Nghiên cứu một số điều kiện kinh tế - xã hội cộng đồng ngư dân khai thác hải sản xa bờ ở vịnh Bắc Bộ

KẾT LUẬN - Vịnh Bắc Bộ là vùng biển có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản, đây là một trong những ngư trường trọng điểm của nghề cá nước ta. - Toàn vùng có khoảng 29 cảng cá, 35 bến cá và 4 chợ cá, 458 cơ sở thu mua hải sản và 622 tàu dịch vụ hậu cần có khả năng hoạt động xa bờ. - Cấu trúc độ tuổi của các thuyền viên và hộ gia đình làm nghề khai thác hải sản nhìn chung khá trẻ, chủ yếu trong độ tuổi 18-40 tuổi. Trung bình cứ hai người lao động sẽ nuôi dưỡng một người phụ thuộc. - Trình độ học cấn của các thuyền viên và hộ gia đình tương đối thấp, vẫn còn có thuyền viên không biết chữ, tỷ lệ người có trình độ từ trung cấp trở lên trong hộ gia đình của chủ tàu còn thấp. - Hình thức bảo quản sản phẩm trên tàu phổ biến là sử dụng đá xay; đa số các tàu có hầm bảo quản có vách cách nhiệt được cấu tạo từ các lớp xốp, hiệu quả giữ nhiệt không cao. - Phương thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của các tàu là bán cho nậu, vựa; việc liên kết trong chuỗi sản phẩm khai thác giữa chủ tàu, doanh nghiệp và nhà quản lý còn nhiều hạn chế. - Lợi nhuận của đội tàu có sự chênh lệch giữa các nhóm nghề và nhóm công suất. Cao nhất là nhóm nghề lưới chụp, thấp nhất là nhóm nghề lưới kéo.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số điều kiện kinh tế - xã hội cộng đồng ngư dân khai thác hải sản xa bờ ở vịnh Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ Ở VỊNH BẮC BỘ phạm Thị Hiền Viện Sinh – Nông Email: hienpt86@dhhp.edu.vn Tạ Thị Hạnh Viện Sinh – Nông Email: hienpt86@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 05/4/2019 Ngày PB đánh giá: 09/5/2019 Ngày duyệt đăng: 24/5/2019 TÓM TẮT Khu vực vịnh Bắc Bộ có 6.308 tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ (chiếm khoảng 21,1% tổng số tàu thuyền), trong đó nghề lưới chụp nghề chiếm ưu thế với 1.957 chiếc. Lực lượng lao động trên tàu tương đối trẻ, tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 18-40, chiếm khoảng 69,2% tổng số lao động. Trung bình cứ hai người trong độ tuổi lao động sẽ nuôi dưỡng một người phụ thuộc. Trình độ học vấn của thuyền viên còn thấp, tỷ lệ lao động mù chữ vẫn chiếm 1,8%. Tỷ lệ thành viên hộ gia đình có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chỉ chiếm khoảng 4,2%. Lợi nhuận sản xuất có sự chênh lệch nhau giữa các nhóm nghề khai thác. Nghề lưới chụp đạt lợi nhuận cao nhất, trung bình đạt 578÷720 triệu đồng/tàu/năm. Lợi nhuận của nghề lưới kéo đạt thấp nhất, chỉ khoảng 99÷162 triệu đồng/tàu/năm. Hình thức bảo quản sản phẩm trên tàu chủ yếu là sử dụng đá xay. Toàn vùng có khoảng 29 cảng cá, 35 bến cá, 4 chợ cá, 458 cơ sở thu mua hải sản và 622 tàu dịch vụ hậu cần có khả năng hoạt động xa bờ. Từ khóa: Tàu khai thác hải sản xa bờ, trình độ học vấn, lợi nhuận, dịch vụ hậu cần A STUDY ON THE SOCIO-ECONOMIC CONDITION OF FISHING COMMUNITIES OFFSHORE IN GULF OF TONKIN ABSTRACT The Gulf of Tonkin has 6,308 vessels of offshore fishing (accounting for about 21.1% of the total number of vessels), of which the Stick held falling net are dominant with 1,957 units. The labor force on the ship is relatively young, mainly on the age group of 18-40, accounting for about 69.2% of the total. On average, every two people of working age will nurture a dependent person. The education and qualifications of fishermen are still low, the rate of