Một số vấn đề về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại

Kiến nghị hoàn thiện Do đó, thấy rằng cần bỏ khoản 3 Điều 62 BLTTHS năm 2015 để đảm bảo tính hợp Hiến và hợp pháp, đồng thời cũng đảm bảo công bằng trong xã hội. Thứ tư, cần mở rộng quyền yêu cầu của bị hại đối với một số tội phạm khác trong BLHS Khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.” Quy định trên cho thấy pháp luật hình sự quy định rất nhiều tội phạm thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Điều đó cho thấy, những tội phạm thuộc trường hợp trên cũng giống như một số tội phạm thuộc trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015. Nếu không quy định cụ thể mà chỉ quy định theo hướng gợi mở “có thể” sẽ dẫn đến sự quyết định theo cảm tính của những người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng và rất dễ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, thấy rằng cần khẳng định vấn đề trên cụ thể trong điều 155 BLTTHS năm 2015 để đảm bảo cho pháp luật được thi nghiêm chỉnh và thống nhất. Bên cạnh đó, pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu bị hại thuộc trường hợp khoản 1 Điều 134. Trong khi đó, khoản 7 Điều 134 về việc chuẩn bị phạm tội nhưng không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại là không hợp lý nhưng quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 thì bị hại đã bị thương tích nếu bị khởi tố người phạm tội sẽ chịu hình phạt cao hơn trường hợp chuẩn bị phạm tội. Vì thế, Điều 155 BLTTHS năm 2015 cần mở rộng thêm khoản này.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng đầu tiên mà trong đó cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định việc có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó(1). Nhà nước thực hiện chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý những hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hay pháp nhân thương mại thực hiện xâm phạm đến quyền, lợi ích của nhà nước, của xã hội, của người khác và trật tự an ninh, công cộng, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, trong giới hạn của pháp luật hình sự quy định có một 1  Lê Cảm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát số tết, (2), tr.26. số trường hợp khởi tố chủ thể thực hiện hành vi phạm tội chỉ khi có yêu cầu của bị hại. Chế định này được quy định cụ thể từ khi Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988 được ban hành và thông qua (Điều 88); BLTTHS năm 2003 tiếp tục ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại tại Điều 105 và BLTTHS năm 2015 được kế thừa và quy định như BLTTHS năm 2003, cụ thể được quy định tại Điều 155. Nhận thấy được tác dụng to lớn của quy định về yêu cầu của bị hại trong trường hợp pháp luật chỉ được phép khởi tố theo yêu cầu của bị hại tạo được sự hài hoà của lợi ích công và tư, bởi bị hại được phép quyết định lựa chọn cách giải quyết khác cho mình mà họ nghĩ rằng đó là cách giải quyết phù hợp để tự dàn xếp mọi việc liên quan đến quyền và lợi ích của họ, điều đó góp phần giảm số lượng các vụ án phải xử lý (có tác dụng * Thạc sĩ, Phó Viện trưởng VKSND thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA BỊ HẠI NGÔ VĂN LƯỢNG * Trên cơ sở những vấn đề lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến yêu cầu khởi tố của bị hại, bài viết chỉ ra một số bất cập và nhận thức không thống nhất của pháp luật đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật để đáp ứng yêu cầu điều tra, giải quyết các vụ án hình sự. Từ khóa: Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, bị hại, Bộ luật tố tụng hình sự. On the foundation of the theoretical and practical issues on settling the criminal cases regarding the victims’ requests for prosecution, this article provides analysis of some inadequate matters, legal inconsistent recognition, and recommendations in the applications of the law to meet the requirements of investigation and settlement of criminal cases. Keywords: Rights to request criminal cases prosecution, victims, the Criminal Procedure Code. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ... 44 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 rất lớn) cho các cơ quan tiến hành tố tụng (có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự , giảm tải số lượng án, góp phần trong công cuộc cải cách tư pháp nước ta)... Nhưng bên cạnh đó, vẫn không ít những bất cập còn tồn tại xung quanh chế định này giữa việc quy định của luật và thực tế áp dụng, nó gây khó khăn trong quá trình thực thi không thống nhất ở các cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”. Pháp luật quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại nhưng hình thức yêu cầu, thời hạn yêu cầu như thế nào thì chưa được nhận thức thống nhất cũng như một số vấn đề liên quan đến quyền của bị hại. Thứ nhất, về hình thức yêu cầu của bị hại Cho đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về mẫu yêu cầu khởi tố hay yêu cầu không khởi tố đối với những vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Thực tiễn áp dụng đến thời điểm hiện nay, cơ quan có thẩm quyền chỉ căn cứ vào Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA- BQP ngày 07/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003 để thực hiện(1). Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết cách thức làm đơn 1  Xem mục 7.2 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT- VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS năm 2003. yêu cầu, khi có sự việc xảy ra bị hại đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thì người tiến hành tố tụng chỉ dẫn mỗi nơi một kiểu gây khó khăn cho bị hại, và đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực phát sinh. Kiến nghị hoàn thiện Để pháp luật thực hiện thống nhất, tránh trường hợp khi yêu cầu không xử lý sau đó lại khiếu nại vì những yêu cầu chưa cụ thể và để tránh tình trạng gây khó khăn, đảm bảo việc giải quyết một cách thống nhất, thiết nghĩ cần có sự hướng dẫn thống nhất chung về hình thức đơn yêu cầu. Theo đó, đơn yêu cầu cần thể hiện rõ tên tuổi, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hay địa chỉ nơi cơ quan tổ chức có trụ sở và người đại diện. Đối với yêu cầu của người đại diện cho người chưa thành niên thì phải có chữ ký và ý chí về nội dung yêu cầu của người chưa thành niên. Trong yêu cầu phải có cam kết về nội dung đã yêu cầu và chịu trách nhiệm án phí trong những điều kiện nhất định, giao cho Chính phủ ban hành biểu mẫu hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó cần quy định cụ thể, khi bị hại đã tố cáo các trường hợp tội phạm thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại thì không cần phải làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án vì khi họ đã tố cáo là thể hiện ý chí của họ không thống nhất với hành vi vi phạm của người thực hiện hành vi phạm tội. Quy định được như trên sẽ tạo điều kiện cho mọi người thuận lợi trong việc đưa ra yêu cầu của mình trước cơ quan có thẩm quyền, đồng thời đảm bảo trách nhiệm của người đưa ra yêu cầu trước nhà nước, tạo cơ sở cho pháp luật thông thoáng, thuận lợi, tránh tình trạng người NGÔ VĂN LƯỢNG 45Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát yêu cầu phải làm đơn yêu cầu nhiều lần do không đúng theo nhận thức chủ quan của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và tránh sự nhũng nhiễu của người tiến hành tố tụng. Thứ hai, về thời hạn thực hiện quyền yêu cầu của bị hại Điều 155 BLTTHS năm 2015 không quy định thời hạn cụ thể bị hại được quyền yêu cầu khởi tố, nghĩa là họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án bất cứ lúc nào, không bị giới hạn về mặt thời gian. Nếu vì một lý do nào đó, bị hại chưa yêu cầu khởi tố, nhưng cũng không thể hiện ý chí là không yêu cầu khởi tố vụ án thì vụ án sẽ bị “treo”. Những trường hợp này Cơ quan điều tra không thể ra quyết định khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án vì chưa có yêu cầu của bị hại. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm của cơ quan điều tra bị kéo dài mà chưa có cơ chế ràng buộc đối với bị hại. BLTTHS năm 2015 quy định trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nếu thuộc trường hợp vụ việc tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Như vậy, tối đa với thời hạn không quá 04 tháng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố(1). Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm(2) cũng như quy định về thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại về dân sự do hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể vi phạm gây ra(3). Nếu quá thời hạn luật định thì không có quyền yêu cầu cũng như Cơ quan có thẩm quyền không được thụ lý giải quyết. Quy định của pháp luật nêu trên cho thấy, trong các vụ án dân sự hay hình sự đều có thời hạn giải quyết nhất định. Pháp luật tố tụng hình sự quy định thời hạn cụ thể tối đa không quá 04 tháng phải khởi tố hay không khởi tố. Tuy nhiên pháp luật không quy định cụ thể thời hạn bị hại có quyền yêu cầu giải quyết vụ việc. Bị hại có thể cho rằng căn cứ vào hành vi của bị hại bị xâm hại thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hay phạm tội nghiêm trọng(4) mà thời hiệu để xử lý có thể từ 05 đến 10 năm, nên bị hại tránh việc trả lời những vấn đề của cơ quan điều tra đưa ra. Từ đó, nhiều vụ việc kéo 1  Theo quy định tại Điều 147 Bộ luật TTHS 2015. 2  Điểm a khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015 quy định: “1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;”. 3  Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. 4 Theo khoản 1 và khoản 2 BLHS 2015 thì “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;”. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ... 