Mangrove is known as a big carbon sink in coastal areas. It is an important
organic carbon source which provides for coastal ecosystems. The assessment of the carbon
sequestration potential of mangrove contributes to making a scientific base for mangrove
conservation and rehabilitation. In this study, the carbon sequestration of mangrove in the Hai
Phong coastal areas was measured at three dominant species of mangrove Rhizophora stylosa
Griff; Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong and Sonneratia caseolaris (L.) Engl. The result of the
assessment was described by the net canopy photosynthesis (PN), above and below ground biomass
(AGB and BGB), and organic carbon content in sediment. The result showed that the PN ranged
from 31.94 ± 1.59 tC.ha-1.yr-1 to 34.83 ± 1.95 tC.ha-1.yr-1 with the R. stylosa community being
highest. Above and below ground biomass C stock ranged from 4.03 ± 0.31 t.ha-1 to 294.43 ±
24.67 t.ha-1 and from 2.38 ± 0.16 t.ha-1 to 114.16 ± 8.9 t.ha-1, respectively. S. caseolaris community
had the highest biomass and R. stylosa community had the lowest biomass. The measurements of C
stock in mangrove biomass for three species were R. stylosa (2.69 ± 0.19 t.ha-1); K. obovata (6.72 ±
0.34 t.ha-1) and S. caseolaris (171.61 ± 14.1 t.ha-1). The organic carbon content of sedimentscores
at 10 cm depth ranged from 685.63 milligram.kg-1 of se. dry to 2676.64 milligram.kg-1 of se. dry and
at 40 cm depth ranged from 937.38 milligram.kg-1 of se. dry to 2557.55 milligram.kg-1 of se. dry.
The total organic carbon was stored highest in the R. stylosa community.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
347
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 4; 2015: 347-354
DOI: 10.15625/1859-3097/15/4/7379
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CACBON
CỦA RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HẢI PHÒNG
Vũ Mạnh Hùng*, Đàm Đức Tiến, Cao Văn Lương
Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*E-mail: hungvm@imer.ac.vn
Ngày nhận bài: 10-4-2015
TÓM TẮT: Rừng ngập mặn là một bể chứa cacbon lớn khu vực ven biển, là một nguồn cung
cấp cacbon hữu cơ quan trọng cho hệ sinh thái ven biển. Việc đánh giá khả năng hấp thụ và lưu giữ
cacbon của rừng ngập mặn góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển rừng ngập
mặn. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả lưu giữ cacbon của rừng ngập mặn ven biển Hải
Phòng tại ba kiểu rừng đặc trưng: Đước vòi (Rhizophora stylosa Griff.); Trang (Kandelia obovata
Sheue, Liu & Yong) và Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.). Qua đó đánh giá mức độ lưu
trữ cac bon qua quá trình quang hợp tán lá, sinh khối cây và trong trầm tích của ba kiểu rừng nói
trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: lượng cacbon tích lũy qua quá trình quang hợp từ 31,94 ±
1,59 tC/ha/năm đến 34,83 ± 1,95 tC/ha/năm, trong đó cao nhất là quần xã Đước vòi (R. stylosa).
Sinh khối trên (AGB) và sinh khối dưới (BGB) nằm trong khoảng tương ứng là 4,03 ± 0,31 t/ha đến
294,43 ± 24,67 t/ha và 2,38 ± 0,16 t/ha đến 114,16 ± 8,9 t/ha, Bần chua (S. caseolaris) có trữ lượng
lớn nhất và thấp nhất là Đước vòi (R. stylosa). Hàm lượng cacbon hữu cơ trong trầm tích ở độ sâu
10 cm từ 685,63 mg/kg khô đến 2676,64 mg/kg khô; ở độ sâu 40 cm từ 937,38 mg/kg khô đến
2557,55 mg/kg khô, trong đó khả năng lưu trữ cacbon trong trầm tích của rừng Đước vòi (R.
stylosa) là cao nhất.
Từ khóa: Thực vật ngập mặn, khả năng lưu giữ cacbon, Hải Phòng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng ngập mặn (RNM) được cho là bể
chứa cacbon quan trọng đối với hệ sinh thái
ven biển [1]. Những sản phẩm sơ cấp của rừng
ngập mặn (cành, lá, thân, rễ) lại chính là nguồn
cung cấp mùn bã hữu cơ quan trọng đối với hệ
sinh thái ven bờ. Thông qua quá trình quang
hợp, thực vật ngập mặn (TVNM) hấp thụ CO2
trong khí quyển và chuyển hóa thành sản phẩm
sơ cấp. TVNM hấp thụ lượng CO2 trên đơn vị
diện tích lớn hơn so với thực vật phù du thực
hiện ở khu vực ven biển nhiệt đới [2]. Những
nghiên cứu trước đây đã cho thấy rừng ngập
mặn có khả năng hấp thụ CO2 cao hơn so với
rừng nhiệt đới trên cạn [3, 4]. Theo Alongi et
al., (2007) rừng ngập mặn chiếm tới 10% tổng
số sản phẩm sơ cấp và 25% lượng cac bon chôn
vùi trong khu vực ven biển trên toàn cầu [5].
