Theo YHCT những biểu hiện của bệnh ĐTĐ
khi đường huyết không được kiểm soát tốt
thường biểu hiện tương tự chứng tiêu khát với
ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy hay chứng
Hư lao với mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt, da
lông khô thưa do tân dịch nuôi dưỡng giảm.
Trên biểu hiện của các chuột được gây ĐTĐ
bằng STZ, các chuột sau tiêm STZ 8 ngày có
trọng lượng giảm, hay chuột gầy hơn, đồng thời
có những biểu hiện kém linh hoạt, lông khô rụng
nhiều. Những biểu hiện ở chuột gây ĐTĐ bằng
STZ có nhiều điểm tương đồng với các chứng
Tiêu khát, Hư lao của YHCT.
Tuy nhiên cụ thể biểu hiện bệnh lý chứng
Tiêu khát có liên quan với các tạng phủ chủ yếu
là Phế, Vị, Thận thì trên mô hình thực nghiệm
chưa phân biệt được.
Chứng tiêu khát theo YHCT có cơ chế bệnh
sinh chung là do chân âm hao tổn, bệnh lý biểu
hiện thiên về nhiệt chứng, hư chứng. Những vị
thuốc, bài thuốc trước đây từng được nghiên cứu
trên thực nghiệm và lâm sàng đa phần đều tác
động đến cơ chế này, nghĩa là có tác dụng bồi bổ
chân âm (thuốc tư âm, bổ huyết) và/hoặc thanh
trừ hư nhiệt (thuốc thanh nhiệt).
Theo Đông Y hạt cây Mốc mèo (Mang quả
đinh) có vị đắng, tính mát vào kinh Tỳ, Vị, Thận;
tác dụng khu ứ, chỉ thống, thanh nhiệt, trừ thấp.
Dùng trong các trường hợp như ho ngược, lỵ tật,
niệu huyết, lâm trọc, chấn thương té ngã hay
trong dân gian từ lâu hạt Mốc mèo được dùng
để chữa sốt (thuốc thanh nhiệt), làm thuốc bổ
(thuốc dưỡng âm) với liều 0,5-1g một lần, còn
dùng chữa lỵ (trừ thấp nhiệt), tẩy giun và chữa
ho. Tuy chưa thấy tài liệu nào ghi nhận dùng hạt
Mốc mèo phối hợp với các vị thuốc khác để điều
trị. Từ đó cho thấy tác dụng dưỡng âm, thanh
nhiệt từ hạt Mốc mèo đã được dân gian sử dụng
và YHCT đề cập đến từ lâu theo nghiên cứu của
chúng tôi thì có tác dụng hạ đường huyết (trên
chuột gây ĐTĐ bằng streptozotocine) tương tự
như một số vị thuốc có tác dụng dưỡng âm,
thanh nhiệt khác.
Như vậy cơ chế tác dụng của hạt Mốc mèo
theo YHCT phù hợp với việc ứng dụng trên
bệnh nhân ĐTĐ type 2 tương tự như cơ chế của
các vị thuốc khác đã được chứng minh có tác
dụng hạ đường huyết.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của hạt mốc mèo trên thực nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 69
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CỦA HẠT MỐC MÈO TRÊN THỰC NGHIỆM
Trần Hoàng*, Nguyễn Thị Bay*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh bất thường về nội tiết. Các điều
trị bằng dược thảo đang ngày một phổ biến, hơn nữa những chế phẩm từ dược thảo không hoặc ít tác dụng phụ
hơn thuốc trị ĐTĐ tổng hợp. Do đó nghiên cứu đã tập trung vào đánh giá tác dụng hạ đường huyết của hạt cây
Mốc mèo (Caesalpinia bonduc (L.)Roxb), một thuốc dân gian có nguồn gốc thực vật.
Phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng trọng lượng 18 - 22g được mua từ Viện Pasteur dùng để
nghiên cứu. Streptozotocin (STZ) được dùng làm hóa chất gây mô hình ĐTĐ trên chuột. STZ tiêm với liều duy
nhất 150 mg/kg thể trọng chuột. Cao chiết từ hạt Mốc mèo C. bonduc được dùng với 2 liều là 250 mg/kg và 500
mg/kg thể trọng chuột, cho chuột uống. Glibenclamide là thuốc đối chứng dùng điều trị ĐTĐ với liều 10 mg/kg
thể trọng. Chuột được chia thành 4 lô (n = 6): Lô I dùng nước cất; Lô II dùng glibenclamide; Lô III và IV dùng cao
chiết cồn từ hạt cây Mốc mèo C. bonduc với liều lần lượt là 250 mg/kg và 500 mg/kg. Nghiên cứu thực hiện trong
15 ngày, mỗi ngày cho chuột uống một lần. Đường huyết của chuột đo bằng máy Glucometter điện tử.
Kết quả: Trong các lô dùng thuốc, lượng đường trong máu đã giảm đáng kể từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 15.
Tất cả các lô được điều trị đều làm giảm đường huyết có ý nghĩa so với lô chứng (p.<.0,05). Với liều cao nhất được
dùng từ cao chiết cồn hạt Mốc mèo C. bonduc 500 mg/kg có tác dụng hạ đường huyết cao hơn so với liều 250
mg/kg (p.<.0,05). Không có sự khác biệt đáng kể giữa lô dùng glibenclamide với lô dùng cao chiết cồn hạt Mốc
mèo C. bonduc với liều 500 mg/kg (p.>.0,05) từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7.
Kết luận: Trong nghiên cứu này cho thấy hiệu quả hạ đường huyết của cao chiết cồn hạt Mốc mèo C.
Bonduc trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ bằng STZ. Kết quả cao chiết cồn hạt Mốc mèo C. Bonduc với liều 500
mg/kg có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng ĐTĐ tương tự với thuốc điều trị ĐTĐ glibenclamide
(10 mg / kg thể trọng).
Từ khóa: Caesalpinia bonduc (L.) Roxb, ức chế tăng đường huyết (anti-hyperglycaemia), Đái tháo
đường (ĐTĐ).
ABSTRACT
EXPERIMENTAL RESEARCH ON HYPOGLYCEMIC EFFECT
OF ETHANOLIC SEED EXTRACT OF CAESALPINIA BONDUC (L.) ROXB
Tran Hoang, Nguyen Thi Bay * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 69 - 74
Background and aims: Diabetes mellitus is a major endocrine disorder. Herbal treatments are becoming
increasingly popular, as the herbal preparations have no or least side effects than synthetic hypoglycaemic drugs.
Hence research has been focused on scientific evaluation of Caesalpinia bonduc (L.) Roxb, a traditional
hypoglycaemic herbal drug.
Methods: mice (18 – 22g) were purchased from animal house of Pasteur Institute. Streptozotocin was used
as the diabetes inducer in mice. The solution was made in distilled water and administered as a single dose (150
mg/kg b.w.i.m). The extract from Caesalpinia bonduc seeds was administered in different dose (250 & 500 mg/kg
* Khoa Y học Cổ Truyền – Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: BS. Trần Hoàng ĐT: 0974809369 Email: hoangtran1081986@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 70
b.w) by oral gavages to the mice. Glibenclamide was used to treat diabetes and was administered with the dosage
of 10 mg/kg b.w. The mice were divided into 4 groups (n = 6). Group I served as a control distilled water. Group II
received standard drug glibenclamide. Group III and IV recived ethanolic extracts of Caesalpinia bonduc (L.)Roxb
(250 mg and 500 mg/kg b.w respectively). The standard and test formulations were administered for 15 days
using oral gavages once in day. Glucose levels were estimated using an electronic Glucometter (Abbott).
Results: In extract-treated groups, blood glucose levels were significantly decreased from day 4 to day 15. All
the extract-treated groups showed significant reduction effect (p<0.05) on blood glucose levels when compared
with streptozotocin-treated control group. The highest dose of ethanolic seed extract (500 mg/kg) of C. bounduc
was found more effective to reduce the blood glucose levels than the dose 250 mg/kg (p.<.0.05). There was no
significant difference between glibenclamide-treated group and ethanolic extract-treated group of dose 500 mg/kg
from day 4 to day 7.
