Việc đổi mới quản lý nhà nước về kinh
tế phù hợp với yêu cầu phát triển đa dạng
các hình thức sở hữu, các thành phần kinh
tế và các loại hình tổ chức kinh doanh cũng
phải hướng tới yêu cầu mở rộng dân chủ
trong hoạt động kinh tế. Điều này thể hiện
trên cả hai khía cạnh: i) Mở rộng quyền tự
do thực hiện các hoạt động kinh doanh của
các chủ thể trong khuôn khổ luật pháp của
Nhà nước; ii) Mở rộng quyền tham gia hình
thành hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách
của các chủ thể kinh doanh.
Với sự tác động của toàn cầu hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế trở thành một yêu cầu
tất yếu trong chiến lược phát triển của mỗi
quốc gia. Trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, tất cả các quốc gia đều phải tuân
thủ “luật chơi chung” và phải điều chỉnh hệ
thống luật pháp của mình phù hợp với “luật
chơi chung” ấy. Với ràng buộc này, việc
giải quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu,
thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức
kinh doanh không phải chỉ tính đến những
yêu cầu và ràng buộc trong nước, mà còn
phải tính đến những yêu cầu và ràng buộc
quốc tế. Nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng
và không phân biệt đối xử cần được thể
hiện rõ ràng trong các văn bản pháp quy
và cần được thực thi một cách nghiêm ngặt
trong thực tế
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về xu hướng phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức kinh doanh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề... 3
Một số vấn đề về xu hướng phát triển
các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế
và các loại hình tổ chức kinh doanh ở Việt Nam
Nguyễn Kế Tuấn(*)
Tóm tắt: Trong quá trình phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam, các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức kinh doanh
vận động theo các xu hướng khác nhau. Trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu thống kê thời
kỳ 1995-2016, bài viết chỉ rõ những nét cơ bản của các xu hướng vận động này. Theo đó,
tỷ trọng sở hữu nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội
và trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) ngày càng giảm, tỷ trọng sở hữu tư nhân và
thành phần kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng; tỷ trọng loại hình doanh nghiệp đơn
sở hữu trong tổng số doanh nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng loại hình doanh nghiệp đa
sở hữu, đặc biệt là loại hình công ty cổ phần, ngày càng tăng. Khẳng định các xu hướng
vận động ấy phù hợp với xu hướng chung về phát triển thể chế kinh tế thị trường, bài viết
nêu một số khuyến nghị chính sách về phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần
kinh tế và các loại hình tổ chức kinh doanh trong quá trình phát triển thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta.
Từ khóa: Thể chế kinh tế thị trường, Hình thức sở hữu, Thành phần kinh tế, Loại hình tổ
chức kinh doanh
Abstract: The development of the socialist-oriented market economy in Vietnam reveals
various trends in the forms of ownership, economic sectors and types of business. Based
on statistics of the 1995-2016 period, this paper describes main characteristics of these
trends, in which the proportions of state ownership and state sector in both total investment
and Gross Domestic Products (GDP) have progressively decreased while those of private
ownership and non-state sector increased relevantly. Likewise, the proportion of sole
proprietorship has decreased, while those of multiple ownership, especially joint-stock
companies, have shown an opposite trend. On affi rming that these trends have come
forth as part of the market-oriented economy, the paper makes several policy-related
suggestions concerning the development of forms of ownership, economic sectors and
types of business in Vietnam.
Key words: Market Economy Institution, Forms of Ownership, Economic Sectors, Type
of Business.
(*) GS.TS., Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Email: tuan_nguyenke@yahoo.com
Thông tin Khoa học xã hội, số 4.20184
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam,
các hình thức sở hữu, các thành phần kinh
tế và các loại hình tổ chức kinh doanh luôn
vận động và phát triển. Việc dự báo xu
hướng phát triển của các đối tượng này sẽ
tạo lập một trong những luận cứ khoa học
để hoạch định và tổ chức thực hiện quan
điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, các
cơ chế, chính sách của Nhà nước. Đây là
vấn đề hết sức phức tạp, vì sự vận động
của các đối tượng này chịu sự tác động của
hàng loạt nhân tố chủ quan và khách quan.
Trong điều kiện ấy, việc đưa ra những dự
báo định lượng cụ thể là điều không thể, mà
chỉ có thể xác định những xu hướng phát
triển chung của các đối tượng này.
