Bên cạnh đó, Nhà nước cần nghiên cứu
nội luật hóa yêu cầu của Công ước của Liên
hiệp quốc về chống tham nhũng (UNCAC)
về hành vi làm giàu bất chính. Việc quy định
tội danh trên sẽ dẫn đến yêu cầu sửa đổi Bộ
luật Tố tụng hình sự, theo đó chuyển một
phần nghĩa vụ chứng minh từ cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (cơ quan tiến hành tố
tụng) sang cá nhân để họ chứng minh nguồn
gốc tài sản của mình là hợp pháp hay không
hợp pháp. Áp dụng có hiệu quả các biện
pháp chống rửa tiền đã được quy định tại
Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012. Đồng
thời, nghiên cứu nội luật hóa các biện pháp
phòng, chống rửa tiền đã được quy định
trong UNCAC, Công ước của Liên hiệp
quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia (TOC) và Sáng kiến thu hồi tài
sản tham nhũng của Cơ quan phòng chống
ma tuý và tội phạm của Liên hiệp quốc
(UNODC)18 (các tổ chức tài chính áp dụng
biện pháp kiểm tra thông tin khách hàng đối
với tất cả những người có thế lực chính trị;
yêu cầu kê khai về chủ sở hữu hưởng lợi; yêu
cầu kê khai về thu nhập và tài sản; tiến hành
rà soát định kỳ về các khách hàng là những
người có thế lực chính trị và không giới hạn
một cá nhân được coi là người có thế lực
chính trị.). Hoàn thiện chế định phong tỏa,
kê biên, thu giữ và trả lại tài sản do phạm tội
mà có của BLHS, nhất là việc phong tỏa, kê
biên, thu giữ và trả lại tài sản do phạm tội
mà có có yếu tố nước ngoài, theo đó nghiên
cứu bổ sung các quy định về trình tự, thủ
tục phong tỏa, kê biên tài sản trong trường
hợp có yêu cầu của Tòa án nước ngoài. Tăng
cường hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản
tham nhũng. Gia nhập Nhóm các đơn vị tình
báo tài chính (EGMONT), một tổ chức quốc
tế của đơn vị tình báo tài chính (FIU) thành
lập vào năm 1995
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Tham nhũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có chức
vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Tham
nhũng gây hậu quả nặng nề cho xã hội, vì vậy, nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) là yêu cầu cấp bách
ở nước ta hiện nay.
Đỗ Đức Hồng Hà*
Phùng Lê Mai**
* TS. Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
** Ban Nội chính Trung ương.
Abstract
Corruption is dangerous acts causing severe consequences to the
society, which is caused by highly powerful persons by taking their
advantages of the holding positions and powers for the private
gains. Therefore, improvement of the efficiency of the fightings
against corruptions is an urgent requirements of our country today.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: tham nhũng, hành vi nguy
hiểm cho xã hội, chức vụ quyền hạn,
vụ lợi, hậu quả nặng nề, hiệu quả đấu
tranh phòng, chống
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 20/07/2018
Biên tập : 04/09/2018
Duyệt bài : 11/09/2018
Article Infomation:
Keywords: fcorruption; act dangerous
to society; entrust power; private gain;
severe consequences; efficiency of the
fight against corruption
Article History:
Received : 20 Jul. 2018
Edited : 04 Sep. 2018
Approved : 11 Sep. 2018
NÂNG CAO HƠN NỮA HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1. Quy định của pháp luật về tham nhũng
và hành vi tham nhũng
Khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Phòng,
chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi ngày
05/7/2018 (Dự thảo Luật) quy định: “Tham
nhũng là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đó vì vụ lợi”. Theo Điều 2 Dự thảo Luật, các
hành vi tham nhũng bao gồm: “1. Tham ô tài
sản. 2. Nhận hối lộ. 3. Lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 4. Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm
vụ, công vụ vì vụ lợi. 5. Lạm quyền trong
khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 6.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
22 Số 20(372) T10/2018
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
với người khác để trục lợi. 7. Giả mạo trong
công tác vì vụ lợi. 8. Đưa hối lộ, môi giới
hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ,
quyền hạn để giải quyết công việc của cơ
quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì
vụ lợi. 9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử
dụng trái phép tài sản vì vụ lợi. 10. Nhũng
nhiễu vì vụ lợi. 11. Không thực hiện, thực
hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm
vụ, công vụ vì vụ lợi. 12. Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để bao che cho người có hành
vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can
thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh
tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án vì vụ lợi”.
