Thứ nhất, nâng cao trình độ nhận
thức cho cán bộ, chiến sĩ về tầm quan trọng
của mối quan hệ phối hợp giữa giữa lực
lượng Cảnh sát kinh tế với các lực lượng
khác trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm
pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo
hiểm. Thường xuyên giáo dục, quán triệt
cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức về
vị trí, tầm quan trọng của việc tổ chức quan
hệ phối hợp, thấy được tính tất yếu khách
quan của quan hệ phối hợp trong hoạt động
phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật
về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.
Thông qua công tác giáo dục, quán triệt mỗi
cán bộ, chiến sĩ sẽ hình thành quan điểm,
thái độ tích cực , đúng đắn trong thực hiện
mối quan hệ phối hợp. Thường xuyên tổ
chức các lớp bồi dưỡng, củng cố kiến thức
pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ đặc biệt kiến
thức liên quan đến nghiệp vụ trong hoạt
động kinh doanh bảo hiểm, công tác nghiệp
vụ khác như điều tra cơ bản, hoạt động
nghiệp vụ trinh sát làm cho cán bộ, chiến
sĩ của các lực lượng nhận thức rõ phương
thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng thực
hiện hành vi vi phạm. Kiểm tra, chấn chỉnh
kịp thời những đơn vị có nhận thức chưa đầy
đủ, đúng đắn, thiếu trách nhiệm trong quan
hệ phối hợp với các lực lượng khác; loại bỏ
những tư tưởng, quan điểm xem thường, coi
nhẹ quan hệ phối hợp, tình trạng cục bộ, đề
cao vai trò cá nhân, mạnh ai nấy làm trong
công tác phối hợp
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng cảnh sát kinh tế và lực lượng khác trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 55 (05/2019) 65-71 65
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA LỰC
LƯỢNG CẢNH SÁT KINH TẾ VÀ LỰC LƯỢNG KHÁC
TRONG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP
LUẬT VỀ GIAN LẬN TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
IMPROVING THE EFFICIENCY OF COORDINATION RELATIONS
BETWEEN ECONOMIC POLICE FORCES AND OTHER FORCES IN
PREVENTING CRIMES AND LEGAL VIOLATIONS IN INSURANCE
BUSINESS
Nguyễn Phương Anh*†††††††††††††††††††††
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 6/11/2018
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 6/5/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 24/5/2019
Tóm tắt: Phối hợp lực lượng trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về gian
lận trong kinh doanh bảo hiểm là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng
hợp của các lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả công tác này.
Từ việc khảo sát thực tiễn hoạt động phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát kinh tế với các lực lượng
khác trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm,
tác giả đã đánh giá và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phối
hợp trong thời gian tới.
Từ khóa: Kinh doanh bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm, phối hợp, tội phạm, giải pháp
Abstract: Coordinating forces in preventing crimes violating the law on fraud in
insurance business is an important issue to promote the combined strength of forces, means
and professional measures to raise efficiency of this work. From the survey of practical
activities of coordination between economic police forces and other forces in preventing crimes
violating the law on fraud in insurance business, the author evaluated and proposed a number
of solutions contributing to improving the effectiveness of coordination activities in the coming
time.
Keywords: Insurance business, insurance fraud, coordination, crime, solutions
* Giảng viên, Khoa Luật, Học viện Cảnh sát nhân dân
66 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Khái quát thực trạng quan hệ
phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát kinh tế
và lực lượng khác trong phòng ngừa tội
phạm
Quan hệ phối hợp trong phòng ngừa
tội phạm và vi phạm pháp luật về gian lận
trong kinh doanh bảo hiểm thể hiện ở việc
các chủ thể có liên quan liên kết, tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau. Xuất phát từ quy định
pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của các
lực lượng tham gia quan hệ phối hợp; chủ
thể của quan hệ phối hợp trong đấu tranh
phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật
về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là các
lực lượng chức năng trong đó có Công an
nhân dân; Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm;
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Ngoài ra, cần
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành,
các cấp, các doanh nghiệp bảo hiểm, mọi
công dân.
