Nghiên cứu tôn giáo -
Về một ngộ nhận liên quan đến: "Tứ bất tử" soạn giả Thanh Hòa Tử và cuộn hội chân biên
Việc chỉ xem bốn vị là bất tử này, chúng tôi thấy có sự gần gũi trong nhận thức về tứ bất tứ giữa Toan Ánh và nhóm Vũ Ngọc Khánh. Hiện nay, chúng tôi với tư cách là độc giả chưa rõ về việc có hay không có mối liên hệ về mặt học thuật
23 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Về một ngộ nhận liên quan đến: "Tứ bất tử" soạn giả Thanh Hòa Tử và cuộn hội chân biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
site danh tiếng) trích dẫn, mà tạm thời
chỉ đề cập đến một số tác giả như: Bùi Hạnh Cẩn (1993), Bùi Thiết (1994),
Nguyễn Minh San (1994), Phạm Kế (1996), Đỗ Lan Phương (1998, 2001
và 2004), Mặc Giao và Trần Tri Khách (tư liệu mạng). Ngay chính hai tác
giả Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh cũng nhiều lần sử dụng lại “Đoạn
trích dẫn cơ bản 1990” trong các công trình riêng hay tập thể.
2.1. Việc chính các tác giả “Tứ Bất tử - 1990” trích dẫn lại “Đoạn
trích dẫn cơ bản năm 1990”
Trước hết, xin dẫn một số lần sử dụng lại “Đoạn trích dẫn cơ bản năm
1990” của chính hai tác giả Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh trong
68 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
68
phạm vi tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được, để làm rõ thêm nội dung của
“Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990”.
Về tác giả Vũ Ngọc Khánh
Năm 1994, trong cuốn Tín ngưỡng làng xã, ông viết về Tứ Bất Tử như
sau: “Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, trong dân gian Việt Nam đã sản
sinh và tồn tại những vị thần linh thuần gốc Việt. Hai mươi bảy vị tất cả
(theo bản Hội Chân Biên 1847 của Thanh Hòa Tử, chắc là chưa đầy đủ),
mà tiêu biểu nhất là bốn vị, được tôn là Tứ Bất Tử, bốn vị trường tồn. Họ
được trường tồn, bất diệt cùng với sự trường tồn, bất diệt của dân tộc.
Đứng đầu Tứ Bất Tử là Thánh Tản Viên... Vị thánh bất tử thứ hai là
Thánh Gióng... Một vị bất tử nữa là Chử Đồng Tử... Vị thánh thứ tư là
Công chúa Liễu Hạnh...”(10).
Về cơ bản, nội dung đoạn trích dẫn này tương tự với “Đoạn trích dẫn
cơ bản năm 1990”, tức là vẫn đề cập đến cuốn Hội Chân Biên được in
năm 1847 của Thanh Hòa Tử, nói về 27 vị thần linh thuần gốc Việt, và
bốn vị trong số đó được tôn là Tứ Bất Tử; duy thứ tự trước sau của Tứ
Bất Tử có thay đổi (Thánh Gióng và Chử Đồng Tử đổi chỗ cho nhau).
Sang năm 1995, trong cuốn Từ vựng thuật ngữ Folklore Việt Nam, có
thể nhờ tiếp thu kết quả nghiên cứu mới công bố ở thời điểm đó của các
nhà nghiên cứu khác về Tứ Bất Tử, nên ông đề cập đến Từ Đạo Hạnh khi
viết về Tứ Bất Tử: “Không biết từ bao giờ đã hình thành nên tín ngưỡng
Tứ Bất Tử. Dân ta cho đất nước có bốn người không chết là Tản Viên,
Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh. Tứ Bất Tử không có điện thờ
riêng, nhưng rất được ngưỡng mộ trong nhân dân, nhất là giới nho sĩ.
Bốn vị thần này là biểu tượng xứng đáng sự trường tồn của đất nước.
Cũng có người xếp Từ Đạo Hạnh vào Tứ Bất Tử”(11).
Ở đoạn này, không thấy tác giả dẫn cuốn Hội Chân Biên. Thế nhưng,
vẫn trong sách đó, ở đoạn nói về Chử Đồng Tử, chúng ta lại thấy có bóng
dáng của cuốn Hội Chân Biên và Thanh Hòa Tử. Bởi vì, chỉ đến cuốn
Hội Chân Biên thì Chử Đồng Tử mới được xếp lên ngôi đầu tiên để thành
Chử Đạo Tổ (sau này Nguyễn Văn Huyên cũng theo cuốn Hội Chân
Biên): “Chử Đồng Tử (...). Ông bà mở đầu cho đạo Tiên ở Việt Nam, nên
được tôn là Chử Đạo Tổ. Ông cũng là một trong bốn vị Tứ Bất Tử (bốn
người không chết là Tản Viên, Thánh Gióng, Liễu Hạnh và Chử Đồng
Tử)”(12).