Một số đánh giá gần đây về trữ lượng cacbon
trong rừng ngập mặn toàn cầu cho thấy rằng
sản phẩm sơ cấp của rừng ngập mặn là 218
triệu tấn cacbon và thường phát tán ra đại
dương thông qua các quá trình phát thải và
chôn vùi trong trầm tích [6]. Qua đó, cho thấy
sản phẩm sơ cấp của RNM là nguồn cung cấp
mùn bã hữu cơ quan trọng đối với hệ sinh thái
ven bờ. Chính vì vậy, sự suy giảm diện tích
RNM gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự bền
vững của hệ sinh thái này. Theo Cebrain et al.,
(2002), việc mất đi khoảng 35% diện tích RNM
trên thế giới sẽ làm mất đi lượng cacbon lưu
Vũ Mạnh Hùng, Đàm Đức Tiến,
348
giữ trong sinh khối RNM là là 3,8 × 1014 gram
cacbon [7].
Trong chương trình hành động của nghị
định thư Kyoto, phục hồi RNM được cho là
một phần của chương trình CDM (Clean
Development Mechanism). Chính vì vậy, việc
đánh giá và dự báo lượng cacbon được lưu giữ
trong RNM là vấn đề được đề cập và phát triển
các công nghệ trong nhiều chương trình đánh
giá lượng cacbon và khả năng hấp thụ CO2 của
RNM. Các phương pháp đánh giá lượng cacbon
lưu giữ trong RNM đã áp dụng được chia làm
ba dạng: phương pháp đánh giá trực tiếp, đánh
giá không trực tiếp và phương pháp đánh giá
dựa vào số liệu viễn thám. Trong đó, phương
pháp đánh giá trực tiếp bằng cách đo và đánh
giá sinh khối trực tiếp trên cây và các yếu tố
khác để đưa ra số lượng cụ thể về lượng cacbon
có trong đơn vị rừng. Đây là phương pháp cho
số liệu chính xác, nhưng phương pháp này tốn
kém và thực hiện trong phạm vi hẹp. Phương
pháp sử dụng số liệu viễn thám có thể tính
được chỉ số diện tích lá (LAI - Leaf Area
Index) trên diện tích rừng rộng lớn, nhưng kết
quả có độ sai lệch trung bình so với phương
pháp trực tiếp là 13% [8]. Phương pháp gián
tiếp dựa vào việc đo cường độ ánh sáng dưới
tán lá và các thông số của cá thể cây rừng thông
qua các công thức tính để xác định lượng
cacbon được RNM hấp thụ. Phương pháp này
cho kết quả tương đối chính xác so với phương
pháp trực tiếp bởi nó dựa trên những công thức
được xây dựng từ phương pháp trực tiếp [3].
Hơn nữa, phương pháp được tiến hành nhanh
và kinh phí thực hiện không quá lớn. Như vậy,
phương pháp tính không trực tiếp kết hợp với
các số liệu viễn thám sẽ cho độ chính xác tương
đối và có thể tính toán trên diện rộng. Sự kết
hợp này phần nào đáp ứng được nhu cầu về
đánh giá nhanh trữ lượng cacbon và quản lý hệ
sinh thái rừng ngập mặn ở các nước đang phát
triển như Việt Nam. Trong khuôn khổ nhiệm vụ
cán bộ khoa học trẻ, nhóm tác giả sử dụng
phương pháp không trực tiếp được mô tả bởi
English et al., (1997) [9] nhằm đánh giá, so
sánh sự khác biệt về khả năng lưu giữ cacbon
của các kiểu cấu trúc rừng RNM ven biển
Hải Phòng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ba kiểu cấu trúc
rừng của ba loài thực vật ngập mặn: Đước vòi
(Rhizophora stylosa Griff.); Trang (Kandelia
obovata Sheue, Liu & Yong) và Bần chua
(Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) tại ba khu
vực rừng ngập mặn tương ứng xã Phù Long
(huyện Cát Hải); Bằng La (quận Đồ Sơn); Vinh
Quang (huyện Tiên Lãng) thành phố Hải Phòng
(hình 1).
Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon
349
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu mẫu
Tiến hành khảo sát thực địa tại hiện trường
trong hai đợt: 7/2014 và 9/2014. Tại mỗi khu
vực nghiên cứu nói trên, tiến hành thu số liệu
tại 3 ô tiêu chuẩn (10 m × 10 m) phân bố theo
hướng từ bờ ra biển nhằm đại diện cho quần xã
TVNM phân bố tại các mức triều khác nhau.
Vị trí khảo sát được xác định bằng thiết bị
định vị vệ tinh Garmin Etrex 10.