1.1. Những kết quả đạt được
Qua nghiên cứu khảo sát trên cả
nước trong 10 năm (2008 – 2017) cho thấy,
để tiến hành biện pháp phòng ngừa tội phạm
và vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh
doanh bảo hiểm, lực lượng Cảnh sát kinh tế
đã tích cực phối hợp với các lực lượng
nghiệp vụ có liên quan cụ thể như sau:
Thứ nhất, quan hệ phối hợp với các lực
lượng nghiệp vụ trong ngành Công an
- Phối hợp trong lực lượng Cảnh sát điều
tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng
Trong những năm qua, lực lượng
CSKT các cấp đã triển khai thực hiện nhiều
biện pháp quan trọng phục vụ công tác
phòng ngừa tội phạm nói chung, phòng
ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về gian
lận trong kinh doanh bảo hiểm nói riêng như
việc trao đổi thông tin, tình hình kết quả đấu
tranh, qua đó rút kinh nghiệm trong công tác
phòng chống tội phạm. Lực lượng Cảnh sát
1 Báo cáo tổng kết của C46 từ năm 2008 đến
năm 2017
điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng
đã phối hợp tích cực, chủ động, chặt chẽ với
nhau trong công tác nắm tình hình, tăng
cường các biện pháp phát hiện, xử lý
nghiêm tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo
hiểm đặc biệt ở những địa bàn trọng điểm,
tập trung nhiều hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Quảng NinhNăm 2011,
Cục Cảnh sát kinh tế đã tổ chức 3 lớp tập
huấn nghiệp vụ cơ bản và điều tra tội phạm
kinh tế cho 360 cán bộ lãnh đạo các Phòng
Cảnh sát kinh tế, Đội Cảnh sát kinh tế Công
an toàn quốc; phối hợp Phòng Cảnh sát kinh
tế Công an một số địa phương mở lớp tập
huấn nghiệp vụ điều tra tội phạm kinh tế cho
cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát kinh tế trong
tỉnh.1‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡
- Phối hợp với lực lượng Kỹ thuật hình sự,
lực lượng Cảnh sát giao thông, lực lượng
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phối
hợp chặt chẽ với lực lượng Kỹ thuật hình sự
trong công tác điều tra, xử lý tội phạm và vi
phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh
bảo hiểm như: tiến hành trưng cầu giám
định các hợp đồng bảo hiểm, hồ sơ bệnh án,
giấy ra viện, tài sản bảo hiểm bị tổn thấtbị
nghi vấn có dấu hiệu gian lận để phục vụ
việc xác minh làm rõ có hay không hành vi
trục lợi. Điển hình, thông qua công tác giám
định đối với vụ trục lợi bảo hiểm tại Công
ty bảo hiểm Prudential do đối tượng Bùi Thị
Thu Hằng thực hiện, cơ quan chức năng đã
phát hiện những giấy tờ bị giả mạo như: giấy
chứng nhận bảo hiểm nhân thọ, thư chúc
mừng khách hàng, bảng minh họa sản phẩm,
hình dấu tròn “Công ty TNHH Bảo hiểm
Prudential Việt Nam”, chữ kí của ông John
Inniss Howell- Tổng giám đốc công ty
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 67
TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential, logo
của công ty2 §§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§ Bên cạnh đó, lực lượng
CSKT còn chủ động phối hợp với lực lượng
Cảnh sát giao thông, lực lượng Cảnh sát
phòng cháy chữa cháy trong việc khám
nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao
thông, các vụ hỏa hoạn cháy nổ gây thiệt
hại về người hoặc tài sản được bảo hiểm
trong các vụ việc có dấu hiệu gian lận.
