Một số vấn đề về quản lý công việc và quản trị tổ chức hành nghề của luật sư

Thứ sáu, nâng cao công nghệ, tính tiện ích trong việc cung cấp dịch vụ Một cách tổng thể, các công ty luật cũng cần tự đánh giá và xem xét lại mình trong việc đang cung cấp dịch vụ pháp lý cho ai và như thế nào, đã đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hay chưa? Đã giúp khách hàng được những gì? Liệu dịch vụ của mình còn có điểm nào yếu kém khiến khách hàng chưa hài lòng? Phân khúc thị trường nào phù hợp cho quy mô hiện tại của tổ chức? Trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay, các tổ chức hành nghề luật sư cũng cần ứng dụng những công nghệ mới vào trợ giúp công việc hàng ngày của mình. Việc thiết lập hệ thống hoá đơn điện tử (e-billing), hệ thống quản lý văn bản, lưu giữ thông tin, phần mềm quản lý khách hàng là những công việc cần thiết được triển khai ngay với những ứng dụng công nghệ tốt nhất. Những tiện ích của các phần mềm công nghệ sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, mặt khác sẽ giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Nhiều công ty luật sau khi áp dụng kỹ thuật công nghệ cao đã không những gia tăng uy tín dịch vụ của mình mà còn giảm được chi phí quản lý, thuê nhân viên hỗ trợ. Bên cạnh việc tạo lập và ứng dụng những hệ thống kỹ thuật mới để duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, nhiều tổ chức hành nghề luật sư năng động cũng đã thuê tuyển các chuyên gia khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên gia quản trị mạng. Trong trường hợp nguồn tài chính của tổ chức hành nghề luật sư có hạn, Luật sư quản trị có thể thuê ngoài (outsource) những chuyên gia làm việc theo giờ hoặc theo từng thời hạn nhất định. Dù theo cách thức nào, các tổ chức hành nghê luâ ̀ t sư cũng cần áp dụng công nghệ trong ̣ hoạt động nghề nghiệp của mình để duy trì và thu hút khách hàng tốt hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về quản lý công việc và quản trị tổ chức hành nghề của luật sư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 28 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ CÔNG VIỆC VÀ QUẢN TRỊ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ Trần Thị Ngân1 Phạm Quỳnh Lan2 Tóm tắt: Luật sư là một nghề chịu nhiều áp lực. Người hành nghề luật sư cần có tri thức, phẩm chất đạo đức và họ độc lập chịu trách nhiệm trước những “sản phẩm tư vấn”, công việc thực hiện theo chỉ định/ ủy quyền của khách hàng. Khi luật sư dấn thân vào “nghiệp” doanh nhân – là khi họ tham gia góp vốn, thành lập tổ chức hành nghề luật sư, trực tiếp điều hành, quản trị một tổ chức có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, luật sư – doanh nhân gánh trên vai mình không chỉ trách nhiệm với khách hàng mà đó còn là trách nhiệm của người quyết định sự sống còn, phát triển của tổ chức hành nghề luật sư – nơi họ đặt nhiều kỳ vọng và tâm huyết. Vậy luật sư, nhà quản trị tổ chức hành nghề luật sư cần có những kỹ năng gì để quản lý công việc, quản trị tổ chức hành nghề thành công? Bài viết sẽ tập trung phân tích các kỹ năng quản lý công việc và quản trị công ty của luật sư. Từ khóa: Kỹ năng của luật sư, kỹ năng quản lý công việc; kỹ năng quản trị; tổ chức hành nghề luật sư. Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/7/2018. Abstract: Lawyer is a career enduring lots of pressure. Working as a lawyer requires knowledge, morals and lawyers independently take responsibility for “consulting product”, the task made at the authorization/assignation of the clients. Lawyers work as businesspersons when they have capital, establish organization of lawyers practicing organization, directly involve in administrating, managing a profitable organization. Lawyers-businesspersons take responsibility with their clients and with the existence, development of the lawyers practicing organization- where they expect and dedicate with their heart. Therefore, what skills do the lawyers, managers of the lawyers practicing organizationneed to successfully manage their works? The article will focus on analyzing skills of managing works and company of the lawyers. Keywords: Lawyer’s skills; skills of managing works; skills of administration; lawyers practicing organization. Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/7/2018. Trong quá trình hành nghề, mỗi luật sư phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía, sự thúc giục của khách hàng, các công việc đến hạn Để luật sư có thể giải quyết những công việc đó trong một khoảng thời gian hữu hạn, không có cách nào khác ngoài việc nâng cao năng suất và chất lượng làm việc. Một luật sư có hiệu suất làm việc cao là luật sư có kỹ năng quản lý công việc một cách khoa học. Theo nghĩa rộng, quản lý công việc được hiểu là cách thức tổ chức, sắp xếp việc thực hiện một chuỗi các hành động để tạo nên kết quả công việc trong một khoảng thời gian giới hạn. Để đạt được hiệu suất công việc cao, bất kỳ ai, với bất kỳ nghề nghiệp nào, người thực hiện cũng cần hình thành và rèn luyện cho mình những kỹ năng nhất định để có thể hành nghề một cách hiệu quả, tạo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng của mình. Với luật sư giữ vai trò là người quản lý của tổ chức hành nghề, ngoài các kỹ năng quản lý công việc cá nhân, họ còn có nhiệm 1 Thạc sỹ, Luật sư, Phó Giám đốc Công ty Luật L.A Hà Nội 2 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 29 vụ quản trị, điều hành tổ chức sao cho chiến lược, các mục tiêu phát triển đã đề ra được hoàn thành. Quản trị, theo Mary Parker Follett3, là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác. Một cách chi tiết hơn, quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, kiểm soát hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Theo cách hiểu này, quản trị tổ chức hành nghề luật sư được hiểu là tổng thể các phương thức và cách thức áp dụng trong mối quan hệ nội bộ cũng như mối quan hệ với các bên có liên quan để tổ chức hành nghề được vận hành theo đúng mục tiêu định trước. Các phương thức và cách thức này tác động đến mối quan hệ giữa luật sư sáng lập, người quản lý tổ chức hành nghề, luật sư thành viên và các bên có liên quan khác nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức hành nghề. 1. Quản lý công việc của luật sư Một luật sư biết cách quản lý, tổ chức công việc sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng, nếu họ không phải là người có khả năng thiên bẩm trong việc sắp xếp mọi thứ một cách trật tự và ngăn nắp, họ vẫn có thể rèn luyện các kỹ năng này. Luật sư cần nhận thức và thực hiện việc quản lý công việc đảm bảo các tiêu chí sau: Thứ nhất, biết cách quản lý thời gian và không trì hoãn việc giải quyết công việc Trước khối lượng công việc mỗi ngày, luật sư thường hay than phiền rằng “tôi không bao giờ có đủ thời gian để làm mọi việc tôi mong muốn” dù vậy, hãy lập danh sách các công việc cần làm cho ngày hôm sau vào cuối mỗi ngày làm việc, và danh sách các công việc cần giải quyết theo tuần, tháng; sắp xếp chúng với các ký hiệu màu sắc hay hình ảnh đủ khiến bạn phân