Tại ô tiêu chuẩn, tiến hành đo chiều cao
tầng tán cây và số lượng cây trưởng thành, đếm
số cây con tái sinh trong ô (1 m × 1 m) để xác
định cấu trúc tầng tán. Tiến hành thu mẫu vật
để xác định thành phần loài theo phương pháp
hình thái.
Tại mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành đo ngẫu
nhiên 100 - 120 lần cường độ ánh sáng dưới tán
lá bằng thiết bị đo cường độ ánh sáng (Light
meter 401025) vào thời điểm 10 - 14 h trong
ngày nắng; đo đường kính thân ngang ngực
(BHD): tại 130 cm đối với cây cao trên 4 m và
tại 30 cm đối với cây thấp hơn 4 m, bằng thước
đo (Gold Self Lock 5 m).
Thu mẫu trầm tích bằng khoan địa chất cầm
tay (hand corer sampler) trong các ô tiêu chuẩn;
tại độ sâu 10 cm và 40 cm, tiến hành đo độ muối
bằng thiết bị đo độ muối khúc xạ kế (Ti-SAT
100A) và thu 50 gram trầm tích để phân tích
cacbon hữu cơ (Chc) trong trầm tích.
Phương pháp phân tích và xử lý mẫu trong
phòng thí nghiệm
Xác định thành phần loài TVNM thu được
theo phương pháp hình thái dựa theo tài liệu
“Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật
hạt” [10], “Phân loại học thực vật bậc cao” [11]
và “The Botany of Mangroves” [12].
Số liệu cường độ ánh sáng đo đạc được sử
dụng để tính độ tàn che tán cây (Canopy cover),
chỉ số diện tích lá (LAI-Leaf Area Index), quang
hợp tán lá (canopy photosynthesis) theo English
et al., (1997)[9]. Cụ thể theo các công thức sau:
Chỉ số diện tích lá:
L = [loge(I)mean – loge(I0)mean]/-k
Trong đó: (I)mean là giá trị trung bình của cường
độ ánh sáng dưới tán lá; (I0)mean là giá trị trung
bình của cường độ ánh sáng ngoài tán và k là
hằng số ánh sáng tán xạ thường có giá trị nằm
trong khoảng 0,4 đến 0,65 trong tán RNM và
English et al., (1997) đã đề xuất sử dụng giá trị
trung bình cho hằng số k là 0,5 [9].
Quang hợp tán lá (Net canopy
photosynthesis): PN = A × d × L
Trong đó: A là giá trị trung bình tỉ lệ của quang
hợp trên diện tích lá, giá trị 0,648 gC/m2/giờ
được áp dụng vì thời điểm nghiên cứu là mùa
mưa và độ mặn thấp [9]; d là độ dài ngày (12
giờ); L là chỉ số diện tích lá.
Sinh khối rừng được xác định bằng công thức
tính được đề xuất bởi Komiyama et al., (2005)
[13].
Sinh khối lá: WL = 0,135 × ρ × D1,696
Sinh khối thân:
Ws = 0,0696 × ρ × (D2 × H)0,931
Sinh khối trên mặt đất (AGB):
Wtop = 0,251 × ρ × D2,46
Sinh khối dưới mặt đất (BGB):
WR = 0,199 × ρ0,899 × D2,22
Trong đó: D: đường kính thân (DBH); H: chiều
cao tán cây; ρ: mật độ gỗ của thân cây (tấn/m3)
cụ thể: 0,77 cho Đước vòi (R. stylosa); 0,34 cho
Bần chua (S. caseolaris) (Komiyama et al.,
(2005)), và đối với Trang (K. obovata) do cùng
Họ với Đước vòi (R. stylosa) và có cấu trúc rừng
tương tự nên nhóm tác giả lựa chọn giá trị 0,77.
Tổng sinh khối cây được xác định bằng công
thức: B = Wtop + WR (kg). Trong đó: Wtop là sinh
khối trên mặt đất; WR là sinh khối dưới mặt đất.
Tổng số sinh khối của cây sẽ được chuyển
đổi thành sinh khối cacbon trên cây với hằng số
0,42, điều đó có nghĩa là tỉ lệ trung bình là
lượng cacbon chiếm 42% tổng sinh khối cây
[14], giá trị hằng số này ở RNM Cà Mau trong
khoảng 40,6 đến 45,3 %[15]. Như vậy, hằng số
42% có thể áp dụng được để chuyển đổi sinh
khối cây sang sinh khối cacbon ở khu vực
nghiên cứu.
Vũ Mạnh Hùng, Đàm Đức Tiến,
350
Diện tích tiết diện thân cây (Basal area)
= π r2 hoặc 3,1416 × (đường kính thân)2/4.
