Yếu tố lâm sàng
BN tổn thương não bán cầu trái có liên quan
với SSTTMM, kết quả này tương đồng với
nghiên cứu Lê Nguyễn Nhựt Tín(10), Censori B(3).
Có thể lí giải điều này vì bán cầu phải bị giới hạn
khả năng khái niệm trừu tượng hoàn toàn và suy
luận khi không liên kết với bán cầu trái do bán
cầu trái bị tổn thương. Những tổn thương bán
cầu trái có liên quan mạnh với việc làm cho xấu
hơn chức năng nhận thức(7). BN có biểu hiện mất
ngôn ngữ có tỉ lệ SSTT cao hơn BN không có
biểu hiện mất ngôn ngữ, kết quả này phù hợp
với nghiên cứu Lê Nguyễn Nhựt Tín(10), Censori
B(3). Basso và cộng sự(2) cho rằng mất ngôn ngữ có
ảnh hưởng có ý nghĩa đến các test trí thông minh
không bằng lời nói trong một dân số lớn và xảy
ra hầu hết ở BN đột quỵ lần đầu. Mặt khác, trong
nghiên cứu của chúng tôi, 87,4% BN thuận tay
phải, do đó phần lớn BN có bán cầu ưu thế là
bán cầu trái, mà bán cầu trái có liên quan sa sút
trí tuệ mạch máu như đã giải thích ở phần vị trí
bán cầu não bị tổn thương. Điểm trung bình chỉ
số Barthel cao nhất ở nhóm BN không
SGNTMM, thấp nhất ở nhóm BN SSTTMM,
tương tự kết quả nghiên cứu Nurdan Paker và
cộng sự(11), điểm số trung bình thang điểm
Barthel của nhóm suy giảm nhận thức thấp hơn
nhóm không suy giảm nhận thức. Nghiên cứu
của Censori B và cộng sự(3) cũng cho thấy sự liên
quan giữa tình trạng đột quỵ với tình trạng sa
sút trí tuệ. Nghiên cứu của Inzitari D và cộng sự
(9)cho rằng sa sút trí tuệ sau đột quỵ thường gặp
ở BN có thiếu sót vận động nặng.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BN sa sút
trí tuệ sau đột quỵ có giảm rõ nhiều lĩnh vực
nhận thức khác nhau như điều hành, ngôn ngữ,
trí nhớ, định hướng, gọi tên, chú ý, trừu tượng.
Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả
nghiên cứu của Đỗ Văn Thắng và Phạm Thắng(6),
S.Stephens và cộng sự(14). Đặc điểm sa sút trí tuệ
mạch máu là bệnh gây tổn thương não, gây chết
tế bào não và phá hủy các đường chức năng não,
đó là các đường duy trì chức năng nhận thức.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 43 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm về tỉ lệ và lâm sàng của suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ sau đột quỵ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 257
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VỀ TỈ LỆ VÀ LÂM SÀNG
CỦA SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ SAU ĐỘT QUỴ
Nguyễn Thị Kim Thoa*, Trần Công Thắng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ sau đột quỵ. Khảo sát liên quan giữa đặc điểm
dịch tễ và lâm sàng với suy giảm nhận thức sau đột quỵ.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.Bệnh nhân sau đột quỵ thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn
loại trừ bệnh, làm bảng câu hỏi IQCODE (Informant Questionnaire on Cognitive Decline in the Elderly) để loại
trừ những trường hợp suy giảm nhận thức trước đột quỵ, được nhận vào mẫu nghiên cứu.Tất cả bệnh nhân
trong mẫu nghiên cứu được hỏi bệnh, thăm khám thần kinh, đánh giá tình trạng chức năng vận động, nhận thức
và hành vi tâm thần bằng các test như chỉ số Barthel, MoCA (Montreal Cognitive Assessment), bảng câu hỏi về
các rối loạn hành vi tâm thần, IADL (Instrumental Activities of Daily Living) và thực hiện các xét nghiệm huyết
học, sinh hóa. Sa sút trí tuệ được chẩn đoán tại thời điểm 3 tháng sau đột quỵ theo tiêu chuẩn DSM – IV.