Chu Xuân Giao. Về một ngộ nhận 69
69
Tất nhiên, như diễn giải ở những phần sau, không chỉ ở một đoạn vừa
dẫn mà ở tất cả các đoạn trích từ đây, chúng ta chỉ thấy bóng dáng của
cuốn Hội Chân Biên một cách mờ mờ. Bởi vì, rất có thể nhóm tác giả Vũ
Ngọc Khánh chưa đọc cuốn Hội Chân Biên một cách trực tiếp. Có lẽ các
ông chỉ sử dụng gián tiếp nó qua cuốn sách của Nguyễn Văn Huyên viết
bằng tiếng Pháp in năm 1944 mà thôi.
Về tác giả Ngô Đức Thịnh
Năm 1996, trong lần xuất bản đầu, và năm 2002, trong lần tái bản
cuốn Đạo Mẫu ở Việt Nam(13) do Ngô Đức Thịnh làm chủ biên đều ghi
tên sách Hội Chân Biên và soạn giả Thanh Hòa Tử vào phần thư mục ở
cuối sách với nội dung: “Thanh Hòa Tử, Hội Chân Biên, Sách chữ Hán,
xb 1847”(14). Vậy phải chăng ông đã tiếp cận trực tiếp với nguyên bản
sách Hội Chân Biên?
Câu trả lời phỏng đoán của chúng tôi là, cũng như tác giả Vũ Ngọc
Khánh, rất có thể ông chưa đọc trực tiếp sách ấy. Thêm nữa, so với tác
giả Vũ Ngọc Khánh, chúng ta khó khăn hơn trong việc nắm bắt nhận thức
của tác giả Ngô Đức Thịnh về mối quan hệ giữa cuốn Hội Chân Biên và
Tứ Bất Tử. Bởi chỗ, nếu chỉ căn cứ vào văn bản, chúng ta thấy, ông có
quan điểm không mấy sáng rõ về “mối quan hệ tay ba” giữa cuốn Hội
Chân Biên của Thanh Hòa Tử với cuốn sách của Nguyễn Văn Huyên in
năm 1944 và cuốn Tứ Bất Tử - 1990. Chúng ta chưa biết được nhận thức
của ông thuộc hướng nào trong hai hướng sau: Thanh Hòa Tử đã đưa ra
bộ Tứ Bất Tử trong cuốn Hội Chân Biên, hay Nguyễn Văn Huyên đã đưa
ra bộ Tứ Bất Tử trong cuốn sách in năm 1944? Điều khó khăn này có thể
thấy được nếu chúng ta thử đọc gộp hai đoạn ở hai chỗ cách xa nhau sau
đây trong cùng cuốn Đạo Mẫu ở Việt Nam (xin đặc biệt chú ý đến chú
thích chỉ dẫn tài liệu tham khảo của mỗi đoạn).
Đoạn 1: “Người xưa cũng đã từng tập hợp các vị Tiên có nguồn gốc
thuần Việt, thì trong tổng số 27 vị đã có 14 là Tiên Nữ” (có chú thích đặt
vào chữ “Tiên Nữ” như sau: “Thanh Hòa Tử, Hội Chân Biên, sách chữ
Hán, xuất bản 1847 (năm bảy Thiệu Trị)”)(15).
Đoạn 2: “... vị thần chủ của đạo Mẫu là Liễu Hạnh đồng thời cũng là
một vị Tiên tiêu biểu của Việt Nam... Ta có thể nói tới mối quan hệ giữa
đạo Mẫu và tục thờ Tứ Bất Tử của nước ta, trong đó vị thần chủ đạo Mẫu
đồng thời lại là một trong bốn vị Thánh Bất Tử” (có chú thích đặt vào
70 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
70
chữ “Thánh Bất Tử” như sau: “Xem thêm: Nguyễn Văn Huyên. H., Le
Culte des Immortelies en Annam. 1944; Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức
Thịnh. Tứ Bất Tử. H. Nxb VHDT. 1991”)(16).
