Nghiên cứu sự biểu hiện của các kháng nguyên P53, KI67 và HER-2/NEU trong ung thư đại trực tràng bằng hoá mô miễn dịch

KẾT LUẬN Nghiên cứu 55 trường hợp UTĐTT đã được phẫu thuật, qua xét nghiệm MBH và HMMD, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Tỷ lệ dương tính của các kháng nguyên p53, Ki67 và Her-2/neu trong ung thư đại trực tràng tương ứng là 54,55%; 80% and 27,27%. Ung thư thể sùi có tỷ lệ p53, Ki67 and Her- 2/neu dương tính tương ứng là 40,91%; 72,27% and 27,27%. Ung thư thể sùi - loét kết hợp có tỷ lệ biểu hiện tương ứng với các kháng nguyên p53, Ki67 và Her-2/neu là 70,83%; 87,5% và 29,17%. U thể thâm nhiễm và thể nhẫn có tỷ lệ Ki67 dương tính khá cao (66,67% và 50%), nhưng tỷ lệ dương tính của p53 và Her-2/neu thấp (25-33,33%). - Đối với UTBMT: độ biệt hoá của mô u càng thấp, tỷ lệ p53 dương tính càng cao; độ biệt hoá của UTBMT càng thấp, tỷ lệ dương tính mạnh của Ki67 càng cao; độ biệt hoá của UTBMT càng giảm, tỷ lệ Her-2/neu dương tính càng cao, và ngược lại (p<0,05). - Tỷ lệ (+) của p53 ở những khối u độ ác tính thấp và độ ác tính cao khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tỷ lệ (+) của Ki67 và Her-2/neu ở những khối u có độ ác tính cao cao hơn rõ rệt so với những khối u có độ ác tính thấp (90,91% và 63,64% so với 77,27% và 18,18%).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự biểu hiện của các kháng nguyên P53, KI67 và HER-2/NEU trong ung thư đại trực tràng bằng hoá mô miễn dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 89 NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU HIỆN CỦA CÁC KHÁNG NGUYÊN P53, KI67 VÀ HER-2/NEU TRONG UNG THƢ ĐẠI TRỰC TRÀNG BẰNG HOÁ MÔ MIỄN DỊCH Trịnh Tuấn Dũng* TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu sự biểu hiện của các kháng nguyên p53, Ki67 và Her-2/neu trong ung thư đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 55 trường hợp ung thư đại trực tràng sau phẫu thuật đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 trong thời gian từ 3/2005 đến 3/2007. Kết quả: Tỷ lệ dương tính của các kháng nguyên p53, Ki67 và Her-2/neu trong ung thư đại trực tràng tương ứng là 54,55%; 80% and 27,27%. Ung thư thể sùi có tỷ lệ p53, Ki67 and Her-2/neu dương tính tương ứng là 40,91%; 72,27% and 27,27%. Ung thư thể sùi - loét kết hợp có tỷ lệ biểu hiện tương ứng với các kháng nguyên p53, Ki67 và her-2/neu là 70,83%; 87,5% và 29,17%. U thể thâm nhiễm và thể nhẫn có tỷ lệ Ki67 dương tính khá cao (66,67% và 50%), nhưng tỷ lệ dương tính của p53 và Her-2/neu thấp hơn (25-33,33%). Kết luận: Đối với ung thư biểu mô tuyến, độ biệt hoá tuyến càng thấp tỷ lệ dương tính của p53 và Her-2/neu càng cao. Khi độ biệt hoá của ung thư biểu mô tuyến càng thấp, tỷ lệ dương tính mạnh của Ki67 càng cao và ngược lại. Tỷ lệ dương tính của p53 ở những khối u có độ ác tính thấp và độ ác tính cao khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tỷ lệ dương tính của Ki67 và Her-2/neu ở những khối u có độ ác tính cao thì cao hơn rõ rệt so với những khối u có độ ác tính thấp. ABSTRACT EXPRESSION OF P53, KI67 AND HER-2/NEU ANTIGENS IN COLORECTAL CANCERS BY IMMUNOHISTOCHEMISTRY