KẾT LUẬN
Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc
gia hàng đầu về xuất khẩu gạo liên tục
từ năm 2000-2015, từ năm 2012 trở
về trước, Việt Nam có năng lực cạnh
tranh tốt trong xuất khẩu gạo, nhưng
từ năm 2013-2015 Việt Nam đã
không còn năng lực cạnh tranh và vị
thế cạnh tranh là thấp nhất so với Thái
Lan và Ấn Độ. Trong khoảng thời
gian này, trung bình giá gạo của Việt
Nam thấp nhất, sản lượng gạo xuất
khẩu cũng giảm. “Giá rẻ” là yếu tố
cấu thành nên năng lực cạnh tranh
trong xuất khẩu gạo của Việt Nam và
lợi thế này ngày càng giảm dần, do
cạnh tranh về giá ngày càng cao.
Nguyên nhân tác động làm giảm năng
lực cạnh tranh từ năm 2013-2015 do
Việt Nam liên tục gia tăng sản lượng
lúa gia tăng, tạo nên tình trạng “lạm
phát cung” góp phần tác động giảm
giá gạo xuất khẩu, giảm năng lực cạnh
tranh. Để khôi phục năng lực cạnh
tranh trong xuất khẩu gạo,Việt Nam
cần: (1) Chủ động giảm diện tích sản
xuất lúa gạo, cân đối cung – cầu lúa
gạo xuất khẩu, (2) Tăng cường đầu tư
nâng cao phẩm cấp, chất lượng gạo
xuất khẩu để góp phần gia tăng giá
gạo xuất khẩu thông qua quy hoạch
vùng sản xuất hàng hóa lớn, tăng
cường áp dụng khoa học kỹ thuật tiến
bộ trong sản xuất lúa gạo xuất khẩu,
(3) Thực thi các chính sách về hỗ trợ
chuyển đổi sản xuất, chính sách an
sinh xã hội nông nghiệp trong chuyển
đổi sản xuất, việc làm và (4) Tăng
cường công tác tuyên truyền, vận
động để kêu gọi sự ủng hộ của nông
hộ và các đối tượng có liên quan đến
chiến lược và chính sách sản xuất lúa
gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
72
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
Võ Minh Sang và Võ Khắc Huy
Khoa QTKD, Trường Đại học Tây Đô
(Email: vmsang@tdu.edu.vn)
Ngày nhận: 16/5/2017
Ngày phản biện: 30/5/2017
Ngày duyệt đăng: 22/6/2017
TÓM TẮT
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam nhằm mục tiêu: (1) Đo
lường năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam so với các nước hàng đầu trên thế
giới về xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ và Pakistan từ năm 2009-2015; (2) Xác định
nguyên nhân tác động đến năng lực cạnh tranh và (3) Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh trong xuất khẩu gạo cho Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu định lượng
được thực hiện để lượng hóa năng lực cạnh tranh bằng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA-
Revealed Comparative Advantage) của Balassa (1965), dữ liệu phục vụ cho tính toán được thu
thập từ Trung tâm Thương mại Quốc tế. Kết quả nghiên cứu ghi nhận: (1) Từ năm 2009-2012,
Việt Nam có năng lực cạnh tranh và có vị thế cao trong năng lực cạnh tranh so với Ấn Độ, Thái
Lan, Mỹ và Pakistan. Nhưng từ năm 2013-2015, Việt Nam không còn năng lực cạnh tranh và vị
thế cạnh tranh thấp nhất từ năm 2014-2015 so với các quốc gia trên trong xuất khẩu gạo; (2)
“Giá rẻ” là yếu tố chủ đạo tạo nên năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam; (3)
Nguyên nhân chính do “lạm phát cung”, liên tục gia tăng diện tích canh tác lúa, gia tăng sản
lượng lúa sản xuất hàng năm, thừa về cung, áp lực phải tiêu thụ, nên phải giảm giá, giảm năng
lực cạnh tranh. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo: (i) Chủ động
giảm diện tích canh tác lúa để điều tiết cung – cầu gạo xuất khẩu; (ii) Thực thi chính sách quy
hoạch vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, tăng cường áp dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ vào
sản xuất để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu; (iii) Thực thi chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản
xuất trong nông hộ và (iv) Tăng cường công tác tuyên truyền kêu gọi nông hộ và các đối tượng
có liên quan ủng hộ, thực thi sự thay đổi về chiến lược và chính sách sản xuất lúa gạo xuất khẩu.