Đến năm 2001, trong cuốn Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt
Nam, đoạn 1 và đoạn 2 trên đây về cơ bản được sử dụng lại, nhưng sai về
chi tiết so với bản in trước đó (có lẽ đơn giản là lỗi đánh máy: 14 vị thần
nữ chuyển thành 17 vị thần nữ, cuốn sách của Nguyễn Văn Huyên in năm
1944 thành năm 1994), nhưng ở đoạn 1 thì tên sách Hội Chân Biên cùng
tên tác giả Thanh Hòa Tử đã xuất hiện trong chính văn mà không còn
nằm ở chú thích. Cụ thể:
Đoạn 1: “Hãy lấy cuốn sách cổ “Hội Chân Biên”, in năm 1847 đời
Thiệu Trị, do Thanh Hòa Tử tập hợp, thì trong 27 vị thần tiên có nguồn
gốc thuần Việt, đã có 17 là Tiên nữ”(17).
Đoạn 2: “... vị thần chủ của đạo Mẫu là Liễu Hạnh đồng thời cũng là
một vị Tiên tiêu biểu của Việt Nam... Ta có thể nói tới mối quan hệ giữa
đạo Mẫu và tục thờ Tứ Bất Tử của nước ta, trong đó vị thần chủ đạo Mẫu
đồng thời lại là một trong bốn vị Thánh Bất Tử” (có chú thích đặt vào
chữ “Thánh Bất Tử” như sau: “Xem thêm: Nguyễn Văn Huyên. H., Le
Culte des Immortelies en Annam. 1994; Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức
Thịnh. Tứ Bất Tử. Nxb. Văn hóa Dân tộc, H., 1991”)(18).
Đến năm 2007, trong cuốn Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, và năm
2008, trong cuốn Lên đồng: Hành trình của thần linh và thân phận, nội
dung đoạn 1 và đoạn 2 về cơ bản không thay đổi(19).
Trên đây, chúng tôi đề cập đến vấn đề cuốn sách của Nguyễn Văn
Huyên in năm 1944 đã đứng ở vị trí trung gian giữa cuốn Hội Chân Biên
và cuốn Tứ Bất Tử - 1990. Liên quan đến vấn đề này, tác giả Ngô Đức
Thịnh đã viết trong một bài tổng quan về các công trình nghiên cứu tín
ngưỡng dân gian của Nguyễn Văn Huyên như sau: “Đối với lớp người
nghiên cứu hậu sinh, các công trình của GS. Nguyễn Văn Huyên không
chỉ là nguồn tư liệu lịch sử quý giá, mà còn là sự khuyến khích, gợi mở.
Sau khi đọc sách “Việc thờ phụng các thần bất tử ở Việt Nam” của ông,
chúng tôi mạnh dạn hơn trong nghiên cứu tín ngưỡng Tứ Bất Tử như là
sự thể hiện tâm thức dân gian Việt Nam, ý thức nguyên sơ của dân tộc
Việt Nam” (có một chú thích đặt vào sau chữ “Việt Nam” như sau: Vũ
Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh. Tứ Bất Tử, Nxb. VHDT, H., 1991)(20).
Chu Xuân Giao. Về một ngộ nhận 71
71
Dù đã mường tượng được vai trò trung gian của cuốn sách Nguyễn
Văn Huyên in năm 1944 trong việc hình thành quan niệm Tứ Bất Tử của
hai tác giả Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh, nhưng như đã nói, đến
đây, chúng ta vẫn chưa thực sự nắm bắt được rõ ràng con đường hình
thành nên quan niệm của hai ông, nhất là tác giả Ngô Đức Thịnh, qua
chính lời tự sự về con đường ấy của họ. Chẳng hạn, ở một phương diện,
các ông cho việc các vị thần như Tản Viên hay Chử Đồng Tử vươn đến
hàng Tứ Bất Tử một cách tự thân (sự linh thiêng tự thân dẫn đến chỗ
được thờ phụng một cách tự nhiên), như sau: “Tản Viên là vị Thánh,
Thần được thờ phụng khá phổ biến trong tín ngưỡng dân dã người Việt
và người Mường (...). Ông lại là một vị Thánh - Thánh Tản Viên, thờ
phụng ở các đền của hệ thống Đạo giáo bản địa của người Việt, thậm chí
vươn tới là một trong Tứ Bất Tử của điện thần Việt tộc”(21).
