Các nghiệm thức công thức phân bón (HH1,
HH2 và HH3) không có sự khác biệt có ý nghĩa
nhưng các nghiệm thức này khác biệt rất mang ý
nghĩa thống kê (p <0,001) so với nghiệm thức đối
chứng HH4 (Bảng 7). Năng suất chất xanh của
mức bón phân HH3 có giá trị cao nhất là 66,44 tấn/
ha tương đương với kết quả của Châu Thanh Bình
(1988) thu hoạch cỏ voi đạt 63,65 tấn/ha lúc 50
ngày. Tuy nhiên, năng suất chất xanh trong nghiên
cứu này cao hơn thí nghiệm của Trương Ngọc Trưng
(2005) là 60,9 tấn/ha lúc 60 ngày, Nguyễn Tường
Cát (2005) là 26,8 tấn/ha, Nguyễn Văn Lộc (2008)
là 26,17 tấn/ha, Nguyễn Thành Hùng (2010) là
20,44 tấn/ha và Lê Xuân Tiên (2011) là 19,68 tấn/
ha. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do
thời điểm thí nghiệm khác nhau. Trong nghiên cứu
này, thí nghiệm được bố trí vào đầu mùa mưa kết hợp
với tưới nước và lượng phèn giảm nên cây phát triển
tốt có năng suất chất xanh cao hơn một số thí nghiệm
đã nghiên cứu trước đó tại một số vùng khác
7 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cỏ voi (pennisetum purpureum) trên vùng đất nhiễm phèn tại Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
120
120
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY CỎ VOI (PENNISETUM PURPUREUM)
TRÊN VÙNG ĐẤT NHIỄM PHÈN TẠI TRÀ VINH
THE STUDY ON GROWTH AND DEVELOPMENT OF PENNISETUM PURPUREUM ON ALUM
LAND IN TRA VINH PROVINCE
Tóm tắt
Cây cỏ voi (Pennisetum purpurem) là loài cỏ
nhiệt đới có năng suất cao. Mục tiêu của thí nghiệm
là đánh giá ảnh hưởng của các mức độ phân bón
khác nhau, HH1 (Ure 150 kg/ha – Lân 250 kg/ha –
Kali 100 kg/ha), HH2 (Ure 250kg/ha – Lân 500kg/
ha – Kali 200kg/ha) và HH3 (Ure 350kg/ha – Lân
750kg/ha – Kali 300kg/ha) đến các chỉ tiêu sinh
trưởng, năng suất và thành phần dinh dưỡng của
cây cỏ voi tại vùng đất nhiễm phèn Trà Vinh. Các
chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất chất xanh, năng
suất chất khô, năng suất protein thô được xác định
sau năm lần thu cắt bao gồm: lần cắt 1 (60 ngày
sau gieo); lần cắt 2, 3, 4 và 5 (45 ngày sau mỗi lần
cắt). Kết quả thí nghiệm cho thấy khi tăng lượng
phân bón từ HH1 đến HH3 đã góp phần làm tăng
các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của cây cỏ
voi đáp ứng nhu cầu chăn nuôi đang phát triển
mạnh hiện nay. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của
cỏ voi không chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố phân
bón. Do đó, công thức phân HH3 được khuyến cáo
dùng để bón cho cây cỏ voi.
Từ khóa: thức ăn gia súc, phân bón, cỏ voi,
năng suất, sinh trưởng, đất phèn.
Abstract
Elephant grass (Pennisetum purpurem) is
a perennial tropical species with high biomass
production. In this study, a field experiment was
carried out to evaluate the effects of three fertilizer
formulas on the growth, yield and nutritious
values of elephant grass in alum land in Tra Vinh
province. The three fertilizer formulas, HH1, HH2
and HH3, had different N-P-K levels, 150 – 250–
100 kg/ha,250 – 500 – 200 kg/ha and 350 – 750
– 300 kg/ha respectively. Yield by fresh weight,
dry weight, crude protein and growth parameters
were determined at five cuttings: the first cutting
(60 days after sowing), the second, third, forth and
fifth cuttings (45 days interval between cuttings).
The results showed that the increase of fertilizer
level from HH1 to HH3 enabled to increase the
yield and the growth of P.purpureum to meet the
demand of the animal husbandry development.
