Test 1: Phối hợp hai người di động chuyền bắt
bóng nhảy ném cầu môn
Test 2: Ném bóng xa có đà.
Test 3: Dẫn bóng vượt chướng ngài vật nhảy ném
cầu môn
Test 4: Chạy : 4m - 6m -7m -9m -20m -40m
* Trước thực nghiệm: Kiểm tra học phần 2 thực
hành cho thấy các em chiếm tỷ lệ xuất sắc, giỏi và
khá với tỷ lệ chưa phải là cao. Phần lý thuyết các tỷ
lệ xuất sắc, giỏi cần phải nhiều hơn nữa, tỷ lệ khá
chiếm lớn, điều đáng nói là các em đã tích cực ôn
tham khảo tài liệu nên điểm trung bình là không có.
Kết quả được trình bầy tại bảng 5.
* Sau thực nghiệm: kiểm tra học phần 3 thực hành
cho thấy các em đạt xuất sắc đã tăng lên ở nhiều nội
dung, trong đó có nội dung phối hợp chuyển đổi hành
động động tác đây là một yêu cầu quan trọng nhất khi
thực hiện các kỹ năng trong bóng ném. Kết quả được
trình bầy tại bảng 6.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập môn chuyên sâu cho sinh viên bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2020
30 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tập luyện thi đấu bóng ném có tác dụng phát triển
các tố chất vận động như: sức nhanh, sức mạnh, sức
bền, khéo léo, khả năng phối hợp vận động và phát
triển ý trí dũng cảm ngoan cường của bản thân. Hơn
thế nữa, mang trong mình sự hấp dẫn vô cùng to lớn,
hiện nay bóng ném đang từng bước thu hút đông đảo
mọi người tập luyện. Bóng ném là môn thể thao được
đào tạo giáo viên giáo dục thể chất (GDTC) cho SV
nhà trường.
Tuy nhiên thông qua theo dõi tìm hiểu quá trình
học tập và thi đấu của SV CSBN học kỳ 1 và học kỳ
2 vừa qua chúng tôi nhận thấy kết quả học tập và thi
đấu của các SV đạt được chưa cao do nhiều nguyên
nhân như: đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương
trình tập luyện và bài tập còn nhiều vấn đề cần
được giải quyết và một trong những vẫn đề quan
trọng là việc vận dụng những biện pháp học tập như
thế nào cho phù hợp để nâng cao kết quả họa tập của
SV CSBN trường ĐHSP TDTT Hà Nội là nhiệm vụ
cần thiết.
Quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp
tài liệu tham khảo, quan sát sư phạm, phỏng vấn,
Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp
nhằm nâng cao kết quả học tập môn chuyên sâu
cho sinh viên bóng ném trường Đại học Sư phạm
Thể dục Thể thao Hà Nội
ThS. Đặng Hùng Linh; GV. Lại Thế Việt Q
TÓM TẮT:
Trên cơ sở tiến hành phân tích thực trạng học
tập môn chuyên sâu cho sinh viên (SV) bóng ném
của trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà
Nội (ĐHSP TDTT) trên các mặt: thực trạng tình
hình sinh hoạt của SV chuyên sâu bóng ném
(CSBN), thực trạng chương trình giảng dạy, thực
trang đội ngũ giảng viên giảng viên và cơ sở vật
chất, thực trạng học tập chuyên môn; nghiên cứu
lựa chọn được 05 biện pháp nâng cao kết quả học
tập cho SV CSBN Trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
Từ khóa: Biện pháp, kết quả học tập, sinh
viên, chuyên sâu bóng ném, Trường Đại học Sư
phạm Thể dục Thể thao Hà Nội.
ABSTRACT:
On the basis of conducting an analysis of the
situation of specialized learning for students
Handball at Hanoi University of Education and
Sports on the following aspects: Current situation
of daily life of students the state of the curriculum,
the status of teaching staff and facilities, the status
of professional learning; researched and selected
05 measures to improve the learning outcomes for
students specializing in handball at Hanoi
University of Education and Sports.
Keywords: Measures, academic results,
students, intensive handball, Hanoi University of
Education and Sports.
(Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2020
31THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và toán học
thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dậy
CSBN cho SV Trường ĐHSP TDTT Hà Nội
Tiến hành đánh giá thực trạng công tác giảng dậy
chuyên sâu bóng ném cho SV CSBN Trường ĐHSP
TDTT Hà Nội thông qua quan sát sư phạm; phỏng
vấn trực tiếp cán bộ, giáo viên giảng dạy Môn GDTC
tại trường; phỏng vấn bằng phiếu hỏi với cán bộ quản
lý, giáo viên, học sinh Nhà trường. Quá trình phỏng
vấn được tiến hành trên 15 SV CSBN Trường ĐHSP
TDTT Hà Nội và 20 cán bộ, giáo viên đã và đang
làm công tác tổ chức, quản lý, giảng dạy tại Trường
ĐHSP TDTT Hà Nội.
Kết quả cho thấy:
- Thực trạng tình hình sinh hoạt của SV CSBN
trường đại học SP TDTT Hà Nội cho thấy số lượng
SV đăng ký ở ký túc xá là cao nhưng các em thường
ở và sinh hoạt bên ngoài ký túc xá. Điều này gây ra
những khó khăn trong việc thường xuyên quản lý SV,
làm ảnh hưởng khá nhiều đến việc học tập, đặc biệt
là tham gia tập luyện, rèn luyện thêm các môn thực
hành khác, môn chuyên sâu của SV. Kết quả được
trình bầy tại bảng 1.
- Thực trạng về chương trình giảng dạy cho thấy:
Với cấu trúc chia ra 6 học phần tương đương 450 tiết
học; có 4 học phần 75 tiết, 1 học phần 60 tiết và 1 học
phần 90 tiết. Trong đó 380 tiết là thực hành và 70 tiết
là lý thuyết. Chương trình mới cắt giảm đi nhiều về
số lượng thời lượng giờ học như vậy cũng ảnh hưởng
tới thời gian đứng lớp của các giảng viên, việc đứng
lớp ít hơn sẽ có tác động tới kinh nghiệm chuyên
môn. Đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình đào tạo trong giai đoạn hiện nay và
tới đây.
- Thực trang về giảng viên giảng dạy bóng ném
và cơ sở vật chất: bộ môn có 5 giảng viên bóng ném
đều có học vị thạc sỹ, có chuyên môn nghiệp vụ
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tuy nhiên trong
công tác hoạt động giảng dạy còn thiếu kinh nghiệm
trong việc giảng dạy vì lớp chuyên sâu không có
nhiều, cần nghiên cứu nhiều hơn về các tài liệu
chuyên môn, đôi khi xử lý cứng nhắc, dập khuôn, có
lúc lên lớp chưa tập trung; Về cơ sở vật chất: hiện
nay nhà trường có 1 sân bóng ném, dụng cụ như bóng
các loại, cầu môn, cọc, bóng nhồi, bảng bật... là đầy
đủ đảm bảo cho công tác giảng dạy, huấn luyện, học
tập cũng như rèn luyện của SV.
- Tìm hiểu nhận thức của SV chuyên sâu Bóng
ném đối với việc học tập ngoại khoá. Kết quả được
trình bầy tại bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: hầu hết các SV đều cho rằng
giờ học ngoại khoá là rất cần thiết và cần thiết đối
với bản thân cụ thể là 93,3% cho rằng là rất cần thiết,
6% là cần thiết. Không có cá nhân nào nhận thức giờ
học ngoại khoá là không cần thiết. Thông qua bảng
số liệu này chúng ta có thể thấy rằng đây là một tín
hiệu đáng mừng cho một tương lai tốt đẹp sau này của
SV CSBN.