Thế nhưng, ở một phương diện khác, hai ông lại cho rằng, các vị thần
đó được “lựa chọn” vào hàng Tứ Bất Tử, tức không còn phải là sự “vươn
tới” mang tính tự thân nữa. Thêm nữa, riêng về sự “lựa chọn” của các vị
thần này được các ông xem là do “sự lựa chọn tài tình của dân gian” (như
trong “Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990”), có khi lại cho rằng, đó là sự
lựa chọn “hợp lý” của chính các ông như ở trong đoạn trích dẫn sau:
“Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ quan niệm và tên gọi “Tứ Bất Tử” có
từ bao giờ và do ai đặt ra, tuy nhiên, muộn nhất tới thế kỷ XVIII thì đã có
quan niệm này. Ngay trong con số bốn vị thánh bất tử ấy cũng chưa thật
thống nhất. Thánh Tản Viên và Chử Đạo Tổ được người ta kể đến nhiều
trong số bốn vị thần bất tử, còn hai vị nữa thì người cho là Thánh Gióng
và Liễu Hạnh, người cho là Đức Thánh Trần, Từ Đạo Hạnh (...). Nếu cho
rằng “Tứ Bất Tử” là một hệ thống biểu tượng của tâm thức dân tộc thì
việc “lựa chọn” bốn vị Thánh bất tử: Thánh Tản Viên, Chử Đạo Tổ,
Thánh Gióng và Mẫu Liễu Hạnh như trong cuốn sách “Tứ Bất Tử” của
chúng tôi là “hợp lý” hơn”(22).
Qua đoạn trích trên, chúng ta có thể gián tiếp đọc được một thông tin
ở ngoài lời như sau: Đây là một lời tự đánh giá của các tác giả về sự đón
nhận của bạn đọc đối với cuốn Tứ Bất Tử - 1990 trong 10 năm tính từ khi
nó ra đời. Phải chăng, đến thời điểm năm 2000, các tác giả của cuốn sách
tự thấy lựa chọn của mình là “hợp lý” hơn cả. Bởi vì, trong 10 năm qua,
đông đảo bạn đọc đã chấp nhận sự lựa chọn ấy, rồi nhiều nhà nghiên cứu/
biên khảo sau này đã nhân giống sự lựa chọn ấy lên. Điều này có thể thấy
72 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
72
được qua giới thiệu sơ lược của chúng tôi ở dưới đây về việc “Đoạn trích
dẫn cơ bản năm 1990” đã được sử dụng lại như thế nào trong các nghiên
cứu/ biên khảo sau cuốn Tứ Bất Tử - 1990.
2.2. Việc các tác giả khác sử dụng lại “Đoạn trích dẫn cơ bản năm
1990”
Năm 1993, thể hiện “tấm lòng lòng thành kính đối với quê hương và
tổ tiên dòng họ Trần Lê” của “người cùng quê hương Thiên Bản, là cháu
17 đời của Mẫu Liễu Hạnh”(23), hai tác giả Bùi Hạnh Cẩn và Lê Trân cho
ra mắt cuốn Chợ Viềng và Hội Phủ. Đây là một cuốn sách được dẫn nhiều
trong các nghiên cứu sau đó về Mẫu Liễu. Trong phần tài liệu tham khảo
của sách này có thấy cuốn Hội Chân Biên, nhưng chỉ có tên sách và tên
tác giả: “Hội Chân Biên, Thanh Hòa Tử”. Đặc biệt, trong sách này,
“Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990” được tái sử dụng như sau: “Sách Hội
Chân Biên, in bản gỗ xuất bản thời Nguyễn Thiệu Trị những năm 50 của
thế kỷ XIX, tác giả Thanh Hòa Tử đã liệt kê Công chúa Liễu Hạnh vào
trong danh sách những vị thần bất tử của Việt Nam: một là Thánh Gióng,
hai là Tản Viên Sơn Thần, ba là Chử Đồng Tử và Tiên Dung, bốn là Công
Chúa Liễu Hạnh.
Bốn vị thần tiên sống mãi ấy nói theo tiếng Hán Việt là “Tứ Bất Tử”,
mà gần đây thường thấy xuất hiện nhiều lần trên sách báo của ta”(24).
Cuối năm 1994, trên báo Đại đoàn kết, tác giả Bùi Thiết công bố bài
viết “Tứ Bất Tử của đất Việt là những ai?”, trong đó viết:
“Trong mấy năm gần đây, giới nghiên cứu khoa học và nhân dân ta lại
quan tâm đến việc tín ngưỡng thờ cúng các vị thần, vốn là người có công
với dân với nước suốt mấy ngàn năm lập quốc. Đáng chú ý trong đó là
các nhân vật sống mãi với non sông, được tôn phong là những vị thần bất
tử, mà tiêu biểu là bốn vị trong bộ “Tứ Bất Tử”, như là đặc trưng cho
thần linh đất Việt. Vậy “Tứ Bất Tử” gồm những vị nào?
