BÀNLUẬN
Trên lâm sàng, một trong những gợi ý của
thiếu máu thiếu sắt là thiếu máu nhược sắc,
hồng cầu nhỏ. Tuy nhiên, trên lâm sàng việc
đánh giá các chỉ số hồng cầu của công thức máu
ở trẻ mắc bệnh TBS có tím khó khăn hơn do tình
trạng đa hồng cầu thứ phát do thiếu ôxy máu
trường diễn. Một số tác giả cho rằng ở trẻ mắc
bệnh TBS có tím thì hemoglobin, hematocrit và
số lượng hồng cầu không phải là những chỉ số
giúp gợi ý chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt(7).
Ngược lại, một số tác giả khác cho rằng
hemoglobin < 150 mg/dl và MCV < 80 fl được
xem là thiếu máu(1).
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi,
nhóm bệnh TBS có tím có số lượng hồng cầu,
Hb, Hct đều cao hơn nhóm không tím. Đây là
điều đã được biết từ lâu. Tuy nhiên các chỉ số
hồng cầu như MCV, MHC và MCHC không có
khác biệt giữa hai nhóm. Độ rộng của phân bố
hồng cầu ở nhóm TBS tím cao hơn có ý nghĩa
thông kê chứng tỏ nhóm này có hồng cầu to nhỏ
không đều.
Trong nghiên cứu hiện tại, có đến 11,1%
bệnh nhân TBS có tím được chẩn đoán thiếu
máu thiếu sắt thực sự, cao hơn so với nhóm TBS
không tím mặc dù chưa khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p = 0,1970). Có đến 36,1% bệnh nhân
trong nhóm tím và 24,2% nhóm bệnh tim không
tím có thiếu máu thiếu sắt thực sự hoặc cạn kiệt
kho dự trữ sắt. Có đến 77,8% bệnh nhân trong
nhóm tím và 87,8% bệnh nhân TBS không tím có
nguy cơ thiếu sắt. Một ghi nhận quan trọng là
không có bệnh nhân nào có ferritin trên 300
ng/ml là cận trên của bình thường. Một điều
đáng qua tâm là trong khảo sát của chúng tôi,
không có bệnh nhân nào được bổ sung sắt dù
các cháu được nhập viện nhiều lần ở tuyến
trước. Nhìn vào kết quả của đánh giá sắt trong
nghiên cứu này thì chỉ có một tỉ lệ nhỏ bệnh
nhân ít có khả năng thiếu sắt và không có bệnh
nhân nào có nguy cơ thừa sắt. Do vậy, có thể
xem việc xem xét bổ sung sắt cho tất cả bệnh
nhân TBS là một điều nên khuyến cáo.
Trong nhóm bệnh TBS có tím, nếu so sánh
giữa nhóm có cạn kiệt kho dự trữ sắt (ferritin
<50 ng/ml) và nhóm còn lại thì chúng ta có thể
dễ dàng nhận thấy số lượng hồng cầu, Hb và
Hct tăng cao ở nhóm thiếu sắt nặng hơn. Ngược
lại, thể tích hồng cầu trung bình (MCV) thấp
hơn nhóm thiếu sắt nặng hơn và độ rộng của
phân bố hồng cầu (RDW) lại cao ở nhóm này.
Điều này chứng tỏ nhóm thiếu sắt có tình trạng
đa hồng cầu, hồng cầu to nhỏ không đều. Nói
cách khác, quá trình tạo máu ở nhóm này không
hiệu quả bằng nhóm có dự trữ sắt cao hơn.
Một nhận xét chúng tôi rút ra từ nghiên cứu
này là sắt huyết thanh thấp hơn, transferin cao
hơn ở nhóm thiếu sắt nhưng các xét nghiệm này
biến thiên khá rộng. Các nghiên cứu cũng chỉ rõ
sắt huyết thanh và transferin thường bị nhiễu
bởi các bệnh lý cấp tính hoặc nhiễm trùng hơn
so với ferritin và ferritin huyết thanh là xét
nghiệm nên được chọn lựa trong chẩn đoán
thiếu máu thiếu sắt(6,8).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình hình thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh có tím, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 421
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THIẾU MÁU THIẾU SẮT
Ở TRẺ EM MẮC BỆNH TIM BẨM SINH CÓ TÍM
Lê Minh Khôi*
TÓM TẮT
Mở đầu: Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng thường gặp nhất trên thế giới làm ảnh
hưởng đến khả năng lao động ở người lớn và sự phát triển tâm thần vận động ở trẻ em. Thiếu máu thiếu sắt ở
trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh có tím cùng với những hệ quả xấu của nó đã được biết từ lâu tuy nhiên chưa được
quan tâm đúng mức trong thực hành lâm sàng ở các nước đang phát triển.
