BÀN LUẬN
Trong hai thập kỷ gần đây, dạng thuốc
pellet ngày càng thu hút nhiều sự chú ý của
các nhà nghiên cứu trên thế giới. Với quy trình
bào chế đặc trưng, việc lựa chọn tá dược phù
hợp để tạo ra vi hạt có tính chất cơ lý đạt yêu
cầu, đồng thời nâng cao độ hòa tan của dược
chất đặt ra nhiều thử thách cho các nhà bào
chế. Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu
ứng dụng để làm tăng độ hòa tan của dược
chất trong vi hạt.
Đề tài này đã nghiên cứu ứng dụng hỗn
hợp polymer Eudragit® E100 và PVPVA-64 để
nâng cao độ hòa tan của itraconazole và tạo ra
pellet có cảm quan phù hợp. Trong đó có vai trò
quan trọng của Eudragit® E100 do bản chất là
một polymer dễ tan tong nước. Một số nghiên
cứu đã cho thấy khi phun sấy dung dịch chứa
đồng thời itraconazole và polymer (như
HPMC, PEG, polyvinylacetal diethylaminoacetat,
poloxamer <)(2,4,7) với tỷ lệ thích hợp, độ hòa
tan của dược chất có thể được cải thiện nhờ cơ
chế tạo hệ phân tán rắn. Mức độ cải thiện độ
hòa tan phụ thuộc vào tỷ lệ hoạt chất/polymer.
Cơ chế của mối quan hệ này được chứng minh
do sự thay đổi dạng thù hình của
Itraconazole(6-9).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã xác lập được một công thức
và quy trình điều chế vi hạt chứa itraconazole
(22,22%) có độ hòa tan cao. Polymer Eudragit®
E100 được chứng minh là có hiệu quả trong việc
cải thiện độ hòa tan của nguyên liệu
itraconazole. Tuy vậy, polymer PVPVA-64 cần
được bổ sung vào thành phần công thức điều
chế vi hạt nhằm cải thiện tính bám dính của lớp
bao và kiểm soát sự phóng thích hoạt chất ở các
thời điểm đầu của thử nghiệm hòa tan.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu điều chế vi hạt chứa itraconazole có độ hòa tan cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 374
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VI HẠT CHỨA ITRACONAZOLE CÓ
ĐỘ HÒA TAN CAO
Giang Cẩm Cường*, Lê Minh Quân**, Phan Thanh Phú**, Lê Thị Thu Vân**, Lê Hậu**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xây dựng được một công thức v| quy trình điều chế vi hạt chứa itraconazole 22,22% có độ hòa
tan tương đương thuốc đối chiếu Sporal®.
Phương pháp: Sàng lọc các polymer có khả năng l|m tăng độ hòa tan của itraconazole bằng phương ph{p
phun sấy. Vi hạt được nghiên cứu điều chế bằng phương ph{p bao bồi lên nh}n trơ. Công thức điều chế được lựa
chọn dựa trên so sánh dữ liệu hòa tan của itraconazole với viên đối chiếu Sporal®.
Kết quả: Hydroxypropyl methylcellulose (HPMC), copovidon (PVPVA), povidon (PVP) hay Eudragit®
E100 đều có khả năng l|m tăng độ hòa tan của itraconazole. Mức độ t{c động tăng theo tỷ lệ itraconazole/polymer
(từ 1/1 đến 1/2). Eudragit® E100 cải thiện tốt nhất độ hòa tan dược chất ngay ở tỷ lệ phối hợp thấp (1/1). Tuy
nhiên, vi hạt tạo thành từ các công thức sử dụng Eudragit® E100 như polymer duy nhất có cảm quan không đạt
yêu cầu và hoạt chất phóng thích ồ ạt sau 10 phút. Thay v|o đó, hỗn hợp Eudragit® E100/PVPVA-64 (55:45,
kl/kl) khi bao bồi đồng thời với itraconazole (tỷ lệ dược chất/polymer 1/1,5) khắc phục được vấn đề cảm quan v| độ
phóng thích hoạt chất từ vi hạt sau 45 phút tương đương với thuốc đối chiếu.
