Một số vấn đề về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái bằng pháp luật hình sự Việt Nam
Thứ ba, pháp luật hình sự cần có văn
bản hướng dẫn áp dụng cụ thể, rõ ràng
hơn về hành vi khách quan của tội phá
thai trái phép theo quy định tại Điều
316. Điều luật hiện chỉ đang quy định
khá đơn giản: “Người nào thực hiện việc
phá thai trái phép cho người khác ”. Quy
định như trên có thể dẫn đến cách hiểu
không thống nhất rằng hành vi phá thai
trái phép chỉ là hành vi được thực hiện
bởi người không có đủ điều kiện hoặc ở
cơ sở y tế không có thẩm quyền phá thai,
còn trường hợp phá thai không đảm bảo
quy trình, kỹ thuật chuyên môn gây thiệt
hại tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khoẻ của thai phụ cũng
không phạm tội này. Như vậy, để làm rõ
hành vi khách quan của tội này, cần có
văn bản hướng dẫn theo hướng hành vi
phá thai trái phép là hành vi thỏa mãn
của hai trường hợp nêu trên.
Tóm lại, việc quy định về trách nhiệm
hình sự và hình phạt đối với các hành vi
xâm hại đến phụ nữ và trẻ em gái trong
pháp luật hình sự là một trong những cách
thức hiệu quả để bảo vệ những đối tượng
này trong xã hội. Với những đề xuất nêu
trên, nhóm tác giả hi vọng sẽ góp phần
hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung và
các quy định liên quan đến phụ nữ và trẻ
em gái nói riêng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái bằng pháp luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23Số 04 - 2020 Khoa học Kiểm sát
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI...
BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
PHAN THỊ THU LÊ*- HOÀNG HẢI YẾN**
Bài viết phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trên phương diện
bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; qua đó, các tác giả đưa
ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của pháp luật hình sự để bảo vệ tốt hơn nữa các đối tượng này.
Từ khóa: Pháp luật hình sự, bảo vệ, phụ nữ và trẻ em gái.
Ngày nhận bài: 28/3/2020; Biên tập xong: 05/5/2020; Duyệt đăng: 09/6/2020.
The article analyzes the provisions of Vietnam’s criminal law in terms of ensuring
the legal rights and interests of women and girls. Thereby, the authors propose some
recommendations to complete and improve the effectiveness of the application of
criminal law provisions to better protect these subjects.
Keywords: Criminal law, protection, women and girls.
1. Các quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam thể hiện sự bảo vệ quyền
của phụ nữ và trẻ em gái
Trong cuốn Bách khoa toàn thư thế
giới về phụ nữ: Những vấn đề và tri thức
toàn cầu về phụ nữ1 được xuất bản năm
2000, tập thể nhóm tác giả Charlotte
Bunch và Samantha Frost trong phần
viết “Giới thiệu về các quyền con người
của phụ nữ” đã chỉ ra: “Quyền con người
của phụ nữ là một thuật ngữ để chỉ các
quyền của phụ nữ với tư cách là một con
người và được xem xét thông qua lăng kính
giới. Theo đó, quyền con người của phụ nữ
được xem là tất cả các quyền con người
mà nhân loại tiến bộ thừa nhận và có thêm
những quyền mang đặc thù giới nữ”2. Mặc
1 Charlotte Bunch and Samantha Frost (2000), Inter
International Encyclopedia of Women: Global Women’s
Issues and Knowledge, “Women’s human rights: An
introduction”, Routledge, 2000, p.15
2 Xem Trần Thị Hồng Lê, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam, Luận
án Tiến sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016
dù pháp luật hình sự Việt Nam không
có quy định riêng biệt để bảo vệ quyền
của phụ nữ và trẻ em gái mà chỉ ghi
nhận chung dưới danh nghĩa quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân nhưng cũng đã có một số quy
định đặc thù thể hiện sự chuyên biệt
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của những đối tượng này. 3
Tại Phần chung của Bộ luật hình sự
(BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) nổi bật lên một số quy định như:
Điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS quy định
“phạm tội đối với người dưới 16 tuổi,
phụ nữ có thai” là một tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự (TNHS). Nghị quyết
số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
* Tiến sĩ, Khoa Pháp luật hình sự và Kiểm sát hình
sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
** Thạc sĩ, Khoa Pháp luật hình sự và Kiểm sát hình
sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI...