However, nutritious parameters such as dry matter,
total minerals, crude protein and crude fiber were
not affected by the levels of fertilizer. Overall, the
350-750-300 kg/ha of N-P-K was recommended
for P. Purpureum cultivation in Tra Vinh province.
Keywords: cattle feed, fertilizer, Pennisetum
purpureum, yield, growth, alum land.
1. Đặt vấn đề123
Ngày nay, theo hướng phát triển đưa chăn nuôi
lên thành một trong những ngành sản xuất nông
nghiệp quan trọng, việc giải quyết tốt nguồn thức
ăn cho gia súc là vấn đề rất cần thiết. Đồng thời,
việc tăng cường sản suất, nâng cao chất lượng và
năng suất các giống cây làm thức ăn gia súc, cũng
như việc tìm ra những giống cây thức ăn gia súc
mới giàu dinh dưỡng với năng suất cao, chất lượng
tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của Đồng
1 Kỹ sư - Khoa nông nghiệp – Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh
2 Thạc sĩ - Trung tâm CRCS, Trường Đại học Trà Vinh
3 Tiến sĩ - Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng Trường Đại học
Cần Thơ
bằng sông Cửu Long có ý nghĩa quan trọng trong
việc phát triển ngành chăn nuôi.
Cây cỏ voi (Pennisetum purpureum) có nguồn
gốc từ châu Phi, thuộc họ hòa thảo và là thức ăn
gia súc được trồng phổ biến tại Việt Nam. Cỏ voi
có khả năng phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng
và đất kiềm. Cỏ voi có tác dụng chống xói mòn
và được ứng dụng như một kỹ thuật trong quản lý
dịch hại tổng hợp. Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng
và phát triển của cỏ voi trên đất nhiễm phèn vẫn
chưa được khảo sát. Tại Việt Nam, tỉnh Trà Vinh
quy hoạch đến năm 2020 có 175.551 ha đất nông
nghiệp, trong đó, đất nhiễm phèn chiếm 17,63%
Hồ Quốc Đạt1
Lâm Quốc Nam2
Nguyễn Thị Hồng Nhân3
121
121
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
và 4,78% so với diện tích tự nhiên là đất phèn hoạt
động. Do đó, để đưa vùng đất nhiễm phèn vào
canh tác, khả năng sinh trưởng và phát triển của
cỏ voi cũng như kỹ thuật chăm sóc và mức độ bón
phân được khảo sát tại vùng đất nhiễm phèn Trà
Vinh để cho năng suất và chất lượng cỏ tốt đáp ứng
nhu cầu phát triển của ngành chăn nuôi là vấn đề
rất cần thiết.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống cỏ voi xanh (VA06) của cây cỏ voi
(Pennisetum purpureum) được nhập nội từ Florida
thuộc Đông Nam Mỹ, thu gom tại Trà Vinh và
được ươm 10 ngày trước khi trồng.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được bắt đầu vào đầu mùa mưa từ
05/2014 tới 06/2015 tại Trại Thực nghiệm Chăn
nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp - Thủy sản, Trường
Đại học Trà Vinh (Khóm 1, Phường 9, Thành phố
Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh). Tình trạng đất tại đây có pH
từ 3,8 – 4,7 và được xếp vào loại đất bị nhiễm phèn.
2.3. Quy mô nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện với quy mô cấp Trường
và được thực hiện tại Trại Thực nghiệm Chăn
nuôi thuộc Bộ môn Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông
nghiệp - Thủy sản.
2.4. Phương tiện thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm: dao làm cỏ, cân đồng hồ,
thước dây, liềm, cuốc,
2.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn
ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (3 mức độ bón
phân hóa học và 1 nghiệm thức đối chứng, không
bón phân hóa học) với 03 lần lặp lại (Bảng 1).
Tổng diện tích thí nghiệm là 300m2 gồm 3 lô, mỗi
lô 64m2 cho 1 lần lặp lại có 4 nghiệm thức (mỗi
nghiệm thức 16m2) được phân thành 4 hàng, mỗi
hàng cách nhau 60cm.
