Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Thứ nhất, thiếu quy định về căn cứ để xác định hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật KDBH, nếu một trong hai bên cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, thì bên còn lại có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật về KDBH hiện hành không xác định rõ căn cứ để xác định hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật. Đối với DNBH, hành vi này rất dễ xác định vì DNBH là bên soạn thảo Bộ quy tắc và điều khoản của hợp đồng BHNT và nghĩa vụ cung cấp thông tin của họ chỉ dừng lại ở việc giải thích về hợp đồng và sản phẩm BHNT. Trong khi đó, nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH diễn ra trong thời gian dài, suốt quá trình thực hiện bảo hiểm với nhiều thông tin cần phải thông báo khi có thay đổi. Trong suốt quá trình đó, NMBH có thể vô ý không kịp thời cung cấp hoặc có sai sót trong cung cấp thông tin cho DNBH. Đây có thể là căn cứ đề DNBH đơn phương chấm dứt HĐBH với NMBH, bởi lẽ pháp luật về KDBH hiện hành không quy định cụ thể căn cứ để xác định hành vi cố ý. Điều này là không công bằng đối với BMBH (bên yếu thế), Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của NMBH, tác giả cho rằng, cần bổ sung quy đinh về căn cứ xác định hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật. Thứ hai, chưa quy định rõ cách tính“giá trị hoàn lại”. Khi BMBH vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin thì DNBH sẽ đưa ra quyết định đơn phương đình chỉ hợp đồng và hoàn trả lại cho BMBH một số tiền bằng với giá trị hoàn lại. Tuy nhiên, Luật KDBH cũng như các văn bản dưới luật không quy định thế nào là giá trị hoàn lại. Trên thực tế, giá trị hoàn lại của HĐBHNT được xác định trên cơ sở quy định của Bộ quy tắc và điều khoản do DNBH ban hành. Điều này gây bất lợi cho NMBH. Ví dụ, sau khi đơn phương đề nghị chấm dứt HĐBH, chị H (Nha Trang) chỉ nhận được số tiền hoàn lại là 1,3 triệu trong tổng số phí 3,5 triệu đồng đã đóng trong 21 tháng. Điều này cho thấy, giá trị hoàn lại của HĐBH ít hơn nhiều so với số tiền phí bảo hiểm mà BMBH đã đóng. Vì vậy, đề bảo đảm quyền lợi của NMBH, bảo đảm sự công bằng giữa các bên trong KDBH, chúng tôi cho rằng, cần quy định rõ cách tính “giá trị hoàn lại” tại Điều 3 Luật KDBH n

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 5(405) - T3/202044 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 1. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng Trong giai đoạn giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (HĐBHNT), bên mua bảo hiểm (BMBH) sẽ phải cung cấp khá nhiều thông tin về nhân thân như tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, điều kiện tài chính, gia đình... cho doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Bên cạnh đó, các thông tin mà BMBH sẽ ảnh nghĨa vỤ cung cẤp Thông Tin của BÊn mua BảO hiỂm TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Nguyễn Thị Thủy* Lê Thủy Tiên** * PGS.TS. Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Luật Tp. HCM. ** Công ty Luật Lexcomm Vietnam - LLC. Thông tin bài viết: Từ khoá: Cung cấp thông tin, đối tượng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 28/02/2020 Biên tập : 02/03/2020 Duyệt bài : 05/03/2020 Article Infomation: Keywords: Information provision, insurance subjects, insurance buyers, life insurance contracts. Article History: Received : 28 Feb. 2020 Edited : 02 Mar. 2020 Approved : 05 Mar. 2020 Tóm tắt: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng chứa đựng nhiều điều khoản khó hiểu do có nhiều thuật ngữ chuyên môn; đối tượng bảo hiểm là rủi ro, là yếu tố trừu tượng; sản phẩm bảo hiểm được thiết kế bằng câu chữ (quy tắc, điều khoản bảo hiểm). Để giúp cho bên mua bảo hiểm hiểu được nghĩa vụ cung cấp thông tin khi tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, tránh tranh chấp và tránh việc người mua bảo hiểm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do thiếu am hiểu về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bài viết này phân tích các quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của người mua bảo hiểm và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về nội dung này. Abstract: Life insurance contract is a contract consisting of several confusing terms because of a series of specialized terminologies; the insurance subject is the risk - an abstract one; the insurance products are designed in words and texts (rules, insurance terms). This article provides analysis of the legal provisions on the buyer’s obligations to provide information of insurance to help the buyers understanding the obligations when entering in a life insurance contract, avoiding unexpected disputes and the losses of the legal consequences by misunderstandings of the life insurance contract. It also provides a number of recommendations for further improvements of the legal provisions on the mentioned sector. 45Số 5(405) - T3/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT hưởng đến quyết định chấp nhận yêu cầu tham gia bảo hiểm của BMBH và định giá phí bảo hiểm của DNBH cũng như các quyết định về sau này của DNBH khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Điểm b khoản 2 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010 (Luật KDBH) quy định, BMBH có nghĩa vụ “kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”; khoản 1 Điều 19 Luật KDBH quy định: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, BMBH có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó”. Qua những quy định này cho thấy, nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH là nghĩa vụ bắt buộc. Khác với các loại hợp đồng khác, đối tượng của HĐBHNT là tính mạng, tuổi thọ của con người – là những thứ vô hình, không thể định lượng bằng mắt thường hay những phương pháp định giá thông thường. Bản chất của BHNT là sự để dành quyền lợi tài chính của người mua bảo hiểm bằng việc chuyển giao những rủi ro liên quan đến tính mạng, tuổi thọ của người được bảo hiểm sang DNBH. Những rủi ro này là những rủi ro sẽ hình thành trong tương lai, chưa tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng. Do đó, những thông tin mà BMBH cung cấp sẽ giúp cho DNBH xác định được phạm vi trách nhiệm của DNBH đối với BMBH và vì vậy, những thông tin này đòi hỏi phải mang tính trung thực và đầy đủ. Dựa vào những thông tin mà BMBH cung cấp, DNBH sẽ dự đoán rủi ro, từ đó quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận bảo hiểm. Ngoài ra, nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH còn được quy định tại Bộ quy tắc điều khoản bảo hiểm nhân thọ mẫu 20091. Hiện nay, đa số công ty bảo hiểm nhân thọ (BHNT) sử dụng hình thức cung cấp thông tin thông qua bảng câu hỏi. Khi BMBH nộp hồ sơ tham gia hợp đồng BHNT, đại diện DNBH hay đại lý bảo hiểm sẽ yêu cầu BMBH và người được bảo hiểm (NĐBH) trả lời trung thực các thông tin liên quan vào tờ khai thông tin cá nhân. Trong đó, đa số các câu hỏi sẽ được trả lời dưới dạng “có/không”; nếu câu trả lời là có thì người