24 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2020
cao hướng dẫn áp dụng tình tiết này đối
với những trường hợp phạm tội do lỗi cố
ý, không phụ thuộc vào việc người phạm
tội có nhận biết được nạn nhân có thai hay
không. Bên cạnh đó, điểm l khoản 1 Điều
51 BLHS lại quy định “người phạm tội là
phụ nữ có thai” là một tình tiết giảm nhẹ
TNHS. Dưới góc độ xác định TNHS, đây
là hai quy định thể hiện chính sách hình
sự đặc biệt đối với các vụ án có người
phạm tội và bị hại là phụ nữ, đặc biệt là
phụ nữ có thai.
Đối với việc áp dụng và thi hành hình
phạt, BLHS cũng có những quy định có
tính khoan hồng đối với người phạm tội,
người bị kết án là phụ nữ có thai là đang
nuôi con nhỏ. Điều 40 BLHS quy định
không áp dụng và không thi hành hình
phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai và
nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Trong
trường hợp không thi hành hình phạt tử
hình đối với những đối tượng này, hình
phạt tử hình được chuyển thành tù chung
thân. Điều 67 BLHS quy định về hoãn
chấp hành hình phạt tù cho phép người
bị xử phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang
nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn
cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Tương
tự, Điều 68 BLHS quy định nếu trường
hợp này xảy ra khi người phạm tội đang
chấp hành hình phạt tù thì sẽ được tạm
đình chỉ việc chấp hành cho đến khi con
đủ 36 tháng tuổi. Như vậy, có thể thấy đây
là những quy định thể hiện tính nhân đạo
cao cả, thể hiện sự đánh giá đúng vai trò
và tầm quan trọng đối với thiên chức làm
mẹ của phụ nữ.
Tại Phần các tội phạm của BLHS, các
quy định về tội danh và khung hình phạt
cũng có những nội dung liên quan đến
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ
nữ và trẻ em gái như:
Điều 124 BLHS quy định tội giết hoặc
vứt bỏ con mới đẻ với dấu hiệu đặc biệt
của chủ thể là phụ nữ vừa mới sinh con
trong vòng 7 ngày tuổi. Do đó, tội danh và
khung hình phạt đối với hành vi này nhẹ
hơn rất nhiều so với tội giết người. Bản
chất của hành vi giết con mới đẻ là hành
vi giết người với tình tiết tăng nặng định
khung là “giết người dưới 16 tuổi”. Nếu
áp dụng quy định về tội giết người ở Điều
123 với tình tiết tăng nặng định khung là
giết người dưới 16 tuổi thì người phạm tội
có thể phải chịu khung hình phạt cao nhất
là tử hình (loại tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng). Tuy nhiên, Điều 124 BLHS lại quy
định mức hình phạt cao nhất chỉ đến 02
năm tù (loại tội phạm ít nghiêm trọng) đối
với người phụ nữ có hành vi giết đứa con
mình vừa sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi.
Sở dĩ có sự khác biệt về tội danh và khung
hình phạt như vậy là bởi người phụ nữ
mới sinh nở thường có những bất ổn về
tâm lý, hành vi dễ lệch lạc, cộng thêm áp
lực do “ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng
lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan
đặc biệt” nên có thể thực hiện hành vi giết
con mình trong trạng thái tinh thần kém
minh mẫn. Các hoàn cảnh khách quan
đặc biệt hoặc ảnh hưởng nặng nề của tư
tưởng lạc hậu đối với phụ nữ trong những
trường hợp này có thể là: khiếp sợ trước
dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ
con ngoài giá thú hoặc trước sự đối xử
khắc nghiệt của nhà chồng do đẻ nhiều
con gái; đứa trẻ sinh ra có dị dạng31...
