KẾT LUẬN
Imipenem hay meropenem không gây tổn hại phụ cận tạo ra các vi khuẩn ESBL như là
các cephalosporin thế hệ 3 hay các fluoroquinolones(18,19), do vậy đây là các kháng sinh được
khuyến cáo sử dụng thay thế cho chỉ định cephalosporin thế hệ 3 hay fluoroquinolone để
ngăn được nguy cơ bùng phát nhiễm khuẩn bệnh viện do các vi khuẩn ESBL. Ngoài ra, nhờ
phổ rộng, hiệu quả trên các trực khuẩn đường ruột sinh ESBL, và cũng được xem là hiệu quả
nhất trên các vi khuẩn đa kháng như P. aeruginosa, A. baumanii, imipenem và meropenem là
các kháng sinh được khuyến cáo sử dụng trong liệu pháp xuống thang. Kết quả của công
trình này đã cung cấp thêm các bằng chứng để các nhà lâm sàng nên ưu tiên chọn lựa
meropenemvì kháng sinh này có cho tác động in-vitro hiệu quả hơn, đặc biệt là trên các vi
khuẩn có tỷ lệ đề kháng cao như P. aeruginosa, B. cepacia và A. baumanii. Ngoài ra, với lợi
điểm ít gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương(17) và có thể nâng liều điều trị lên đến
6gr/ngày(17) cũng là các thông tin rất cần thiết để hổ trợ cho các nhà lâm sàng khi chỉ định
meropenem trong điều trị, đặc biệt là trên các bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, đe dọa tính
mạng.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đề kháng Imipenem và Meropenem của trực khuẩn gram (-) dễ mọc - kết quả trên 16 bệnh viện tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 279
NGHIÊN CỨU ĐA TRUNG TÂM VỀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG IMIPENEM VÀ
MEROPENEM CỦA TRỰC KHUẨN GRAM (-) DỄ MỌC - KẾT QUẢ TRÊN 16 BỆNH
VIỆN TẠI VIỆT NAM
Phạm Hùng Vân1 và nhóm nghiên cứu MIDAS
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Hiện nay ñề kháng imipenem và meropenem ñã ñược ghi nhận tại nhiều nơi.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu ña trung tâm khảo sát tình hình ñề kháng imipenem và
meropenem của các trực khuẩn Gram (-) dễ mọc, ñặc biệt so sánh sự khác biệt về ñề kháng giữa
hai kháng sinh này.
Vật liệu và phương pháp: Nghiên cứu với sự tham gia của nhiều bệnh viện. Các chủng vi
khuẩn ñược phân lập từ các bệnh phẩm lấy từ nơi nhiễm khuẩn của bệnh nhân. Vi khuẩn ñược
làm kháng sinh ñồ xác ñịnh MIC với que E-test theo phương pháp ñược hướng dẫn từ nhà sản
xuất.
Kết quả: Từ 5/2008 ñến 11/2009 ñã có 1602 chủng trực khuẩn Gram (-) dễ mọc ñược nghiên
cứu từ 16 bệnh viện trên toàn quốc. Kết quả cho thấy Enterobacteriaceae hãy còn nhạy cảm rất
cao với carbapenems. Có 15,4% Pseudomonas aeruginosa kháng meropenem, nhưng có ñến
20,7% kháng imipenem và trong số này có 27,5% và 10,7% là nhạy cảm và nhạy vừa với
meropenem. Có 47,3% Acinetobacter baumanii kháng meropenem, 51,1% kháng imipenem trong
số ñó có 7,5% là nhạy cảm và nhạy vừa với meropenem. Chỉ có 11,1% Burkholderia capacia
kháng meropenem, nhưng có ñến 48,9% kháng imipenem và trong số ñó có 72,7% và 4,5% là
nhạy cảm và nhạy vừa với meropenem. Gần như ña số các chủng kháng meropenem ñều kháng
imipenem.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu là bằng chứng ñể các nhà ñiều trị nên ưu tiên lựa chọn
meropenem trong liệu pháp xuống thang ñể ñiều trị các nhiễm khuẩn ñe dọa tính mạng.
Từ khoá: Đề kháng imipenem, ñề kháng meropenem.
ABSTRACT
THE MULTICENTER STUDY ON THE RESISTANCE TO IMIPENEM AND MEROPENEM OF
THE THE NON-FASTIDIOUS GRAM (-) RODS – THE RESULTS FROM 16 HOSPITALS IN
VIỆT NAM
Pham Hung Van and the MIDAS
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 280 - 286
Background: The resistance to Imipenem and meropenem are recently reported worldwide.