- Tìm hiểu động cơ học tập ngoại khoá của SV
chuyên sâu Bóng ném. Kết quả được trình bầy tại
bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy: hầu hết các SV đi ngoại
khoá động cơ vì công việc sau khi ra trường (26,6%)
Bảng 1. Điều tra vấn đề chỗ ở của SV
Khoá/ Tổng số SV K47/15
Nơi ở Ký túc xá Ngoại trú Tự ý ra ngoài ở
Số lượng 14 01 7
Tỷ lệ % 93% 6% 46%
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn về vấn đề nhận thức của SV đối với buổi học ngoại khoá (n = 15)
Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Mức độ nhận thức
15 15 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Số lượng 14 1 0
Tỷ lệ % 93,3% 6% 0
Bảng 3. Kết quả phỏng vấn về động cơ học tập ngoại khoá của SV chuyên sâu Bóng ném
Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Các động cơ
15 15 Vì công việc sau khi
ra trường
Vì kết quả học tập ở
trường
Vì yêu thích môn thể
thao này
Vì bạn bè rủ đi tập
Số lượng 4 13 11 6
Tỷ lệ % 26,6 86,6 73 40
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2020
32 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
và kết quả học tập ở trong trường (86,6%), yêu môn
thể thao là 73% và 40% là bạn gọi rủ ra tập. Còn lại
động cơ vì yêu thích môn Bóng ném thì đã chiếm tỷ
lệ khá cao, lúc ban đầu khi vào học các em cảm thấy
xa lạ và không hứng thú do chưa biết bóng ném là gì,
do không đạt 2 nguyện vọng đăng ký chuyên sâu.
Nhưng do lớp có sự giúp đỡ của giáo viên, của một số
bạn là VĐV dẫn các em đã có sự thay đổi trong học
tập, đặc biệt đã có nhiều hứng thú khi thi đấu. Còn
động cơ vì bạn bè rủ đi tập chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ,
đây là động cơ không bền vững.
- Tìn hiểu về nội dung tập luyện ngoại khoá của
SV CSBN. Kết quả được trình bầy tại bảng 4
Qua bảng 4 cho thấy: phần lớn số lượng SV đi tập
luyện ngoại khoá là thi đấu và tập tổng hợp. Trong
khi đó tỷ lệ số lượng SV tập các kỹ thuật và chiến
thuật còn rất hạn chế chiếm 33,3% kỹ thuật, 20%
chiến thuật. Theo chúng tôi đây là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến việc có nhiều SV CSBN
còn rất yếu hoặc chưa ổn định các kỹ thuật và chiến
thuật cơ bản.
2.2. Lựa chọn biện pháp nâng cao kết quả học
tập cho SV CSBN Trường ĐHSP TDTT Hà Nội
Tiến hành lựa chọn biện pháp biện pháp nâng cao
kết quả học tập cho SV chuyên sâu bóng ném Trường
ĐHSP TDTT Hà Nội theo các bước:
- Lựa chọn qua tham khảo tài liệu
- Lựa chọn qua phỏng vấn trực tiếp các giáo viên
trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác giảng dậy
CSBN của SV Nhà trường
- Lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng bằng
phiếu hỏi.
Kết quả lựa chọn được 05 biện pháp tổ chức hoạt
động ngoại khoá nâng cao thể lực cho đối tượng
nghiên cứu. Cụ thể gồm:
Biện pháp 1. Nghiêm túc quán triệt, thường xuyên
giáo dục SV tuân thủ quy định của Trường, bộ môn.
- Mục đích: phối hợp với phòng công tác học sinh
SV(PCTHSSV), phòng đạo tao,ban chủ nhiệm SV, bộ
môn bóng rổ-bóng ném... Nhằm giáo dục ý thức,
nhận thức về tác phong, nề nếp của SV. Nâng cao
nhịp độ học tập cho SV CSBN.
- Cách tổ chức tiến hành: Tập hợp cán bộ lớp phổ
biến mục đích, yêu cầu của biện pháp, phối hợp với
PCTHSSV, phòng đào tạo, ban chủ nhiệm của trường
để phân công địa điểm lớp chuyên sâu rèn luyện và
học, học nhóm, tự học. Xây dựng các tổ trực ban phân
công, đôn đốc, kiểm tra các tổ, lớp, chi đoàn, khoá,
nhóm tự quản, hàng tháng có tổng kết. Cuối học kỳ
và năm học có khen thưởng đối với cá nhân, tập thể
thực hiện tốt nội dung này.