Từ khóa: năng lực cạnh tranh, xuất khẩu gạo,Việt Nam
Trích dẫn: Võ Minh Sang và Võ Khắc Huy, 2017. Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu
gạo Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường
Đại học Tây Đô. 01: 72-88.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
73
1. GIỚI THIỆU
Việt Nam chính thức xuất khẩu gạo
từ năm 1989 với sản lượng khoảng 1,4
triệu tấn (Lê Trường Diễm Trang,
2014) đến năm 2000, sản lượng gạo
xuất khẩu là 3,5 triệu tấn, năm 2005 là
5,2 triệu tấn và từ năm 2010-2015, sản
lượng gạo xuất khẩu trung bình
khoảng 6,9 triệu tấn/năm và là quốc
gia thuộc nhóm 3 quốc gia hàng đầu
về sản lượng gạo xuất khẩu trên thế
giới liên tục từ 2000-2015. Với kết
quả về sản lượng gạo xuất khẩu rất ấn
tượng thì vấn đề đặt ra là năng lực
cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của
Việt Nam như thế nào so với các quốc
gia hàng đầu về xuất khẩu gạo? Lợi
thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo
của Việt Nam là gì? Đây là các vấn đề
cần được nghiên cứu để góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh trong
xuất khẩu gạo của Việt Nam, ngành
hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong
lĩnh vực nông nghiệp, góp phần nâng
cao sự đóng góp vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nghiên
cứu này nhằm luận giải cho các vấn
đề về kết quả xuất khẩu gạo của Việt
Nam trong thời gian qua, năng lực
cạnh tranh trong xuất khẩu gạo so với
các quốc gia hàng đầu về xuất khẩu
gạo, nguyên nhân tác động đến năng
lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo và
giải pháp đề xuất nâng cao năng lực
cạnh tranh trong xuất khẩu gạo cho
Việt Nam trong thời gian tới.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Theo Michael Porter (1990), năng
lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra
những sản phẩm có quy trình công
nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng
cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng,
hoặc sản phẩm có chi phí thấp, năng
suất cao nhằm tăng lợi nhuận. Năng
lực cạnh tranh được phân chia thành 4
cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia,
năng lực cạnh tranh ngành, năng lực
cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực
cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó,
năng lực cạnh tranh của sản
phẩm/dịch vụ là khả năng trao đổi sản
phẩm, thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng so với sản phẩm của các đối thủ
cạnh tranh (Nguyễn Viết Lâm,
2014).Theo Van Duren, et al., (1991),
năng lực cạnh tranh của sản phẩm là
khả năng tạo ra và duy trì một cách tốt
nhất mức lợi nhuận cao và thị phần
lớn trong các thị trường trong và
ngoài nước. Hiệu quả của các biện
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
được đánh giá dựa trên mức chi phí
thấp, bởi chi phí sản xuất thấp là điều
kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh.
Còn năng lực cạnh tranh của ngành là
khả năng cạnh tranh của toàn ngành
của một quốc gia so với các quốc gia
khác. Điều này có nghĩa là nếu các
yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của một
ngành cao, thì quốc gia đó sẽ có năng
lực cạnh tranh về ngành liên quan cao
(Đào Duy Huân, 2015).
Hệ số lợi thế so sánh hiện hữu
(RCA- Revealed Comparative
Advantage) của Balassa (1965) được
đề xuất sử dụng để đo lường năng lực
cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của
Việt Nam. Chỉ số lợi thế so sánh hiện
hữu (RCA) được dùng để đo lường lợi
thế so sánh theo 3 cách phổ biến: (1)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
74
Đo lường lợi thế so sánh trong một
lĩnh vực nhất định bằng cách so sánh
giá trị tính toán với giá trị 1; (2) Xác
định lợi thế sánh giữa các ngành hàng
trong phạm vi một quốc gia hay giữa
các quốc gia bằng cách sử dụng bảng
xếp hạng theo thứ tự giá trị chỉ số lợi
thế so sánh và (3) Xác định lợi thế so
sánh (hay bất lợi) của một quốc gia
nhất định trong những khoảng thời
gian để đánh giá sự thay đổi trong cơ
cấu ngành hàng có lợi thế so sánh
(Elias Sanidas and Yousun Shin,
2010). Chỉ số RCA còn được sử dụng
để đo lường năng lực cạnh tranh của
hàng hóa (Eckhard Siggel, 2007). Võ
Khắc Huy (2014), dùng chỉ số RCA
để đo lường năng lực cạnh tranh của
sản phẩm này đối với sản phẩm khác
hoặc của nước này với nước khác,
RCA biểu thị năng lực cạnh tranh xuất
khẩu của một quốc gia về một sản
phẩm trong mối tương quan với các
nước xuất khẩu trên thế giới.
Nghiên cứu này sử dụng RCA để
đo lường năng lực cạnh tranh đối với
sản phẩm gạo của Việt Nam so với
các quốc gia xuất khẩu gạo trên thế
giới. Cụ thể, RCA được đề xuất sử
dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh
trong xuất khẩu gạo của Việt Nam với
các đối thủ cạnh tranh theo 2 nhóm:
Nhóm 1 là 05 quốc gia đứng đầu về
xuất khẩu gạo là: Việt Nam, Thái Lan,
Ấn Độ, Pakistan và Mỹ và Nhóm 2
gồm 03 quốc gia đứng đầu về xuất
khẩu gạo là: Ấn Độ, Thái Lan và Việt
Nam. Công thức tính RCA của
Balassa (1965):
RCA= (Xij/Xi)/(∑Xwj/Xw)
Chú thích:
- RCA: Chỉ số lợi thế so sánh hiện
hữu trong xuất khẩu gạo;
- Xij: Kim ngạch xuất khẩu gạo của
Việt Nam (USD);
- Xi: Tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam (USD);
- Xwj: Tổng kim ngạch xuất khẩu
gạo của 5 quốc gia (và 3 quốc gia)
đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo
(USD);
- Xw: Tổng kim ngạch xuất khẩu
của 5 quốc gia (và 3 quốc gia) đứng
đầu về xuất khẩu gạo (USD).
Nếu RCA < 1: không có năng lực
cạnh tranh trong xuất khẩu. Nếu
RCA> 1: có năng lực cạnh tranh. Hệ
số RCA càng lớn thì quốc gia càng có
nhiều năng lực cạnh tranh trong xuất
khẩu.
