Phổ cộng hưởng từ 1 chiều cho thấy:
phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu 2 proton
của một vòng thơm bị thế ở 4 vị trí cộng
hưởng tại δH (ppm) 7,05 và 7,61 là hai tín
hiệu singlet. Tín hiệu tại δH (ppm) 8,02
(d, J = 9 Hz) và 8,09 (d, J = 9 Hz) xác nhận
vị trí ortho của 2 proton ở vòng thơm thứ
2. 2 tín hiệu singlet tại δH (ppm) 8,80 và
9,76 xác nhận sự có mặt lần lượt của
proton H-13 và H-8. Tín hiệu proton tại δH
(ppm) 3,32 (2H, m) và 4,96 (2H, J = 6,25 Hz)
xác nhận sự có mặt của proton H-5 và
H-6 ở vòng B. Ngoài ra, trên phổ 1H-NMR
của hợp chất M2Pal còn xuất hiện tín
hiệu của 4 nhóm methoxy tại δH (ppm)
4,00; 3,94; 4,22 và 4,10 lần lượt ở các
vị trí OMe-2, OMe-3, OMe-9 và OMe-10.
Phổ 13C-NMR xuất hiện tín hiệu của 21
nguyên tử carbon, trong đó có 9 carbon
bậc 4; 6 carbon CH; 2 carbon CH2 và
4 carbon CH3 được xác định bằng phổ
DEPT 90 và DEPT135. Xác định sự có
mặt của 3 vòng thơm với 15 tín hiệu của
carbon olefin có độ dịch chuyển hóa học
trong vùng từ 109,9 đến 153,6; 1 carbon
methylen nối với nguyên tử nitơ tại δC
(ppm) 57,3; 1 carbon CH nối với nguyên tử
nitơ tại δC (ppm) 146,3 và 1 carbon bậc
bốn nối với nguyên tử nitơ tại δC (ppm)
139,5. Ngoài ra, trên phổ 13C-NMR còn
xuất hiện tín hiệu của 4 nhóm methoxy
được xác định tại δC (ppm) 57,1; 57,3;
62,6 và 57,7. Các dữ liệu phổ nêu trên
cho thấy đây là một hợp chất có khung
protoberberin. Đối chiếu với cơ sở dữ liệu
đã công bố nhận thấy hợp chất M2Pal
chính là palmatin.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chiết xuất, phân lập và tinh chế palmatin từ dược liệu hoàng đằng (caulis et radix fibraureae) để làm chất chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d¦îC-2016
80
NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP VÀ TINH CHẾ
PALMATIN TỪ DƯỢC LIỆU HOÀNG ĐẰNG
(Caulis et Radix Fibraureae) ĐỂ LÀM CHẤT CHUẨN
Lê Trường Minh*; Nguyễn Minh Chính*; Phạm Văn Hiển*
TÓM TẮT
Mục tiêu: chiết xuất, phân lập và tinh chế palmatin từ dược liệu Hoàng đằng để làm chất
chuẩn, chất đối chiếu phục vụ công tác kiểm tra đánh giá chất lượng dược liệu và các chế
phẩm đông dược. Phương pháp: khảo sát lựa chọn phương pháp chiết xuất alcaloid toàn phần,
phân lập bằng phương pháp trao đổi dung môi, tinh chế trên sắc ký cột. Kiểm tra nhận dạng
cấu trúc hóa học chất tinh chế bằng phổ UV-Vis, MS và NMR. Đánh giá độ tinh khiết dựa vào
kết quả kiểm tra điểm chảy và HPLC. Kết quả: đã chiết xuất, phân lập và tinh chế được palmatin
từ Hoàng đằng. Nhận dạng hợp chất tinh chế được bằng phổ UV-Vis, MS và NMR cho thấy:
chất tinh chế được phù hợp với dữ liệu chuẩn của palmatin. Độ tinh khiết của palmatin tinh chế
được xác định bằng HPLC (97,31%) và bằng đo điểm chảy. Kết luận: nghiên cứu chiết xuất,
phân lập và tinh chế được palmatin và xây dựng được bộ dữ liệu chuẩn của hợp chất tinh chế
này để làm chất chuẩn, chất đối chiếu phục vụ kiểm nghiệm dược liệu và chế phẩm đông dược.
* Từ khóa: Palmatin; Hoàng đằng; Chiết xuất; Phân lập; Tinh chế.
