Năm là, để góp phần nâng cao hiệu
quả thực thi chính sách công, cần nâng cao
phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ,
công chức thực thi chính sách. Một nguyên
nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả thấp trong
thực thi một số chính sách công ở Việt Nam
đó là, năng lực và phẩm chất còn bất cập
của một bộ phận cán bộ, công chức. Một bộ
phận cán bộ, công chức còn yếu về năng lực
và kỹ năng quản lý chính sách, suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống là yếu tố
tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực
thi chính sách công hiện nay. Do đó, để nâng
cao hiệu quả thực thi chính sách công hiện
nay, cần đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ tất
cả các khâu của công tác cán bộ, công chức
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
đảm bảo về phẩm chất và năng lực đáp ứng
yêu cầu trong tình hình mới.
Sáu là, để góp phần nâng cao hiệu
quả thực thi chính sách công, cần coi trọng
xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh
gọn, có cơ chế vận hành phù hợp. Có nhiều
chủ thể tham gia vào quá trình thực thi chính
sách công ở Việt Nam, trong đó chủ thể
quyết định trực tiếp hiệu quả thực thi chính
sách chính là bộ máy hành chính. Do đó, để
nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, cần
đặt nhiệm vụ trọng tâm vào việc kiện toàn,
đổi mới bộ máy hành chính theo hướng xây
dựng nền hành chính dân chủ - pháp quyền;
xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh
gọn theo hướng quản lý hay phụ trách đa
ngành, đa lĩnh vực, khắc phục tình trạng
phân tán về nguồn lực, quyền lực và trách
nhiệm không rõ trong thực thi chính sách
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM
Tóm tắt:
Trong chu trình chính sách công, thực thi chính sách có vai trò
thực hiện mục tiêu chính sách, kiểm nghiệm chính sách trong thực
tế, và góp phần cung cấp luận cứ cho việc hoạch định, ban hành
chính sách tiếp theo. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực
thi chính sách công, trong đó có ba yếu tố chủ yếu là chất lượng
chính sách; đối tượng bị tác động bởi chính sách (đối tượng chính
sách) và chủ thể thực thi chính sách. Trên cơ sở khái lược các
nghiên cứu có liên quan, bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả thực thi chính sách công, từ đó đề xuất một số kiến
nghị nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công ở Việt Nam.
Nguyễn Trọng Bình*
* TS. Giảng viên Học viện Chính trị khu vực IV.
Abstract:
In the cycle of public policy, the policy implementation keeps the
role of implementing policy goals, testing the policies in practice,
and establishing the ground for the development and promulgation
of the coming policies. There are several factors affecting the
efficiency of the public policy implementation, of which three key
factors are the policy quality, the subjects affected by the policy (the
policy objects), and the policy implementation entity. Based on the
summary of the relevant studies, this article provides analysis of the
factors that affect the efficiency of the public policy implementation,
thereby also provides recommendations to improve the efficiency
of public policy implementation in Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Chính sách công, hiệu quả,
thực thi chính sách
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 11/12/2019
Biên tập : 16/12/2019
Duyệt bài : 18/12/2019
Article Infomation:
Keywords: public policy efficiency,
policy implementation
Article History:
Received : 11 Dec. 2019
Edited : 16 Dec. 2019
Approved : 18 Dec. 2019
1. Một số nghiên cứu về các yếu tố tác động
đến hiệu quả thực thi chính sách công
Sau thập niên 70 của thế kỷ XX, các
nhà nghiên cứu về chính sách công đã xuất
phát từ các góc độ khác nhau để nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi
chính sách công, từ đó hình thành nên các
mô hình khác nhau. Có thể kể đến một số
nghiên cứu điển hình như sau:
Trong bài viết "Quá trình thực thi
chính sách" (1973), T.B. Smith cho rằng,
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực
thi chính sách công, bao gồm: 1) chất lượng
chính sách, cụ thể là mục tiêu chính sách có
phù hợp với thực tế hay không, nội dung
của chính sách có phù hợp, và phương án
chính sách có rõ ràng, khả thi hay không?
2) cơ quan hoặc tổ chức thực thi chính sách,
CHÑNH SAÁCH
29Số 24(400) T12/2019
tức năng lực của cơ quan hoặc tổ chức chịu
trách nhiệm thực thi chính sách như thế nào?
