Nghiên cứu phương pháp phá hủy bằng sóng radio ung thư biểu mô tế bào gan có kích thước không quá 5cm

Xuất hiện UTBMTBG mới trong gan Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ xuất hiện u gan mới là 30% trong 11,5 tháng theo dõi, thời gian trung bình xuất hiện u mới tại gan là 8,8 tháng. Andrea Salmi nhận thấy tỉ lệ có tổn thương mới tại gan sau 1 năm là 4%.(1) Di căn xa và huyết khối tĩnh mạch cửa Trong quá trình theo dõi chúng tôi ghi nhận 4 bệnh nhân (13,3%) có di căn xương, phổi hay huyết khối tĩnh mạch cửa. Thời gian xuất hiện di căn và huyết khối tĩnh mạch cửa trung bình là 10,8 tháng. Thời gian sống toàn bộ Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ sống sau 1 năm theo dõi là 93,33%, thời gian sống toàn bộ là 11,6 tháng, thời gian sống ở bệnh nhân có u nhỏ hơn 3cm là 11,89 tháng và u lớn hơn 3cm là 11,25 tháng. Khác biệt không có nghĩa thống kê. Andrea Salmi ghi nhận tỉ lệ sống sau 1 năm điều trị RFA ở bệnh nhân UTBMTBG không xơ gan là 92%. Biến chứng Trong 45 lượt RFA, chúng tôi ghi nhận đau trong lúc thủ thuật chiếm 44,44%, đau sau thủ thuật chiếm 3,33%, sốt chiếm 22,22%. 3 bệnh nhân (6,67%) bị biến chứng nhẹ là tràn dịch màng phổi lượng ít không cần chọc tháo, tụ máu dưới da và tụ máu dưới bao gan không cần can thiệp. Không có biến chứng nặng xảy ra. Jung Lee ghi nhận 3% có biến chứng nặng và 17% biến chứng nhẹ(3).

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phương pháp phá hủy bằng sóng radio ung thư biểu mô tế bào gan có kích thước không quá 5cm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 358 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÁ HỦY BẰNG SÓNG RADIO UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN CÓ KÍCH THƯỚC KHÔNG QUÁ 5CM Võ Hội Trung Trực*, Nguyễn Đình Song Huy*, Võ Duy Thuần* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị và sự an toàn của phương pháp phá hủy bằng sóng radio với điện cực đầu được làm mát để điều trị UTBMTBG có kích thước không quá 5cm. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện ở khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy, 30 bệnh nhân UTBMTBG với 45 khối u được đốt bằng phương pháp RFA. Hiệu quả kỹ thuật, tái phát tại chỗ, xuất hiện khối u mới, huyết khối tĩnh mạch và di căn xa được ghi nhận. Kết quả: không có biến chứng nặng, chỉ có 3 biến chứng nhẹ. Phá hủy u hoàn toàn đạt 91,11%. Tỉ lệ tái phát tại chỗ là 17,07%. 9 trong 30 (30%) bệnh nhân phát hiện u mới. 1 bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch và 3 bệnh nhân di căn xa. Tỉ lệ sống sau 1 năm theo dõi là 93,33% Kết luận: RFA đầu điện cực được làm mát khá an toàn và cũng cho thấy hiệu quả phá hủy u tại chỗ với tỉ lệ tái phát tại chỗ có thể chấp nhận được để điều trị UTBMTBG kích thước không quá 5cm Từ khoá: Ung thư biểu mô tế bào gan, đốt u bằng sóng cao tần. ABSTRACT EFFICATY AND SAFETY OF COOL-TIP RADIO FREQUENCY ABLATION ON TREATMENT IN HEPATOCELLUR CARCINOMA OF LESS THAN 5CM IN DIAMETER Vo Hoi Trung Truc, Nguyen Dinh Song