Conclusion: In the present study, administration of the ethanolic extract of C. Bonduc seed effectively
reduced the blood glucose level in STZ-induced diabetic mice. In conclusion, the ethanolic extract of the C. bonduc
seeds (the dose of 500 mg/kg b.w) has a promising anti - hyperglycemic effects on STZ-induced diabetes mellitus
in mice which are comparable with the antidiabetic drug glibenclamide (10 mg/kg b.w).
Keywords: Caesalpinia bonduc (L.) Roxb, anti - hyperglycaemia, diabetes mellitus.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong y văn của y học cổ truyền (YHCT)
không có bệnh danh đái tháo đường nhưng
những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường
như: khát nước nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều,
cảm giác đói, thèm ăn, gầy, tê bì, dị cảm ngoài
da, mờ mắt cũng được YHCT mô tả trong một
số chứng trạng như tiêu khát, hư lao, ma mộc
(5, 10) Hạt Mốc mèo (Caesalpinia bonduc (L.) Roxb) từ
lâu được dùng trong dân gian để chữa sốt, làm
thuốc bổ trong những trường hợp suy nhược,
còn dùng chữa lỵ, tẩy giun và chữa ho(3). Trong
đó tác dụng chữa sốt (thanh nhiệt) và làm thuốc
bổ khi cơ thể suy nhược tương tự tác dụng
dưỡng âm, thanh nhiệt của các vị thuốc dùng trị
các chứng tiêu khát, hư lao, ma mộc theo quan
điểm của YHCT.
Đã có một số công trình nghiên cứu trên thế
giới về tác dụng hạ đường huyết trên thực
nghiệm của cao chiết hạt Mốc mèo (C.
bonduc)(1,2,4,7,8,9,7)
Tuy nhiên chưa có công trình trên thực
nghiệm về tác dụng hạ đường huyết của hạt
Mốc mèo ở Việt Nam được công bố trước đây.
Câu hỏi nghiên cứu chúng tôi đặt ra là hạt Mốc
mèo C. Bonduc với điều kiện thổ nhưỡng, môi
trường ở Việt Nam có tác dụng hạ đường huyết
trên thực nghiệm tương tự như ở các nước khác
hay không?
PHƯƠNG TIỆN
Hạt Mốc mèo được đập vỡ, tách vỏ và nhân
hạt, xử lý riêng bằng cách sấy khô ở nhiệt độ 40 –
50 °C, tán và rây qua rây để thu được bột mịn
đồng nhất.
Mô tả các đặc điểm cảm quan bột nhân.
Lên tiêu bản bột soi trong nước.
Tiến hành làm cao chiết cồn 50% theo tiêu
chuẩn.
Xác định độ tinh khiết các chất phân lập
được. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chuột nhắt trắng gây ĐTĐ bằng
streptozotocin (Miura, 1997).
Chuột được nuôi trong phòng điều hòa nhiệt
độ ở 22 ± 2oC với chu kỳ 12 giờ sáng và 12 giờ tối.
Chuột được giữ trong phòng thí nghiệm 7 ngày
và được ăn uống tự do để xác định mức đường
máu lấy từ xoang hang.
Chuột được chia làm hai nhóm:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 71
Một nhóm được tiêm phúc mô 150 mg/kg
thể trọng streptozotocin mới được hòa tan trong
dung dịch đệm citrate pH 4,5.
Một nhóm chỉ tiêm dung dịch đệm và được
dùng làm đối chứng.
Tám ngày sau khi tiêm streptozotocin xác
định đường máu của tất cả các chuột. Các chuột
tiêm streptozotocin có mức glucose máu trên
300mg% được coi là ĐTĐ và dùng trong nghiên
cứu.
Chuột đưa vào nghiên cứu được chia làm 4
lô, mỗi lô 6 con.
Lô 1 (lô chứng): Chuột nhắt trắng được nuôi
với chế độ ăn uống bình thường, uống nước cất
20ml/kg 1 lần/ngày.
Lô 2: Chuột nhắt trắng được điều trị bằng
glibenclamid (10mg/kg) uống 1 lần/ngày.
Lô 3: Chuột được cho uống cao chiết cồn 50%
từ hạt Mốc mèo 250mg/kg, uống 1 lần/ngày.
Lô 4: Chuột được cho uống cao chiết cồn 50%
từ hạt Mốc mèo 500mg/kg, uống 1 lần/ngày.