- Phối hợp với lực lượng Cảnh sát khu vực:
Thông qua công tác phối hợp trao
đổi thông tin với lực lượng Cảnh sát khu vực
tại địa bàn cơ sở, lực lượng Cảnh sát kinh đã
nắm tình hình địa bàn, danh sách người mua
bảo hiểm, danh sách doanh nghiệp bảo
hiểm, tình hình hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, những vi phạm pháp luật xảy ra liên
quan gian lận trong lĩnh vực kinh doanh bảo
hiểm trên địa bàn. Ngoài ra, lực lượng Cảnh
sát kinh tế đã tích cực phối hợp với lực
lượng Cảnh sát khu vực tiến hành kiểm tra
hành chính các doanh nghiệp bảo hiểm đóng
trên địa bản đặc biệt là những doanh nghiệp
bảo hiểm thường có sai phạm trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh; tiến hành xử
phạt với những hành vi vi phạm hành chính
về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm hoặc
khởi tố nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Thứ hai, quan hệ phối hợp với các lực lượng
nghiệp vụ ngoài ngành Công an
- Phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa
án nhân dân
Lực lượng Cảnh sát kinh tế đã chủ
động phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát
nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử các đối tượng có
hành vi phạm tội gian lận trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm nhằm răn đe, trấn áp
loại tội phạm kinh tế mới xuất hiện tại Việt
Nam. Do vậy, trong thời gian qua số vụ
phạm tội gian lận trong kinh doanh bảo
2 Báo cáo tổng kết PC46 Quảng Ninh 2015
3 Báo cáo tổng kết C46 năm 2005
hiểm đều được xem xét, xử lý kịp thời,
khách quan. Điển hình, ngày 16/5/2005,
được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Cơ quan Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ,
Bộ Công an đã ra lệnh khởi tố vụ án, khởi tố
bị can và tạm giam 4 tháng đối với Tổng
giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm
Petrolimex (PJICO) Trần Nghĩa Vinh và
Phó Tổng giám đốc Hồ Mạnh Quân và 4 bị
can khác về các tội lừa đảo, đưa hối lộ, nhận
hối lộ, trong vụ bồi thường bảo hiểm hàng
hóa xuất nhập khẩu của Công ty trách nhiệm
hữu hạn Việt Thái Phong – Thành phố Hồ
Chí Minh.3**********************Quan hệ phối hợp giữa Viện
kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân với lực
lượng Cảnh sát kinh tế còn thể hiện ở việc
các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án
thường xuyên có sự trao đổi, thống nhất
quan điểm giải quyết để đảm bảo tính nhanh
chóng, kịp thời mà vẫn không làm giảm tính
khách quan, công bằng.
- Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp
hội bảo hiểm Việt Nam
Lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phối
hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm trong
việc trao đổi thông tin, nắm tình hình về đối
tượng, phương thức, thủ đoạn hoạt động
gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Điển
hình ngày 25 tháng 9 năm 2013, Công ty bảo
hiểm Prudential Việt Nam và một số đơn vị
nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an thành
phố Hà Nội đã phối hợp tổ chức hội thảo
“Phòng chống gian lận bảo hiểm nhân thọ
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” tại
Nghệ An.4†††††††††††††††††††††† Lực lượng Cảnh sát kinh tế các
địa phương cũng đã phối hợp cùng các
doanh nghiệp bảo hiểm đóng trên địa bàn để
định kỳ tổ chức kiểm tra, phát hiện vi phạm.
Điển hình như Phòng Cảnh sát kinh tế Công
an thành phố Hà Nội hàng năm đều xây
4 Báo cáo tổng kết C46 năm 2013
68 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
dựng Kế hoạch phát động phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong lĩnh vực
các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trên
địa bàn; qua đó đã tăng cường quan hệ phối
hợp giữa các bên, nâng cao vai trò, trách
nhiệm của cán bộ, nhân viên doanh nghiệp
bảo hiểm trong phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc, tiếp tục củng cố, tăng
cường thế trận an ninh nhân dân và quốc
phòng toàn dân; góp phần đấu tranh phòng
chống tội phạm có hiệu quả.