Trinh Tuan Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007: 89-94 Objectives: To determine the expression of p53, Ki67 and Her-2/neu antigens in colorectal cancers by immunohistochemistry. Methods: 55 cases of postoperative colorectal cancers have been studied at the Military Central Hospital 108 from March 2005 to March 2007. Results: The positive rates of p53, Ki67 and Her-2/neu antigens in colorectal cancer were 54.55%; 80% and 27.27%. The tumors with fungiform had p53, Ki67 and Her-2/neu expressions in 40.91%; 72.27% and 27.27% respectively. Fungi-ulcerative tumors had expression of p53, Ki67 and Her-2/neu in 70.83%; 87.5% and 29.17% respectively. The tumors with infiltrating annular forms had a quite high rates in expression of Ki67 (66.67% and 50% respectively), but the positive rates of p53 and Her-2/neu are lower (25-33.33%). Conclusions: For adenocarcinomas, the positive rates of p53 and Her-2/neu expressions were higher in lower differentiated degrees of tumor tissues. The strong positive rate of Ki67 was higher if the differentiated degrees of tumor tissues were lower. No significant difference of p53 expression between low-grade and high grade tumors. However, the positive rates of Ki67 and Her-2/neu in high-grade tumors were significant higher than in low-grade tumors. * Bệnh viện TWQĐ 108 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 90 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai trong các trường hợp chết do ung thư nói chung. Ở Việt nam, đây cũng là một bệnh hay gặp và đang có xu hướng gia tăng(6). Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của UTĐTT như triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X-quang, nội soi, mô bệnh học (MBH), chẩn đoán và điều trị(4,5,7). Tuy nhiên, việc ứng dụng hoá mô miễn dịch (HMMD) trong nghiên cứu UTĐTT chưa có nhiều. Riêng ở Việt Nam, nghiên cứu theo hướng này mới chỉ là bước đầu. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu đặc điểm biểu hiện của các kháng nguyên (KN) p53, Ki67 và Her-2/neu trong UTĐTT. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện ở 55 trường hợp UTĐTT đã được phẫu thuật tại Bệnh viện TWQĐ 108 trong thời gian từ 3/2005-3/2007, xét nghiệm MBH và HMMD để tìm hiểu sự biểu hiện của các KN p53, Ki67 và Her-2/neu. Tuổi của bệnh nhân (BN) từ 24-82 (trung bình là 57,86 ± 11,3), gồm 30 nam (54,55%) và 25 nữ (44,45%) (tỷ số nam/nữ = 1,2). Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đã được tiến hành theo phương pháp tiến cứu, mô tả, cắt ngang. Các bệnh phẩm UTĐTT sau phẫu thuật được quan sát và mô tả về vị trí, đo kích thước, sau đó phẫu tích, lấy bệnh phẩm từ vùng tổn thương, cố định trong dung dịch formol 10% và xử lý theo phương pháp thông thường. Các mảnh cắt được nhuộm HE và PAS. Phân loại cả về hình thái đại thể, các týp MBH, độ ác tính và độ xâm lấn của UTĐTT theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới năm 2000(8). Các block paraffin sau đó được cắt nhuộm HMMD để nghiên cứu sự biểu hiện của các KN p53, Ki-67 và Her-2/neu theo phương pháp Avidin - Biotin - Complex. Sử dụng các kít và hoá chất của Hãng