Extract and Isolation of High Purity Palmatin from Caulis et Radix
Fibraureae
Summary
Objectives: To extract, isolate and purify palmatin from Caulis et Radix Fibraureae to use as
a reference substance for quality control of materials and finished products in pharmaceuticals.
Methods: Investigate and choose the extract method of total alcaloids. From this mixture,
isolating palmatin by solvent-solvent exchange. Finally, purity palmatin was isolated by column
chromatography using silicagel. Purity palmatin was determined structure by spectrometry of
UV-Vis, MS and NMR. Concentration and purity of palmatin were identified by HPLC and melting
point measurement. Results: It was extracted, isolated and purified palmatin from Caulis et
Radix Fibraureae and established data of purified palmatin. This compound was determined
structure by spectrometry of UV-Vis, MS and NMR showed that complied to data of standard
palmatin. Purity of palmatil was checked by HPLC observed concentration of 97,31%. Conclusions:
Palmatin from Caulis et Radix Fibraureae was extracted, isolated and purified. Data of purified
palmatin was established, that potential to apply in quality control of materials and finished
products in pharmaceuticals.
* Key words: Palmatin; Caulis et Radix Fibraureae; Reference substance; Isolation; Purify.
* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Chính (minhphar8@gmail.com)
Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2016
Ngày bài báo được đăng: 12/09/2016
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îC-2016
81
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae),
họ Tiết dê (Menispermaceae) là dược liệu
quý chứa hoạt chất chính là palmatin
[1, 2, 3]. Tiêu chuẩn của dược liệu này đã
có trong dược điển, nhưng việc định lượng
mới chỉ dừng lại ở mức xác định tổng
alcaloid toàn phần [4]. Để góp phần phục
vụ công tác kiểm tra, đánh giá và bảo
đảm chất lượng dược liệu này, xây dựng
chỉ tiêu định lượng palmatin là một yêu
cầu quan trọng. Để thực hiện được điều
đó, cần phải có chất chuẩn palmatin đối
chiếu. Ở nước ta hiện nay, chuẩn palmatin
chưa sản xuất được và phải nhập ngoại
với giá thành khá cao [5, 6]. Xuất phát từ
cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi chiết
xuất và phân lập palmatin với hàm lượng
cao, bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu của
hợp chất này phục vụ thiết lập chất chuẩn
trong đánh giá chất lượng dược liệu và
các chế phẩm đông dược chứa palmatin.
NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu và thiết bị.
- Dược liệu Hoàng đằng do Công ty Cổ
phần Dược phẩm và Trang Thiết bị Y tế Hòa
Bình cung cấp, đạt tiêu chuẩn DĐVN IV.
- Palmatin chuẩn phòng thí nghiệm
(Trung Quốc) do Công ty Bioscope cung cấp:
số lô 2013825, hạn sử dụng 14 - 8 - 2015,
hàm lượng 98,56%.
- Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao
Water 2695E, bơm mẫu tự động, 4 kênh
dung môi. Detector PDA Water 996 quét
phổ rộng. Cột sắc ký Gemini Phenomenex
C18 250 x 4,6 mm, 5 µm, máy đo nhiệt độ
nóng chảy Stuart, SMP-10 (Đức), máy
khối phổ MS 5989 B (Hewlett Pakard),
phổ NMR được ghi trên máy Bruker Advance
500 MHz.
Hóa chất dung môi, thiết bị phân tích
khác đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Khảo sát lựa chọn phương pháp chiết
xuất alcaloid:
Chúng tôi tiến hành khảo sát với 2
phương pháp chiết xuất bằng axít loãng
và cồn.
- Chiết xuất bằng axít loãng:
Cân khoảng 100 g bột dược liệu, thấm
ẩm và chiết ngấm kiệt bằng dung dịch
H2SO4 1% trong 24 giờ (600 ml x 4). Gạn
lấy dịch chiết và lọc. Gộp các dịch lọc.
Kiềm hóa dịch lọc bằng Na2CO3 2% đến
pH = 7 - 8, để lắng và gạn. Bỏ phần dịch
trong ở trên, phần còn lại lọc qua giấy lọc.
Hòa tan phần rắn bằng cồn nóng thu
được dịch trong và để lắng trong 12 giờ.
Lọc tủa, thu được alcaloid toàn phần.