Kết luận: Nghiên cứu đã x{c lập được một công thức v| quy trình điều chế vi hạt chứa itraconazole
(22,22%) có độ hòa tan cao. Polymer Eudragit® E100 được chứng minh là có hiệu quả trong việc cải thiện
độ hòa tan của itraconazole. Polymer PVPVA-64 cần được bổ sung vào thành phần công thức điều chế vi
hạt nhằm cải thiện tính bám dính của lớp bao và kiểm soát sự phóng thích hoạt chất ở các thời điểm đầu của
thử nghiệm hòa tan.
Từ khóa: itraconazole, vi hạt, Eudragit.
ABSTRACT
ENHANCEMENT OF DISSOLUTION OF ITRACONAZOLE IN PELLETS
Giang Cam Cuong, Le Minh Quan, Phan Thanh Phu, Le Thi Thu Van, Le Hau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 374 - 379
Objective: The present study dealt with the formulation of pellets Itraconazole 22.22%. The dissolution
profile of Itraconazole should be similar with the reference, Sporal®.
Methods: Water-soluble polymers were screened by spray-drying technique to identify the appropriate
candidate for enhancing the solubility of Itraconazole. Study of pellets formulation was carried out thanks to drug-
layering technique. Dissolution profiles of Itraconazole from pellets were investigated and compared with that of
Sporal®.
Results: All of studies polymers were able to enhance the solubility of Itraconazole. Eudragit® E100 was the
most potential polymer as it could improve itraconazole solubility effectively, even at the ratio 1/1. However, the
use of only Eudragit® E100 was not sufficient for the absorption of coating layers onto the pellet surface.
Moreover, the release rate of Itraconazole from pellets was fast after ten mins. As a solution, PVPVA-64 was
added to form the mixture Eudragit E100/PVPVA-64 (55:45, w/w). With the ratio of Itraconazole/polymer
* Glomed Pharmaceutical, Bình Dương ** Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Lê Hậu ĐT: 0913.100.449 Email: lehau1402@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 375
mixture 1/1.5, the pellets possessed appropriate appearance, and the release profile of Itraconazole after 45 mins
was similar to that of Sporal®.
Conclusions: Pellets containing Itraconazole 22.22% with high dissolution profiles were achieved.
Eudragit® E100 was proved to be useful for improving Itraconazole release rate. The addition of a second polymer
such as PVPVA-64 was necessary for pellet appearance and drug release control.
Keywords: Itraconazole, pellets, Eudragit.
MỞ ĐẦU
Vi hạt là dạng thuốc đa tiểu phân có nhiều
ƣu điểm cả trong điều trị v| trên phƣơng diện
sản xuất. Do có kích thƣớc nhỏ, vi hạt dễ dàng
di chuyển qua môn vị, làm giảm thời gian lƣu
tại dạ dày và hạn chế sự t{c động của thức ăn
lên sinh khả dụng của thuốc. Về mặt cơ lý, vi
hạt có lƣu tính tốt phù hợp cho qu{ trình đóng
thuốc vào nang. Bên cạnh đó, vi hạt có tỷ lệ
diện tích bề mặt/thể tích nhỏ giúp tạo thuận
lợi cho quá trình hòa tan thuốc, đặc biệt l| đối
với các hoạt chất khó tan.
Theo ƣớc tính hiện nay, có khoảng 40% hoạt
chất đƣợc phép lƣu h|nh trên thị trƣờng có tính
kém tan trong nƣớc(5). Nhiều phƣơng ph{p đã
đƣợc nghiên cứu nhằm l|m tăng độ tan/độ hòa
tan của hoạt chất, cụ thể nhƣ tạo hệ phân tán
rắn, tạo phức bao với các chất cao phân tử thân
nƣớc, làm giảm kích thƣớc tiểu phân, sử dụng
chất diện hoạt(1,3,7). Tuy nhiên, các quy trình làm
tăng độ tan thƣờng tạo ra những sản phẩm
trung gian. Điều này có thể g}y khó khăn trong
việc tạo thành dạng bào chế phù hợp và tạo ra
nhiều thách thức trong nghiên cứu phát triển.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm điều
chế vi hạt chứa itraconazole 22,22% có độ hòa
tan cao. Itraconazole là một thuốc kháng nấm
phổ rộng, thuộc nhóm II theo hệ thống phân
loại sinh dƣợc. Do dƣợc chất kém tan, nghiên
cứu hƣớng đến sàng lọc các polymer thân
nƣớc có khả năng l|m tăng độ hòa tan khi
phối hợp với itraconazole. Polymer tiềm năng
sẽ đƣợc sử dụng trong công thức nghiên cứu
điều chế vi hạt. Vi hạt tạo thành có độ giải
phóng hoạt chất in vitro (sau 45 phút) tƣơng
đƣơng thuốc đối chiếu là Sporal®.