- Phối hợp với cơ quan Thanh tra bảo hiểm
Trong quan hệ phối hợp với cơ quan
Thanh tra của ngành bảo hiểm như Thanh
tra Bộ Tài chính, Thanh tra Cục Quản lý,
giám sát bảo hiểm; lực lượng CSKT đã chủ
động trao đổi, cung cấp thông tin về tình
hình tội phạm và vi phạm pháp luật về gian
lận trong kinh doanh bảo hiểm; phối hợp
tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất các
doanh nghiệp có dấu hiệu bị trục lợi bảo
hiểm nhiều; phối hợp tuyên truyền, phổ biến
kiến thức pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của
đông đảo xã hội về tầm quan trọng của việc
phát hiện, tố giác, xử lý hành vi trục lợi. Lực
lượng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với Bộ
Tài chính theo dõi việc thực hiện Thông tư
liên tịch giữa hai lực lượng. Ngày 25 tháng
2 năm 2009, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã
ban hành thông tư liên tịch
số: 35/2009/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số
103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm
2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới.5‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡
- Phối hợp cơ quan thông tin đại chúng
Lực lượng CSKT đã chú trọng công
tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức tuyên
truyền vận động quần chúng nhân dân tham
gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp
luật về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.
5 Báo cáo tổng kết C46 năm 2009
Công tác truyền thông được triển khai rộng
rãi đặc biệt sử dụng các phương tiện thông
tin đại chúng như: Đài phát thanh, Đài
truyền hình, các loại hình báo chí, mạng
Internetđể tuyên truyền phương thức, thủ
đoạn hoạt động của đối tượng thực hiện
hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm;
phổ biến các văn bản pháp luật về hoạt động
kinh doanh bảo hiểm đến quần chúng nhân
dân. Trong thời gian qua, những vụ việc do
lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều
tra, xử lý đều được thông tin rộng rãi trên
báo chí; lần đầu tiên một vụ trục lợi bảo
hiểm được phát hiện và xử lý hình sự là vào
năm 2005 với trường hợp khách hàng
của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm PJICO;
tiếp đó là một loạt các vụ gian lận bảo hiểm
khác cũng được thông báo công khai với
những phương thức, thủ đoạn tinh vi như vụ
tự chặt tay chân để được hưởng quyền lợi
bảo hiểm của đối tượng ở quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội vào năm 2015. Thông qua
công tác phổ biến, tuyên truyền thông tin đã
góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng
như của toàn xã hội đối với công tác phòng
chống tội phạm và vi phạm pháp luật về gian
lận trong kinh doanh bảo hiểm.
1.2.Những hạn chế, thiếu sót
Bên cạnh những kết quả đạt được,
quan hệ phối hợp lực lượng CSKT với các
lực lượng khác trong hoạt động phòng ngừa
tội phạm và vi phạm pháp luật về gian lận
trong kinh doanh bảo hiểm còn có những tồn
tại, hạn chế sau:
- Lực lượng CSKT chưa chủ động phối hợp,
trao đổi thông tin, tài liệu với các lực lượng
khác trong và ngoài ngành Công an. Các bên
có liên quan chưa xây dựng được quy chế
phối hợp đầy đủ, chặt chẽ. Một số doanh
nghiệp bảo hiểm còn e ngại trong việc cung
cấp thông tin kịp thời cho cơ quan công an
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 69
để điều tra, xử lý vụ việc. Việc phối hợp trao
đổi thông tin liên quan đến vi phạm giữa lực
lượng CSKT với các lực lượng khác đôi lúc
còn chưa nghiêm túc, không thường xuyên,
kịp thời, do đó thiếu chủ động trong công
tác nắm tình hình, diễn biến hoạt động của
loại đối tượng và tình hình tội phạm và vi
phạm pháp luật gian lận trong kinh doanh
bảo hiểm.
- Sự phối hợp giữa lực lượng CSKT với các
lực lượng khác trong hoạt động phòng ngừa
tội phạm và vi phạm pháp luật về gian lận
trong kinh doanh bảo hiểm ở nhiều địa
phương các tỉnh, thành phố còn mang tính
hình thức, đối phó, không hiệu quả, kém
chất lượng. Nhiều trường hợp, quan hệ phối
hợp còn mang tính chất mệnh lệnh, nhất là
khi phối hợp với cấp cơ sởTừ đó dẫn đến
lực lượng được tham gia phối hợp không
thoải mái, thiếu sự bình đẳng, thiếu nhiệt
tình trong phối hợp nên hiệu quả công tác
không cao. Các thông tin, tài liệu trao đổi
khi được yêu cầu cung cấp không có giá trị
phục vụ cho hoạt động phòng ngừa tội phạm
và vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh
doanh bảo hiểm.