- Chiết bằng cồn:
Cân khoảng 100 g bột dược liệu. Thấm
ẩm và chiết ngâm lạnh bột dược liệu
bằng ethanol 90% trong 24 giờ (600 ml x
4 lần x 24 giờ/lần). Rút dịch chiết và lọc.
Gộp các dịch chiết thu được, lọc. Cất thu
hồi cồn, cô dưới áp suất giảm đến cắn nhão.
Hoà tan cắn nhão trong khoảng 50 ml
dung dịch HCl 10%. Khuấy kỹ và ngâm
trong 24 giờ. Gạn dịch axít và tiếp tục hoà
tan bằng dung dịch HCl 10% như vậy
2 lần nữa. Lọc dịch axít, kiềm hoá bằng
amoniac đặc đến pH = 7 - 8. Chiết alcaloid
base bằng cloroform, cất thu hồi dung môi
và cô cách thủy thu cắn.
Chỉ tiêu đánh giá: dựa vào khối lượng
cắn alcaloid thô thu được.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d¦îC-2016
82
* Phân lập palmatin từ cắn alcaloid thô:
Cắn alcaloid toàn phần được chiết 4
lần với ether dầu hoả (200 ml x 4 lần).
Lọc và gộp các dịch chiết ether dầu hoả.
Lắc với dung dịch H2SO4 1% (150 ml x 3
lần). Gạn thu lấy dịch chiết axít. Kiềm hoá
dịch chiết nước bằng dung dịch Na2CO3
đến pH = 7 - 8. Chiết palmatin base trong
dịch chiết này với ether dầu hỏa (200 ml x
4 lần). Làm khan, cất thu hồi ether dầu
hỏa đến cắn. Cắn thu được hòa tan với
dung dịch axít oxalic 17,5% trong ethanol.
Để yên ở nhiệt độ thường, thu được tinh
thể palmatin hydrooxalat. Hòa tan tinh thể
palmatin hydrooxalat trong nước, cho thêm
từ từ dung dịch Na2CO3 vào để kiềm hóa
đến pH = 7 - 8. Chiết palmatin base bằng
ether dầu hỏa (30 ml x 4 lần). Cất thu hồi
ether dầu hỏa được cắn palmatin. Kết tinh
cắn palmatin trong aceton, thu được palmatin
tinh khiết.
* Tinh chế palmatin:
Tinh chế bằng sắc ký cột nhồi silicagel.
Hoạt hóa silicagel ở 100oC trong 3 giờ,
sau đó ngâm trong toluen 1 giờ và nhồi
cột. Để ổn định trong 3 giờ, xả bỏ toluen.
Hòa tan khoảng 2 mg palmatin trong 5 ml
benzen tải lên cột. Rửa giải bằng hỗn hợp
toluen - ethyl acetat theo tỷ lệ tăng dần
ethylacetat (từ tỷ lệ 98:2 sang tỷ lệ 93:7).
Xác định sự có mặt của palmatin trong
các phân đoạn bằng TLC. Tập trung các
phân đoạn chứa hoạt chất, cất thu hồi
dung môi đến cắn. Kết tinh lại cắn trong
aceton. Lọc thu tinh thể, sấy dưới áp suất
giảm ở 600C trong 4 giờ, sử dụng chất
hút ẩm là phosphor pentaoxyt.
* Nhận dạng và kiểm tra chất tinh chế:
- Đo điểm chảy: phụ lục 6.7 DĐVN IV,
phương pháp 1.
- Đo phổ: xác định phổ UV-Vis, MS, NMR.
- Độ tinh khiết và định lượng: bằng
phương pháp HPLC.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Kết quả khảo sát lựa chọn phương
pháp chiết.
Bảng 1: Kết quả khảo sát lựa chọn
phương pháp chiết xuất alcaloid toàn phần
từ dược liệu Hoàng đằng.
Số
thứ
tự
Chiết xuất với axít Chiết xuất với cồn
Alcaloid
toàn phần
(g)
Tỷ lệ lượng
chiết được
(%)
Alcaloid
toàn phần
(g)
Tỷ lệ lượng
chiết được
(%)
1 3,35 3,35 2,56 2,56
2 3,17 3,17 2,32 2,32
3 3.26 3,26 2,65 2,65
4 3,22 3,22 2,59 2,59
5 3,40 3,40 2,45 2,45
X (%) 3,28 2,51
Trong 2 phương pháp chiết đã khảo
sát ở phần phương pháp nghiên cứu, kết
quả cho thấy: chiết xuất với dung môi là
axít loãng cho hiệu suất cao hơn (3,28%)
so với phương pháp chiết xuất với cồn
(2,51%), dễ thực hiện, dung môi dễ kiếm,
giá thành thấp. Với kết quả này, chúng tôi
lựa chọn dung môi chiết là axít loãng.