Phân tích cacbon hữu cơ (Chc): Cacbon
hữu cơ (Chc): phân tích Chc bằng cách ôxi hóa
Chc trong trầm tích bằng kali dicromat
(K2Cr2O7) dư đã biết trước nồng độ, Chc bị ôxi
hóa hết bởi K2Cr2O7, phần K2Cr2O7 dư được
chuẩn độ ngược bằng muối Mohr để biết được
lượng K2Cr2O7 đã tiêu thụ ôxi hóa Chc có trong
trầm tích [16].
Các số liệu thu thập được tính toán và xử lý
bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Cấu trúc thực vật ngập mặn ưu thế tại khu
vực nghiên cứu
Kết quả đo cá thể TVNM tại 3 ô tiêu chuẩn
tại mỗi khu vực nghiên cứu được thể hiện ở
bảng 1 và bảng 2.
Bảng 1. Độ che phủ và cấu trúc phân tầng của thực vật ngập mặn
TT Tên loài (số lượng cá thể- n)
Đường kính (cm) Chiều cao (m) Basal area
(m2/ha)
Độ che phủ
(Canopy cover) Dmax TB Hmax TB
1 R. stylosa (105) 6 3,22 ± 0,09 5,2 2,56 ± 0,09 0,00089 0,98
2 K. obovata (156) 9 4,79 ± 0,1 4,5 2,98 ± 0,07 0,00194 1,0
3 S. caseolaris (86) 49 24,79 ± 1,07 11,05 9,27 ± 0,12 0,056 0,92
Ghi chú: Giá trị TB trong bảng = giá trị trung bình ± SE (SE: sai lệch chuẩn) với p<0,05; n: là
số lượng cá thể tiến hành đo; Basal area (BA): diện tích tiết diện thân.
Bảng 2. Số lượng cá thể loài phân bố theo tầng tán
TT Tên loài
Số lượng cá thể tại các tầng tán (cây/ha)
1 - 2 (m) 2 - 4 (m) 4 - 6 (m) 6 - 8 (m) 8 - 10 (m) 10 - 12 (m)
1 R. stylosa 700 1.650 275 - - -
2 K. obovata 400 3.000 500 - - -
3 S. caseolaris - - - 450 1.275 425
Qua số liệu bảng 1, thấy có sự khác biệt
đáng kể về các thông số đo của các loài phân
bố ưu thế tại 3 điểm nghiên cứu. Bần chua (S.
caseolaris) có số lượng cá thể thấp trong ô
tiêu chuẩn, nhưng đường kính thân và diện
tích tán lá cao nhất. Đước vòi (R. stylosa) và
Trang (K. obovata) có thông số đo tương
đương nhau. Đây là hai quần xã có mật độ cây
phân bố cao, đường kính thân nhỏ và khá đồng
đều về chiều cao tầng tán.
Kết quả bảng 2 cho thấy, số lượng cá thể
loài ưu thế phân bố ở 3 điểm nghiên cứu phân
bố không đồng đều giữa các tầng tán. Tại Phù
Long, Đước vòi (R. stylosa) chiếm ưu thế ở
tầng tán 2 - 4 m với số lượng cá thể là
1.650 cây/ha. Tại Bàng La, quần xã Trang
(K. obovata) cũng chiếm ưu thể ở tầng tán 2 -
4 m nhưng có số lượng cá thể (3.000 cây/ha)
lớn hơn Đước vòi (R. stylosa). Bần chua
(S. caseolaris) tại khu vực Vinh Quang không
có cá thể phân bố ở các tầng tán dưới 6 m.
Tầng tán chiếm ưu thế tại điểm là tầng cây 8 -
10 m với mật độ cá thể là 1.275 cây/ha.
Khả năng lưu trữ cacbon trong rừng ngập
mặn Hải Phòng
Cacbon lưu trữ thông qua quá trình quang
hợp
Số liệu bảng 3 trình bày kết quả tính về
lượng cacbon lưu giữ trong sinh khối thực vật
ngập mặn và lượng cacbon được tổng hợp
thông qua quá trình quang hợp tán lá.
Chỉ số diện tích tán lá của nghiên cứu này
là: 4,1 - 4,48 m2/m2 dt tương đương so với kết
quả nghiên cứu tại một số khu vực RNM khác
như: 3,3 - 4,9 m2/m2 dt ở rừng Đước đôi
(R. apiculata) khu vực sông Mê Kong [18]; 1,6
- 5,1 m2/m2 dt ở vịnh Sawi, nam Thái Lan [19];
và 3,33 - 6,32 m2/m2 dt ở cửa sông Vellar-
Coleroon, Tamil Nadu, Ấn Độ [14]. Kết quả
quang hợp tán lá của nghiên cứu này từ
Nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon
351
31,94 - 34,83 tC/ha/năm, kết quả này cao hơn
so với rừng Đước đôi (R. apiculata) và Mắm
biển (A. marina) từ 18,74 - 23,82 tC/ha/năm ở
đầm Nại [17] do giá trị trung bình tỉ lệ quang
hợp tán lá (A) áp dụng cho khu vực đầm Nại
thấp hơn bởi trong điều kiện mùa khô và độ
mặn cao thì giá trị A thường thấp hơn so với
mùa mưa và độ mặn thấp [9]. Kết quả PN
nghiên cứu này nằm trong khoảng giá trị 24,5 -
76,6 tC/ha/năm ở vịnh Sawi [19] và thấp hơn
37,27 - 75,44 tC/ha/năm ở Vellar-Coleroon
[14]. Đối chiếu cụ thể chỉ số diện tích tán lá của
từng loài với các kết quả trên thì thấy chỉ số
diện tích tán lá ở các khu vực so sánh cao hơn
so với khu vực nghiên cứu, điều này giải thích
cho kết quả quang hợp tán lá của nghiên cứu
này thấp hơn so với ghi nhận của Kathiresan et
al., (2013) [14].