Mục tiêu: Khảo sát tần suất thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh có tím và đánh giá giá trị
chẩn đoán của các chỉ số hồng cầu.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Trẻ em dưới 15 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh có tím và không tím
điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011 được đưa
vào nghiên cứu và được xét nghiệm công thức máu, chỉ số hồng cầu, định lượng sắt huyết thanh, ferritin và
transferin.
Kết quả: Có 69 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 36 trẻ có TBS tím và 33 trẻ mắc bệnh TBS
không tím. Có 11,1% trẻ tím và 3% trẻ không tím thiếu máu thiếu sắt thực sự. Tần suất cạn kiệt hoặc có nguy cơ
thiếu sắt ở cả hai nhóm đều cao. Chỉ có 22,2% trẻ TBS tím và 12,2% trẻ TBS không tím không có nguy cơ thiếu
sắt. Các chỉ số hồng cầu có giá trị gợi ý chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt ở trẻ mắc bệnh TBS có tím.
Kết luận: Thiếu máu thiếu sắt có tần suất cao trong nhóm trẻ mắc bệnh TBS được nghiên cứu. Công thức
máu có giá trị gợi ý chẩn đoán thiếu sắt. Điều trị bổ sung sắt cần được khuyến cáo ở nhóm trẻ em này.
Từ khoá: Thiếu máu thiếu sắt, tim bẩm sinh, trẻ em.
ABSTRACT
INVESTIGATION OF IRON DEFICIENCY ANEMIA IN CHILDREN WITH CYANOTIC CONGENITAL
HEART DISEASE
Le Minh Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 421 ‐ 425
Background: The iron deficiency anemia (IDA) is the most common micronutrient malnutrition in the
world reducing the working ability in adults and negatively affecting the psycho‐motor development in children.
The IDA in children with cyanotic congenital heart disease (CHD) with its bad consequences has been recognised
for a long time in the world. This manifestation is, however, not paid sufficient attention in clinical practice in the
developing countries.
Objectives: We conducted this study to investigate the prevalence of IDA in children with cyanotic CHD
and to assess the diagnostic values of hemogram, espscially the erythocyte indexes as a simple tool for early
recognistion of IDA.
Methods: Children under 15 years old with cyanotic and acyanotic CHD admitted in the University
Medical Center, Ho Chi Minh City from August 2010 to March 2011 were recruited. The total blood cell count,
serum iron, ferritin and transferin were measured.
* Giảng viên Bộ môn Hồi sức Cấp cứu – Chống độc, Khoa Y, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Minh Khôi ĐT: 0945717766 Email: leminhkhoi@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 422
Results: There were 69 pediatric patients were recruited in which 36 children with cyanotic CHD and 33
children with acyanotic CHD. There were 11.1% of children with cyanotic CHD and 3% of children with
acysnotic CHD who showed true IDA. The prevalence of depletion or reduction of body iron store was very high.
Only 22.2% of children with cyanotic CHD and 12.2% children with acysnotic CHD were currently not at risk
of iron deficiency. The erythrocyte indexes proved to be useful as simple tool for detecting IDA in children with
cyanotic CHD.
Conclusions: IN the present investigation, the prevalence of IDA was found high in the children with
CHD. The total blood cell count and erythrocyte indexes were of suggestive value for diagnosis of IDA. Iron
supplement treatment should be recommended in this group of patients.
Key words: Iron deficiency anemia, congenital heart disease, chiddren.
MỞ ĐẦU
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu vi
chất dinh dưỡng thường gặp nhất trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu máu thiếu sắt
ảnh hưởng đến một số lượng lớn trẻ em và phụ
nữ ở các nước đang phát triển. Và ngay cả ở các
nước công nghiệp hoá thì thiếu máu thiếu sắt
vẫn là một vấn đề thường gặp. Theo thống kê
vào năm 2005, có đến 1,62 tỉ người, tương ứng
với 24,8% dân số thế giới, bị thiếu máu, trong đó
phần lớn là do thiếu sắt trong đó tỉ lệ gặp cao
nhất ở trẻ em lứa tuổi tiền học đường(4). Thiếu
máu thiếu sắt có thể làm giảm khả năng lao
động ở người lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển
tâm thần vận động ở trẻ em và thiếu niên(5).
