Một số ý kiến góp ý dự thảo luật chuyển đổi giới tính

Tên gọi của chương II Chương II của Dự thảo có tên gọi: “Điều kiện đối với người đề nghị chuyển đổi giới tính”. Với tên gọi này, nội dung của Chương sẽ bao gồm quy định liên quan đến điều kiện của người đề nghị chuyển đổi giới tính như: điều kiện về giới tính trước khi chuyển đổi giới tính, điều kiện về nhận diện giới, điều kiện về độ tuổi, điều kiện về tình trạng hôn nhân Tuy nhiên, trong số các điều khoản của Chương II, chỉ có Điều 7 và Điều 8 quy định về điều kiện của người đề nghị chuyển đổi giới tính; các điều khác như Điều 6 quy định các hình thức chuyển đổi giới tính và việc cho phép đăng ký thay đổi hộ tịch, Điều 9 và Điều 10 quy định về Hồ sơ, thủ tục đề nghị bệnh viện điều trị nội tiết tố sinh dục và phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính là không phù hợp với tên gọi của Chương. Để bảo đảm sự thống nhất giữa tên gọi và nội dung của Chương II, chúng tôi đề nghị sửa đổi Dự thảo luật theo các phương án sau: Phương án 1: giữ nguyên tên Chương II và chỉ giữ lại nội dung Điều 7 và Điều 8 nhưng cần quy định cụ thể hơn về các điều kiện như đã kiến nghị ở trên. Chuyển nội dung các Điều 6, 9, 10 sang một chương mới với tên gọi “Các hình thức chuyển đổi giới tính và thủ tục đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính”. Phương án 2: giữ nguyên tên các điều trong Chương II, đồng thời thay đổi tên gọi của Chương II thành “Các hình thức chuyển đổi giới tính, điều kiện và thủ tục đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính”

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến góp ý dự thảo luật chuyển đổi giới tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Từ sự phân tích các khái niệm, các quy định chung, tên gọi, sự can thiệp y học, điều kiện đối với người đề nghị chuyển đổi giới tính bài viết đóng góp một số ý kiến cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính (Dự thảo ngày 28/12/2017)1. 1 Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu của Trường Đại học Luật Hà Nội, “Vấn đề chuyển đổi giới tính trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam”. Nguyễn Văn Hợi* Hoàng Thị Loan** * TS. GV. Trường Đại học Luật Hà Nội * ThS. GV. Trường Đại học Luật Hà Nội. Abstract: From the analysis of the concepts, general rules, names, interventions by the medical science, conditions for gender change proponents ... this article provides a number of specific comments for improvements of the Bill on on Transgender (drafted 28/12/2017). Thông tin bài viết: Từ khóa: chuyển đổi giới tính, góp ý dự thảo. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 15/01/2018 Biên tập: 09/02/2018 Duyệt bài: 22/02/2018 Article Infomation: Keywords: Transgender, comments to the bill Article History: Received: 15 Jan. 2018 Edited: 09 Feb. 2018 Approved: 22 Feb. 2018 MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH 1. Chương I - Những quy định chung 1.1 Điều 2 Dự thảo luật - Khoản 1 Điều 2 Dự thảo quy định: “Chuyển đổi giới tính là quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính của một người đã có giới tính sinh học hoàn thiện phù hợp với nhận diện giới của họ”. Quy định này có thể dẫn đến các cách hiểu khác nhau về chuyển đổi giới tính: (i) Cách hiểu thứ nhất, việc chuyển đổi giới tính được áp dụng với “người đã có giới tính sinh học hoàn thiện phù hợp với nhận diện giới của họ”; (ii) Cách hiểu thứ hai, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện đối với “người đã có giới tính sinh học hoàn thiện” nhằm phù BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 29Số 6(358) T3/2018 hợp với “nhận diện giới của họ”. Chúng tôi cho rằng, trước khi thực hiện việc chuyển đổi giới tính, nhận diện giới của người chuyển đổi giới tính phải trái ngược với giới tính sinh học của họ (kết cấu cơ thể và bộ phận sinh dục của nam nhưng lại cho rằng mình là nữ và ngược lại). Do đó, việc chuyển đổi giới tính là để nhằm thay đổi giới tính sinh học đã hoàn thiện ở giới tính này sang giới tính khác phù hợp với nhận