Tùy theo tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội, có hành vi tham nhũng bị
coi là tội phạm nhưng cũng có hành vi tham
nhũng chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khác.
Ví dụ, khoản 1 Điều 353 Bộ luật Hình sự
(BLHS) năm 2015, được sửa đổi, bổ sung
một số điều năm 2017 quy định về Tội
tham ô tài sản như sau: “1. Người nào lợi
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 02 năm đến 07 năm: a) Đã bị xử lý kỷ luật
về hành vi này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết
án về một trong các tội quy định tại Mục
1 Chương này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm”. Theo đó, nếu tham ô tài sản
1 Thanh tra Chính phủ đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình tham nhũng và công tác PCTN theo
Thông tư số 04/2014/TT-TTCP ngày 18/9/2014 của Thanh tra Chính phủ. Đến nay đã có 19 bộ, ngành, địa phương thực
hiện xong việc đánh giá tình hình tham nhũng năm 2015. Kết quả: có 03 bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình tham
nhũng trong phạm vi quản lý của mình là rất nghiêm trọng, 05 bộ, ngành, địa phương đánh giá là nghiêm trọng, 07 bộ,
ngành, địa phương đánh giá là ít nghiêm trọng và 04 bộ, ngành, địa phương đánh giá là không nghiêm trọng. Do là năm
đầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện đánh giá theo tiêu chí, chấm điểm nên còn có những vướng mắc, hạn chế nhất
định.
2 Xem thêm truy cập ngày
05/8/2018.
thuộc một trong hai trường hợp nêu trên sẽ
bị coi là tội phạm tham ô tài sản; nếu tham
ô tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng không
thuộc một trong hai trường hợp sau đây: i)
Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi
phạm; ii) Đã bị kết án về một trong các tội
quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm, thì không bị coi
là phạm Tội tham ô tài sản.
2. Tình hình tham nhũng và đấu tranh
phòng, chống tham nhũng hiện nay
Theo Báo cáo của Chính phủ về công
tác PCTN, năm 2015: “Tình hình tham nhũng
vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng nhũng nhiễu
trong khu vực công còn nhiều, biểu hiện qua
nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với
các cơ quan công quyền1. Đã xuất hiện tình
trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong
một số lĩnh vực. Tính chất tham nhũng ngày
càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm
vi, tính có tổ chức của các vụ việc, vụ án
tham nhũng rõ nét hơn. Một số vụ án tham
nhũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm
thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Một số
vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài, phần
nào ảnh hưởng đến nhìn nhận của quốc tế
về tình hình tham nhũng ở Việt Nam. Tham
nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức
xúc của xã hội hiện nay, là một nguy cơ gây
mất ổn định chính trị, xã hội”2.
Báo cáo của Chính phủ về công tác
PCTN năm 2016 tiếp tục ghi: “Tình hình
tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
23Số 20(372) T10/2018
ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm
trọng3 và chưa bị đẩy lùi. Công tác PCTN
tại các bộ, ngành, địa phương còn chưa đồng
đều. Không ít địa phương đã thực hiện chưa
tốt công tác PCTN4. Công tác PCTN nói
chung chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra và
vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém”5.
Theo Báo cáo của Chính phủ về công
tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp
luật, năm 20176, các tội phạm về tham
nhũng nằm trong nhóm nhóm tội phạm có
xu hướng tăng. Các tội phạm tham nhũng
tăng đến 20,88% số vụ so với năm 2016,
nhưng theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư
3 Thanh tra Chính phủ đã tiến hành đánh giá tình hình tham nhũng theo Thông tư số 04/2014/TT-TTCP ngày 18/9/2014
tổ chức khảo sát ý kiến đối với 3.204 người, gồm 1.341 người dân, 316 đại diện doanh nghiệp và 1.547 cán bộ, công
chức, viên chức thấy như sau:
- Điểm số về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng là 46/100 điểm, tương ứng với mức “Phổ biến” từ 40 đến 70
điểm, mức 3 trong khung đánh giá 4 mức độ: 1. Không phổ biến, 2. Ít phổ biến, 3. Phổ biến, 4. Rất phổ biến. Tuy nhiên,
đây là số điểm thấp trong khung điểm của mức độ này.