Huy, Vo Duy Thuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 358 - 362 Background: Hepatocellular carcinoma is one of the leading causes of death for chronic liver disease Objective: To evaluate therapeutic efficacy and the safety of Cooltip radiofrequency ablation (RFA) with single electrode to treat hepatocellular carcinomas (HCC) of less than 5cm in maximum diameter Materials and Methods: In this prospective study, 30 patients with HCCs (2.49 cm; range, 0.8-4.88 cm) were enrolled. Forty five tumors were treated under ultrasonographic guidance by percutaneous RFA with cooled electrode. Contrast-enhanced CT scans were indicated one month after RFA. Technical effectiveness, local progression and intrahepatic recurrence, venous thrombosis and metastasis of HCCs were determined. Results: There were 3 minor complications but no major complications. Technical effectiveness was achieved in 41 of 45 tumors (91.11%). Local tumor progression occurred in 7 of 41 lesions (17.07%) with technical effectiveness. Nine new lesions (30%), 1 portal thrombosis and 3 metastasis were detected. Survival rates at 1 year were 93.33 %. Conclusion: Cooltip RFA is safe and efficient. This method showed relatively successful therapeutic effectiveness on 1 year follow up for the treatment of HCCs of less than 5 cm. Keywords: HCC; Radiofrequency ablation. * Khoa U gan - BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: ThS.BS. Võ Hội Trung Trực ĐT: 0918648149 Email: bstruc2006@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 359 MỞ ĐẦU Trên thế giới, ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) hiện tại có tần suất khá cao, thứ 3 ở nam và thứ 5 ở nữ. Tại Việt nam, UTBMTBG cũng đứng thứ 5 mà nguyên nhân chủ yếu là do viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C và rượu. RFA gần đây được xem một trong những phương pháp điều trị tiềm năng để điều trị khối u gan không thể phẫu thuật(5). RFA cũng được xem như phương pháp thay thế cho phẫu thật đối với u nhỏ(5,7). So với phẫu thuật, tỉ lệ tái tại chỗ RFA tương đối cao nhưng có thể chấp nhận được(7). Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: - Đánh giá hiệu quả của RFA có đầu điện cực được làm mát để điều trị khối u có kích thước không quá 5cm. - Đánh giá tính an toàn của RFA có đầu điện cực được làm mát để điều trị khối u có kích thước không quá 5cm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối thượng nghiên cứu Gồm 30 bệnh nhân khám tại khoa u gan bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 04/01/2011-1/03/2011 thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh sau: - UTBMTBG có đường kính lớn nhất không quá 5cm (chẩn đoán theo tiêu chẩn giải phẫu bệnh hay chuẩn đoán hình ảnh) - Chưa được điều trị ung thư gan trước đó - Không bằng chứng u xâm nhập mạch máu hay di căn ngoài gan - Chức năng gan: Child-Pugh A hay B. - Chức năng động máu: tiểu cầu>50.000/μL, INR>1,7 - Được theo dõi hơn 1 năm. - Bệnh nhân đồng ý làm RFA Tổng cộng có 45 khối u được làm RFA trong đó có 8 u mới xuất hiện trong quá trình theo dõi. Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu theo dõi dọc, thử nghiệm lâm sàng có can thiệp. Cỡ mẫu 30 bệnh nhân Sơ đồ nghiên cứu Xử lí số liệu Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 14.0 Thời gian sống của bệnh nhân UTBMTBG điều trị bằng RFA được phân tích bằng Kaplan – Meier Thời gian tái phát sau điều trị bằng RFA được phân tích bằng Kaplan – Meier U gan UTBMTBG ≤5cm Không thỏa tiêu chuẩn Loại khỏi nghiên cứu RFA Đánh giá và theo dõisau RFA Thỏa tiêu chuẩn Tác dụng phụ và biến chứng Hiệu quả điều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 360 So sánh 2 nhóm bệnh nhân UTBMTBG có u <3cm và ≥3cm được điều RFA bằng test Log – Rank Giá trị p<0.05 được xem là có y nghĩa thống kê. Phương tiện nghiên cứu: Máy Cool-tip™ RF Ablation System Tất cả trường hợp RFA được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm sử dụng hệ thống phá hủy u bằng sóng radio Valley-lab Cool-tip™ RF Ablation System do hãng Covidien của Mỹ sản xuất với điện cực đơn được làm mát 17G có đầu tiếp xúc 2cm hay 3cm bởi một trong 2 bác sĩ có kinh nghiệm RFA ít nhất hơn 200 trường hợp. Hệ thống này có công suất 200 W. Thời gian chuẩn một lần đốt khi sử điện cực có đầu tiếp xúc 2cm là 6 phút và đầu tiếp xúc 3 cm là 12 phút. Điện cực được làm mát bằng hệ thống bơm tự động lạnh nước cất gần 0oC để duy trì nhiệt độ tại đầu điện cực dưới 15 oC. Tiến hành Bệnh nhân khám phòng khám u gan sẽ được hội chẩn u gan nhằm đưa ra chẩn đoán xác định u gan và chỉ định điều trị RFA. Chẩn đoán UTBMTBG dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán hình ảnh dựa vào đặc điểm điển hình của UTBMTBG trên CT scan động có cản quang hoặc trên MRI scan động có cản từ như tăng đậm độ thì động mạch và giảm đậm độ thì tĩnh mạch cửa hay thì chậm(2). Chúng tôi có 25 trường hợp chẩn đoán bằng tiêu chuẩn hình ảnh học và 4 trường hợp chẩn đoán bằng tiêu chuẩn giải phẫu bệnh. Bệnh nhân được tiền mê với fentanyl và tê tại chỗ với lidocain. Thiết lập hệ thống Cool-tipRFA. Bệnh nhân nằm ngửa hoặc nghiêng phải sao cho tiếp cận khối u an toàn nhất (không xuyên qua các mạch máu lớn, đường mật lớn, phổi, ống tiêu hóa). Đưa điện cực vào khối u và tiến hành đốt từng phần một cho đến khi phá hủy hoàn toàn khối u. Vùng phá hủy phải vượt mép u ít nhất 5 mm. Bệnh nhân được theo dõi tác dụng phụ và biến chứng trong lúc làm thủ thuật, sau thủ thuật đến 24 giờ. Các biến chứng được chia thành 2 nhóm biến chứng nặng và nhẹ theo tiêu chuẩn của Hiệp hội X quang thế giới(3). Biến chứng nặng được xem là các biến chứng cần can thiệp, kéo dài thời nằm viện, để lại di chứng không hồi phục. Các biến chứng còn lại được xem là biến chứng nhẹ. Triệu chứng sau đốt như đau, sốt không được xem là biến chứng. Bệnh nhân được đánh giá hiệu quả thủ thuật trong vòng 3 ngày sau thủ thuật. Nếu chưa đạt sẽ được thực hiện lần 2 ngay trong lần nhập viện đầu. Nếu đạt sẽ được tái khám sau 1 tháng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật sau 1 tháng. Nếu chưa đạt tiếp tục làm RFA lần 2. Nếu đạt sẽ tiếp tục tái khám sau 2 tháng và sau đó là mỗi 3 tháng. Đánh giá hiệu quả điều trị UTBMTBG của RFA dựa vào hiệu quả kỹ thuật, tiến triển tại chỗ, tái phát UTBMTBG trong gan, thời gian sống toàn bộ. Hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là không có tăng quang mép đốt trên CT scan sau 1 tháng làm RFA. Tiến triển tại chỗ được định nghĩa là có tăng quang trong u hay mép đốt sau khi đạt hiệu quả kỹ thuật. Tái phát UTBMTBG trong gan được định nghĩa là có u mới ngoài vùng đốt trước đó. KẾT QUẢ Đặc điểm bệnh nhân Thông số Giá trị Ghi chú Tuổi 62,53±9,88(37-78) trung bình±độ lệch chuẩn (min-max) Giới 24/6 Nam/nữ Bệnh căn 22/7/1 HBV/HCV/khác ALT 53,47±52,65 (8-246) trung bình±độ lệch chuẩn Bilirubin 1,53±1,01 (0,4-4,6) trung bình±độ lệch chuẩn Albumin 42,43±4,17 (34-51) trung bình±độ lệch chuẩn Tiểu cầu 145±70,9 (55-309) trung bình±độ lệch chuẩn Child-Pugh 29/1 A/B AFP trước RFA 404,25±1199,65 (1,92-6370) trung bình±độ lệch chuẩn (min-max) AFP sau RFA 202,32±583,67 (2,41- trung bình±độ lệch Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 361 Thông số Giá trị Ghi chú 3175) chuẩn (min-max) Đặc điểm khối u Thông số Giá trị Ghi chú Kích thước (cm) 2,49±0.88 (0,8-4,88) 18/12 trung bình±độ lệch chuẩn <3cm/≥3cm Số lượng u 25/3/2 1u/2u/3u Gần mạch máu* 2/45 Có/không Gần bề mặt gan** 7/45 Có/không Vị trí II/III/IV/V/VI/VII/VIII 1/5/6/7/12/6/8 * <5mm gần mạch máu lớn gan (có đường kính ≥3mm) **<10mm gần bao gan Đặc điểm RFA Thông số Giá trị Ghi chú Số lần RFA/ 1 u 1,2±0,66 (1-5) 39/5/1 trung bình±độ lệch chuẩn 1 lần/2 lần/5 lần Tỉ lệ thành công kỹ thuật chung Tỉ lệ thành công kỹ thuật u<3cm Tỉ lệ thành công kỹ thuật u≥3cm 91,11% (41/45) 96,77% (30/31)* 78,57% (11/14)* Tỉ lệ (số lượng) * P=0,048 Kết quả điều trị Thời gian theo dõi 11,53±1,69 (3-12) trung bình ± độ lệch chuẩn Tỉ lệ tái phát tại chỗ chung 17,07% (7/41) Tỉ lệ (số lượng) *P=0,423 Tỉ lệ tái phát tại chỗ u<3cm 20% (6/30)* Tỉ lệ tái phát tại chỗ u≥3cm 9,09% (1/11)* Thời gian tái phát tại chỗ (tháng) 9,71±3,33 (2-12) trung bình ± độ lệch chuẩn Tỉ lệ xuất hiện u mới 30% (9/30) trung bình ± độ lệch chuẩn Thời gian xuất hiện u mới 8,83±4,56 (1-12) trung bình ± độ lệch chuẩn Tỉ lệ di căn xa và huyết khối tĩnh mạch 13,3% (4/30) Tỉ lệ (số lượng) Thời gian xuất hiện di căn và huyết khối tĩnh mạch 10,8±3 (1-12) trung bình ± độ lệch chuẩn Tỉ lệ sống sau 1 năm 93,33% (28/30) Tỉ lệ (số lượng) trung bình ± độ lệch chuẩn Thời gian sống tích lũy chung 11,633±0,3 trung bình ± độ lệch chuẩn Thời gian sống tích lũy u<3cm 11,89 ±0,11 trung bình ± độ lệch chuẩn Thời gian sống tích lũy u≥3cm 11,25±0,72 Tác dụng phụ và biến chứng Đau trong thủ thuật 44,44% (20/45) Đau sau thủ thuật 33,33% (15/45) Sốt sau thủ thuật 22,22% (10/45) Biến chứng nặng 0% (0/45) Biến chứng nhẹ 6,67% (3/45) BÀN LUẬN Hiệu quả kỹ thuật của RFA Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ phá hủy thành công về mặt kỹ thuật là 