS (VPLS, công ty luật) khác đã được đăng ký hoạt động, tên VPLS không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc6. Tên bằng tiếng Việt của VPLS bao gồm hai thành tố đó là: i/ VPLS có hình thức tổ chức và hoạt động như doanh nghiệp tư nhân theo luật doanh nghiệp); ii/ Tên riêng, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Mặt khác, tên VPLS có thể thêm bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của văn phòng có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Trong trường hợp tên bằng tiếng nước ngoài của phải được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của văn phòng tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của văn phòng hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành; Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài. Tên của VPLS phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện của 4 Xem thêm Điều 33, Luật Luật sư sửa đổi năm 2012. 5 Xem thêm: Điều 10 và Điều 11, Luật Luật sư năm 2006. 6 Khoản 2, Điều 32, Luật Luật sư năm 2006. Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 25 VPLS. Tên VPLS phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do VPLS phát hành7. Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc8. Như vậy tên tiếng Việt của công ty luật bao gồm: i/ Loại hình đối với công ty luật TNHH, tên của công ty được viết là “công ty luật trách nhiệm hữu hạn” nếu là công ty luật TNHH có ít nhất hai thành viên là luật sư thành lập và công ty luật TNHH một thành viên nếu công ty chỉ do một luật sư thành lập thì viết là “Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên”; đối với công ty luật hợp danh được viết là “công ty luật hợp danh”; ii/ Tên riêng của công ty luật được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, và bao gồm cả các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Công ty luật có thể thêm bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt tương tự như tên của VPLS bằng tiếng nước ngoài; Tên của công ty luật được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty. Ngoài ra tên công ty luật được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty luật phát hành9. TCHNLS được khắc con dấu và sử dụng con dấu của mình theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu10. TCHNLS có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình, đồng thời tuân thủ theo quy định tại Điều 44, Luật doanh nghiệp năm 201411. Về nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin bao gồm: i/ Tên của TCHNLS; ii/Mã số thuế của TCHNLS (tức mã số doanh nghiệp-theo luật doanh nghiệp). Trước khi sử dụng con dấu, TCHNLS có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký hoạt động là Sở tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu TCHNLS phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu hoặc theo Điều lệ công ty luật nếu có thỏa thuận khác. Con dấu của TCHNLS được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu12. TCHNLS được đăng ký mở tài khoản riêng cho TCHNLS của mình. Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại: Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng thương mại, v.v và được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 12 và Điều 14 của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 do Ngân hàng Nhà nước ban hành về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán13. 2.2. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư Theo Luật Luật sư năm 2006, các quyền của TCHNLS được thể hiện như sau: “Thực hiện dịch vụ pháp lý; Nhận thù lao từ khách 7 Xem thêm: Điều 38 và Điều 40, Luật Doanh nghiệp 2014. 8 Khoản 5, Điều 34, Luật Luật sư năm 2006. 9 Xem thêm: Điều 38, Luật doanh nghiệp năm 2014. 10 Xem thêm: Khoản 5, Điều 8, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP, ngày 14/10/2013 của Chính phủ. 11 Xem thêm: Điều 44, Luật doanh nghiệp năm 2014. 12 Xem thêm: Điều 12,13,14 và 15, Nghị định số: 96/2015/NĐ-CP, ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu. 13 Xem thêm: Điều 12 và Điều 14, Thông tư số: 23/2014/TT-NHNN, ngày 19-08-2014 của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 26 hàng; Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư; Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước; Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài; Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Luật Luật sư sửa đổi năm 2012, bổ sung thêm quyền cho TCHNLS là: “Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu”. Quy định này nhằm huy động một cách sâu rộng vai trò và sự đóng góp quan trọng của TCHNLS đối với công cuộc cải cách tư pháp, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, và tạo điều kiện để nâng cao vị trí, vai trò của TCHNLS. Văn phòng luật sư, công ty luật ngoài việc thành lập chi nhánh trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài thì còn được thành lập văn phòng giao dịch trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tạo mọi thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp luật sư. Nghĩa vụ của TCHNLS được quy định cụ thể tại Điều 40, Luật Luật sư năm 2006. Theo đó, TCHNLS có các nghĩa vụ sau: “(1) Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động; (2) Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng; (3) Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư; (4) Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí; (5) Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác; (6) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; (7) Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; (8) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra; (9) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”14. Luật Luật sư sửa đổi năm 2012 đã bổ sung thêm các nghĩa vụ sau: “(9) Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư; (10) Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho Luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; (11) Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật”15. Việc sửa đổi và bổ sung thêm như trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người thực tập luật sư được tập sự hành nghề luật sư, giám sát quá trình tập sự hành nghề của người tập sự hành nghề luật sư. Mặt khác, nhằm nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của TCHNLS. Và như vậy, các quy định này sẽ nâng cao vai trò tự quản của TCHNLS. Địa điểm hành nghề của TCHNLS thường là trụ sở của tổ chức nên cần được quan tâm đến các yếu tố như sau: (1) Phải đảm bảo một cách tương đối yêu cầu của khách hàng là cần được kín đáo, yên tĩnh, có an ninh tốt. Vì thế, trong các quy định về điều kiện thành lập TCHNLS, các Nhà lập pháp cần nên quy định rõ các tiêu chí như về diện tích tối thiểu, về vị trícủa một Văn phòng, một Công ty luật; (2) Phải đảm bảo môi trường xung quanh tương đối nghiêm túc, không phức tạp, huyên náo. Vì vậy, pháp luật về luật sư cũng cần có sự điều chỉnh hợp lý về vấn đề cụ thể nói trên. 3. Định hướng chung để hoàn thiện pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị“về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư 14 Điều 40, Luật Luật sư năm 2006. 15 Mục 17, Điều 40, Luật Luật sư sửa đổi năm 2012. Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 27 pháp trong thời gian tới”16 đã đề ra những định hướng rất quan trọng đối với việc xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của luật sư cho phù hợp với tình hình mới của đất nước trước xu hướng phát triển và hội nhập. Để đưa được các quan điểm chỉ đạo đó trở thành hiện thực đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản trong đó phải kể đến các biện pháp về đổi mới nhận thức, đổi mới về công tác tổ chức, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của TCHNLS. Do vậy hoàn thiện pháp luật về TCHNLS tại Việt Nam hiện nay là nhu cầu tất yếu, khách quan và quá trình thực hiện đòi hỏi những vấn đề như sau: Một là, cần khẳng định nghề luật sư là một nghề kinh doanh dịch vụ và là một nghề kinh doanh “đặc biệt” trong xã hội vì vậy tổ chức, hoạt động nghề nghiệp của luật sư được quy định để góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do vậy, hoạt động nghề nghiệp của TCHNLS cần được xây dựng trên những nguyên tắc là một nghề chuyên nghiệp, nghề tự do. TCHNLS cũng được quảng cáo dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư hợp tác với nhau để hình thành nên các TCHNLS ngày càng lớn mạnh và chuyên nghiệp; Hai là, cần tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu về luật sư tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ cũng như hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xét xử; Ba là, từng bước chuẩn hóa các tiêu chuẩn luật sư phù hợp với các yêu cầu, điều kiện cụ thể của sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhưng phải bảo đảm đáp ứng các chuẩn mực về mặt chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện hành nghề của luật sư và TCHNLS trong khu vực và trên thế giới; Bốn là, nâng cao vai trò tự quản của TCHNLS, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với TCHNLS; Năm là, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản điều chỉnh nghề luật sư, tổ chức và hoạt động của TCHNLS, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho nghề luật sư Việt Nam phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế. Mặt khác, cần thể chế hóa phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế về hoạt động giữa TCHNLS Việt Nam với cá nhân, với TCHNLS các nước trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng cơ chế pháp lý cho việc tham gia ngày càng nhiều hơn của luật sư và TCHNLS trong đàm phán thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài và soạn thảo, ký kết các hiệp định song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước17./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2011), Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Hà Nội. 2. Liên đoàn luật sư Việt Nam, Báo cáo số 01/BC-LĐLSVN, ngày 12/01/2018, về tổ chức, hoạt động năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Bốn (2016), Ba năm thi hành luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư, kết quả, hạn chế và kiến nghị, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số: 10 (245) – 2016. 4. Phan Trung Hoài (2003), Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 16 Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội, năm 2002. 17 Phan Trung Hoài (2003),“Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam hiện nay”, Học viện chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.162-163.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_ly_luan_ve_to_chuc_hanh_nghe_luat_su_o_viet_na.pdf
Tài liệu liên quan