Bảng 1. Bố trí thí nghiệm kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
Lặp lại lần thứ 1 – Lô 1 Lặp lại lần thứ 2 – Lô 2 Lặp lại lần thứ 3 – Lô 3
Thứ tự Nghiệm thức Thứ tự Nghiệm thức Thứ tự Nghiệm thức
1 HH1 1 HH2 1 HH4
2 HH3 2 HH4 2 HH1
3 HH4 3 HH1 3 HH3
4 HH2 4 HH3 4 HH2
2.6. Phương pháp lấy mẫu và phân tích
Thời điểm lấy mẫu vào buổi sáng từ 7h30 đến
10h sau khi cỏ được trồng 15, 30, 45, 60 ngày đối
với lứa 1 và 15, 30, 45 đối với các lứa 2, 3, 4, 5.
Bảng 2.Các chỉ tiêu lấy mẫu và cách thu thập số liệu cỏ voi
Đặc tính sinh trưởng Thu thập số liệu
Chiều cao cây (cm) Đo từ mặt đất đến chỗ tận cùng khi vuốt thẳng lá, số lượng là 30% số cây trên/nghiệm thức.
Số chồi (chồi/bụi) Đếm tổng số chồi/bụi, số lượng là 30% số cây/ nghiệm thức.
Độ cao thảm (cm)
Chiều dài thân chính (cm)
Đo từ mặt đất đến chỗ tận cùng khi vuốt thẳng lá, đo 5 điểm trong nghiệm thức
theo phương pháp đường chéo.
Đo từ mặt đất đến điểm sinh trưởng của cây, số lượng 30% số cây/ nghiệm thức
Năng suất chất xanh (tấn/ha) Cân toàn bộ cỏ thu hoạch của từng nghiệm thức sau đó qui về tấn/ha
Năng suất chất khô (tấn/ha)
Lấy 1 kg mẫu cỏ tươi ngẫu nhiên trong phần cỏ đã cân để tính năng suất, xử lý
mẫu này để lấy 300g mẫu phân tích hàm lượng vật chất khô (VCK), Năng suất
chất khô = %VCK * Năng suất chất xanh (Hình 1)
Năng suất Protein thô (tấn/ha) Năng suất Protein thô = Năng suất chất khô * CP (cách xác định CP trong Hình 2)
Giá trị dinh dưỡng
Chỉ tiêu DM theo tiêu chuẩn AOAC 2007 (930,15) (Hình 1); Chỉ tiêu Ash theo
TCVN 5105:2009 (Hình 3); CF theo TCVN 4329: 2007 (Hình 4); CP theo
TCVN 4328- 1:2007 (Hình 2)
122
122
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
2.6.1. Phương pháp xác định hàm lượng vật chất khô (DM)
Hàm lượng vật chất khô trong mẫu là phần còn lại khi đã loại bỏ nước trong quá trình làm khô mẫu chỉ tiêu DM
theo tiêu chuẩn AOAC 2007 (930.15)
Hình 1. Sơ đồ xác định hàm lượng vật chất khô (VCK)
W: Trọng lượng mẫu tươi (g)
%DM: Phần trăm vật chất khô hoàn toàn
%DM
1
: Phần trăm vật chất khô sau khi sấy ở
nhiệt độ 60-650C
%DM
2
: Phần trăm vật chất khô sau khi sấy ở
nhiệt độ 1050C
P
0
: Trọng lượng mẫu khô sau khi sấy ở nhiệt độ
60-650C (g)
P’
2
: Trọng lượng mẫu khô hoàn toàn sau khi
sấy ở nhiệt độ 1050C (g)
W’: Trọng lượng mẫu khô toàn phần tương ứng
với nhiệt độ 1050C (g)
P
2
: Trọng lượng cốc đựng mẫu (g)
2.6.2. Phương pháp xác định hàm lượng protein thô (CP)
Hình 2. Sơ đồ xác định hàm lượng protein thô (CP)
CP%: Hàm lượng protein thô có trong mẫu (%).
V: Thể tích H
2
SO
4
dung cho định phân mẫu (ml)
N: Nồng độ đương lượng H
2
SO
4
dùng chuẩn độ.
W: Trọng lượng mẫu phân tích.
100: Hệ số tính ra %.
0,014: Hệ số tính ra N.
6,25: Hệ số protein
123
123
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
Protein thô được coi là giá trị N tổng số nhân
với hệ số protein. Với hầu hết các loại thức ăn, hệ
số protein là 6,25 (16% N). Có nhiều phương pháp
xác định N trong thức ăn, trong đó phương pháp
Kjeldahl là phổ biến nhất.