illiterate workers still accounts for 1.8%.The proportion of household members of fishing vessel owners with intermediate or higher education level accounts for only 4.2%.The profit of production varies among different vessels of fishing. Stick held falling have the highest profit, averaging 578÷720 million VND/vessel/year. The profit of the bottom trawling is the lowest, only about 99÷162 million VND/vessel/year.The form of post harvest preservation on vessel is mainly using grinned ice. There is a total of 29 fishing ports, 35 fishing harbour, 4 fishing markets, 458 fishing trading units and 622 purchase vessels in the Gulf of Tonkin. Keywords:Vessels of offshore fishing, level of education, the profit, fishing logistics service. 45Tạp chí khoa học, Số , tháng 09 năm 2019 1. MỞ ĐẦU Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề cá nói chung và đội tàu khai thác hải sản xa bờ ở vùng vịnh Bắc Bộ nói riêngtrong những năm gần đây đã có những bước phát triển khá nhanh và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung của đất nước, tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đất nước và bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển của Tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay nghề cá xa bờ đang gặp nhiều khó khăn, như trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế, ngư cụ đánh bắt mang tính huỷ diệt vẫn đang tồn tại, cơ cấu nghề nghiệp phân bố chưa hợp lý, rủi ro cao trong quá trình lao động sản xuất trên biển, sự cạnh tranh giữa các tàu khai thác hải sản ngày càng khốc liệt nên thu nhập của các tàu đánh cá ngày một suy giảm. Để đảm bảo cho nghề cá nói chung và nghề khai thác hải sản xa bờ nói riêng phát triển một cách bền vững, cần phải có những đánh giá một cách chính xác về hiện trạng nghề khai thác và cộng đồng ngư dân.Trong phạm vi của bài báo này, sẽ trình bày về điều kiện, đặc điểm nghề cá của cộng đồng ngư dân khai thác hải sản xa bờ ở các địa phương ven biển trong khu vực vịnh Bắc Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. 2. TÀI LIỆU VÀ pHƯƠNG pHÁp NGHIÊN CỨU 2.1. Tài liệu nghiên cứu - Tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê của các cơ quan quản lý nghề cá ở vịnh Bắc Bộ; - Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của đề tài/dự án về cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ do Viện nghiên cứu Hải sản thực hiện. 2.2. phương pháp xử lý số liệu - Độ tuổi (K t , %): 100x C C K itt = Trong đó: C ti : số người ở nhóm tuổi i; C: Tổng số người. - Trình độ học vấn (K dt , %): 100x C CK dtidt = Trong đó: C dti : số người được đào tạo ở cấp i; C: Tổng số người. - Các chỉ số kinh tế của đội tàu: Tổng doanh thu, tổng thu nhập, chi phí sản xuất (chi phí cố định, chi phí biến đổi) và lợi nhuận ròng: + Tổng doanh thu (DT) được xác định bằng tổng giá trị của tổng sản lượng khai thác theo thời giá tại thời điểm bán theo mỗi chuyến biển.. + Tổng chi phí (TC) của tàu được tính bằng tổng chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí lương của tàu: Chi phí biển đổi của tàu là tổng các chi phí hoạt động bao gồm chi phí nhiên liệu, nước đá, thực phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, lương lao động và chi phí khác. Chi phí cố định của tàu là tổng các chi phí về khấu hao phương tiện khai thác, lãi suất vay vốn, bảo hiểm, thuế và chi phí sửa chữa lớn. + Lợi nhuận ròng (LN) của tàu được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí sản xuất (chi phí biến đổi và chi phí cố định). 