Kết quả: Tỉ lệ suy giảm nhận thức mạch máu chung (Vascular cognitive impairment VCI) là 66%. Tỉ lệ suy
giảm nhận thức mạch máu không sa sút trí tuệ (vascular cognitive impairment – non dementia VCI-ND) là
24,3%. Tỉ lệ sa sút trí tuệ mạch máu (vascular dementia VaD) là 41,7%. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của suy
giảm nhận thức mạch máu không sa sút trí tuệ (p = 0,032). Sa sút trí tuệ mạch máu liên quan với các yếu tố dịch
tễ như: tuổi (p = 0,03), giới nữ (p = 0,001), trình độ học vấn thấp (p = 0,000), tình trạng nghỉ hưu trước đột quỵ
(p = 0,011); các yếu tố nguy cơ mạch máu như: đái tháo đường (p = 0,03), rung nhĩ (p = 0,034); các yếu tố lâm
sàng như: tổn thương não bán cầu trái (p = 0,007), mất ngôn ngữ (p = 0,000). Sa sút trí tuệ mạch máu không liên
quan với loại đột quỵ (nhồi máu não hay xuất huyết não), nơi cư trú, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu (p > 0,05).
Bệnh nhân sa sút trí tuệ mạch máu có giảm rõ nhiều lĩnh vực nhận thức khác nhau như chức năng điều hành,
ngôn ngữ, trí nhớ, định hướng, gọi tên, chú ý, trừu tượng.
Kết luận: Suy giảm nhận thức chiếm tỉ lệ cao sau đột quỵ. Các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng
nghề nghiệp trước đột quỵ, các yếu tố nguy cơ mạch máu (đái tháo đường, rung nhĩ), bệnh nhân tổn thương não
bán cầu trái, mất ngôn ngữ có liên quan với tình trạng sa sút trí tuệ sau đột quỵ. Bệnh nhân sa sút trí tuệ mạch
máu có giảm rõ nhiều lĩnh vực nhận thức khác nhau như chức năng điều hành, ngôn ngữ, trí nhớ, định hướng,
gọi tên, chú ý, trừu tượng.
Từ khóa: Suy giảm nhận thức mạch máu (VCI), suy giảm nhận thức mạch máu không sa sút trí tuệ (VCI –
ND), sa sút trí tuệ mạch máu (VaD).
ABSTRACT
INCIDENCE AND CLINICAL CHARACTERISTICS OF POST-STROKE COGNITIVE IMPAIRMENT
AND DEMENTIA
Nguyen Thi Kim Thoa, Tran Cong Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 257 - 263
Objectives: To define post-stroke cognitive impairment and dementia incidence; and to investigate the
correlations between epidemiological- clinical characteristics and post-stroke cognitive impairment.
* Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Kim Thoa ĐT: 0986766346 Email: kimthoa3112@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 258
Method: Cross-sectional observational study. All post-stroke patients satisfying inclusion and exclusion
criteria are included in our study. The IQCODE (Informant Questionnaire on Cognitive Decline in the Elderly)
questionnaire was used to exclude patients with pre-stroke cognitive impairment. Neurological assessment, motor
function, cognitive, and mental behavior were assessed respectively by clinical examination, Barthel index,
Montreal Cognitive Assessment (MoCA) test, mental behavior disorder questionnaire table. Other tests were
Instrumental Activities of Daily Living (IADL), hematology, serum biochemistry. Dementia was diagnosed at
three month after stroke according to the criteria of the Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders,
Fourth Edition (DSM – IV).
Results: The incidence of vascular cognitive impairment (VCI) is 66%. The incidence of non-dementia
cognitive impairment (VCI – ND) is 24.3%. The incidence of vascular dementia (VaD) is 41.7%. Smoking is a
risk factor of non-dementia vascular cognitive impairment. Vascular dementia is significantly correlated with
epidemiological factors such as: increasing age (p = 0.03), female gender (p = 0.001), low level of education (p =
0.000), retirement before stroke (p = 0.011); vascular risks factors such as: diabetes (p = 0.03), atrial fibrillation (p
= 0.034); clinical factors such as: left hemispheric cerebral lesion (p = 0.007), and aphasia (p = 0.000). Vascular
dementia is not significantly correlated with stroke type (ischemia or hemorrhage), hypertension, and serum lipid
disorder (p > 0.05). Vascular dementia patients have significantly decreased cognitive functions such as
visuospatial execution, language, memory, attention, abstraction, orientation.