Objectives: Set up the multicenter study to understand the situation and especially the
difference of resiststance to imipenem and meropenem of the non-fastidious Gram (-) rods
isolated from the clinical samples in Viet Nam.
Materials and methods: The multicenter study participated with the clinical microbiology
laboratories of the hospitals. The bacterial strains were isolated from the clinical specimens
collected from the patients with define infection. At the laboratory, the isolates are carried out the
imipenem and meropenem susceptibility testing by the E-test.
Results: From 11/2008 ñến 11/2009, 1602 clinical isolated non-fastidious Gram (-) rods
were collected and studied at 16 hospitals in Viet Nam. Enterobacteriaceae were still highly
1
Phòng thí nghiệm NK-BIOTEK và Đơn Vị Vi Sinh Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương, **ĐHYD TP.HCM
Địa chỉ liên lạc: TS. Phạm Hùng Vân Email: phhvan.nkbiotek@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 280
sensible to imipenem and meropenem. There were 15.4% of P. aeruginosa resistant to
meropenem, 20.7% were resistant to imipenem and among these imipenem resistant strains,
27.5% and 10.7% were sensible and intermediate sensible, respectively, to meropenem. 47.3% of
the A. baumanii were resistant to meropenem, 51.1% were resistant to imipenem and among
these imipenem resistant strains, 7.5% were sensible and intermediate sensible to meropenem.
For B. cepacia, 11.1% were resistant to meropemem, 48.9% were resistant to imipenem and
among these imipenem resistant strains, 72.7% and 4.5%% were sensible and intermediate
sensible, respectively, to meropenem. Most of the strains that were resistant to meropenem were
resistant to imipenem.
Conclusisons: The results received from the study were the evidence that support the clinical
doctor to select meropenem as the first of choice antibiotic for the de-escalation treatment
prescribed to the life threatening infections.
Keywords: Imipenem resistance, Meropenem resistance.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trực khuẩn Gram (-) dễ mọc ñược ghi nhận là các tác nhân vi khuẩn Gram (-) hàng ñầu
gây các nhiễm khuẩn bao gồm các bệnh lý như viêm phổi thở máy, nhiễm trùng huyết, nhiểm
trùng tiểu, nhiễm trùng sau phẩu thuật vùng bụng(15). Nhiễm khuẩn nặng gây ra do trực khuẩn
Gram (-) dễ mọc thường có tỷ lệ tử vong cao không chỉ do cơ chế sinh bệnh khá phức tạp của
vi khuẩn Gram (-) mà ngày nay còn do khó chọn ñược kháng sinh thích hợp ngay từ ban ñầu
vì khả năng ñề kháng khá cao với các kháng sinh mạnh và phổ rộng, và các nhận xét này ñã
ñược tổng kết khá nhiều trong các y văn thế giới(6,7,23,24,28,29,31). Đặc biệt ñối với các nhiễm
khuẩn do Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumanii thì vấn ñề ñiều trị lại càng khó
khăn hơn nữa vì nguy cơ các vi khuẩn này kháng với hầu hết các kháng sinh(4,5,12,14). Giải
pháp kháng sinh hiệu quả cho tình hình này chính là carbapenems, tuy nhiên hiện nay trực
khuẩn Gram (-) dễ mọc ñề kháng carbapenem ñã ñược ghi nhận, ñặc biệt là trên vi khuẩn A.