DakoCytomation, Đan mạch. Quy trình nhuộm được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất, với các dung dịch phục hồi KN phù hợp cho mỗi loại kháng thể. Đánh giá kết quả nhuộm HMMD: - Với P53: Xác định là phản ứng dương tính khi bào tương bắt màu nâu sẫm. - Với Ki67: Xác định là phản ứng dương tính khi nhân tế bào bắt màu nâu sẫm. Đếm số lượng tế bào u trên 5 vi trường ở độ phóng đại 400 lần, chia lấy số lượng trung bình, căn cứ vào tỷ lệ các tế bào u có phản ứng dương tính chia làm 3 mức độ (qui ước) (+): <30% số tế bào u bắt màu (++): 30-60 số tế bào u bắt màu (+++): >60% số tế bào u bắt màu - Với Her-2/neu: xác định là phản ứng dương tính khi màng tế bào bắt màu nâu sẫm. Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi Info 6.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu, chúng tôi đã thu được những kết quả như sau: Biểu hiện của các KN p53, Ki67 vµ Her-2/neu qua xét nghiệm HMMD: Bảng 1: Biểu hiện của từng loại KN (n = 55) Biểu hiện KN Âm tính Dương tính n % n % P53 25 45,45 30 54,55 Ki67 11 20,00 44 80,00 Her-2/neu 40 72,73 15 27,27 Nhận xét: Tỷ lệ dương tính của p53 là 54,55%; KN tăng sinh tế bào Ki67 dương tính rất cao (80 %), còn Her-2/neu chỉ có 27,27% dương tính. Bảng 2: Tỷ lệ dương tính theo mức độ của Ki67 Mức độ dương tính n Tỷ lệ % Không (âm tính) 11 20,00 Yếu (+) 12 21,82 Vừa (++) 15 27,27 Mạnh (+++) 17 30,91 Tổng 55 100 Nhận xét: Tỷ lệ Ki67 dương tính ở 3 mức Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 91 (yếu, vừa và mạnh) lần lượt là 21,82%; 27,27% và 30,91%. Liên quan giữa sự biểu hiện của các KN p53, Ki67 và Her-2/neu với hình thái đại thể và các týp MBH của UTĐTT Bảng 3: Liên quan giữa sự biểu hiện của các KN với hình thái đại thể của khối u Biểu hiện gen Thể u (n) p53 (+) Ki67 (+) Her-2/neu (+) n % n % n % Thể sùi 22 9 40,91 17 72,27 6 27,27 Thể sùi - loét 24 17 70,83 21 87,50 7 29,17 Thể loét 2 2 100 2 100 0 0 Thể nhẫn 4 1 25,00 2 50,00 1 25,00 Thể thâm nhiễm 3 1 33,33 2 66,67 1 33,33 Tổng 55 30 54,55 44 80,00 15 27,27 Nhận xét: Các u thể sùi có p53 dương tính 40,91%; Ki67 dương tính 72,27% và Her-2/neu dương tính 27,27%. Với các khối u thể sùi - loét kết hợp có p53 dương tính 70,83%; Ki67 dương tính 87,5% và Her-2/neu dương tính 29,17%. Bảng 4: Liên quan giữa sự biểu hiện của p53 với týp MBH của u Gen p53 Týp MBH p53 (+) p53(-) Tổng n % n % n % UTBMT BH cao 7 38,89 11 61,11 18 32,73 UTBMT BH vừa 18 69,23 8 30,77 26 47,27 UTBMT BH thấp 2 100 0 0 2 3,64 UTBMT nhầy 2 28,57 5 71,43 7 12,73 UTBM không BH 1 50,00 1 50 2 3,64 Tổng 30 54,55 25 45,45 55 100 Nhận xét: Đối với UTBMT, độ biệt hoá tuyến của mô u càng thấp tỷ lệ gen p53 (+) càng cao (p<0,05). Có 50% UTBM không biệt hoá và chỉ 28,57% UTBMT nhầy có p53 (+). Bảng 5: Liên quan giữa KN tăng sinh tế bào Ki67 với các týp MBH của UTĐTT Ki67 Phân loại MBH (+) n (%) (++) n (%) (+++) n (%) (-) n (%) UTBMT BH cao (n=18) 1 (5,56) 4 (22,22) 6 (33,33) 7 (38,89) UTBMT BH vừa (n=26) 7 (26,92) 9 (34,62) 7 (62,92) 3 (11,54) UTBMT BH thấp (n=2) 0 0 2 (100) 0 Ki67 Phân loại MBH (+) n (%) (++) n (%) (+++) n (%) (-) n (%) UTBMT nhầy (n=7) 3 (42,86) 1 (14,29) 2 (28,57) 1 (100) UTBM