Thiếu máu là một yếu tố nguy cơ quan trọng
làm tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân
mắc bệnh tim bẩm sinh tím và không tím(3).
Trong bệnh tim bẩm sinh (TBS) có tím có
luồng máu từ phải qua trái, bão hoà ôxy máu
động mạch giảm và số lượng hồng cầu có thể
tăng cao do đó làm tăng độ nhớt của máu.
Ngoài ra, hồng cầu của những bệnh nhân thiếu
máu, đặc biệt là thiếu máu hồng cầu nhỏ do
thiếu sắt, thường có độ thấm thấp hơn góp phần
làm tăng tần suất thuyên tắc mạch và các biến cố
tim mạch(2). Trong bệnh tim bẩm sinh có tím,
một nồng độ hemoglobin (Hb) bình thường
chứng tỏ bệnh nhân có thiếu máu tương đối và
có thể có những tác động rất xấu đến tỉ lệ bệnh
tật và tử vong(6,10). Vai trò của phát hiện và điều
trị thiếu máu trong xử trí suy tim cũng như
phòng ngừa nguy cơ biến cố thuyên tắc và cơn
tím ở bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh có tím
cũng đã được đề cập(9).
Ở các nước phát triển, các bệnh tim bẩm sinh
có tím phức tạp thường được phẫu thuật trong
giai đoạn nhũ nhi hoặc sơ sinh. Trong khi đó, ở
các nước đang phát triển như Việt Nam, tỉ lệ trẻ
em mắc bệnh tim bẩm sinh có tím chưa được
phẫu thuật hoặc chưa được sửa chữa triệt để
vẫn còn cao. Mặc khác, suy dinh dưỡng vẫn còn
là vấn đề sức khoẻ cộng đồng đáng quan tâm ở
nước ta. Thiếu máu thiếu sắt chắc chắn chiếm tỉ
lệ cao trong số trẻ em này. Do trẻ tím nên việc
chẩn đoán thiếu máu thường bị bỏ sót trên lâm
sàng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu này.
Mục tiêu
Khảo sát tần suất thiếu máu thiếu sắt ở bệnh
nhân mắc bệnh tim bẩm sinh có tím.
Khảo sát một số chỉ số hồng cầu gợi ý chẩn
đoán thiếu máu thiếu sắt ở các bệnh nhân này
nhằm khuyến cáo điều trị sớm khi không có
điều kiện thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán
thiếu sắt.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán mắc
bệnh tim bẩm sinh có tím được điều trị tại khoa
Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y
Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 2010 đến
tháng 3 năm 2011 được đưa vào nghiên cứu.
Ngoài ra chúng tôi còn thu nhận 38 bệnh nhân
bệnh tim bẩm sinh không tím trong cùng thời kỳ
vào nghiên cứu để so sánh đối chiếu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 423
Những bệnh nhân có biểu hiện tán huyết
do thalassemia hoặc do các nguyên nhân khác
chưa xác định được đều bị loại ra khỏi nhóm
nghiên cứu.
Mỗi bệnh nhân điều có một phiếu thu thập
số liệu riêng ghi nhận đầy đủ các phần hành
chính, chẩn đoán, điều trị trước, trong và sau
mổ. Công thức máu, sắt huyết thanh, ferritin và
transferin được định lượng trước mổ bằng máy
tự động tại Khoa xét nghiệm Bệnh viện Đại học
Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt dựa vào
ferritin huyết thanh. Với trẻ em ngưỡng ferritin
huyết thanh để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt là
12 ng/ml và ở người lớn là 15 ng/ml. Bệnh nhân
có ferritin huyết thanh < 50 được xem là cạn kiệt
kho dự trữ sắt và <100 ng/ml được xem là có
nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Exel và
Graphpad Quickcalcs. Kết quả được trình bày
bằng trung bình ± độ lệch chuẩn. So sánh hai
nhóm được thực hiện bằng kiểm định t‐test
không cặp đôi. Khác biệt với giá trị p < 0,05 được
xem là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011
có 69 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được đưa vào lô
nghiên cứu, trong đó có 37 nam và 32 nữ. Nhóm
bệnh tim bẩm sinh có tím gồm 36 bệnh nhân và
nhóm bệnh tim không tím có 33 bệnh nhân. Tuổi
trung bình 6,7 ± 3,8 tuổi; nhóm tím là 6,1±3,5 tuổi
còn nhóm không tím là 7,3 ± 4,0 tuổi. Bệnh
thường gặp trong nhóm tím là tứ chứng Fallot
và trong nhóm không tím là thông liên thất và
thông liên nhĩ. Không có sự khác biệt đáng kể về
cân nặng và chiều cao giữa hai nhóm. Không có
một bệnh nhân nào được điều trị bổ sung sắt
trước nhập viện.