3) đối tượng chính sách, tức mức độ tiếp
nhận chính sách của đối tượng chính sách
như thế nào? 4) nhân tố môi trường, tức môi
trường văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế
ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách1.
Hai tác giả D.S. Meter và C.E. Van
Horn cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả thực thi chính sách, những yếu
tố này vừa bao gồm nhân tố của bên trong
vừa bao gồm nhân tố bên ngoài (môi trường).
Theo hai ông, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả thực thi chính sách công, đó là: 1)
mục tiêu và nội dung của chính sách có cụ
thể, khả thi hay không? 2) nguồn lực chính
sách, tức nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài
lực, thông tin) phục vụ cho thực thi chính
sách có đầy đủ hay không? 3) sự trao đổi,
phối hợp giữa các tổ chức và thành viên
trong tổ chức trong quá trình thực hiện; 4)
năng lực của cơ quan thực thi chính sách; 5)
môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã
hội; 6) nhận thức và thái độ của nhân viên
thực thi chính sách2.
Hai tác giả McLaughlin và Milbrey
Walin cho rằng, việc thực thi có hiệu quả
chính sách công dựa trên các yếu tố như: 1)
mức độ thống nhất, đồng thuận về mặt nhu
cầu và quan điểm giữa chủ thể thực thi chính
sách và đối tượng chính sách; 2) mức độ
tương tác, chia sẻ thông tin theo hướng bình
đẳng giữa chủ thể thực thi chính sách và đối
tượng chính sách; 3) sự linh hoạt về mục tiêu
và phương thức thực hiện chính sách theo sự
thay đổi của môi trường của chủ thể thực thi
chính sách; 4) lợi ích và định hướng giá trị
của đối tượng chính sách3.
1 T.B. Smith (1973): “The policy implementation process”, Policy Sciences, June, Volume 4, Issue 2, pp. 197–209.
2 D.S. Van Meter and C.E.Van Horn (1975): “The Policy Implementation Process – A Conceptual Framework”,
Administration and Society, Vol.6, No.4, Feb.
3 McLaughlin and Milbrey Walin (1976): “Implementation as Mutual Adaptation – Change in Classroom Organizations”
in Walter and Richard F.Elmore (eds.), Social Program Implementation, New York: Academic Press, pp. 167-180.
4 Paul A.Sabatier and Daniel A.Mazmanian (1979 - 1980): Policy Implementation – A Famework of Analysis, Policy
Studies Journal, Vol. 8, No. 4.
5 George C.Edwards (1980): Implementing Public Policy, Washington, D.C.: Congressional Quaterly Press, p. 143.
Hai tác giả Paul A. Sabatier và Daniel
A. Mazmanian cho rằng, có ba nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính
sách, đó là: 1) tính chất của vấn đề chính
sách; 2) chất lượng chính sách, nguồn lực
cho chính sách, sự tương tác và phối hợp
giữa các cơ quan trong thực thi chính sách,
năng lực của nhân viên thực thi chính sách,
sự tham gia của xã hội; 3) các yếu tố bên
ngoài thuộc về môi trường như môi trường
kinh tế, sự tham gia của truyền thông đại
chúng, mức độ ủng hộ và sự tham gia của
công chúng và các đoàn thể xã hội4. Trong
cuốn sách "Thực thi chính sách công"
(1980), George C. Edwards cho rằng, sự tác
động của bốn nhân tố chủ yếu ảnh hưởng
trực tiếp và/hoặc gián tiếp đến hiệu quả thực
thi chính sách công, đó là: 1) tuyên truyền
và truyền thông chính sách nhằm làm cho
người thực thi chính sách hiểu rõ chính sách;
2) nguồn lực cho thực thi chính sách (nhân
lực, thông tin, vật lực); 3) thái độ, sự ủng
hộ và sự quyết tâm của người thực thi chính
sách; 4) cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành
của cơ quan hành nhà nước5.
