Một số vướng mắc, bất cập về thủ tục tố tụng được áp dụng trong trường hợp kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Còn theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Pháp, quyền kháng cáo được quy định rất rộng về chủ thể, không chỉ giới hạn trong phạm vi đương sự mà còn phát sinh quyền kháng cáo của người thứ ba, khi này, người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự phát sinh sau khi có bản án sơ thẩm vẫn có thể sử dụng điều khoản này để thực hiện quyền kháng cáo “Bất cứ người nào có lợi ích liên quan đều được kháng án, nếu họ không phải là đương sự hoặc không phải là người đại diện trong bản án bị kháng án”, thậm chí cả đối với bản án có giá trị chung thẩm “ Người thứ ba được kháng án đối với bản án chung thẩm, kể cả khi họ đã được tống đạt bản án”.(4) Trong hai cách thức giải quyết rất hay và rõ ràng như trên, trong phạm vi quan hệ tố tụng dân sự của Việt Nam hiện nay, tác giả cho rằng cách giải quyết ở Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga phù hợp hơn, có nghĩa là tác giả ủng hộ và kiến nghị có quy định hướng dẫn theo hướng khôi phục lại thời hạn kháng cáo cho người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, thời điểm này được bắt đầu tính từ khi tư cách người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ được ghi nhận tại Tòa án bằng các chứng cứ chứng minh theo yêu cầu của Tòa án. Bởi nó hạn chế được những kháng cáo, khiếu nại vô ích từ chủ thể không liên quan có thể phát sinh trên thực tế nhưng vẫn đảm bảo được quyền kháng cáo của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Đồng thời, quy định hướng dẫn cũng cần nói rõ về trường hợp sau khi bản án sơ thẩm được tuyên chưa có hiệu lực mà phát sinh kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự thực hiện quyền kháng cáo thay cho đương sự thì Tòa án phúc thẩm vẫn phải có trách nhiệm tiếp nhận đơn kháng cáo từ người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, kể cả khi họ không có tên trong bản án sơ thẩm đang bị kháng cáo

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vướng mắc, bất cập về thủ tục tố tụng được áp dụng trong trường hợp kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát Trong bài viết này, tác giả phân tích trình tự, thủ tục đưa người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự vào trong vụ án dân sự diễn ra như thế nào, từ đó nêu lên những điểm bất cập và khó khăn xuất hiện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có xuất hiện người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Tác giả xin không phân tích trình tự, thủ tục đưa người kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự vào việc dân sự. Bởi việc dân sự thường đơn giản và xảy ra trong thời gian ngắn, ít có khả năng xuất hiện người kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự. Mặt khác, việc dân sự vốn dĩ không có sự tranh chấp nên việc ra quyết định theo yêu cầu chính đáng của người yêu cầu có thể tiến hành hoặc không tiến hành phiên họp khi xuất * Khoa Kinh tế, Luật, Trường Đại học Trà Vinh MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP KẾ THỪA QUYỀN, NGHĨA VỤ TỐ TỤNG DÂN SỰ TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 NGUYỄN THỊ ANH THƯ* Sự xuất hiện người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự có thể diễn ra ở các giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng. Ở mỗi giai đoạn, cơ quan tiến hành tố tụng cần áp dụng các thủ tục pháp lý khác nhau, từ đó dẫn đến những tác động khác nhau đến vụ án dân sự đang cần được giải quyết. Ở bài viết này, tác giả xin nêu ra các thủ tục pháp lý tại Tòa án được đưa ra khi xuất hiện người kế thừa tố tụng theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 của Việt Nam, cũng như hậu quả pháp lý và bất cập của các thủ tục này đối với vụ án dân sự đang giải quyết. Đồng thời bài viết có tham khảo và so sánh cách giải quyết trong trường hợp tương ứng của pháp luật tố tụng dân sự một số nước như Nga, Pháp. Từ khóa: Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, thủ tục tố tụng. The appearance of a person who inherits civil procedural rights and obligations may take place at different stages of the legal proceedings. At each stage, the agencies conducting the proceedings need to apply different legal procedures which lead to different effects on the civil cases. The author would prefer to present the applicable legal proceedings on the Court when there’s a person inheriting the civil procedural rights and obligations in accordance with the Civil Code of 2015. In addition, we will find out some legal consequences and shortcomings of the proceedings toward the civil cases being settled. At the same time, the article has reference and comparison in the corresponding cases of civil procedure laws from some countries such as Russia and France. Keywords: Inherits civil procedural rights and obligations, legal proceedings. ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015... 44 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018 hiện việc đương sự là cá nhân chết, đương sự là cơ quan, tổ chức chấm dứt tồn tại tùy thuộc vào quyết định của Tòa án, căn cứ vào tính chất của từng loại yêu cầu có còn cần thiết tiến hành nữa không sao cho phù hợp quy định tại Điều 367 Bộ luật dân sự năm 2015. Đồng thời có lẽ cũng vì lý do này mà BLTTDS năm 2015 đã không cần dự liệu các thủ tục tố tụng cụ thể trong trường hợp đưa người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự vào đối với việc dân sự. Tác giả cũng cho rằng việc không quy định này là hoàn toàn phù hợp với tính chất của việc dân sự. Quá trình giải quyết vụ án dân sự là một chuỗi các trình tự, thủ tục được áp dụng tại Tòa án được luật quy định. Tuy nhiên, các trình tự, thủ tục được luật quy định có thể sẽ diễn ra tuần tự hoặc không diễn ra một số thủ tục theo từng trường hợp cụ thể. Như vậy quá trình giải quyết vụ án dân sự kéo dài từ thời điểm Tòa án thụ lý giải quyết đến thời điểm kết thúc giải quyết vụ án dân sự bằng một bản án, quyết định cụ thể có hiệu lực của Tòa án. Trong suốt quá trình này, có thể xảy ra sự kiện đương sự là cá nhân chết, đương sự là tổ chức chấm dứt tồn tại ở bất kỳ thời điểm nào mà đôi khi các sự kiện này không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể trong quan hệ tố tụng dân sự. Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án dân sự mà đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết, đương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo luật định thì Tòa án ra các loại quyết định mang tính chất tạm dừng giải quyết vụ án dân sự. Loại quyết định (quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tạm hoãn phiên tòa, quyết định tạm ngừng phiên tòa) mà Tòa án đưa ra sẽ tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng có xuất hiện đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết, đương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể và cần có các cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Khi xuất hiện và bổ sung đầy đủ người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 74 BLTTDS năm 2015, Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.(1) Trường hợp thứ nhất, nếu đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự, Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.(2) Trường hợp này thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Cụ thể, thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án dân sự và vụ án hôn nhân và gia đình là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại và vụ án lao động là hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Loại quyết định nào được áp dụng tiếp theo tùy thuộc 1  Điều 216 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015. 2  Điểm a, khoản 1, Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015. NGUYỄN THỊ ANH THƯ 45Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát vào việc có hay không có người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Nếu có người kế thừa và được bổ sung theo đúng yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án. Nếu không có người kế thừa thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án.(1) Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy quy định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đã bỏ sót trường hợp cơ quan, tổ chức chuyển đổi hình thức tổ chức. Tác giả cho rằng, cần bổ sung thêm trường hợp chuyển đổi hình thức tổ chức của cơ quan, tổ chức mà trước hết có thể bổ sung trong các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, sao cho đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ quy định giữa Điều 74 và Điều 214 BLTTDS năm 2015. Trường hợp thứ hai, nếu đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết, đương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm thì có thể xếp vào trường hợp đương sự vắng mặt, Tòa án phải hoãn phiên tòa.