Bảng 3. Các thông số về khả năng lưu trữ cacbon của TVNM
TT Tên loài Chỉ số diện tích tán lá (L) (m2/m2 dt)
Quang hợp
tán lá (PN)
(tC/ha/năm)
Sinh khối trên
(AGB) (t/ha)
Sinh khối
dưới (BGB)
(t/ha)
Trữ lượng
Cacbon (t/ha)
1 R. stylosa 4,48 ± 0,25 34,83 ± 1,95 4,03 ± 0,31 2,38 ± 0,16 2,69 ± 0,19
2 K. obovata 4,43 ± 0,09 34,47 ± 0,75 10,38 ± 0,55 5,63 ± 0,26 6,72 ± 0,34
3 S. caseolaris 4,1 ± 0,2 31,94 ± 1,59 294,43 ± 24,67 114,16 ± 8,9 171,61 ± 14,1
Ghi chú: Giá trị trong bảng = giá trị trung bình ± SE với p < 0,05.
Kết quả bảng 3 cho thấy, chỉ số diện tích
tán lá của Đước vòi (R. stylosa) (4,48) và Trang
(K. obovata) (4,43) cao hơn so với Bần chua
(S. caseolaris) (4,1). Chỉ số diện tích tán lá của
Đước vòi (R. stylosa) và Trang (K. obovata)
khá tương đương với Đước đôi (R. apiculata)
(4,52) khu vực đầm Nại, Ninh Thuận [17].
Sinh khối của Bần chua (S. caseolaris) cao
hơn Đước vòi (R. stylosa) và Trang
(K. obovata) rất nhiều, do đường kính thân của
Bần chua (S. caseolaris) (Dmax: 49 cm) lớn hơn
Đước vòi (R. stylosa) (Dmax: 6 cm) và Trang
(K. obovata) (Dmax: 9 cm) (bảng 1). Đối chiếu tỉ
lệ kết quả sinh khối trên và sinh khối dưới cho
thấy Trang (K. obovata) cao hơn Đước vòi
(R. stylosa) tương ứng là: sinh khối trên (AGB)
61,17% và sinh khối dưới (BGB) 57,72%.
AGB của Bần chua (S. caseolaris) nghiên cứu
này cao hơn so với của Kathiresan et al., (2013)
với Đước bộp (R. mucronata): 59,95 t/ha [14];
Mắm biển (A. marina): 117,65 t/ha, Rừng
Đước (Rhizophora): 281 t/ha [20]. Kết quả này
lại thấp hơn so với một số khu vực RNM khác
như: Rừng Bần (Sonneratia): 357 t/ha [21] và
Avicennia germinans: 315 t/ha [22], tương
đương với RNM Cà Mau với AGB từ 90,2 t/ha
đến 115,2 t/ha [15]. Tuy nhiên, BGB của Bần
chua (S. caseolaris) lại thấp hơn so với kết quả
của Tue et al., (2014) với BGB từ 629,0 t/ha
đến 687,0 t/ha [15] và thấp hơn so với một số
RNM khác như: rừng Vẹt (Bruguiera): 106 -
173 t/ha và rừng Đước (Rhizophora): 187 -
273 t/ha [21] và Dà vàng (Ceriops tagal):
87,5 t/ha [23]. Nhưng giá trị này lại cao hơn kết
quả nghiên cứu của Kathiresan et al., (2013)
với Đước bộp (R. mucronata): 30,65 t/ha; Mắm
biển (A. marina): 43 t/ha [14]. Qua đó cho thấy,
sinh khối RNM phụ thuộc lớn vào điều kiện
sinh thái và cấu trúc loài.