46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Cách xác định các chỉ số kinh tế trên được tóm tắt như sau: LN = DT – TC 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện của cộng đồng ngư dân khai thác hải sản xa bở ở vịnh Bắc Bộ 3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình vùng biển Vùng biển vịnh Bắc Bộ giới hạn từ vĩ độ 17000’N đến 21040’N và 105040’E đến 109040’E kéo dài từ Quảng Ninh đến hết Quảng Bình. Diện tích toàn vịnh khoảng 126.250km2 (36.000 hải lý vuông) bao gồm cả phía Việt Nam và Trung Quốc, chiều ngang của vịnh nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa vịnh rộng khoảng 220 km (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km, phía Trung Quốc khoảng 695 km. Theo hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, diện tích vịnh phía Việt Nam chiếm 53,23% tổng diện tích vịnh (khoảng 67.203 km2). Vùng biển phía Việt Nam là vùng biển nông, đáy biển tương đối bằng phẳng có 2 vịnh kín là vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Độ sâu vịnh Bắc Bộ không lớn, trung bình 38,5m, lớn nhất không quá 100m. Vùng biển vịnh Bắc Bộ được phân chia làm 2 khu vực: - Khu vực từ Quảng Ninh đến Ninh Bình: khu vực từ Móng Cái đến Đồ Sơn có bờ biển chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam , các đảo chia cắt mạnh, phức tạp. Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo đá ven bờ, trong đó có 26 đảo lớn, quan trọng hơn cả phải kể đến là quần đảo Cát Bà với tổng diện tích 34.531 ha và quần đảo Cô Tô với tổng diện tích 3.850 ha. Đặc biệt có đảo Bạch Long Vỹ nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 110km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km. Phần ven lục địa, đáy biển bằng phẳng, thường có các bãi triều, rừng ngập mặn. - Khu vực từ Ninh Bình đến hết Quảng Bình: bờ biển chạy theo hướng gần Bắc - Nam. Bờ cát thoải dạng vòng cung, chia cắt giữa các cung bờ là các mũi đá nhô ra. Phía ngoài rải rác có các đảo đá phiến, đá hoa cương, sườn bờ ngầm quanh các đảo này có rạn san hô như: Hòn Nẹ, Hòn Mê, Hòn Mắt, Hòn La, Hòn Nồm. Đường đẳng sâu 20m chạy cách bờ 3 - 5 km , nhiều nơi chạy sát chân các mũi đá nhô ra. 3.1.2. Đặc điểm diện tích, dân số khu vực nghiên cứu Tổng diện tích các địa phương ven biển vịnh Bắc Bộ khoảng gần 54 nghìn km2, với tổng dân số là 16.579.300 người, mật dân số trung bình khoảng 580 người/km2. Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định là ba địa phương có mật độ dân số cao nhất (đạt trên 1.000 người/km2), đây là những địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú và thuận lợi để phát triển kinh tế. Quảng Bình là địa phương có mật độ dân số thấp nhất, chỉ đạt trung bình 110 người/km2. Số liệu chi tiết được thể hiện tại bảng 1. Bảng 1: Diện tích và dân số các dịa phương ven biển vịnh Bắc Bộ TT Địa phương Diện tích(km2) Dân số trung bình (nghìn người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Quảng Ninh 6.177,7 1.224,6 198 2 Hải Phòng 1.561,7 1.980,8 1.268 47Tạp chí khoa học, Số , tháng 09 năm 2019 3 Thái Bình 1.586,5 1.790,0 1.128 4 Nam Định 1.668,5 1.852,6 1.110 5 Ninh Bình 1.386,8 953,1 687 6 Thanh Hoá 11.114,5 3.528,3 317 7 Nghệ An 16.481,7 3.105,5 188 8 Hà Tĩnh 5.990,6 1.266,7 211 9 Quảng Bình 8.000,1 877,7 110 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2016) 3.1.3. Điều kiện dịch vụ hậu cần phục vụ đội tàu khai thác hải sản xa bờ ở vịnh Bắc Bộ 3.1.3.1. Cơ sở