Cũng có quan điểm cho rằng, có ba
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực
thi chính sách công, đó là: 1) đặc tính của
vấn đề chính sách (tính chất của vấn đề
chính sách, tính đa dạng về mặt hành vi của
đối tượng chính sách, số lượng đối tượng
chính sách, số lượng hành vi của đối tượng
chính sách mà chính sách cần điều chỉnh); 2)
nhân tố của bản thân chính sách (tính đúng
đắn của chính sách, tính rõ ràng cụ thể của
chính sách, mức độ đầy đủ về nguồn lực cho
thực thi chính sách, việc bố trí cơ quan và
nhân viên thực thi chính sách); 3) nhân tố
bên ngoài chính sách (mức độ ủng hộ của
đối tượng chính sách, tố chất và thái độ làm
việc của người thực thi, năng lực của cơ
CHÑNH SAÁCH
30 Số 24(400) T12/2019
quan thực thi chính sách, sự phối hợp và trao
đổi giữa các cơ quan tổ chức, giám sát chính
sách, môi trường chính sách)6.
2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu
quả thực thi chính sách công
Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên
đã phân tích sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố
đối với hiệu quả thực thi chính sách công.
Kế thừa và phát triển các nghiên cứu nêu
trên, có thể thấy các nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách công
như sau:
Thứ nhất, tính chất của vấn đề chính
sách. Tính chất của vấn đề chính sách, tính
đa dạng hay đơn nhất về mặt hành vi của
đối tượng chính sách, số lượng nhân khẩu
thuộc đối tượng chính sách và số lượng hành
vi của đối tượng chính sách cần điều chỉnh
đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực
thi chính sách công. Theo đó, vấn đề chính
sách càng phức tạp, thì mức độ khó khăn,
phức tạp trong thực thi càng lớn. Chẳng hạn,
chính sách mang tính tổng hợp, liên quan
đến nhiều lĩnh vực thì mức độ khó khăn
trong thực thi càng lớn, hiệu quả thực thi
chính sách do đó cũng bị ảnh hưởng. Các
quan hệ quyền lực trong quá trình thực thi
chính sách càng nhiều, liên quan đến nhiều
cơ quan và nhiều người, mục tiêu chính sách
càng cao, mức độ điều chỉnh lợi ích càng
lớn, thì mức độ khó khăn trong thực thi
cũng càng lớn. Số lượng hành vi cần điều
chỉnh của đối tượng chính sách càng nhiều
thì mức độ khó khăn trong thực thi chính
sách càng lớn vì điều này làm cho việc xây
dựng và ban hành hệ thống quy định điều
chỉnh hành vi càng trở nên khó khăn hơn,
do đó, hiệu quả thực thi chính sách sẽ bị ảnh
hưởng. Số lượng đối tượng chính sách nhiều
hay ít cũng ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi
chính sách. Thông thường, chính sách càng
rõ ràng, đối tượng mà chính sách điều chỉnh
càng ít thì việc thực thi càng dễ, hiệu quả
càng cao. Ngược lại, việc thực thi càng khó
khăn và hiệu quả cũng thấp hơn. Mức độ
điều chỉnh của chính sách đối với hành vi
6 Xie-ming (2010): Khái luận chính sách công, Nxb. Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh, Trung Quốc, tr. 296-304
(tiếng Trung).
của đối tượng lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng
đến hiệu quả thực thi chính sách. Việc điều
chỉnh một hành vi, một thói quen nào đó của
đối tượng chính sách là mục tiêu hướng đến
của chính sách. Tuy nhiên, nếu yêu cầu về
sự thay đổi hành vi, thói quen đó không lớn
thì hiệu quả chính sách cao, nếu mức độ thay
đổi hành vi và thói quen lớn thì hiệu quả sẽ
thấp hơn.
Thứ hai, tính đúng đắn và cụ thể của
chính sách (hay chất lượng chính sách).