- Điểm số về mức độ thiệt hại kinh tế do tham nhũng là 38,8/100 điểm, tương ứng với mức “Thiệt hại Trung bình” từ
20 đến 40 điểm, mức 3 trong khung đánh giá 05 mức độ: 1. Không thiệt hại, 2. Thiệt hại thấp, 3. Thiệt hại trung bình,
4. Thiệt hại lớn, 5. Thiệt hại rất lớn. Nhưng là số điểm cao trong khung điểm của mức độ “Thiệt hại trung bình” và gần
với mức độ “Thiệt hại lớn”.
- Điểm số về mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng là 45,8/100, tương ứng với mức “Rất nghiêm trọng” từ 40
đến 70 điểm , mức 4 trong khung đánh giá 5 mức độ: 1. Không nghiêm trọng, 2. Ít nghiêm trọng, 3. Nghiêm trọng 4.
Rất nghiêm trọng, 5. Đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là số điểm thấp trong khung điểm của mức độ này.
4 Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1426/QĐ-TTCP ngày 06/6/2016 phê duyệt Bộ chỉ số đánh giá
công tác PCTN năm 2016, trước mắt áp dụng đối với UBND cấp tỉnh, trong đó cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá trên các
mặt của công tác PCTN, cho điểm từng nội dung công tác dựa trên những căn cứ, bằng chứng cụ thể. Hiện nay đã có
61/63 địa phương hoàn thành việc tự chấm điểm, có hai địa phương không hoàn thành việc đánh giá theo yêu cầu gồm:
UBND tỉnh Cà Mau và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ đang thẩm định, đánh giá
các bằng chứng về kết quả công tác PCTN và cho điểm đánh giá công tác PCTN của các địa phương.
5 Xem them truy cập ngày
05/8/2018.
6 Xem thêm: Chính phủ (2017), Báo cáo số 475/BC-CP ngày 19/10/2017 của Chính phủ về công tác phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật năm 2017 (Từ 01/10/2016 đến 30/9/2017).
7 Xem thêm: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV, Báo cáo tóm tắt của Ủy ban Tư pháp ngày 23/10/2017 thẩm tra
Báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN năm 2017.
8 Ngày 25/01/2017, Tổ chức chức minh bạch quốc tế Transparency International công bố chỉ số Cảm nhận Tham nhũng
CPI 2016, xếp hạng 176 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam được chấm 33/100 điểm, tăng 2 điểm so với mức điểm 31
đã bị giữ nguyên trong 4 năm từ năm 2012 đến 2015. Transparency International cho rằng đây là dấu hiệu đáng mừng
đối với những nỗ lực PCTN của Nhà nước và xã hội Việt Nam.
9 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như: cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý; rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chế độ, định mức, tiêu
chuẩn; kê khai tài sản, thu nhập; tặng quà và nộp lại quà tặng; xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề
nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy
ra tham nhũng; đổi mới phương thức thanh toán.
pháp thì “số lượng các vụ án khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử còn chưa tương xứng với
thực trạng tham nhũng...”7.
Báo cáo số 460/BC-CP ngày
18/10/2017 của Chính phủ về công tác
PCTN năm 2017 chỉ rõ, trong năm qua,
“Với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương,
Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về
PCTN và nỗ lực của các cơ quan chức năng
trong PCTN, các vụ án kinh tế, tham nhũng
nghiêm trọng đã được kiên quyết điều tra,
xử lý nghiêm”8,9. Tuy nhiên, đến nay, “tham
nhũng nhìn chung vẫn diễn ra nghiêm trọng,
phức tạp, tinh vi, nhất là trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai;
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
24 Số 20(372) T10/2018
quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản
và đầu tư công”. “Công tác PCTN tại các
bộ, ngành, địa phương còn yếu, chưa đồng
đều”10.