cung cấp thông tin được yêu cầu mô tả chi tiết về thông tin đó. Các thông tin trong câu hỏi sẽ bao gồm những thông tin như tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, thu nhập cá nhân, tình trạng sức khoẻ của bản thân và tình trạng sức khoẻ của những người thân trong gia đình của NĐBH. Thông tin mà DNBH yêu cầu BMBH và NĐBH cung cấp có thể chia làm ba nhóm chính sau: thông tin về nhân thân; thông tin về sức khoẻ; các thông tin liên quan khác. Trong đó, thông tin về sức khoẻ là nhóm thông tin mà BMBH có khả năng sai sót cao nhất và cũng là nhóm thông tin thường xuyên được các DNBH sử dụng làm lý do từ chối thanh toán quyền lợi bảo hiểm cho BMBH. Bên cạnh đó, hầu hết các thông tin mà BMBH và NĐBH cung cấp cho DNBH đều là các thông tin cá nhân của NĐBH. Vì vậy, DNBH có nghĩa vụ phải bảo mật các thông tin của BMBH; không được tiết lộ các thông tin cho bên thứ ba trừ khi có sự chấp thuận 1 Xem TS. Nguyễn Thị Thủy (2017), “Pháp luật hợp đồng bảo hiểm con người”, sách chuyên khảo, Nxb. Hồng Đức, tr.36-37. 2 Xem Mục 6 Bộ quy tắc điều khoản bảo hiểm nhân thọ mẫu năm 2009. Số 5(405) - T3/202046 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT bằng văn bản của BMBH (trừ các trường hợp các thông tin được đưa cho bên thứ ba nhằm thẩm định, kiểm tra). Nếu BMBH phát hiện về sự vi phạm của DNBH, BMBH có quyền khởi kiện DNBH theo quy định của pháp luật. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm Sau khi DNBH và BMBH ký kết hợp đồng BHNT thì cả hai bên chủ thể sẽ thực hiện hợp đồng. Hợp đồng BHNT là hợp đồng theo mẫu, BMBH không được thay đổi các thông tin trong bộ quy tắc và điều khoản. Tuy nhiên, đối với các thông tin mà BMBH đã cung cấp thì BMBH vẫn có quyền thay đổi trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu cảm thấy các thông tin đó đã không còn phù hợp. Điều này cho thấy nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH vẫn còn tiếp tục trong quá trình thực hiện hợp đồng BHNT. Luật KDBH cho phép BMBH thay đổi các thông tin mà mình đã cung cấp trong hợp đồng tại quá trình giao kết hợp đồng. Ngoài ra, đối với các trường hợp mà sự thay đổi của NĐBH ảnh hưởng đến mức độ rủi ro được bảo hiểm thì BMBH và NĐBH có nghĩa vụ phải thông báo sự thay đổi cho DNBH để đưa ra phương án phù hợp cho HĐBHNT của người đó. Điều 22 Luật Luật KDBH quy định: “1. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm. 2. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm”. Như vậy, có thể thấy rằng, BMBH có nghĩa vụ cung cấp các thay đổi về thông tin của những yếu tố làm cơ sở tính phí bảo hiểm. Tuy nhiên, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hiện nay chưa quy định cụ thể về những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm. Vì vậy, DNBH đã đưa các yêu cầu đối với những thay đổi trong hợp đồng BHNT vào Bộ quy tắc và điều khoản của DNBH. Ví dụ, Điều 8 của Bộ quy tắc và điều khoản bảo hiểm nhân thọ mẫu 2009 quy định về những thay đổi trong hợp đồng BHNT như sau: “8.1 Thay đổi người thụ hưởng Trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và người được bảo hiểm còn sống, bên mua bảo hiểm có thể chỉ định hoặc yêu cầu thay đổi người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm bằng cách thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp bảo hiểm. Việc chỉ định hoặc thay đổi này chỉ có hiệu lực khi doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận hoặc xác nhận việc thay đổi đó. 8.2 Các nội dung thay đổi khác Doanh nghiệp bảo hiểm quy định cụ thể về việc thay đổi địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, định kỳ đóng phí, số tiền bảo hiểm (tăng giảm số tiền bảo hiểm) và các nội dung thay đổi khác của hợp đồng bảo hiểm, điều khoản về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, điều khoản về bên mua bảo hiểm dự phòng”. 