Chất lượng chính sách ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả thực thi chính sách công. Sự
ảnh hưởng của chất lượng chính sách đối
với hiệu quả thực thi chính sách thể hiện
ở hai điểm chủ yếu: 1) tính đúng đắn của
chính sách. Tính đúng đắn của chính sách
là tiền đề cơ bản cho việc thực thi có hiệu
quả chính sách. Chính sách đúng đắn, phù
hợp với quy luật khách quan và sự phát triển
xã hội, thể hiện lợi ích công, thúc đẩy sự
phát triển xã hội, mang lại lợi ích thiết thực
cho đối tượng chính sách thì sẽ có được sự
thừa nhận, ủng hộ của đối tượng chính sách,
người thực thi và xã hội, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả thực thi. Trái lại, sẽ không
có được sự thừa nhận, ủng hộ của đối tượng
chính sách. Chính sách đúng đắn thể hiện
ở sự đúng đắn về nội dung, phương hướng
cũng như việc hoạch định chính sách dựa
trên cơ sở lý luận và thực tiễn đầy đủ. 2)
Tính rõ ràng, cụ thể của chính sách. Tính
rõ ràng, cụ thể của chính sách là yêu tố then
chốt để thực thi chính sách có hiệu quả, là
căn cứ cho hoạt động thực thi chính sách
của chủ thể thực thi chính sách, cũng là cơ
sở để tiến hành đánh giá và giám sát quá
trình thực thi chính sách. Để thực thi thuận
lợi một chính sách nào đó, về mặt kỹ thuật,
chính sách đó cần phải rõ ràng, cụ thể, tức
sự rõ ràng về phương án chính sách, mục
tiêu chính sách, biện pháp chính sách và các
bước triển khai. Đồng thời, tính rõ ràng và
cụ thể của chính sách còn yêu cầu mục tiêu
chính sách cần phù hợp với thực tế và có thể
thực hiện được, có thể tiến hành so sánh và
đo lường được. Phương án chính sách cần
CHÑNH SAÁCH
31Số 24(400) T12/2019
chỉ rõ kết quả đạt được, đồng thời cần xác
định rõ thời gian hoàn thành. Trong thực thi
chính sách, sự thiếu rõ ràng, cụ thể của chính
sách sẽ dẫn đến sự khó khăn trong thực hiện,
từ đó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả thực
thi chính sách.
Thứ ba, nguồn lực thực thi chính
sách. Nguồn lực cho thực thi chính sách có
đầy đủ hay không cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách.
Ngay cả khi chính sách được ban hành rất
rõ ràng, cụ thể, nhưng nếu cơ quan thực thi
chính sách thiếu nguồn lực cần thiết, thì kết
quả của việc thực thi chính sách đó cũng
không thể đạt được mục tiêu chính sách như
mong muốn. Vì thế, bảo đảm nguồn lực cho
thực thi chính sách là yếu tố không thể thiếu
để thực thi chính sách có hiệu quả. Nguồn
lực cho thực thi chính sách bao gồm: nguồn
lực kinh phí, nguồn lực con người (nguồn
nhân lực), nguồn lực thông tin, nguồn lực
thiết bị... Theo đó, cần phân bổ kinh phí đủ
mức cho thực thi chính sách; đảm bảo nhân
lực thực thi chính sách cả về số lượng và
chất lượng, nhất là đảm bảo kỹ năng quản
lý và kỹ năng hành chính cho đội ngũ nhân
viên thực thi chính sách. Bên cạnh đó, cần
đảm bảo nguồn thông tin đầy đủ để cơ quan
thực thi chính sách xây dựng được kế hoạch
hoạt động khả thi, phù hợp với thực tế cũng
như kiểm tra, giám sát quá trình thực thi.
Ngoài ra còn đảm bảo nguồn lực cơ sở vật
chất, trang thiết bị cho thực thi chính sách và
nguồn lực quyền lực cho thực thi chính sách.
Thứ tư, sự tương tác, trao đổi và phối
hợp giữa các cơ quan và cá nhân trong thực
thi chính sách. Sự tương tác và trao đổi giữa
các cơ quan và cá nhân trong thực thi chính
sách là một yếu tố quan trọng để thực thi
chính sách có hiệu quả. Sự tương tác và trao
đổi nhằm mục đích làm cho các cơ quan và
cá nhân có liên quan nắm rõ nội dung của
chính sách cũng như kế hoạch thực thi, từ
đó tạo ra sự thống nhất trong nhận thức đối
với mục tiêu chính sách và các vấn đề có
liên quan. Sự tương tác và trao đổi có hiệu
quả là một trong những điều kiện quan trọng
để thực thi thành công chính sách. Điều này
là vì, theo chiều dọc, sự tương tác và trao
đổi làm cho cấp dưới nắm bắt được mục tiêu
và yêu cầu chính sách của cấp trên, còn cấp
trên cũng có thể nắm bắt được tình hình triển
khai thực hiện của cấp dưới hay cấp thực
thi trực tiếp; theo chiều ngang, việc thực thi
chính sách thường liên quan đến nhiều cơ
quan và nhiều người với chức năng, nhiệm
vụ cụ thể, nhưng trong quá trình hợp tác
giữa các cơ quan và thực hiện nhiệm vụ theo
sự phân công không tránh khỏi việc nảy sinh
một số vấn đề, thậm chí là sự mâu thuẫn và
xung đột. Vì vậy, sự tương tác, chia sẻ ý kiến
và trao đổi theo chiều ngang có tác dụng giải
quyết một số vấn đề nảy sinh trong quá trình
thực hiện sự hợp tác, phối hợp giữa các cơ
quan. Từ mối quan hệ giữa chủ thể thực thi
chính sách với đối tượng chính sách, mức
độ ủng hộ và tiếp nhận của đối tượng chính
sách được quyết định bởi sự tương tác giữa
chủ thể thực thi chính sách và đối tượng
chính sách. Do đó, việc chủ thể thực thi
chính sách thông qua các kênh và phương
thức khác nhau để truyền tải nội dung chính
sách cho đối tượng chính sách, làm cho đối
tượng chính sách hiểu rõ ý nghĩa và mục
đích của chính sách cũng sẽ làm tăng lên
sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chính
sách đối với chính sách.