Bằng cách sử dụng những hình thức như quan tâm
giáo dục động viên, khen thưởng, khiển trách cảnh
cáo nghiêm khắc đối với những SV thường xuyên
nghỉ học không phép, đi học muộn, có tác phong tinh
thần thái độ học tập kém.
Chính vì vậy đi học vơi thái độ, ý thức, tích cực,
đoàn kết là một điều kiện quan trọng để người tập có
thể tiếp thu lĩnh hội bài học một cách tốt nhất.
Biện pháp 2. Tăng cường hơn nữa giờ học ngoại
khoá dưới sự chỉ đạo của giảng viên.
- Mục đích: Tạo sân chơi bổ ích, nơi tập luyện cho
SV CSBN theo thời gian biểu cụ thể và khoa học
ngoài giờ học chính khóa. Đáp ứng nhu cầu tập luyện
ngoại khóa của SV, giúp học sinh không phải tập
luyện một cách tự phát, thiếu định hướng.
- Cách tổ chức tiến hành: Tham gia ngoại khóa khi
lịch học trống, đoàn kết giúp đỡ nhau, đôn đốc động
viên nhau ra tập luyện. Buổi sáng + Buổi chiều thời
gian tập luyện từ 60 phút đến 120 phút.
Tham gia tập thể lớp với số lượng SV là 15/15.
Kết hợp với các SV phổ tu yêu thích và các SV là
VĐV tham gia tập bóng ném từ trước.
+ Tổ chức các buổi tập ngoài giờ học trên lớp cho
SV vào chiều hàng tuần, thời gian mỗi buổi tập là 60
phút đến 120 phút.
+ Xây dựng kế hoạch tập luyện một cách cụ thể
và khoa học, tránh để SV xao nhãng giờ học trên lớp.
+ Đối với những SV có ý thức tập luyện tốt sẽ có
hình thức khen thưởng động viên như cộng thêm điểm
khi thi kết thúc môn học.
Biện pháp 3. Tăng cường thi đấu ứng dụng trong
các giờ học cũng như rèn luyện thêm và tham gia tập
đội tuyển.
- Mục đích: Giúp người tập ngoài việc củng cố lại
kỹ năng kỹ xảo của mình còn giúp người tập có thể
tự đánh giá bản thân, biết mình còn yếu mặt nào để
khắc phục, mạnh mặt nào để phát huy hơn nữa. mặt
Bảng 4. Kết quả phỏng vấn nội dung tập luyện ngoại khoá của SV CSBN (n = 15)
Số phiếu phát
ra
Số phiếu thu
về Nội dung tập luyện
15 15 Tập kỹ thuật Tập thể lực Tập chiến thuật Thi đấu Tổng hợp
Số người 5 2 3 5 7
Tỷ lệ % 33,3 13,3 20 33,3 46,6
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2020
33THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
khác tăng cường thi đấu ứng dụng còn tạo cho người
học có được một tâm lý vững vàng, thể lực toàn diện
để có thể tham gia các hoạt động khác.
- Cách tổ chức tiến hành: Tích cực tham gia thi
đấu tập, với các yêu cầu giá trị thực tiến sẽ nâng cao
năng lực vận động cho các em. Với các giải trong
trường thì tham gia công tác tổ chức, trọng tài, thi đấu
để lựa chọn các em có năng lực tốt cho đội tuyển. Thi
đấu giao hữu mời các đội bạn về trường thi đấu như
đại học TDTT Bắc Ninh, đại học Thương Mại, đại
học SPHN...
Tuyển chọn các em SV vào đội tuyển nam, nữ
theo kế hoạch huấn luyện tập luyện thường niên đã
trình. Như các buổi tập vào chiều thứ 3 và thứ 5 hàng
tuần. Tuy nhiên theo yêu cầu cụ thể thì có thể tăng số
buổi lên trong tuần để phục vụ cho việc nâng cao lựa
chọn các yêu cầu về kỹ thuật, chiến thuật phục vụ
cho thi đấu giải ngoài trường.
Thời gian tập luyện từ 90 phút đến 120 phút. Các
kỹ thuật, bài tập, chiến thuật, thi đấu đã được lựa
chọn và biên soạn theo giáo án.