Dữ liệu thống kê về kim ngạch xuất
khẩu gạo của Việt Nam và thế giới,
tính RCA được thu thập từ website
của Trung tâm Thương mại Quốc tế
(International Trade Centre - ITC) từ
năm 2009-2015.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng xuất khẩu gạo của
Việt Nam
Giai đoạn từ năm 1984-1988, mỗi
năm Việt Nam nhập khẩu bình quân
333.000 tấn gạo, đến năm 1989, Việt
Nam chính thức tham gia thị trường
lúa gạo thế giới với số lượng gạo xuất
khẩu là 1,4 triệu tấn, thu về 290 triệu
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
75
USD, giá bình quân là 204 USD/tấn
(Lê Trường Diễm Trang, 2014).
Thống kê về kết quả xuất khẩu gạo
của Việt Nam từ 2000-2015 ở Hình 1
cho thấy Việt Nam đạt thành tích cao
trong xuất khẩu, sản lượng tăng qua
các năm. Năm 2000, sản lượng xuất
khẩu gạo của Việt Nam là 3,5 triệu
tấn, đến năm 2005 là 5,25 triệu tấn và
đến 2015, xuất khẩu được 6,59 triệu
tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,8 tỷ
USD, giá trung bình xuất khẩu 425,7
USD/tấn, đạt vị trí thứ 3 về sản lượng
gạo xuất khẩu trên thế giới, sau Ấn
Độ và Thái Lan.
(Nguồn: GSO, VFA: 2000-2008; Hải quan Việt Nam: 2009-2015)
Hình 1. Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000-2015
Việt Nam, hiện chiếm khoảng 20%
tổng lượng gạo xuất khẩu trên thế giới
và liên tục từ năm 2000-2015 nằm
trong nhóm 3 nước hàng đầu về sản
lượng gạo xuất khẩu. Hiện tại gạo của
Việt Nam xuất khẩu sang hơn 135
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó
châu Á chiếm 77%, châu Mỹ 7,6%,
Trung Đông 1,2% và châu Úc 0,88%.
Lượng gạo xuất khẩu vào các thị
trường khó tính như châu Úc, châu
Mỹ hay châu Âu vẫn còn rất ít, thậm
chí vắng bóng (Ánh Tuyết, 2015).
Cho thấy, mặc dù có tăng về sản
lượng và đạt vị trí cao trong xuất khẩu
gạo, nhưng gạo xuất khẩu của Việt
Nam phần lớn được chấp nhận ở
những thị trường yêu cầu phẩm cấp
thấp, giá thấp. Việt Nam đã xuất khẩu
gạo sau 26 năm, nay trở thành một
trong những nước xuất khẩu gạo hàng
đầu thế giới, nhưng vẫn còn những
hạn chế và bất cập như sau:
- Đến nay, gạo Việt Nam chưa có
một thương hiệu nào mang thương
hiệu quốc gia trên thị trường xuất
khẩu, trong khi Thái Lan có các
thương hiệu gạo nổi tiếng là:
KhawDawkMali, Thai Hom Mali và
Jasmine; Ấn Độ có gạo Basmati,
Myanmar có gạo thơm Paw San;
Campuchia đang xây dựng cho
thương hiệu gạo thơm Romduol,.
Khoảng 50-60% lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam là loại 25% tấm, phẩm
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
76
cấp thấp, thị trường chủ yếu là châu Á
và châu Phi. Loại gạo này có giá thấp
và hiện Việt Nam đang mất dần thị
trường do bị cạnh tranh bởi gạo cùng
loại của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar
và gần đây là Thái Lan. Năm 2010, tỷ
lệ gạo xuất khẩu 25% tấm chiếm 51%,
còn gạo chất lượng cao và gạo thơm
chỉ khoảng 12%. Đến năm 2015 nâng
lên được khoảng 27% (Cục Chế biến
Nông lâm Thủy sản và Nghề muối,
2016). Như vậy, sau hơn 26 năm xuất
khẩu, gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ
được bán dưới dạng tên gọi không
liên quan gì đến thương hiệu, đó là
gạo: 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm và
25% tấm.
- Sản lượng tăng, nhưng giá gạo
xuất khẩu bấp bênh, không ổn định,
canh tranh về giá ngày càng mạnh, giá
gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp
hơn so với Thái Lan. Năm 2006 là
257,5 USD/tấn, đến năm 2008 tăng kỷ
lục đạt 583,5 USD/tấn, nhưng sau đó,
từ năm 2009-2014 dao động khoảng
425 USD/tấn, còn năm 2015, trung
bình giá xuất khẩu là 426 USD/tấn.
Giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn so
với Thái Lan ở cùng chủng loại, giá
gạo xuất khẩu trung bình của Việt
Nam chỉ khoảng 75-96% giá gạo xuất
khẩu của Thái Lan từ năm 2006-2015
(Bảng 1).