Việc thu hồi tài sản tham nhũng trong
thời gian qua còn nhiều hạn chế về cả thể
chế cũng như tổ chức thực hiện nên kết quả
chưa cao, làm thất thoát tài sản của Nhà
nước, tổ chức, cá nhân, gây bức xúc trong
dư luận. Theo báo cáo của Thanh tra Chính
phủ, qua 10 năm thực hiện Luật PCTN, số
tài sản thất thoát mà Nhà nước thu hồi được
khoảng 4.600 tỷ đồng/59.000 tỷ đồng, đạt
8% trên tổng số tài sản bị tham nhũng11.
3. Dự báo tình hình và giải pháp nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng chống tham
nhũng trong thời gian tới
3.1 Dự báo tình hình tham nhũng
trong thời gian tới
Kết quả PCTN thời gian qua đã có tác
dụng phòng ngừa, răn đe nhất định đối với
tệ tham nhũng. Bên cạnh đó, tình hình tham
nhũng năm 2018 và các năm tiếp theo được
dự báo còn xảy ra nhiều, tinh vi và phức tạp
hơn do nhưng nguyên nhân chủ yếu sau: i)
Còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", "trên
bảo dưới không nghe", kỷ cương phép nước
bị buông lỏng12; ii) Luật PCTN (sửa đổi)
vẫn chưa được thông qua, nên vẫn còn kẽ hở
để người tham nhũng lợi dụng và iii) Lòng
tham của người tham nhũng là không có giới
hạn, và vì vậy, họ sẽ không những không
10 Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thí điểm đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh 2016 PACA INDEX 2016 dựa trên tiêu chí
và thang điểm cụ thể. Kết quả, điểm trung bình toàn quốc là 58,11 trên 100 điểm cho thấy công tác PCTN ở cấp tỉnh
hiện nay còn hạn chế, chưa đồng đều.
11 Văn phòng Quốc hội (2018), Băng ghi âm nội dung thảo luận ở Hội trường về dự án Luật PCTN (sửa đổi), Hà Nội, ngày
13/6/2018.
12 Xem thêm: truy cập
ngày 06/8/2018.
13 Chính phủ (2016, 2017), Báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN, các năm 2016, 2017.
14 Xem thêm: truy cập
ngày 06/8/2018.
15 Nguyễn Phú Trọng (2017), Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Hà Nội, ngày 11/10/2017.
dừng lại mà còn dùng mọi thủ đoạn để tiếp
tục tham nhũng. Tuy nhiên, “phần chìm”
của các tội phạm tham nhũng sẽ giảm, “phần
nổi” sẽ tăng do “sự tham gia tích cực của cả
hệ thống chính trị và toàn xã hội, sự chỉ đạo
quyết liệt của Ban Chỉ đạo Trung ương về
PCTN, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, sự giám sát của Quốc
hội, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan báo chí, Nhân
dân”13 trong công tác PCTN. Đặc biệt nhất
là do quyết tâm của Đảng “trước đánh từ vai
đánh xuống, nhưng giờ đánh trên đầu nhiều
hơn”14 và “từ nay trở đi, bất cứ trường hợp
nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử
lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới
để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để
lấy lại và củng cố lòng tin và tình thương
yêu, quý trọng của nhân dân”15, với sự đồng
thuận của các cấp, các ngành; có niềm tin và
sự cổ vũ, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân và
bạn bè quốc tế.
3.2 Kiến nghị thực hiện các giải
pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN
trong thời gian tới, các giải pháp sau đây cần
phải được thực hiện đồng bộ.
Trước hết, Chính phủ cần thực hiện
quyết liệt 10 nhóm giải pháp trong Báo cáo
số 458/BC-CP về tình hình kinh tế - xã hội
và nhất là 09 nhóm giải pháp trong Báo
cáo số 460/BC-CP về công tác PCTN ngày
18/10/2017 của Chính phủ; quán triệt, triển
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
25Số 20(372) T10/2018
khai, thể chế hóa kịp thời các giải pháp Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 5 và Hội nghị
Trung ương 6 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII.