91,11%. Trong đó, tỉ lệ thành công ở khối u có kích thước nhỏ hơn 3 cm là 96,11% và lớn hơn 3 cm là 78,57%. Sự khác nhau có y nghĩa thống kê. Jung Lee sử dụng hệ thống kim đơn đốt cùng lúc nhiều điện cực trong nghiên cứu 30 bệnh nhân UTBMTBG có kích thước từ 3,1-5cm đạt tỉ lệ hiệu quả kỹ thuật đạt 97%(3). Cao hơn nhóm có cùng kích thước u trong nghiên cứu của chúng tôi. Ahmet Ayav nghiên cứu RFA trên 132 UTBMTBG và 179 u di căn gan từ 163 bệnh nhân ghi nhân tỉ lệ phá hủy hoàn toàn đạt 86% dựa trên CT scan tuần thứ 6. Ahmet Ayav nhận thấy tỉ lệ thất bại kỹ thuật ở khối u ≤30 mm là 10,8% (26/241) và ở khối u >3mm là 24,3% (17/70). Phân tích đa biến cho thấy u gần tĩnh mạch cửa chính, tĩnh mạch gan, đường mật, bề mặt gan, cơ hoành không phải là yếu tố tiên đoán thất bại kỹ thuật(6). Andrea Salmi nghiên cứu 29 khối u gan từ 25 bệnh nhân nhận thấy tỉ lệ phá hủy hoàn toàn trong 27 u đạt 93% trong đó 26/27 RFA 1 lần và 1/27 RFA 2 lần(1). Chúng tôi có 39 khối u làm RFA 1 lần, 5 khối u làm RFA 2 lần và 1 khối u làm RFA 5 lần. Kim rà soát 1,179 bệnh nhân UTBMTBG với 1,624 khối u được làm RFA nhận thấy 4,6% (75) bệnh nhân cần phải làm RFA lần 2. Tỉ lệ phá hủy thành công sau lần RFA thứ 2 đạt 96% (72/75)(9) Tiến triển tại chỗ sau RFA Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ tái phát tại chỗ 17,8%. Trong đó, tỉ lệ tái phát tại chỗ ở bệnh nhân có u lớn nhất nhỏ hơn 3cm là 19,35% và lớn hơn 3 cm là 14,28%. Tuy nhiên, sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê. Thời gian tái phát Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 362 trung bình là 9,7 tháng trong 11,5 tháng theo dõi. Jung Lee nhận thấy tỉ lệ tiến triển tại chỗ là 10%(3) và Andrea Salmi ghi nhận tỉ lệ tái phát tại chỗ là 3 trong 25 bệnh nhân (12%)(1). Ahmet Ayav nhận thấy tỉ lệ bệnh tái phát tại chỗ tại chỗ ở khối u ≤30 mm là 15.8 % (34/215) và ở khối u >3mm là 30.2% (16/53). Ahmet Ayav ghi nhận tỉ lệ tái phát tại chỗ là 18,6% trong 29 tháng theo dõi và thời gian trung bình để bệnh tiến triển tại chỗ là 5,7 tháng. Phân tích đa biến cho thấy u gần tĩnh mạch cửa chính, tĩnh mạch gan, đường mật, bề mặt gan, cơ hoành không phải là yếu tố tiên đoán tái phát(6) Ng K K so sánh nhóm 52 bệnh nhân UTBMTBG gần tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa và 90 bệnh nhân có UTBMTBG xa tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa. Ng K K nhận thấy không có khác biệt về tỉ lệ phá hủy hoàn toàn giữa 2 nhóm (92% so với 98%, P=0,197), tỉ lệ tái phát tại chỗ (11% và 9%, P=0,762) (4). Xuất hiện UTBMTBG mới trong gan Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ xuất hiện u gan mới là 30% trong 11,5 tháng theo dõi, thời gian trung bình xuất hiện u mới tại gan là 8,8 tháng. Andrea Salmi nhận thấy tỉ lệ có tổn thương mới tại gan sau 1 năm là 4%.