Chuột trong cả 4 lô được cho uống với thể
tích dùng thuốc là 20ml/kg (lớn nhất là 1ml cho 1
con chuột nặng 20g).
Máu được lấy từ đuôi chuột để theo dõi vào
thời điểm ngày 1, 4, 7, 11 và 15 từ khi uống
thuốc.
Mức độ glucose được đo bằng máy
Glucometter (Abbott).
KẾT QUẢ
Trọng lượng của chuột trước, sau tiêm
streptozotocin và sau thử nghiệm 15 ngày (biểu
diễn số liệu theo M ± SE).
Bảng 1. Trọng lượng chuột trước và sau thử nghiệm.
Lô Trước tiêm (g)
Sau tiêm STZ
(g)
Sau thử nghiệm 15
ngày (g)
1 22,17 ± 0,48 20,5 ± 0,43 19,0 ± 0,45
2 21,83 ± 0,48 20,33 ± 0,33 19,83 ± 0,31
3 22 ± 0,52 20,5 ± 0,56 20,33 ± 0,42
4 21,67 ± 0,49 20,0 ± 0,58 19,83 ± 0,48
Nhận xét:
Trọng lượng của các chuột trong các lô trước
tiêm STZ khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(χ2= 0,192, p = 0,901).
Sau khi tiêm STZ với liều 150mg/kg trong
phúc mô 8 ngày trọng lượng các chuột có mức
đường huyết > 300mg/dl giảm 7, 2% so với trước
khi tiêm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (t =
4,836, p. < 0,001).
Vào ngày thứ 15 của nghiên cứu ở nhóm
chứng (lô 1) trọng lượng của các chuột tiếp tục
giảm 7,3% so với ngày thứ nhất, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (t = 2,423, p < 0,05).
Trong khi ở các lô dùng thuốc (lô 2, lô 3, lô 4)
sau 15 ngày trọng lượng của các chuột thay đổi
không có ý nghĩa thống kê (t = 0,772, p=0,223).
Nồng độ đường huyết trong quá trình điều
trị
Nồng độ đường huyết trung bình của các lô
trong quá trình điều trị (n = số chuột, p.<.0,05)
(biểu diễn số liệu theo M ± SE).
Bảng 2. Nồng độ đường huyết trung bình của các lô
thử nghiệm.
Glucose
(mg/dl)
n Ngày 1 Ngày 4 Ngày 7
Ngày
11
Ngày
15
Lô 1 (chứng) 6
362,33
± 2,91
399,00
± 4,12
412,00
± 3,30
416,50
± 4,45
387,33
± 2,51
Lô 2
(glibenclamid)
6
367,17
± 8,28
303,50
± 4,78
258,17
± 3,46
199,67
± 3,36
156,83
± 3,20
Lô 3
(250mg/kg)
6
353,67
± 5,19
337,17
± 5,59*
304,83
± 6,13*
264,33
± 3,79*
235,33
± 2,71*
Lô 4
(500mg/kg)
6
348,50
± 6,69
290,67
± 4,10
268,50
± 4,11
246,00
± 3,87*
209,67
± 4,96*
Vào ngày thử nghiệm thứ 1 nồng độ đường
huyết giữa các chuột trong các lô thí nghiệm
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (χ2= 1,899,
p = 1,162).
So với lô chứng
Vào ngày điều trị thứ 4, 7, 11, 15 các lô chuột
thử nghiệm đều có sự giảm mức đường huyết có
ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p.<.0,001).
So với lô đối chứng
Vào ngày thứ 4, 7, 11, 15
Lô chuột thử nghiệm dùng cao chiết cồn 50%
từ hạt Mốc mèo với liều 250 mg/kg làm giảm
glucose máu ít hơn so với lô đối chứng dùng
glibenclamid 10mg/kg, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p< 0,05).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 72
Vào ngày thứ 4,.7
Lô chuột thử nghiệm dùng cao chiết cồn 50%
từ hạt Mốc mèo với liều 500 mg/kg làm giảm
glucose máu so với lô đối chứng dùng
glibenclamid 10mg/kg khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Vào ngày 11, 15
Lô chuột thử nghiệm dùng cao chiết cồn 50%
từ hạt Mốc mèo với liều 500 mg/kg làm giảm
glucose máu ít hơn so với lô đối chứng dùng
glibenclamid 10mg/kg, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ( p < 0,05).