Biện pháp 4. Nghiên cứu tài liệu, lý thuyết môn
chuyên sâu theo nhóm.
- Mục đích: Nghiên cứu thêm lý thuyết chuyên
sâu là một biện pháp giúp người học có thể hiểu sâu
hơn nữa những gì mình đã tiếp thu ở trên lớp mặt
khác còn làm sáng tạo thêm nguồn tri thức đó, có
kiến thức rộng hơn về nhân sinh quan thể thao.
- Cách tổ chức tiến hành: theo chương trình và tiến
trình thì có các giờ học lỹ thuyết được phân bổ như sau:
+ Lịch sử môn học, kỹ thuật và chiến thuật cơ bản
và nâng cao.
+ Phương pháp giảng dạy.
+ Huấn luyện.
+ Luật, trọng tài, tổ chức thi đấu.
Mỗi nhóm phân ra các trưởng nhóm: 15 SV
chuyên sâu sẽ phân ra 3 nhóm. Như vậy là số lượng
1 nhóm 5 người có nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ, tìm tòi,
biên soạn,chắt lọc, có những ý kiến cho nhau trong
các vấn đề: Như phương pháp giảng dạy, sửa sai, luật,
tình huống và xử lý...
Hàng tuần sẽ có 1 - 2 buổi các nhóm sẽ họp trao
đổi về lý thuyết môn học chuyên sâu, các nguồn tài
liệu mới cập nhật trên mạng hay liên đoàn bóng ném
Việt Nam, thế giới.
Mỗi buổi sẽ kéo dài 45 phút đến 60 phút. Có tài
liệu ghi chép, có các video clip minh họa..., có thảo
luận nhóm và đánh giá thống nhất.
Biện pháp 5. Tăng cường tập luyện các bài tập thể
lực nhằm phát triển các tố chất chuyên môn.
- Mục đích: Thông qua tập luyện các bài tập thể
lực nhằm phát triển các tố chất chuyên môn: sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo là một
biện pháp không thể thiếu giúp người học có thể thi
đấu học tập được tốt nhất.
- Cách tổ chức tiến hành: Hàng tuần sẽ co các bài
tập thể lực được vận dụng trước, sau khi tập luyện kỹ,
chiến thuật, thi đấu.
+ Thới gian: 10 phút đến 30 phút. Số lần tùy vào
các bài tập.
+ Các bài tập di chuyển: Chạy bền 1500m-3000m;
chạy xuất phát cao 30m, bật nhảy với tay chạm bảng,
bật bục, bật trên ghế, các bài di chuyển thang dóng,
qua chướng ngại vật...
+ Các bài tập sức mạnh tay chân: Kéo dây chun,
gánh tạ, ném bóng nhồi, ném bóng vào tường, ném
xa trên ghế...
+ Các bài tập phối hợp chuyển đổi hành động (bài
tập tổng hợp).
2.3. Kết quả thực nghiệm
Đánh giá kết quả thực nghiệm được tiến hành
kiểm tra trình độ chuyên môn và kết quả thi lý thuyết
của học sinh nhóm đối chứng và thực nghiệm bằng 04
test gồm:
(Ảnh minh họa)
Test 1: Phối hợp hai người di động chuyền bắt
bóng nhảy ném cầu môn
Test 2: Ném bóng xa có đà.
Test 3: Dẫn bóng vượt chướng ngài vật nhảy ném
cầu môn
Test 4: Chạy : 4m - 6m -7m -9m -20m -40m
* Trước thực nghiệm: Kiểm tra học phần 2 thực
hành cho thấy các em chiếm tỷ lệ xuất sắc, giỏi và
khá với tỷ lệ chưa phải là cao. Phần lý thuyết các tỷ
lệ xuất sắc, giỏi cần phải nhiều hơn nữa, tỷ lệ khá
chiếm lớn, điều đáng nói là các em đã tích cực ôn
tham khảo tài liệu nên điểm trung bình là không có.
Kết quả được trình bầy tại bảng 5.