cảng cá, bến cá, chợ cá Theo số liệu thống kê, các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ có khoảng 29 cảng cá, 35 bến cá và 4 chợ cá. Trong đó, Quảng Ninh có 3 cảng cá, 8 bến cá; Hải Phòng có 6 cảng cá, 8 bến cá; Thái Bình có 2 cảng cá, 2 bến cá; Nam Định có 2 cảng cá, 4 bến cá; Ninh Bình có 1cảng cá, 1 bến cá, 1 chợ cá; Thanh Hóa có 4 cảng cá, 6 bến cá, 3 chợ cá; Nghệ An có 4 cảng cá, 4 bến cá; Hà Tĩnh có 4 cảng; Quảng Bình có 3 cảng cá, 2 bến cá. Tổng lượng hàng hóa thông qua các cảng trung bình là 59.259 tấn/tháng trong đó lượng thủy sản 48.975 tấn/tháng. Hiện nay ở hầu hết các tỉnh đều chưa phân biệt rạch ròi cảng cá dành riêng cho tàu khai thác hải sản xa bờ và gần bờ. Thông thường các tàu khai thác gần bờ thường đậu ở các bãi ngang, bến cá; đội tàu khai thác xa bờ chủ yếu neo đậu ở các cảng cá. 3.1.3.2. Hệ thống thu mua, nậu vựa Hệ thống thu mua, nậu vựa kinh doanh nguyên liệu thủy sản, đặc biệt lực lượng tàu hậu cần, dịch vụ đã phát huy tốt vai trò của mình như: điều tiết giá cả, hàng hóa cho thị trường nội địa và xuất khẩu, là cầu nối và giải quyết mối quan hệ cung cầu, đáp ứng nhu cầu về đầu tư, vốn, chi phí, cung ứng nguyên, nhiên,vật liệu cho ngư dân thúc đẩy khai thác thủy sản phát triển. Theo thống kê, tổng số cơ sở thu mua hải sản ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ khoảng 458 cơ sở với hơn 1.700 lao động. Trong đó, Hà Tĩnh là địa phương có nhiều cơ sở nhất (300 cơ sở), Thái Bình (78 cơ sở). Các địa phương Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An không có cơ sở thu mua nậu vựa nào - chi tiết xem bảng 2. Bảng 2: Cơ sở thu mua hải sản ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ TT Địa phương Số lượng (cơ sở) Số LĐ (người) Diện tích (m2) 1 Quảng Ninh 10 40 500 2 Hải Phòng - - - 3 Thái Bình 78 300 - 4 Nam Định 35 69 12.000 5 Ninh Bình - - - 6 Thanh Hóa - - - 7 Nghệ An - - - 48 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TT Địa phương Số lượng (cơ sở) Số LĐ (người) Diện tích (m2) 8 Hà Tĩnh 300 1.200 36.000 9 Quảng Bình 35 175 7.000 (Nguồn: Nguyễn Quốc Tĩnh, 2018) Ngoài hệ thống cơ sở thu mua trên bờ thì ở vịnh Bắc Bộ còn có đội tàu dịch vụ hậu cần trên biển. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính đến hết năm 2017 toàn vùng có 622 tàu thuyền làm nghề dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ (tổng công suất máy ≥90cv), trong đó tập trung nhiều nhất ở Thanh Hóavới 439 tàu, chiếm khoảng 70,6%; Hải Phòng có 96 chiếc chiếm khoảng 15,4%.Tuy nhiên, hiện nay đội tàu dịch vụ hậu cần ở vịnh Bắc Bộ chỉ mang tính chất thu mua sản phẩm thuần túy, chưa cung cấp lại được nguyên, nhiên, vật liệu cho các tàu đánh bắt ngoài biển. Điều này một phần là do tập quán khai thác của ngư dân nước ta, thường mang đầy đủ nguyên, nhiên, vật liệu cho cả chuyến biển, một phần cũng do khả năng hạn chế của đội tàu dịch vụ, tàu nhỏ, công suất máy thấp nêm chỉ có thể thu mua sản phẩm chứ không thể cung cấp lại nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho các tàu khai thác. Số lượng tàu dịch vụ hậu cần xa bờ ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ được thống kê qua bảng 3. Bảng 3: Số lượng tàu dịch vụ hậu cần xa bờ ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ Đơn vị: chiếc TT Địa phương Nhóm công suất (cv) Tổng 90÷=250 1 Quảng Ninh 30 14 44 2 Hải Phòng 50 46 96 3 Thái bình 7 18 25 4 Nam Định 0 0 0 5 Ninh Bình 0 0 0 6 Thanh Hóa 245 194 439 7 Nghệ An 1 7 8 8 Hà