Việc phát hiện và mổ cắt ruột thừa sớm khi
chưa có biến chứng ngoài việc hạn chế dính ruột
sau mổ và nếu có tắc ruột thì mức độ dính tắc
cũng không phức tạp, ít gây khó khăn trong điều
trị gỡ dính cũng như nguy cơ tắc ruột trở lại cho
bệnh nhân.
Ða số mổ gỡ dính (84,%); có 11 trường hợp
do hoại tử ruột non, các trường hợp khác do rách
nhiều thanh cơ; có 4 trường hợp vì dính nhiều và
chặt quá không gỡ dính được phải nối tắc 3
trường hợp và mở thông hồi tràng 1 trường hợp.
So sánh với 48 trường hợp của Đinh Quốc
Triệu(2) thì có gần 50% trường hợp phải cắt đoạn
ruột non và mở thông hồi tràng.
Hiện nay nhiều nghiên cứu trong và ngoài
nước đã xác định vai trò của phẫu thuật nội soi
trong điều trị tắc ruột non. Tác giả cho rằng điều
trị tắc ruột non bằng phẫu thuật nội soi hình như
có hiệu quả và thời gian nằm viện ngắn hơn ở
nhóm bệnh nhân có chọn lựa kỹ. Những bệnh
nhân phù hợp cho phẫu thuật nội soi gồm: bụng
trướng hơi nhẹ để dễ quan sát đầy đủ xoang
bụng, tắc ruột cao, sự tắc ruột một phần và đoán
là tắc ruột do dây chằng, tắc ruột sau mổ cắt ruột
thừa. Tắc ruột non thấp, bụng trướng nhiều, di
căn hoặc vẫn còn trướng bụng nhiều sau hút
dịch dạ dày phải được điều trị bằng phẫu thuật.
Kinh nghiệm gỡ dính của phẫu thuật có vai
trò quan trọng và việc tuân thủ đúng nguyên tắc
điều trị là phải phối hợp nội khoa và ngoại khoa
sẽ hạn chế tai biến lúc mổ. Kết quả điều trị tốt
với tử vong thấp.
Chúng tôi quan tâm là tắc ruột sớm trong 3
tuần đầu sau mổ vì nó ảnh hưởng đến kết quả
điều trị. Trong 2 trường hợp tử vong (2,1%),
thuộc nhóm 7 bệnh nhân tắc ruột sớm trong 3
tuần đầu sau mổ: 1 sau cắt ruột thừa viêm cấp, 1
áp xe ruột thừa, trên 60 tuổi và nguyên nhân tử
vong là do nhiễm trùng, nhiễm độc, suy kiệt cơ
thể nặng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu bệnh lý tắc ruột sau mổ do cắt ruột thừa tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 300
NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ TẮC RUỘT SAU MỔ DO CẮT RUỘT THỪA
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP
Nguyễn Tấn Hưng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tắc ruột sau mổ cắt ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp
Mục tiêu: Nghiên cứu bệnh lý tắc ruột sau mổ do cắt ruột thừa tại BVĐK Đồng Tháp
Phương pháp: Hồi cứu
Kết quả: 96 trường hợp tắc ruột sau mổ do cắt ruột thừa, chiếm 39% trong toàn bộ tắc ruột sau mổ. Tắc
ruột do thắt 20,8%. Nam/nữ = 2. Nông dân chiếm 65,6%. Gặp ở nhiều lứa tuổi, trung bình 34 tuổi, nhiều nhất
21 – 50 tuổi. Nguy cơ tắc xảy ra trong nhiều năm, nhiều nhất trong 3 năm đầu sau mổ cắt ruột thừa (62,5 %).
Tiền sử mổ viêm ruột thừa có biến chứng cao (61,5%). Mổ tắc ruột: lần 1 là 83,3%, lần 2 là 13,5%, lần 3 và 4 là
2,1%. Chủ yếu mổ gở dính 95 %, cắt nối ruột 11,5%, nối tắc 3,1%, dẫn lưu hồi tràng 1%.
Kết luận: tắc ruột sau mổ cắt ruột thừa cao tương đương các địa phương khác. Viêm ruột thừa có biến
chứng có nguy cơ tắc ruột sau mổ cao là điều cần lưu ý đối các phẫu thuật viên. Mổ gỡ dính, cắt nối ruột là chủ
yếu với tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp. Cần quan tâm TR sớm sau mổ vì tỷ lệ tử vong cao.