Bảng 1 trình bày các đặc điểm các chỉ số
huyết học cũng như xét nghiệm chẩn đoán kho
dự trữ sắt của hai nhóm nghiên cứu.
Bảng 1: Công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán kho dự trữ sắt của bệnh nhân nghiên cứu
Thông số Tím (n=36) Không tím (n=33) p
SpO2 (%) 80,7 ± 10,3 (65-98) 99,1 ± 1,7 (93-100) 0,0001
Hồng cầu (x 1012/l) 6,4±1,2 (4,4-9,7) 4,8±0,5 (4,0-6,2) <0,0001
Hb (g/l) 173,0±27,4 (130-248) 128,9±10,3 (115-156) <0,0001
Hct (%) 52,2±7,9 (39,4-68) 39,1±3,2 (34,5-47,6) <0,0001
MCV (fl) 82,8±7,2 (63,1-93,2) 81,3±6,7 (58,7-94) 0,3748
MHC (pg) 27,6±3,5 (19,5-40,4) 26,8±2,4 (18,5-31,1) 0,2764
MCHC (%) 32,9±3,3 (21,9-46,9) 33,0±1.0 (31,3-36,6) 0,8678
RDW 16,9±2 (14,0-22,2) 15,3±1,6 (13,5-20,5) 0,0005
BC (x 109/l) 9,1±2,5 (2,4-14,8) 9,0±3,1 (3,6-16,4) 0,8805
TC (x 109/l) 253,8±64,6 (105-369) 284,1±74,2 (114-412) 0,0776
Fe (mcg/dl) 90,0±50,9(28-264) 67,8±32,6 (20-131) 0,0390
Ferritin (ng/ml) 70,5±52,5 (5-233) 76,7±59,1 (5-351) 0,6457
Transferin (mg/dl) 249,6±67,9 (159-447) 202,6±24,1 (155,9-256) 0.0003
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lấy các
ngưỡng ferritin để đánh giá kho dự trữ sắt của
cơ thể như ở Bảng 2(8).
Như vậy chỉ có 22,2% bệnh nhi nhóm TBS
tím và 12,2% bệnh nhi TBS không tím là không
thiếu sắt. Số còn lại đều có nguy cơ thiếu sắt ở
mức độ khác nhau. Khi Ferritin huyết thanh
thấp dưới 50, kho dự trữ sắt đã cạn kiệt, cần
phải bổ sung kịp thời.
Bảng 2: Tần suất của các mức độ thiếu sắt ở nhóm
TBS có tím và TBS không tím
Ferritin Ý nghĩa Tím (36) Không tím (33)
<12 ng/ml Thiếu máu thiếu
sắt
4 (11,1%) 1 (3%)
12-50 ng/ml Cạn kiệt kho dự
trữ sắt
9 (25,0%) 7 (21,2%)
50-100 ng/ml Suy giảm dự trữ 15 (41,7%) 21 (63,6%)
> 100 ng/ml Không thiếu sắt 8 (22,2%) 4 (12,2%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 424
Chúng tôi khảo sát sự khác biệt của các chỉ
số hồng cầu dựa theo ngưỡng Ferritin này. Kết
quả được trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3: Chỉ số hồng cầu của bệnh nhi mắc TBS có
tím theo mức độ cạn kiệt kho dự trữ sắt
Các chỉ số Nhóm cạn kiệt
sắt
Nhóm chưa cạn
kiệt sắt
Giá trị p
Hồng cầu 7,1±1,4 5,9±0,8 0,0023
Hb 185,9±33,1 166,6±21,3 0,0403
Hct 55,6±8,3 50,3±7,2 0,0526
MCV 79,1±9,3 85,0±4,7 0,0158
MHC 26,6±5,5 28,2±1,5 0,1944
MCHC 32,7±5,4 33,1±1,1 0,7312
RDW 17,9±2,5 16,3±1,4 0,0185
Sắt 85,6±67,5 94,0±40,1 0,6408
Transferin 292,1±91,2 227,4±38,2 0,0048
Từ kết quả ở trên, chúng tôi thử đưa ra các
ngưỡng giá trị của chỉ số hồng cầu với mục
đích có được gợi ý chẩn đoán trên lâm sàng
khi chỉ có công thức máu. Kết quả được trình
bày trong Bảng 4. Chỉ số Youden được tính
bằng cách cộng độ đặc hiệu với độ nhạy.