Tĩnh 0 0 0 9 Quảng Bình 0 10 10 Tổng 333 289 622 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, 2017) 3.2. Đặc điểm nghề cá cộng đồng ngư dân khai thác hải sản xa bở ở vịnh Bắc Bộ 3.2.1. Tàu thuyền và cơ cấu nghề khai thác Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính đến hết 2017 các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ có 6.308 tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ (tổng công suất máy ≥90cv). Trong đó, các nghề chiếm ưu thế là nghề lưới chụp với 1.957 chiếc (chiếm khoảng 31,0%) và nghề lưới kéo với 1.497 chiếc (chiếm 23,7%). Nghề câu và nghề lưới rê chiếm khoảng 15,9 – 17,4% tổng số tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ toàn khu vực. Nghề lưới vây chỉ có 422 tàu, chiếm 6,7%. Số liệu tổng hợp thống kê theo bảng 4. 49Tạp chí khoa học, Số , tháng 09 năm 2019 Bảng 4: Số lượng tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ Đơn vị: chiếc TT Nghề Nhóm công suất (cv) Tổng 90 ÷<250 ≥250 1 Lưới kéo 822 675 1.497 2 Lưới vây 124 298 422 3 Lưới rê 447 649 1.096 4 Nghề câu 601 403 1.004 5 Lưới chụp 779 1.178 1.957 6 Nghề khác 151 181 332 Tổng 2.924 3.384 6.308 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, 2017) 3.2.2. Đặc điểm lao động trên tàu và hộ gia đình chủ tàu - Cấu trúc tuổi: Lực lượng lao động trên tàu khai thác hải sản xa bờ ở vịnh Bắc Bộ tương đối trẻ, tập trung chủ yếu ở hai nhóm tuổi 18-30 và 31-40, chiếm khoảng 69,2%; nhóm tuổi 41-50 chiếm 18,5% tổng số lao động trên tàu. Có thể nói đây là lực lượng lao động có sức khoẻ, phù hợp đặc thù của nghề, đã có kinh nghiệm và có khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiến tiễn trong sản xuất. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động dưới 18 tuổi tham gia khai thác hải sản vẫn còn tương đối cao, chiếm 4,9%. Nhóm tuổi từ 18-60 trong hộ gia đình chủ tàu khai thác hải sản chiếm 66,0%; trong khi đó nhóm dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi chiếm 34,0% tổng số thành viên trong gia đình, trung bình cứ hai người trong độ tuổi lao động sẽ nuôi dưỡng một người phụ thuộc. Đặc điểm cấu trúc tuổi của lao động trên tàu và hộ gia đình chủ tàu của các địa phương ven biển vịnh Bắc Bộ theo bảng 5. Bảng 5: Cấu trúc tuổi lao động trên tàu và thành viên hộ gia đình chủ tàu đội tàu khai thác hải sản xa bờ ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ Thành phần Nhóm công suất (cv) Tỷ lệ nhóm tuổi (%) 60 Thuyền viên trên tàu 90÷<250 4,3 35,6 32,4 19,9 7,0 0,8 >=250 5,5 38,5 31,8 17,2 6,2 0,8 Trung bình 4,9 37,1 32,1 18,5 6,6 0,8 Thành viên hộ gia đình chủ tàu 90÷<250 29,6 24,1 16,1 17 11,1 2,2 >=250 30,2 23,4 17,8 14,2 8,3 6,0 Trung bình 29,9 23,8 16,9 15,6 9,7 4,1 (Nguồn: Nguyễn Phi Toàn, 2017) - Trình độ học vấn: 50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Thuyền viên học hết cấp I, chiếm 41,9%; hết cấp II, chiếm 49,9%; hết cấp III, chiếm 6,4% và trung cấp trở lên không có, đặc biệt vẫn có khoảng 1,8% thuyền viên mù chữ, đây chủ yếu là những lao động trên 60 tuổi. Trình độ học vấn của thành viên hộ gia đình chủ tàu khá đa dạng, số thành viên trong hộ gia đình khai thác hải sản còn nhỏ chưa đi học, chiếm từ 2,5%; thành viên có trình độ học vấn hết cấp I, chiếm từ 30,2%; thành viên có trình độ học vấn hết cấp II, chiếm từ 46,4%; thành viên có trình độ học vấn hết cấp III, chiếm 16,7%; tỷ lệ thành viên có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chiếm khoảng 4,2% tổng số thành viên