biệt được đâu là việc quan trọng, đâu là việc ít quan trọng hơn. Hôm sau sẽ là khoảng thời gian để bắt đầu thực hiện các công việc cần làm chứ không nên dành cả một tiếng đầy hứng khởi của mỗi sáng để lập danh sách công việc. Ngay cả khi việc quan trọng là một việc rất “khó nhằn”, rất đau đầu thì bạn hãy thực hiện công việc đó trước tiên. Đồng thời, luật sư cần chú ý tới lịch và thời hạn giải quyết cho mỗi công việc, chắc chắn rằng bạn không bỏ sót bất cứ thứ gì. Bỏ lỡ những công việc trọng yếu không chỉ khiến luật sư khó chạm đến thành công cho riêng mình mà trong những trường hợp nhất định, còn bỏ lỡ những cơ hội tối ưu hóa quyền và lợi ích cho khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyêǹ, lợi ích và nghĩa vụ của khách hàng. Thứ hai, ghi chép lại mọi thứ, tập trung trí tuệ và công sức để giải quyết công việc Tại mỗi thời điểm, luật sư có thể làm việc cho nhiều khách hàng khác nhau, thay vì cố gắng ghi nhớ tất cả các thông tin bằng não bộ, luật sư cần ghi chép lại mọi vấn đề để đảm bảo không có sự nhầm lẫn thông tin giữa các khách hàng và thông tin được ghi nhớ một cách chính xác. Người xưa có câu “Một giờ hăng say bằng cả ngày lao động”. Công việc nào cũng cần sự chuyên tâm, tập trung trí tuệ và công sức để có thể giải quyết được các vấn đề đặt ra. Công việc của luật sư là công việc của người tư vấn, người hỗ trợ/ thay mặt hoặc đại diện cho khách hàng giải quyết những công việc liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Khách hàng luôn kỳ vọng luật sư không chỉ đồng hành cùng họ đối diện với những tình huống xấu mà còn chỉ ra cho họ các vấn đề pháp lý có liên quan, phương án tối ưu lợi ích, giảm thiểu rủi ro để họ có những quyết định tốt nhất. Để đáp ứng được kỳ vọng đó từ khách hàng, luật sư cần có những giải pháp đúng luật, kịp thời và hiệu quả. Điều này chỉ thực sự có được khi luật sư tập trung cao độ cho công việc của mình. Để có thể tập trung vào một công việc, luật sư cần biết “giảm tải” cho mình ở những công 3 Nhà tư vấn quản lý, tiên phong trong lĩnh vực lý thuyết tổ chức và hành vi tổ chức, được biết đến như một người tiên phong trong lĩnh vực lý thuyết tổ chức và hành vi tổ chức khoa học quản trị hiện đại. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 30 việc khác, có thể chuyển các cuộc điện thoại, email hoặc gặp gỡ khách hàng cho trợ lý, thư ký, nhân viên hỗ trợ khác hoặc tự mình săṕ xếp một khoảng trời gian trong ngày để thực hiện các công việc được xem là “ít quan trọng” đó. Sự tập trung cao độ cho công việc quan trọng không đồng nghĩa với việc luật sư cho phép mình bất cẩn, thiếu chuyên nghiệp đối với các công việc ít quan trọng hơn. Warren Buffett4 đã từng nói “bạn mất 20 năm để xây dựng danh tiếng và chỉ 5 phút để làm hỏng nó. Nếu bạn nghĩ thật sự về điều này, bạn có thể làm mọi thứ một cách khác đi”. Thứ ba, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giải quyết công việc Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đem lại những lợi ích to lớn cho sự phát triển của xã hội, giới luật sư ngày này có thể lưu trữ hồ sơ, tài liệu trong các thiết bị di động và làm việc ở bất cứ nơi đâu mà không phải mang theo hồ sơ hay các bộ luật dày. Hiệu suất công việc vì vậy cũng tăng lên gấp nhiều lần, thay vì sử dụng sổ sách ghi chép luật sư có thể sử dụng máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại, máy ghi âm và các phần mềm quản lý công việc được thiết kế riêng cho tổ chức, hoặc các phần mềm phổ biến như Evernote, Microsoft Excel, Google Sheetđể lưu trữ thông tin, kiểm