2.6.3. Xác định hàm lượng khoáng tổng số (Ash)
Chất khoáng là phần còn lại sau khi đốt
mẫu thức ăn ở nhiệt độ 550-600oC làm cho tất
cả các chất hữu cơ đã cháy hoàn toàn.
P
2
: Khối lượng của tro và cốc
P
1
: Khối lượng cốc nung
Hình 3. Sơ đồ xác định hàm lượng tổng khoáng (Ash)
2.6.4. Phương pháp xác định hàm lượng chất xơ (CF):
Hình 4.Sơ đồ phân tích hàm lượng chất xơ (CF)
P
1
: Khối lượng phần xơ trên crudcible ở nhiệt
độ 105 oC
P
2
: Khối lượng phần xơ trên crudcible ở nhiệt
độ 500 oC
W: Trọng lượng mẫu phân tích
%CF: Hàm lượng chất xơ có trong mẫu
2.6.5. Phương pháp phân tích số liệu
Xử lý số liệu và phân tích phương sai bằng mô
hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model)
của chương trình Minitab Release 16.0 (2013)
để kiểm định mức độ khác biệt ý nghĩa của các
nghiệm thức và trắc nghiệm thức vào Turkey với
mức độ chính xác 95%. So sánh các kết quả của
các nghiệm thức tại cùng thời điểm thí nghiệm.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều cao
cây cỏ voi (cm)
Bảng 3. Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều cao cây cỏ voi (cm)
Lứa Ngày tuổi
Nghiệm thức
SEM pHH1 HH2 HH3 HH4
1 45 119,40b 118,40b 131,80a 99,65c 2,456 0,001
2 45 145,84b 172,15a 182,67a 118,77c 3,573 0,001
3 45 159,44b 170,79ab 191,02a 133,85c 4,748 0,001
4 45 156,40bc 173,64ab 187,24a 135,30c 5,429 0,001
5 45 155,28bc 169,17ab 183,47a 132,38c 5,817 0,002
%CV 11,12 14,78 13,98 12,19
Ghi chú: Trong cùng một hàng các số có cùng ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa
thống kê (p ≤ 0,05).
124
124
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
Kết quả thí nghiệm qua 5 lứa cắt cho thấy
cây cỏ voi lứa 3 (45 ngày tuổi) ở nghiệm thức
HH3(Ure 350kg/ha – Lân 750kg/ha – Kali 300kg/
ha) có chiều cao cây cao nhất trong toàn bộ thí
nghiệm (Bảng 3). Nguyên nhân có thể là do ảnh
hưởng của lượng phân bón phù hợp tạo được độ
pH trung tính trong đất nên cây hấp thụ tốt lượng
chất dinh dưỡng trong đất. Nghiệm thức HH1(Ure
150kg/ha – Lân 350 kg/ha – Kali 100 kg/ha) có
chiều cao cây cỏ voi thấp nhất, có thể là do mức
bón phân lân ít có ảnh hưởng đến hàm lượng phèn
trong đất. Ngược lại, HH3 có lượng lân nhiều hơn
HH1 nên tốc độ hạ phèn rất nhanh, bộ rễ phát triển
tốt nên hút nước và dinh dưỡng nhiều hơn. Kết
quả này phù hợp với kết quả thí nghiệm của Bùi
Văn Nhí (2012) cho chiều cao cỏ voi trung bình là
186,91cm và cao hơn nhiều so với thí nghiệm của
Trần Phương Tùng (2011) cho chiều cao chỉ có
167,93cm. Nguyên nhân có thể là do Trần Phương
Tùng bố trí thí nghiệm vào lúc mùa nắng dẫn đến
thiếu nước và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
trong đất kém.
3.2. Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều dài
thân chính cây cỏ voi (cm)
Bảng 4. Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều dài thân chính cây cỏ voi (cm)
Lứa Ngày tuổi
Nghiệm thức
SEM pHH1 HH2 HH3 HH4
1 45 59,56b 60,56b 66,79a 50,90c 1,133 0,001
2 45 73,08c 81,21b 88,73a 61,29d 0,916 0,001
3 45 78,92b 83,21b 97,73a 63,42c 1,244 0,001
4 45 77,65b 80,80b 96,39a 63,30c 0,915 0,001
5 45 77,56b 78,51b 93,73a 61,88c 0,822 0,001
%CV 10,93 12,05 14,33 8,73
Ghi chú: Trong cùng một hàng các số có cùng ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa
thống kê (p ≤ 0,05).