So sánh 2 lô sử dụng cao chiết cồn hạt Mốc
mèo 50% trong quá trình điều trị
Dùng liều cao chiết cồn hạt Mốc mèo cho
uống với liều 500mg/kg gây giảm đường
huyết ở chuột thí nghiệm có mức độ cao hơn
so với liều 250mg/kg, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Thể trạng chung của chuột
Vào những ngày điều trị đầu tiên mức
glucose máu còn cao chuột di chuyển chậm
chạp, lông rụng nhiều, dính lại, khô. Sau 15 ngày
điều trị chuột linh hoạt hơn nhưng không đạt
được tình trạng linh hoạt như ban đầu.
So với các thời điểm trước khi điều trị
Kết quả cho thấy:
Ở lô chứng có nồng độ glucose máu tăng
dần đến ngày thứ 11, sau đó thì giảm dần ở ngày
thứ 15.
Ở lô đối chứng (lô 2, dùng glibenclamid)
nồng độ glucose máu giảm từ ngày thứ 4 có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001).
Ở hai lô dùng cao chiết cồn 50% từ hạt Mốc
mèo nồng độ glucose máu giảm từ ngày thứ 4 có
ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
BÀN LUẬN
Trọng lượng của chuột
Trọng lượng của chuột sau tiêm STZ 8 ngày
giảm có ý nghĩa thống kê so với trước khi tiêm
do STZ là thuốc gây độc tế bào β của tụy, khiến
lượng insulin được sản xuất giảm. Vì insulin
kích thích sự tổng hợp chất đạm bằng cách tăng
sự chuyên chở acid amin cũng như kích thích sự
tổng hợp protein ở ribo thể nên hậu quả của
giảm insulin là làm giảm tổng hợp protein, đây
là lý do khiến chuột giảm cân.
Ở lô chứng trọng lượng chuột tiếp tục giảm
cho đến ngày 11 do không được điều trị. Ở các lô
được điều trị bằng cao chiết cồn từ hạt Mốc mèo,
sau 15 ngày trọng lượng của chuột thay đổi
không ý nghĩa thống kê, có thể do thuốc có tác
dụng trên sự tổng hợp, chế tiết insulin hoặc tăng
sử dụng insulin ở mô ngoại vi.
Nồng độ đường huyết
Vào ngày thử nghiệm thứ 1 nồng độ đường
huyết giữa các chuột trong các lô thí nghiệm là
tương đương nhau hay các chuột được đưa vào
nghiên cứu có tình trạng bệnh đồng nhất. Thuốc
đối chứng là glibenclamid là một thuốc đã được
chứng minh có tác dụng hạ đường huyết nhằm
so sánh hiệu quả hạ đường huyết của cao chiết
cồn 50% từ hạt Mốc mèo với thuốc này.
Glibenclamid có tác dụng làm hạ đường
huyết được ghi nhận từ ngày thứ 4 và liên tục
giảm cho tới ngày 15 của thử nghiệm. Cao chiết
cồn hạt Mốc mèo dùng với liều 250 mg/kg có tác
dụng hạ đường huyết từ ngày thứ 4 và cũng gây
hạ đường huyết liên tục cho tới ngày 15 của thử
nghiệm, nhưng mức độ giảm đường huyết kém
hơn thuốc đối chứng là glibenclamid có ý nghĩa.
Cho thấy ở liều dùng 250 mg/kg cao chiết cồn từ
hạt Mốc mèo tuy có tác dụng hạ đường huyết rõ
nhưng kém hơn so với thuốc đối chứng.
Dùng cao chiết hạt Mốc mèo với liều 500
mg/kg từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kết quả cho
thấy mức hạ đường huyết so với glibenclamid
khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Cho thấy
hiệu quả hạ đường huyết mạnh hơn khi dùng
liều lượng cao hơn của cao chiết cồn từ hạt Mốc
mèo. Nhưng đến ngày 11 và 15 thì ghi nhận mức
giảm đường huyết ở lô dùng cao chiết từ hạt
Mốc mèo kém hơn so với thuốc đối chứng có ý
nghĩa. Cho thấy hiệu quả hạ đường huyết của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 73
cao chiết hạt Mốc mèo khi dùng ở liều 500 mg/kg
không mạnh bằng glibenclamid ở những ngày
sau (từ ngày 11 trở đi).