Từ khóa: tắc ruột sau mổ do viêm ruột thừa
ABSTRACT
STUDY OF INTESTINAL OBSTRUCTIVE AFTER APPENDECTOMY AT DONG THAP GENERAL
HOSPITAL
Nguyen Tan Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 302 - 305
Background: obstruction intestinal post appendectomy is popular.
Objective: To study obstructive disease after appendectomy at Dong Thap General Hospital.
Methods: retrospective study.
Results: Intestinal obstruction after appendectomy has been encountered in 96 cases, comprises of 39 percent
of intestinal obstruction and have decrease in recent years. It can happen at any time after appendectomy with the
highest rate in third year and the lowest after 5 years. Strangulating obstruction is high percentage (20.8%),
different diagnosing and associated with an increased complicated for obstruction patients (Intestinal necrosis
30%). No clinical parameter or laboratory measurement can accurately detect or exclude the presence of
strangulation in all cases. The highest risk of adhesive bowel obstruction after appendectomy of complicated
appendicitis need for early diagnose and treating the appendicitis early in order to decrease the rate obstruction.
Conclusion: The result treatment is very good and postoperative complication is low. We consider intestinal
obstruction as being early, when developing within three weeks after the operation.
Keywords: obstruction after appendectomy.
* BV Đa khoa Đồng Tháp
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Tấn Hưng, ĐT: 0918088650, Email: tavantram@gmail.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 301
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc ruột sau mổ (TRSM) là 1 cấp cứu ngoại
khoa thường gặp mà nguyên nhân do cắt ruột
thừa là chiếm tỷ lệ nhiều nhất(2,4). Tỷ lệ TRSM do
cắt ruột thừa/TRSM của một số tác giả nước
ngoài: 21% - 30,2%(1,5), ở Việt Nam 30,88% -
67%(9,7). Mặc dù tỷ lệ TRSM do cắt ruột thừa là
1% - 3%, nhưng tỷ lệ TRSM do cắt ruột thừa trên
TRSM là là rất cao vì hai nguyên nhân, thứ nhất
là vì viêm ruột thừa là bệnh gặp nhiều nhất
trong cấp cứu ngoại khoa, thứ hai viêm ruột
thừa của chúng ta thường đến trễ, tỷ lệ viêm
phúc mạc khá cao. TRSM là mối lo ngại của mọi
phẫu thuật viên, vì không chỉ khó khăn về chẩn
đoán nguyên nhân gây tắc mà vấn đề làm thế
nào để chỉ định điều trị kịp thời hạn chế biến
chứng và tử vong cho bệnh nhân. Vì thế chúng
tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm hiểu rõ các đặc
điểm bệnh lý TRSM do cắt ruột thừa tại Bệnh
viện Đa khoa Đồng Tháp để góp phần nâng cao
khả năng chẩn đoán, từ đó có thái độ tốt hơn
trong xử trí cấp cứu và đề xuất các biện pháp
phòng ngừa TRSM do cắt ruột thừa.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả hồi cứu, cắt ngang. Hồi
cứu hồ sơ bệnh án tắc ruột sau mổ do cắt ruột
thừa được điều trị bằng phẫu thuật taị Bệnh viện
Đa khoa Đồng Tháp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 96 trường hợp TRSM. Tỷ lệ TRSM do cắt
RT/ TRSM = 39%. Tỷ lệ nam/ nữ: 4/ 32 = 2. Phần
lớn là nông dân vùng sâu, xa. Tử vong 2 trường
hợp chiếm 2,1 %. Tuổi từ 2 đến 81, trung bình 34
tuổi, tuổi gây tắc nhiều nhất là 21-50 tuổi
0%
5%
10%
15%
20%
25%
1-5 6-10 11-20 21-30 31-40 41-50 51-60 > 60
1% 2.1%
16.7%
25.0%
15.6%
19.8%
10.4%
9.4%
Biểu đồ 1: Phân bố theo tuổi
0
2
4
6
8
10
12
14
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Biểu đồ 2 : Phân bố số lượng bệnh nhân theo năm
Bảng 1: Phân bố các loại viêm ruột thừa
Loại viêm ruột thừa Số lượng Tỷ lệ%
Viêm ruột thừa cấp 34 35,4
Viêm phúc mạc RT 40 41,7
Ap xe ruột thừa 16 16,7
VRT hoại tử 3 3,1
Không rõ 3 3,1
Bảng 2: Phân bố thời gian tắc ruột
Thời gian
tắc
3 tuần
đầu
1-6
th
6-12
th
1-3
năm
3-5
năm
5-10
năm
> 10
năm
Tổng
số
n 7 10 14 29 9 17 10 96
% 7,3 10,4 14,6 30,2 9,4 17,7 10,4 100
Cộng dồn 7,3 17,7 32,3 62,5 71,9 89,6 100 100
Không có mối liên quan giữa tiền sử mổ VRT
và thời gian tắc 5 năm (p > 0,05). Không có mối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 302
liên quan giữa tiền sử mổ VRT và loại tắc ruột (p
> 0,05).Có mối liên quan giữa nghề nghiệp là
nông dân và tiền sử mổ VRT có biến chứng (p <
0,05).