baumanii. Công trình nghiên cứu này ñược thực hiện nhằm mục ñích tìm hiểu tình hình ñề
kháng carbapenem của các trực khuẩn Gram (-) dễ mọc hiện nay như thế nào, ñặc biệt so
sánh mức ñộ ñề kháng ñối với imipenem và meropenem là hai kháng sinh carbapenem tiêu
biểu ñược nhiều nhà lâm sàng quan tâm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu cắt ngang tiên cứu, ña trung tâm với các trung tâm tham gia nghiên cứu là
các phòng thí nghiệm vi sinh tại các bệnh viện lớn, thực hiện trong thời gian nghiên cứu hơn một
năm kể từ khi bắt ñầu nghiên cứu. Phân tích kết quả theo phương pháp thống kê mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Là các trực khuẩn Gram (-) dễ mọc ñược các phòng thí nghiệm vi sinh tại các bệnh viện phân
lập từ các bệnh phẩm ñược lấy từ các nhiễm trùng ñược xác ñịnh. Nếu có nhiều vi khuẩn cùng
ñược phân lập từ một bệnh phẩm thì chỉ chọn vi khuẩn chiếm ưu thế. Đối với một bệnh nhân thì
chỉ chọn vi khuẩn ñược phân lập lần ñầu, không chọn thêm. Đối với các bệnh phẩm tạp nhiễm,
chỉ chọn vi khuẩn phân lập từ các bệnh phẩm có giá trị; ví dụ bệnh phẩm ñàm phải ñược ñánh giá
có lượng bạch cầu trên 25 và biểu mô dưới 10 quan sát trên quang trường x100, bệnh phẩm phân
thì chỉ lấy các vi khuẩn gây bệnh chứ không lấy các vi khuẩn thường trú, bệnh phẩm nước tiểu thì
phải có số lượng vi khuẩn cấy ñược từ 105CFU/ml trở lên. Các vi khuẩn sau khi ñược chọn sẽ
ñược gửi ñến phòng thí nghiện trung tâm trong vòng không quá 2 tuần kể từ khi phân lập với
phương tiện chuyên chở là cấy trên các ống thạch NA nghiêng hay mềm bảo quản không quá 2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 281
tuần tại phòng thí nghiệm vi sinh. Chủng vi khuẩn ñược gửi kèm với lý lịch bao gồm các chi tiết
tên tuổi, phái của bệnh nhân; bệnh phẩm, khoa phòng, ngày phân lập. Tại phòng thí nghiệm, ngay
sau khi nhận, các vi khuẩn ñược tái phân lập và ñịnh danh lại và thực hiện các thử nghiệm nghiên
cứu. Sau ñó ñược giữ chủng trong BHI có 20% glycerol bảo quản ở -70oC.
Phương pháp nghiên cứu
Các vi khuẩn ñược thực hiện kháng sinh ñồ ñối với imipenem và meropenem bằng phương
pháp tìm MIC với que E-test ñúng theo hướng dẫn của hãng sản xuất Biodisk. Môi trường thực
hiện kháng sinh ñồ là Mueller Hinton Agar của Merck. Để ñảm bảo chất lượng các lần thực
hiệnE-test ñều có sử dụng các vi khuẩn chuẩn kiểm tra chất lượng là E. coli ATCC 25922, P.
aeruginosa ATCC 27853. Các kết quả nghiên cứu ñược nhập thành cơ sở dữ liệu ñịnh dạng exel
và ñược phân tích theo phương pháp thống kê mô tả.
KẾT QUẢ
Từ tháng 5/2008 ñến tháng 11/2009, ñã có 1602 chủng vi khuẩn Gram (-) ñáp ứng tiêu chuẩn
ñược thu thập và nghiên cứu tại 16 bệnh viện: BV. Bạch Mai (ñưa vào nghiên cứu 99 chủng),
BV. 108 (96 chủng), BV. Hữu Nghị (103 chủng), BV. Lao và Bệnh Phổi TW (99 chủng), BV.
Nhân Dân 115 (92 chủng), BV. Nhân Dân Gia Định (100 chủng), BV. Chợ Rẫy (100 chủng),
BV. Nhi Đồng 1 (90 chủng), BV. Nhi TW (100 chủng), BV. Bệnh Nhiệt Đới (139 chủng), BV.
Thống Nhất (99 chủng), Viện Bỏng Quốc Gia (93 chủng), BV. Các Bệnh Truyền Nhiễm và
LSNĐ (91 chủng), BV. Việt Đức (101 chủng), BV. Nguyễn Tri Phương (100 chủng), BV. Đại
Học Y Dược (100 chủng). Các chủng vi khuẩn ñược phân lập từ 4 nhóm bệnh phẩm khác nhau,
bao gồm 779 (48.6%) mẫu ñàm hay dịch rửa phế quản, 188 (11.7%) mẫu cấy máu, 309 (19.3%)
mẫu mủ, 259 (16.2%) mẫu cấy nước tiểu, và 67 (4.2%) mẫu cấy các dịch cơ thể (như dịch màng
phổi, dịch não tuỷ, dịch màng bụng). Các vi khuẩn phân lập ñược từ các nhóm bệnh phẩm trên
ñược thống kê trong bảng 1, theo ñó có 880 chủng thuộc nhóm Enterobacteriaceae và 722 chủng
thuộc nhóm non-enterobacteriaceae ñược nghiên cứu trong công trình này.