Conclusion: The incidence of vascular cognitive impairment is high. Age, sex, level of education, retirement
before stroke, vascular risk factors (diabetes, atrial fibrillation), left hemispheric cerebral lesion, aphasia are
correlated with post-stroke dementia. Vascular dementia patients have significantly decreased cognitive functions
such as visuospatial execution, language, memory, attention, abstraction, orientation.
Key words: Vascular cognitive impairment (VCI), vascular cognitive impairment – non dementia (VCI –
ND), vascular dementia (VaD).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa sút trí tuệ mạch máu là một trong những
nguyên nhân chính của sa sút trí tuệ, đứng hàng
thứ hai sau sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer.
Nguy cơ phát triển suy giảm nhận thức tăng sau
đột quỵ, trên thế giới đột quỵ ảnh hưởng đến 31
triệu người, khoảng 65% đến 71% BN suy giảm
nhận thức mạch máu, nhưng chỉ 25% - 41% các
suy giảm này đủ nặng ảnh hưởng hoạt động
sống và đủ tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ
mạch máu(5). Tại sao lại có kết quả như thế này?
Phải chăng có thể có một sự đảo ngược ngăn
chặn diễn tiến suy giảm nhận thức phát triển
thành sa sút trí tuệ, và nhân tố làm ảnh hưởng
quá trình này là việc kiểm soát và điều chỉnh tốt
những yếu tố nguy cơ? Còn ở Việt Nam chúng
ta, tỉ lệ suy giảm nhận thức mạch máu và sa sút
trí tuệ mạch máu có đúng là như vậy không?
Các yếu tố liên quan giữa ba nhóm không suy
giảm nhận thức mạch máu, suy giảm nhận thức
mạch máu không sa sút trí tuệ và sa sút trí tuệ
mạch máu là gì? Chính những câu hỏi này đã
thôi thúc chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu đặc
điểm về tỉ lệ và lâm sàng của suy giảm nhận
thức và sa sút trí tuệ sau đột quỵ” tại phòng
khám thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy và khoa
Bệnh lý mạch máu não bệnh viện 115 với các
mục tiêu: xác định tần suất suy giảm nhận thức
và sa sút trí tuệ sau đột quỵ; khảo sát liên quan
giữa đặc điểm dịch tễ và lâm sàng với suy giảm
nhận thức sau đột quỵ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số nghiên cứu
Bệnh nhân sau đột quỵ lần đầu tái khám tại
phòng khám nội thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy
và khoa Bệnh lý mạch máu não bệnh viện 115 từ
tháng 8/2013 - 3/2014.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 259
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân đột quỵ lần đầu cách 3 tháng đến
phòng khám nội thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy
và khoa Bệnh lý mạch máu não bệnh viện 115
trong thời gian nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh
Bệnh nhân có tiền sử: rối loạn tâm thần,
chậm phát triển tâm thần, có khiếm khuyết về
thính lực và thị lực, bệnh nhân được chẩn đoán
suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ trước đột
quỵ, bệnh nhân đột quỵ có tổn thương dưới lều
hay xuất huyết khoang dưới nhện.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Thu thập dữ liệu
Trực tiếp thu thập số liệu từ bệnh nhân tái
khám sau 3 tháng bị đột quỵ ở phòng khám nội
thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy và khoa Bệnh lý
mạch máu não bệnh viện 115 thỏa các tiêu chuẩn
chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ bệnh nêu trên.
Các bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên
cứu được khám lâm sàng, đánh giá chỉ số
Barthel, điểm MOCA test, thang IADL, bảng câu
hỏi về các thay đổi hành vi tâm thần, bảng
IQCODE và thực hiện các xét nghiệm cận lâm
sàng (huyết học, sinh hóa).