Độ tin cậy của dự báo phụ thuộc trực
tiếp vào căn cứ và phương pháp được sử
dụng trong dự báo. Về nguyên tắc, có thể
sử dụng phương pháp của kinh tế học chuẩn
tắc (Normative Economics) hoặc kinh tế
học thực chứng (Positive Economics) để
đưa ra những dự báo xu hướng phát triển
của các hình thức sở hữu, các thành phần
kinh tế và các loại hình tổ chức kinh doanh.
Từ cách đặt vấn đề trên, trong bài viết
này, chúng tôi phác họa xu hướng phát triển
các hình thức sở hữu, các thành phần kinh
tế và các loại hình tổ chức kinh doanh ở
nước ta trên cơ sở sử dụng chuỗi số liệu
thống kê chính thức về sự phát triển của
các đối tượng này. Qua đó đưa ra một số
khuyến nghị chính sách thúc đẩy phát triển
các hình thức sở hữu, các thành phần kinh
tế và các loại hình tổ chức kinh doanh.
2. Sự phát triển các hình thức sở hữu và
các thành phần kinh tế qua chuỗi số liệu
thống kê thời kỳ 1995-2016
Do không có số liệu thống kê về quy
mô và cơ cấu của mỗi hình thức sở hữu,
nên thông tin về các hình thức sở hữu sẽ
được xem xét trong mối quan hệ với các
số liệu thống kê về các thành phần kinh
tế. Hai nhóm chỉ tiêu cơ bản được sử dụng
để phân tích là: (i) Tỷ trọng đầu tư của các
thành phần kinh tế trong tổng đầu tư toàn
xã hội (Cơ cấu vốn đầu tư); (ii) GDP của
mỗi thành phần kinh tế trong GDP của cả
nền kinh tế (Cơ cấu thành phần kinh tế).
Tỷ trọng đầu tư của các thành phần kinh
tế trong tổng đầu tư toàn xã hội phản ánh vị
trí mỗi thành phần kinh tế trong tổng mức
đầu tư toàn xã hội, qua đó phản ánh khả
năng huy động các nguồn lực vào đầu tư
phát triển. Năm 1995, tổng vốn đầu tư toàn
xã hội tính theo giá thực tế đạt mức 72.447
tỷ đồng, trong đó nguồn vốn của thành phần
kinh tế nhà nước là 30.447 tỷ đồng, chiếm
42%; thành phần kinh tế ngoài nhà nước là
20.000 tỷ đồng, chiếm 27,6%; thành phần
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là
22.000 tỷ đồng, chiếm 30,4%. Đến năm
2016, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt mức
1.485.096 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn của
thành phần kinh tế nhà nước là 557.496
tỷ đồng, chiếm 37,6%; thành phần kinh tế
ngoài nhà nước là 579.700 tỷ đồng, chiếm
39,0%; thành phần kinh tế có vốn FDI là
347.900 tỷ đồng, chiếm 23,4% (Niên giám
thống kê các năm 1995, 2016). Sự thay đổi
cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế
trong thời kỳ 1995-2016 được khái quát
trong biểu đồ 1.
Trong khi tổng vốn đầu tư toàn xã hội
liên tục tăng cao, thì vị trí của mỗi thành
phần kinh tế trong đầu tư xã hội của thời kỳ
1995-2016 lại có sự biến đổi theo những xu
hướng khác nhau:
- Tỷ trọng đầu tư của thành phần kinh tế
nhà nước, bao gồm đầu tư từ ngân sách nhà
nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà
nước, có xu hướng giảm nhưng vẫn giữ vị trí
Một số vấn đề... 5
trọng yếu trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Trong những thời điểm có các biến động tác
động xấu đến kinh tế vĩ mô, Nhà nước đã
thực hiện những biện pháp can thiệp, trong
đó có tăng đầu tư, hướng tới mục tiêu ổn
định kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, nhằm đối
phó với tác động tiêu cực của khủng hoảng
tiền tệ trong các năm 1997-1999, tỷ trọng
đầu tư của kinh tế nhà nước trong giai đoạn
1998-2004 lên tới trên 50%, đỉnh điểm là
năm 2001 với tỷ trọng lên tới 59,8%. Nếu
xem xét cả thời kỳ 1995-2016, tỷ trọng đầu
tư của thành phần kinh tế nhà nước có xu
hướng giảm: năm 2016 còn 37,6%, thấp hơn
tỷ trọng đầu tư của thành
phần kinh tế ngoài nhà
nước (39%).