Bảng 1: Bệnh phẩm và các chủng vi khuẩn phân lập ñược ñưa vào nghiên cứu
Bệnh phẩm
Vi khuẩn (số
chủng)
Đàm Máu Mủ Nước
tiểu
Dịch
khác
K. pneumoniae
(346)
211 40 41 42 12
E. coli (328) 72 55 55 112 34
Enterobacter spp.
(80)
48 9 10 11 2
Proteus spp. (98) 26 0 38 33 1
Citrobacter spp.
(13)
3 3 4 1 2
Salmonella spp.
(15)
0 12 0 0 3
B. cepacia (45) 17 24 0 4 0
P. aeruginosa
(493)
272 27 138 43 13
A. baumanii (184) 130 18 23 13 0
Kết quả tình hình ñề kháng của 880 chủng vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae ñối với
imipenem và meropenem ñược trình bày trong biểu ñồ 1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 282
Biểu ñồ 1: Tỷ lệ ñề kháng imipenem và meropenem của 880 chủng Enterobacteriaceae.
Phân tích cho thấy vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae hãy còn nhạy cảm cao với
imipenem và meropenem. Có 2,5% Enterobacter sP. kháng ñược imipenem nhưng vẫn còn nhạy
hoàn toàn với meropenem. Có 1,2% E. coli kháng imipenem và chỉ có 0,3% kháng meropenem.
Đối với K. pneumonie, 3,2% kháng imipenem và chỉ có 1,2% kháng meropenem. Kết quả còn
cho thấy MIC90 của imipenem và meropenem trên E. coli là 1,5ug/ml và 0,38ug/ml, trên K.
pneumonia là 1,5ug/ml và 0,25ug/ml, trên E. cloacae là 1,5ug/ml và 1ug/ml. Kết quả phân tích tỷ
lệ ñề kháng của các vi khuẩn A. baumanii, B. cepacia và P. aeruginosa ñối với imipenem và
meropenem ñược trình bày trong biểu ñồ 2.
Biểu ñồ 2: Tỷ lệ ñề kháng imipenem và meropenem của 722 non-Enterobacteriaceae.
Biểu ñồ 3: Tỷ lệ MIC meropenem và imipenem trên A. baumanii kháng imipenem (94 chủng)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 283
Biểu ñồ 4: Tỷ lệ MIC meropenem và imipenem trên B. cepacia kháng imipenem (22 chủng)
Biểu ñồ 5: Tỷ lệ MIC meropenem và imipenem trên P. aeruginosa kháng imipenem (102
chủng)
Biểu ñồ 6: Tỷ lệ MIC meropenem và imipenem trên non-Enterobacteriaceae kháng
meropenem (168 chủng gồm 76 P. aeruginosa, 87 A. baumanii, và 5 B. cepacia)
Phân tích trên biểu ñồ này cho thấy: (i) Acinetobacter baumanii có tỷ lệ ñề kháng rất cao với
imipenem (51.1%) và meropenem (47.3%); (ii) Burkhoderia cepacia có tỷ lệ kháng cao ñối với
imipenem (48.9%) nhưng lại có tỷ lệ kháng meropenem thấp hơn nhiều (11.1%); (iii)
Pseudomonas aeruginosa có tỷ lệ ñề kháng chưa cao với imipenem (20.7%) và meropenem
(15.4%). Phân tích MIC Imipenem và Meropenem trên các vi khuẩn non-Enterobacteriaceae
kháng imipenem hay kháng meropenem, kết quả cho thấy: (1) Trong số các vi khuẩn A. baumanii
kháng imipenem có 7.5% chủng kháng imipenem là nhạy cảm và nhạy vừa với meropenem (biểu
ñồ 3). (2) Trong số vi khuẩn P. aeruginosa kháng imipenem có 27.5% và 10.7% là nhạy cảm và
nhạy vừa với meropenem (biểu ñồ 4). (3) Trong số các vi khuẩn B. cepacia kháng imipenem, có
72.7% và 4.5% chủng là nhạy cảm và nhạy vừa với meropenem (biểu ñồ 5). (4) Chỉ có 1.2% và
6.6% các chủng kháng meropenem là nhạy và nhạy vừa imipenem, và ñó là chỉ các chủng P.