Phương pháp thu thập số liệu
Quan sát, phỏng vấn, làm test.
Công cụ thu thập số liệu
Bảng thu thập số liệu.
Các biến số thu thập gồm
Tuổi, giới, nơi cư trú, trình độ học vấn, tình
trạng nghề nghiệp trước đột quỵ, tăng huyết áp,
đái tháo đường, rung nhĩ, rối loạn lipid máu, hút
thuốc lá, loại đột quỵ, bán cầu não bị tổn thương,
mất ngôn ngữ, chỉ số Barthel, MoCA test, thang
điểm IADL, bảng câu hỏi về các thay đổi hành vi
tâm thần.
Xử lý và phân tích số liệu
Tính tỉ lệ cho các biến định tính và trị số
trung bình cho các biến định lượng. Trong phân
tích thống kê tìm mối liên quan giữa biến độc lập
và phụ thuộc, phép kiểm chi bình phương được
dùng cho biến số định tính, phép kiểm T - test
được dùng cho biến định lượng. Kết quả được
trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ bánh, biểu đồ
thanh. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê
SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Tần suất suy giảm nhận thức và sa sút trí
tuệ sau đột quỵ
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 103 bệnh
nhân có tuổi trung bình 56,72 ± 9,78 tuổi (34 – 80),
67 nam (65%) và 36 nữ (35%), 78 nhồi máu não
(75,7%) và 25 xuất huyết não (24,3%). Tỉ lệ suy
giảm nhận thức mạch máu chung (VCI) là 66%.
Tỉ lệ suy giảm nhận thức mạch máu không sa sút
trí tuệ (VCI - ND) là 24,3%. Tỉ lệ sa sút trí tuệ
mạch máu (VaD) là 41,7%.
Liên quan giữa đặc điểm dịch tễ và lâm
sàng với suy giảm nhận thức sau đột quỵ
Yếu tố dịch tễ
Tuổi trung bình của nhóm BN SSTTMM cao
nhất, thấp nhất ở nhóm BN không SGNTMM.
Nhóm BN SSTTMM ở nhóm tuổi > 69 chiếm tỉ lệ
cao nhất, thấp nhất ở nhóm tuổi < 45. Tỉ lệ BN nữ
có SSTT cao hơn tỉ lệ BN nam có SSTT. Nguy cơ
SSTT tỉ lệ nghịch với trình độ học vấn, BN có
trình độ học vấn càng thấp nguy cơ bị SSTT càng
cao. BN nghỉ hưu trước khi bị đột quỵ có nguy
cơ SSTT cao hơn BN còn làm việc trước khi bị
đột quỵ.
Bảng 1: Đặc điểm các yếu tố dịch tễ của nhóm BN không SGNTMM, SGNTMM không SSTT và SSTTMM:
Yếu tố dịch tễ
Tỉ lệ BN
không SGNTMM
Giá trị p
Tỉ lệ BN SGNTMM
không SSTT
Giá trị p
Tỉ lệ BN
SSTTMM
Giá trị p
Nhóm tuổi < 45 6 (54,5%)
P=0,030
2 (18,2%)
P=0,833
3 (27,3%)
P=0,030
45- 59 20 (37%) 15(27,8%) 19(35,2%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 260
Yếu tố dịch tễ
Tỉ lệ BN
không SGNTMM
Giá trị p
Tỉ lệ BN SGNTMM
không SSTT
Giá trị p
Tỉ lệ BN
SSTTMM
Giá trị p
60- 69 7 (25,9%) 6 (22,2%) 14(51,9%)
> 69 2 (18,2%) 2 (18,2%) 7(63,6%)
Giới Nam 28 (41,8%)
P=0,022
19 (28,4%)
P=0,187
20(29,9%)
P=0,001
Nữ 7 (19,4%) 6 (16,7%) 23(63,9%)
Nơi cư trú Thành thị 19 (35,2%)
P=0,786
14 (25,9%)
P=0,681
21(38,9%)
P=0,537
Nông thôn 16 (32,7%) 11 (22,4%) 22(44,9%)
Trình độ
