Nghiên cứu tình trạng dung nạp glucose ở người cao tuổi đến khám bệnh tại bệnh viện thống nhất từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2010

Qua kết quả nghiên cứu 600 bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Thống Nhất (từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2011) chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói (IFG) ở người cao tuổi là 43,3% cao hơn so với người trẻ tuổi (27,3%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở người cao tuổi (68,9%) cao hơn so với người trẻ (45,2%) với p < 0,01.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình trạng dung nạp glucose ở người cao tuổi đến khám bệnh tại bệnh viện thống nhất từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 140 NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DUNG NẠP GLUCOSE Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TỪ THÁNG 6 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2010 Nguyễn Văn Thành*, Nguyễn Đức Công*, Hồ Thượng Dũng* TÓM TẮT Mở đầu: RLDNG ở người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu ở người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất (từ tháng 6/2010 – 06/2011). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 600 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu tuổi ≥ 60 (n = 300) và nhóm chứng tuổi < 60 (n = 300). Kết quả: Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose (theo OGTT) ở người cao tuổi là 68,9% cao hơn có ý nghĩa so với người trẻ là 45,2% với p < 0,01. trong đó tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói (IFG) ở người cao tuổi là 43,3% cao hơn rõ rệt so với ở người trẻ tuổi là (27,3%) p < 0,01. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose (theo OGTT) ở người cao tuổi là 68,9% cao hơn có ý nghĩa so với người trẻ là 45,2% với p < 0,01. trong đó tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói (IFG) ở người cao tuổi là 43,3% cao hơn rõ rệt so với ở người trẻ tuổi là (27,3%). Kết luận: Người cao tuổi có rối loạn glucose lúc đói và tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose cao hơn so với người trẻ tuổi. Từ khóa: Rối loạn dung nạp glucose, người cao tuổi, Bệnh viện Thống Nhất. ABSTRACT STUDY OF THE IMPAIR GLUCOSE TOLERANCE (IGT) SITUATION IN THE ELDERLY PATIENTS TREATED AT THONG NHAT HOSPITAL (FROM JUNE, 2010 TO DECEMBER, 2010) Nguyen Van Thanh, Nguyen Duc Cong, Ho Thuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 140 - 144 Background: IGT in the Vietnamese elderly dramatically increase in some recent years. Objective: To investigate the IGT situation in the elderly patients who have been treated at Thong Nhat hospital during the time from June, 2010 to December, 2010. Study method: The study is conducted on six hundreds of patients who have been treated at the Thong Nhat hospital, Ho Chi Minh City during the time from June, 2010 to December, 2010 by using the cross-sectional description method. There are two groups have been experimented in this study in which one patients group (300 patients) is over 60 years old and the other (300 patients) is below 60 years old using for comparison. Results: The IGT rate (according to OGTT) is 68.9% for the elderly group while it is 45.2% for the younger group and the IGT at Impair Fasting Glucose (IFG) are 43.3% and 27.3% in the elderly and young group, respectively. There is a significant difference between two groups with P <0.01. Conclusion: The result of this study indicates that the IGT rate is 68.9% for the elderly group while it is * Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. CKII. Nguyễn Văn Thành. ĐT: 0908464248. Email: bsthanhtn@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 141 45.2% for the younger group and the IGT at Impair Fasting Glucose (IFG) are 43.3% and 27.3% in the elderly and young group, respectively. There is a significant difference between two groups with P <0.01. Keywords: Impair glucose tolerance (IGT), elderly, Thong Nhat hospital. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay già hóa dân số là một hiện tượng mang tính toàn cầu, Ở Việt Nam tỷ lệ người cao tuổi gia tăng nhanh chóng, dự kiến đến năm 2014 VN chính thức trở thành quốc gia có dân số già với tỷ lệ người cao tuổi vượt quá 10%(2). Ở người già hầu hết các chức năng của cơ thể đều suy giảm, dẫn đến dễ mắc bệnh hơn(2) trong đó phải kể đến bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường đang là vấn đề thời sự, 80% bệnh nhân đái tháo đường nằm ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng(5). Rối loạn dung nạp glucose máu là giai đoạn trung gian giữa dung nạp glucose bình thường và đái tháo đường(1). Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở người cao tuổi đến khám bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất từ (6/2010 – 06/2011)”. Mục tiêu Khảo sát tình trạng dung nạp glucose máu ở người cao tuổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu Gồm 600 người đến khám tại bệnh viện Thống Nhất. Tất cả 600 người này không bị bệnh đái tháo đường theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (IDF) năm 2005(6) được chia thành hai nhóm. Nhóm nghiên cứu ≥ 60 tuổi (nhóm người cao tuổi). Nhóm chứng < 60 tuổi. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là đái tháo đường, bệnh nhân suy kiệt, bệnh nhân bị các bệnh cấp tính, ác tính, phụ nữ đang mang thai, đã hoặc đang dùng một số thuốc ảnh hưởng đến tiết và kháng Insulin ƯC beta, corticoid và bệnh nhân không hợp tác. Một số tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2005(6). Dựa vào một trong các tiêu chuẩn sau đây: Bảng phân loại mức độ dung nạp glucose theo nghiệm pháp OGTT XN DNG Go G2 HbA1C Bình thường Go<100mg/dL hoặc (Go <5,6mmol/L) G2 < 140mg/dL hoặc (G2 <7,8mmol/L) HbA1C < 6,5% IFG 100 ≤ Go ≤ 125 mg/dL (5,6 ≤ Go ≤ 6,9 mmol/L) IGT 140 ≤ G2 ≤ 199 mg/dL (7,8 ≤ G2 ≤ 11 mmol/L) 5,7% ≤ HbA1C≤ 6,4% DM Go ≥125 mg/dL hoặc (Go ≥7mmol/L) G2 ≥200mg/dL hoặc (G2 ≥11,1mmol/L) HbA1C ≥ 6,5% Go: glucose huyết thanh lúc đói G2: Glucose huyết thanh sau 2 giờ uống nước đường theo nghiệm pháp OGTT Rối loạn dung nạp glucose khi Rối loạn glucose máu lúc đói (Impaired fasting glucose - IFG): Glucose máu lúc đói từ 5,6 mmol/L ≤ G0 ≤ 6,9 mmol/L. Giảm dung nạp glucose (IGT Impaired glucose tolerance) khi glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose có giá trị từ: 7,8 mmol/L ≤ G2 < 11,1 mmol/L. Đái tháo đường tiềm tàng (DM) khi glucose máu sau 2giờ uống nước đường G2 ≥ 11,1 mmol/L hoặc G2 ≥ 200mg/dL. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 142 Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả, cắt ngang. Chọn mẫu Là những bệnh nhân đến khám tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất Thành Phố Hồ Chí Minh. (từ tháng 6/2010 – tháng 06/2011) Cỡ mẫu Tính theo công thức sau:     2 1 / 2 2 Z P 1 P n d    Trong đó: n là cỡ mẫu; Z2 1 - /2 = 1,96 là giá trị giới hạn tương ứng với độ tin cậy áp dụng cho nghiên cứu này là 95%. p: Là tỷ lệ mắc bệnh ước đoán trong quần thể; d là sai số mong đợi 5%. Căn cứ nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng năm 2009 nghiên cứu trên đối tượng có nguy