Cùng với tương tác và trao đổi, điều
phối chính sách cũng là một nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách. Sự
điều phối là một phương thức nhằm tăng
cường sự phối hợp giữa các bên, hạn chế
những mâu thuẫn, xung đột, sự không đồng
thuận giữa các bên. Điều phối thực thi chính
sách gồm ba cấp độ: 1) điều phối nội bộ cơ
quan thực thi, tức là sự điều phối của người
lãnh đạo hay thủ trưởng cơ quan đối với các
bộ phận chức năng và các thành viên trong
cơ quan; 2) điều phối giữa các cơ quan thực
thi chính sách bao gồm điều phối giữa cấp
trên với cấp dưới và giữa các cơ quan cùng
cấp; 3) điều phối giữa cơ quan thực thi chính
sách với các cơ quan, tổ chức đoàn thể xã
hội trong quá trình thực thi chính sách.
Thứ năm, sự tiếp nhận và ủng hộ của
đối tượng chính sách. Đối tượng chính sách
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực thi chính
sách. Chính sách có đạt được mục đích đề
ra hay không, không chỉ phụ thuộc vào chất
lượng chính sách và năng lực của chủ thể
CHÑNH SAÁCH
32 Số 24(400) T12/2019
thực thi chính sách, mà còn phụ thuộc vào
thái độ của đối tượng chính sách. Theo đó,
nếu đối tượng chính sách tiếp nhận và ủng
hộ chính sách thì việc thực thi chính sách
sẽ thuận lợi. Còn nếu đối tượng chính sách
không tiếp nhận chính sách, không ủng hộ
chính sách thì việc thực thi sẽ khó khăn, từ
đó làm cho chi phí thực thi chính sách tăng
lên. Việc chỉ có một bộ phận đối tượng chính
sách tiếp nhận chính sách cũng làm cho quá
trình thực thi chính sách trở nên khó khăn
hơn. Do đó, sự tiếp nhận và ủng hộ của đối
tượng chính sách là một trong những nhân
tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi
chính sách công. Mục tiêu chính sách thường
đa dạng, nhưng thường được thể hiện là sự
phân phối và điều chỉnh đối với lợi ích của
một bộ phận người cũng như tiến hành kiểm
soát hay làm thay đổi hành vi đối với một bộ
phận người. Mức độ hưởng ứng và tiếp nhận
chính sách của đối tượng chính sách vừa liên
quan đến sự tính toán về mặt chi phí – lợi
ích của đối tượng chính sách, vừa liên quan
đến mức độ điều chỉnh của chính sách đối
với hành vi của đối tượng chính sách. Một
chính sách được ban hành, nếu mang lại lợi
ích thiết thực cho đối tượng chính sách hoặc
mức độ điều chỉnh của chính sách đối với
hành vi của đối tượng chính sách không lớn
thì thường dễ được đối tượng chính sách tiếp
nhận, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả
thực thi chính sách. Trái lại, nếu đối tượng
chính sách cho rằng, chính sách đó không
mang lại lợi ích cho họ, thậm chí ảnh hưởng
tiêu cực đến lợi ích của họ, hoặc mức độ điều
chỉnh của chính sách đối với hành vi của đối
tượng chính sách là lớn thì đối tượng chính
sách thường ít tiếp nhận chính sách, thậm
chí là cản trở thực hiện chính sách. Vì vậy,
để tăng cường sự tiếp nhận của đối tượng
chính sách, việc hoạch định chính sách cần
phù hợp với quy luật phát triển của xã hội,
thể hiện được lợi ích cơ bản của người dân
hoặc xác định mức độ phù hợp trong điều
chỉnh hành vi đối với đối tượng chính sách.