học vấn
KBC 0%
P=0,000
2 (18,2%)
P=0,601
9 (81,8%)
P=0,000
Cấp I 4 (11,1%) 11 (30,6%) 21(58,3%)
Cấp II 13 (44,8%) 7 (24,1%) 9 (31%)
Cấp III 9 (60%) 4 (26,7%) 2 (13,3%)
CĐ/ĐH 9 (75%) 1 (8,3%) 2 (16,7%)
Tình trạng
nghề nghiệp
Làm việc 42 (60%)
P=0,042
18 (27,7%)
P=0,290
21(32,3%)
P=0,011
Nghỉ hưu 9 (23,7%) 7 (18,4%) 22(57,9%)
Tuổi trung bình 53,11 ± 8,79 55,20 ± 8,38 59,58 ± 10,46
Yếu tố tiền căn
Nhóm BN hút thuốc lá có nguy cơ SGNTMM
không SSTT cao hơn nhóm BN không hút thuốc
lá, nhưng không có mối liên quan với tình trạng
SSTTMM. Nhóm BN có tiền căn đái tháo đường,
rung nhĩ có nguy cơ SSTT cao hơn nhóm BN
không có tiền căn đái tháo đường, rung nhĩ.
Bảng 2: Đặc điểm các yếu tố tiền căn của nhóm BN không SGNTMM, SGNTMM không SSTT và SSTTMM:
Tiền căn
Tỉ lệ BNkhông
SGNTMM
Giá trị p
Tỉ lệ BN SGNTMM
không SSTT
Giá trị p
Tỉ lệ BN
SSTTMM
Giá trị p
Tăng huyết áp
Có 25 (31,2%)
P=0,275
18 (22,5%)
P=0,434
37 (46,2%)
P=0,084
Không 10 (43,5%) 7 (30,4%) 6 (26,1%)
Đái tháo đường
Có 7 (38,9%)
P=0,628
5 (16,7%)
P=0,248
17 (58,6%)
P=0,030
Không 28 (32,9%) 20 (27,4%) 26 (35,1%)
Rối loạn
lipid máu
Có 22 (33,3%)
P=0,853
15 (22,7%)
P=0,625
29 (43,9%)
P=0,547
Không 13 (35,1%) 10 (27%) 14 (37,8%)
Rung nhĩ
Có 2 (28,6%)
P=0,754
3 (20%)
P=0,676
10 (66,7%)
P=0,034
Không 33 (34,4%) 22 (25%) 33 (37,5%)
Hút thuốc lá
Có 11 (28,2%)
P=0,334
14 (35,9%)
P=0,032
14 (35,9%)
P=0,347
Không 24 (37,5%) 11 (17,2%) 29 (45,3%)
Yếu tố lâm sàng
Điểm trung bình chỉ số Barthel thấp nhất ở
nhóm BN SSTTMM, cao nhất ở nhóm BN không
SGNTMM. BN tổn thương não bán cầu trái, mất
ngôn ngữ có liên quan với tình trạng SSTT. Loại
đột quỵ (NMN hay XHN) không liên quan với
tình trạng suy giảm nhận thức mạch máu.
Bảng 3: Đặc điểm các yếu tố lâm sàng của nhóm BN không SGNTMM, SGNTMM không SSTT và SSTTMM:
Yếu tố lâm sàng
Tỉ lệ BN không
SGNTMM
Giá trị p
Tỉ lệ BN SGNTMM
không SSTT
Giá trị p
Tỉ lệ BN
SSTTMM
Giá trị p
Bán cầu não
bị tổn thương
Phải 23 (46,9%)
P=0,008
10 (20,4%)
P=0,384
16 (32,7%)
P=0,007
Trái 12 (22,2%). 15 (27,8%) 27 (50%)
Loại đột quỵ NMN 26 (33,3%)
P=0,806
17 (21,8%)
P=0,300
35 (44,9%)
P=0,256
XHN 9 (36%) 8 (32%) 8 (32%)
Mất ngôn ngữ Có 0% P=0,006 0% P=0,020 13 (100%) P=0,000
Không 35 (38,9%) 25 (27,8%) 30 (33,3%)
Điểm trung bình chỉ số Barthel 91,14 ± 10,99 85,90 ± 18,09 81,63 ± 21,46
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 261
Điểm trung bình mỗi chức năng nhận thức
thấp nhất ở BN SSTTMM, cao nhất ở nhóm BN
không SSTT. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
BN sa sút trí tuệ sau đột quỵ có giảm rõ nhiều
lĩnh vực nhận thức khác nhau như điều hành,
ngôn ngữ, trí nhớ, định hướng, gọi tên, chú ý,
trừu tượng.