3 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (1986),
PHAN THỊ THU LÊ - HOÀNG HẢI YẾN
25Số 04 - 2020 Khoa học Kiểm sát
Việc quy định riêng về tội danh này đối
với phụ nữ chính là sự thể hiện sâu sắc
của chính sách nhân đạo, khoan hồng và
nguyên tắc phân hóa TNHS của pháp luật
hình sự Việt Nam.
Bên cạnh đó, BLHS cũng quy định rất
nhiều điều luật để bảo vệ quyền tự do và
an toàn về tình dục của phụ nữ và trẻ em
gái bao gồm: Tội hiếp dâm (Điều 141), Tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142),
Tội cưỡng dâm (Điều 143), Tội cưỡng dâm
người từ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 144),
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi (Điều 145). Mặc dù các
điều luật trên không quy định trực tiếp
nạn nhân là phụ nữ hoặc trẻ em gái nhưng
theo cách hiểu truyền thống về hành vi
giao cấu41, nạn nhân của hành vi giao cấu
chỉ có thể là phụ nữ và trẻ em gái. Do
đó, các quy định này vẫn hướng tới việc
bảo vệ quyền tự do, an toàn về tình dục
của phụ nữ và trẻ em gái mặc dù không
mặc định nạn nhân phải là phụ nữ. Ngoài
Nghị quyết 04/ HĐTP ngày 19/11 hướng dẫn áp dụng
một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật
Hình sự, Hà Nội.
4 Hành vi giao cấu hiện vẫn được hiểu theo hướng
dẫn tại Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số
329/HS2 ngày 11/5/1967 là “sự cọ sát trực tiếp dương
vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ
môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm
nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh
hay không”.
Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-
HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng thẩm phán
TANDTC cũng giải thích: “Giao cấu quy định tại
khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều
143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ
luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh
dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ
xâm nhập nào”.
những hành vi trực tiếp xâm hại về tình
dục, những hành vi khác dẫn đến tổn hại
quyền tự do và an toàn tình dục của phụ
nữ và trẻ em gái cũng được BLHS quy
định là tội phạm và trừng phạt nghiêm
khắc như: Tội chứa mại dâm (Điều 327),
Tội môi giới mại dâm (Điều 328), Tội mua
dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329). Tuy
các hành vi này có thể không trực tiếp
tước đoạt quyền tự do, an toàn về tình dục
của phụ nữ và trẻ em gái nhưng đã thể
hiện việc coi cơ thể con người nói chung
và phụ nữ, trẻ em gái nói riêng như hàng
hóa, đã chà đạp nghiêm trọng nhân phẩm
và mang tính bóc lột họ5 2.
BLHS năm 2015 cũng lần đầu tiên tội
phạm hóa hành vi tổ chức mang thai hộ vì
mục đích thương mại. Việc tổ chức mang
thai hộ vì mục đích thương mại chính là
một hình thức kinh doanh cơ thể phụ nữ,
do đó việc quy định hình phạt nghiêm
khắc đối với tội phạm này cũng là quy
định thể hiện rõ nét quan điểm của pháp
luật hình sự Việt Nam đối với những
hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của phụ nữ.
Ngoài ra, Điều 316 BLHS cũng quy
định về tội phá thai trái phép nếu gây tổn
hại tính mạng, sức khỏe, sức khỏe sinh sản
và khả năng làm mẹ của người phụ nữ thì
người phạm tội cũng có thể phải chịu mức
hình phạt lên đến 15 năm tù. Pháp luật
Việt Nam không ngăn cấm việc phá thai.