Hai là, huy động nhân lực, trí lực, tài
lực xây dựng Luật PCTN (sửa đổi) có chất
lượng, với bốn nhóm giải pháp nhằm thẳng
vào tham nhũng mà chúng ta quen gọi là giải
pháp bốn không: không muốn tham nhũng;
không cần tham nhũng; không thể tham
nhũng và không dám tham nhũng.
Ba là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính; tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin.
Bốn là, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn
lực, phát huy nhân tố con người, sức sáng
tạo và quyền làm chủ của nhân dân. Thực
hiện quyết liệt đột phá chiến lược, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, nhất là khâu đào
tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ, công chức
theo vị trí việc làm; bảo đảm chế độ, thu
nhập thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, công
chức, nhất là người đứng đầu vì “Cán bộ là
cái gốc của mọi công việc”16; “muôn việc
thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt
hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định”17.
Năm là, tăng cường kiểm tra, giám
sát, thanh tra, kiểm toán tại các khu vực xảy
ra hoặc có nguy cơ xảy ra tham nhũng cao.
Chú trọng phòng ngừa, phát hiện, điều tra,
xử lý nghiêm minh, kịp thời các tội phạm
tham nhũng, nhất là giải pháp kê khai, công
khai, minh bạch tài sản; thanh toán không
dùng tiền mặt và thu hồi tài sản tham nhũng.
Đổi mới công tác xây dựng báo cáo PCTN
theo hướng: i) Làm rõ “phần nổi” của tình
hình tội phạm và vi phạm pháp luật về tham
nhũng gồm bốn thông số: mức độ, diễn
16 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 267.
17 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 237.
biến, cơ cấu, tính chất; nguyên nhân khách
quan, nguyên nhân chủ quan và giải pháp
khắc phục. ii) Làm rõ “phần chìm” của tình
hình tội phạm và vi phạm pháp luật về tham
nhũng, nguyên nhân “chìm ẩn” của tình
hình tội phạm và vi phạm pháp luật về tham
nhũng. iii) Dự báo tình hình tội phạm và vi
phạm pháp luật về tham nhũng trong thời
gian tới.
Sáu là, chú trọng giáo dục văn hóa, đạo
đức, lối sống và lòng căm thù tham nhũng
cho toàn xã hội. Bởi lẽ, văn hóa, đạo đức, lối
sống là nền tảng tinh thần của xã hội. Tinh
thần tốt thì mới có hành vi tốt; hành vi tốt thì
mới có con người tốt; con người tốt thì mới
có gia đình tốt; gia đình tốt thì mới có thôn
xóm, bản làng và xã hội bình an, ấm no và
hạnh phúc. Có như vậy, chúng ta mới có thể
ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng
như mong muốn của Đảng và Nhà nước,
như kỳ vọng của nhân dân.
Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với việc xử lý hành vi tham nhũng
của cán bộ trong các tổ chức đảng, cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội. Nghiên cứu đưa
ra các biện pháp kiểm soát thu nhập của xã
hội, tiếp tục hoàn thiện các quy định của
pháp luật về công khai, minh bạch tài sản,
thu nhập. Thực hiện nghiêm việc kê khai,
kiểm soát việc kê khai tài sản, quản lý bản
kê khai tài sản; xử lý nghiêm những cơ quan,
tổ chức, đơn vị, cá nhân chậm tổ chức việc
kê khai, không kê khai hoặc kê khai không
trung thực; không giải trình được nguồn gốc
tài sản tăng thêm; không tổ chức việc công
khai bản kê khai. Xây dựng cơ chế thu hồi
tài sản tham nhũng không dựa trên kết án về
hình sự. Hiện nay, hầu hết tài sản tham nhũng
được thu hồi thông qua các vụ án hình sự, tỷ
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
26 Số 20(372) T10/2018
lệ thu hồi tài sản tham nhũng thông qua các
quyết định hành chính là rất thấp (nếu không
nói là hầu như không có). Trong khi đó, tài
sản tham nhũng thường bị trộn lẫn với tài
sản hợp pháp, các vụ việc tham nhũng từ khi
xảy ra đến khi phát hiện thường có độ trễ
nhất định nên việc chứng minh tài sản tham
nhũng của các cơ quan tiến hành tố tụng
thường rất khó khăn và không đầy đủ. Để
giải quyết được vấn đề trên, Nhà nước cần
nghiên cứu sửa đổi các quy định như: giảm
nghĩa vụ chứng minh trong thu hồi tài sản
tham nhũng đối với những tội phạm về tham
nhũng; chuyển nghĩa vụ chứng minh nguồn
gốc hợp pháp của tài sản cho người bị tình
nghi tham nhũng sau khi cơ quan có thẩm
quyền có chứng cứ đáng tin cậy cho rằng tài
sản đó do tham nhũng mà có; cho phép tịch
thu tài sản không dựa trên bản án hoặc quyết
định hình sự hoặc tòa án nước ngoài; cho
phép phong tỏa tài sản và thu hồi tài sản thay
thế có giá trị tương đương đã bị thất thoát.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần nghiên cứu
nội luật hóa yêu cầu của Công ước của Liên
hiệp quốc về chống tham nhũng (UNCAC)
về hành vi làm giàu bất chính. Việc quy định
tội danh trên sẽ dẫn đến yêu cầu sửa đổi Bộ
luật Tố tụng hình sự, theo đó chuyển một
phần nghĩa vụ chứng minh từ cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (cơ quan tiến hành tố
tụng) sang cá nhân để họ chứng minh nguồn
gốc tài sản của mình là hợp pháp hay không
hợp pháp. Áp dụng có hiệu quả các biện
pháp chống rửa tiền đã được quy định tại
Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012. Đồng
thời, nghiên cứu nội luật hóa các biện pháp
phòng, chống rửa tiền đã được quy định
18 Xem thêm: truy cập ngày 06/8/2018.
19 Xem thêm: truy cập
ngày 06/8/2018.
Xem thêm:
huu-ich-doi-voi-viet-nam, truy cập ngày 06/8/2018.
trong UNCAC, Công ước của Liên hiệp
quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia (TOC) và Sáng kiến thu hồi tài
sản tham nhũng của Cơ quan phòng chống
ma tuý và tội phạm của Liên hiệp quốc
(UNODC)18 (các tổ chức tài chính áp dụng
biện pháp kiểm tra thông tin khách hàng đối
với tất cả những người có thế lực chính trị;
yêu cầu kê khai về chủ sở hữu hưởng lợi; yêu
cầu kê khai về thu nhập và tài sản; tiến hành
rà soát định kỳ về các khách hàng là những
người có thế lực chính trị và không giới hạn
một cá nhân được coi là người có thế lực
chính trị...). Hoàn thiện chế định phong tỏa,
kê biên, thu giữ và trả lại tài sản do phạm tội
mà có của BLHS, nhất là việc phong tỏa, kê
biên, thu giữ và trả lại tài sản do phạm tội
mà có có yếu tố nước ngoài, theo đó nghiên
cứu bổ sung các quy định về trình tự, thủ
tục phong tỏa, kê biên tài sản trong trường
hợp có yêu cầu của Tòa án nước ngoài. Tăng
cường hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản
tham nhũng. Gia nhập Nhóm các đơn vị tình
báo tài chính (EGMONT), một tổ chức quốc
tế của đơn vị tình báo tài chính (FIU) thành
lập vào năm 199519.
Cuối cùng nhưng quan trọng nhất
là, cần tổ chức thực hiện nghiêm minh hệ
thống pháp luật liên quan đến PCTN, nhất là
BLHS và nếu cần, có thể xem xét sửa đổi, bổ
sung các luật có liên quan như: Luật Thuế
thu nhập cá nhân, Luật Xử lý vi phạm hành
chính, Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Dân
sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, BLHS, Bộ luật
Tố tụng hình sự... để nâng cao hiệu quả đấu
tranh PCTN■
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
27Số 20(372) T10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hon_nua_hieu_qua_dau_tranh_phong_chong_tham_nhung_t.pdf