Tài liệu gần đây nhất là cuốn Tứ Bất Tử của Vũ Ngọc Khánh và Ngô
Đức Thịnh (là cán bộ của Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian thuộc Viện
Khoa học xã hội Việt Nam), do Nxb. Văn hóa Dân tộc in năm 1990. Các
tác giả xếp vào Tứ Bất Tử, có: Đức Thánh Tản (tức Sơn Tinh); Chử Đạo
Tổ (tức Chử Đồng Tử và vợ là Tiên Dung); Đức Thánh Gióng và Mẫu
Liễu Hạnh. Và theo những chỉ dẫn của các tác giả thì “Tứ Bất Tử” vừa
dẫn, lần đầu tiên có tên trong cuốn sách Hội Chân Biên do Thanh Hòa Tử
Chu Xuân Giao. Về một ngộ nhận 73
73
biên soạn và in từ năm 1847, cách ngày nay 150 năm.
Ba vị đầu trong “Tứ Bất Tử” không có vấn đề gì phải bàn (...), chỉ có
Liễu Hạnh, mới xuất hiện chừng 3 - 4 thế kỷ nay chưa đủ “thâm niên” để
xếp vào được với ba vị trên. Có người hoài nghi, nếu Liễu Hạnh bất tử,
thì mới có sau này, cách đây chừng một thế kỷ rưỡi mà thôi. Còn từ trước
năm 1847, hay từ trước thế kỷ XIX, hẳn rằng có một vị khác, chứ không
phải là Liễu Hạnh...”(25).
Như vậy, nhóm tác giả Bùi Hạnh Cẩn và tác giả Bùi Thiết đều căn cứ
vào “Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990” để bàn về bộ Tứ Bất Tử, đồng
thời cũng gián tiếp cho chúng ta biết được sự nở rộ của việc sử dụng
thuật ngữ Tứ Bất Tử cũng như của sự phụng thờ hay phụng thờ trở lại các
vị Tứ Bất Tử trong thời kỳ đó. Các tác giả đều nhắc đến cuốn Hội Chân
Biên của Thanh Hòa Tử, và đều cho rằng, bộ Tứ Bất Tử xuất hiện (hoặc
xuất hiện lần đầu tiên) trong cuốn sách này. Tất nhiên, thông tin của họ
chỉ có được từ tham khảo “Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990”. Và có lẽ, ở
thời điểm đó, họ cũng chưa tiếp cận được với cuốn Hội Chân Biên
nguyên bản để xác nhận lại thông tin.
Cùng năm 1994, trong cuốn Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, tác
giả Nguyễn Minh San có nhắc đến 27 vị thần thuần Việt và Tứ Bất Tử.
Mặc dù tác giả không ghi chú rõ nguồn tư liệu tham khảo, nhưng có thể
đoán ra là ông đã tham khảo “Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990”. Cụ thể,
trong hai đoạn ở cách xa nhau, ông viết như sau:
“Để thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống tâm linh, từ lâu người Việt Nam
đã sáng tạo một thế giới huyền thoại, trong đó tồn tại những vị thần linh
có nguồn gốc thuần Việt. Trong số vô vàn các vị thần linh ấy, có bốn vị
được tôn vinh là Thánh Bất Tử - Tứ Bất Tử. Đó là Tản Viên Sơn Thánh,
Chử Đồng Tử (Chử Đạo Tổ), Thánh Gióng, và Thánh Mẫu Liễu
Hạnh”(26).
“Trong tâm thức dân gian, Việt Nam có 27 vị thần sinh ra hay đã từng
sinh sống trên đất nước ta. Lại cũng trong số ấy có bốn vị được suy tôn
thành Tứ Bất Tử là: Đức Thánh Tản (Tản Viên Sơn Thánh), Chử Đạo Tổ
(Chử Đồng Tử), Đức Thánh Gióng, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh”(27).