NGUYÊN VẬT LIỆU - PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nguyên vật liệu
Itraconazole (số lô IT/06/15/005) đạt tiêu
chuẩn Dƣợc điển Ch}u ]u (EP 8.0) đƣợc sản
xuất bởi công ty SMS (Ấn Độ). Các polymer
dùng trong nghiên cứu là hydroxypropyl
methylcellulose (HPMC) có độ nhớt khác nhau
(3, 5, 15 cp) (Dow, Mỹ), copovidon (PVPVA-64)
v| povidon K30 (BASF, Đức), Eudragit® E100
(Evonik, Đức). Nh}n trơ (nh}n đƣờng Suglet®)
có kích thƣớc hạt trong khoảng 600 - 710 µm
đƣợc cung cấp bởi Colorcon (Mỹ). Các hóa chất
khác dùng trong kiểm tra độ hòa tan v| định
lƣợng dƣợc chất đều đạt tiêu chuẩn phân tích.
Nghiên cứu lựa chọn polymer tiềm năng
Quy trình điều chế
Phức hợp itraconazole-polymer đƣợc điều
chế bằng phƣơng ph{p phun sấy. Quy trình điều
chế đƣợc tiến hành tuần tự nhƣ sau: itraconazole
đƣợc hòa tan với nồng độ 4% hoặc 8% trong
dung môi (hỗn hợp dichloromethane/ethanol
60:40, kl/kl). Thêm từ từ polymer vào dung dịch
và khuấy trong 45 phút để thu đƣợc hỗn hợp
đồng nhất. Hỗn hợp tạo thành phải là một dung
dịch trong suốt, không vón, không lắng cặn.
Phun sấy 15 g dung dịch bằng thiết bị LabPlant
SD05 (North Yorkshire, Anh) với các thông số
quy trình đƣợc ấn định bao gồm:
Tốc độ bơm: 0,5 - 3,0 gam/phút.
Đƣờng kính lỗ phun: 1,0 mm.
Áp suất tạo giọt: 1,5 bar.
Tốc độ gió vào: 30 vòng/phút.
Nhiệt độ gió vào: 32 - 44°C.
Nhiệt độ gió vào: 32 - 40°C.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 376
Thiết kế thí nghiệm
Để lựa chọn polymer tiềm năng, loại
polymer và tỷ lệ hoạt chất/polymer (kl/kl) của
dịch phun sấy đã đƣợc khảo sát. Cụ thể:
Loại polymer đƣợc khảo sát: HPMC (3, 5, 15
cp), PVP-K30, PVPVA-64, Eudragit® E100.
Tỷ lệ hoạt chất/polymer đƣợc khảo sát: 1/1;
1/1,5 hay 1/2.
Polymer và tỷ lệ hoạt chất/polymer đƣợc lựa
chọn dựa trên đ{nh gi{ độ hòa tan của
Itraconazole trong hỗn hợp thu đƣợc từ quá
trình phun sấy.
Điều chế vi hạt itraconazole
Vi hạt Itraconazole đƣợc điều chế theo
phƣơng ph{p bồi lên nh}n trơ bằng thiết bị bao
tầng sôi kiểu phun từ dƣới lên (FLP, Trung
Quốc). Dung dịch hoạt chất đƣợc chuẩn bị nhƣ
đã trình b|y ở mục 2.2.1. Nh}n trơ đƣợc cân và
cho vào hệ thống bao, thông số quy trình bao (ở
cỡ lô 67,5 g) đƣợc ấn định nhƣ sau:
Tốc độ bơm: 1,1 - 5,0 (gam/phút).
Đƣờng kính lỗ phun: 1,0 mm.
Áp suất tạo giọt: 0,9 bar.
Tốc độ gió vào: 40-44 vòng/phút.
Nhiệt độ gió vào: 36°C.
Nhiệt độ gió vào: 32°C.