Biểu đồ cho thấy các nghiệm thức chịu ảnh
hưởng của phân hóa học lên chiều dài thân chính,
nghiệm thức HH3 lứa 3 lúc cỏ voi 45 ngày tuổi đạt
chiều dài thân chính đỉnh điểm là 97,73cm (Bảng 4).
Tại thời điểm này, tác dụng của phospho làm giảm
hoạt tính ion H+ nên trung hòa độ chua của đất, độ
pH = 6 – 7 cây phát triển rất tốt. Tại thời điểm 15
ngày tuổi, các nghiệm thức có chiều cao chính trung
bình từ 10,51 – 12,73cm và sau khi bón phân lúc 45
ngày, cỏ voi trong nghiệm thức bón phân HH3 có
chiều cao chính là 88,67cm và có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bón phân
HH4 là 60,16cm.
Lứa 3 của nghiệm thức HH3 đều cho giá trị của
chiều cao cây và chiều dài thân chính cao nhất trong
điều kiện thí nghiệm này. Nhìn chung, giá trị của
chiều dài thân chính cho kết quả 97,73cm tương tự
như của chiều cao cây.
3.3. Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều cao
thảm cây cỏ voi (cm)
Bảng 5. Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều cao thảm cây cỏ voi (cm)
Lứa Ngày tuổi
Nghiệm thức
SEM pHH1 HH2 HH3 HH4
1 45 128,13ab 123,54ab 133,21a 102,50b 5,923 0,028
2 45 149,25c 173,25b 184,50a 123,75d 2,015 0,001
3 45 161,38c 178,50b 195,71a 133,79d 3,234 0,001
4 45 160,54c 176,76b 194,58a 135,61d 3,240 0,001
5 45 158,00c 175,09b 190,66a 136,65d 2,524 0,001
%CV 9,17 14,20 14,67 11,34
Ghi chú: Trong cùng một hàng, các số có cùng ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa
thống kê (p ≤ 0,05).
Bảng 5 cho thấy chiều cao thảm chịu ảnh
hưởng lớn bởi yếu tố phân hóa học, chiều cao thảm
trung bình của các mức bón phân lân nhiều, HH3
(179,73cm), HH2 (165,43cm) và HH1 (151,46cm)
cao hơn đối chứng HH4 (126,46cm). Cụ thể, lứa 3
của nghiệm thức HH3 (Ure 350kg/ha – Lân 750kg/
ha – Kali 300kg/ha) có chiều cao thảm đạt đỉnh
điểm là 195,71cm. Nhìn chung, giá trị của chiều
125
125
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
cao thảm cũng cho kết quả tương tự như của chiều
cao cây và chiều dài thân chính.
3.4. Ảnh hưởng của phân hóa học đến số chồi
của cây cỏ voi (chồi/bụi)
Bảng 6: Ảnh hưởng của phân hóa học đến số chồi của cây cỏ voi (chồi/bụi)
Lứa Ngày tuổi
Nghiệm thức
SEM PHH1 HH2 HH3 HH4
1 45 8,04b 8,10b 11,31a 5,31c 0,586 0,001
2 45 14,02b 15,64b 18,39a 6,89c 0,502 0,001
3 45 18,97c 24,52b 30,77a 9,83d 0,888 0,001
4 45 17,75c 24,59b 32,94a 9,59d 1,143 0,001
5 45 15,48c 22,59b 31,44a 9,86d 1,201 0,001
%CV 28,73 37,47 38,46 25,11
Ghi chú: Trong cùng một hàng, các số có cùng ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa
thống kê (p ≤ 0,05).
Bảng 6 cho thấy với mức bón phân HH3, cây
cỏ voi nảy chồi nhiều nhất ở lứa cắt thứ 3 và lứa
cắt thứ 4 và sau đó giảm nhẹ, tại thời điểm lứa 4
lúc cỏ 45 ngày tuổi nghiệm thức HH3 có số chồi
cao nhất là 32,94 chồi/bụi. Tại thời điểm này, cây
cỏ voi phát triển mạnh về các chỉ tiêu sinh trưởng.