không BH (n=2) 1 (50,00) 1 (50,00) 0 0 Tổng (n=55) 12 (21,82%) 15 (27,27) 17 (30,91) 11 (20,00) Nhận xét: Độ biệt hoá của UTBMT càng thấp, tỷ lệ dương tính mạnh của Ki67 càng tăng. Chỉ có 28,57% UTBMT nhầy có Ki67 dương tính mạnh. Bảng 6: Liên quan giữa tiền gen sinh ung thư Her-2/neu với týp MBH của UTĐTT Her-2/neu Týp MBH Dương tính (+) Âm tính (-) Tổng n % n % n % UTBMT BH cao 2 11,11 16 88,89 18 32,73 UTBMT BH vừa 6 23,08 20 76,92 26 47,27 UTBMT BH thấp 2 100,00 0 0 2 3,64 UTBMT nhày 5 71,43 2 28,57 7 12,73 UTBM không BH 0 0 2 100 2 3,64 Tổng 15 27,27 40 72,73 55 100 Nhận xét: Độ biệt hoá của UTBMT càng giảm, tỷ lệ Her-2/neu (+) càng cao và ngược lại. Có 5/7 BN UTBMT nhầy có gen Her-2/neu (+) (71,43%). Bảng 7: Liên quan giữa biểu hiện của các KN với độ ác tính của UTĐTT Biểu hiện gen Độ ác tính p53 (+) Ki67 (+) Her-2/neu (+) n % n % N % thấp (n=44) 25 56,82 34 77,27 8 18,18 cao (n=11) 5 45,45 10 90,91 7 63,64 Tổng (n=55) 30 54,55 44 80,00 15 27,27 Nhận xét: Tỷ lệ (+) của p53 ở những khối u có độ ác tính thấp là 56,82%, cao hơn ở những khối u có độ ác tính cao (45,45%); ngược lại, tỷ lệ (+) của Ki67 và Her-2/neu ở những khối u có độ ác tính cao cao hơn so với những khối u có độ ác tính thấp (90,91% và 63,64% so với 77,27% và 18,18%). Bảng 8: Liên quan giữa sự biểu hiện của các KN với độ xâm lấn của UTĐTT B.hiện KN Độ X.Lấn của u p53 (+) Ki67 (+) Her-2/neu (+) n % n % n % T1 (n=2) 0 2 100 1 50,00 T2 (n=7) 2 28,57 6 85,77 2 28,57 T3 (n=20) 12 60,00 16 80,00 6 30,00 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 92 B.hiện KN Độ X.Lấn của u p53 (+) Ki67 (+) Her-2/neu (+) n % n % n % T4 (n=26) 16 61,54 20 76,92 6 23,08 Tổng (n = 55) 30 54,55 44 80,00 15 27,27 Nhận xét: Không có mối tương quan rõ rệt giữa độ sâu xâm lấn của khối u với tỷ lệ (+) của Ki67 và Her-2/neu. Riêng với p53, tỷ lệ (+) có xu hướng tăng theo độ xâm lấn của khối u trong thành ruột. Bảng 9: Sự biểu hiện phối hợp của các KN (n=55) Biểu hiện của các loại KN n % P53(+); Ki67(+); Her-2/neu (+) 6 10,91 P53(+); Ki67(+); Her-2/neu (-) 18 32,73 P53(+); Ki67(-); Her-2/neu (+) 3 5,45 P53(-); Ki67(+); Her-2/neu (+) 5 9,09 P53(-); Ki67(+); Her-2/neu (-) 15 27,27 P53(+); Ki67(-); Her-2/neu (-) 3 5,45 P53(-); Ki67(-); Her-2/neu (+) 1 1,82 P53(-); Ki67(-); Her-2/neu (-) 4 7,27 Nhận xét: Chỉ có 6/55 BN (10,91%) có cả 3 KN (+). Tỷ lệ của nhóm biểu hiện đồng thời P53 (+), Ki67(+) và Her-2/neu (-) là cao nhất (32,73%); tiếp đến là nhóm có biểu hiện đồng thời p53 (-), Ki67 (+) và Her-2/neu (-) (27,27%); các nhóm khác có tỷ lệ thấp. BÀN LUẬN Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới năm 2000, UTBMT biệt hoá cao và vừa thuộc loại có độ ác tính thấp (low-grade); UTBMT biệt hoá thấp, UTBM không biệt hoá là loại có độ ác tính cao (high-grade). UTBMT nhày và UTBM tế bào nhẫn được xếp vào loại kém biệt hoá, còn UTBM tuỷ được xếp vào loại không biệt hoá, vì thế chúng đều là loại có độ ác tính cao(9). Kết qủa khảo sát các KN p53, Ki67 và Her- 2/neu qua nhuộm HMMD Qua 55 trường hợp UTĐTT đã được xét nghiệm MBH và nhuộm HMMD, cho thấy: Tỷ lệ dương tính của p53 là 54,55%; KN tăng sinh tế bào Ki67 