Bảng 4: Giá trị của các chỉ số hồng cầu trong chẩn
đoán cạn kiệt kho dự trữ sắt
Giá trị
ngưỡng
Độ nhạy và đặc hiệu 95% KTC Chỉ số
Youden
Hồng cầu
>6 x 1012/L
Độ nhạy (%) 84,6 54,5 – 97,6
1,3 Độ đặc hiệu (%) 47,8 26,8 – 69,4
Hemoglobin
>165mg/dl
Độ nhạy (%) 76,9 46,2 – 94,7
1,2 Độ đặc hiệu (%) 39,1 19,7 – 61,4
Hematocrit
>50%
Độ nhạy (%) 76,9 46,2 – 94,7
1,2 Độ đặc hiệu (%) 43,5 23,2 – 65,5
MCV <80fl Độ nhạy (%) 38,5 14,0 – 65,5
1,2 Độ đặc hiệu (%) 82,6 61,2 – 94,9
RDW >16% Độ nhạy (%) 76,9 46,2 – 94,7
1,2 Độ đặc hiệu (%) 47,8 26,8 -69,4
BÀN LUẬN
Trên lâm sàng, một trong những gợi ý của
thiếu máu thiếu sắt là thiếu máu nhược sắc,
hồng cầu nhỏ. Tuy nhiên, trên lâm sàng việc
đánh giá các chỉ số hồng cầu của công thức máu
ở trẻ mắc bệnh TBS có tím khó khăn hơn do tình
trạng đa hồng cầu thứ phát do thiếu ôxy máu
trường diễn. Một số tác giả cho rằng ở trẻ mắc
bệnh TBS có tím thì hemoglobin, hematocrit và
số lượng hồng cầu không phải là những chỉ số
giúp gợi ý chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt(7).
Ngược lại, một số tác giả khác cho rằng
hemoglobin < 150 mg/dl và MCV < 80 fl được
xem là thiếu máu(1).
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi,
nhóm bệnh TBS có tím có số lượng hồng cầu,
Hb, Hct đều cao hơn nhóm không tím. Đây là
điều đã được biết từ lâu. Tuy nhiên các chỉ số
hồng cầu như MCV, MHC và MCHC không có
khác biệt giữa hai nhóm. Độ rộng của phân bố
hồng cầu ở nhóm TBS tím cao hơn có ý nghĩa
thông kê chứng tỏ nhóm này có hồng cầu to nhỏ
không đều.
Trong nghiên cứu hiện tại, có đến 11,1%
bệnh nhân TBS có tím được chẩn đoán thiếu
máu thiếu sắt thực sự, cao hơn so với nhóm TBS
không tím mặc dù chưa khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p = 0,1970). Có đến 36,1% bệnh nhân
trong nhóm tím và 24,2% nhóm bệnh tim không
tím có thiếu máu thiếu sắt thực sự hoặc cạn kiệt
kho dự trữ sắt. Có đến 77,8% bệnh nhân trong
nhóm tím và 87,8% bệnh nhân TBS không tím có
nguy cơ thiếu sắt. Một ghi nhận quan trọng là
không có bệnh nhân nào có ferritin trên 300
ng/ml là cận trên của bình thường. Một điều
đáng qua tâm là trong khảo sát của chúng tôi,
không có bệnh nhân nào được bổ sung sắt dù
các cháu được nhập viện nhiều lần ở tuyến
trước. Nhìn vào kết quả của đánh giá sắt trong
nghiên cứu này thì chỉ có một tỉ lệ nhỏ bệnh
nhân ít có khả năng thiếu sắt và không có bệnh
nhân nào có nguy cơ thừa sắt. Do vậy, có thể
xem việc xem xét bổ sung sắt cho tất cả bệnh
nhân TBS là một điều nên khuyến cáo.