tra lịch làm việc, tiến trình giải quyết công việcVí dụ trong việc lưu trữ hồ sơ của luật sư, thường có khối lượng rất lớn, hồ sơ phục vụ công việc có thể dưới dạng bản in và hồ sơ điện tử. Dù dưới hình thức nào, việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ cũng cần có những nguyên tắc nhất định giúp Luật sư có thể quản lý công việc một cách khoa học, thuận lợi. Thứ tư, tuân thủ nguyên tắc“không làm việc theo cảm hứng” Trong một số nghề nghiệp, cảm hứng đã tạo ra những tác phẩm kiệt xuất. Tuy nhiên, không phải người thực hiện những công việc đó lấy cảm hứng là điều kiện để tạo ra tác phẩm mà họ đã luôn tuân theo một lịch trình làm việc nhất định và cảm hứng là một chất xúc tác. Nghề luật sư cần những kết quả công việc chuẩn xác về mặt pháp lý, đồng thời luật sư chịu trách nhiệm độc lập về việc tư vấn, thực hiện công việc theo ủy quyền của khách hàng, họ không đợi cho đến khi luật sư có cảm hứng làm việc. Do vậy, nếu làm việc theo tâm lý chủ quan, luật sư không thể đạt được kết quả công việc như mong muốn. Đê ̉hài hòa giữa cái “tôi” và chiến thắng tâm lý tiêu cực, luật sư cần kỷ luật với chính mình, đề ra những thời hạn hoành thành công việc và xác định rõ mục tiêu công việc. 2. Quản trị tổ chức hành nghề của luật sư Theo quy định của Luật Luật sư sửa đổi năm 2012, tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: - Văn phòng luật sư; - Công ty Luật, gồm: Công ty Luật hợp danh, Công ty Luật TNHH một thành viên, Công ty Luật TNHH hai thành viên trở lên. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân5. Mô hình hoạt động của văn phòng luật sư thông thường sẽ là: Trưởng văn phòng luật sư, các trưởng nhóm/bộ phận hoặc phòng ban chuyên trách về một lĩnh vực pháp lý cụ thể và đội ngũ nhân viên hỗ trợ. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn6. Các luật sư hợp danh chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình, không phân biệt vốn/ tài sản đưa vào kinh doanh và vốn/ tài sản thuộc sở hữu cá nhân. Trong công ty luật hợp danh, các thành viên hợp danh có vai trò quan trọng, nắm giữ các chức danh quản lý công ty và cùng nhau thực 4 Tỷ phú Warren Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ. Ông là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện. Năm 2007, ông được tạp chí Time đưa vào danh sách “100 người nhiều ảnh hưởng nhất thế giới”. 5 Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật sư năm 2006. 6 Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật sư năm 2006 Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 31 hiện việc điều hành công ty. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các luật sư hợp danh, mô hình quản trị công ty có thể bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể đồng thời là Giám đốc/ Tổng Giám đốc. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập7. Luật sư sáng lập Công ty chịu trách nhiệm về nghĩa vụ các khoản nợ và tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn góp vào Công ty. Cơ cấu tổ chức của Công ty luật TNHH một thành viên thường theo mô hình giản đơn, bao gồm: Chủ tịch Công ty; Giám đốc/ Tổng Giám đốc. Chủ tịch Công ty có thể đồng thời là Giám đốc/ Tổng Giám đốc. Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên có cơ cấu tổ chức bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/ Tổng Giám đốc. Các hãng luật lớn có thể có Ban giám đốc, mỗi Giám đốc phụ trách một lĩnh vực chuyên sâu và có thể có rất nhiều luật sư chuyên trách, mỗi luật sư thường có trợ lý hỗ trợ và giúp việc cho Luật sư. Trong những năm trở lại đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường pháp lý trong nước đang trong thời kỳ nở rộ. Cùng với điều này là sự thay đổi rất lớn trong nhận thức của người dân, Doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ pháp lý. Những người quan tâm đến dịch vụ pháp lý không chỉ tìm đến Luật sư khi đã bị “thiệt hại” hay rơi vào vòng lao lý, họ còn thực sự cần đến luật sư với vai trò của người “kiểm soát rủi ro”, là đối tác thực thụ để họ có thể chia sẻ ý tưởng và hợp tác lâu dài. Trong bối cảnh này, ngày càng nhiều tổ chức hành nghề luật sư được đăng ký thành lập. Có rất nhiều tổ chức hành nghề luật sư khẳng định được vị thế của mình, không ngừng phát triển, đồng thời, cũng có những tổ chức đang cố gắng, loay hoay với mục đích sinh tồn. Luật sư là người tư vấn, hướng dẫn cho các tổ chức, pháp nhân khác về hệ thống các thiết chế, chính sách, định hướng vận hành và quản lý. Vậy, với ngay chính tổ chức hành nghề mà luật sư là chủ sở hữu, là thành viên sáng lập, luật sư sẽ quản trị tổ chức đó như thế nào? Để quản trị tốt tổ chức hành nghề, luật sư cần nhận thức đầy đủ các vấn đề sau: Thứ nhất, cần đặt con người ở vị trí trung tâm. Khi vận hành tổ chức hành nghề, luật sư cần lưu ý bản chất của các tổ chức này mang tính chất đối nhân nhiều hơn đối vốn. Sự đóng góp của một luật sư trong tổ chức hành nghề vượt xa hơn số vốn họ đăng ký góp hoặc đầu tư vào tổ chức đó. Một công ty luật danh tiếng luôn cần có đội ngũ luật sư đủ mạnh, có trí tuệ, năng lực, kinh nghiệm và chuyên biệt với từng lĩnh vực khác nhau để có thể cung cấp dịch vụ pháp lý đa dạng, chất lượng cao. Chính sự chuyên nghiệp của luật sư thành viên tạo nên sức mạnh của tổ chức hành nghề. Vì vậy, ngoài kỹ năng quản trị của một doanh nhân, người quản trị tổ chức hành nghề luật sư cần điều hành tổ chức trên cơ sở công bằng, khách quan, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp và niềm tin gắn kết trong tập thể của từng cá nhân luật sư thành viên. Thứ hai, kiên định, loại bỏ cái tôi và lợi ích cá nhân. Đặc điểm của luật sư là tính độc lập cao. Họ cũng là những người am hiểu luật pháp, có tinh thần tranh đấu và luôn nhìn nhận các vấn đề trong quản trị công ty một cách đa diện, có phản biện. Vì vậy, các vấn đề nội bộ, nguyên tắc hợp tác và quản trị công ty luôn cần đạt được sự thống nhất và cần được xem đó là luật cơ bản để duy trì sự hợp tác, phát triển lâu dài của công ty. Khi yếu tố tình cảm – một phần khó định nghĩa nhưng là chất xúc tác có thật, gắn kết và gia tăng 7 Theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật sư năm 2006 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 32 sự hợp tác giữa các luật sư sáng lập có nguy cơ bị lung lay, các luật sư cần dựa vào các nguyên tắc quản trị đã được chính mình “luật hóa” bằng văn bản có đủ chữ ký của các thành viên để xem xét quyền, trách nhiệm. Hoạt động kinh doanh nào cũng chỉ có thể thực sự thành công khi người quản lý kiên định và tập trung vào các chiến lược của mình. Loại bỏ cái tôi, lợi ích riêng cũng là cách để tổ chức hành nghề luật sư đạt được nguyên tắc quản trị “lấy con người làm trung tâm” và vì mục tiêu phát triển lâu dài của tổ chức hành nghề luật sư. Thứ ba, xây dựng văn hóa riêng trong mỗi tổ chức hành nghề luật sư để nâng cao sự gắn kết giữa các thành viên. Văn hóa doanh nghiệp là tổng hòa của những triết lý kinh doanh, phương thức quản lý, tiêu chuẩn đạo đức, quy chuẩn hành vi ứng xử trong nội bộ và ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức đối với khách hàng, bên thứ ba khác. Đối với các tổ chức hành nghề luật sư, văn hóa nội bộ được hiểu là những giá trị cốt lõi, những thói quen, những thể thức được áp dụng trong tổ chức tạo nên những đặc điểm riêng có ở tổ chức đó. Có thể lấy ví dụ như: đồng phục, quy chuẩn về cách nghe điện thoại, cách trả lời email, cách đặt tên một file trên hệ thống máy tính, cách tổ chức chào cờ và hát quốc ca vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, cách tổ chức sinh nhật cho các thành viên một cách rất “dị” nhưng chân thành và vui vẻ,Tất cả những điều này tạo nên đặc trưng riêng của tổ chức hành nghề, đặt mọi người trong một tập thể được đặc định hóa bởi những tiêu chuẩn nhất định. Đê ̉có thể tạo dựng văn hóa nội bộ đủ mạnh khiến cho các thành viên cảm thấy tự hào, hứng khởi khi tham gia và tuân thủ, có thể tham khảo quy trình xây dựng như sau: Xác định những giá trị cốt lõi, truyền bá và tạo niềm tin của mọi thành viên trong tổ chức hành nghề về những giá trị đó; Tuyển chọn nhân sự đáp ứng các tiêu chuẩn đặc định của tổ chức; Đào tạo nhân sự để họ thực sự là những thành viên tạo nên giá trị cốt lõi của tổ chức; Xây dựng những tấm gương sáng; hình tượng điển hình trong tổ chức; Xác lập quy chế khen thưởng nhằm khích lệ nhân sự có nỗ lực hoàn thành công việc, gắn bó lâu dài với tổ chức, đồng thời, việc xử phạt cho những hành vi vi phạm cũng cần thật chính xác, kịp thời và nghiêm minh. Thứ tư, chuyên biệt hóa trách nhiệm của từng thành viên quản trị Trên một diễn đàn những người hành nghề luật, câu hỏi “hãy kể tên những luật sư vừa giỏi nghề vừa giỏi kinh doanh” đã không nhận được nhiều câu trả lời nêu đích danh luật sư “giỏi” đồng thời trong cả 2 lĩnh vực đó. Nhiều luật sư khi làm nghề rất xuất sắc, tuy nhiên với vai trò là người quản trị công ty luật, họ nhận thấy mình không còn đủ sự tĩnh tâm để suy nghĩ thấu đáo về mặt chuyên môn, tâm trí họ bị sao lãng bởi những công việc mang tính chất xúc tiến, cho những cuộc gặp, những trao đổi mang tính chất dealing/ thỏa thuận về giá của dịch vụ pháp lý. Trên thực tế, trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều công ty luật đã có sự phân công trách nhiệm quản lý như luật sư chuyên phụ trách về xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh công ty; luật sư chuyên về quản trị nội bộ và luật sư chuyên sâu trong từng lĩnh vực/ dịch vụ pháp lý cụ thể. Việc phân chia rõ ràng này đã tạo điều kiện để hoạt động của tổ chức hành nghề được ổn định hơn. Cụ thể, người quản lý các mối liên hệ với khách hàng sẽ chịu trách nhiệm từ việc tìm kiếm khác hàng, chăm sóc khác hàng, cung cấp thông tin và duy trì niềm tin của khách hàng; người quản lý kinh doanh sẽ là người tiến hành các cuộc gặp gỡ nhằm thoả thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý, nội dung công việc, giá cả với khách hàng, lên các kế hoạch kinh doanh, phát triển thị trường; luật sư chuyên trách sẽ chịu trách nhiệm về chuyên môn cho từng lĩnh vực chuyên biệt. Sự phân công này tối ưu hóa được năng lực của từng nhân sự quản lý và gia tăng sự hài lòng của Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 33 khách hàng khi sử dụng dịch vụ pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư. Thứ năm, liên kết lại với một tầm nhìn xa hơn Tại các nước phát triển trên thế giới đều có các hãng luật đa quốc gia, họ hoạt động như một tập đoàn đa quốc gia thực thụ với hàng ngàn luật sư và đội ngũ nhân viên hỗ trợ như kế toán, thư ký, lễ tân, trợ lý luật sư. Các hàng luật này cung cấp gần như tất cả