(1) Di căn xa và huyết khối tĩnh mạch cửa Trong quá trình theo dõi chúng tôi ghi nhận 4 bệnh nhân (13,3%) có di căn xương, phổi hay huyết khối tĩnh mạch cửa. Thời gian xuất hiện di căn và huyết khối tĩnh mạch cửa trung bình là 10,8 tháng. Thời gian sống toàn bộ Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ sống sau 1 năm theo dõi là 93,33%, thời gian sống toàn bộ là 11,6 tháng, thời gian sống ở bệnh nhân có u nhỏ hơn 3cm là 11,89 tháng và u lớn hơn 3cm là 11,25 tháng. Khác biệt không có nghĩa thống kê. Andrea Salmi ghi nhận tỉ lệ sống sau 1 năm điều trị RFA ở bệnh nhân UTBMTBG không xơ gan là 92%. Biến chứng Trong 45 lượt RFA, chúng tôi ghi nhận đau trong lúc thủ thuật chiếm 44,44%, đau sau thủ thuật chiếm 3,33%, sốt chiếm 22,22%. 3 bệnh nhân (6,67%) bị biến chứng nhẹ là tràn dịch màng phổi lượng ít không cần chọc tháo, tụ máu dưới da và tụ máu dưới bao gan không cần can thiệp. Không có biến chứng nặng xảy ra. Jung Lee ghi nhận 3% có biến chứng nặng và 17% biến chứng nhẹ(3). KẾT LUẬN RFA với đầu kim được làm mát ứng dụng cho bệnh nhân UTBMTBG có kích thước không quá 5cm đã chứng tỏ được hiệu quả với tỉ lệ phá hủy hoàn toàn đạt 91,11% và tỉ lệ tái phát tại chỗ có thể chấp nhận được 17,8%. Tỉ lệ sống 1 năm là 93,3% và thời gian sống toàn bộ là 11,89 tháng. Nghiên cứu chỉ ghi nhận được biến chứng nhẹ 3%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ayav A, Germain A, Marchal F, et al (2010). Radiofrequency ablation of unresectable liver tumors: factors associated with incomplete ablation or local recurrence. The American Journal of Surgery; 200: 435–439. 2. Bruix J, Sherman M (2005). Management of hepatocellular carcinoma. Hepatology; 42:1208-1236 3. Goldberg SN, Grassi CJ, Cardella JF, et al (2005) Image-guided tumor ablation: standardization of terminology and reporting criteria. Radiology 2005; 235:728-739 4. Kim YS, Choi D, Lim HK, Park K (2008) Percutaneous radiofrequency ablation of hepatocellular carcinoma: analysis of 80 patients treated with two consecutive sessions. Eur Radiol.; 18: 1442–1448 5. Lau WY, Lai EC (2009) The current role of radiofrequency ablation in the management of hepatocellular carcinoma: a systematic review. Ann Surg.; 249:20-25 6. Lee J, Lee JM, Yoon JH, et al (2012) Percutaneous Radiofrequency Ablation with Multiple Electrodes for Medium-Sized Hepatocellular Carcinomas. Korean J Radiol; 13(1):34-43 7. Montorsi M, Santambrogio R, Bianchi P, et al. (2005). Survival and recurrences after hepatic resection or radiofrequency for hepatocellular carcinoma in cirrhotic patients: a multivariate analysis. J Gastrointest Surg.; 9:62-67; discussion 67-68 8. Ng KK, Poon RT, Lam CM, et al (2006). Efficacy and safety of radiofrequency ablation for perivascular hepatocellular carcinoma without hepatic inflow occlusion. British Journal of Surgery; 93: 440–447. 9. Salmi A, Turrini R, Lanzan IG, et al (2008) Efficacy of radiofrequency ablation of hepatocellular carcinoma associated with chronic liver disease without cirrhosis. International Journal of Medical Sciences; 5(6): 327-332.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_phuong_phap_pha_huy_bang_song_radio_ung_thu_bieu.pdf
Tài liệu liên quan