Trong nhóm bệnh TBS có tím, nếu so sánh
giữa nhóm có cạn kiệt kho dự trữ sắt (ferritin
<50 ng/ml) và nhóm còn lại thì chúng ta có thể
dễ dàng nhận thấy số lượng hồng cầu, Hb và
Hct tăng cao ở nhóm thiếu sắt nặng hơn. Ngược
lại, thể tích hồng cầu trung bình (MCV) thấp
hơn nhóm thiếu sắt nặng hơn và độ rộng của
phân bố hồng cầu (RDW) lại cao ở nhóm này.
Điều này chứng tỏ nhóm thiếu sắt có tình trạng
đa hồng cầu, hồng cầu to nhỏ không đều. Nói
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 425
cách khác, quá trình tạo máu ở nhóm này không
hiệu quả bằng nhóm có dự trữ sắt cao hơn.
Một nhận xét chúng tôi rút ra từ nghiên cứu
này là sắt huyết thanh thấp hơn, transferin cao
hơn ở nhóm thiếu sắt nhưng các xét nghiệm này
biến thiên khá rộng. Các nghiên cứu cũng chỉ rõ
sắt huyết thanh và transferin thường bị nhiễu
bởi các bệnh lý cấp tính hoặc nhiễm trùng hơn
so với ferritin và ferritin huyết thanh là xét
nghiệm nên được chọn lựa trong chẩn đoán
thiếu máu thiếu sắt(6,8).
KẾT LUẬN
Thiếu máu thiếu sắt và giảm sự trữ sắt là
tình trạng thường gặp ở trẻ mắc bệnh TBS có tím
lẫn không tím. Nhóm TBS thiếu sắt nặng hơn thì
quá trình tạo hồng cầu càng kém hiệu quả biểu
hiện bằng tăng số lượng hồng cầu, hemoglobin,
hematocrit, độ rộng phân bố hồng cầu càng
tăng. Phát hiện và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở
bệnh nhân mắc bệnh tim còn chưa được quan
tâm đúng mức. Chính vì vậy, chúng tôi xin đưa
ra kiến nghị là nên chú ý đến việc đánh giá phát
hiện và điều trị tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở
trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Trong điều kiện
không có khả năng xét nghiệm đánh giá kho dự
trữ sắt thì công thức máu cũng giúp gợi ý tình
trạng thiếu sắt nếu có tình trạng đa hồng cầu,
hồng cầu nhỏ và tăng độ rộng phân bố hồng
cầu. Mặc khác, việc xem xét bổ sung sắt cho tất
cả các trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cũng có thể là
một đề xuất có tính thực tiễn trong chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amoozgar H, Soltani M, Besharati A, Cheriki S (2011).
Undiagnosed Anemia in Pediatric Patients with Congenital
Heart Diseases. Iran Cardiovasc Res J; 5:69‐70.
2. Broberg CS, Bax BE, Okonko DO, Rampling MW, Bayne S,
Harries C, et al (2006). Blood viscosity and its relationship to
iron defciency, symptoms and exercise capacity in adults with
cyanotic congenital heart disease. J Am Coll Cardiol; 48:356‐
65.
3. Carson JA, Duff A, Poses RM, Berlin JA, Spence RK, Trout R,
et al (1996). Effect of anemia and cardiovascular disease on
surgical mortality and morbidity. Lancet; 348:1055‐60.
4. De Benoist B, McLean E, Egli I, Cogswell M (2008).
Worldwide prevalence of anaemia 1993–2005: WHO global
database on anaemia. World Health Organization. ISBN 978
92 4 159665 7.
5. Killip S, Bennett JM, Chambers MD (2007). Iron deficiency
anemia. Am Fam Physician; 75:671‐8.
6. Olcay L, Ozer S, Gurgey A, Saraclar M, Ozme S, Bikgic A, et
al (1996). Parameters of iron defciency in children with
cyanotic congenital heart disease. Pediatr Cardiol; 17:150‐4.
7. Onur CB, Sipahi T, Tavil B, Karademir S, Yoney A (2003).
Diagnosing iron deficiency in cyanotic heart disease. Indian J
Pediatr; 70:29‐31.
8. Parischa S‐RS et al (2010). Diagnosis and management of iron
deficiency anemia: a clinical update. MJA; 193:525‐32.
9. Paul S, Paul RV (2004). Anemia in heart failure, implications,
management and outcomes. J Cardiovasc Nurs; 9:S57‐66.
10. Roodpeyma S, Movssavi F, Kamali Z (2002). Red blood cell
indices in cyanotic congenital heart disease. Med J Iran Hosp;
4:24‐6.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tinh_hinh_thieu_mau_thieu_sat_o_tre_em_mac_benh_t.pdf