0
50
100 80
13
1
Biểu đồ 4: Phân bố theo số lần mổ tắc ruột
Các triệu chứng lâm sàng
Đau bụng là dấu hiệu luôn có và là lý do
nhập viện của bệnh nhân. Đau bụng từng cơn
chiếm 76%, trướng bụng 90,6%, bí trung đại tiện
90,6%, nôn ói 75%. Dấu rắn bò 20,8%, ấn bụng
đau khu trú 78,1%, phản ứng thành bụng 8,3%.
Thời gian từ lúc đau bụng đến nhập viện: 65%
trường hợp nhập viện trước 24 giờ. Có sự liên
quan giữa thời gian đau bụng đến nhập viện
trước 24 giờ và loại tắc ruột do thắt (p < 0,05). Có
liên quan giữa tính chất đau bụng từng cơn trên
nền đau âm ỉ và loại tắc ruột do thắt (p< 0,05). Có
liên quan giữa triệu chứng ấn bụng đau và loại
tắc ruột do thắt (p = 0,001 ). Liên quan giữa phản
ứng thành bụng và loại tắc do thắt (p = 0,00008).
Không có liên quan giữa mức độ nôn, dấu rắn
bò, mức độ bụng trướng và loại tắc ruột do thắt
(p > 0,05). Không có liên quan giữa nhiệt độ > 38
độ C, Mạch tăng > 100 lần/phút, Bạch cầu máu
tăng > 10.000 BC/ mm3 và hoại tử ruột ( p > 0,05).
0
20
40
60
Mö uc nö ôùc hôi Mö uc nö ôùc hôi Khohná mö uc Mö uc nö ôùc hôi
51
34
1
Biểu đồ 5: Mực nước hơi trên phim XQ bụng đứng
không chuẩn bị
Không có mối liên quan giữa có hình ảnh
mực nước hơi và loại TRDT (p> 0,05).
Tính chất dịch dạ dày: Lợn cợn trắng 70
trường hợp (73,9%), vàng 7 trường hợp, nâu
máu 8 trường hợp. Liên quan giữa tính chất dịch
dạ dày là (vàng, nâu máu) và hoại tử ruột (p =
0,0002).
Có 72,9% được mổ trước 12 giờ và 87,5%
được mổ trong 24 giờ.
Phương pháp mổ: 91 gỡ dính, 38 cắt dây
chằng, 7 tháo xoắn, 11 cắt nối ruột non, 3 nối tắc,
1 dẫn lưu hồi tràng. Tổn thương lúc mổ: 76
trường hợp ruột non viêm đỏ, 6 hoại tử, 1 thủng,
13 không rõ. Tai biến lúc mổ: 27 rách thanh cơ, 2
thủng, 1 chảy máu, 2 sốc. Biến chứng sớm sau
mổ: 91 không biến chứng, 1 tắc ruột sớm sau mổ,
2 nhiễm trùng vết mổ, 2 suy kiệt nặng và tử
vong do nhiễm trùng, nhiễm độc, suy kiệt nặng
ở bệnh nhân trên 60 tuổi. Không có mối liên
quan giữa thời gian nhập viện trong 24 giờ đầu
đến mổ và loại tắc ruột do thắt p > 0,05.
0
10
20
30
40
Hoá chaäu Caunh phaûi Giö õa dö ôùi Giö õa trehn Khohná roõ
33
27
14
21
Biểu đồ 6: Phân bố theo đường mổ cũ
Liên quan giữa hình thái dính đường vết mổ
cũ và đường mổ VRT cũ (P< 0,05).