dương tính rất cao (80 %), chỉ có 27,27% dương tính với Her-2/neu. Đối với p53 Tỷ lệ biểu hiện của gen này khác nhau tuỳ từng tác giả và phương pháp khảo sát, dao động từ 30,4%-78,2%(2,3,7). Ý nghĩa của gen p53 trong UTĐTT còn nhiều bàn cãi vì kết quả nghiên cứu của các tác giả chưa hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng gen p53 ức chế sự phát triển của ung thư, mã hoá cho phosphoprotein p53 của nhân tế bào, điều hoà sự sinh sản và chết tế bào theo chương trình (apoptosis), ngăn ngừa đột biến DNA... Đột biến gen p53 là biến đổi di truyền thường gặp nhất trong các ung thư ở người. Do p53 điều hoà sự ổn định của bộ gen và ngăn cản tế bào bước vào chu trình phân bào khi có tổn thương DNA nên khi p53 bị đột biến, mất chức năng sẽ liên quan đến khả năng ức chế sự phát triển tế bào, do đó sẽ tăng tỷ lệ tế bào sinh sản. Bình thường, gen p53 có đời sống bán huỷ ngắn và không phát hiện được bằng phương pháp HMMD, nhưng khi gen này bị đột biến sẽ có đời sống bán huỷ kéo dài hơn và có thể phát hiện được bằng HMMD(1,3). Tìm hiểu mối liên quan giữa biểu hiện của gen p53 với hình thái đại thể của UTĐTT cho thấy: u thể loét có tỷ lệ p53 dương tính cao nhất (100%); u thể sùi có p53 dương tính 40,91%; với các u thể sùi - loét kết hợp, p53 dương tính 70,83%; u thể nhẫn và thể thâm nhiễm có tỷ lệ p53 dương tính thấp (25% và 33,33% tương ứng với 2 thể u trên). Về mối liên quan giữa p53 với hình thái MBH, qua bảng 3.4 cho thấy: đối với UTBMT biệt hoá cao thì tỷ lệ p53 dương tính là 38,89%; với UTBMT biệt hoá vừa, tỷ lệ p53 dương tính là 69,23%; còn với UTBMT biệt hoá thấp tỷ lệ này là 100%. Điều này có nghĩa là độ biệt hoá của mô u càng thấp, tỷ lệ p53 (+) càng cao và ngược lại (p<0,05); có 1/2 trường hợp UTBM không biệt hóa và chỉ 28,57% UTBMT nhầy có p53 (+). Đối với Ki67 Số liệu từ bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ Ki67 dương tính ở 3 mức (yếu, vừa và mạnh) lần lượt là 21,82%; 27,27% và 30,91%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 93 Ki67 là KN tăng sinh nhân tế bào, hiện diện ở tất cả các giai đoạn trong chu kỳ hoạt động của tế bào (G1, S, G2 và M), chỉ không có mặt ở kỳ nghỉ (G0). Ki67 liên quan mật thiết đến hình thái sinh trưởng tế bào, đặc biệt là chỉ số phân bào và độ mô học của u. KN này có liên quan đến sự tăng trưởng của tế bào. Khi Ki67 dương tính mạnh, các tế bào u tăng sinh mạnh hơn và ngược lại. Kết quả nghiên cứu nói trên của chúng tôi ủng hộ cho lý thuyết này. Nghiên cứu mối liên quan giữa sự biểu hiện của KN Ki67 với hình thái đại thể của UTĐTT, cho thấy u thể sùi có Ki67 dương tính là 72,27%. Với các khối u thể sùi - loét kết hợp, Ki67 dương tính 87,5%; với u thể loét, Ki67 (100%); u thể thâm nhiễm, tỷ lệ Ki67 (+) 66,67%; còn u thể nhẫn có Ki67 dương tính 50%. Về mối liên quan giữa KN tăng sinh nhân tế bào Ki67 với hình thái MBH, qua bảng 5 cho thấy tỷ lệ dương tính mạnh của Ki67 tăng dần khi độ biệt hoá của UTBMT giảm. Tỷ lệ dương tính mạnh của KN Ki67 tương ứng với các độ biệt hoá cao, vừa và thấp của UTBMT lần lượt là 33,33%; 62,92% và 100%. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì tốc độ phân chia tế bào ở những khối u có độ ác tính cao thường nhanh hơn ở những khối u có độ ác tính thấp. Điều này có nghĩa là khi Ki67 dương tính, tiên lượng bệnh sẽ xấu hơn. Có 2 trường hợp UTBM không biệt hoá thì Ki67 đều dương tính (1 dương tính yếu và 1 dương tính mức độ vừa). Đối với Her-2/neu Số liệu ở bảng 1 cho thấy 27,27% UTĐTT có Her-2/neu (+). Tiền gen ung thư (pro- oncogen) Her-2/neu (c-erbB-2) nằm trên nhiễm sắc thể số 17, là một trong bốn thành viên của các yếu tố phát triển biểu bì. Đây là 1 gen thuộc loại glycoprotein nằm trên bề mặt tế bào, có chức năng như một yếu tố phát triển biểu mô, nó còn tham gia vào quá trình biệt hoá, sự kết dính và chết tế bào. Cùng với gen p53, c-erbB-2 được coi là gen có vai trò trong tạo u. Những u bộc lộ quá mức gen này thường có tiên lượng xấu(9). Tìm hiểu mối liên quan giữa sự biểu hiện của KN Her-2/neu với hình thái đại thể của UTĐTT, cho thấy u thể thâm nhiễm có tỷ lệ Her-2/neu dương tính cao nhất (33,33%), u thể sùi, thể sùi - loét kết hợp và thể nhẫn có tỷ lệ Her-2/neu dương tính gần như nhau (27,27%; 29,17% và 25% tương ứng với 3 thể u trên). Về mối liên quan giữa độ biệt hoá của mô u với sự biểu hiện của tiền gen sinh ung thư Her-2/neu, số liệu từ bảng 6 cho thấy tỷ lệ dương tính của gen này, tương ứng với 3 độ biệt hoá cao vừa và thấp của UTBMT là 11,11%; 23,08% và 100%. Điều này có nghĩa là khi độ biệt hoá của UTBMT càng giảm thì tỷ lệ dương tính của Her-2/neu càng cao, tiên lượng càng xấu hơn, và ngược lại. Với UTBMT nhày, một trong những thể ung thư có độ ác tính cao, chúng tôi gặp 5/7 trường hợp có Her-2/neu dương tính (71,43%); còn loại UTBM không biệt hóa thì chỉ có 2 BN và đều có Her-2/neu âm tính. Mối liên quan giữa biểu hiện của các KN với độ độ ác tính và độ xâm lấn của khối u Về mối liên quan giữa biểu hiện của 3 KN đã được nghiên cứu với độ ác tính của khối u, số liệu ở bảng 7 cho thấy: với những khối ung thư có độ ác tính thấp, tỷ lệ dương tính của p53, Ki67 và Her-2/neu lần lượt là 56,82%; 77,27% và 18,18%. Ở những khối ung thư với độ ác tính cao, tỷ lệ dương tính của 3 KN trên tương ứng là 45,45%; 90,91% và 63,94%. Như vậy, ở độ ác tính cao hơn thì chỉ có p53 có tỷ lệ dương tính thấp hơn, ngược lại Ki67 và Her- 2/neu lại có tỷ lệ dương tính cao hơn. Điều này là rất hợp lý, vì theo nhiều tác giả, p53 là gen kháng u, còn Ki67 và Her-2/neu có vai trò ngược lại(9). Tìm hiểu mối liên quan giữa độ xâm lấn của khối u với sự biểu hiện của các KN, số liệu từ bảng 8 đã cho thấy không có mối tương quan rõ rệt với Ki67 và Her-2/neu, nhưng đối Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 94 với p53 thì tỷ lệ dương tính có xu hướng tăng theo độ xâm lấn của khối u trong thành ruột. So sánh giữa 2 nhóm u với độ xâm lấn T3 và T4 cho thấy tỷ lệ p53 dương tính tương ứng là 60% và 61,54%; Ki67 dương tính là 85,77% và 80%; còn Her-2/neu dương tính là 30% và 23,08%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có lẽ khi u đã xâm lấn sâu thì giá trị tiên lượng của các KN nói không đáng tin cậy. KẾT LUẬN Nghiên cứu 55 trường hợp UTĐTT đã được phẫu thuật, qua xét nghiệm MBH và