2. Kết quả nhận dạng kiểm tra hợp
chất tinh chế được.
* Kết quả đo điểm chảy:
Tiến hành đo điểm chảy của các hợp
chất nghiên cứu theo DĐVN IV (Phụ lục
6.7, phương pháp 1: đo trong ống mao
quản). Hợp chất tinh chế được có nhiệt
độ nóng chảy 237 - 2380C, phù hợp với
điểm chảy của palmatin chuẩn.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îC-2016
83
2. Kết quả nhận dạng kiểm tra hợp chất tinh chế được.
* Kết quả đo điểm chảy:
Tiến hành đo điểm chảy của các hợp chất nghiên cứu theo DĐVN IV (Phụ lục 6.7,
phương pháp 1: đo trong ống mao quản). Hợp chất tinh chế được có nhiệt độ nóng
chảy 237 - 2380C, phù hợp với điểm chảy của palmatin chuẩn.
* Kết quả đo phổ UV:
Tiến hành đo phổ tử (UV). Hòa tan mẫu thử và mẫu đối chiếu trong MeOH, nồng độ
0,01 mg/ml.
10.951 Extracted
240.3
261.6 345.1
AU
0.000
0.005
0.010
0.015
0.020
0.025
0.030
nm
220.00 240.00 260.00 280.00 300.00 320.00 340.00 360.00 380.00 400.00
Hình 1: Phổ UV của hợp chất tinh chế được trong MeOH.
Kết quả xác định phổ UV-Vis cho thấy hợp chất thu được trong MeOH có 3 cực đại
hấp thụ là 240,3; 261,6 và 345,1 nm.
* Kết quả đo phổ MS:
Phân tích phổ MS trên máy MS 5989 B (Hewlett Pakard) ion hóa bằng phun điện tử.
Hình 2: Phổ MS của hợp chất tinh chế được.
Kết quả cho thấy các chất phân tích đều cho mảnh ion phân tử phù hợp với khối lượng
phân tử tương ứng, phổ đồ xuất hiện píc 337 [M-CH3], 336 [M-CH4]-, 322 [M-2(CH3)]-,
308 [M-CH4 -CO]-.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d¦îC-2016
84
* Kết quả đo phổ NMR:
Hình 3: Phổ NMR 1H-NMR (a), 13C-NMR (b), DEPT (c).
Phổ cộng hưởng từ 1 chiều cho thấy:
phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu 2 proton
của một vòng thơm bị thế ở 4 vị trí cộng
hưởng tại δH (ppm) 7,05 và 7,61 là hai tín
hiệu singlet. Tín hiệu tại δH (ppm) 8,02
(d, J = 9 Hz) và 8,09 (d, J = 9 Hz) xác nhận
vị trí ortho của 2 proton ở vòng thơm thứ
2. 2 tín hiệu singlet tại δH (ppm) 8,80 và
9,76 xác nhận sự có mặt lần lượt của
proton H-13 và H-8. Tín hiệu proton tại δH
(ppm) 3,32 (2H, m) và 4,96 (2H, J = 6,25 Hz)
xác nhận sự có mặt của proton H-5 và
H-6 ở vòng B. Ngoài ra, trên phổ 1H-NMR
của hợp chất M2Pal còn xuất hiện tín
hiệu của 4 nhóm methoxy tại δH (ppm)
4,00; 3,94; 4,22 và 4,10 lần lượt ở các
vị trí OMe-2, OMe-3, OMe-9 và OMe-10.