(2) Sỡ dĩ, tác giả cho rằng lúc này Tòa án không thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là bởi vì chính cơ cấu của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã xếp quy định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vào Chương XIII về thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử, trong 1  Luật Dương Gia, Đương sự chết trong giai đoạn xét xử sơ thẩm thì giải quyết thế nào, https:// luatduonggia.vn/duong-su-chet-trong-giai-doan- xet-xu-so-tham-dan-su-thi-giai-quyet-the-nao/, truy cập ngày 13/7/2017. 2  Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015. khi đó Chương XIV quy định về phiên tòa sơ thẩm, nói cách khác, theo cách sắp xếp điều luật hiện tại, làm cho người áp dụng pháp luật được quyền hiểu rằng quy định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự chỉ dành cho giai đoạn chuẩn bị xét xử, bởi nó không nằm ở phần các quy định chung. Điều đáng nói là, nếu đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết, đương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự và Tòa án có hay biết về sự kiện thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa để có thể sử dụng Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, cho phép người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng tham gia phiên xét xử được tiếp tục tổ chức sau đó. Nhưng nếu đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết, đương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự xảy ra sau lần vắng mặt lần thứ nhất, nhưng ngay trước lần xét xử sau mà Tòa án không hay biết thì Tòa án có thể coi đương sự đã từ bỏ việc khởi kiện để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hoặc phần yêu cầu độc lập của đương sự (nếu đương sự là nguyên đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập) hoặc thực hiện xét xử vắng mặt theo luật định (nếu đương sự là bị đơn), việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hoặc tiếp tục xét xử này không sai theo luật nhưng lại làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong sự kiện xảy ra không mong muốn. Vấn đề này được giải quyết bằng thủ tục kháng cáo, kháng nghị ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015... 46 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018 bản án sơ thẩm khi chưa có hiệu lực, nếu bản án đã phát sinh hiệu lực sẽ được giải quyết bằng thủ tục giám đốc thẩm khi có khiếu nại dẫn đến kháng nghị về căn cứ đương sự chết, đương sự phải chấm dứt hoạt động mà chưa xác định được người kế thừa quyền, nghĩa vụ nên không thể tham gia tố tụng nhưng Tòa án vẫn tiến hành xét xử. Điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 giải quyết được cả trường hợp Tòa án đã hoãn phiên tòa lần thứ hai, việc xét xử được tiếp tục tiến hành thì ngay trước thời điểm này đương sự là cá nhân chết, đương sự là cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động. Lúc này Tòa án không thể hoãn phiên tòa thêm nữa, thì ở Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 ghi nhận thêm một thủ tục mới là tạm ngừng phiên tòa, sau thời gian tạm ngừng mà căn cứ tạm ngừng chưa khắc phục được thì Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự để tiếp tục khắc phục.(1) Có thể xem đây là một cách linh hoạt của Tòa án trên thực tế để đưa người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự vào tham gia tố tụng trong trường hợp khá đặc biệt này dù việc đương sự là cá nhân chết không là căn cứ xuất hiện trực tiếp trong quy định về tạm ngừng phiên tòa, nhưng thực tiễn áp dụng vẫn có thể xếp vào trường hợp “do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác”. Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả, cần có quy định hướng dẫn bổ sung cụ thể về trường hợp bất khả kháng liên quan đến 1  Khoản 2 Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015. sức khỏe, khả năng của người tham gia tố tụng dân sự dẫn đến tạm ngừng phiên tòa, trong đó dự liệu bao gồm cả trường hợp đương sự đang tham gia tố tụng dân sự tại phiên tòa chết dẫn đến tạm ngừng phiên tòa trong một văn bản quy phạm pháp luật để nâng tính hợp pháp của hoạt động áp dụng pháp luật này. Ở tất cả các trường hợp, khi đã xác định người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, vụ án được tiếp tục giải quyết theo luật định. Điều đáng chú ý là trường hợp đương sự là cá nhân chết, đương sự là cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động vào thời điểm bản án dân sự sơ thẩm đã được tuyên nhưng chưa phát sinh hiệu lực, đang trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng như Bộ luật tố tụng dân sự trước đó không có quy định đề cập một cách trực tiếp về quyền kháng cáo của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự và cơ quan nào chịu trách nhiệm đưa người kế thừa vào tham gia tố tụng trong khi Tòa án cấp sơ thẩm đã thực hiện xong trách nhiệm của mình mà không thể dự liệu được trường hợp phát sinh sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, Tòa án cấp phúc thẩm dựa trên cơ sở quyền, lợi ích liên quan trực tiếp từ bản án sơ thẩm để tiếp nhận kháng cáo. Nếu vận dụng các Điều luật 70 và Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để suy lý và cho rằng người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự là kế thừa tất cả các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự để chấp nhận họ có quyền này thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo sẽ được tính như thế nào? Người kế thừa NGUYỄN THỊ ANH THƯ 47Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự tiếp tục thực hiện quyền này trong thời hạn còn lại hay bắt đầu tính lại thời hạn kháng cáo mới? Hiện nay, các quy định pháp luật tố tụng dân sự chưa có sự hướng dẫn cụ thể nào về trường hợp này. Nếu đương sự là cá nhân chết, đương sự là tổ chức phải chấm dứt tồn tại vào thời điểm sắp hết hạn kháng cáo, và nhất là đối với đương sự là cá nhân chết thì đang lúc “tang gia bối rối” này, liệu rằng người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự có thể thực hiện được quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án? Về vấn đề này, Luật sư Tôn Thất Quỳnh Bằng cho rằng trên cơ sở chuyển giao quyền và nghĩa vụ về tài sản từ đương sự sang cho các thừa kế khi họ chết thì quyền kháng cáo của các người kế quyền sẽ dễ dàng được chấp nhận, đối với đương sự có mặt tại phiên xét xử nhưng lại chết trong thời hạn kháng cáo, phải chăng chỉ cần căn cứ vào quy định thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người thừa kế ở Bộ luật dân sự để xác định quyền kháng cáo của người kế quyền chẳng qua chỉ là tiếp nối quyền của đương sự tham gia tố tụng. Điều này dẫn đến thời hạn kháng cáo của người kế quyền phải được tính trong khuôn khổ của thời hạn kháng cáo của đương sự theo quy định của Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự? Nhưng trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên xét xử và bản án cần được tống đạt thì việc tống đạt bản án hay quyết định cho một người đã chết sẽ trở thành vô nghĩa; liệu sự tống đạt này có phát sinh hiệu lực pháp luật đối với người kế quyền để có thể áp dụng quy định của Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự? Bộ luật tố tụng dân sự đã không dự liệu trường hợp này.(1) Mặc dù bài viết đánh giá các quy định về quyền kháng cáo theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2011 nhưng bởi các quy định về quyền, thời hạn kháng cáo không có sự thay đổi theo hướng bổ sung chủ thể yêu cầu nên vẫn còn nguyên giá trị tham khảo, đánh giá các quy định ở Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Về thời hạn kháng cáo của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, tác giả đồng tình với quan điểm của Luật sư Tôn Thất Quỳnh Bằng, theo đó, nên có sự tồn tại của một quy định về thời hạn kháng cáo này tương tự như cách tính lại thời hạn bắt đầu thụ lý vụ án dân sự kể từ thời điểm xuất hiện người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Ngoài ra, cần phân tích rõ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được kế thừa. Theo quy định của Điều luật này, khái niệm “quyền, nghĩa vụ của họ không được kế thừa” cần được hiểu như thế nào? Thứ hai, việc không thể kế thừa chỉ có thể xuất hiện do quyền, nghĩa vụ về nội dung hoặc về luật tố tụng quy định rõ quyền, nghĩa vụ đó gắn với cá nhân, không thể chuyển 1  Tôn Thất Quỳnh Bằng, Quyền kháng cáo của người kế thừa quyền và nghĩa vụ dân sự, https:// luatsuquynhbang.wordpress.com/2011/12/10, truy cập ngày 30/12/2017. ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015... 48 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018 giao. Trong khi đó, quan hệ thừa kế sẽ luôn xuất hiện người nhận di sản. Trong trường hợp di sản không có người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật thì Nhà nước chính là chủ thể tiếp nhận khối di sản đó sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Nói cách khác, kể cả khi người thừa kế di sản là Nhà nước vẫn phải để quan hệ tố tụng dân sự diễn ra để có thể xác định chủ thể có quyền, có nghĩa vụ liên quan đến di sản cần được Nhà nước thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nếu có, trước khi Nhà nước nhận về khối di sản ấy. Đến đây, lại có một vấn đề pháp lý phát sinh là trong trường hợp Nhà nước là người nhận di sản thừa kế do không có người nhận thừa kế thì ai sẽ là người đại diện cho Nhà nước tham gia tố tụng để thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại? Như vậy, có thể thấy rằng, quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành hoàn toàn không dự liệu trước trường hợp người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự là Nhà nước. Dù đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng dân sự chết, đương sự là tổ chức đang tham gia tố tụng dân sự phải chấm dứt tồn tại ở thời điểm nào của hoạt động tố tụng dân sự và Tòa án đã đưa ra các loại quyết định tương ứng nào theo từng giai đoạn, từng trường hợp nêu trên, thì khi muốn khởi động lại hoặc tiếp tục quá trình tố tụng cũng cần có các văn bản ghi nhận thông tin pháp lý về người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự nhất định. Tuy nhiên văn bản này chưa được luật quy định một cách cụ thể về hình thức, trình tự và thời hạn thực hiện. Cụ thể là, sau khi có căn cứ cho thấy phát sinh người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự do đương sự là cá nhân chết, đương sự là tổ chức phải chấm dứt tồn tại, Thẩm phán được giao giải quyết vụ án dân sự sẽ ra thông báo đến những người thừa kế của đương sự là cá nhân, người có quyền, lợi ích liên quan đến đương sự là tổ chức chấm dứt tồn tại để họ tự khai và cam kết không bỏ sót người thừa kế hoặc bổ sung giấy tờ chứng minh về việc tiếp nối quyền, nghĩa vụ từ tổ chức chấm dứt tồn tại và tư cách đại diện cho người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Đối với đương sự đang tham gia tố tụng là cá nhân chết, thì Tòa án thường cho những người thừa kế tự khai và cam kết khai đúng, đầy đủ người thừa kế và có sự chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi cư trú cuối cùng của đương sự là cá nhân trước khi chết. Tòa án có thể đi xác minh lại nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là không có một quy định nào về thẩm quyền chứng thực về danh sách người thừa kế, người kế thừa tố tụng do Ủy ban nhân dân tiến hành hoặc phối hợp cung cấp thông tin cho Tòa án nên việc chứng thực này trên thực tế phụ thuộc vào sự “tận tâm” của Ủy ban nhân dân. Bên cạnh đó, văn bản này được thực hiện trên thực tế tại Tòa án dưới dạng thông báo bổ sung thông tin đến những người có quyền, lợi ích liên quan từ Thẩm phán được phân công, tuy nhiên, không có mẫu chung về loại thông báo này. Mặc khác, thời hạn thực hiện việc bổ sung theo yêu cầu của thông báo chưa được quy định hoặc hướng dẫn cụ thể riêng biệt. Tòa án dựa trên quy định về quyền nhận thông báo hợp lệ của đương sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ để đưa ra thông báo này đến đương sự và cả người NGUYỄN THỊ ANH THƯ 49Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự từ đương sự. Thực tế các Thẩm phán tại Tòa án vận dụng linh hoạt quy định về sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện để ra hạn định về thời gian cho những người có trách nhiệm bổ sung.(1) Thời hạn này theo thông báo có thể linh hoạt là 10 ngày, 15 ngày, 30 ngày hoặc tối đa là 45 ngày, tùy thuộc vào từng vụ việc mà thẩm phán được phân công đánh giá và ấn định thời hạn. Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo tác giả nhận thấy có sự khác biệt giữa các Tòa án, các Thẩm phán khác nhau khi thực hiện. Đối với thông báo yêu cầu bổ sung người tham gia tố tụng trong trường hợp phát sinh kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự thì để đáp ứng yêu cầu của thông báo, những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự phải chứng minh được mình là người có tư cách kế thừa theo quy định. Đối với trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết, những người thừa kế phải bổ sung cho Tòa án danh sách những người thừa kế của đương sự một cách đầy đủ, chính xác bằng một tờ khai hộ tịch. Thực tế tố tụng cho thấy, tờ khai hộ tịch này có thể do Tòa án cho những người thừa kế tự khai và cam kết đúng sự thật, không gian dối hoặc Tòa án yêu cầu những người thừa kế xuất trình tờ khai hộ tịch về quan hệ thừa kế với đương sự có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc tờ khai kèm theo biên bản xác minh hộ tịch của phòng công chứng, văn phòng công chứng về quan hệ thừa kế. 1 Khoản 12 Điều 70 và Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015 Trường hợp Tòa án cho những người thừa kế tự khai, cam kết và Tòa án thực hiện xác minh khi cần thiết, có nghi ngờ về tính chính xác của tờ khai, rất ít Tòa án sử dụng cách này. Bởi điều này làm gia tăng công việc của Tòa án khi phải xác minh lại tờ khai của đương sự, mặc khác rất dễ phát sinh tranh chấp và đổ lỗi cho Tòa án sau này, do thực chất Tòa án không thể nắm được tình trạng hộ tịch gia đình của đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết. Trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc phòng công chứng, văn phòng công chứng xác nhận tờ khai hộ tịch, vấn đề phát sinh trong trường hợp này chính là giấy xác nhận tình trạng hộ tịch, xác nhận những người thừa kế của đương sự là cá nhân chết khi đang tham gia tố tụng chỉ có thể xác nhận về người thừa kế theo pháp luật, ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của đương sự là cá nhân chết hoặc phòng công chứng, văn phòng công chứng không thể biết có tồn tại hay không người thừa kế theo di chúc của đương sự. Mặc khác, đối với Ủy ban nhân dân thì trường hợp đương sự là cá nhân và những người thừa kế của đương sự không cùng cư trú tại một địa phương thì ủy ban nhân dân cấp xã thường từ chối thực hiện giấy xác nhận tờ khai này, bởi họ cho rằng mình không có căn cứ chính xác để xác nhận và cũng không có một quy định nào buộc họ phải xác nhận với vai trò như một nghĩa vụ của ủy ban nhân dân. Có hai trường hợp xảy ra trên thực tế, một là Ủy ban nhân dân cho những người thừa kế của đương sự là cá nhân đã chết tự khai và cam kết không bỏ sót người thừa kế, tự chịu trách nhiệm trước ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015... 50 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018 pháp luật nếu họ khai thiếu, khai gian dối, sau đó Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về cam kết đó. Hai là, Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối xác nhận tờ khai hộ tịch trong trường hợp này. Khi các đương sự chủ động đến các phòng công chứng, văn phòng công chứng để thực hiện việc kê khai, lúc này các phòng công chứng, văn phòng công chứng sẽ thực hiện niêm yết công khai trong thời hạn nhất định tại địa phương, mà thông thường thời hạn này là 30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai tại nơi cư trú, sau thời hạn trên nếu không có tranh chấp về nội dung niêm yết, công chứng viên sẽ thực hiện công chứng tờ khai hộ tịch kèm biên bản xác minh hộ tịch có danh sách người thừa kế như danh sách của thông báo được niêm yết. Có thể thấy chưa có một quy định hướng dẫn nào về thẩm quyền xác nhận tờ khai hộ tịch của đương sự là cá nhân đã chết nên dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền thực hiện xác nhận như trên, dẫn đến việc các cơ quan, tổ chức trên hoàn toàn có quyền từ chối thực hiện việc xác nhận. Theo quan điểm của tác giả, sự linh hoạt của ủy ban nhân dân cấp xã, các phòng công chứng, văn phòng công chứng và cả Tòa án trong việc xác minh tư cách người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự như đã nêu trên là cần thiết và phù hợp với thực tế để vụ án dân sự được tiếp tục giải quyết, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chính các bên tham gia tố tụng và đảm bảo thực hiện hoạt động tố tụng được chính xác, nhanh chóng tại Tòa án. Các