diện giới của người chuyển đổi giới tính. Vì vậy, cách hiểu thứ hai là phù hợp. Tuy nhiên, để bảo đảm thống nhất cách hiểu về chuyển đổi giới tính, nội dung của khoản 1 Điều 2 Dự thảo luật cần phải được sửa đổi thành “Chuyển đổi giới tính là quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính của một người đã có giới tính sinh học hoàn thiện sang giới tính khác phù hợp với nhận diện giới của họ”. - Khoản 5 Điều 2 Dự thảo luật quy định: “Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là một hoặc toàn bộ quá trình từ điều trị nội tiết tố sinh dục đến phẫu thuật ngực, phẫu thuật bộ phận sinh dục để thay đổi giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện”. Theo quy định này, người chuyển đổi giới tính chỉ cần thực hiện một hoạt động can thiệp y học là có thể được coi là chuyển đổi giới tính, nghĩa là việc phẫu thuật bộ phận sinh dục là không bắt buộc đối với người chuyển đổi giới tính. Điều này cũng được thể hiện cụ thể trong quy định tại Điều 6 Dự thảo. Về vấn đề này, thực tế hiện nay đang tồn tại hai quan điểm khác nhau về thuật ngữ chuyển đổi giới tính. 1 Nguyễn Minh Tuấn (2017), Chuyển đổi giới tính cho người bị đau khổ về giới, bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo “Góp ý Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính”, Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Y tế phối hợp tổ chức ngày 29/12/2017. 2 Lê Diệu Linh (2016), Luật hóa quyền chuyển đổi giới tính, Publishing/ News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/lists/News&ItemID=30735 (truy cập ngày 10/01/2018). 3 https://vietadsgroup.vn/hoi-dap-la-gi-/chuyen-doi-gioi-tinh-la-gi-tim-hieu-ve-chuyen-doi-gioi-tinh-la-gi-c62d11217. aspx (truy cập ngày 10/01/2018). Quan điểm thứ nhất cho rằng, “chuyển đổi giới tính là phẫu thuật chuyển đổi bộ phận sinh dục ngoài, trong và điều trị hormon sinh dục thay thế”1. Theo quan điểm này, việc chuyển đổi giới tính chỉ được thừa nhận đối với những người thực hiện việc phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục trong và ngoài, tức là sự can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phải được thực hiện một cách toàn diện chứ không chỉ dừng lại ở việc phẫu thuật một trong các bộ phận cơ thể. Cùng quan điểm này, có tác giả cho rằng, “chuyển đổi giới tính (hay còn gọi phẫu thuật chuyển giới) là khái niệm dùng để chỉ những thủ tục y khoa để thay đổi giới tính của một người, trong đó bao gồm những công đoạn như phẫu thuật bộ phận sinh dục, tiêm hoóc-môn, phẫu thuật chỉnh hình”2. Như vậy, cụm từ “những thủ tục y khoa để thay đổi giới tính của một người” có thể được hiểu rằng, tác giả không loại trừ bất cứ sự can thiệp y học nào trong quá trình phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Quan điểm thứ hai cho rằng, “chuyển đổi giới tính là chỉ những thủ tục y khoa dùng để thay đổi giới tính của một người trong đó có thể bao gồm phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay không”3. Theo quan điểm này, chuyển đổi giới tính không nhất thiết phải trải qua quá trình phẫu thuật y học, tức là việc phẫu thuật bộ phận sinh dục là không đặt ra. Không trực tiếp đưa ra khái niệm chuyển đổi giới tính, tác giả Phạm Quỳnh Phương cho rằng, “người chuyển đổi giới tính là những người có bản dạng giới BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 30 Số 6(358) T3/2018 khác với giới tính sinh học bẩm sinh. Thông thường những người chuyển giới sẽ thay đổi hay muốn thay đổi cơ thể của mình bằng cách dùng liệu pháp hooc-mon, đi phẫu thuật, hay dùng các phương pháp khác để có thể có một cơ thể giống nhất với giới tính mà họ muốn. Quá trình chuyển đổi thông qua các can thiệp về y học như vậy thường được gọi là quá trình chuyển đổi giới tính”4. Theo tác giả, chỉ cần thực hiện một trong các biện pháp như tiêm hooc-mon, phẫu thuật hoặc các phương pháp khác khiến cho cơ thể có giới tính giống với giới tính mà họ muốn là đã được coi là quá trình chuyển đổi giới tính. Tức là quá trình này có thể thông qua việc phẫu thuật hoặc các phương pháp khác. Chúng