của hộ gia đình. Đặc điểm trình độ học vấn của lao động trên tàu và hộ gia đình chủ tàu của các địa phương ven biển vịnh Bắc Bộ theo bảng 6. Bảng 6: Trình độ học vấn lao động trên tàu và thành viên hộ gia đình chủ tàu đội tàu khai thác hải sản xa bờ ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ Thành phần Nhóm công suất (cv) Trình độ học vấn(%) Mù chữ/chưa đi học Hết cấp I Hết cấp II Hết cấp III SC/TC CĐ/ĐH Thuyền viên trên tàu 90÷<250 1,9 38,6 53,1 6,4 0 0 >=250 1,7 45,3 46,7 6,3 0 0 Trung bình 1,8 41,9 49,9 6,4 0 0 Thành viên hộ gia đình chủ tàu 90÷<250 2,4 29,2 48,6 16,7 0,2 2,9 >=250 2,7 31,2 44,1 16,7 0,6 4,7 Trung bình 2,5 30,2 46,4 16,7 0,4 3,8 (Nguồn: Nguyễn Phi Toàn, 2017) 3.2.3. Phương thức bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác - Hình thức bảo quản: Hình thức bảo quản sản phẩm phổ biến của đội tàu khai thác xa bờ ở vịnh Bắc Bộ là dùng nước đá (đá xay): cá được xếp vào khay chứa hoặc túi nylon, sau đó dùng đá xay phủ lên từng lớp. Hình thức này thực hiện khá đơn giản, tuy nhiên khi bảo quản lâu ngày thì chất lượng cá bị suy giảm nhanh, gây tổn thất lớn đến giá trị của sản phẩm đánh bắt được. - Hầm bảo quản: Đa số các tàu có hầm bảo quản là hầm có vách cách nhiệt được cấu tạo từ các lớp xốp (phổ biến là styrofoam). Các tàu có hầm cách nhiệt kiểu này chiếm khoảng 84% số lượng tàu. Một số tàu sử dụng inox, compozit hoặc tôn mạ kẽm để thay thế lớp gỗ trong cùng. Cách làm này thuận tiện hơn trong công tác vệ sinh hầm tàu và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên hiệu quả giữ nhiệt không cao nên tỷ lệ đá bị hao hút trong quá trình bảo quản lớn. Trong thời gian gần đây, có khoảng 16% số tàu áp dụng hầm bảo quản sử dụng vật liệu Polyurethane (PU) để cách nhiệt. Vật liệu PU cách nhiệt tốt hơn so với xốp truyền thống. Vật liệu này bền, có kết cấu vững chắc, nhẹ, dễ thi công và ít thấm nước. 3.2.4. Phương thức tiêu thụ sản phẩm Sau khi tàu về cảng và lên cá, hầu hết các chủ tàu đều bán cá cho các nậu, 51Tạp chí khoa học, Số , tháng 09 năm 2019 vựa, sau đó nậu vựa bán lại cho các doanh nghiệp chế biến, một phần bán ở các chợ cá trong nội địa. Do phụ thuộc vào nậu vựa trong việc cung cấp xăng dầu, vốn đóng tàu, mua các trang thiết bị .... nên các chủ tàu thường hay bị ép giá khi được mùa. Các doanh nghiệp không thể mua được sản phẩm các chủ tàu mà phải thông qua nậu vựa nên giá sản phẩm hải sản đánh bắt được đến bàn ăn của người tiêu dùng cao.Việc liên kết trong chuỗi sản phẩm khai thác chưa được thực hiện giữa chủ tàu, doanh nghiệp và nhà quản lý nên giá cá bấp bênh, chất lượng sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ không an toàn, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngư dân, uy tín của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và Nhà nước cũng chưa quản lý được các hoạt động của chủ nậu vựa. 3.2.5. Hiệu quả kinh tế của đội tàu Kết quả khảo sát cho thấy doanh thu đạt cao nhất là nghề lưới chụp, trung bình đạt 2,5÷3,0 tỷ đồng/tàu/năm; thứ hai là nhóm nghề lưới kéo, đạt1,8÷2,0 tỷ đồng/tàu/năm; nghề lưới vây đạt 1,5÷1,7 tỷ đồng/tàu/năm. Tuy nhiên, chi phí sản xuất của các nghề này cũng rất cao, trung bình từ 1,3÷2,3 tỷ đồng/tàu/năm. Doanh thu của các nghề còn lại dao động từ từ 0,5÷0,9 tỷ đồng/tàu/năm tùy theo nghề và nhóm công suất. Lợi nhuận của các đội tàu có xu hướng tỷ lệ thuận với nhóm công suất. Nghề lưới chụp đạt lợi nhuận cao nhất, trung bình đạt 578÷720 triệu đồng/tàu/năm. Đây