aeruginosa, không phải A. baumanii và B. cepacia (biểu ñồ 6).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 284
BÀN LUẬN
Hiện nay y học phải ñối phó các vi khuẩn Enterobacteriaceae như K. pneumoniae, E. coli,
Enterobacter và Proteus tiết men beta-lactamase phổ rộng (ESBL) ñề kháng các thế hệ
cephalosporin kể cả thế hệ 3 và 4(8,9,22). Tại Việt Nam, ñã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ khá cao các vi khuẩn E. coli, K. pneumoniae và Enterobacter trang bị ñược ESBL(3,2,30,). Một
nghiên cứu ña trung tâm tìm hiểu tình hình ñề kháng các kháng sinh trên các trực khuẩn Gram (-)
gây nhiễm khuẩn bệnh viện ñược công bố năm 2009 ñã cho thấy một tỷ lệ rất ñáng báo ñộng vi
khuẩn E. coli (64%), K. pneumoniae (66%) và Enterobacter (46%). Nghiên cứu ña trung tâm
này(27) cũng thống nhất với các nghiên cứu của SMART(8,9,22) cho thấy các vi khuẩn E. coli, K.
pneumoniae và Enterobacter một khi ñã tiết ñược ESBL thì sẽ không chỉ ñề kháng ñược với các
kháng sinh thông thường hay các kháng sinh cephalosporins tất cả các thế hệ mà còn có tỷ lệ cao
kháng ñược các aminoglycosides và các fluoroquinolones nữa. Chính vì khả năng kháng nhiều
kháng sinh một khi trang bị ñược ESBL nên carbapenem ñã ñược thừa nhận là vũ khí hữu hiệu
nhất trong ñiều trị các nhiễm trùng bệnh viện hay nhiễm khuẩn nặng gây ra do E. coli, K.
pneumoniae hay Enterobacter tiết ESBL(20). Công trình nghiên cứu này của chúng tôi cũng thống
nhất với nhận ñịnh này qua tỷ lệ ñề kháng thấp không ñáng kể ñối với imipenem và meropenem
của các vi khuẩn Enterobacteriaceae ñược khảo sát. Tuy vậy, K. pneumoniae kháng ñược
carbapenem ghi nhận ñược trong công trình này dù ở một tỷ lệ rất thấp nhưng cũng rất cần phải
ñược lưu ý làm rõ vì nếu cơ chế của ñề kháng là do vi khuẩn tiết ñược men carbapenemase thì
nguy cơ lan truyền tính kháng thuốc sẽ rất cao vì gene ñề kháng có thể nằm trên plasmid và có
thể lan truyền ñược.
Ngoài vấn ñề phải ñối phó với các trực khuẩn ñường ruột sinh ESBL ñể trở nên bất trị với
các cephalosporin thế hệ 3 và 4, các nhà y học hiện nay còn phải ñối phó với một tình trạng
kháng ñề kháng ña kháng sinh, kể cả imipenem, trên các trực khuẩn Gram (-) không lên men
như P. aeruginosa và Acinetobacter vì các trực khuẩn này có khả năng trang bị rất nhiều cơ
chế ñề kháng, và kiểu hình ñề kháng ña kháng sinh có thể ñược chọn lọc và tích hợp với nhau
rất dễ dàng trong quá trình ñiều trị kháng sinh(4,5,12,14,15), kể các carbapenems mạnh như
imipenem và meropenem(4,5,12,14). Tình hình ñề kháng ña kháng sinh của P. aeruginosa và
Acinetobacter cũng ñược ghi nhận trong một số nghiên cứu tại Việt Nam(3,26,27). Các kết quả
trong công trình nghiên cứu này của chúng tôi ñã ghi nhận một tỷ lệ rất cao vi khuẩn
Acinetobacter baumanii ñề kháng với imipenem và meropenem; một tỷ lệ thấp hơn nhưng
cũng vẫn ñược xem là rất cao vi khuẩn B. cepacia kháng ñược imipenem. Đối với P.
aeruginosa, dù vi khuẩn có ñề kháng với imipenem và meropenem nhưng tỷ lệ ñề kháng vẫn
chưa cao và ghi nhận này cũng hoàn toàn thống nhất với kết quả của một nghiên cứu ña trung
tâm tại Việt Nam trên các trực khuẩn Gram (-) gây nhiễm khuẩn bệnh viện ñược báo cáo vào
năm 2009(27).