cơ cao ở Huế (RLDNG là 28,33%)(7). Do vậy chúng tôi ước đoán tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở người cao tuổi (p) là 26% độ chính xác là 95% với sai số là 5% như vậy cỡ mẫu phải nghiên cứu tính được là n = 150. Để tăng độ chính xác của nghiên cứu chúng tôi tăng cỡ mẫu lên n = 600 chia thành 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu là những bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) n = 300. Nhóm chứng là những bệnh nhân trẻ tuổi (< 60 tuổi) n = 300. Thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2011. Phương pháp nghiên cứu Khám lâm sàng Hỏi kỹ tiền sử và khám lâm sàng theo bệnh án nghiên cứu. Xét nghiệm máu: Tất cả các bệnh nhân sau khi hỏi về tiền sử và khám kỹ lâm sàng thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn, được xét nghiệm glucose máu lúc đói 2 lần. Nếu glucose máu lúc đói cả 2 lần từ 5,6 – 6,9mmol/L thì được chọn vào nhóm nghiên cứu. Nhóm chứng lựa chọn là những bệnh nhân < 60 tuổi. Làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống (OGTT). 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bệnh nhân thực hiện chế độ ăn nhiều carbonhydrat (khoảng 150-200g/ngày) Lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm glucose lúc đói (Go). Lựa chọn những bệnh nhân có rối loạn đường máu lúc đói theo tiêu chuẩn 5,6 ≤ Go ≤ 6,9 mmol/L tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống như sau: Cho bệnh nhân uống 75g glucose khan (anhydrous glucose) ≈ 82,5 gam glucose, hòa tan trong 250 ml nước đun sôi để nguội, uống hết trong vòng 5 phút. Lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm glucose sau 2 giờ (G2). Đánh giá kết quả xét nghiệm theo các tiêu chuẩn trong bảng 2.1 nêu trên. Xử lý số liệu Nhập liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007. Xử lý bằng phần mềm SPSS 17,0. Xác định giá trị trung bình ( X ), độ lệch chuẩn (SD), sử dụng phép kiểm t student. Xác định tỷ lệ, sử dụng phép kiểm χ2 với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Phân bố giới tính ở đối tượng nghiên cứu. Tuổi Giới ≥ 60 tuổi (n = 300) < 60 tuổi (n = 300) p Nam, n (%) 184 (61,3) 166 (55,3) Nữ, n (%) 116 (38,7) 134 (44,7) p> 0,05 Nhận xét: Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt về giới của đối tượng nghiên cứu với p > 0,05. Phân bố các lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=600) Giới Lứa tuổi Nam (n = 350) Nữ (n = 250) p 18 – 29 tuổi, n (%) 36 (10,3) 35 (14,0) 30 – 39 tuổi, n (%) 51 (14,6) 36 (14,4) 40 – 49 tuổi, n (%) 31 (8,9) 34 (13,6) P > 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 143 Giới Lứa tuổi Nam (n = 350) Nữ (n = 250) p 50 – 59 tuổi, n (%) 48 (13,7) 29 (11,6) 60 – 69 tuổi, n (%) 151 (43,1) 103 (41,2) 70 – 79 tuổi, n (%) 33 (9,4) 13 (5,2) Thấp nhất 20 18 Cao nhất 79 72 Trung bình 53,81  15,23 51,79  15,65 p > 0,05 Nhận xét: Tuổi trung bình của nam giới ở nhóm nghiên cứu là 53,81 ± 15,23 và nữ là 51,79 ± 15,65. Tuổi cao nhất là 79, Thấp nhất là 18. Tập trung nhiều nhất là lứa tuổi từ 60 đến 69 tuổi trong đó nam là 43,1% và nữ là 41,2% không có sự khác biệt với p > 0,05. Đặc điểm nồng độ glucose máu lúc đói và tình trạng dung nạp glucose (DNG) ở người cao tuổi Đặc điểm của glucose máu lúc đói ở người cao tuổi Nồng độ trung bình glucose máu lúc đói (Go) ở người cao tuổi (≥ 60 tuổi) Tuổi Glucose (mmol/L) ≥ 60 tuổi (n = 300) < 60 tuổi (n = 300) p Go < 5,6 mmol/L, n (%) 170 (56,7) 218 (72,7) p < 0,01 Go ≥ 5,6 mmol/L, n (%) 130 (43,3) 82 (27,3) p < 0,01 Trung bình (mmol/L) 5,45 ± 0,71 5,21 ± 0,60 P < 0,01 Nhận xét: Đặc điểm glucose máu lúc