Bảng 1. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan từ năm 2006-2015
Năm
Gạo 5% tấm
(USD/tấn)
Gạo 25% tấm
(USD/tấn)
Giá trung bình
(USD/tấn)
Việt
Nam
Thái
Lan
Việt
Nam
Thái
Lan
Việt
Nam
Thái
Lan
Tỷ lệ giá
VN/TL
(%)
2006 266,00 304,00 249,00 269,00 257,50 286,50 89,88
2007 313,00 325,00 294,00 305,00 303,50 315,00 96,35
2008 614,00 682,00 553,00 603,00 583,50 642,50 90,82
2009 432,00 555,00 384,00 460,00 408,00 507,50 80,39
2010 416,00 492,00 387,00 444,00 401,50 468,00 85,79
2011 512,23 537,00 476,50 502,66 494,37 519,83 95,10
2012 442,83 560,91 410,50 533,33 426,67 547,12 77,98
2013 396,83 496,58 363,58 511,50 380,21 504,04 75,43
2014 - - - - 441,30 486,65 90,68
2015 - - - - 426,00 462,00 93,00
(Nguồn: Tổng hợp từ FAO Market Monitor, 2006-2010; AGRODATA, 2011-2015)
3.2. Năng lực cạnh tranh trong xuất
khẩu gạo của Việt Nam
Năng lực cạnh tranh theo RCA
trong xuất khẩu gạo được tính toán
trên cơ sở số liệu thống kê của ITC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
77
(International Trade Centre) về sản
lượng, giá, kim ngạch xuất khẩu gạo
và tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia
của nhóm gồm 5 nước đứng đầu thế
giới về xuất khẩu gạo gồm: Ấn Độ,
Thái Lan, Mỹ, Việt Nam và Pakistan
từ năm 2009-2015 được tổng hợp ở
Bảng 2.
Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu gạo và tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 2009-2015
Tiêu chí 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Sản lƣợng gạo xuất khẩu (Triệu tấn/năm)
Ấn Độ 2,15 2,51 4,97 10,57 11,39 11,16 11,03
Thái Lan 8,62 8,94 10,71 6,73 6,61 10,97 9,80
Mỹ 3,46 4,48 3,72 3,78 3,76 3,42 4,00
Việt Nam 5,97 6,89 7,12 8,02 6,59 6,33 6,58
Pakistan 3,19 4,21 3,41 3,42 3,85 3,78 1,92
Cộng: 23,39 27,02 29,92 32,52 32,21 35,66 33,32
Trung bình giá gạo xuất khẩu (USD/tấn)
Ấn Độ 1.115 916 820 580 717 708 579
Thái Lan 585 597 608 688 668 496 464
Mỹ 632 521 568 542 580 583 517
Việt Nam 447 471 514 459 444 464 426
Pakistan 556 542 604 550 548 582 545
Trung bình: 602 573 615 565 615 574 505
Kim ngạch xuất khẩu gạo (Tỷ USD/năm)
Ấn Độ 2,40 2,30 4,07 6,13 8,17 7,91 6,38
Thái Lan 5,05 5,34 6,51 4,63 4,42 5,44 4,54
Mỹ 2,19 2,33 2,11 2,05 2,18 1,99 2,07
Việt Nam 2,67 3,25 3,66 3,68 2,93 2,94 2,80
Pakistan 1,77 2,28 2,06 1,88 2,11 2,20 1,05
Cộng: 14,07 15,49 18,41 18,37 19,81 20,47 16,84
Tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia (Tỷ USD/năm)
Ấn Độ 176,77 220,41 301,48 289,56 336,61 317,54 264,38
Thái Lan 152,50 195,31 228,82 229,54 228,53 227,57 210,88
Mỹ 1.056,71 1.278,10 1.481,68 1.544,93 1.577,59 1.619,74 1.503,87
Việt Nam 57,10 72,24 96,91 114,53 132,03 150,22 179,15
Pakistan 17,55 21,41 25,34 24,61 25,12 24,72 19,88
Cộng: 1.460,63 1.787,47 2.134,24 2.203,18 2.299,88 2.339,80 2.178,16
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu của ITC, 2009-2015)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
78
Trên cơ sở số liệu thống kê ở Bảng
3 kết quả tính toán năng lực cạnh
tranh trong xuất khẩu gạo của Việt
Nam theo chỉ số RCA được thể hiện ở
Hình 2 ghi nhận:
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC, 2009-2015)
Hình 2. Giá - sản lượng gạo xuất khẩu và RCA của Việt Nam từ năm 2009-2015
- Giai đoạn từ năm 2009-2012, sản
lượng gạo xuất khẩu và trung bình giá
xuất khẩu tăng và ở mức cao, nên
RCA2009-2012 dao động từ: 3,85-5,19
lớn hơn 1: Việt Nam có năng lực cạnh
tranh trong xuất khẩu gạo. Trong giai
đoạn này, sản lượng và trung bình giá
gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục
tăng, năng lực cạnh tranh trong xuất
khẩu gạo của Việt Nam khá tốt.
- Giai đoạn từ năm 2013-2015, sản
lượng gạo xuất khẩu và trung bình giá
xuất khẩu liên tục giảm và ở mức
thấp, RCA trong giai đoạn này giảm,
dao động từ: 2,02-2,57 lớn hơn 1: có
năng lực cạnh tranh, nhưng giảm dần,
ở mức thấp: Việt Nam có năng lực
cạnh tranh trong xuất khẩu gạo, nhưng
ở mức thấp và ngày càng giảm.
Tổng thể giai đoạn từ năm 2009-
2015, theo chỉ số RCA thì Việt Nam
có năng lực cạnh tranh trong nhóm 5
quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo,
nhưng năng lực cạnh tranh ngày càng
giảm.
So sánh năng lực cạnh tranh của
Việt Nam với các quốc gia trong
nhóm 5 nước hàng đầu về xuất khẩu
cho kết quả ở Hình 3.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
79
(Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC, 2009-2015)
Hình 3. RCA của 5 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo từ năm 2009-2015
- Giai đoạn từ năm 2009-2012: Việt
Nam có năng lực cạnh tranh tốt, Việt
Nam có năng lực cạnh tranh đứng thứ
2 (sau Ấn Độ) trong nhóm 5 quốc gia
hàng đầu về xuất khẩu gạo.