Phổ 13C-NMR xuất hiện tín hiệu của 21
nguyên tử carbon, trong đó có 9 carbon
bậc 4; 6 carbon CH; 2 carbon CH2 và
4 carbon CH3 được xác định bằng phổ
DEPT 90 và DEPT135. Xác định sự có
mặt của 3 vòng thơm với 15 tín hiệu của
carbon olefin có độ dịch chuyển hóa học
trong vùng từ 109,9 đến 153,6; 1 carbon
methylen nối với nguyên tử nitơ tại δC
(ppm) 57,3; 1 carbon CH nối với nguyên tử
nitơ tại δC (ppm) 146,3 và 1 carbon bậc
bốn nối với nguyên tử nitơ tại δC (ppm)
139,5. Ngoài ra, trên phổ 13C-NMR còn
xuất hiện tín hiệu của 4 nhóm methoxy
được xác định tại δC (ppm) 57,1; 57,3;
62,6 và 57,7. Các dữ liệu phổ nêu trên
cho thấy đây là một hợp chất có khung
protoberberin. Đối chiếu với cơ sở dữ liệu
đã công bố nhận thấy hợp chất M2Pal
chính là palmatin.
* Kết quả phân tích HPLC:
Thực hiện phương pháp phân tích palmatin
bằng HPLC để định lượng palmatin.
(a)
(b)
(c)
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îC-2016
85
Phương pháp đã được thẩm định đáp ứng
yêu cầu về tính tương thích hệ thống,
chọn lọc đặc hiệu, độ đúng cao (98,03 -
99,89%) và lặp lại (RSD từ 0,27 - 0,96%).
Hàm lượng palmatin trong sản phẩm tinh
chế được có hàm lượng 97,3 ± 0,67%.
Pa
lma
tin
- 10
.83
3
A
U
0.
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
Mi nutes0. 0.5 1.0 01. 50 2.0 2.50 3.0 3.50 4. 04 .50 5.0 5.0 6.0 6. 507 .0 7.50 8.0 8.50 9.0 09 .50 10. 10.5 1.0 1. 5012 .0 12.50 13.0
Pa
lm
at
in
-
10
.
83
3
AU
0.000
0.010
0.020
0.030
0.040
0.050
Minutes
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00 5.50 6.00 6.50 7.00 7.50 8.00 8.50 9.00 9.50 10.00 10.50 11.00 11.50 12.00 12.50 13.00
Hình 4: Sắc ký đồ HPLC palmatin.
Kết quả xác định độ tinh khiết của hợp chất tinh chế được cho thấy: tạp chất trong
nguyên trạng < 3%. Trong đó, tổng diện tích các píc tạp < 0,05%.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã chiết xuất, phân lập và
tinh chế được palmatin từ dược liệu
Hoàng đằng. Sử dụng phương pháp chiết
với axít loãng cho hiệu suất cao hơn
(3,28%) so với phương pháp chiết bằng
cồn. Hợp chất tinh chế đã được nhận
dạng và xác định cấu trúc hóa học bằng
kết quả phân tích phổ UV-Vis, MS và phổ
NMR. Các dữ liệu thu được đều khẳng
định hợp chất tinh chế được là palmatin.
Xác định độ tinh khiết và hàm lượng của
palmatin tinh chế dựa vào đo điểm chảy
và sắc ký HPLC với hàm lượng > 97%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược
Hà Nội. Bài giảng Dược liệu tập 1 và tập 2.
NXB Y học. 1998.
2. Bộ môn Dược học Cổ truyền, Trường
Đại học Dược Hà Nội. Dược học Cổ truyền.
Nhà xuất bản Y học. 2000.
3. Bộ môn Hóa phân tích, Trường Đại học
Dược Hà Nội. Kiểm nghiệm thuốc. Trung tâm
Thông tin - Thư viện Đại học Dược Hà Nội.
4. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất
bản Y học. Hà Nội. 2009
5. Committee on Asean Reference Substances.
Guidelines for the establishment, handling,
storage and use of Asean reference substances.
Thailand. 2005, pp.2-12.
6. Committee on Asean Reference Substances.
SOP for the production of Asean reference
substances. Thailand. 2009, pp.1-6.
7. Gao JM et al. One-step purification of
palmatine and its derivative dl-tetrahydropalmatine
from Enantia chlorantha using high-performance
displacement chromatography. Journal of
Chromatography A. 2008, 1208 (1+2), pp.47-53.
8. International Laboratory Accreditation
Cooperation (ILAC) G1. Guidelines for the
requirements for the competence of reference
materials producers. 2008, pp.6-7.
9. International Laboratory Accreditation
Cooperation (ILAC) G9. Guidelines for the selection
and use of reference materials. 2005, pp.4-15.
10. International Organisation for Standardization.
ISO Guide 30: 1992 Terms and definitions used
in connection with reference materials. 1992.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_chiet_xuat_phan_lap_va_tinh_che_palmatin_tu_duoc.pdf