47Số 5(405) - T3/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT Mặc dù, mỗi DNBH có quy định riêng về điều kiện thay đổi trong HĐBH, nhưng nhìn chung, những thay đổi sau đây thường được chấp nhận: Thứ nhất, thay đổi số tiền bảo hiểm: DNBH cho phép BMBH được thay đổi số tiền bảo hiểm sau khi đã ký kết hợp đồng. Vì vậy, căn cứ vào khả năng tài chính của cá nhân, BMBH có thể yêu cầu thay đổi số tiền bảo hiểm cao hơn hoặc thấp hơn mức bảo hiểm đã đóng. Tuy nhiên, đối với yêu cầu tăng số tiền bảo hiểm, DNBH sẽ thẩm định lại hồ sơ của BMBH và dự đoán lại các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai đối với người đóng bảo hiểm (NĐBH). Thứ hai, thay đổi tuổi của NĐBH: Theo quy định của Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA- BTP-BLĐTBXH, nếu một người không biết được ngày tháng sinh chính xác của mình mà chỉ biết năm sinh thì tuổi của họ sẽ được tính vào ngày 1 tháng 1 của năm đó. Tuy nhiên, nếu người đó tìm được các giấy tờ chứng minh được ngày tháng năm sinh của người đó thì họ phải cập nhật lại trong HĐBHNT. Vì vậy, trường hợp tuổi của NĐBH thay đổi so với tuổi khai tại thời điểm giao kết hợp đồng, BMBH có nghĩa vụ cung cấp thông tin về sự thay đổi đó. Thứ ba, thay đổi nơi cư trú của NĐBH: Nếu NĐBH thay đổi nơi cư trú hoặc không còn cư trú tại Việt Nam thì BMBH hoặc NĐBH có nghĩa vụ thông báo về sự thay đổi này cho DNBH. Trong trường hợp này, DNBH có thể đưa ra các quyết định sau: tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm và giữ nguyên mức phí bảo hiểm như cũ, hoặc tiếp tục duy trì hợp đồng với mức phí bảo hiểm tăng tương ứng với rủi ro phát sinh hoặc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và trả lại giá trị hoàn lại sau khi trừ các chi phí liên quan. Thứ tư, thay đổi nghề nghiệp của NĐBH: NĐBH có nghĩa vụ thông báo về sự thay đổi này để DNBH có thể đưa ra được quyết định phù hợp với sự thay đổi của NĐBH. Thứ năm, thay đổi giới tính: Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cho phép người chuyển giới được chuyển đổi giới tính và có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi3. Đối với việc một người thay đổi giới tính so với giới tính lúc tham gia ký kết hợp đồng thì người đó có nghĩa vụ phải thông báo cho DNBH biết để DNBH tiến hành xác định lại các rủi ro vì cùng một độ tuổi thì rủi ro giữa người nam và người nữ sẽ khác nhau. Vì vậy, việc thông báo về thay đổi giới tính của NĐBH rất quan trọng đối với DNBH trong việc thẩm định lại hồ sơ và dự đoán các rủi ro sẽ hình thành đối với NĐBH. Thứ sáu, thay đổi các thói quen sinh hoạt của NĐBH: Việc thay đổi các thói quen sinh hoạt như uống rượu, bia, hút thuốc lá hay tham gia những môn thể thao mạo hiểm như leo núi, nhảy dù sẽ làm giảm sức khoẻ của NĐBH và đồng thời làm gia tăng rủi ro đối với NĐBH. Chính vì lẽ đó, khi có những thay đổi này, NĐBH cần thông báo kịp thời để DNBH tiến hành đánh giá lại rủi ro và có thể tiếp tục bảo hiểm với các điều kiện không đổi hoặc tăng phí bảo hiểm rủi ro hoặc chấm dứt hợp đồng. Thứ bảy, thay đổi về bệnh lý: Sinh lão bệnh tử là điều mà con người không thể tránh khỏi, việc NĐBH sau khi tham gia bảo hiểm mới mắc bệnh cần điều trị là điều có thể xảy ra. Vì vậy, nhằm tránh việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin thì BMBH cần 3 Xem Điều 37 BLDS 2015. Số 5(405) - T3/202048 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT thông báo về tình trạng thay đổi bệnh lý của NĐBH cho DNBH. Ngoài ra, việc thay đổi tình trạng sức khoẻ của NĐBH còn có thể ảnh hưởng đến phí bảo hiểm của hợp đồng BHNT nên BMBH cần thông bào kịp thời để DNBH có thể đưa ra quyết định về phí bảo hiểm. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra Sau khi giao kết hợp đồng, BMBH sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình là đóng phí bảo hiểm để duy trì hợp đồng BHNT. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, BMBH sẽ tiến hành thông báo cho NĐBH để DNBH thực hiện nghĩa vụ chi trả số tiền bảo hiểm đối với các rủi ro mà BMBH phải gánh chịu. Tuy nhiên, nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH không chỉ dừng lại ở giai đoạn thông báo cho DNBH mà BMBH còn phải thực hiện cung cấp các thông tin và giấy tờ liên quan theo yêu cầu của DNBH. Hiện nay, Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng như các văn bản pháp luật liên quan không quy định về các thông tin hay những loại giấy tờ nào mà BMBH cần phải cung cấp cho DNBH khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Tuy nhiên, BHNT là một lĩnh vực đặc thù nên các thông tin mà các công ty BHNT yêu cầu khách hàng cung cấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là tương đối giống nhau. Ví dụ, trường hợp NĐBH gặp tai nạn, DNBH sẽ yêu cầu BMBH cung cấp các chứng từ: biên bản vụ việc do công an lập, giấy nhập viện (nếu có) và các hoá đơn nằm viện. Trong trường hợp NĐBH tử vong, BMBH cần cung cấp trích lục khai tử, các chứng từ y tế, biên bản sự việc dẫn đến tử vong, hộ khẩu đã cắt của NĐBH. Bên cạnh đó, đối với các trường hợp nằm viện, DNBH sẽ yêu cầu BMBH cung cấp các hoá đơn, chứng từ y tế nhằm làm cơ sở tính số tiền bảo hiểm mà DNBH sẽ bồi thường cho BMBH. Để tránh tình trạng khách hàng trục lợi bảo hiểm nên khi BMBH thông báo cho DNBH về sự kiện bảo hiểm để yêu cầu được thanh toán quyền lợi bảo hiểm, DNBH sẽ yêu cầu BMBH cung cấp các chứng từ. Các chứng từ do BMBH cung cấp giúp cho DNBH có thể thẩm định hồ sơ và đưa ra quyết định chi trả bảo hiểm dễ dàng hơn. Bên cạnh các chứng từ do BMBH cung cấp, DNBH phải tự mình tiến hành xác minh lại các thông tin được cung cấp, tìm hiểu về nguyên nhân xảy ra sự kiện bảo hiểm, các thông tin liên quan đến sự kiện bảo hiểm và cá thông tin liên quan đến NĐBH, cụ thể như sau: Thứ nhất, đối với trường hợp NĐBH gặp tai nạn, DNBH sẽ yêu cầu cung cấp các chứng từ liên quan như: biên bản sự việc do Công an lập, các chứng từ y tế liên quan đến việc nhập viện điều trị, hoá đơn y tế và các giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú. Thứ hai, đối với trường hợp BMBH nhập viện vì vấn đề sức khoẻ, DNBH sẽ yêu cầu BMBH cung cấp trích lục bệnh án, giấy ra viện, các kết quả xét nghiệm y tế, đơn thuốc của bác sĩ và các hoá đơn y tế. Thứ ba, đối với trường hợp NĐBH tử vong, DNBH sẽ yêu cầu BMBH cung cấp thông tin cũng như giấy tờ liên quan đến sự kiện NĐBH tử vong. Trích lục khai tử được cung cấp nhằm giúp cho DNBH xác định người tử vong chính xác là NĐBH và nguyên nhân tử vong của NĐBH. Nếu nguyên nhân tử vong của NĐBH là do tai nạn thì DNBH sẽ yêu cầu biên bản sự việc do cơ quan có thẩm quyền lập để kiểm tra nguyên nhân xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu nguyên nhân tử vong của NĐBH là do bệnh lý, các giấy tờ mà BMBH được yêu cầu cung cấp bao