- Giai đoạn từ năm 2013-2015: Việt
Nam mất dần về năng lực cạnh tranh.
Năm 2013, năng lực cạnh tranh trong
xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng
hàng thứ 3, sau Pakistan và Ấn độ. Từ
năm 2014-2015, Việt Nam tiếp tục
giảm xuống vị trí thứ 4, chỉ còn cao
hơn Mỹ. Như vậy, giai đoạn này, Việt
Nam giảm mạnh về năng lực cạnh
trong xuất khẩu gạo.
Xét về năng lực cạnh tranh trong
mối quan hệ của 3 nước đứng đầu thế
giới về xuất khẩu gạo là: Thái Lan,
Ấn Độ và Việt Nam từ năm 2009-
2015 (chiếm khoảng 64% kim ngạch
xuất khẩu thế giới ở năm 2015), giá trị
RCA của các quốc gia ở Hình 4.
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC, 2009-2015)
Hình 4. RCA của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ từ năm 2009-2015
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
80
- Từ năm 2009-2012 thì năng lực
cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của
Việt Nam là cao nhất, hệ số RCA
đứng đầu và cao hơn nhiều so với
Thái Lan và Ấn Độ, RCA của Việt
Nam dao động: 1,41-2,02; RCA của
Thái Lan: 0,93-1,26 và Ấn Độ: 0,47-
0,87.
- Từ năm 2013-2015, kết quả rất
khác, Việt Nam đã không còn duy trì
được năng lực năng cạnh tranh trên thị
trường gạo xuất khẩu, RCA giảm dần
từ 1,0 xuống còn 0,75: nhỏ hơn 1:
Việt Nam không còn năng lực cạnh
tranh trong xuất khẩu gạo. Trong khi
đó, Ấn Độ lại vươn lên vị trí đứng đầu
từ vị trí thấp nhất ở giai đoạn từ năm
2009-2012. Thái Lan vẫn giữ vị trí thứ
2 và RCA tăng theo thời gian. Đặc
biệt, từ năm 2014-2015: RCA của
Việt Nam nhỏ hơn 1, thấp nhất và
chênh lệch ngày càng xa so với Thái
Lan và Ấn Độ, năng lực cạnh tranh
của Việt Nam đã không còn và thấp
nhất so với Ấn Độ và Thái Lan.
3.3. Nguyên nhân tác động đến
năng lực cạnh tranh trong xuất
khẩu gạo
Trên cơ sở năng lực cạnh tranh
trong xuất khẩu gạo của Việt Nam từ
năm 2009-2015, nghiên cứu tiếp phân
tích đến lợi thế cạnh tranh trong xuất
khẩu gạo của Việt Nam. Kết quả tổng
hợp ở Hình 5 ghi nhận: trung bình giá
gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp
nhất trong nhóm 5 quốc gia xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới từ năm 2009-
2015. Hơn nữa, theo thời gian, trung
bình giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
có xu hướng giảm, năm 2009 trung
bình giá gạo xuất khẩu là 447
USD/tấn, đến năm 2015 còn 426
USD/tấn, giảm 4,7% so với năm
2009.
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC, 2009-2015)
Hình 5. Trung bình giá gạo xuất khẩu (Pxk) của các nước từ năm 2009-2015
Cùng một chủng loại gạo xuất khẩu
nhưng gạo của Việt Nam thường có
giá thấp nhất so với các nước. Chẳng
hạn thời điểm 7/2012, cùng loại gạo
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
81
hạt dài chất lượng cao, Thái Lan có
giá 592 USD/tấn, Mỹ là 566 USD/tấn,
Pakistan là 470 USD/tấn, Ấn Độ là
423 USD/tấn, trong khi trung bình giá
gạo của Việt Nam chỉ có 415
USD/tấn. Tương tự, gạo trắng hạt dài
chất lượng thấp, gạo thơm hạt dài đều
có giá thấp nhất được thống kê ở
Bảng 3.
Bảng 3. Giá các loại gạo xuất khẩu (thời điểm tháng 7-2012)
Stt Quốc gia
Giá gạo xuất khẩu (USD/tấn)
Gạo trắng hạt dài
chất lƣợng cao
Gạo trắng hạt
dài chất lƣợng
thấp
Gạo thơm
hạt dài
Gạo
tấm
1 Thái Lan 592 563 1.025 521
2 Mỹ 566 539 - 388
3 Pakistan 470 417 1.025 345
4 Ấn Độ 423 385 1.065 341
5 Việt Nam 415 378 625 349
(Nguồn: All India Rice Exporters, 2015 (tổng hợp từ Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn
Minh, 2015))
Cụ thể với gạo 25% tấm (chiếm tỷ
trọng cao nhất và chủ yếu trong cơ
cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam), giá
xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2012-
2016 đều ở mức thấp và ngày càng
giảm so với các nước như Ấn Độ,
Thái Lan, Pakistan (Hình 6).
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của FAO Rice Price Monitor, 2016)
Hình 6. Trung bình giá gạo 25% tấm xuất khẩu của các nước từ năm 2009-2016
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
82
Đối với gạo 5% tấm (đứng thứ hai
trong cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt
Nam), từ năm 2009-2015, giá xuất
khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so
với Thái Lan và giá ngày càng giảm
(Hình 7).
(Nguồn: tính toán từ dữ liệu của FAO, 2009-2016)
Hình 7. Trung bình giá gạo 5% tấm xuất khẩu từ năm 2009-2016
Như vậy, so sánh tương quan về giá
trong nhóm 5 quốc gia hàng đầu về
xuất khẩu gạo, thì lợi thế cạnh tranh
trong xuất khẩu gạo của Việt Nam là
nhờ vào “Lợi thế giá rẻ”.