Bảng 3: Các hình thái dính tắc
Hình thái số lượng Tỷ lệ%
Dính vết mổ cũ 69 71,9
Các quai ruột dính nhau 55 57,3
Dây chằng 36 37,5
Dính vào hố chậu phải 19 19,8
Dính thành bụng 18 18,8
Xoắn 12 12,5
Có mối liên quan giữa hình thái dây chằng
và loại tắc ruột do thắt p = 0,0001. Liên quan giữa
biến chứng thủng, hoại tử ruột và loại tắc ruột do
thắt (p < 0,0008). Không có môi liên quan giữa
hình thái dính vết mổ cũ, các quai ruột dính
nhau, dây chằng và tiền sử mổ VRT (p > 0,05).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 303
Liên quan giữa mức độ dính nhiều và loại VRT
có biến chứng mổ trước (p< 0,05 ).
BÀN LUẬN
Tỷ lệ TRSM cắt ruột thừa/ TRSM tại BVÐK
Ðồng Tháp khá cao và có xu hướng giảm. Theo
Nguyễn Ðức Ninh(7), Nguyễn Hữu Thành(9),
Ðinh Quốc Triệu(2) tỷ lệ lần lượt là 40,5% (1984),
32% (1989), 33,8% (1976); Tác giả ngoài nước thì
tỷ lệ này từ 23,3% - 33%(5,6).Theo nhiều tác giả
trong nước, TRSM do cắt ruột thừa là 2% - 5,4%,
nhưng vì VRT là cấp cứu ngoại phổ biến và
thường đến muộn trong tình trạng có biến
chứng nên số lượng bệnh nhân TRSM do cắt
VRT là nhiều nhất.
Tỷ lệ nam/ nữ = 2. Ðinh Quốc Triệu 2,4,
Hoàng Tích Tộ 2,2.
Xảy ra trên nhiều lứa tuổi nhưng nhiều
nhất từ 21 – 50 tuổi (60,4%) phù hợp với các
thống kê của các tác giả trong nước(3,4,10). Có
thể vì VRT là bệnh cấp cứu phổ biến, gặp ở
mọi lứa tuổi và tuổi thường gặp là thanh thiếu
niên nên tỷ lệ TRSM trong nhóm này cũng cao
hơn các lứa tuổi khác.
Nông dân chiếm 65,6% và có sự liên quan
giữa loại VRT có biến chứng (p< 0,05).
Tỷ lệ VRT có biến chứng /VRT không biến
chứng = 59/34 = 1,7. Đinh Quốc Triệu 1976 là
0,8(2), Nguyễn Hữu Thành 1988 là 7,2(9). Ðiều này
cho thấy VRT đến muộn trong tình trạng có biến
chứng nguy cơ TRSM nhiều hơn VRT không có
biến chứng.
Thống nhất nhiều tác giả nguy cơ tắc ruột
kéo dài nhiều năm nhưng trong 3 năm đầu là
nhiều (62.5%), cần theo dõi TRSM trong 3 năm
đầu sau mổ.
Mổ lần l: 84,1%, lần 2: 13 trường hợp 13,7%),
lần 3:1 trường hợp và lần 4: 1 trường hợp.
Theo Nguyễn Ðức Ninh(7) có 1 bệnh nhân nữ
34 tuổi ở Hà Sơn Bình đã mổ TRSM do cắt ruột
thừa vỡ mủ 10 lần trong vòng 12 năm. Ðiều này
cho thấy sự khó khăn trong điều trị cũng như
cách phòng ngừa TRSM. Bệnh nhân mổ TRSM
thì có nguy cơ TR trở lại cao làm cho phẫu thuật
viên chần chừ, e ngại, lúng túng dễ mổ trễ gây
biến chứng không tốt.
Tắc ruột do thắt 20,8% và hoại tử ruột non
trong loại tắc này còn cao (30%) do bệnh nhân
vào trễ hoặc mổ trễ. Ðinh Quốc Triệu(2) là 27%,
Nguyễn Văn Hải(10) có 27% hoại tử ruột non do
bệnh nhân đến trễ hoặc mổ trễ. Ðỗ Hoàng Linh(3)
tắc ruột do thắt ở ruột non trên bệnh nhân > 60
tuổi là 33%, ruột già 8%. Trong nghiên cứu của
chúng tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
về mặt thống kê giữa loại VRT được mổ trước và
loại tắc ruột (p > 0,05). Do đó, đứng trước 1 bệnh
nhân theo dõi tắc ruột có vết mổ cũ cần phải
nghĩ có phải tắc ruột do thắt hay không cho đến
khi loại trừ được nó bởi vì theo nhiều công trình
nghiên cứu đáng thuyết phục cho thấy không có
biểu hiện lâm sàng hay cận lâm sàng nào có thể
xác định một cách đúng đắn hay loại trừ tắc ruột
do thắt trong tất cả các trường hợp tắc ruột.