gồm: hồ sơ bệnh án, giấy nhập viện, các kết qủa xét nghiệm liên quan. Việc cung cấp các loại giấy tờ này không chỉ giúp cho 49Số 5(405) - T3/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT DNBH xác định được nguyên nhân tử vong của NĐBH mà còn giúp cho DNBH kiểm tra được NĐBH có tồn tại bệnh từ trước khi tham gia BHNT hay không. Nếu NĐBH có tồn tại bệnh từ trước thì BMBH đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin và DNBH có thể từ chối thanh toán quyền lợi bảo hiểm đối với trường hợp này. Ngoài ra, thông thường DNBH sẽ từ chối chi trả bảo hiểm cho các trường hợp NĐBH dương tính với HIV/AIDS nên các thông tin này còn giúp cho DNBH xác minh được nguyên nhân tử vong của NĐBH có phải do HIV hay không. 4. Bất cập và kiến nghị Những phân tích trên đây cho thấy pháp luật về KDBH quy định khá cụ thể về nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH trong từng giai đoạn cũng như hậu quả pháp lý nếu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật KDBH về nghĩa vụ cung cấp thông tin của NMBH còn một số hạn chế, bất cập sau đây: Thứ nhất, thiếu quy định về căn cứ để xác định hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật KDBH, nếu một trong hai bên cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, thì bên còn lại có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật về KDBH hiện hành không xác định rõ căn cứ để xác định hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật. Đối với DNBH, hành vi này rất dễ xác định vì DNBH là bên soạn thảo Bộ quy tắc và điều khoản của hợp đồng BHNT và nghĩa vụ cung cấp thông tin của họ chỉ dừng lại ở việc giải thích về hợp đồng và sản phẩm BHNT. Trong khi đó, nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH diễn ra trong thời gian dài, suốt quá trình thực hiện bảo hiểm với nhiều thông tin cần phải thông báo khi có thay đổi. Trong suốt quá trình đó, NMBH có thể vô ý không kịp thời cung cấp hoặc có sai sót trong cung cấp thông tin cho DNBH. Đây có thể là căn cứ đề DNBH đơn phương chấm dứt HĐBH với NMBH, bởi lẽ pháp luật về KDBH hiện hành không quy định cụ thể căn cứ để xác định hành vi cố ý. Điều này là không công bằng đối với BMBH (bên yếu thế), Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của NMBH, tác giả cho rằng, cần bổ sung quy đinh về căn cứ xác định hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật. Thứ hai, chưa quy định rõ cách tính“giá trị hoàn lại”. Khi BMBH vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin thì DNBH sẽ đưa ra quyết định đơn phương đình chỉ hợp đồng và hoàn trả lại cho BMBH một số tiền bằng với giá trị hoàn lại. Tuy nhiên, Luật KDBH cũng như các văn bản dưới luật không quy định thế nào là giá trị hoàn lại. Trên thực tế, giá trị hoàn lại của HĐBHNT được xác định trên cơ sở quy định của Bộ quy tắc và điều khoản do DNBH ban hành. Điều này gây bất lợi cho NMBH. Ví dụ, sau khi đơn phương đề nghị chấm dứt HĐBH, chị H (Nha Trang) chỉ nhận được số tiền hoàn lại là 1,3 triệu trong tổng số phí 3,5 triệu đồng đã đóng trong 21 tháng. Điều này cho thấy, giá trị hoàn lại của HĐBH ít hơn nhiều so với số tiền phí bảo hiểm mà BMBH đã đóng. Vì vậy, đề bảo đảm quyền lợi của NMBH, bảo đảm sự công bằng giữa các bên trong KDBH, chúng tôi cho rằng, cần quy định rõ cách tính “giá trị hoàn lại” tại Điều 3 Luật KDBH n 4 ThS. Trần Vũ Hải (2006), Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, tr.85.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghia_vu_cung_cap_thong_tin_cua_ben_mua_bao_hiem_trong_hop_d.pdf