- Hình thức trao đổi thông tin còn nghèo
nàn, cứng nhắc, chưa phong phú, linh hoạt,
chủ yếu thông qua trao đổi trực tiếp hoặc
bằng văn bản; chưa có hệ thống, phương
tiện công nghệ hiện đại, bảo đảm bí mật để
trao đổi, cung cấp thông tin nhằm tiết kiệm
thời gian, công sức của cán bộ, chiến sĩ các
lực lượng trong quá trình phối hợp.
- Trong một số tình huống phối hợp, lực
lượng CSKT chưa phát huy tính tích cực chủ
động của vai trò chủ thể tiến hành phối hợp
như: phân công trách nhiệm không rõ ràng,
phạm vi, mức độ phối hợp không cụ thể dẫn
đến có trường hợp chồng chéo, trùng dẫm
và có những nội dung còn đùn đẩy nhau
Những tồn tại nêu trên đã ảnh hưởng trực
tiếp đến mối quan hệ phối hợp giữa lực
lượng CSKT với các ngành, các lực lượng
có liên quan trong phòng ngừa tội phạm và
vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh
doanh bảo hiểm dẫn đến hiệu quả của mối
quan hệ phối hợp chưa cao, chưa đáp ứng
được hết yêu cầu của công tác đấu tranh
phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm
gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Thực tế
này đặt ra yêu cầu cho lực lượng Cảnh sát
kinh tế cần phải khắc phục để hoàn thành tốt
nhiệm vụ trong thời gian tới.
2. Một số giải pháp tăng cường
quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát
kinh tế và lực lượng khác trong phòng
ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về
gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
Quan hệ phối hợp giữa lực lượng
Cảnh sát kinh tế với các lực lượng khác
trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp
luật về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc
dẫn đến hiệu quả công tác đấu tranh với tội
phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
này chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới để
nâng cao hiệu quả mổi quan hệ phối hợp
giữa lực lượng Cảnh sát kinh tế và các cơ
quan khác trong phòng ngừa tội phạm và vi
phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh
bảo hiểm cần làm tốt các công tác sau:
Thứ nhất, nâng cao trình độ nhận
thức cho cán bộ, chiến sĩ về tầm quan trọng
của mối quan hệ phối hợp giữa giữa lực
lượng Cảnh sát kinh tế với các lực lượng
khác trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm
pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo
hiểm. Thường xuyên giáo dục, quán triệt
cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức về
vị trí, tầm quan trọng của việc tổ chức quan
hệ phối hợp, thấy được tính tất yếu khách
quan của quan hệ phối hợp trong hoạt động
phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật
về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.
Thông qua công tác giáo dục, quán triệt mỗi
cán bộ, chiến sĩ sẽ hình thành quan điểm,
thái độ tích cực , đúng đắn trong thực hiện
mối quan hệ phối hợp. Thường xuyên tổ
chức các lớp bồi dưỡng, củng cố kiến thức
70 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ đặc biệt kiến
thức liên quan đến nghiệp vụ trong hoạt
động kinh doanh bảo hiểm, công tác nghiệp
vụ khác như điều tra cơ bản, hoạt động
nghiệp vụ trinh sátlàm cho cán bộ, chiến
sĩ của các lực lượng nhận thức rõ phương
thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng thực
hiện hành vi vi phạm. Kiểm tra, chấn chỉnh
kịp thời những đơn vị có nhận thức chưa đầy
đủ, đúng đắn, thiếu trách nhiệm trong quan
hệ phối hợp với các lực lượng khác; loại bỏ
những tư tưởng, quan điểm xem thường, coi
nhẹ quan hệ phối hợp, tình trạng cục bộ, đề
cao vai trò cá nhân, mạnh ai nấy làm trong
công tác phối hợp
Thứ hai, tăng cường công tác lãnh
đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp lãnh đạo
đối với sự phối hợp của lực lượng Cảnh sát
kinh tế với các lực lượng khác trong phòng
ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về gian
lận trong kinh doanh bảo hiểm. Trong công
tác chỉ đạo cần có sự phân công, phân cấp,
phân định rõ nhiệm vụ, vai trò của từng lực
lượng. Trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực
hiện mối quan hệ phối hợp phải biết phát
huy mặt mạnh các biện pháp nghiệp vụ do
từng lực lượng áp dụng cũng như năng lực,
khả năng chuyên môn của từng lực lượng.