là nghề mà trong những năm gần đây được phát triển rất nhanh về quy mô ở các địa phương, đặc biệt là ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Bình. Lợi nhuận của nghề lưới kéo đạtthấp nhất, chỉ khoảng 99÷162 triệu đồng/tàu/ năm. Các nghề còn lại có mức lợi nhuận dao động từ 100÷200 triệu đồng/tàu/năm. Chi tiết hiệu quả kinh tế từng đội tàu tại bảng 7 và hình 1. Bảng 7: Hiệu quả kinh tế của đội tàu khai thác xa bờ ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ Loại nghề Nhóm công suất máy (cv) Doanh thu (1.000đ/tàu/ năm) Chi phí (1.000đ/tàu/năm) Lợi nhuận (1.000đ/tàu/ năm) Chi phí biến đổi Chi phí cố định Tổng chi phí Lưới kéo 90 ÷< 250 1.887.046 1.697.108 90.017 1.787.124 99.922 ≥ 250 2.058.591 1.833.261 62.827 1.896.088 162.504 Nghề câu 90 ÷< 250 529.758 325.413 91.190 416.603 113.155 ≥ 250 - - - - - Lưới rê 90 ÷< 250 876.905 668.575 104.410 772.985 103.920 ≥ 250 968.690 693.442 126.701 820.143 148.547 Lưới vây 90 ÷< 250 1.528.160 901.600 440.255 1.341.855 186.305 ≥ 250 1.702.602 1.055.108 420.090 1.475.198 227.404 Lưới chụp 90 ÷< 250 2.525.379 1.153.343 793.579 1.946.922 578.457 ≥ 250 3.069.025 1.292.612 1.055.573 2.348.185 720.840 (Nguồn: Nguyễn Phi Toàn, 2017) 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Hình 1: Hiệu quả kinh tế của các đội tàu theo nhóm nghề và nhóm công suất 4. KẾT LUẬN - Vịnh Bắc Bộ là vùng biển có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản, đây là một trong những ngư trường trọng điểm của nghề cá nước ta. - Toàn vùng có khoảng 29 cảng cá, 35 bến cá và 4 chợ cá, 458 cơ sở thu mua hải sản và 622 tàu dịch vụ hậu cần có khả năng hoạt động xa bờ. - Cấu trúc độ tuổi của các thuyền viên và hộ gia đình làm nghề khai thác hải sản nhìn chung khá trẻ, chủ yếu trong độ tuổi 18-40 tuổi. Trung bình cứ hai người lao động sẽ nuôi dưỡng một người phụ thuộc. - Trình độ học cấn của các thuyền viên và hộ gia đình tương đối thấp, vẫn còn có thuyền viên không biết chữ, tỷ lệ người có trình độ từ trung cấp trở lên trong hộ gia đình của chủ tàu còn thấp. - Hình thức bảo quản sản phẩm trên tàu phổ biến là sử dụng đá xay; đa số các tàu có hầm bảo quản có vách cách nhiệt được cấu tạo từ các lớp xốp, hiệu quả giữ nhiệt không cao. - Phương thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của các tàu là bán cho nậu, vựa; việc liên kết trong chuỗi sản phẩm khai thác giữa chủ tàu, doanh nghiệp và nhà quản lý còn nhiều hạn chế. - Lợi nhuận của đội tàu có sự chênh lệch giữa các nhóm nghề và nhóm công suất. Cao nhất là nhóm nghề lưới chụp, thấp nhất là nhóm nghề lưới kéo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Kim Anh và ctv, 2006. Doanh thu và chi phí của nghề khai thác lưới rê thu ngừ tại Nha Trang. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, số 03-04/2006, Đại học Nha Trang. 2. Nguyễn Quốc Tĩnh, 2018. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển các cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản. 3. Nguyễn Phi Toàn, 2017. Quy hoạch phát triển khai thác hải sản xa bờ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2030. Báo cáo tổng kết dự án, Viện nghiên cứu Hải sản. 4. Tổng cục Thủy sản, 2017. Số liệu thống kê tàu thuyền khai thác hải sản theo địa phương. 5. Tổng cục Thống kê, 2016. Số liệu thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số theo địa phương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_dieu_kien_kinh_te_xa_hoi_cong_dong_ngu_dan.pdf
Tài liệu liên quan