Tòa án đều xác nhận rằng có trường hợp Ủy ban nhân dân từ chối xác nhận và Tòa án không thể làm gì hơn, và có thể xảy ra trường hợp đương sự khai báo không đúng sự thật, gian dối, tuy nhiên khi phát sinh tranh chấp sau này thì người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoàn toàn có thể khởi kiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong một vụ án dân sự khác. Nếu hết thời hạn được nêu trong thông báo, người được thông báo không bổ sung thông tin theo yêu cầu thì Tòa án có cơ sở để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo căn cứ tại khoản 1 Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 về trường hợp đương sự là cá nhân chết, đương sự là tổ chức chấm dứt mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Trong trường hợp những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự bổ sung các thông tin theo yêu cầu thông báo, kèm theo các chứng cứ chứng minh xác thực tư cách kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình (như giấy xác nhận tình trạng hộ tịch của đương sự là cá nhân đã chết, hồ sơ, điều lệ, quyết định của tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thể hiện rõ việc chịu trách nhiệm hoặc được chuyển giao quyền, nghĩa vụ từ đương sự là tổ chức đã chấm dứt tồn tại). Lúc này, Tòa án tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án dân sự bằng quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Trong trường hợp đương sự là cá nhân chết, đương sự là cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động vào thời điểm bản án dân sự sơ thẩm đã được tuyên nhưng chưa phát sinh hiệu lực, đang trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo NGUYỄN THỊ ANH THƯ 51Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát sẽ được tính như thế nào? Người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự tiếp tục thực hiện quyền này trong thời hạn còn lại hay bắt đầu tính lại thời hạn kháng cáo mới? Tác giả cho rằng thời hạn kháng cáo đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự cần được hướng dẫn cụ thể bởi một văn bản quy phạm pháp luật. Thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án cho thấy có những trường hợp đương sự chết sau khi bản án sơ thẩm được tuyên mà chưa phát sinh hiệu lực. Lúc này, có thể theo nội dung bản án sơ thẩm sẽ mang tính bất lợi về quyền, nghĩa vụ của đương sự là cá nhân chết. Tuy nhiên, những người thừa kế của đương sự là cá nhân đã chết lại không được ghi nhận tư cách kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự tại bản án sơ thẩm. Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên và đang trong thời gian chờ kháng cáo, kháng nghị, có thể nói trọng trách của Tòa án sơ thẩm đã tạm khép lại, Tòa án sơ thẩm không có lý do gì để đưa những người thừa kế vào danh sách những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, bởi việc cá nhân chết là sau khi bản án sơ thẩm được tuyên. Còn đối với Tòa án cấp phúc thẩm, nếu những người thừa kế này nộp đơn kháng cáo lên Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án phúc thẩm vẫn không có lý do để nhận đơn kháng cáo của những người này, bởi một điều đơn giản là tên của họ không hề có mặt trong bản án sơ thẩm đang có yêu cầu kháng cáo, điều này đồng nghĩa về lý thuyết rằng bản án không có liên quan đến chính những người đang có đơn kháng cáo, vì vậy đơn kháng cáo này sẽ dẫn đến kết quả bị từ chối, trả lại đơn. Nhưng thực chất, bản chất của sự liên quan giữa bản án và bản thân những người thừa kế này khá rõ ràng trên thực tế, bản án bất lợi khi có hiệu lực và thi hành án sẽ tác động lên tài sản của đương sự là cá nhân đã chết, mà giờ đây đã trở thành tài sản của họ - những người thừa kế của đương sự. Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về phát sinh kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết. Chúng ta dễ hiểu rằng đang tham gia tố tụng có thể là bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, bao gồm cả thời gian sau khi bản án sơ thẩm được tuyên mà chưa có hiệu lực. Tuy nhiên, điều mà tác giả nhấn mạnh về sự thiếu sót trong quy định hướng dẫn là trường hợp sau khi bản án sơ thẩm được tuyên chưa phát sinh hiệu lực, đang trong thời gian thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị mà phát sinh người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự thì cơ quan nào có trách nhiệm ghi nhận tư cách kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, để thực hiện tốt quyền kháng cáo, kháng nghị thay cho đương sự đã chết, làm cơ sở cho Tòa án cấp phúc thẩm nhận đơn kháng cáo. Đồng thời cần hướng dẫn rõ về việc thời hạn kháng cáo sẽ tính từ thời điểm nào để đánh giá là một kháng cáo quá hạn từ người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Về cách thức giải quyết hoặc quy định thì nên chăng chúng ta nên tham khảo cách quy định ở Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga, thì “Sau khi người không phải là bị đơn đích thực bị thay thế, việc chuẩn bị xét xử vụ án được bắt đầu lại từ ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015... 52 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018 đầu”(1). Hoặc “ Mọi bản án sơ thẩm của tất cả Tòa án Liên bang Nga, trừ bản án của Thẩm phán Hòa giải, có thể bị các bên và những người tham gia tố tụng khác kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm và có thể bị kiểm sát viên tham gia tố tụng đề nghị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.”(2) Nói cách khác, người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự được quy định trong những người tham gia tố tụng khác theo luật của Liên bang Nga, lúc này có thể tham gia kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án. “Hết thời hạn kháng cáo, nếu trong đơn kháng cáo phúc thẩm, đề nghị phúc thẩm không có yêu cầu khôi phục thời hạn hoặc yêu cầu khôi phục thời hạn không được chấp nhận”(3), bằng cách thức suy lý ngược, thì có nghĩa là trong đơn kháng cáo hết hạn người kháng cáo vẫn được yêu cầu khôi phục thời hạn kháng cáo khi có cơ sở hợp lý, mà trong trường hợp chúng ta đang cần nhắc đến là trường hợp đương sự trong vụ án chết hoặc chấm dứt tồn tại sau khi bản án sơ thẩm được tuyên nhưng chưa phát sinh hiệu lực. Còn theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Pháp, quyền kháng cáo được quy định rất rộng về chủ thể, không chỉ giới hạn trong phạm vi đương sự mà còn phát sinh quyền kháng cáo của người thứ ba, khi này, người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự phát sinh sau khi có bản án sơ thẩm vẫn có thể sử dụng điều khoản này để thực hiện quyền kháng cáo 1  Khoản 1 Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự Liêng bang Nga, Nxb Tư pháp, 2005. 2  Điều 336 Bộ luật tố tụng dân sự Liêng bang Nga, Nxb Tư pháp, 2005. 3  Đoạn 2, Khoản 1 Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự Liêng bang Nga, Nxb Tư pháp, 2005. “Bất cứ người nào có lợi ích liên quan đều được kháng án, nếu họ không phải là đương sự hoặc không phải là người đại diện trong bản án bị kháng án”, thậm chí cả đối với bản án có giá trị chung thẩm “ Người thứ ba được kháng án đối với bản án chung thẩm, kể cả khi họ đã được tống đạt bản án”.(4) Trong hai cách thức giải quyết rất hay và rõ ràng như trên, trong phạm vi quan hệ tố tụng dân sự của Việt Nam hiện nay, tác giả cho rằng cách giải quyết ở Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga phù hợp hơn, có nghĩa là tác giả ủng hộ và kiến nghị có quy định hướng dẫn theo hướng khôi phục lại thời hạn kháng cáo cho người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, thời điểm này được bắt đầu tính từ khi tư cách người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ được ghi nhận tại Tòa án bằng các chứng cứ chứng minh theo yêu cầu của Tòa án. Bởi nó hạn chế được những kháng cáo, khiếu nại vô ích từ chủ thể không liên quan có thể phát sinh trên thực tế nhưng vẫn đảm bảo được quyền kháng cáo của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Đồng thời, quy định hướng dẫn cũng cần nói rõ về trường hợp sau khi bản án sơ thẩm được tuyên chưa có hiệu lực mà phát sinh kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự thực hiện quyền kháng cáo thay cho đương sự thì Tòa án phúc thẩm vẫn phải có trách nhiệm tiếp nhận đơn kháng cáo từ người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, kể cả khi họ không có tên trong bản án sơ thẩm đang bị kháng cáo./. 4  Điều 583 Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, 1998.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_vuong_mac_bat_cap_ve_thu_tuc_to_tung_duoc_ap_dung_tro.pdf
Tài liệu liên quan