Tương tự với nhóm 5 quốc gia
hàng đầu về xuất khẩu gạo, kết quả
phân tích trung bình về giá gạo xuất
khẩu trong nhóm 3 quốc gia hàng đầu
về xuất khẩu gạo cũng ghi nhận từ
năm 2009-2015, trung bình giá gạo
xuất khẩu của Việt Nam là thấp nhất
(Hình 8).
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC, 2009-2015)
Hình 8. Trung bình giá gạo xuất khẩu của Việt Nam - Thái Lan và Ấn Độ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
83
Trong xuất khẩu gạo, Việt Nam
cạnh tranh bằng giá thấp và lợi thế
này lại ngày càng giảm từ năm 2013-
2015, giá giảm, sản lượng xuất khẩu
cũng giảm so với Thái Lan và Ấn Độ
(Hình 9).
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC, 2009-2015)
Hình 9. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam – Thái Lan và Ấn Độ
Lợi thế cạnh tranh dựa vào “giá rẻ”
đang bị giảm dần theo thời gian, do
phải cạnh tranh về giá, để duy trì tiêu
thụ, phải tiếp tục giảm giá. Mặc khác,
sản lượng xuất khẩu cũng giảm theo
thời gian (Hình 10). Cho thấy chúng
ta đang giảm dần về năng lực và khả
năng cạnh tranh và đang ở mức thấp
nhất so với các nước có thế mạnh về
xuất khẩu gạo từ năm 2013-2015.
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC, 2009-2015)
Hình 10. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và thế giới từ năm 2009-2015
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
84
Kết quả của nghiên cứu này khá
tương đồng với đánh giá của World
Bank (2016): “Việt Nam là quốc gia
xuất khẩu nông sản có thứ hạng cao -
ở mức giá rẻ”. Nguyên nhân tác động
làm Việt Nam không còn năng lực
cạnh tranh trong xuất khẩu so với các
quốc gia trên là do giá gạo liên tục
giảm, sản lượng xuất khẩu giảm. Điều
gì gây nên thực trạng này. Phải chăng
chính sách và quản lý việc sản xuất và
xuất khẩu gạo trong thời gian qua có
vấn đề?
(Nguồn: tính toán từ dữ liệu của GSO và HQVN, 2011-2015)
Hình 11. Sản xuất lúa và xuất khẩu gạo ở ĐBSCL từ năm 2011-2015
Thống kê trung bình về: sản lượng
lúa sản xuất hàng năm, sản lượng gạo
xuất khẩu và giá gạo xuất khẩu (Pxk) ở
ĐBSCL từ năm 2009-2015 ở Hình 11
cho thấy sản lượng lúa tăng đều qua
các năm, nhưng sản lượng gạo và giá
gạo xuất khẩu có xu hướng giảm.
Tổng hợp kết quả kiểm định mối
tương quan giữa sản lượng lúa sản
xuất hàng năm (triệu tấn/năm) với
RCA năm 2009-2015 ở Bảng 4 ghi
nhận: trung bình sản lượng lúa sản
xuất hàng năm của Việt Nam có
tương quan nghịch với RCA với độ
tin cậy 98% (p ≤ 0,01), nghĩa là sản
lượng lúa sản xuất hàng năm càng
tăng càng tác động giảm RCA, mối
tương quan nghịch này rất chặt chẽ
trong giai đoạn từ năm 2009-2015 với
hệ số tương quan -0,95, nghĩa là Việt
Nam càng gia tăng sản lượng lúa sản
xuất hàng năm càng làm giảm năng
lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo.
Bảng 4. Kết quả kiểm định trung bình sản lượng lúa và RCA từ 2009-2015
Trung bình Độ lệch chuẩn Số quan sát
Sản lượng lúa (triệu tấn/năm) 42,57 2,37 7,00
RCA (nhóm 3 quốc gia) 1,35 0,50 7,00
Hệ số tương quan (Pearson
Correlation)
-0,95***
Giá trị Sig (2-tailed) 0,00
Chú thích: ***: kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 99%;
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu thống kê của GSO, ITC, 2009-2015)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
85
Kết quả cho thấy, việc liên tục gia
tăng sản lượng sản xuất lúa hàng năm
đã góp phần gia tăng sự dư thừa sản
lượng gạo hàng năm, làm tăng sức ép
phải gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu,
điều này góp phần tác động giảm giá
gạo xuất khẩu, nên tác động giảm
năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu
gạo của Việt Nam.
Ngoài ra, những hạn chế trong sản
xuất như: (1) Giống lúa, mặc dù các
nhà khoa học đã và đang nghiên cứu,
cho ra đời những giống lúa và phương
pháp trồng mới nhưng người nông dân
vẫn còn trồng lúa một cách tự phát với
đa dạng nguồn giống và biện pháp kỹ
thuật. Ngay cả nhiều hộ nông dân còn
trồng nhiều giống lúa trên cùng một
thửa ruộng. Người nông dân đa phần
bị động về đầu ra. Họ không biết sản
phẩm của họ cuối mùa ai sẽ mua và
mua với giá bao nhiêu. Thực tế cho
thấy, doanh nghiệp chỉ biết đối tác là
những thương lái, không cần quan tâm
đến nông dân. Kết quả là nông dân tự
trồng lúa theo kinh nghiệm. Hệ quả là
chất lượng lúa sau thu hoạch không
cao. Hầu hết nông dân bán lúa tại
ruộng cho thương lái thay vì bán trực
tiếp cho doanh nghiệp. Vì không nắm
rõ giá trị thương mại của hạt lúa nên
nông dân thường bị ép giá. Nếu giá
lúa sau khi bán có tăng thì chỉ có
thương lái và doanh nghiệp hưởng lợi.