Dù tỷ trọng trong tổng
vốn đầu tư toàn xã hội có
xu hướng giảm, nhưng
mức tuyệt đối của nguồn
vốn này không ngừng tăng
lên. Năm 2016, nguồn vốn
đầu tư của thành phần kinh
tế nhà nước lên tới 557.496
tỷ đồng (Niên giám thống
kê năm 2016). Tuy nhiên,
tình trạng kém hiệu quả
của việc quản lý sử dụng nguồn vốn khổng
lồ vẫn chưa được giải quyết một cách cơ
bản. Tình trạng này gắn liền với tình trạng
tham nhũng, tha hóa của “một bộ phận” cán
bộ được giao quyền và trách nhiệm quản
lý vốn và tài sản của Nhà nước. Điều này
không những dẫn đến hạn chế việc phát
huy vai trò của khu vực kinh tế nhà nước và
vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế, mà
còn dẫn đến nợ công không ngừng gia tăng.
- Tỷ trọng đầu tư từ khu vực kinh tế
ngoài nhà nước có xu hướng tăng nhanh.
Năm 1995, vốn đầu tư của khu vực này tính
theo giá thực tế mới đạt 20.000 tỷ đồng,
bằng gần 2/3 vốn đầu tư của kinh tế nhà
nước, bằng 9/10 vốn đầu tư của khu vực
FDI và chiếm 27,6% tổng vốn đầu tư toàn
xã hội; năm 2016 đạt 579.700 tỷ đồng, lớn
hơn vốn đầu tư của kinh tế nhà nước, bằng
1,67 lần vốn đầu tư của khu vực FDI và
chiếm 39% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Sự
phát triển của khu vực kinh tế ngoài nhà
nước đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng
kinh tế, giải quyết việc làm, đóng góp vào
ngân sách nhà nước Tuy nhiên, sở hữu tư
nhân và thành phần kinh tế ngoài nhà nước
có quy mô nhỏ bé, trình độ công nghệ, trình
độ quản trị, năng lực tài chính và sức cạnh
tranh thấp, cơ cấu ngành nghề còn bất hợp
lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành
phần kinh tế khác, năng lực hội nhập kinh
tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu
cầu tham gia sâu rộng và có hiệu quả vào
mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và
toàn cầu.
- Thành phần kinh tế có vốn FDI có
xu hướng tăng trưởng khá ổn định và
ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong
cơ cấu đầu tư toàn xã hội. Từ sau khi Luật
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực
thi hành (1988) đến ngày 31/12/2016, cả
nước đã thu hút được 22.594 dự án với số
%LӇXÿӗ7ӹWUӑQJYӕQÿҫXWѭFӫDFiFWKjQKSKҫQNLQKWӃ
Ngu͛n1LrQJLiPWKӕQJNr
Thông tin Khoa học xã hội, số 4.20186
vốn đăng ký lên tới 293,70 tỷ USD (Niên
giám thống kê năm 2016). Trong giai đoạn
từ năm 2005 đến nay, tỷ trọng nguồn vốn
FDI trong vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá
đều: năm 2005 chiếm 14,9%, năm 2016
chiếm 23,4%.
FDI đã tác động tích cực đến việc khai
thác lợi thế so sánh của Việt
Nam, tạo thêm việc làm, đóng
góp vào ngân sách nhà nước và
hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy
nhiên, việc thu hút và quản lý
nguồn vốn FDI cũng đang đặt
ra nhiều vấn đề phức tạp cần
nghiên cứu giải quyết để tránh
tình trạng tăng trưởng kinh tế
lệ thuộc ngày càng nhiều vào
khu vực này, trong khi những
mục tiêu về nâng cao trình độ
công nghệ, phát huy tác động
lan tỏa đến phát triển khu vực
kinh tế nội địa chưa được phát
huy như kỳ vọng,
Trong khi đầu tư của khu
vực kinh tế ngoài nhà nước và
khu vực kinh tế có vốn FDI đều
tập trung vào những lĩnh vực
trực tiếp mang lại lợi nhuận
cho chủ đầu tư, thì đầu tư của
khu vực kinh tế nhà nước một
phần được hướng vào phát
triển các doanh nghiệp nhà nước, phần
lớn hơn được hướng vào việc phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo
điều kiện trọng yếu để thúc đẩy phát triển
các hoạt động đầu tư - kinh doanh của tất cả
các thành phần kinh tế và cải thiện đời sống
của nhân dân.