Lựa chọn hình thức phối hợp linh hoạt, nhịp
nhàng, cần căn cứ vào tình hình, địa bàn, đặc
điểm cụ thể của các tình huống. Lựa chọn
hình thức phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng,
cần căn cứ vào tình hình, địa bàn, đặc điểm
cụ thể của các tình huống. Lãnh đạo các lực
lượng cần có sự thống nhất về quan điểm,
nhận thức, thái độ để tạo nên sự đồng thuận
cao trong quá trình thực hiện các nội dung,
yêu cầu, nhiệm vụ của quan hệ phối hợp.
Các cấp chỉ huy, lãnh đạo của các lực lượng
cần coi trọng công tác giáo dục giúp cán bộ,
chiến sĩ có nhận thức đúng đắn về vai trò
mối quan hệ phối hợp; tổ chức buổi tập
huấn, tọa đàm để nâng cao trình độ nghiệp
vụ cho cán bộ chiến sĩ.
Thứ ba, xây dựng quy chế phối hợp
giữa lực lượng Cảnh sát kinh tế với các lực
lượng khác trong phòng ngừa tội phạm và vi
phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh
bảo hiểm. Lực lượng Cảnh sát kinh tế cần
tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an ký kết
các quy chế phối hợp với Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính, các cơ
quan thanh tra liên ngành trong phòng
chống tội phạm và vi phạm pháp luật về gian
lận trong kinh doanh bảo hiểm; ký kết quy
chế phối hợp với các cơ quan giám định như
lực lượng Kỹ thuật hình sự, bệnh viện, cơ sở
y tế; các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc
cung cấp, trao đổi các thông tin, tài liệu, hỗ
trợ lực lượng, phương tiện trong phòng
chống vi phạm pháp luật và tội phạm gian
lận trong kinh doanh bảo hiểm. Trong quy
chế phối hợp cần đảm bảo một số nội dung
cơ bản như: nguyên tắc, phạm vi điều chỉnh,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng
lực lượng; nội dung và hình thức tổ chức
quan hệ phối hợp; cơ chế phối hợp và đặc
biệt cần xác định được lực lượng Cảnh sát
kinh tế đóng vai trò là chủ thể nòng cốt
trong quan hệ phối hợp phòng chống tội
phạm và vi phạm pháp luật về gian lận trong
kinh doanh bảo hiểm.
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm - Hiệp
hội bảo hiểm Việt Nam (2012), Kỷ yếu Hội
thảo khoa học “Đánh giá thực trạng và giải
pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm trong
bảo hiểm xe cơ giới, tai nạn và chăm sóc y
tế con người”, Nha Trang.
2. Học viện CSND- Prudential (2013), Kỷ
yếu Hội thảo khoa học “Phòng chống gian
lận bảo hiểm nhân thọ- Những vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Nghệ An.
3. Học viện CSND- Prudential (2013), Kỷ
yếu Hội thảo khoa học “Phòng chống gian
lận bảo hiểm nhân thọ- Những vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Nghệ An.
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 71
4. Quốc hội (2015), Luật Kinh doanh bảo
hiểm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. Nguyễn Thị Thủy (2008), “Nhận diện
hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản”,
Tạp chí Luật học, số 8(93), tr.10.
Địa chỉ tác giả: Giảng viên, Khoa Luật, Học
viện Cảnh sát nhân dân
Email: nguyenphuonganh1808@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_quan_he_phoi_hop_giua_luc_luong_canh_sat_k.pdf