Thí nghiệm này cho kết quả chênh lệnh không
đáng kể so với kết quả của Bùi Văn Nhí (2012)
28,36 – 31,22 chồi/bụi. Trái lại, thí nghiệm của
Nguyễn Thanh Hùng (2010) có số chồi lứa 3 chỉ
đạt 11,65 chồi/bụi thấp hơn nhiều so với kết quả
trong nghiên cứu này. Nguyên nhân giải thích cho
sự khác biệt này có thể là do sai số trong quá trình
lấy mẫu hay sự khác biệt về điều kiện thí nghiệm.
Bảng 6 cũng cho kết quả tương tự như Bảng 3,
4 và 5. Trong đó, công thức phân bón của nghiệm
thức 3 (HH3) cho kết quả tốt nhất và xấu nhất là
đối chứng HH4. Lứa 1 cho các chỉ tiêu sinh trưởng
thấp nhất và khác biệt so với các lứa còn lại, trong
khi lứa 3-4 cho các chỉ tiêu cao nhất.
3.5. Ảnh hưởng của phân hóa học đến năng suất
trung bình (tấn/ha)
Bảng7. Ảnh hưởng của phân hóa học đến năng suất trung bình (tấn/ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Nghiệm thức
SEM PHH1 HH2 HH3 HH4
NSCX 50,06ab 57,58a 66,44a 14,79c 3,531 0,001
NSCK 8,86a 9,08a 8,90a 2,56b 0,509 0,001
NSCP 0,74ab 0,94a 1,21a 0,17c 0,061 0,001
Ghi chú: Trong cùng một hàng, các số có cùng ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa
thống kê (p ≤ 0,05). NSCX: Năng suất chất xanh (tấn/ha); NSCK: Năng suất chất khô (tấn/ha); NSCP: Năng suất
protein thô (tấn/ha).
Các nghiệm thức công thức phân bón (HH1,
HH2 và HH3) không có sự khác biệt có ý nghĩa
nhưng các nghiệm thức này khác biệt rất mang ý
nghĩa thống kê (p <0,001) so với nghiệm thức đối
chứng HH4 (Bảng 7). Năng suất chất xanh của
mức bón phân HH3 có giá trị cao nhất là 66,44 tấn/
ha tương đương với kết quả của Châu Thanh Bình
(1988) thu hoạch cỏ voi đạt 63,65 tấn/ha lúc 50
ngày. Tuy nhiên, năng suất chất xanh trong nghiên
cứu này cao hơn thí nghiệm của Trương Ngọc Trưng
(2005) là 60,9 tấn/ha lúc 60 ngày, Nguyễn Tường
Cát (2005) là 26,8 tấn/ha, Nguyễn Văn Lộc (2008)
là 26,17 tấn/ha, Nguyễn Thành Hùng (2010) là
20,44 tấn/ha và Lê Xuân Tiên (2011) là 19,68 tấn/
ha. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do
thời điểm thí nghiệm khác nhau. Trong nghiên cứu
này, thí nghiệm được bố trí vào đầu mùa mưa kết hợp
với tưới nước và lượng phèn giảm nên cây phát triển
tốt có năng suất chất xanh cao hơn một số thí nghiệm
đã nghiên cứu trước đó tại một số vùng khác.
3.6. Ảnh hưởng của phân hóa học đến thành
phần hóa học của cỏ voi (%)
126
126
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
Bảng 8.Ảnh hưởng của phân hóa học đến thành phần hóa học của cỏ voi (%)
Thành phần hóa học (%)
Nghiệm thức
SEM P %CVHH1 HH2 HH3 HH4
DM 17,69 15,77 13,40 16,01 1,309 0,632 11,23
CP 8,53ab 10,05ab 10,57a 6,43b 0,951 0,045 20,88
CF 27,11 30,31 28,78 33,02 2,287 0,441 8,42
Ash 19,45 18,60 14,85 18,03 1,347 0,288 11,32
Ghi chú: Trong cùng một hàng, các số có cùng ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa
thống kê (p ≤ 0,05). DM: Hàm lượng vật chất khô cỏ voi (%); CP: Hàm lượng protein thô cỏ voi (%); CF: Hàm
lượng chất xơ cỏ voi (%); Ash: Hàm lượng tổng khoáng cỏ voi (%).