Trong hai lô dùng cao chiết cồn 50% từ hạt
Mốc mèo thì lô dùng liều cao gấp 2 lần là 500
mg/kg có hiệu quả hạ đường huyết cao hơn có
ý nghĩa so với lô dùng với liều 250 mg/kg từ
ngày thứ 4 cho tới khi kết thúc thử nghiệm. Từ
đó mở ra hướng nghiên cứu tăng liều thuốc
thử nghiệm để tìm được liều điều trị hiệu quả
hơn của cao chiết hạt Mốc mèo trên chuột gây
ĐTĐ bằng STZ.
Nghiên cứu đã bước đầu chứng minh hiệu
quả hạ đường huyết của cao chiết cồn 50% từ
hạt Mốc mèo có xuất xứ ở Việt Nam với điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam cũng
có hiệu quả tương tự như ở một số nghiên cứu
khác tại nước ngoài, từ đó mở ra những
nghiên cứu tiếp theo về tác dụng và độ an
toàn của thuốc trên thực nghiệm cũng như
trên người, cho ra sản phẩm mới từ thảo dược
góp phần vào quá trình điều trị bệnh nhân
ĐTĐ tại Việt Nam.
Theo YHCT những biểu hiện của bệnh ĐTĐ
khi đường huyết không được kiểm soát tốt
thường biểu hiện tương tự chứng tiêu khát với
ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy hay chứng
Hư lao với mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt, da
lông khô thưa do tân dịch nuôi dưỡng giảm...
Trên biểu hiện của các chuột được gây ĐTĐ
bằng STZ, các chuột sau tiêm STZ 8 ngày có
trọng lượng giảm, hay chuột gầy hơn, đồng thời
có những biểu hiện kém linh hoạt, lông khô rụng
nhiều. Những biểu hiện ở chuột gây ĐTĐ bằng
STZ có nhiều điểm tương đồng với các chứng
Tiêu khát, Hư lao của YHCT.
Tuy nhiên cụ thể biểu hiện bệnh lý chứng
Tiêu khát có liên quan với các tạng phủ chủ yếu
là Phế, Vị, Thận thì trên mô hình thực nghiệm
chưa phân biệt được.
Chứng tiêu khát theo YHCT có cơ chế bệnh
sinh chung là do chân âm hao tổn, bệnh lý biểu
hiện thiên về nhiệt chứng, hư chứng. Những vị
thuốc, bài thuốc trước đây từng được nghiên cứu
trên thực nghiệm và lâm sàng đa phần đều tác
động đến cơ chế này, nghĩa là có tác dụng bồi bổ
chân âm (thuốc tư âm, bổ huyết) và/hoặc thanh
trừ hư nhiệt (thuốc thanh nhiệt).
Theo Đông Y hạt cây Mốc mèo (Mang quả
đinh) có vị đắng, tính mát vào kinh Tỳ, Vị, Thận;
tác dụng khu ứ, chỉ thống, thanh nhiệt, trừ thấp.
Dùng trong các trường hợp như ho ngược, lỵ tật,
niệu huyết, lâm trọc, chấn thương té ngã hay
trong dân gian từ lâu hạt Mốc mèo được dùng
để chữa sốt (thuốc thanh nhiệt), làm thuốc bổ
(thuốc dưỡng âm) với liều 0,5-1g một lần, còn
dùng chữa lỵ (trừ thấp nhiệt), tẩy giun và chữa
ho. Tuy chưa thấy tài liệu nào ghi nhận dùng hạt
Mốc mèo phối hợp với các vị thuốc khác để điều
trị. Từ đó cho thấy tác dụng dưỡng âm, thanh
nhiệt từ hạt Mốc mèo đã được dân gian sử dụng
và YHCT đề cập đến từ lâu theo nghiên cứu của
chúng tôi thì có tác dụng hạ đường huyết (trên
chuột gây ĐTĐ bằng streptozotocine) tương tự
như một số vị thuốc có tác dụng dưỡng âm,
thanh nhiệt khác.