Thứ sáu, phẩm chất và năng lực của
những người thực thi chính sách. Bất cứ
chính sách nào cũng cần dựa vào chủ thể
thực thi chính sách để thực hiện. Việc người
thực thi chính sách am hiểu, nắm vững chính
sách, đầu tư cho việc thực thi chính sách,
có tinh thần đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm
với công việc và có trình độ quản lý tương
đối cao là điều kiện quan trọng để thực thi
chính sách có hiệu quả. Trong thực tế, ở mức
độ nhất định, việc thực thi chính sách không
đạt mục tiêu như mong muốn là do phẩm
chất và năng lực của người thực thi chính
sách. Việc người thực thi chính sách thiếu tri
thức và năng lực cần thiết, không nắm vững
chính sách, không nắm được yêu cầu cơ bản
của chính sách sẽ dẫn đến sự sai sót, thậm
chí là sai lầm trong tuyên truyền và thực thi
chính sách.
Thứ bảy, tổ chức bộ máy và cơ chế
vận hành của cơ quan thực thi chính sách.
Tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của cơ
quan hành chính (cơ quan thực thi chính
sách) ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả
thực thi chính sách. Ở đây gồm hai phương
diện cốt lõi: 1) Mức độ tiêu chuẩn hóa, quy
chuẩn hóa trong vận hành và hoạt động
của cơ quan hành chính. Tiêu chuẩn hóa,
quy chuẩn hóa quá trình hoạt động và vận
hành của cơ quan hành chính được hiểu là
hệ thống các quy tắc, quy định được hình
thành nhằm xử lý có hiệu quả các công việc
thường ngày của tổ chức. Nếu các quy định,
quy tắc phù hợp được thiết lập đồng bộ sẽ
ảnh hưởng tích cực đến hoạt động thực thi
chính sách. Bởi vì, việc xác lập các quy định,
quy tắc phù hợp để điều chỉnh hoạt động của
tổ chức sẽ giúp tổ chức tiết kiệm thời gian
giải quyết công việc, thực hiện được yêu cầu
công bằng trong phục vụ, từ đó có lợi cho
việc thực thi chính sách; 2) Mức độ phân tán
hay tập trung về quyền thực thi. Nếu quyền
thực thi chính sách phân tán, thể hiện ở việc
nhiều cơ quan đều có quyền thực thi chính
sách thì sẽ dẫn đến sự khó khăn trong điều
phối cũng như sự lãng phí về nguồn lực, từ
đó không có lợi cho thực thi chính sách. Vì
thế, việc xác định quyền lực tập trung đủ
mức cho cơ quan thực thi chính sách sẽ giảm
thiểu tình trạng trách nhiệm không rõ trong
thực thi chính sách.
Thứ tám, môi trường kinh tế, chính
trị, văn hóa và xã hội. Một nhân tố chủ yếu
ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách
đó là, môi trường chính sách bao gồm môi
trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
CHÑNH SAÁCH
33Số 24(400) T12/2019
Việc thực thi bất cứ chính sách nào cũng đều
nằm trong sự ảnh hưởng và chế ước của môi
trường. Môi trường thích hợp sẽ có lợi cho
việc thực thi chính sách. Môi trường không
thích hợp sẽ cản trở việc thực thi chính sách.