Để thấy rõ hơn xu thế phát triển của
mỗi thành phần kinh tế, chúng tôi tập trung
phân tích một số khía cạnh về cơ cấu GDP
theo thành phần kinh tế thời kỳ 1995-2016
qua biểu đồ 2. Việc phân tách sự biến đổi
cơ cấu của thời kỳ này thành hai giai đoạn
(1995-2010 và 2010-2016) dựa trên sự thay
đổi trong cách tính toán chỉ tiêu GDP của
Tổng cục Thống kê.
Số liệu ở biểu đồ 2 cho thấy, trong khi
phần đóng góp trực tiếp vào quy mô và tốc
độ tăng trưởng GDP của kinh tế nhà nước
ngày càng giảm, thì phần đóng góp của khu
vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh
tế có vốn FDI ngày càng tăng. Nếu năm
1995, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước
(thực chất là của các doanh nghiệp nhà
nước) trong GDP là 40,18%, khu vực kinh
tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có
vốn FDI là 59,82%, thì đến năm 2016, các
số liệu của các thành phần kinh tế tương
ứng là 28,81% và 61,15% (10,04% còn lại
%LӇXÿӗ&ѫFҩX*'3WKHRWKjQKSKҫQNLQKWӃ
Ngu͛n1LrQJLiPWKӕQJNr
g J J
Một số vấn đề... 7
là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm).
Điều đáng chú ý là, tỷ trọng khu vực kinh
tế có vốn FDI có sự gia tăng đều, từ 6,3%
năm 1995 lên tới 18,59% vào năm 2016.
Sự thay đổi tỷ trọng của các thành phần
kinh tế (và các hình thức sở hữu) trong
những năm qua là kết quả bước đầu của
việc điều chỉnh vị trí của các thành phần
kinh tế trong tổng thể phát triển chung của
nền kinh tế: các doanh nghiệp thuộc thành
phần kinh tế nhà nước (và hình thức sở
hữu nhà nước) đang được sắp xếp lại theo
hướng tập trung hơn vào các lĩnh vực then
chốt, trọng yếu của nền kinh tế; khu vực
kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế
có vốn FDI được phát triển rộng rãi trong
tất cả các lĩnh vực sản xuất hàng hóa và
cung ứng dịch vụ thông thường, đồng thời
tham gia cùng kinh tế nhà nước trong việc
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội. Đó là sự vận động đúng hướng,
phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh
tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tính hiệu quả và bền vững của quá trình
vận động này sẽ được nâng cao hơn nếu
Nhà nước có những điều chỉnh mạnh mẽ,
kiên quyết và nhất quán hơn trong đổi mới
hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
3. Sự phát triển các loại hình tổ chức kinh
doanh qua chuỗi số liệu thống kê thời kỳ
2000-2015
Gắn liền với quá trình biến đổi, phát
triển các hình thức sở hữu và các thành phần
kinh tế là sự phát triển đa dạng các loại hình
tổ chức kinh doanh. Chúng tôi xem xét một
số nét cơ bản về vấn đề này qua phân tích
chuỗi số liệu thống kê về cơ cấu và vốn
kinh doanh bình quân hàng năm của các loại
hình tổ chức kinh doanh đăng ký hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp. Quan sát chuỗi số
liệu thống kê về các loại hình doanh nghiệp
(phân chia theo hình thức sở hữu và vị trí
pháp lý) tại bảng 1 và 2, có thể thấy một số
điểm đáng chú ý sau đây:
- Số lượng doanh nghiệp nhà nước có
xu hướng giảm xuống rõ rệt. Đó là kết quả
của việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà
nước, đa dạng hóa hình thức sở hữu thông
qua việc thực hiện cổ phần hóa. Khi bắt
đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986),
số lượng doanh nghiệp nhà nước trong cả
nước lên tới 12.400 đơn vị; năm 2000 còn
%ҧQJ&ѫFҩXORҥLKuQKGRDQKQJKLӋS
/RҥLKuQK
6ӕOѭӧQJ 6ӕOѭӧQJ 6ӕOѭӧQJ 6ӕOѭӧQJ
7әQJVӕ
Doanh nghi͏p
nhà n˱ͣc 5.759 13,62 4.086 3,62 3.281 1,18 2.835 0,64
Doanh nghi͏p
ngoài nhà n˱ͣc 35.004 82,78 105.167 93,11 268.831 96,23 427.710 96,66
'RDQKQJKLӋS
WѭQKkQ
&{QJW\71++
&{QJW\FәSKҫQ
Doanh nghi͏p FDI 1.525 3,61 3.697 3,27 56.767 20,32 11.940 2,70
&{QJW\
YӕQQѭӟFQJRjL
&{QJW\
OLrQGRDQK
Ngu͛n1LrQJLiPWKӕQJNrFiFQăP
Thông tin Khoa học xã hội, số 4.20188
5.759 đơn vị, chiếm 13,62% tổng số doanh
nghiệp đăng ký hoạt động; đến năm 2015
còn 2.835 đơn vị, chiếm 0,64%. Tuy số
lượng doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh
và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số doanh
nghiệp, nhưng lượng vốn kinh doanh của
các doanh nghiệp này đang còn rất lớn
(năm 2015 là 6.944 nghìn tỷ đồng, chiếm
34,13% tổng vốn kinh doanh của các loại
hình doanh nghiệp). Điều đáng chú ý là,
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
nhà nước còn thấp kém so với lượng vốn
đang nắm giữ và so với những ưu đãi mà
Nhà nước dành cho các doanh nghiệp này.