Tuy nhiên, vì hành vi này làm ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản,
thậm chí tính mạng người mang thai nên
hoạt động này phải được cấp phép theo
5 Xem Trần Thị Hồng Lê, Tlđd
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI...
26 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2020
quy định và tiêu chuẩn chặt chẽ của Bộ Y
tế. Bác sĩ, cán bộ y tế thực hiện việc phá
thai cũng phải tuân thủ đủ tiêu chuẩn và
các quy trình chuyên môn theo quy định
của Nhà nước và thực hiện tại những cơ
sở y tế được cấp phép. Do đó, quy định
này cũng nhằm bảo vệ tính mạng và sức
khỏe đối với người phụ nữ.
Một số tội phạm khác được quy định
trong BLHS cũng gián tiếp thể hiện việc
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của phụ nữ và trẻ em gái như:
BLHS quy định tình tiết “phạm tội đối
với phụ nữ có thai” hoặc tình tiết “phạm
tội đối với phụ nữ mà biết là có thai” hoặc
tình tiết “đối với người đang nuôi con
dưới 12 tháng tuổi” là tình tiết định khung
tăng nặng hình phạt ở rất nhiều tội phạm:
điểm c khoản 1 Điều 123. Tội giết người;
điểm c khoản 1 Điều 134. Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của
người khác; điểm a khoản 2 Điều 140. Tội
hành hạ người khác; điểm d khoản 2 Điều
255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy; điểm b và c khoản 2 Điều 162. Tội
buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc
sa thải người lao động trái pháp luật Sở
dĩ nhà làm luật quy định như vậy là bởi
những tội phạm trên khi thực hiện với
phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con
nhỏ vừa thể hiện tính chất, mức độ đặc
biệt nghiêm trọng hơn so với những nạn
nhân bình thường, vừa thể hiện tính chất
tàn bạo, ác độc, dã man của hành vi phạm
tội bởi người phụ nữ đang có thai là giai
đoạn họ dễ bị tổn thương và rất cần sự
quan tâm của xã hội.
Điều 165 BLHS quy định hành vi xâm
phạm quyền bình đẳng giới với hành vi
“vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất
kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia
hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, lao động, giáo dục và đào tạo” với hình
phạt cao nhất là 02 năm tù. Mặc dù điều
luật không quy định trực tiếp hành vi xâm
phạm bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ
em gái nhưng trên thực tế, những hành vi
này thường có xu hướng gây ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của những
đối tượng này nhiều hơn so với nam giới.
Do đó, đây cũng được coi là quy định thể
hiện thái độ của Nhà nước đối với việc
bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái.
Một số điều luật khác trong BLHS cũng
ghi nhận một số hành vi xâm hại tính
mạng, sức khỏe, tự do, an ninh cá nhân có
nạn nhân chủ yếu là phụ nữ hoặc trẻ em
gái là những người dễ bị tổn thương trong
xã hội như: Tội mua bán người (Điều 150),
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công
nuôi dưỡng mình (Điều185), Tội cưỡng ép
kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ (Điều 146), Tội tổ chức tảo hôn, tảo
hôn (Điều 148)
Từ những phân tích trên, có thể thấy
pháp luật hình sự Việt Nam đã khẳng
định những quyền và lợi ích hợp pháp
của phụ nữ và trẻ em gái là khách thể
được luật hình sự bảo vệ và đã có những
quy định đặc thù để xử lý những hành
vi xâm hại đến những quyền và lợi ích
hợp pháp đó; đồng thời cũng có chính
sách xử lý khoan hồng đối với những
trường hợp phụ nữ mang thai hoặc nuôi
con nhỏ phạm tội.