Ðau bụng và nôn ói thường là lý do nhập
viện. Khi bệnh nhân đau bụng nhiều nhập viện
sớm, đau bụng liên tục hoặc từng cơn trên nền
âm ỉ, ấn bụng đau nhiều, có phản ứng thành
bụng, nguy tắc ruột do dính và khả năng biến
chứng hoại tử ruột rất cao. Theo chúng tôi, đau
cơn trên nền âm ỉ là sự pha trộn giữa đau do co
thắt phía trên chỗ thắt và đau liên tục ở đoạn
ruột bị thắt nghẹt do thiếu máu nuôi. Về mức độ
đau bụng trong tắc ruột nhiều, bệnh nhân nằm
không yên, trăn trở, rên rỉ, thậm chí toát mồ hôi,
vật vã, lăn lộn, la hét. Cần phải lưu ý kiểu đau
này trong khai thác bệnh sử và cần xác định
đúng tính chất này trong quá trình thăm khám.
Chúng tôi thống nhất với nhiều tác giả trong
và ngoài nước khi dịch nôn ra màu nâu, máu
hoặc vàng thì tắc ruột đã trễ nên nhiều khả năng
ruột đã hoại tử(6,12,13). Chất nôn cần khai thác kỹ
khi hỏi bệnh sử cũng như trong quá trình theo
dõi bệnh. Một số tác giả còn cho rằng nôn nhiều,
bụng trướng ít, sốt > 39 độ C, mạch nhanh là dấu
chỉ điểm nghi tắc ruột do thắt nghẹt.
Hình ảnh mực nước hơi trên phim X Quang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 304
bụng không sửa soạn giúp xác định chẩn đoán
tắc ruột cơ học (88,6%). Mực nước hơi ở vị trí
giữa bụng (tắc ở ruột non). Bệnh nhân được
chụp từ 2 đến 3 phim cách nhau từ 3 đến 4 giờ
để xem có sự thay đổi về số lượng hay vị trí mực
nước hơi hay không.
Hình thức tắc là dây dính ruột non: Dính vết
mổ cũ là nhiều nhất 69 lần, các quai ruột dính
nhau 55 lần, dây chằng 36 lần. Có mối liên quan
giữa hình thái dính vết mổ cũ và đường mổ cũ
giữa bụng (p < 0,05). Ðiều này nói lên kỹ thuật
đóng thành bụng và việc chăm sóc sau mổ cắt
ruột thừa cần được chú trọng, bên cạnh chọn
đường mổ là các vần cần đặt ra.
Việc phát hiện và mổ cắt ruột thừa sớm khi
chưa có biến chứng ngoài việc hạn chế dính ruột
sau mổ và nếu có tắc ruột thì mức độ dính tắc
cũng không phức tạp, ít gây khó khăn trong điều
trị gỡ dính cũng như nguy cơ tắc ruột trở lại cho
bệnh nhân.
Ða số mổ gỡ dính (84,%); có 11 trường hợp
do hoại tử ruột non, các trường hợp khác do rách
nhiều thanh cơ; có 4 trường hợp vì dính nhiều và
chặt quá không gỡ dính được phải nối tắc 3
trường hợp và mở thông hồi tràng 1 trường hợp.
So sánh với 48 trường hợp của Đinh Quốc
Triệu(2) thì có gần 50% trường hợp phải cắt đoạn
ruột non và mở thông hồi tràng.
Hiện nay nhiều nghiên cứu trong và ngoài
nước đã xác định vai trò của phẫu thuật nội soi
trong điều trị tắc ruột non. Tác giả cho rằng điều
trị tắc ruột non bằng phẫu thuật nội soi hình như
có hiệu quả và thời gian nằm viện ngắn hơn ở
nhóm bệnh nhân có chọn lựa kỹ. Những bệnh
nhân phù hợp cho phẫu thuật nội soi gồm: bụng
trướng hơi nhẹ để dễ quan sát đầy đủ xoang
bụng, tắc ruột cao, sự tắc ruột một phần và đoán
là tắc ruột do dây chằng, tắc ruột sau mổ cắt ruột
thừa. Tắc ruột non thấp, bụng trướng nhiều, di
căn hoặc vẫn còn trướng bụng nhiều sau hút
dịch dạ dày phải được điều trị bằng phẫu thuật.