Cụ thể, nếu trình độ kinh tế phát triển, nhất
là kinh tế thị trường phát triển thì cơ quan
thực thi chính sách càng có điều kiện để thu
hút nguồn lực cho thực thi chính sách; trình
độ văn hóa và sự hiểu biết của người dân sẽ
tạo thuận lợi cho việc thực thi chính sách và
ngược lại; dự luận xã hội, tính tự chủ và sự
phát triển của các tổ chức xã hội cũng ảnh
hưởng đến thực thi chính sách
3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
thực thi chính sách công ở Việt Nam
Khi phân tích nguyên nhân của những
hạn chế, yếu kém trên một số lĩnh vực, Đảng
ta đều đưa ra đánh giá, đó là: "tổ chức thực
hiện vẫn là khâu yếu"7. Từ việc nghiên cứu
các yếu tố tác động đến hiệu quả thực thi
chính sách công, có thể rút ra một số kiến
nghị nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ở
Việt Nam như sau:
Một là, muốn nâng cao hiệu quả thực
thi chính sách công, cần nâng cao chất lượng
chính sách. Trong thực tiễn chính sách công
ở Việt Nam, bên cạnh những chính sách đảm
bảo chất lượng, cũng có không ít chính sách
chất lượng không cao8. Chính điều này đã
ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thực thi
một số chính sách trong thực tế. Chất lượng
không cao của một số chính sách thể hiện
trên một số khía cạnh, như phương án và mục
tiêu chính sách thiếu cụ thể, không rõ ràng,
thiếu tính khả thi, mục tiêu chính sách quá
cao, một số phương án chính sách được đề
ra không phù hợp với thực tiễn. Chất lượng
của một số chính sách không cao do nhiều
nguyên nhân, trong đó gồm ba nguyên nhân
chủ yếu: i) chưa coi trọng đúng mức việc
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của
chính sách; ii) năng lực hoạch định chính
sách của cơ quan hoạch định chính sách; iii)
dân chủ hóa trong hoạch định chính sách
chưa được coi trọng đúng mức, sự tham gia
7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
của người dân và hoạt động tư vấn, giám
định và phản biện của các tổ chức chưa đáp
ứng yêu cầu. Do đó, để góp phần nâng cao
hiệu quả thực thi chính sách, cần coi trọng
nâng cao chất lượng chính sách theo hướng,
coi trọng nghiên cứu cơ sở lý luận về chính
sách, nâng cao năng lực của cơ quan hoạch
định chính sách và dân chủ hóa quá trình
hoạch định chính sách.
Hai là, để nâng cao hiệu quả thực
thi chính sách, cần đảm bảo nguồn lực đủ
mức cho thực thi chính sách. Trong thực
tiễn thực thi chính sách công ở Việt Nam,
nhiều chính sách liên quan trực tiếp đến lợi
ích và cuộc sống của đông đảo người dân
như bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực
phẩm... thực hiện chưa như mong muốn. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này,
trong đó, có nguyên nhân là việc phân bổ và
đảm bảo nguồn lực chưa đủ mức. Do đó, để
nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công,
cần phân bổ nguồn lực đủ mức cho thực thi
chính sách; thực hiện sự ưu tiên trong phân
bổ nguồn lực để thực thi một số chính sách
liên quan đến lợi ích và cuộc sống của nhiều
người dân. Để đảm bảo nguồn lực cho thực
thi chính sách, ngoài sử dụng hợp lý và tiết
kiệm nguồn lực do nhà nước đầu tư, cần thực
hiện xã hội hóa tối đa cũng như sự tham gia
của người dân và xã hội để có thêm nguồn
lực cho thực thi chính sách.
Ba là, muốn nâng cao hiệu quả thực
thi chính sách, cần tăng cường sự tương tác
và phối hợp trong thực thi chính sách. Việc
chưa coi trọng đúng mức sự tương tác và phối
hợp giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các cơ
quan với nhau và giữa cơ quan thực thi chính
sách với đối tượng chính sách cũng là một
nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả
thực thi chính sách chưa như mong muốn.
Điều này thể hiện ở chỗ: ở một số nơi, cấp
trên thiếu sâu sát với cấp dưới, thiếu sự kiểm
tra, giám sát, điều chỉnh đối với hoạt động
thực thi chính sách của cấp dưới nên đã dẫn
đến hệ quả tiêu cực; sự phối hợp giữa các cơ
quan theo chiều ngang còn chưa tốt, trách
CHÑNH SAÁCH
34 Số 24(400) T12/2019
nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan còn
chưa rõ dẫn đến sự chồng chéo, trùng lắp về
nhiệm vụ cũng như không rõ về trách nhiệm.
Chẳng hạn, “chỉ trên một dòng sông nhưng
Bộ Giao thông - Vận tải phụ trách bảo đảm
lưu thông luồng lạch, Bộ Tài nguyên Môi
trường phụ trách tài nguyên nước, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách
quản lý thủy lợi. Đến khi “cát tặc” hoành
hành thì không Bộ nào có trách nhiệm xử lý.