Một cuốn sách cũng có tên là Tứ Bất Tử của tác giả Phạm Kế hoàn
thành bản thảo vào năm 1994 nhưng đến năm 1996 mới xuất bản. Thư
mục tài liệu tham khảo - trích dẫn của sách này không có cuốn Tứ Bất Tử
74 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
74
- 1990 của hai tác giả Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh, nhưng có cuốn
của nhóm tác giả Bùi Hạnh Cẩn, một cuốn của tác giả Bùi Thiết cùng
một bài tạp chí viết chung của hai tác giả Nguyễn Chí Bền - Nguyễn
Minh San. Bởi vậy, chung quy lại, quan niệm của tác giả Phạm Kế về Tứ
Bất Tử vẫn có nguồn từ chính “Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990”, cụ thể:
“Trong tín ngưỡng dân gian có phần thờ phụng người có công đức với
dân, với nước. Trong hàng ngàn người có công tích đặc biệt được suy
tôn, phong sắc thánh thần ở đền, miếu, đình làng... có bốn người được coi
là Tứ Bất Tử. Tứ Bất Tử là bốn vị anh hùng được coi là Thánh sống mãi
với nhân dân, với đất nước: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử
Đạo Tổ và Thánh Mẫu Liễu Hạnh...”(28).
Truyền thuyết về Chử Đạo Tổ hay Chử Đồng Tử, một trong bốn vị
của Tứ Bất Tử, và sự phụng thờ ông tại vùng châu thổ Bắc Bộ là đề tài
nghiên cứu chuyên sâu nhiều năm qua của tác giả Đỗ Lan Phương. Mặc
dù trong phần trình bày về lịch sử nghiên cứu và tổng quan tư liệu của
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa Dân gian năm 1998, và của bài
viết năm 2001(29), tác giả không nói đến cuốn Hội Chân Biên, nhưng
trong phụ lục luận văn có đính kèm bản chụp mấy trang nguyên bản cuốn
sách này phần về bộ ba Chử Đạo Tổ - Tiên Dung Công Chúa - Ngải Hòa
Thiếu Nữ. Mấy trang này là một trong những tư liệu mà tác giả đã thu
thập tại Chử Xá và Đa Hòa. Ở thời điểm hoàn thành luận văn thạc sĩ, nó
được đưa kèm lời dịch tiếng Việt vào phụ lục, chỉ với ý nghĩa sưu gom tư
liệu mà hầu như chưa được sử dụng để hỗ trợ cho những trình bày/ phân
tích trong chính văn. Đến bài viết năm 2004, tác giả mới có dịp sử dụng
những trang tư liệu đó vào phân tích sau đây: “... Chúng tôi cũng đã làm
lại việc so sánh nội dung các thần tích, truyền thuyết với truyện về Chử
Đạo Tổ trong sách Hội Chân Biên của Thanh Hoà Tử viết vào năm 1874.
Các yếu tố tu đạo của vợ chồng Chử Đồng Tử - Tiên Dung và các tình
tiết mô tả về sự đắc đạo của họ - “bốc cuốn về trời”, việc cô thôn nữ Ngải
Hòa (“Ngải Hòa” có nghĩa là cắt lúa) vô tình có được dịp theo vợ chồng
họ để thành tiên, những tình tiết này gần như chiếm hết nội dung của
truyền thuyết. Như vậy, các yếu tố Đạo giáo đã được nhấn mạnh trong
truyền thuyết về Thánh Chử ở sách này. Nó thể hiện ngay từ tên gọi đầu
tiên: Chử Đạo Tổ. Như vậy, về mặt văn bản, danh phong Chử Đạo Tổ
xuất hiện vào gần cuối thế kỷ XIX”(30).
Câu “... truyện về Chử Đạo Tổ trong sách Hội Chân Biên của Thanh
Chu Xuân Giao. Về một ngộ nhận 75
75
Hòa Tử viết vào năm 1874” trong đoạn trên cho phép chúng tôi nghĩ
rằng, tác giả đã tham khảo “Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990”, hoặc giới
thiệu năm 1944 của Nguyễn Văn Huyên (khi tham khảo, tác giả đã vô
tình nhầm năm 1847 thành năm 1874, vì thế, ở cuối đoạn trích dẫn mới
có câu “về mặt văn bản, danh phong Chử Đạo Tổ xuất hiện vào gần cuối
thế kỷ XIX”(31). Trước đó, nhóm tác giả Bùi Hạnh Cẩn ghi là “những năm
50 của thế kỷ XIX” theo đúng với tinh thần của “Đoạn trích dẫn cơ bản
năm 1990” hơn).