các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp cho khách hàng (pháp nhân và thể nhân) mà không giới hạn bởi vị trí địa lý. Các công ty luật thành viên của hãng luật này không phải trong mọi trường hợp đều có cùng chủ sở hữu, cùng nguồn vốn đầu tư mà họ có thể liên kết trên cơ sở của một thỏa thuận hợp tác, theo những thời hạn nhất định hoặc có thể là đối tác của nhau theo từng loại việc cụ thể. Tại Việt Nam, khi so sánh giữa 2 xu hướng chia tách và sáp nhập công ty luật thì việc chia tách diễn ra nhiều hơn. Điều này được giải thích từ thực tế: luật sư khi làm việc cho các tổ chức hành nghề thường có tâm lý làm việc trong một thời gian ngắn, làm việc để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sau đó sẽ đứng ra tự mình hoặc kêt́ hợp với luật sư khác thành lập tổ chức hành nghề luật sư của riêng mình. Khi còn mang tâm lý sợ mất khách hàng, cạnh tranh để có được khách hàng thì luật sư quản trị sẽ không thấy được lợi ích của sự hợp tác giữa bên. Sự hợp tác này cần được nhìn nhận như một mối quan hệ cộng sinh, được xây dựng trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng cũng như góp phần đem lại lợi nhuận lớn hơn trong kinh doanh cho tổ chức hành nghề luật sư. Thứ sáu, nâng cao công nghệ, tính tiện ích trong việc cung cấp dịch vụ Một cách tổng thể, các công ty luật cũng cần tự đánh giá và xem xét lại mình trong việc đang cung cấp dịch vụ pháp lý cho ai và như thế nào, đã đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hay chưa? Đã giúp khách hàng được những gì? Liệu dịch vụ của mình còn có điểm nào yếu kém khiến khách hàng chưa hài lòng? Phân khúc thị trường nào phù hợp cho quy mô hiện tại của tổ chức? Trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay, các tổ chức hành nghề luật sư cũng cần ứng dụng những công nghệ mới vào trợ giúp công việc hàng ngày của mình. Việc thiết lập hệ thống hoá đơn điện tử (e-billing), hệ thống quản lý văn bản, lưu giữ thông tin, phần mềm quản lý khách hànglà những công việc cần thiết được triển khai ngay với những ứng dụng công nghệ tốt nhất. Những tiện ích của các phần mềm công nghệ sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, mặt khác sẽ giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Nhiều công ty luật sau khi áp dụng kỹ thuật công nghệ cao đã không những gia tăng uy tín dịch vụ của mình mà còn giảm được chi phí quản lý, thuê nhân viên hỗ trợ. Bên cạnh việc tạo lập và ứng dụng những hệ thống kỹ thuật mới để duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, nhiều tổ chức hành nghề luật sư năng động cũng đã thuê tuyển các chuyên gia khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên gia quản trị mạng. Trong trường hợp nguồn tài chính của tổ chức hành nghề luật sư có hạn, Luật sư quản trị có thể thuê ngoài (outsource) những chuyên gia làm việc theo giờ hoặc theo từng thời hạn nhất định. Dù theo cách thức nào, các tổ chức hành nghê ̀luật sư cũng cần áp dụng công nghệ trong hoạt động nghề nghiệp của mình để duy trì và thu hút khách hàng tốt hơn. Kết luận: Thiên tài LOUIS PASTEUR – cha đẻ của nền y học hiện đại đã từng nói:“Chẳng phải nghề nghiệp tạo danh dự cho con người mà chính con người tạo danh dự cho nghề nghiệp”. Do đó, dù ở vai trò là luật sư hay nhà quản trị, mỗi luật sư hãy vận dụng tốt kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của mình, để tạo dựng vị thế cho chính mình cũng như tổ chức hành nghề mà mình tham gia./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_ve_quan_ly_cong_viec_va_quan_tri_to_chuc_hanh.pdf