Điều này là do chỉ một dòng sông mà có đến
3 bộ quản lý, từ đó dẫn đến việc không bên
nào nhận trách nhiệm về mình9. Trong mối
quan hệ giữa cơ quan thực thi chính sách
với đối tượng chính sách, một số cơ quan
vẫn thực hiện cách làm truyền thống là sử
dụng biện pháp hành chính – mệnh lệnh; sự
đối thoại, tương tác và nắm bắt thông tin kịp
thời từ đối tượng chính sách trong quá trình
thực thi chính sách của một số cơ quan chưa
được coi trọng. Do đó, để góp phần nâng cao
hiệu quả thực thi chính sách, cần thông qua
nhiều biện pháp để tăng cường sự tương tác
và phối hợp giữa cấp trên và cấp dưới, giữa
các cơ quan cùng cấp và giữa cơ quan thực
thi chính sách và đối tượng chính sách.
Bốn là, để nâng cao hiệu quả thực thi
chính sách, cần thông qua các biện pháp
khác nhau để tăng cường sự tiếp nhận và
ủng hộ của đối tượng chính sách. Thực tiễn
cho thấy, khi nào có được đồng thuận và ủng
hộ của người dân thì chính sách được triển
khai thuận lợi cũng như việc thực thi chính
sách mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bên
cạnh đó cũng còn một số chính sách chưa
có được sự ủng hộ đúng mức của đối tượng
chính sách. Nguyên nhân là do về mặt nội
dung, một số phương án chính sách chưa
xuất phát từ quyền và lợi ích của đối tượng
chính sách, công tác tuyên truyền chính sách
còn một số bất cập, chưa coi trọng đúng mức
sự tham gia của đối tượng chính sách trong
quá trình thực thi cũng như xây dựng, ban
hành kế hoạch thực hiện... Do đó, để góp
phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách,
cần coi trọng việc nâng cao mức độ tiếp
nhận của đối tượng chính sách đối với chính
9 Tạp chí Cộng sản điện tử (2018): Thể chế với phát triển kinh tế ở Việt Nam - Động lực hay rào cản, ngày 09/01/2018.
sách thông qua việc thật sự tôn trọng và đảm
bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp
của đối tượng chính sách; đổi mới và tăng
cường công tác tuyên truyền chính sách;
tăng cường sự tham gia của đối tượng chính
sách trong quá trình cụ thể hóa chính sách
hay ban hành kế hoạch thực thi chính sách.
Chẳng hạn như để tăng cường sự ủng hộ của
người dân đối với các dự án xây dựng nông
thôn mới, cần đảm bảo tốt phương châm
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Năm là, để góp phần nâng cao hiệu
quả thực thi chính sách công, cần nâng cao
phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ,
công chức thực thi chính sách. Một nguyên
nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả thấp trong
thực thi một số chính sách công ở Việt Nam
đó là, năng lực và phẩm chất còn bất cập
của một bộ phận cán bộ, công chức. Một bộ
phận cán bộ, công chức còn yếu về năng lực
và kỹ năng quản lý chính sách, suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống là yếu tố
tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực
thi chính sách công hiện nay. Do đó, để nâng
cao hiệu quả thực thi chính sách công hiện
nay, cần đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ tất
cả các khâu của công tác cán bộ, công chức
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
đảm bảo về phẩm chất và năng lực đáp ứng
yêu cầu trong tình hình mới.
Sáu là, để góp phần nâng cao hiệu
quả thực thi chính sách công, cần coi trọng
xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh
gọn, có cơ chế vận hành phù hợp. Có nhiều
chủ thể tham gia vào quá trình thực thi chính
sách công ở Việt Nam, trong đó chủ thể
quyết định trực tiếp hiệu quả thực thi chính
sách chính là bộ máy hành chính. Do đó, để
nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, cần
đặt nhiệm vụ trọng tâm vào việc kiện toàn,
đổi mới bộ máy hành chính theo hướng xây
dựng nền hành chính dân chủ - pháp quyền;
xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh
gọn theo hướng quản lý hay phụ trách đa
ngành, đa lĩnh vực, khắc phục tình trạng
phân tán về nguồn lực, quyền lực và trách
nhiệm không rõ trong thực thi chính sách
CHÑNH SAÁCH
35Số 24(400) T12/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_thuc_thi_chinh_sach_cong_o_viet_nam.pdf