Trữ lượng cac bon của Bần chua
(S. caseolaris) (171,61 t/ha) cao hơn so với hai
kiểu rừng còn lại Đước vòi (R. stylosa)
(2,69 t/ha); Trang (K. obovata) (6,72 t/ha)
(bảng 3). Kết quả bảng 3 cho thấy, Đước vòi
(R. stylosa) và Trang (K. obovata) có giá trị chỉ
số diện tích tán lá và lượng cacbon tổng hợp
qua quang hợp là tương đương. Nhưng tỉ lệ giá
trị của tổng sinh khối cacbon của Trang
(K. obovata) lại cao hơn Đước vòi (R. stylosa)
là 59,97%. Sự khác biệt này có thể lí giải qua
đặc điểm cấu trúc thân, Trang (K. obovata) có
đặc điểm rễ bạnh nên phần thân phát triển to ra,
còn Đước vòi (R. stylosa) có đặc điểm rễ chùm
làm cho thân cây nâng lên cao để thích nghi với
điều kiện ngập lụt, nhưng tiết diện thân lại phát
triển chậm. Kết quả bảng 1 cho thấy, đường
kính thân của Trang (K. obovata) có tỉ lệ lớn
hơn khoảng 33% so với Đước vòi (R. stylosa).
Cacbon hữu cơ lưu trữ trong trầm tích
Nguồn cacbon hữu cơ (Chc) lưu trữ trong
trầm tích rừng ngập mặn chiếm phần lớn tổng
Vũ Mạnh Hùng, Đàm Đức Tiến,
352
số cacbon được lữu trữ trong rừng ngập mặn.
Phần lớn cacbon hữu cơ từ các nguồn khác
nhau như bộ phận cây ngập mặn (thân, lá, rễ),
hay mùn bã hữu cơ từ thượng nguồn được giữ
lại bởi hệ thống rễ cây ngập mặn đều được lưu
giữ dưới dạng trầm tích trong rừng ngập mặn.
Chính vì vậy, bể chứa cacbon RNM đóng vai
trò quan trọng trong quá trình trung chuyển
cacbon khu vực ven bờ, là nơi cung cấp nguồn
cacbon hữu cơ dồi dào cho hệ sinh thái ven bờ
và biển khơi.
Kết quả hình 2 cho thấy, hàm lượng cacbon
hữu cơ trong trầm tích nằm trong khoảng từ
685,63 mg/kg khô đến 2.676,64 mg/kg khô ở
độ sâu 10 cm và 937,38 mg/kg khô đến
2.557,55 mg/kg khô ở độ sâu 40 cm. Cacbon
hữu cơ ở độ sâu 10 cm có giá trị lớn hơn so với
độ sâu 40 cm ở hai kiểu rừng Trang
(K. obovata) và rừng Bần chua (S. caseolaris).
Kết quả này phù hợp với nhiên cứu của Tue et
al., (2014) tại RNM Cà Mau với tổng số cacbon
hữu cơ (TOC) trong trầm tích trên bề mặt cao
hơn so với độ sâu dưới 40 cm [15]. Nhưng giá
trị Chc trong rừng Đước vòi (R. stylosa) ở độ
sâu 40 cm lại cao hơn ở độ sâu 10 cm, kết quả
này cho thấy lớp trầm tích bề mặt có thể do
chịu tác động của hoạt động nuôi thủy sản và
việc chặt phá rừng nên lớp trầm tích này
thường xuyên bị xáo trộn. Kết quả này cũng
phù hợp với nghiên cứu của Tue et al., (2014) ở
trầm tích ven phía ngoài rừng ngập mặn Cà
Mau. Tuy nhiên, giá trị khác biệt giữa hai độ
sâu trên là không lớn [15].
Hình 2. Phân bố cacbon hữu cơ theo độ sâu
Tỉ lệ phần trăm Chc trong trầm tích của
nghiên cứu này với các kiểu rừng tại độ sâu
10 cm và 40 cm tương ứng là: Đước vòi
(R. stylosa): 2,56% và 2,67%; Trang
(K. obovata): 1,04% và 1,23% và Bần chua
(S. caseolaris): 0,68% và 0,93%. Tỉ lệ này là
thấp hơn so với kết quả của Tue et al., (2014)
trong RNM Cà Mau trong khoảng từ 2% đến 4%
tại độ sâu 10 cm và 2,5% đến 3% tại độ sâu
40 cm [15].
Qua hình 2 cho thấy hàm lượng cacbon hữu
cơ trong trầm tích ở kiểu rừng Đước vòi
(R. stylosa) cao hơn hẳn so với hai kiểu rừng
còn lại. Kết quả này phản ảnh đúng thực tế, khi
hệ thống rễ của Đước vòi (R. stylosa) đan xen,
chằng chịt như những chiếc bẫy đã giữ lại
lượng mùn bã hữu cơ tốt hơn hai kiểu rừng
Trang (K. obovata) và Bần chua (S. caseolaris).
Mặc dù trữ lượng sinh khối cacbon ở rừng
Bần chua (S. caseolaris) và Trang (K. obovata)
là cao hơn Đước vòi (R. stylosa)
(bảng 3), nhưng khả năng lưu giữ cacbon trong
trầm tích của Đước vòi (R. stylosa) lại cao hơn
nhiều so với hai kiểu rừng còn lại. Qua đó cho
thấy, việc phát triển kiểu rừng hỗn giao, kết hợp
giữ các kiểu rừng sẽ đem lại hiệu quả cao trong
việc lưu trữ cacbon, cũng như góp phần làm
tăng mức độ đa dạng sinh học cho thảm thực
vật ngập mặn và khả năng chắn sóng của RNM.