Kinh nghiệm gỡ dính của phẫu thuật có vai
trò quan trọng và việc tuân thủ đúng nguyên tắc
điều trị là phải phối hợp nội khoa và ngoại khoa
sẽ hạn chế tai biến lúc mổ. Kết quả điều trị tốt
với tử vong thấp.
Chúng tôi quan tâm là tắc ruột sớm trong 3
tuần đầu sau mổ vì nó ảnh hưởng đến kết quả
điều trị. Trong 2 trường hợp tử vong (2,1%),
thuộc nhóm 7 bệnh nhân tắc ruột sớm trong 3
tuần đầu sau mổ: 1 sau cắt ruột thừa viêm cấp, 1
áp xe ruột thừa, trên 60 tuổi và nguyên nhân tử
vong là do nhiễm trùng, nhiễm độc, suy kiệt cơ
thể nặng.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ TRSM do cắt ruột thừa/TRSM tại BVĐK
Đồng Tháp còn khá cao và có xu hướng giảm.
Thường gặp ở nghề nông. Nguy cơ TRSM kéo
dài nhiều năm nhưng nhiều nhất từ 3 năm đầu,
cần được theo dõi trong 3 năm đầu sau mổ.
Tỷ lệ TRDT khá cao khó chẩn đoán và là
nguyên nhân biến chứng hoại tử ruột.
Không có dấu hiệu lâm sàng hay cận lâm
sàng nào loại trừ hoàn toàn TRDT
Bệnh nhân vào viện sớm với đau bụng
nhiều, từng cơn trên nền âm ỉ; nôn ói nhiều; ấn
đau khắp bụng; có phản ứng thành bụng, dịch
nôn vàng hoặc nâu máu thì nhiều khả năng là
TRDT hoặc tắc ruột trễ và nguy cơ bị hoại tử ruột
sẽ rất cao.
Hình thức tắc là dây dính ruột non: dính vết
mổ cũ, các quai ruột non dính nhau, dây chằng.
Viêm ruột thừa có dụng các phương pháp phòng
ngừa tắc ruột do dây dính sau mổ. Nhìn chung
kết quả điều trị là khá tốt. Tỷ lệ tử vong thấp.
Ðiều chúng tôi quan tâm là TR sớm sau mổ vì tử
vong trên nhóm bệnh nhân này còn cao với đặc
điểm là bệnh nhân lớn tuổi và nguyên nhân tử
vong là các biến chứng tim, phổi, suy kiệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson RE (2001). Small bowel obstruction after
appendicectomy. Br Surg.; 88 (10): 1387 – 91
2. Đinh Quốc Triệu (1978). Tắc ruột sau mổ cắt ruột thừa. Tạp chí
Ngoại khoa tập VI, số 1, trang 45-50
3. Đỗ Hoàng Linh (2000). Tắc ruột cơ học ở người trên 60 tuổi –
Nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng. Luận văn thạc sỹ y học,
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 305
4. Hoàng Tích Tộ (1983). Một số vấn đề dự phòng tắc ruột sau
mổ. Ngoại khoa tập X, số 4, Trang 97 – 101
5. La Gamma A (1994). Obstruction of the small intestine caused
by bridles and adherences. Analysis of 157 operated cases. J
Chir (Paris). 131 (6-7): 279 – 84
6. Mishev G (1990). Early adhesive ileus after appendicectomy. 43
(6): 114 – 7.
7. Nguyễn Đức Ninh (2000). Tắc ruột sau mổ. Cấp cứu ngoại
khoa. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Trang 55 -
94.
8. Nguyễn Hoàng Bắc (2003). Phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột
sau mổ. Hội nghị khoa học kỹ thuật lần XX, Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 76-80.
9. Nguyễn Hữu Thành (1983). Tắc ruột sau mổ. Ngoại khoa số 4.
Trang 56-59
10. Nguyễn Văn Hải (2001). Ðặc điểm lâm sàng và X quang của
tắc ruột non kiểu thắt nghẹt. Ngoại khoa tập XLVI, số 6, 2001.
Trang 44 - 49.
11. Putiatin SV (1978). Prevention of adhensions of appendectomy.
121 (12): 39 - 43.
12. Riber C, Soe K (1997). Intestinal obstruction after
appendectomy. Scand J gastroenterol. 32 (11): 1125 - 8.
13. Schutter FW (1980). Relaparotomy after appendectomy in
childhood. 30 (1): 20 - 3.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_benh_ly_tac_ruot_sau_mo_do_cat_ruot_thua_tai_benh.pdf