Kết thúc quá trình bao, vi hạt đƣợc sấy ở
nhiệt độ 40oC trong 5 phút và làm nguội trong 15
phút. Sau đó tiến h|nh r}y qua lƣới 1,5 mm để
loại vi hạt không đạt yêu cầu.
Thử nghiệm độ hòa tan của itraconazole trong
sản phẩm phun sấy
Môi trƣờng của thử nghiệm hòa tan đƣợc ấn
định là dung dịch mô phỏng dịch vị không enzyme,
đƣợc điều chế bằng cách hòa tan 2 g natri clorid và 7
ml acid hydroclorid vào vừa đủ 1000 ml nƣớc.
Cho 450 mg bột phun sấy/vi hạt có chứa
itraconazole v|o 900 ml môi trƣờng thử độ hòa
tan. Hỗn hợp đƣợc khuấy trên thiết bị cánh
khuấy với tốc độ 100 vòng/phút trong thời gian
60 phút ở nhiệt độ 37 ± 0,5°C. Mẫu (10 ml) đƣợc
thu thập ở các thời điểm 10, 15, 20, 30, 45, 60
phút. Lọc mẫu qua màng lọc 0,45 µm và pha
loãng 5 lần bằng hỗn hợp methanol/môi trƣờng
hòa tan (5:95, kl/kl). Nồng độ itraconazole trong
mẫu hòa tan đƣợc x{c định bằng phƣơng ph{p
đo quang phổ hấp thu UV ở bƣớc sóng 255 nm.
Phân tích hình thái học bằng hình ảnh hiển vi
điện tử quét (SEM)
Mẫu (nguyên liệu, vi hạt) đƣợc cố định trên
bộ phận chứa mẫu của kính hiển vi điện tử quét
Jeol JSM - 7401F. Làm khô mẫu trong 24 giờ và
tiến h|nh đo với thế 5,0 kV, áp suất buồng chứa
mẫu tối đa 50 Pa, {p suất đầu bắn điện tử tối đa
là 5 x 10-7 Pa.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu lựa chọn polymer tiềm năng
Ba nhóm polymer th}n nƣớc kh{c nhau đã
đƣợc nghiên cứu để l|m tăng độ tan của
itraconazole, bao gồm các hydroxypropyl
methylcellulose và polyvinyl pyrrolidone và
polymethacrylate (Eudragit®). Hiệu quả cải thiện
độ hòa tan khi phun sấy itraconazole với các
polymer có sự khác biệt đ{ng kể (Bảng 1).
Trong nghiên cứu này, hiệu quả cải thiện độ
hòa tan tăng theo tỷ lệ hoạt chất/polymer khi sử
dụng HPMC, PVP K30 hay PVPVA-64. Tuy
nhiên, các mẫu thử nghiệm đều cho tỷ lệ giải
phóng hoạt chất sau 45 phút không đạt theo mục
tiêu thiết kế. Nguyên nhân có thể đƣợc quan sát
từ thực nghiệm. Hiện tƣợng kết tụ giữa các tiểu
phân rắn xảy ra khi hỗn hợp bột phun sấy tiếp
xúc với môi trƣờng hòa tan. Lớp polymer ở bề
mặt tiếp xúc trƣơng nở, làm chậm tốc độ hòa tan
của dƣợc chất ở các lớp bên trong.