Không những thế, đây còn là khu vực xảy
ra tình trạng nợ nần và thất thoát lớn các
nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Với thực
trạng này, các doanh nghiệp nhà nước chưa
phát huy được vai trò tích cực trong cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần.
- Sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng
doanh nghiệp ngoài nhà nước đã góp phần
huy động nguồn lực to lớn vào đầu tư
phát triển. Nếu năm 2000 chỉ có 35.004
doanh nghiệp với số vốn kinh doanh là
98,35 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,86% tổng
vốn kinh doanh của các loại hình doanh
nghiệp, thì đến năm 2015 các số liệu tương
ứng là 427.710 doanh nghiệp, trên 11.020
nghìn tỷ đồng và chiếm 49,77%. Ở nước
ta, bên cạnh các loại hình doanh nghiệp
theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hộ
kinh doanh cá thể là loại hình tổ chức kinh
doanh (phi nông nghiệp) được phát triển
rộng rãi. Năm 2016, cả nước có 4.909.827
hộ đăng ký kinh doanh, thu hút 8.261.870
lao động.
Sự phát triển của các doanh nghiệp
ngoài nhà nước đã góp phần tích cực vào
tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.
Tuy nhiên, đại bộ phận các doanh nghiệp
này có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình độ
trang bị công nghệ, năng lực quản trị thấp
kém, thiếu sự liên kết trong phát triển,
đang là những yếu tố chủ yếu cản trở thành
phần kinh tế tư nhân phát huy vai trò “động
lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN”.
%ҧQJ9ӕQNLQKGRDQKEuQKTXkQKjQJQăPFӫDFiFORҥLKuQKGRDQKQJKLӋS
/RҥLKuQK
*LiWUӏ
Wӹ
91'
*LiWUӏ
Wӹ
91'
*LiWUӏ
Wӹ
91'
*LiWUӏ
Wӹ
91'
7әQJVӕ
Doanh nghi͏p
nhà n˱ͣc 670,3 67,13 1.333,9 51,92 3.701,8 34,13 6.944,9 31,36
Doanh nghi͏p
ngoài nhà n˱ͣc 98,35 9,86 607,3 28,16 5.451,8 50,30 11.020,9 49,77
'RDQKQJKLӋS
WѭQKkQ
&{QJW\71++
&{QJW\FәSKҫQ
Doanh nghi͏p FDI 229,5 23,02 489,5 20,14 1.687,5 15,57 4.187,3 18,87
&{QJW\
YӕQQѭӟFQJRjL
&{QJW\
/LrQGRDQK
Ngu͛n1LrQJLiPWKӕQJNrFiFQăP
Một số vấn đề... 9
- Có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu các
loại hình doanh nghiệp của thành phần kinh
tế tư nhân. Loại hình doanh nghiệp một chủ
sở hữu (doanh nghiệp tư nhân) tuy có tăng
về số lượng, nhưng tốc độ không cao và
tỷ trọng trong tổng số các loại hình doanh
nghiệp có xu hướng giảm khá mạnh. Năm
2000 có 20.548 doanh nghiệp tư nhân,
chiếm 48,59% tổng số doanh nghiệp; năm
2015 có 47.741 doanh nghiệp, tăng 2,32
lần nhưng chỉ chiếm 10,79%. Các loại hình
doanh nghiệp đa chủ sở hữu (công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần) có xu
hướng tăng lên mạnh mẽ và trở thành lực
lượng chủ yếu trong các loại hình doanh
nghiệp ở nước ta. Năm 2000 có 11.215
đơn vị, trong đó có 10.458 công ty trách
nhiệm hữu hạn, 757 công ty cổ phần, chiếm
26,53% tổng số doanh nghiệp; năm 2015
có 379.378 đơn vị, trong đó có 278.786
công ty trách nhiệm hữu hạn, 91.592 công
ty cổ phần, chiếm tới 85,74% tổng số doanh
nghiệp. Sự thay đổi về số lượng và cơ cấu
các loại hình doanh nghiệp này thể hiện xu
hướng phát triển quan hệ liên kết giữa các
chủ sở hữu cá biệt để tăng năng lực đầu tư
và kinh doanh.