Khi cân nhắc giữa chọn lựa imipenem hay meropenem thì các nhà ñiều trị rất cần phải so
sánh hiệu quả cũng như nguy cơ bị ñề kháng của hai kháng sinh này. Một tổng kết trên 30,254
chủng vi khuẩn phân lập từ lâm sàng trên 9 quốc gia ñã ghi nhận meropenem và imipenem là
kháng sinh hiệu quả nhất khi so với các khác sinh phổ rộng khác, và rất ñáng lưu ý là meropenem
hiệu quả mạnh hơn imipenem từ 4 ñến 64 lần trên các trực khuẩn Gram (-) bao gồm
Enterobacteriaceae, B. cepacia, và P. aeruginosa(22). Nghiên cứu Mystic ghi nhận trên các chủng
P. aeruginosa, có ñến 20.3% chủng ñề kháng với imipenem là nhạy với meropenem, trong khi ñó
chỉ có 4.2% chủng ñề kháng meropenem là nhạy với imipenem(25). Kết quả trong công trình
nghiên cứu này của chúng tôi cũng ghi nhận tương tự như vậy: Có ñến 23.6% trực khuẩn Gram (-
) kháng Imipenem là nhạy ñược với Meropenem, trong khi chỉ có 1.2% chủng kháng Meropenem
là còn nhạy với Imipenem. Zanel G.G. cho rằng meropenem có ái lực mạnh trên PBP2, PBP1 và
PBP3 hơn là imipenem và ñây chính là một trong các lý do giải thích tại sao meropenem mạnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 285
hơn imipenem(32). Trên vi khuẩn P. aeruginosa, ñã có những công trình nghiên cứu cho thấy có
một lý do nữa cũng liên quan ñến tác dụng mạnh của meropenem so với imipenem(13,25), ñó là ñể
kháng ñược meropenem thì vi khuẩn phải xuất hiện cùng lúc hai ñột biến trên cả gene chịu trách
nhiệm ñóng kênh porin ngăn meropenem lẫn gene tạo bơm ñẩy meropenem và xác suất ñể có
ñược cả hai ñột biến này cùng một lúc là rất thấp (10-14); Trong khi ñó ñể kháng imipenem thì dù
không có cơ chế bơm ñẩy mà chỉ có cơ chế ñóng kênh porin, nhưng xác suất ñể xuất hiện ñột
biến này lại khá cao (10-7). Đối với A. baumanii, mặc dù nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận
một tỷ lệ rất cao vi khuẩn kháng imipenem và meropenem, tuy vậy kết quả cũng ñã cho thấy có
33.3% chủng nhạy vừa với imipenem là nhạy với meropenem và ghi nhận này cũng hoàn toàn
thống nhất với một nghiên cứu của nhóm Ronald N. Jones cho thấy có ñến 21.7% chủng A.
baumanii nhạy vừa với imipenem là nhạy hoàn toàn với meropenem(10). Kết quả ghi nhận này của
chúng tôi cũng như các thông tin về tác ñộng hiệp lực giữa meropenem với sulbactam(11) hay
meropenem với colistin(1) trên các chủng A.baumanii phân lập từ lâm sàng chính là một trong các
cơ sở ñể giúp các nhà ñiều trị có ñược một lựa chọn liệu pháp kháng sinh hữu hiệu hơn trong ñiều
trị vi khuẩn A. baumanii, là vi khuẩn hiện nay ñược xem là bất trị nhất vì khả năng ñề kháng toàn
bộ các kháng sinh hiện có.