Bảng 4: Đặc điểm chức năng nhận thức của nhóm
BN không SGNTMM, SGNTMM không SSTT và
SSTTMM:
Chức năng
nhận thức
Không
SGNTMM
SGNTMM SSTTMM
Điều hành 4,14 ± 0,97 2,96 ± 1,78 2,00 ± 2,17
Gọi tên 2,97 ± 0,17 2,81 ± 0,63 2,67 ± 0,81
Ngôn ngữ 2,71 ± 0,57 1,24 ± 1,01 0,95 ± 0,95
Nhớ lại 3,54 ± 1,10 2,20 ± 1,50 1,37 ± 1,27
Định hướng 5,66 ± 0,48 4,72 ± 1,73 3,95 ± 1,99
Trừu tượng 1,94 ± 0,24 1,54 ± 1,57 1,21 ± 0,89
Sự chú ý 5,89 ± 0,40 4,45 ± 1,93 3,28 ± 1,88
BÀN LUẬN
Tần suất suy giảm nhận thức và sa sút trí
tuệ sau đột quỵ
Trong 103 BN đột quỵ, tỉ lệ BN có suy giảm
nhận thức mạch máu (VCI) là 66%. Kết quả của
chúng tôi phù hợp với y văn, tỉ lệ bệnh nhân bị
VCI là 65% - 71%. Trong 66% bệnh nhân bị VCI
có 24,3% BN suy giảm nhận thức mạch máu
không sa sút trí tuệ (VCI - ND); 41,7% BN sa sút
trí tuệ mạch máu (VaD). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp y văn, theo y văn có 65% -
71% VCI, chỉ 25 - 41% phát triển sa sút trí tuệ
mạch máu(5).
Khi so sánh với các nghiên cứu trong và
ngoài nước về tần suất SSTT sau đột quỵ ghi
nhận có sự khác nhau(1,3,9,13,15). Do các nghiên cứu
khác nhau về cỡ mẫu, tiêu chuẩn chọn mẫu, tiêu
chuẩn chẩn đoán SSTTMM và test đánh giá tâm
thần kinh.
Liên quan giữa đặc điểm dịch tễ và lâm
sàng với suy giảm nhận thức sau đột quỵ
Yếu tố dịch tễ
Kết quả nghiên cứu phù hợp với y văn, tỉ lệ
SSTT tăng nhanh theo sự gia tăng của tuổi. Điều
này được chứng minh trong các nghiên cứu của
các tác giả Barba R và cộng sự(1), Inzitari D và
cộng sự(9), Pohjasvaara và cộng sự(13), Tatemichi
TK và cộng sự(15). Nhóm BN không biết chữ có tỉ
lệ SSTTMM cao nhất, thấp nhất ở nhóm BN trình
độ cao đẳng, đại học. Kết quả này phù hợp với y
văn và một số nghiên cứu như Pohjasvaara và
cộng sự(13), Tatemichi và cộng sự(15). Tỉ lệ BN nữ
có SSTT sau đột quỵ cao hơn BN nam. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Lê Nguyễn
Nhựt Tín(10) có thể lí giải điều này là trong nghiên
cứu của chúng tôi BN nữ có tuổi trung bình cao
hơn nhóm BN nam, trình độ học vấn BN nữ thấp
hơn BN nam. BN nghỉ hưu trước đột quỵ có liên
quan với tình trạng SSTTMM, kết quả này phù
hợp với Nurdan Paker và cộng sự(11), không phù
hợp với Tatemichi và cộng sự(15), có thể giải thích
kết quả nghiên cứu của chúng tôi do tuổi trung
bình của nhóm BN nghỉ hưu trước đột quỵ cao
hơn nhóm BN còn làm việc trước bị đột quỵ.