- Có sự gia tăng của các doanh nghiệp
FDI. Nếu năm 2000 có 1.525 doanh nghiệp,
chiếm 3,61% tổng số doanh nghiệp, thì năm
2015 đã có 11.940 doanh nghiệp, tăng 7,83
lần và chiếm 2,7% tổng số doanh nghiệp.
Trong khu vực kinh tế này, số lượng doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng nhanh
hơn loại hình doanh nghiệp liên doanh:
năm 2000 có 854 doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài và 671 doanh nghiệp liên
doanh; năm 2015, số doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài lên tới 10.238 đơn vị, tăng
gần 12 lần, số doanh nghiệp liên doanh là
1.702, chỉ tăng hơn 2,5 lần. Nguyên nhân
của sự thay đổi này chủ yếu là do sự ổn
định của môi trường đầu tư, tạo sự yên tâm
cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thực
hiện kinh doanh ở Việt Nam.
4. Một số kết luận và khuyến nghị chính sách
thúc đẩy phát triển các hình thức sở hữu, các
thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức
kinh doanh
Tuy việc phân tích thực chứng qua một
số số liệu thống kê chủ yếu về các hình thức
sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại
hình tổ chức kinh doanh chưa thực sự có
đầy đủ cơ sở để xác định tính quy luật về
sự vận động và phát triển của các đối tượng
này, nhưng cũng có thể cho thấy những nét
cơ bản về xu hướng phát triển của chúng
trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta. Dưới
đây là một số kết luận cơ bản rút ra từ các
nội dung phân tích trên.
Thứ nhất, sự tồn tại và phát triển đa
dạng các hình thức sở hữu, các thành phần
kinh tế và các loại hình tổ chức kinh doanh
trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta phù
hợp với xu thế phát triển nền kinh tế thị
trường của thế giới.
Thứ hai, sự thay đổi quy mô sở hữu nhà
nước và kinh tế nhà nước gắn liền với sự
thay đổi (đổi mới) chức năng quản lý của
Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển
nền kinh tế thị trường. Theo đó, bộ phận
doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu 100%
vốn (doanh nghiệp nhà nước) sẽ ngày càng
giảm về số lượng theo yêu cầu tập trung
thực sự vào các lĩnh vực then chốt, trọng
yếu của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực
liên quan trực tiếp đến an ninh - quốc phòng.
Vai trò của Nhà nước là phải thúc đẩy các
doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong
môi trường liên kết và cạnh tranh bình đẳng
với các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác. Phù hợp với yêu cầu xây dựng
Thông tin Khoa học xã hội, số 4.201810
mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, Nhà
nước không phải “trực tiếp tham gia làm
kinh tế”, mà chủ yếu là “tạo lập các điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế”, trong
đó có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và
hiện đại.
Thứ ba, quy mô hình thức sở hữu tư
nhân, thành phần kinh tế tư nhân sẽ ngày
càng tăng lên và trở thành lực lượng kinh
tế chủ yếu của đất nước. Với việc khẳng
định “phát triển kinh tế tư nhân trở thành
một động lực quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN”, thành phần
kinh tế tư nhân lại càng có điều kiện thuận
lợi để phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên,
quá trình phát triển cũng phải là quá trình
thành phần kinh tế tư nhân và các loại hình
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này
khắc phục những yếu kém về nguồn lực,
về trình độ trang bị công nghệ, về năng lực
quản trị và về khả năng liên kết trong sản
xuất - kinh doanh.