KẾT LUẬN
Imipenem hay meropenem không gây tổn hại phụ cận tạo ra các vi khuẩn ESBL như là
các cephalosporin thế hệ 3 hay các fluoroquinolones(18,19), do vậy ñây là các kháng sinh ñược
khuyến cáo sử dụng thay thế cho chỉ ñịnh cephalosporin thế hệ 3 hay fluoroquinolone ñể
ngăn ñược nguy cơ bùng phát nhiễm khuẩn bệnh viện do các vi khuẩn ESBL. Ngoài ra, nhờ
phổ rộng, hiệu quả trên các trực khuẩn ñường ruột sinh ESBL, và cũng ñược xem là hiệu quả
nhất trên các vi khuẩn ña kháng như P. aeruginosa, A. baumanii, imipenem và meropenem là
các kháng sinh ñược khuyến cáo sử dụng trong liệu pháp xuống thang. Kết quả của công
trình này ñã cung cấp thêm các bằng chứng ñể các nhà lâm sàng nên ưu tiên chọn lựa
meropenemvì kháng sinh này có cho tác ñộng in-vitro hiệu quả hơn, ñặc biệt là trên các vi
khuẩn có tỷ lệ ñề kháng cao như P. aeruginosa, B. cepacia và A. baumanii. Ngoài ra, với lợi
ñiểm ít gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương(17) và có thể nâng liều ñiều trị lên ñến
6gr/ngày(17) cũng là các thông tin rất cần thiết ñể hổ trợ cho các nhà lâm sàng khi chỉ ñịnh
meropenem trong ñiều trị, ñặc biệt là trên các bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, ñe dọa tính
mạng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Apelpaum PC., Pankuck GA., et al. (2008). Activity of Meropenem with or without Ciprofloxacin and Colistin Against
P. aeruginosa and A. baumanii. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 52(1):333-36
2. Bình PT., Vân PH. (2007). Nghiên cứu phát triển hệ thống phát hiện ESBL bằng cách kết hợp phương pháp ñĩa ñôi và
phương pháp ñĩa kết hợP. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 11(suppl.3): 146-150
3. Bộ Y Tế - Vụ Điều Trị. (2005). Hội Nghị tổng kết hoạt ñộng Hội Đồng Thuốc và Điều Trị năm 2005. Hà Nội 4-2004
4. Corbella X, Montero A, Pujol M, et al. (2000). Emergence and rapid spread of carbapenem resistance during a large and
sustained hospital outbreak of multiresistant Acinetobacter baumannii. J Clin Microbiol; 38: 4086–95.
5. Defez C, Fabbro-Peray P, Bouziges N, et al. (2004). Risk factors for multidrugresistant Pseudomonas aeruginosa
nosocomial infection. J Hosp Infect; 57:209–16.
6. Giske C. G, Monnet D. L., Cars O., Carmeli Y. (2008). Clinical and economic impact of common multidrug-resistant
gram-negative bacilli. Antimicrob. Agents Chemother. 52(3): 813 - 821.
7. Glupczynski Y., Delmee M., et al (2001). Distribution and prevalence of antimicrobial resistance among gram-negative
isolates in intensive care units (ICU) in Belgian hospitals between 1996 and 1999. Acta Clin. Belg. 56:297–306.
8. Hsueh Po-Ren, Peter Michael Hawkey. (2007). Consensus statement on antimicrobial therapy of intra-abdominal
infections in Asia. International Journal of Antimicrobial Agents. 30: 129–133.
9. Hsueh Po-Ren, Theresa A. Snyder, et al. (2006). In vitro susceptibilities of aerobic and facultative Gram-negative bacilli
isolated from patients with intra-abdominal infections in the Asia–Pacific region: 2004 results from SMART (Study for
Monitoring Antimicrobial Resistance Trends). International Journal of Antimicrobial Agents. 28: 238–243.
10. Jones RN., Gales AC., Pfaller MA., et al. (2004). Genotypic Characterization of Carbapenems-Nonsusceptible
Acinetobacter spP. Isolated in Latin America. Microbial Drug Resistance. 10(4):286-91
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 286
11. Kiffer C. RP. , Sampaio J. LM., Mendes C., et al. (2005). In vitro Synergy test of Meropenem and Sulbactam Against
Clinical Isolates of A. baumanii. Diagnostic Microbiology and Infectious Disease. 52:317-22
12. Lee SO, Kim NJ, Choi SH, et al. (2004). Risk factors for acquisition of imipenem-resistant Acinetobacter baumannii: a
case-control study. Antimicrob Agents Chemother; 48:224–8.
13. Livermore DM. (2001). Of Pseudomonas Porins, Pumps, and Carbapenems. Journal of Antimicrobial Therapy. 47:247-
250.
14. Mar Tomas M, Cartelle M, Pertega S, et al. (2005). Hospital outbreak caused by a carbapenem-resistant strain of
Acinetobacter baumannii: patient prognosis and risk-factors for colonisation and infection. Clin Microbiol Infect;
11:540–6.
15. National Nosocomial Infections Surveillance (2004). System report, data ABSTRACT from January 1992 through
June. Am J Infect Control. 32: 470–85.