Yếu tố tiền căn
Đái tháo đường liên quan với tình trạng
SSTTMM, kết qua này phù hợp với các nghiên
cứu sau Desmond DW và cộng sự(4), Censori B
và cộng sự(3), Hébert và cộng sự(8). Ở những
người đái tháo đường tăng nguy cơ bệnh tim
mạch và bệnh mạch máu não. Trên bệnh nhân
đái tháo đường có những tổn thương nhồi máu
lỗ khuyết, thiếu máu chất trắng đưa đến hậu quả
giảm chức năng nhận thức. BN rung nhĩ có nguy
cơ SSTT cao hơn BN không có rung nhĩ, tương tự
kết quả của Barba R(1), Sarha T Pendlepury(12). BN
rung nhĩ tăng nguy cơ đột quỵ và có liên quan
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 262
với suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ sau đột
quỵ. BN hút thuốc lá có liên quan tình trạng
SGNTMM không SSTT, không liên quan với
SSTTMM, có thể lí giải điều này do hút thuốc lá
làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, có thể làm
tăng nhanh teo não, suy giảm tưới máu não và
tổn thương chất trắng dẫn đến suy giảm nhận
thức. Nhưng khi ngưng hút thuốc lá giảm nguy
cơ những biến cố vừa nêu. Những bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi khi xảy ra đột
quỵ hầu hết ngưng hút thuốc lá.
Yếu tố lâm sàng
BN tổn thương não bán cầu trái có liên quan
với SSTTMM, kết quả này tương đồng với
nghiên cứu Lê Nguyễn Nhựt Tín(10), Censori B(3).
Có thể lí giải điều này vì bán cầu phải bị giới hạn
khả năng khái niệm trừu tượng hoàn toàn và suy
luận khi không liên kết với bán cầu trái do bán
cầu trái bị tổn thương. Những tổn thương bán
cầu trái có liên quan mạnh với việc làm cho xấu
hơn chức năng nhận thức(7). BN có biểu hiện mất
ngôn ngữ có tỉ lệ SSTT cao hơn BN không có
biểu hiện mất ngôn ngữ, kết quả này phù hợp
với nghiên cứu Lê Nguyễn Nhựt Tín(10), Censori
B(3). Basso và cộng sự(2) cho rằng mất ngôn ngữ có
ảnh hưởng có ý nghĩa đến các test trí thông minh
không bằng lời nói trong một dân số lớn và xảy
ra hầu hết ở BN đột quỵ lần đầu. Mặt khác, trong
nghiên cứu của chúng tôi, 87,4% BN thuận tay
phải, do đó phần lớn BN có bán cầu ưu thế là
bán cầu trái, mà bán cầu trái có liên quan sa sút
trí tuệ mạch máu như đã giải thích ở phần vị trí
bán cầu não bị tổn thương. Điểm trung bình chỉ
số Barthel cao nhất ở nhóm BN không
SGNTMM, thấp nhất ở nhóm BN SSTTMM,
tương tự kết quả nghiên cứu Nurdan Paker và
cộng sự(11), điểm số trung bình thang điểm
Barthel của nhóm suy giảm nhận thức thấp hơn
nhóm không suy giảm nhận thức. Nghiên cứu
của Censori B và cộng sự(3) cũng cho thấy sự liên
quan giữa tình trạng đột quỵ với tình trạng sa
sút trí tuệ. Nghiên cứu của Inzitari D và cộng sự
(9)cho rằng sa sút trí tuệ sau đột quỵ thường gặp
ở BN có thiếu sót vận động nặng.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BN sa sút
trí tuệ sau đột quỵ có giảm rõ nhiều lĩnh vực
nhận thức khác nhau như điều hành, ngôn ngữ,
trí nhớ, định hướng, gọi tên, chú ý, trừu tượng.
Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả
nghiên cứu của Đỗ Văn Thắng và Phạm Thắng(6),
S.Stephens và cộng sự(14). Đặc điểm sa sút trí tuệ
mạch máu là bệnh gây tổn thương não, gây chết
tế bào não và phá hủy các đường chức năng não,
đó là các đường duy trì chức năng nhận thức.
KẾT LUẬN
Suy giảm nhận thức mạch máu chiếm tỉ lệ
cao sau đột quỵ. Các yếu tố tuổi, giới, trình độ
học vấn, tình trạng nghề nghiệp trước đột quỵ,
các yếu tố nguy cơ mạch máu (đái tháo đường,
rung nhĩ), bệnh nhân tổn thương não bán cầu
trái, mất ngôn ngữ có liên quan với tình trạng sa
sút trí tuệ sau đột quỵ. Bệnh nhân sa sút trí tuệ
mạch máu có giảm rõ nhiều lĩnh vực nhận thức
khác nhau như chức năng điều hành, ngôn ngữ,
trí nhớ, định hướng, gọi tên, chú ý, trừu tượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barba R, et al. (2000). Postroke dementia, clinical feature and
risk factor. Stroke, 31: 1494-1501.
2. Basso A, Capitani E, Luzzatti C, Spinnler H (1981).
Intelligence and left hemisphere disease, the role of aphasia,
apraxia and size of lesion. Brain,104: 721-734.
3. Censori B, Manara O, Agostinis C (1996). Dementia after first
stroke. Stroke, 27: 1205-1210.
4. Desmond DW, Moroney JT, et al. (2000). Frequency and
clinical determinants of dementia after ischemia stroke.
Neurology, 54: 1124-1131.
5. Desmond DW, Moroney JT, Sano M, Stern Y (2002). Incidence
of dementia after ischemic stroke. Stroke, 33: 2254-2262.
6. Đỗ Văn Thắng, Phạm Thắng (2010). Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng và trắc nghiệm thần kinh tâm lý ở bệnh nhân sa sút
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 263
trí tuệ do mạch máu tại bệnh viện Lão khoa trung ương. Y học
thực hành, 717: 78-80.
7. Gazzaniga MS, Smylie CS (1984). Dissociation of language
and cognition: a psychological profile of two disconnected
right hemispheres. Brain, 107: 145-153.
8. Hébert R, Linsay J, et al (2000). Vascular dementia and risk
factors in the Canadian study of health aging. Stroke, 31: 1487-
1493.
9. Inzitari D, Carlo AD, et al (1998). Incidence and determinants
of poststroke dementia as defined by an informant interview
method in a hospital-based stroke registry. Stroke, 29: 2087-
2093.
10. Lê Nguyễn Nhựt Tín, Vũ Anh Nhị, Phạm Văn Ý (2008). Tần
suất và yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ sau đột quỵ. Y học
thành phố Hồ Chí Minh, 1: 336-342.
11. Nurdan P, et al. (2010). Impact of cognitive impairment on
functional outcome in stroke. Stroke Research and Treatment, pii:
652612.
12. Pendlebury ST, Rothwell PM.2009). Prevalence, incidence,
and factors associated with prestroke and post stroke
dementia. The Lancet Neurology, 8(11): 1006-1018.
13. Pohjasvaara T1, Erkinjuntti T, Vataja R, et al. (1997). Dementia
three month after stroke: baseline frequence and effect of
different definitions of dementia in the Helsinki stroke aging
memory student cohort. Stroke, 28(4): 785-792.
14. Stephens S, Kenny RA, Rowan E, Allan L, Kalaria RN,
Bradbury M, Ballard CG (2004). Neuropsychological
characteristics of mild vascular cognitive impairment and
dementia after stroke. Geriatric Psychiatry, 19(11): 1053-1057.
15. Tatemichi TK, Foulkes MA, et al. (1990). Dementia in stroke
survivors in the stroke data bank cohort: prevalence,
incidence, risk factors, and computed tomographic findings.
Stroke, 21(6): 858-866.
Ngày nhận bài báo: 14/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_ve_ti_le_va_lam_sang_cua_suy_giam_nhan_t.pdf