Như vậy cơ chế tác dụng của hạt Mốc mèo
theo YHCT phù hợp với việc ứng dụng trên
bệnh nhân ĐTĐ type 2 tương tự như cơ chế của
các vị thuốc khác đã được chứng minh có tác
dụng hạ đường huyết.
KẾT LUẬN
Sau 15 ngày thử nghiệm:
Cao chiết cồn 50% từ hạt Mốc mèo
Caesalpinia bonduc có tác dụng hạ đường huyết
trên chuột nhắt trắng đái tháo đường gây bằng
streptozotocin ở cả hai liều điều trị là 250 mg/kg
và 500 mg/kg.
Tác dụng hạ đường huyết của liều 250 mg/kg
cao chiết từ hạt Mốc mèo C.bonduc yếu hơn
glibenclamid với liều 10mg/kg.
Tác dụng hạ đường huyết của liều 500 mg/kg
cao chiết từ hạt Mốc mèo C.bonduc so với
glibenclamid với liều 10mg/kg từ ngày thứ 4 đến
ngày thứ 7 là tương đương, nhưng từ ngày 11
đến ngày 15 thì yếu hơn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 74
KIẾN NGHỊ
Thời gian 15 ngày nghiên cứu chưa đủ để
đánh giá hiệu quả kéo dài và ổn định của thuốc
từ Cao chiết cồn 50% hạt Mốc mèo C. bonduc nên
cần có những nghiên cứu về sau với thời gian
dài hơn.
Với hai liều thử nghiệm đều có hiệu quả
gây hạ đường huyết nhưng chưa tìm được liều
tối đa có hiệu quả, cần có nghiên cứu rộng hơn
để tìm được liều hiệu quả gây hạ đường huyết
tốt nhất.
Để xác định tính an toàn của thuốc cần làm
nghiên cứu xác định độc tính cấp và bán trường
diễn của thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arayne MS, Sultana N, Mirza AZ, Zuberi MH, Siddiqui FA.
(2007). In vitro hypoglycemic activity of methanolic extract of
some indigenous plants, Pak.J. Pharm. Sci, vol.20, pp 268- 272.
2. Chakrabarti S, Biswas KT, Rokeya B, Ali L, Mosihuzzama M,
Nahar N,. Khan AKA Mukherjee B. (2002). Advanced studies on
the hypoglycemic effect of Caesalpinia bonducella F. in type 1
and 2 diabetes in Long Evans rats, Journal of
Ethnopharmacology, pp. 41- 46.
3. Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB
Khoa học kỹ thuật, tr.696-697.
4. Karpagam T and Barani M (2011). Caesalpinia Bonduc (L.) Roxb
as a novel drug having hypoglycemic effect on alloxan induced
diabetic rats, International Journal of Pharma and Bio Sciences,
pp. 384-390.
5. Lê Hữu Trác (1987). Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh tập III, V. Hội Y
học dân tộc Tp. HCM, tr.1049-1147, 2432-2515.
6. McPhee SJ and Hammer GD (2010). Diabetes mellitus,
Pathophysiology of disease, page 14 of 43- page
7. Moon K, Khadabadi S.S., Deokate U.A., Deore S.L. (2010).
Caesalpinia bonducella F. Report and Opinion, pp. 13, 2
8. Rajathi R and Ananthi T (2010). Potential hypoglycemic effects
of Caesalpinia Bonduc (L.) Rox. In alloxan induced diabetic rats.
Pharmacol Toxicol, pp. 131- 135.
9. Shukla S, Mehta A, Mehta P, Bajpai VK (2011). Evaluation of
comparative antidiabetic effects of ethanolic extracts of
Caesalpinia bouncucella and Stevia rebaudiana in normal and
alloxan-induced experimental rats. Romanian Biotechnological
Letters, pp. 6187- 6198.
10. Trần Thúy và cs (2005). Bài giảng y học cổ truyền tập II. NXB Y
học, tr.168-169.
Ngày nhận bài báo: 28/09/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/10/2013,
17/10/2013
Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tac_dung_ha_duong_huyet_cua_hat_moc_meo_tren_thuc.pdf