Trong khi đó, đồng phun sấy với Eudragit®
E100 giúp tăng đ{ng kể độ hòa tan của
itraconazole ngay ở tỷ lệ phối hợp thấp. Điều
n|y đƣợc giải thích do Eudragit® E100 ion hóa
trong môi trƣờng thử độ hòa tan (có pH thấp)
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phóng thích dƣợc
chất. Kết quả này giúp củng cố các phát hiện của
một số nhóm tác giả đã nghiên cứu trƣớc đ}y về
cải thiện độ hòa tan của itraconazole(6-9).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 377
Bảng 1: Tỷ lệ hoạt chất phóng thích (sau 45 phút) từ
bột phun sấy so với nguyên liệu (%)
Loại chất mang
Tỷ lệ hoạt chất /chất mang
(kl/kl)
1:1 1:1,5 1:2
HPMC 3 cp 15,1 19,8 25,7
HPMC 5 cp 18,1 23,8 32,1
HPMC 15 cp 22,1 48,1 63,3
PVP K30 5,6 8,7 12,4
PVPVA-64 12,7 18,9 30,6
Eudragit
®
E100 99,6 99,8 99,8
Itraconazole nguyên liệu 0,4
Nghiên cứu điều chế vi hạt itraconazole dùng
Eudragit® E100
Trên cơ sở kết quả sàng lọc, Eudragit® E100
đƣợc sử dụng nhƣ một polymer chính l|m tăng
độ hòa tan của itraconazole trong vi hạt. Các công
thức đƣợc thiết kế với tỷ lệ hoạt chất/polymer
thay đổi (1/1; 1/1,5; 1/2) (bảng 2). Với thành phần
công thức đƣợc cân bù hao hụt 40%, các lô vi hạt
đã nghiên cứu đều đạt về chỉ tiêu h|m lƣợng
itraconazole. Quy trình bao đƣợc thiết lập cho
hiệu suất điều chế dao động trong khoảng 65,9 -
79,2%. Hơn 90% vi hạt có kích thƣớc trong
khoảng 0,85 - 1,2 mm và không quá 5% vi hạt nhỏ
hơn 0,85 mm.
Bảng 2: Thành phần công thức điều chế vi hạt dùng
Eudragit® E100 (g)
Công thức T01 T02 T03
Itraconazole
*
21,00 21,00 21,00
Eudragit
®
E100
*
21,00 31,50 42,00
Suglet 37,50 30,00 22,50
Ethanol 96%
*
193,2 241,5 289,8
DCM
*
289,8 362,3 434,7
(*): bù hao hụt 40%.
Hình 1: Độ giải phóng hoạt chất từ vi hạt có chứa
itraconazole và Eudragit E100
Việc phối hợp Eudragit® E100 nhƣ một
chất mang itraconazole trong công thức vi hạt
l|m tăng độ giải phóng hoạt chất so với
nguyên liệu ban đầu. Kết quả này phù hợp với
các dữ liệu thu đƣợc từ nghiên cứu sàng lọc.
Tuy nhiên, do itraconazole đƣợc phóng thích
nhanh ở các thời điểm 10, 15, 20 và 30 phút
(hình 1), hệ số so sánh f2 ở các lô thử nghiệm
so với thuốc đối chiếu là Sporal® đều nhỏ hơn
50.
Ngoài ra, vi hạt tạo thành có cảm quan
không đạt theo ý đồ thiết kế. Tuy vi hạt có
dạng gần cầu, nhiều nh}n con cũng đồng thời
xuất hiện và phủ trên bề mặt vi hạt (Hình 2a).
Thông số quy trình bao hoặc công thức điều
chế chƣa phù hợp đều có thể dẫn đến hiện
tƣợng này. Vài thử nghiệm đã đƣợc tiến hành
để sàng lọc nguyên nh}n. Theo đó, cảm quan
vi hạt không đƣợc cải thiện khi thay đổi các
thông số của quy trình bao (nhƣ tốc độ phun
dịch, áp suất tạo giọt, nhiệt độ sấy). Điều này
giúp loại trừ khả năng quy trình bao chƣa phù
hợp làm ảnh hƣởng đến cảm quan. Nghiên
cứu khắc phục vấn đề n|y hƣớng đến điều
chỉnh thành phần công thức. Cụ thể, cảm quan
không đạt yêu cầu có thể do tỷ lệ dƣợc chất
trong hệ phân tán cao, làm giảm khả năng
bám dính của dịch bao lên nhân, dẫn đến bề
mặt có nhiều nhân con và không liên tục.
Nghiên cứu điều chế vi hạt dùng hỗn hợp
polymer
Để khắc phục c{c nhƣợc điểm của quá
trình bao vi hạt dùng Eudragit® E100 nhƣ một
chất mang duy nhất, các hỗn hợp polymer đã
đƣợc nghiên cứu thay thế bao gồm Eudragit®
E100/HPMC 5cp (tỷ lệ 70:30, 50:50) và
Eudragit® E100/PVPVA-64 (tỷ lệ 70:30, 55:45
và 50:50). Tỷ lệ hoạt chất/hỗn hợp polymer
trong các công thức đƣợc ấn định là 1/1,5
(bảng 3).