Bảng 8 cho thấy thành phần hóa học của cỏ
voi không chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố phân
bón, chủ yếu phụ thuộc vào giống và các yếu tố
thời tiết, vụ mùa, cách thu hoạch và thời gian thu
hoạch. Kết quả này tương tự như thí nghiệm của
Nguyễn Thanh Hùng (2010) có %CP là 8,49% và
thí nghiệm của Bùi Văn Nhí (2012) từ tháng 3 năm
2012 đến tháng 9 năm 2012 có thành phần hóa học
%CP là 8,30 ± 0,68 với mức phân (Ure 250kg/ha
– Lân 500kg/ha – Kali 200kg/ha) và %CP 8,37 ±
0,70 với mức bón phân là (Ure 350kg/ha – Lân
750kg/ha – Kali 300kg/ha).
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Sau khi đề tài nghiên cứu khả năng sinh trưởng
và phát triển của cây cỏ voi (Pennisetum purpurum)
trên vùng đất nhiễm phèn tại Trà Vinh được thực
hiện, công thức phân bón HH3 (Ure 350 kg/ ha –
Lân 750 kg/ ha – Kali 300 kg/ha) được kết luận là
phù hợp với vùng đất nhiễm phèn tại Trà Vinh cho
các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển (bao gồm cả
năng suất) của cỏ voi cao nhất. Khi so sánh với các
thí nghiệm của các tác giả khác, công thức phân bón
này đã cải thiện được đáng kể các chỉ tiêu về đặc tính
sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây cỏ voi.
4.2. Đề nghị
Tiếp tục khảo sát các đặc tính sinh trưởng, năng
suất và thành phần hóa học của cây cỏ voi tại những
vùng bị nhiễm mặn trong tình hình hiện nay để tăng
khả năng sử dụng đất, cải thiện diện tích trồng cỏ
cũng như tìm ra hướng giải quyết cho người chăn
nuôi trong vùng đất ngập mặn. Khảo sát khả năng sử
dụng phân hữu cơ cho cỏ voi ngay sau khi thu hoạch
nhằm giảm ngộ độc hữu cơ, nâng cao tác dụng phân
hóa học, tăng năng suất ruộng cỏ và tránh trường hợp
đất bị chai.
Tài liệu tham khảo
Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Trà Vinh. 2013. Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).
Chi cục Thống kê Thành phố Trà Vinh. Niên giám Thống kê (2008 – 2012).
Nguyễn, Thị Hồng Nhân. 2005. Giáo trình thức ăn gia súc phần II và III. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn, Thiện. 2003. Trồng cỏ nuôi bò sữa. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.
Dương, Hữu Thời và Nguyễn, Đăng khôi. 1981. Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc Việt Nam tập II – những
cây họ Hòa thảo (poaceae). Hà Nội: NXB Khoa học Kỹ thuật.
Nguyễn, Tường Cát. 2005. “Khảo sát đặt tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ sả (Penticum maximu),
cỏ voi (penisetum purpureum) và cỏ Paspalum (Paspalum atratum)”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi Thú y,
Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn, Văn Lộc. 2008. “Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ voi (Pennisetum
purpureum) với các mức bón phân khác nhau”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Vũ, Duy Giảng, Lê, Đức Ngoan, Nguyễn, Xuân Bá và Nguyễn, Hữu Văn. 2006. Thức ăn gia súc nhai lại trong
nông hộ miền Trung. Hà Nội: NXB Nông nghiệp
Ngô, Ngọc Hưng, Đoàn, Thị Ren, Võ, Thị Gương và Nguyễn, Thị Mỹ Hoa. 2004. Giáo trình phì nhiêu đất. Cần
Thơ: Khoa Nông nghiệp và SHƯD – Trường Đại học Cần Thơ.
Viện Chăn nuôi. 2001. Thành phần gia trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam. Hà Nội: NXB Nông nghiệp
Nguyễn, Thiện. 2003. Trồng cỏ nuôi bò sữa. Hà Nội: NXB Nông nghiệp
Trần, Phương Tùng. 2011. “So sánh đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của Cây cỏ voi VA06 – cỏ voi
tím”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.
Lê, Xuân Tiên. 2011. “Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ voi (Pennisetum purpureum)
với các mức bón phân khác nhau”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp và SHƯD,
Trường Đại học Cần Thơ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_pdf_13_4189_113822 (3).pdf