Thứ tư, kinh tế có vốn FDI sẽ tiếp tục
phát triển phù hợp với xu hướng toàn cầu
hóa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng. Sự phát triển của khu vực
kinh tế FDI, suy đến cùng, phụ thuộc vào
ba nhân tố cơ bản: (i) Đánh giá của các
nhà đầu tư nước ngoài về độ hấp dẫn của
môi trường đầu tư qua phân tích tính thông
thoáng, ổn định của môi trường đầu tư và
những lợi thế so sánh của Việt Nam mà họ
có thể khai thác; (ii) Chiến lược, năng lực
và thiện chí kinh doanh của các nhà đầu tư
nước ngoài; (iii) Chiến lược thu hút đầu
tư và việc tạo lập môi trường đầu tư thông
thoáng, ổn định của Nhà nước Việt Nam
(đây là nhân tố quyết định).
Thứ năm, sự phát triển mạnh mẽ của
loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu
thuộc các hình thức sở hữu khác nhau, đặc
biệt là loại hình công ty cổ phần, là xu
hướng chủ đạo trong phát triển các loại
hình tổ chức kinh doanh. Sự hình thành
và phát triển các loại hình doanh nghiệp
này là kết quả trực tiếp của quan hệ liên
kết giữa các chủ sở hữu để hình thành
hình thức sở hữu hỗn hợp dưới hình thức
một pháp nhân kinh tế. Pháp nhân kinh
tế này có thể bao gồm các chủ thể cùng
thuộc một hình thức sở hữu (sở hữu nhà
nước hoặc sở hữu tư nhân), hoặc bao gồm
các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu
khác nhau (sở hữu nhà nước với sở hữu
tư nhân). Người góp vốn có thể không
trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành
doanh nghiệp, mà ủy quyền quản lý, sử
dụng tiền vốn thuộc sở hữu của mình cho
những người do họ lựa chọn theo những
cách thức khác nhau, nghĩa là có sự tách
biệt giữa quyền sở hữu với quyền quản lý
và sử dụng tiền vốn, tài sản.
Có thể coi những kết luận trên đây là sự
khái quát xu hướng vận động và phát triển
của các hình thức sở hữu, các thành phần
kinh tế và các loại hình tổ chức kinh doanh
trong những chặng đường đầu tiên của thời
kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Trong quá
trình hoàn thiện và phát triển thể chế kinh
tế thị trường định hướng XHCN, việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu, thành
phần kinh tế và các loại hình tổ chức kinh
doanh cần chú trọng một số điểm có tính
nguyên tắc sau đây:
Một là, giải quyết hợp lý mối quan hệ
giữa kinh tế và chính trị để tạo lập nền tảng
giải quyết các vấn đề về hình thức sở hữu,
thành phần kinh tế và loại hình tổ chức
kinh doanh.
Trên góc độ kinh tế, việc phát triển
các hình thức sở hữu, các thành phần kinh
tế và các loại hình tổ chức kinh doanh là
nhằm huy động rộng rãi các nguồn lực
trong xã hội vào đầu tư phát triển, phát
Một số vấn đề... 11
triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng nền tảng vật chất của CHXH, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân.
Trên góc độ chính trị, việc giải quyết
vấn đề hình thức sở hữu, thành phần kinh tế
và các loại hình tổ chức kinh doanh hướng
tới yêu cầu bảo vệ và phát triển những
thành quả chính trị mà Đảng đã lãnh đạo
nhân dân giành được. Hơn nữa, sự tác động
của chính trị còn thể hiện ở chỗ nếu không
bảo đảm được những điều kiện tiền đề về
chính trị - xã hội sẽ không thể giải quyết
hữu hiệu các vấn đề liên quan đến hình thức
sở hữu, thành phần kinh tế và loại hình tổ
chức kinh doanh.
Hai là, tôn trọng sự vận động, phát triển
khách quan của các hình thức sở hữu, các
thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức
kinh doanh trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất.
Với vai trò “bà đỡ” và “người nhạc
trưởng”, trong khi thừa nhận tính khách
quan - tự nhiên của sự vận động và phát
triển của các hình thức sở hữu, các thành
phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp
trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá
độ, Nhà nước cần có những quyết sách phù
hợp nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy các
xu hướng vận động và phát triển ấy, chứ
không thể đưa ra những cản trở dựa vào
mong muốn chủ quan sớm có các yếu tố
đặc trưng của kinh tế XHCN.