tôi cho rằng, để khẳng định việc chuyển đổi giới tính có bắt buộc thông qua các phẫu thuật chuyển đổi bộ phận sinh dục trong và ngoài hay không, cần phải xác định bản chất của các thuật ngữ “giới và chuyển giới, giới tính và chuyển đổi giới tính”. Khái niệm “giới” muốn nói đến vai trò của giới nam và giới nữ về mặt xã hội, hành vi, các hoạt động và các đặc tính của mỗi một giới (sinh học, tâm lý, xã hội)5. “Giới chỉ sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ, phản ánh đặc điểm quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ, liên quan đến địa vị xã hội của nam giới và phụ nữ”6. Như vậy, các quan điểm đưa ra đều nhận định giới là nói đến vai trò, địa vị xã hội của nam giới và phụ nữ. Ví dụ giới nam thường để tóc ngắn và giọng nói ồm - trầm, giới nữ thường để 4 Phạm Quỳnh Phương (2014), Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam - Tổng luận các nghiên cứu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 28. 5 Nguyễn Minh Tuấn (2017), Chuyển đổi giới tính cho người bị đau khổ về giới, tlđd. 6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Tập bài giảng Luật Bình đẳng giới, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.8. 7 Nguyễn Minh Tuấn (2017), Chuyển đổi giới tính cho người bị đau khổ về giới, tlđd. 8 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Tập bài giảng Luật Bình đẳng giới, tlđd. 9 Theo quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh. Phụ lục này hướng dẫn cách ghi giấy chứng sinh, trong đó một trong tóc dài và giọng nói trong - cao. Theo đó, chỉ cần dựa vào những biểu hiện bên ngoài về mặt xã hội có thể xác định được một người thuộc giới nam hay giới nữ. Với những phân tích trên đây, muốn thay đổi (chuyển đổi) giới từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam chỉ cần thay đổi những đặc điểm nhận dạng như vị trí, vai trò của cá nhân trong xã hội (thay đổi những đặc điểm bên ngoài). Ví dụ: nữ muốn chuyển giới thành nam thì chỉ cần cắt tóc ngắn, mặc đồ nam, thay đổi giọng nói và làm những việc mà nam giới thường làm; một người nam muốn chuyển giới thành nữ thì chỉ cần để tóc dài, mặc đồ nữ, thay đổi giọng nói và làm những việc mà nữ giới thường làm. Để đạt được điều này, người chuyển giới có thể cần hoặc không cần thực hiện những phẫu thuật y học mà có thể chỉ cần điều trị nội tiết tố sinh dục là đủ. Khái niệm “giới tính” muốn nói đến những biểu lộ sinh học đặc trưng của một người (như nhiễm sắc thể, tuyến sinh dục, các bộ phận sinh dục trong và ngoài) là nam hay nữ7. Giới tính thể hiện những đặc điểm sinh học của nam và nữ, có tính chất bẩm sinh, tự nhiên, sinh thành, biến đổi tuân theo quy luật sinh học, gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi8. Như vậy, để xác định giới tính của một người có thể phải dựa vào nhiều đặc điểm như nhiễm sắc thể, bộ phận sinh dục. Thời điểm xác định giới tính của một người là thời điểm cấp giấy chứng sinh9. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 31Số 6(358) T3/2018 số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh, thẩm quyền cấp giấy chứng sinh thuộc về: Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản - nhi; Nhà hộ sinh; Trạm y tế cấp xã; Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ. Thực tế cho thấy, khi trẻ mới được sinh ra, chúng ta thường chỉ dựa vào bộ phận sinh dục để xác định giới tính của trẻ (trừ khi trẻ được sinh ra mà có khuyết tật bẩm sinh về giới tính thì cần thông qua thủ tục xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật). Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính: “Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật”. Như vậy, nếu trẻ được sinh ra mà không có bất thường ở bộ phận sinh dục thì mặc nhiên được hiểu là không có khuyết tật bẩm sinh về giới tính và có thể xác định chính xác giới tính của trẻ là nam hay nữ. Những phân tích trên đây cho thấy, muốn chuyển đổi giới tính của một cá nhân đã hoàn thiện về giới tính thì nhất định phải thay đổi bộ phận sinh dục. Việc thay đổi bộ phận sinh dục chỉ có thể thực hiện được thông qua các phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục của người muốn chuyển đổi giới tính. Từ nhận định này, chúng tôi cho rằng, quan điểm thứ nhất về thuật ngữ chuyển đổi giới tính như đề cập trên đây là phù hợp. Khoản 5 Điều 2 Dự thảo luật đã sử dụng những đặc điểm của “quá trình chuyển giới” để gắn vào đặc điểm của “quá trình chuyển những nội dung phải ghi trong giấy chứng sinh đó là giới tính của trẻ. đổi giới tính”, dẫn đến việc cho rằng, việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là “một hoặc toàn bộ quá trình” từ điều trị nội tiết tố đến phẫu thuật ngực, phẫu thuật bộ phận sinh dục để thay đổi giới tính. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị sửa đổi khoản 5 Điều 2 của Dự thảo luật theo hướng như sau: “Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là toàn bộ quá trình từ điều trị nội tiết tố sinh dục đến phẫu thuật ngực, phẫu thuật bộ phận sinh dục để thay đổi giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện”. 1.2 Điều 3 Dự thảo luật Khoản 2 Điều 3 Dự thảo luật quy định: “Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trên cơ sở tự nguyện của người đề nghị chuyển đổi giới tính”. Quy định này có thể dẫn đến cách hiểu rằng, người đề nghị chuyển đổi giới tính có thể đề nghị can thiệp y học hoặc không. Cơ quan nhận được đề nghị chuyển đổi giới tính không được bắt buộc người đề nghị chuyển đổi giới tính phải thực hiện bất cứ một hoạt động can thiệp y học nào nếu họ không mong muốn. Tuy nhiên, theo quy định của khoản 1 Điều 2 Dự thảo luật, “chuyển đổi giới tính là quá trình thực hiện can thiệp y học” và theo quy định của khoản 5 Điều 2 Dự thảo luật, mặc dù “can thiệp y học để chuyển đổi giới tính” có thể là “một hoặc toàn bộ quá trình” nhưng nhất thiết người đề nghị chuyển đổi giới tính phải thực hiện ít nhất một quá trình can thiệp y học. Do đó, nội dung quy định của khoản 2 Điều 3 mâu thuẫn với nội dung khoản 2 và khoản 5 Điều 2 của Dự thảo luật. Vì vậy, để bảo đảm sự thống nhất giữa các điều khoản của Dự thảo luật, cần sửa đổi khoản 2 Điều 3 như sau: “Việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phải phù hợp với BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 32 Số 6(358) T3/2018 quy định của luật này, luật khác có liên quan và chỉ được thực hiện với cá nhân có đề nghị chuyển đổi giới tính”. 1.3 Điều 4 Dự thảo luật (i) Khoản 2 Điều 4 Dự thảo luật quy định: “Người chuyển đổi giới tính được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật cá nhân và các quyền riêng tư khác”. Chúng tôi cho rằng, nội dung này trùng lặp với quy định của Điều 34 và Điều 38 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Bên cạnh đó, theo quy định của BLDS năm 2015, các quyền này được quy định cho mọi cá nhân được hưởng chứ không quy định riêng cho bất cứ nhóm cá nhân nào. Do đó, dù cá nhân đó là nam giới hay nữ giới, người đã chuyển giới hay chưa chuyển giới thì cũng đều được hưởng các quyền này và được hưởng như nhau10. Vì vậy, nếu giữ lại nội dung khoản 2 Điều 4 của Dự thảo luật sẽ đồng nghĩa với việc Luật Chuyển đổi giới tính phân biệt giữa quyền của người chuyển đổi giới tính với quyền của các cá nhân khác trong xã hội. Điều này mâu thuẫn với nội dung nguyên tắc đã được đề cập tại khoản 3 Điều 3 của Dự thảo luật “không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chuyển đổi giới tính và gia đình họ”. Từ những phân tích trên, chúng tôi kiến nghị loại bỏ nội dung khoản 2 Điều 4 của Dự thảo. (ii) Khoản 4 Điều 4 Dự thảo luật quy định: “không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện”. Theo quy định này, khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính, mặc dù bộ phận sinh dục có thể thay đổi (dương vật 10 Điều 16 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (khoản 1). Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau (khoản 2)” thành âm đạo và ngược lại) nhưng người chuyển đổi giới tính có thể giữ lại tinh hoàn hoặc buồng trứng. Nếu thừa nhận nội dung này, người chuyển đổi giới tính có thể trở thành người có “giới tính chưa được định hình chính xác”. Tức là bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong có thể không phù hợp với một người có giới tính hoàn thiện. Nội dung này là hệ quả tất yếu của quan điểm về can thiệp y học để chuyển đổi giới tính quy định tại khoản 5 Điều 2 của Dự thảo. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị loại bỏ nội dung khoản 4 Điều 4 Dự thảo luật. 2. Chương II - Điều kiện đối với người đề nghị chuyển đổi giới tính 2.1 Các hình thức chuyển đổi giới tính và việc cho phép đăng ký thay đổi hộ tịch (Điều 6 Dự thảo luật) (i) Nội dung điểm a khoản 1 Điều 6 của Dự thảo ghi nhận hình thức chuyển đổi giới tính thông qua điều trị nội tiết tố. Tuy nhiên, quy định này còn một số điểm bất cập như: chưa xác định thời gian cụ thể của hình thức điều trị nội tiết tố này là bao lâu; việc sử dụng cụm từ “nội tiết tố” là chưa thống nhất với toàn bộ Dự thảo luật. Do đó, chúng tôi kiến nghị sửa đổi nội dung này như sau: “Người có giới tính sinh học hoàn thiện, được nhận diện có giới tính khác với giới tính hiện có và đã điều trị nội tiết tố sinh dục đủ thời gian quy định tại luật này”. (ii) Quy định của điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 6 của Dự thảo luật là không cần thiết. Bởi lẽ, nội dung của điểm b và c khoản 1 đã bao hàm cả điểm a khoản 1. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 33Số 6(358) T3/2018 Hơn nữa, như trên đã phân tích, để bảo đảm sự thống nhất của Dự thảo luật, chỉ nên ghi nhận một hình thức chuyển đổi giới tính đó là người đã thực hiện việc can thiệp y học một cách toàn diện từ điều trị nội tiết tố sinh dục đễn phẫu thuật ngực, phẫu thuật bộ phận sinh dục. Vì vậy, cần ghép nội dung điểm a, b, c và d lại và ghi nhận một hình thức chuyển đổi giới tính với nội dung như sau: “Người có giới tính sinh học hoàn thiện, được nhận diện có giới tính khác với giới tính hiện có, đã điều trị nội tiết tố sinh dục đủ thời gian quy định tại luật này và đã thực hiện việc phẫu thuật ngực và bộ phận sinh dục”. 2.2 Điều kiện đối với người đề nghị điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính (Điều 7 Dự thảo luật) Thứ nhất, khoản 3 Điều 7 Dự thảo luật ghi nhận người đề nghị điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính phải đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nội dung khoản 3 và toàn bộ nội dung Điều 7 Dự thảo luật không đề cập đến năng lực hành vi dân sự của người đề nghị điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính. Trong khi đó, theo quy định của BLDS, người đủ 18 tuổi trở lên có thể là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Nếu chỉ quy định độ tuổi mà không quy định về khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của người đề nghị sẽ khiến cho quy định trở nên thiếu chặt chẽ. Do đó, chúng tôi cho rằng, cần đưa ra điều kiện nhằm xác định cụ thể mức độ năng lực hành vi dân sự của người đề nghị điều trị nội tiết tố để chuyển đổi giới tính, ghi nhận thêm điều kiện về nhận thức và làm chủ hành vi của người đề nghị điều trị nội tiết tố đó là phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Thứ hai, khoản 3 Điều 7 Dự thảo luật ghi nhận người đề nghị điều trị nội tiết tố phải là người độc thân. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người độc thân là người chưa từng kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng đã ly hôn theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án. Tuy nhiên, người độc thân vẫn có thể đã có con và trên giấy khai sinh của người con đó vẫn có thể ghi nhận đầy đủ cả cha đẻ và mẹ đẻ. Khi đó, việc chuyển đổi giới tính có thể dẫn đến hậu quả là người con đó đang có đầy đủ cha mẹ đẻ (một cha đẻ và một mẹ đẻ) sẽ trở thành người có hai cha đẻ mà không có mẹ đẻ hoặc có hai mẹ đẻ mà không có cha đẻ. Điều này rõ ràng là không phù hợp với nhận thức bình thường của chính đứa trẻ, gia đình và toàn xã hội, mặc dù điều này hoàn toàn có thể giải quyết bằng những quy định cụ thể về vấn đề thay đổi hộ tịch của người chuyển giới và những người có liên quan. Tuy nhiên, nếu việc ghi nhận này trở thành hiện thực sẽ biến một vấn đề đang bình thường (một cha đẻ, một mẹ đẻ) trở thành bất bình thường (hai cha đẻ hoặc hai mẹ đẻ). Do đó, chúng tôi kiến nghị bổ sung điều kiện không đang có con đối với người đề nghị điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính. 2.3 Điều kiện đối với người đề nghị phẫu thuật để chuyển đổi giới tính (Điều 8 của Dự thảo luật) Việc phẫu thuật để chuyển đổi giới tính sẽ khiến cho hình dạng bên ngoài của người đề nghị chuyển đổi giới tính thay đổi một phần hoặc hoàn toàn so với trước đó. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc thực thi các quy phạm pháp luật có liên quan. Ví dụ như người thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 34 Số 6(358) T3/2018 tính đã phạm tội nhưng chưa bị phát hiện và khởi tố, nếu việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính đã được thực hiện mà hành vi phạm tội mới bị phát hiện thì việc điều tra sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là người phẫu thuật chuyển đổi giới tính đã thay đổi hộ tịch. Để phòng ngừa tình huống trên đây, chúng tôi kiến nghị bổ sung thêm điều kiện về lý lịch tư pháp của người đề nghị phẫu thuật để chuyển đổi giới tính. Theo đó, người đề nghị phẫu thuật để chuyển đổi giới tính cần phải xin xác nhận lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền. 2.4 Tên gọi của chương II Chương II của Dự thảo có tên gọi: “Điều kiện đối với người đề nghị chuyển đổi giới tính”. Với tên gọi này, nội dung của Chương sẽ bao gồm quy định liên quan đến điều kiện của người đề nghị chuyển đổi giới tính như: điều kiện về giới tính trước khi chuyển đổi giới tính, điều kiện về nhận diện giới, điều kiện về độ tuổi, điều kiện về tình trạng hôn nhân Tuy nhiên, trong số các điều khoản của Chương II, chỉ có Điều 7 và Điều 8 quy định về điều kiện của người đề nghị chuyển đổi giới tính; các điều khác như Điều 6 quy định các hình thức chuyển đổi giới tính và việc cho phép đăng ký thay đổi hộ tịch, Điều 9 và Điều 10 quy định về Hồ sơ, thủ tục đề nghị bệnh viện điều trị nội tiết tố sinh dục và phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính là không phù hợp với tên gọi của Chương. Để bảo đảm sự thống nhất giữa tên gọi và nội dung của Chương II, chúng tôi đề nghị sửa đổi Dự thảo luật theo các phương án sau: Phương án 1: giữ nguyên tên Chương II và chỉ giữ lại nội dung Điều 7 và Điều 8 nhưng cần quy định cụ thể hơn về các điều kiện như đã kiến nghị ở trên. Chuyển nội dung các Điều 6, 9, 10 sang một chương mới với tên gọi “Các hình thức chuyển đổi giới tính và thủ tục đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính”. Phương án 2: giữ nguyên tên các điều trong Chương II, đồng thời thay đổi tên gọi của Chương II thành “Các hình thức chuyển đổi giới tính, điều kiện và thủ tục đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Diệu Linh (2016), Luật hóa quyền chuyển đổi giới tính, website: UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/lists/ News&ItemID=30735 (truy cập ngày 10/01/2018). 2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Tập bài giảng Luật Bình đẳng giới, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 3. Phạm Quỳnh Phương (2014), Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam - Tổng luận các nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Trương Hồng Quang (2014), Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Nguyễn Minh Tuấn (2017), Chuyển đổi giới tính cho người bị đau khổ về giới, bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật chuyển đổi giới tính”, Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Y tế phối hợp tổ chức ngày 29/12/2017. 6. https://vietadsgroup.vn/hoi-dap-la-gi-/chuyen-doi-gioi-tinh-la-gi-tim-hieu-ve-chuyen-doi-gioi-tinh-la-gi- -c62d11217.aspx (truy cập ngày 10/01/2018). BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 35Số 6(358) T3/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_y_kien_gop_y_du_thao_luat_chuyen_doi_gioi_tinh.pdf
Tài liệu liên quan