KẾT LUẬN
Sinh khối của Bần chua (S. caseolaris) cao
hơn Đước vòi (R. stylosa) và Trang
(K. obovata). Lượng cac bon tích lũy qua quá
trình quang hợp từ 31,94 ± 1,59 tC/ha/năm đến
34,83 ± 1,95 tC/ha/năm cao nhất là quần xã
Đước vòi (R. stylosa). Sinh khối trên (AGB) và
sinh khối dưới (BGB) nằm trong khoảng tương
ứng là: 4,03 ± 0,31 t/ha đến 294,43 ± 24,67 t/ha
và 2,38 ± 0,16 t/ha đến 2,69 ± 0,19 t/ha, Bần
chua (S. caseolaris) có trữ lượng lớn nhất và
thấp nhất là Đước vòi (R. stylosa).
Hàm lượng cacbon hữu cơ trong trầm tích ở
kiểu rừng Đước vòi (R. stylosa) cao hơn hẳn so
với hai kiểu rừng Bần chua (S. caseolaris) và
Trang (K. obovata). Hàm lượng cacbon hữu cơ
trong trầm tích cho thấy có sự khác biệt giữa độ
sâu 10 cm và 40 cm. Hàm lượng cacbon hữu cơ
trong trầm tích nằm trong khoảng từ
685,63 mg/kg khô đến 2676,64 mg/kg khô ở độ
sâu 10 cm và 937,38 mg/kg khô đến
2557,55 mg/kg khô ở độ sâu 40 cm. Trong đó
Nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon
353
khả năng lưu trữ cac bon trong trầm tích của
rừng Đước vòi (R. stylosa) là cao nhất.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm
ơn Chương trình Hỗ trợ khoa học trẻ, Viện Tài
nguyên và Môi trường biển - Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tài trợ
kinh phí và tạo điều kiện cho tập thể tác giả
hoàn thành công trình này. Xin cảm ơn Phòng
Địa Môi trường biển (Viện TN&MT biển) đã
hỗ trợ thiết bị và phân tích cacbon hữu cơ trong
trầm tích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eong, O. J., 1993. Mangroves-a carbon
source and sink. Chemosphere, 27(6):
1097-1107.
2. Kathiresan, K., and Bingham, B. L., 2001.
Biology of mangroves and mangrove
ecosystems. Advances in marine biology,
40, 81-251.
3. Clough, B. F., 1997. Mangrove ecosystems.
Survy manual for tropical marine resources,
2nd edn. Australian Institute of Marine
Science Townsville, 119-196.
4. Eong, O. J., Khoon, G. W., and Clough, B.
F., 1995. Structure and productivity of a 20-
year-old stand of Rhizophora apiculata Bl.
mangrove forest. Journal of Biogeography,
417-424.
5. Alongi, D. M., 2007. The contribution of
mangrove ecosystems to global carbon
cycling and greenhouse gas emissions.
Greenhouse gas and carbon balances in
mangrove coastal ecosystems. Maruzen,
Tokyo, 1-10.
6. Bouillon, S., Connolly, R. M., and Lee, S. Y.,
2008. Organic matter exchange and cycling
in mangrove ecosystems: recent insights
from stable isotope studies. Journal of Sea
Research, 59(1): 44-58.
7. Cebrian, J., 2002. Variability and control of
carbon consumption, export, and
accumulation in marine communities.
Limnology and Oceanography, 47(1): 11-22.
8. Green, E. P., Mumby, P. J., Edwards, A. J.,
Clark, C. D., and Ellis, A. C., 1997.
Estimating leaf area index of mangroves
from satellite data. Aquatic Botany, 58(1):
11-19.
9. English, S., Wilkinson, C. and Baker, V.
1997. Survey Manual for Tropical Marine
Resources. ASEAN-Australian Marine
Science Project: Living Coastal Resources
by the Australian Institute of Marine
Science, Townsville, Australia, 390 pp.
10. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu
và nhận biết các họ thực vật hạt. Nxb. Nông
Nghiệp, Tr. 532.
11. Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1978.
Phân loại học thực vật bậc cao. Nxb. Khoa
học kỹ thuật Hà Nội, 549 tr.
12. Tomlinson, P., 1986. The Botany of
Mangroves. Cambridge tropical biology
series, 413 p.
13. Komiyama, A., Poungparn, S., and Kato, S.,
2005. Common allometric equations for
estimating the tree weight of mangroves.
Journal of Tropical Ecology, 21(4): 471-477.