16. Nga C.T, Mịch H.D. (2007). Tỷ lệ sinh Bêta Lactamase phổ rộng ESBL ở các chủng Klebsiella, E. Coli và
Enterobacter phân lập tại Bệnh viện Viêt Tiệp Hải Phòng từ 1-7-2005 ñến 31-6-2006. Tạp Chí Y Học Việt Nam. Số 11
kỳ 1.
17. Norrby SR.(1996). Neurotoxicity of carbapenem antibacterials. Drug Saf.152:87-90.
18. Paterson DL. (2002). Looking for Risk Factors for the Acquisition of Antibiotic Resistance: A 21st-Century Approach.
Clin Infect Dis. 34:1558-63
19. Paterson DL. (2004). Collateral damage from Cephalosporin and Quinolone antibiotic therapy.Clinical Infectious
Diseases; 38(Suppl 4):S341–5
20. Paterson DL., Bonomo RA. (2005). Extended-Spectrum β-Lactamases: a Clinical Update. Clinical Microbiology
Reviews, Oct. 2005, 18(4): 657–686
21. Paterson DL., Rossi F., et al. (2005). In vitro susceptibilities of aerobic and facultative Gram-negative bacilli isolated
from patients with intra-abdominal infections worldwide: the 2003 Study for Monitoring Antimicrobial. Resistance
Trends (SMART). Journal of Antimicrobial Chemotherapy. 55: 965–973.
22. Pfaller MA, Jones RN. (1997). A review of the in vitro activity of meropenem and comparative antimicrobial agents
tested against 30,254 aerobic and anaerobic pathogens isolated world wide. Diagn Microbiol Infect Dis. 28(4):157-63.
23. Sahly H., Navon-Venezia S., et al. (2008). Extended-spectrum beta-lactamase production is associated with an increase
in cell invasion and expression of fimbrial adhesins in Klebsiella pneumoniae. Antimicrob. Agents Chemother.,
September 1, 52 (9): 3029 - 3034.
24. Tumbarello M., Sali M., et al. (2008). Bloodstream infections caused by extended-spectrum-{beta}-lactamase-
producing Escherichia coli: Risk factors for inadequate initial antimicrobial therapy. Antimicrob. Agents Chemother.
52(9): 3244 - 3252.
25. Turner PJ. (2006). Meropenem and Imipenem Activity Against P. aeruginosa Isolates from the MYSTIC Program.
Diagnostic Microbiology and Infectious Disease. 56: 341–344
26. Tuyến H.K., Cương V.K., Hương Đ.M. (2005). Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh phân lập tại bệnh
viện Thống Nhất. Hội Nghi Khoa Học BV. Thống Nhất 2005
27. Van P. H., Binh P. T., Anh L. T. K., Hai V. T. C.. (2009). Nghiên Cứu Đa Trung Tâm Khảo Sát Tình Hình Đề Kháng
Các Kháng Sinh Của Các Trực Khuẩn Gram (-) Dễ Mọc Gây Nhiễm Khuẩn Bệnh Viện Phân Lập Từ 1/2007 ñến
5/2008. Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 13: Phụ bản Số 2.
28. Vincent J. L, (2000). Microbial resistance: lessons from the EPIC study. European prevalence of infection. Intensive
Care Med. 26(Suppl. 1):S3–S8.
29. Vincent J. L, et al. (1995). The prevalence of nosocomial infection in intensive care units in Europe. Results of the
European Prevalence of Infection in Intensive Care (EPIC) Study. EPIC International Advisory Committee. JAMA
274:639–644.
30. Xuân N.T.Y., Châu N.V.V., Hùng N.T. (2005). Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm sinh men beta-
lactamases phổ mở rộng gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện bệnh nhiệt ñới từ tháng 5/2002-2/2004. Y Hoc TP.
Ho Chi Minh. Vol. 9. Supplement of No 1: 172 – 177
31. Zhanel G.G, DeCorby M., et al. (2008). Antimicrobial-resistant pathogens in intensive care units in Canada: Results of
the Canadian National Intensive Care Unit (CAN-ICU) study, 2005-2006. Antimicrob. Agents Chemother. 52(4): 1430
– 1437..
32. Zhanel GG, Wiebe R., Dilay L., Thomson K., Rubinstein E., Hoban DJ., Noreddin AM., Karlowsky JA. (2007).
Comparative review of the Carbapenems. Drugs. 67 (7): 1027-1052
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_da_trung_tam_ve_tinh_hinh_de_khang_imipenem_va_me.pdf