Kết quả nghiên cứu thực trạng về
năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu
của Việt Nam so với các quốc gia
hàng đầu về xuất khẩu gạo ghi nhận:
(1) Từ năm 2009-2012, Việt Nam có
năng lực cạnh tranh và có vị thế cạnh
tranh tốt trên thị trường gạo xuất khẩu
so với các nước như Ấn Độ, Thái Lan,
Mỹ và Pakistan, nhưng từ năm 2013-
2015, Việt Nam đã không còn năng
lực cạnh tranh và vị thế năng lực cạnh
tranh là thấp nhất từ năm 2014-2015
so với Thái Lan và Ấn Độ; (2) Lợi thế
giá rẻ là nhân tố tạo nên năng lực cạnh
tranh trong xuất khẩu cho Việt Nam
và (3) Nguyên nhân tác động đến Việt
Nam không còn năng lực cạnh tranh
do: (i) Năng lực cạnh tranh về lợi thế
giá thấp không còn hiệu quả, sản
lượng xuất khẩu giảm và (ii) Chính
sách liên tục gia tăng sản lượng lúa
sản xuất hàng năm của Việt Nam
không phù hợp, điều này tạo nên “lạm
phát thừa sản lượng lúa”.
3.3. Giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh
Để khôi phục lại năng lực cạnh
tranh trong xuất khẩu gạo thì Việt
Nam, một số đề xuất về giải pháp như
sau:
- Giảm sản lượng lúa sản xuất hàng
năm trên cơ sở cân đối cung – cầu lúa
gạo trên thị trường thế giới. Việt Nam
cần nhanh chóng chuyển đổi chính
sách sản xuất lúa gạo từ việc lấy
“năng suất, sản lượng” làm thành tích
sang lấy mục tiêu nâng cao phẩm cấp,
chất lượng sản xuất lúa gạo phục vụ
cho thị trường xuất khẩu làm trọng
tâm. Giải pháp này, một mặt nhằm
giảm áp lực tiêu thụ sản lượng lúa
thừa hàng năm, mặt khác giúp tăng
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
86
phẩm cấp, chất lượng gạo, góp phần
gia tăng giá trị gạo xuất khẩu.
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách
quy hoạch sản xuất lúa gạo theo
hướng giảm diện tích canh tác lúa
gạo, giảm diện tích canh tác ở vụ mùa
có năng suất thấp như vụ Hè Thu,
luân canh trồng cây hay nuôi trồng
thủy hải sản.
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách
quy hoạch sản xuất lúa gạo theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn, tập
trung để tạo điều kiện cơ giới hóa, áp
dụng khoa học kỹ thuật và đảm bảo
các yêu cầu về kiểm soát giống chất
lượng cao, quy trình canh tác, góp
phần nâng cao chất lượng phẩm cấp,
chất lượng gạo xuất khẩu, giảm giá
thành sản xuất.Tăng cường liên kết
giữa doanh nghiệp kinh doanh gạo
xuất khẩu với nông dân trồng lúa, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh
cho gạo Việt trên thị trường xuất
khẩu.
- Thực thi các chính sách về an sinh
xã hội trong chuyển đổi canh tác ở
những vùng chuyển đổi sản xuất từ
lúa sang cây trồng hay nuôi trồng thủy
sản về chính sách hỗ trợ, kỹ thuật sản
xuất, nguồn lực sản xuất và cả thị
trường tiêu thụ ở giai đoạn đầu
chuyển đổi.
- Đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền,
kêu gọi sự ủng hộ, hợp tác của nông
dân trong việc thực thi chính sách quy
hoạch sản xuất lúa gạo xuất khẩu và
chuyển đổi sản xuất trong nông
nghiệp.
4. KẾT LUẬN
Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc
gia hàng đầu về xuất khẩu gạo liên tục
từ năm 2000-2015, từ năm 2012 trở
về trước, Việt Nam có năng lực cạnh
tranh tốt trong xuất khẩu gạo, nhưng
từ năm 2013-2015 Việt Nam đã
không còn năng lực cạnh tranh và vị
thế cạnh tranh là thấp nhất so với Thái
Lan và Ấn Độ. Trong khoảng thời
gian này, trung bình giá gạo của Việt
Nam thấp nhất, sản lượng gạo xuất
khẩu cũng giảm. “Giá rẻ” là yếu tố
cấu thành nên năng lực cạnh tranh
trong xuất khẩu gạo của Việt Nam và
lợi thế này ngày càng giảm dần, do
cạnh tranh về giá ngày càng cao.