14. Kathiresan, K., Anburaj, R., Gomathi, V.,
and Saravanakumar, K., 2013. Carbon
sequestration potential of Rhizophora
mucronata and Avicennia marina as
influenced by age, season, growth and
sediment characteristics in southeast coast
of India. Journal of Coastal Conservation,
17(3): 397-408.
15. Tue, N. T., Dung, L. V., Nhuan, M. T., and
Omori, K., 2014. Carbon storage of a
tropical mangrove forest in Mui Ca Mau
National Park, Vietnam. Catena, 121,
119-126.
16. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998. Sổ tay
phân tích, đất, nước, phân bón, cây trồng.
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Đắc Vệ, Đàm Đức
Tiến, Cao Văn Lương, Phạm Văn Chiến,
2014. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng cấu
trúc và khả năng hấp thụ cacbon của rừng
ngập mặn khu vực đầm Nại, Ninh Thuận.
Tiểu ban Đa dạng sinh học và bảo tồn trong
Tuyển tập Hội nghị toàn quốc về sinh học
biển và phát triển bền vững lần thứ II. Tr.
97-106.
18. Clough, B. F., Patanaporpaiboon, P., and
Poungparn, S., 2000. Forest structure and
carbon fixation by mangroves at
Chumphon, Southern Thailand. Carbon
Vũ Mạnh Hùng, Đàm Đức Tiến,
354
Fixation and storage in coastal ecosystems-
phase, 2, 10-16.
19. Alongi, D. D., and Dixon, P. P., 2000.
Mangrove primary production and above-
and below-ground biomass in Sawi Bay,
southern Thailand. Phuket Marine
Biological Center Special Publication-
pages: 22, 31-38.
20. Tamai, S., Tabuchi, R., Ogino, K., and
Nakasuga, T., 1986. Standing biomass of
mangrove forests in southern Thailand.
Journal of the Japanese Forestry Society
(Japan), 68(9): 384-388.
21. Komiyama, A., Ogino, K., Aksornkoae, S.,
and Sabhasri, S., 1987. Root biomass of a
mangrove forest in southern Thailand. 1.
Estimation by the trench method and the
zonal structure of root biomass. Journal of
Tropical Ecology, 3(2): 97-108.
22. Fromard, F., Puig, H., Mougin, E., Marty,
G., Betoulle, J. L., and Cadamuro, L., 1998.
Structure, above-ground biomass and
dynamics of mangrove ecosystems: new
data from French Guiana. Oecologia,
115(1-2): 39-53.
23. Komiyama, A., Havanond, S., Srisawatt, W.,
Mochida, Y., Fujimoto, K., Ohnishi, T.,
Ishihara, S., and Miyagi, T., 2000. Top/root
biomass ratio of a secondary mangrove
(Ceriops tagal (Perr.) CB Rob.) forest.
Forest Ecology and Management, 139(1):
127-134.
CARBON SEQUESTRATION POTENTIAL IN MANGROVE
FORESTS IN HAI PHONG COASTAL AREAS
Vu Manh Hung, Dam Duc Tien, Cao Van Luong
Institute of Marine Environment and Resources-VAST
ABSTRACT: Mangrove is known as a big carbon sink in coastal areas. It is an important
organic carbon source which provides for coastal ecosystems. The assessment of the carbon
sequestration potential of mangrove contributes to making a scientific base for mangrove
conservation and rehabilitation. In this study, the carbon sequestration of mangrove in the Hai
Phong coastal areas was measured at three dominant species of mangrove Rhizophora stylosa
Griff; Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong and Sonneratia caseolaris (L.) Engl. The result of the
assessment was described by the net canopy photosynthesis (PN), above and below ground biomass
(AGB and BGB), and organic carbon content in sediment. The result showed that the PN ranged
from 31.94 ± 1.59 tC.ha-1.yr-1 to 34.83 ± 1.95 tC.ha-1.yr-1 with the R. stylosa community being
highest. Above and below ground biomass C stock ranged from 4.03 ± 0.31 t.ha-1 to 294.43 ±
24.67 t.ha-1 and from 2.38 ± 0.16 t.ha-1 to 114.16 ± 8.9 t.ha-1, respectively. S. caseolaris community
had the highest biomass and R. stylosa community had the lowest biomass. The measurements of C
stock in mangrove biomass for three species were R. stylosa (2.69 ± 0.19 t.ha-1); K. obovata (6.72 ±
0.34 t.ha-1) and S. caseolaris (171.61 ± 14.1 t.ha-1). The organic carbon content of sedimentscores
at 10 cm depth ranged from 685.63 milligram.kg-1 of se. dry to 2676.64 milligram.kg-1 of se. dry and
at 40 cm depth ranged from 937.38 milligram.kg-1 of se. dry to 2557.55 milligram.kg-1 of se. dry.
The total organic carbon was stored highest in the R. stylosa community.
Keywords: Mangrove, carbon sequestration, Hai Phong.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7379_27363_1_pb_8585_2079695.pdf