* Sau thực nghiệm: kiểm tra học phần 3 thực hành
cho thấy các em đạt xuất sắc đã tăng lên ở nhiều nội
dung, trong đó có nội dung phối hợp chuyển đổi hành
động động tác đây là một yêu cầu quan trọng nhất khi
thực hiện các kỹ năng trong bóng ném. Kết quả được
trình bầy tại bảng 6.
3. KẾT LUẬN
- Lựa chọn được 05 biện pháp nâng cao kết quả
học tập cho SV chuyên sâu bóng ném Trường ĐHSP
TDTT Hà Nội.
- Bước đầu ứng dụng các giải pháp lựa chọn trong
thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các giải pháp
lựa chọn đã có hiệu quả cao trong việc nâng cao thể
lực cho đối tượng nghiên cứu.
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
2. TrầnVăn Mạnh (2007): “Nghiên cứu tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa góp phần nâng cao thể chất SV
trường Đại Học Xây Dựng” Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3. Nguyễn Hùng Quân (2002), Giáo trình Bóng ném, Nxb TDTT, Hà Nội.
4. Phạm Xuân Thành và cộng sự (2013), Giáo trình Bóng ném, Nxb TDTT, Hà Nội
Nguồn bài báo: Từ đề đề tài cấp cơ sở Đặng Hùng Linh: "Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng
cao kết quả học tập môn chuyên sâu cho SV bóng ném Trường Đại học SP TDTT Hà Nội", đơn vị: Trường ĐHSP
thể dục thể thao Hà Nội. Bảo vệ năm 2017.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 11/12/2019; ngày phản biện đánh giá: 26/1/2020; ngày chấp nhận đăng: 12/2/2020)
Bảng 6. Kết quả kiểm tra học phần 3 sau thực nghiệm (n = 15)
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Nội dung kiểm tra
SV % SV % SV % SV %
Bật nhảy ném bóng 1 tay trên cao vào cầu môn (quả) 10 66 3 20 2 13 0 0
Nhảy cao ngoài vạch 9m ném bóng qua tay chắn (quả) 7 46 4 26 4 26 0 0
Phối hợp ba người di động chuyền bắt bóng nhảy ném cầu môn(quả) 12 80 3 20 0 0 0 0
Bài tập tổng hợp (s) 12 80 3 20 0 0 0 0
Chạy : 4m - 6m -7m -9m -20m -40m (s) 14 93 1 6,6 0 0 0 0
Qua bảng kiểm tra học phần 2 thực hành ta thấy các em chiếm tỷ lệ xuất sắc, giỏi và khá với tỷ lệ chưa
phải là cao. Phần lý thuyết các tỷ lệ xuất sắc, giỏi cần phải nhiều hơn nữa, tỷ lệ khá chiếm lớn, điều đáng nói
là các em đã tích cực ôn tham khảo tài liệu nên điểm trung bình là không có. Nhìn chung còn nhiều việc phải
làm theo mục tiêu đề ra, các kỹ thuật bài tập có phần vẫn như trước, nhưng có phần đã thay đổi nâng cao yêu
cầu đòi hỏi các em phải cố gắng nỗ lực học, rèn luyện tích cực thêm để chứng tỏ năng lực tố chất bản thân.
Các biện pháp lựa chọn được tiến hành theo đúng kế hoạch và đúng hướng triển khai.
Bảng 5. Kết quả kiểm tra học phần 2 trước thực nghiệm (n = 15)
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Nội dung kiểm tra thực hành
SV % SV % SV % SV %
Phối hợp hai người di động chuyền bắt bóng nhảy ném cầu môn (quả) 9 60 4 26 2 13 0 0
Ném bóng xa có đà (m) 8 53 4 26 3 20 0 0
Dẫn bóng vượt chướng ngại vật nhảy ném cầu môn (s) 10 66 5 33 0 0 0 0
Chạy : 4m - 6m -7m -9m -20m -40m (s) 8 53 4 26 3 20 0 0
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Kết quả thi lý thuyết
SV % SV % SV % SV %
Chuyên sâu bóng ném khóa 47 3 20 5 33 7 46 0 0
34 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_lua_chon_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_ket_qua_h.pdf