Nguyên nhân tác động làm giảm năng
lực cạnh tranh từ năm 2013-2015 do
Việt Nam liên tục gia tăng sản lượng
lúa gia tăng, tạo nên tình trạng “lạm
phát cung” góp phần tác động giảm
giá gạo xuất khẩu, giảm năng lực cạnh
tranh. Để khôi phục năng lực cạnh
tranh trong xuất khẩu gạo,Việt Nam
cần: (1) Chủ động giảm diện tích sản
xuất lúa gạo, cân đối cung – cầu lúa
gạo xuất khẩu, (2) Tăng cường đầu tư
nâng cao phẩm cấp, chất lượng gạo
xuất khẩu để góp phần gia tăng giá
gạo xuất khẩu thông qua quy hoạch
vùng sản xuất hàng hóa lớn, tăng
cường áp dụng khoa học kỹ thuật tiến
bộ trong sản xuất lúa gạo xuất khẩu,
(3) Thực thi các chính sách về hỗ trợ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
87
chuyển đổi sản xuất, chính sách an
sinh xã hội nông nghiệp trong chuyển
đổi sản xuất, việc làm và (4) Tăng
cường công tác tuyên truyền, vận
động để kêu gọi sự ủng hộ của nông
hộ và các đối tượng có liên quan đến
chiến lược và chính sách sản xuất lúa
gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Balassa, B., 1965. Trade
Liberalization and Revealed
Comparative Advantage. Manchester
School of Economic and Social
Studies. 33, 99:123
2. Cục Chế biến Nông lâm Thủy sản
và Nghề muối, 2016. Gạo Việt Nam
phải nâng cao chất lượng để mở rộng
thị trường xuất khẩu. Truy cập:
es/Article.aspx?ChannelId=3&articleI
D=801. Ngày 26/3/2016
3. Đào Duy Huân, 2015. Đánh giá
năng lực cạnh tranh của ngành du lịch
TP. Cần Thơ. Tạp chí Phát Triển và
Hội nhập. Số 24 (34): 89-93
4. Eckhard Siggel, 2007. International
Competitiveness and Comparative
Advantage: A Survey and a Proposal
for Measurement. Truy cập:
https://www.cesifo-
group.de/portal/pls/portal/!PORTAL.
wwpob_page.show?_docname=95616
0.PDF, ngày: 16/3/2017
5. Elias Sanidas and Yousun Shin,
2010. Comparison of Revealed
Comparative Advantage Indices with
Application to Trade Tendencies of
East Asian Countries. Department of
Economics, Seoul National University
6. ITC., 2006-2015. Truy cập
Product_TS.aspx, ngày 6/6/2016
7. Lê Trường Diễm Trang, 2014. Xuất
khẩu gạo Việt Nam từ 1995 đến nay.
Truy cập từ http//:
hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubD
omain/.../Bai%20bao_DTran.docx,
ngày 2/3/2016
8. Michael E. Porter, Chiến lược cạnh
tranh. Nhà xuất bản Trẻ.
9. Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn
Minh, 2015. Thị trường lúa gạo Việt
Nam: Cải cách để hội nhập cách tiếp
cận cấu trúc thị trường. Nhà xuất bản
Hồng Đức.
10. Nguyễn Viết Lâm, 2014. Bàn về
phương pháp xác định năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 206: 47-
53.
11. Nguyễn Văn Sơn, 2011. Bàn về
việc hoàn thiện chuỗi cung ứng gạo
xuất khẩu của Việt Nam. Hội thảo và
triển lãm quốc tế về: “Hậu cần vận tải
hàng hải Việt Nam năm 2013.
TPCHM, 28-29/11/2013
12. Van Duren, E., Martin, L. and
Westgren, R., 1991. Assessing the
Competitiveness of Canada's
Agrifood Industry. Canadian Journal
of Agricultural Economics/Revue
canadienne d'agroeconomie, 39: 727–
738.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
88
13. Võ Khắc Huy, 2014. Nâng cao
sức cạnh tranh và giá trị xuất khẩu
gạo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long. Tạp chí Phát triển và Hội nhập,
số 17 (27): 73-77.
14. World Bank, 2016. Chuyên đề:
Chuyển đổi nông nghiệp của Việt
Nam- Tăng giá trị giảm đầu vào.
Truy cập:
rated/ar/676661480599107823/pdf/11
0676-VIETNAMESE-PUBLIC.pdf.
Ngày 8/3/2017
COMPETITIVE ABILITY IN EXPORTING RICE OF VIETNAM
Vo Minh Sang and Vo Khac Huy
Faculty of Business Administration, Tay Do University
(Email: vmsang@tdu.edu.vn)
ABSTRACT
The goal of this research was to find out the competitive ability in exporting rice of
Vietnam. The research (1) measured competitive ability index of Vietnam compared with
big rice exporters such as Thailand, India, America and Pakistan in the perid from 2009
to 2015; (2) determined factors that affected the competitive ability and (3) recomended
solutions to improve the competitive ability of Vietnam in exporting rice in the near
future. Quantitative method, RCA – Revealed Comparative Advantage of Balassa (1965)
was used in this research. RCA was collected and calculated based on data of
International Trade Organization. The results showed that: (1) from 2009 to 2012,
Vietnam had high competitive ability compared with India, Thailand, America and
Pakistan. However, Vietnam lost this advantage in the period of 2013 to 2015. Vietnam
got the final position among the group of highest rice exporters in the world from 2014 to
2015; (2) “Cheap price” was the main factor of creating competitive ability of Vietnam’s
rice export; (3) abundant supply and enlarged land for producing rice were major
reasons for low competitiveness of rice export. The recommended solutions were: (i) to
balance supply – demand in exporting rice by reducing the area of growing rice land;
(ii) to produce rice in a policy way; to implement scientific advances to improve quality
of rice; (iii) to change the rice cultivation method and (iv) to popularize the policy of
producing and exporting rice.
Keywords: Competitive ability, rice export,Vietnam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_luc_canh_tranh_trong_xuat_khau_gao_cua_viet_nam.pdf