Ba là, xác định rõ mục đích giải quyết
vấn đề sở hữu, thành phần kinh tế và loại
hình tổ chức kinh doanh phù hợp với điều
kiện và yêu cầu phát triển đất nước trong
những chặng đường đầu của quá trình xây
dựng CNXH.
Trong điều kiện nước ta, để tránh nguy
cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước
trong khu vực và trên thế giới, để “đến
giữa thế kỷ XXI, phấn đấu đưa nước ta trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại” như Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định,
việc giải quyết vấn đề sở hữu, thành phần
kinh tế và loại hình tổ chức kinh doanh phải
hướng tới mục tiêu huy động các nguồn lực
của xã hội vào đầu tư phát triển, giải phóng
và thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất.
Bốn là, giải quyết vấn đề sở hữu, thành
phần kinh tế và các loại hình tổ chức kinh
doanh đồng bộ với giải quyết các vấn đề về
tổ chức quản lý và phân phối.
Thực tế ở nước ta trong thời gian qua
cho thấy, những khiếm khuyết, bất cập,
thậm chí trì trệ, trong quan hệ tổ chức quản
lý cả ở tầm vĩ mô và vi mô là một trong
những cản trở lớn đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì
vậy, việc phát triển đa dạng các hình thức
sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại
hình tổ chức kinh doanh phải được thực
hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với nâng
cao trình độ tổ chức quản lý và hoàn thiện
quan hệ phân phối.
Năm là, giải quyết vấn đề sở hữu, thành
phần kinh tế và các loại hình tổ chức kinh
doanh gắn với thúc đẩy đổi mới quản lý nhà
nước về kinh tế và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng.
Trong điều kiện phát triển đa dạng các
hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế
và các loại hình tổ chức kinh doanh, Nhà
nước phải thực hiện vai trò kép: (i) Nhà
nước đóng vai trò và chức năng quản lý
toàn bộ nền kinh tế; (ii) Nhà nước đóng
vai trò người chủ sở hữu của hình thức sở
hữu nhà nước và chủ sở hữu của các doanh
nghiệp nhà nước. Việc phát huy vai trò đó
phụ thuộc vào nhiều điều kiện, trong đó
Thông tin Khoa học xã hội, số 4.201812
quan trọng hàng đầu là chất lượng thể chế
kinh tế thị trường do Nhà nước tạo lập và
năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ
cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà
nước. Điều này liên quan trực tiếp đến hiệu
quả của việc thực hiện Chương trình tổng
thể cải cách hành chính nhà nước.
Việc đổi mới quản lý nhà nước về kinh
tế phù hợp với yêu cầu phát triển đa dạng
các hình thức sở hữu, các thành phần kinh
tế và các loại hình tổ chức kinh doanh cũng
phải hướng tới yêu cầu mở rộng dân chủ
trong hoạt động kinh tế. Điều này thể hiện
trên cả hai khía cạnh: i) Mở rộng quyền tự
do thực hiện các hoạt động kinh doanh của
các chủ thể trong khuôn khổ luật pháp của
Nhà nước; ii) Mở rộng quyền tham gia hình
thành hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách
của các chủ thể kinh doanh.
Với sự tác động của toàn cầu hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế trở thành một yêu cầu
tất yếu trong chiến lược phát triển của mỗi
quốc gia. Trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, tất cả các quốc gia đều phải tuân
thủ “luật chơi chung” và phải điều chỉnh hệ
thống luật pháp của mình phù hợp với “luật
chơi chung” ấy. Với ràng buộc này, việc
giải quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu,
thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức
kinh doanh không phải chỉ tính đến những
yêu cầu và ràng buộc trong nước, mà còn
phải tính đến những yêu cầu và ràng buộc
quốc tế. Nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng
và không phân biệt đối xử cần được thể
hiện rõ ràng trong các văn bản pháp quy
và cần được thực thi một cách nghiêm ngặt
trong thực tế
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII,
VII, IX, X, XI , XII.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo
cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực
tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016).
4. Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn
Hiền, Nguyễn Viết Thông (chủ biên,
2016), Một số vấn đề lý luận - thực tiễn
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống
kê các năm 1995, 2001, 2010, 2016.
6. Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên, 2010), Vấn
đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ve_xu_huong_phat_trien_cac_hinh_thuc_so_huu_ca.pdf