Cảm quan vi hạt không cải thiện ở các
công thức sử dụng hỗn hợp Eudragit®
E100/HPMC 5cp. Tuy nhiên, việc dùng phối
hợp Eudragit® E100 với PVPVA-64 giúp tạo ra
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 378
vi hạt có cảm quan đạt yêu cầu. Sản phẩm tạo
thành từ công thức T07 và T08 (tỷ lệ
Eudragit®/PVPVA-64 lần lƣợt là 55/45 và
50/50) có dạng gần cầu và bề mặt nhẵn (hình
2). Kết quả này có thể đƣợc lý giải dựa trên
một số tài liệu đã công bố trên hệ phân tán rắn
itraconazole. Theo đó, sự có mặt của PVPVA-
64 trong thành phần công thức giúp ổn định
dạng vô định hình v| ngăn sự tái kết tinh của
dƣợc chất(7,8).
Bảng 3: Thành phần công thức điều chế vi hạt dùng
hỗn hợp polymer (g)
Công thức T04 T05 T06 T07 T08
Itraconazole
*
21,00 21,00 21,00 21,00 21,00
Eudragit
®
E100
*
22,05 15,75 22,05 17,33 15,75
HPMC 5cp
*
9,45 15,75 - - -
PVPVA 64
*
- - 9,45 14,18 15,75
Suglet 30,00 30,00 30,00 30,00 30,00
Ethanol 96%
*
241,5 241,5 241,5 241,5 241,5
DCM
*
362,3 362,3 362,3 362,3 362,3
(*): bù hao hụt 40%.
(a) (b)
(c) (d)
Hình 2: Cảm quan vi hạt tạo thành từ các công thức
nghiên cứu có thành phần chất mang khác nhau: (a)
công thức T01 - chỉ dùng Eudragit® E100, (b) công
thức T04 - Eudragit® E100/HPMC 5cp (70/30,
kl/kl), (c) công thức T06 - Eudragit® E100/PVPVA-
64 (70/30, kl/kl) và (d) công thức T07 - Eudragit®
E100/PVPVA-64 (55/45, kl/kl)
Công thức T07 đƣợc điều chế lặp lại 3 lô thử
nghiệm và cho thấy không có sự khác biệt về dữ
liệu độ hòa tan của itraconazole (kết quả không
trình bày). Vi hạt tạo th|nh đƣợc chụp dƣới kính
hiển vi điện tử quét. Hình ảnh SEM cho thấy vi
hạt có dạng gần cầu, bề mặt nhẵn, liên tục, không
có nhân con hay các tiểu phân rời rạc bám trên bề
mặt (Hình 4d). Hình thái học cắt ngang vi hạt thể
hiện cấu trúc hai lớp bao gồm một nhân dạng cầu
ở chính giữa (nh}n trơ Suglet) v| lớp bao đồng
nhất, phủ đều bên ngo|i nh}n trơ (Hình 4c). Trên
bề mặt và bên trong lớp bao (Hình 4c và 4d)
không tìm thấy vết của những tinh thể
itraconazole dạng nguyên liệu ban đầu (Hình 4a).
Hình 3: Độ hòa tan của itraconazole từ các vi hạt
được điều chế từ các hỗn hợp polymer
(a) (b)
(c) (d)
Hình 4: Hình ảnh hiển vi điện tử quét của (a) nguyên
liệu itraconazole (độ phóng đại 600), (b) vi hạt
itraconazole (công thức T07) với hệ polymer Eudragit®
E100/PVPVA-64 (55/45, kl/kl) (độ phóng đại 80), (c)
cắt ngang vi hạt itraconazole (công thức T07) (độ
phóng đại 100) và (d) bề mặt vi hạt (công thức T07) (độ
phóng đại 600).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 379
BÀN LUẬN
Trong hai thập kỷ gần đ}y, dạng thuốc
pellet ngày càng thu hút nhiều sự chú ý của
các nhà nghiên cứu trên thế giới. Với quy trình
bào chế đặc trƣng, việc lựa chọn t{ dƣợc phù
hợp để tạo ra vi hạt có tính chất cơ lý đạt yêu
cầu, đồng thời n}ng cao độ hòa tan của dƣợc
chất đặt ra nhiều thử thách cho các nhà bào
chế. Cho đến nay, chƣa có nhiều nghiên cứu
ứng dụng để l|m tăng độ hòa tan của dƣợc
chất trong vi hạt.