Trên đây là tình hình sử dụng lại “Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990”
trong một số nghiên cứu/ biên khảo thuộc mảng tư liệu in trên giấy. Thêm
nữa, qua sơ bộ tra cứu internet, chúng tôi thấy, “Đoạn trích dẫn cơ bản
năm 1990” cũng được trích dẫn khá nhiều trên mạng. Chẳng hạn, trong
phần tổng kết cuốn sách Một cái nhìn khác về văn hóa Việt Nam, tác giả
Mặc Giao viết: “Người ta ghi nhận có 26 vị thần linh thuần Việt (theo
Hội Chân Biên 1847 của Thanh Hòa Tử) (1), trong đó có bốn vị được gọi
là Tứ Bất Tử: Thánh Tản Viên..., Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên
Vương..., Chử Đồng Tử... và Công chúa Liễu Hạnh... ” (chú thích (1) có
chỉ dẫn tư liệu tham khảo như sau: Xem VŨ NGỌC KHÁNH, Tiếp Cận
Kho Tàng Folklore Việt Nam, tr. 64. Nhà Xuất Bản Văn Hóa Dân Tộc,
Việt Nam, 1999)(32).
Rõ ràng, đoạn trích trên cũng là bản phái sinh từ “Đoạn trích dẫn cơ
bản năm 1990”, tuy chưa hiểu vì sao tác giả Mặc Giao lại nhầm con số 27
vị thần linh thuần Việt thành 26 vị.
Như vậy, đến đây, chúng ta có thể nhận định, “Đoạn trích dẫn cơ bản
năm 1990” là một text có “khả năng sinh sản” rất cao. Nó có giá trị như
bản rút gọn của toàn bộ nội dung cuốn Tứ Bất Tử - 1990, do đó trở thành
một text chứa đựng sức lan tỏa lớn, nên ý tưởng khoa học về Tứ Bất Tử
của hai tác giả Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh nhờ nó mà được chấp
nhận rộng rãi trong học giới và trong dân gian. Cần nhấn mạnh rằng, sức
lan tỏa lớn của text này, quả thực, phần nhiều được tạo ra bởi chính sự
xuất hiện của sách Hội Chân Biên và tác giả Thanh Hòa Tử cùng với năm
xuất bản 1847. Thế nhưng, như đề cập ở phần đầu bài viết và như dẫn
giải dưới đây, bản thân text đó có chứa ngộ nhận (hay khả năng gây ngộ
nhận cho người tiếp theo) về mối quan hệ giữa cuốn Hội Chân Biên và
Tứ Bất Tử.
3. Một số phân tích về sự nhầm lẫn
76 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
76
Từ “Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990”, chúng ta thường đọc ra bốn
thông tin đại cương về cuốn Hội Chân Biên: soạn giả, năm xuất bản, số
các vị thần đã sinh ra hay sinh sống trên đất nước ta (và số nữ thần ở
trong đó), bộ Tứ Bất Tử đã được chọn ra từ các vị thần ấy. Qua khảo sát
nguyên bản cuốn Hội Chân Biên bằng chữ Hán và những tài liệu liên
quan, chúng tôi thấy cần thiết phải cải đính nhận thức lâu nay về bốn
thông tin được cung cấp bởi “Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990”. Về
thông tin thứ nhất và thứ hai, chúng tôi sẽ đề cập trong mục tiếp theo của
bài viết, ở đây bàn trước về thông tin thứ ba và thứ tư.
Trước hết, cần đính chính rằng, tất cả các vị thần tiên được nêu trong
cuốn Hội Chân Biên nguyên bản chữ Hán đều là “không chết/ bất tử”, mà
không phải chỉ có “bốn không chết/ tứ bất tử”. Mặc dù có sự phân chia
ngôi cao thấp khác nhau biểu hiện qua thứ tự sắp xếp trong sách, nhưng
tất cả các vị ấy đều bình đẳng ở điểm “không chết”.
Con số 27 đã thỏa đáng chưa sẽ bàn sau, nhưng phải nói ngay rằng,
trong cuốn Hội Chân Biên, Thanh Hòa Tử không trực tiếp đưa ra con số
27. Hãy tạm xem con số 27 ấy là do Nguyễn Văn Huyên đưa ra khi ông
khảo sát cuốn Hội Chân Biên. Nhưng nếu chính xác hơn nữa, thì ngay
con số 27 cũng không phải do Nguyễn Văn Huyên trực tiếp đưa ra, mà
ông chỉ viết rằng “một phần 13 vị nam, phần kia gồm 14 vị nữ”, rồi sau
này, nhóm tác giả Vũ Ngọc Khánh đã đem cộng hai phần ấy lại để có
được con số 27.