đói (Go) ở đối tượng nghiên cứu. Nhóm ≥ 60 tuổi có tỷ lệ rối loạn đường máu lúc đói (Go ≥ 5,6 mmol/L) cao hơn so với nhóm < 60 tuổi, khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Chứng tỏ chức năng điều hòa glucose máu ở người cao tuổi rất kém. Sau khi hiệu chỉnh cả 02 nhóm với nhau số lượng người có rối loạn đường máu lúc đói Go ≥ 5,6 mmol/L là (130 + 82 = 212 ca) chiếm tỷ lệ 212/600 = 35,3%. Cao hơn kết quả nghiên của tác giả Trần Hữu Dàng năm 2009 là 28,33%. Tình trạng dung nạp glucose ở người cao tuổi theo nghiệm pháp OGTT Tình trạng dung nạp glucose ở người cao tuổi theo nghiệm pháp OGTT (n = 148) Tuổi Tình trạng DNG ≥ 60 tuổi (n = 106) < 60 tuổi (n = 42) p Trung bình (mmol/L) 9,87 ± 3,02 8,67 ± 2,98 P < 0,05 DN glucose bình thường, n (%) 33 (31,1) 23 (54,8) RLDN glucose, n (%) 73 (68,9) 19 (45,2) p < 0,01 GDN glucose, n (%) 40 (37,7) 9 (21,4) ĐTĐ tiềm tàng, n (%) 33 (31,1) 10 (23,8) Nhận xét: Tình trạng rối loạn dung nạp glucose của người cao tuổi (≥ 60 tuổi) có tỷ lệ cao hơn so với rối loạn dung nạp glucose của người trẻ tuổi, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả trên cũng phù hợp với hầu hết các tác giả trong nước và nước ngoài. Nhưng tỷ lệ người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất có tỷ lệ IGT cao hơn so với Sargeant LA. Boyne MS và cộng sự (năm 2004) nghiên cứu sàng lọc ngẫu nhiên trên 2096 người tuổi 25 -74 ở Jamaica đã kết luận: tỷ lệ IGT là 35% và các yếu tố có thể dự báo trước chính xác có bị giảm dung nạp glucose và ĐTĐ là tuổi, BMI, béo bụng, THA, giới nữ(4). KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu 600 bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Thống Nhất (từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2011) chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói (IFG) ở người cao tuổi là 43,3% cao hơn so với người trẻ tuổi (27,3%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở người cao tuổi (68,9%) cao hơn so với người trẻ (45,2%) với p < 0,01. KIẾN NGHỊ Xét nghiệm OGTT có độ nhạy hơn xét nghiệm glucose máu lúc đói. Để chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường ở những người cao tuổi có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ chúng tôi kiến nghị. Cần thiết phải thực hiện nghiệm pháp OGTT Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 144 ở người cao tuổi nhất là những đối tượng. Đối tượng có rối loạn glucose máu lúc đói. Đối tượng người cao tuổi có các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường như béo phì, rối loạn lipid máu, THA, tiền sử gia đình có người trực hệ mắc bệnh ĐTĐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thuy Khuê (2007), “Bệnh đái tháo đường”. Nội tiết học đại cương, NXB Y Học Tp Hồ Chí Minh. tr. 373-410. 2. Nguyễn Thị Xuyên (2010), “Già hóa dân số và chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam” Y học thực hành (715). 3. Nguyễn Thiện Thành (2002), Những bệnh thường gặp ở người có tuổi, NXB Y học. 4. Sargeant LA, Boyne MS, Bennett FI, Forrester TE, Wilks RJ. (2004) “Impaired glucose regulation in adults in Jamaica” 5. Tạ Văn Bình (2007) “Dự án Phòng chống Đái tháo đường quốc gia”, 6. The International Diabetes Federation (IDF) (2005), “Global Guidelinefor Type 2 Diabetes” www.idf.org,communications@idf.org. 7. Trần Hữu Dàng và Trần Thừa Nguyên (2009), “Tỷ lệ đái tháo đường typ 2 và tiền đái tháo đường ở người cao tuổi có béo phì dạng nam”. Y học thực hành số 673 – 674.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tinh_trang_dung_nap_glucose_o_nguoi_cao_tuoi_den.pdf
Tài liệu liên quan