Đề t|i n|y đã nghiên cứu ứng dụng hỗn
hợp polymer Eudragit® E100 và PVPVA-64 để
n}ng cao độ hòa tan của itraconazole và tạo ra
pellet có cảm quan phù hợp. Trong đó có vai trò
quan trọng của Eudragit® E100 do bản chất là
một polymer dễ tan tong nƣớc. Một số nghiên
cứu đã cho thấy khi phun sấy dung dịch chứa
đồng thời itraconazole v| polymer (nhƣ
HPMC, PEG, polyvinylacetal diethylaminoacetat,
poloxamer <)(2,4,7) với tỷ lệ thích hợp, độ hòa
tan của dƣợc chất có thể đƣợc cải thiện nhờ cơ
chế tạo hệ phân tán rắn. Mức độ cải thiện độ
hòa tan phụ thuộc vào tỷ lệ hoạt chất/polymer.
Cơ chế của mối quan hệ n|y đƣợc chứng minh
do sự thay đổi dạng thù hình của
Itraconazole(6-9).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã x{c lập đƣợc một công thức
v| quy trình điều chế vi hạt chứa itraconazole
(22,22%) có độ hòa tan cao. Polymer Eudragit®
E100 đƣợc chứng minh là có hiệu quả trong việc
cải thiện độ hòa tan của nguyên liệu
itraconazole. Tuy vậy, polymer PVPVA-64 cần
đƣợc bổ sung vào thành phần công thức điều
chế vi hạt nhằm cải thiện tính bám dính của lớp
bao và kiểm soát sự phóng thích hoạt chất ở các
thời điểm đầu của thử nghiệm hòa tan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alia AB, Mohamed AEN, Dooa AE, Sami AA (2011).
Characterization and Stability Testing of Itraconazole Solid
Dispersions Containing Crystallization Inhibitors. Am. J. Drug
Discov. Dev, 1(3): 144-159.
2. Ananda KC, Prathap M, Venketeswararao P, Sudakar Babu
AMS, Narendra Babu RVV, Sajeev SM (2011), Development of
Itraconazole immediate release pellets by using HPMC loaded
in gelatin capsules. IJBPR. 3(7): 904-910.
3. Geert V, Karel S, Guy VDM, Lieven B, Jef P, Marcus EB (2003),
Characterization of solid dispersions of itraconazole and
hydroxypropylmethylcellulose prepared by melt extrusion part
I. Int. J. Pharm, 251(1-2): 165-74.
4. Jung JY, Yoo SD Lee SH, Kim KH, Yoon DS, Lee KH (1999).
Enhanced solubility and dissolution rate of itraconazole by a
solid dispersion technique. Int. J. Pharm, 187(2): 209-218.
5. Kalepu S, Nekkanti V (2015). Insoluble drug delivery strategies:
review of recent advances and business prospects. Acta Pharm.
Sin. B, 5(5):442-453.
6. Sandrien J, Clive R, Smith EF, Van den Mooter G (2008).
Physical stability of ternary solid dispersions of itraconazole in
polyethyleneglycol 6000/ hydroxypropylmethylcellulose 2910
E5 blends. Int. J. Pharm, 355(1-2): 100-107.
7. Sandrien J, Nagels S, Novoa de Armas H, D’Autry W,
Schepdael AV, Van den Mooter G (2008). Formulation and
characterization of ternary solid dispersions made up of
Itraconazole and two excipients, TPGS 1000 and PVPVA 64,
that were selected based on a supersaturation screening study.
Eur. J. Pharm. Biopharm, 69(1): 158-166.
8. Sandrien J, Novoa de Armas H, D’Autry W, Schepdael AV,
Van den Mooter G (2008). Characterization of ternary solid
dispersions of Itraconazole in polyethylene glycol
6000/polyvidone-vinylacetate 64 blends. Eur. J. Pharm.
Biopharm, 69 (3): 1114-1120.
9. Sandrien J, Novoa de Armas H, Roberts CJ, Van den Mooter G
(2008). Characterization of ternary solid dispersions of
Itraconazole, PEG 6000, and HPMC 2910 E5. J. Pharm Sci, 97(6):
2110-2120.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dieu_che_vi_hat_chua_itraconazole_co_do_hoa_tan_c.pdf