HMMD, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Tỷ lệ dương tính của các kháng nguyên p53, Ki67 và Her-2/neu trong ung thư đại trực tràng tương ứng là 54,55%; 80% and 27,27%. Ung thư thể sùi có tỷ lệ p53, Ki67 and Her- 2/neu dương tính tương ứng là 40,91%; 72,27% and 27,27%. Ung thư thể sùi - loét kết hợp có tỷ lệ biểu hiện tương ứng với các kháng nguyên p53, Ki67 và Her-2/neu là 70,83%; 87,5% và 29,17%. U thể thâm nhiễm và thể nhẫn có tỷ lệ Ki67 dương tính khá cao (66,67% và 50%), nhưng tỷ lệ dương tính của p53 và Her-2/neu thấp (25-33,33%). - Đối với UTBMT: độ biệt hoá của mô u càng thấp, tỷ lệ p53 dương tính càng cao; độ biệt hoá của UTBMT càng thấp, tỷ lệ dương tính mạnh của Ki67 càng cao; độ biệt hoá của UTBMT càng giảm, tỷ lệ Her-2/neu dương tính càng cao, và ngược lại (p<0,05). - Tỷ lệ (+) của p53 ở những khối u độ ác tính thấp và độ ác tính cao khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tỷ lệ (+) của Ki67 và Her-2/neu ở những khối u có độ ác tính cao cao hơn rõ rệt so với những khối u có độ ác tính thấp (90,91% và 63,64% so với 77,27% và 18,18%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gervaz P., Gavelli A., Mainguene C., Chevallier T., Huguet C. (1998), “Signification pronostique de la protein p53 après Hepatectomie pour matastases de cancers colo- rectaux”, Gastro-entérologie clinique et biologique, Masson, Paris, A196. 2. Kim Y., Chun H., Kim J., Park J., Jeen Y. et al. (2002), “K- ras mutation and expression of Cyclin D1, P16 and P53 protein in colon cancer with colon adenomas”. Journal of Gastroenterology and Hepatology, (17 Suppl.) A870. 3. Kobayashi T., Nishimura G., Terada I., Ninomiya I. et al. (2002), “The serum concentration of p53 antibodies of colorectal cancer”, Journal of Gastroenterology and Hepatology, 17 (Suppl.) A698. 4. Mai Thị Hội, Trịnh Hồng Sơn, Vũ Long (1995), “Một vài nhận xét nhân 110 trường hợp soi đại tràng bằng ống mềm tại Bệnh viện Việt Đức”, Ngoại khoa, Hà nội, (2), tr. 32-35. 5. Nguyễn Văn Hồng (2004), “Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện 198”, Tóm tắt các báo cáo khoa học, Hội nghị tiêu hoá các nước Đông Nam Á lần thứ 5, Hội nghị khoa học Tiêu hoá Việt nam lần thứ 10, Hà nội, tr. 49. 6. Phạm Hoàng Anh, Trần Hồng Trường, Nguyễn Hoài Nga và CS (1995), "Ung thư ở người Hà Nội 1994", Y học thực hành, Chuyên san ung thư học, tr. 92-98. 7. Phạm Văn Nhiên (1999), “Bệnh ung thư đại trực tràng ở Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng, nghiên cứu một số biện pháp chẩn đoán bệnh”, Luận án tiến sỹ y học, Hà nội. 8. Staley R.H., Lauri A.A. (2000), “Tumors of the colon and rectum”, Pathology and Genetics of tumors of the Digestive System, World Health Organization Classification of Tumors, IARC Press Lyon, pp. 103-142. 9. Tạ Văn Tờ, Đặng Thế Căn, Lê Đình Doanh, Nguyễn Phi Hùng (2004), “Nghiên cứu thụ thể phát triển biểu mô Her-2/neu trong ung thư biểu mô tuyến vú bằng nhuộm hoá mô miễn dịch”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 5, phụ bản số 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_su_bieu_hien_cua_cac_khang_nguyen_p53_ki67_va_her.pdf
Tài liệu liên quan