2. Một số kiến nghị hoàn thiện các
quy định bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em
PHAN THỊ THU LÊ - HOÀNG HẢI YẾN
27Số 04 - 2020 Khoa học Kiểm sát
gái trong pháp luật hình sự Việt Nam
Mặc dù pháp luật hình sự Việt Nam
đã có những quy định khá toàn diện,
liên quan đến các các quy định bảo vệ
quyền của phụ nữ và trẻ em gái, tuy
nhiên, theo chúng tôi, vẫn còn một số
quy định cần tiếp tục được hoàn thiện
hơn để tạo hành lang pháp lý vững chắc
trong phòng chống loại tội phạm nguy
hiểm này. Đó là:
Thứ nhất, BLHS nên ghi nhận thêm tình
tiết “làm nạn nhân sảy thai” là tình tiết tăng
nặng TNHS đối với những tội phạm có đối
tượng bị xâm hại tại các khung hình phạt
tăng nặng là phụ nữ có thai nêu trên. Lý
do bổ sung tình tiết này là vì các hành vi
trực tiếp hay gián tiếp xâm hại đến tính
mạng, sức khỏe, tự do tình dục của phụ
nữ có thai luôn chứa đựng nguy cơ gây
sảy thai, gây ra thiệt hại về thể chất và tinh
thần nghiêm trọng cho người phụ nữ và
gia đình của họ. Hơn nữa, theo khuyến cáo
y tế, việc sảy thai cũng có thể dẫn đến mất
khả năng sinh sản.
Thứ hai, BLHS nên ghi nhận thêm tình
tiết “đối với phụ nữ có thai” là tình tiết
tăng nặng định khung của tội mua bán
người theo quy định tại Điều 150 BLHS.
Theo quy định của BLHS hiện hành,
trường hợp mua bán người đối với đối
tượng là phụ nữ có thai thì áp dụng tình
tiết tăng nặng TNHS theo quy định tại
điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS. Tuy nhiên,
trên thực tế, diễn biến của hành vi mua
bán người đối với phụ nữ có thai diễn ra
khá phức tạp. Nhiều đối tượng phạm tội
mua bán phụ nữ có thai bao gồm cả mục
đích bóc lột người mẹ và tiếp tục mua
bán, chiếm đoạt bào thai trong bụng hoặc
đứa trẻ sau khi được sinh ra. Do đó, việc
ghi nhận thêm tình tiết tăng nặng định
khung “đối với phụ nữ có thai” trong tội
mua bán người là hoàn toàn có cơ sở và
cần thiết để bảo vệ tốt hơn nữa quyền và
lợi ích hợp pháp của bà mẹ và trẻ em.
Thứ ba, pháp luật hình sự cần có văn
bản hướng dẫn áp dụng cụ thể, rõ ràng
hơn về hành vi khách quan của tội phá
thai trái phép theo quy định tại Điều
316. Điều luật hiện chỉ đang quy định
khá đơn giản: “Người nào thực hiện việc
phá thai trái phép cho người khác”. Quy
định như trên có thể dẫn đến cách hiểu
không thống nhất rằng hành vi phá thai
trái phép chỉ là hành vi được thực hiện
bởi người không có đủ điều kiện hoặc ở
cơ sở y tế không có thẩm quyền phá thai,
còn trường hợp phá thai không đảm bảo
quy trình, kỹ thuật chuyên môn gây thiệt
hại tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khoẻ của thai phụ cũng
không phạm tội này. Như vậy, để làm rõ
hành vi khách quan của tội này, cần có
văn bản hướng dẫn theo hướng hành vi
phá thai trái phép là hành vi thỏa mãn
của hai trường hợp nêu trên.
Tóm lại, việc quy định về trách nhiệm
hình sự và hình phạt đối với các hành vi
xâm hại đến phụ nữ và trẻ em gái trong
pháp luật hình sự là một trong những cách
thức hiệu quả để bảo vệ những đối tượng
này trong xã hội. Với những đề xuất nêu
trên, nhóm tác giả hi vọng sẽ góp phần
hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung và
các quy định liên quan đến phụ nữ và trẻ
em gái nói riêng./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ve_bao_ve_quyen_cua_phu_nu_va_tre_em_gai_bang.pdf