46 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 dài thời gian, tồn động tin báo, tố giác và gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc xử lý tội phạm. Kiến nghị hoàn thiện Để pháp luật được thực thi thống nhất, cần quy định cụ thể trách nhiệm về thời hạn yêu cầu của bị hại. Quá thời hạn nêu trên, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Dựa trên quy định của Điều 147 BLTTHS năm 2015, thấy rằng thời hạn tối đa (02 tháng) giải quyết tin báo tố giác tội phạm của Cơ quan điều tra, cần có một khoảng thời gian để Cơ quan điều tra xem xét về nội dung yêu cầu, vì thế trong thời hạn 01 tháng có đủ thời hạn để bị hại đưa ra chủ ý yêu cầu giải quyết hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình là phù hợp. Khoảng thời gian còn lại 01 tháng để cơ quan điều tra xem xét có khởi tố vụ án hay không. Từ đó đảm bảo việc giải quyết tin báo tố giác về tội phạm kịp thời, góp phần giữ vững trật tự trị an và xã hội. Vì thế, Điều 155 BLTTHS năm 2015 cần quy định bổ sung vào cuối khoản 1 một đoạn như sau: “Bị hại hoặc người đại diện của bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày bị tội phạm xâm hại”. Quy định như trên một mặt nâng cao trách nhiệm, ý thức của người bị hại trong việc cân nhắc quyền yêu cầu khởi tố hay không khởi tố vụ án của mình, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tránh việc vụ án bị “treo” không thể giải quyết được và tình trạng vi phạm pháp luật một cách “bất đắc dĩ” như trên. Thứ ba, về việc trình bày lời buộc tội của bị hại tại phiên tòa sơ thẩm Để bị hại bảo vệ được các nội dung đã yêu cầu khởi tố, tại khoản 3 Điều 62 BLTTHS năm 2015 quy định “Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa”. Thấy rằng quyền của bị hại được pháp luật quy định cụ thể, đặc biệt là vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại pháp luật quy định quyền rất lớn cho bị hại. Tuy nhiên, xét thấy quy định trên chưa phù hợp. Nếu chỉ những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại mới có quyền buộc tội còn những vụ án không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại không được quyền buộc tội là không công bằng cho các bị hại. Khi những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại đa số hậu quả đều ít nghiêm trọng và cũng thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, chỉ có hai trường hợp là nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều vụ án khác hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì bị hại không được quyền buộc tội. Hơn nữa, chức năng buộc tội là chức năng riêng biệt, Nhà nước chỉ giao riêng ngành Kiểm sát nhân dân. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”(1). Điều đó cũng được khẳng định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”(2). Luật cũng đã quy định rõ trách nhiệm buộc tội là trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân “Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và 1  Điều 107 Hiến pháp năm 2013. 2  Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. NGÔ VĂN LƯỢNG 47Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”(1). Từ đó thấy rằng, chức năng buộc tội chỉ có ở Viện kiểm sát, khi vụ án đã khởi tố thì nhà nước đã giao quyền cho Viện kiểm sát thực hiện chức năng buộc tội, bị hại chỉ được quyền đề đạt ý kiến, yêu cầu của mình đến cơ quan tiến hành tố tụng mà không thể thực hiện chức năng buộc tội. Kiến nghị hoàn thiện Do đó, thấy rằng cần bỏ khoản 3 Điều 62 BLTTHS năm 2015 để đảm bảo tính hợp Hiến và hợp pháp, đồng thời cũng đảm bảo công bằng trong xã hội. Thứ tư, cần mở rộng quyền yêu cầu của bị hại đối với một số tội phạm khác trong BLHS Khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.” Quy định trên cho thấy pháp luật hình sự quy định rất nhiều tội phạm thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Điều đó cho thấy, những tội phạm thuộc trường hợp trên cũng giống như một số tội phạm thuộc trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015. Nếu không quy 1  Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. định cụ thể mà chỉ quy định theo hướng gợi mở “có thể” sẽ dẫn đến sự quyết định theo cảm tính của những người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng và rất dễ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, thấy rằng cần khẳng định vấn đề trên cụ thể trong điều 155 BLTTHS năm 2015 để đảm bảo cho pháp luật được thi nghiêm chỉnh và thống nhất. Bên cạnh đó, pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu bị hại thuộc trường hợp khoản 1 Điều 134. Trong khi đó, khoản 7 Điều 134 về việc chuẩn bị phạm tội nhưng không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại là không hợp lý nhưng quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 thì bị hại đã bị thương tích nếu bị khởi tố người phạm tội sẽ chịu hình phạt cao hơn trường hợp chuẩn bị phạm tội. Vì thế, Điều 155 BLTTHS năm 2015 cần mở rộng thêm khoản này. Kiến nghị hoàn thiện Từ đó, cần thiết nên quy định mở rộng hơn nữa phạm vi các tội mà cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Cụ thể, Điều 155 BLTTHS năm 2015 cần quy định theo hướng sau: Chỉ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án những người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, các tội phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 7 Điều 134 và khoản 1 các điều 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_ve_quyen_yeu_cau_khoi_to_vu_an_hinh_su_cua_bi.pdf
Tài liệu liên quan