Thứ hai, phải nhấn mạnh một điểm quan trọng nữa là, trong cuốn Hội
Chân Biên nguyên bản chữ Hán, ngay bản thân cụm 不 死 (bất tử), hoặc
cụm 四 不 死 (tứ bất tử) cũng không hề tồn tại. Theo chúng tôi, chữ “不
死/ bất tử” của cuốn Hội Chân Biên đã được sinh ra một cách vòng vèo
qua những lần chuyển ngữ như sau:
Đầu tiên, vào những năm 1940, khi tham khảo tài liệu để viết cuốn Le
Culte des Immortels en Annam, Nguyễn Văn Huyên đã đem những cách
gọi khác nhau đối với các vị nam thần và nữ thần của nguyên bản cuốn
Hội Chân Biên bằng chữ Hán dịch gộp lại làm một bằng từ “Immortel/
Immortels” trong tiếng Pháp (trong nguyên bản cuốn Hội Chân Biên,
phần lớn nam thần được gọi là “真 人/ chân nhân”, nữ thần được gọi là
“公 主/ công chúa”, hoặc “仙 子/ tiên tử”, hay “仙 娘/ tiên nương”).
Chu Xuân Giao. Về một ngộ nhận 77
77
Trong tiếng Pháp, “Mortel” (tính từ, danh từ) có một nghĩa là “chết”(33),
thêm tiếp đầu tố “Im” để có được “Immortel” với nghĩa “không chết/ bất
tử”, hay nghĩa mở rộng là “người bất tử/ đấng bất tử/ vị bất tử”. Có cùng
một gốc từ, nên từ “Mortal” (tính từ, danh từ) trong tiếng Anh có nghĩa là
“chết”, và từ “Immortal” có nghĩa là “không chết/ bất tử”. Bởi vậy, Olga
Dror đã dịch tiêu đề cuốn Tứ Bất Tử - 1990 của nhóm Vũ Ngọc Khánh
sang tiếng Anh là “The Four Immortals”(34). Gần đây, một tác giả người
Nga là Sharipov (Шарипов), do chưa tiếp cận được với cuốn Hội Chân
Biên nguyên bản, nên thông qua cuốn sách của Nguyễn Văn Huyên in
năm 1944 mà dịch tiêu đề “Hội Chân Biên” sang tiếng Nga thành “Книга
записей о бессмертных”(35). Từ “бессмертных” ở đây có gốc từ
“бессмертие” với nghĩa là “bất tử/ bất hủ”, cho nên toàn tiêu đề tiếng
Nga ấy có nghĩa là Cuốn sách ghi chép về các đấng/ vị bất tử.
Sau này, một số người Việt Nam khi đọc sách của Nguyễn Văn Huyên
đã đem “Immortel/ Immortels” dịch ngược sang tiếng Việt thành: “Thần
tiên bất tử”, “Thánh bất tử”, “Thần tiên”. “Thần tiên bất tử” là từ Nguyễn
Đăng Thục đã sử dụng từ thập niên 1960(36), không hẳn là dùng để trực
tiếp dịch tiêu đề sách của Nguyễn Văn Huyên. Nhưng qua trình bày của
ông, ta có thể đoán định, ông dùng từ ấy với nghĩa tương đương
“Immortel”. “Thánh bất tử” là cách dịch của Vũ Ngọc Khánh vào thập
niên 1990(37) và được một số người sử dụng lại(38). Chính bởi dịch như
vậy, nên trên bìa của cuốn Tứ Bất Tử - 1990, chúng ta thấy có một phụ đề
đặt trong ngoặc đơn là (Bốn vị thánh bất tử). “Thần tiên” là cách dịch của
nhóm dịch cuốn sách của Nguyễn Văn Huyên ra tiếng Việt năm 1996(39).
Chung quy lại, chữ “bất tử” đã xuất hiện khi dịch sách của Nguyễn
Văn Huyên từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Và thế là, chữ “bất tử” vốn có
nguồn gốc từ tiếng Pháp qua trung gian là tiếng Việt mà được ngầm
chuyển mã sang chữ Hán thành “不 死”, người ta lại dùng chữ 不 死 để
nói (một cách gián tiếp) về nội dung cuốn Hội Chân Biên. Ngộ nhận lâu
nay cho rằng, bộ Tứ Bất Tử đã xuất hiện đầu tiên trong cuốn Hội Chân
Biên của Thanh Hòa Tử in năm 1847 chính là hình thành theo con đường
này. Còn bản thân nguyên bản cuốn Hội Chân Biên bằng chữ Hán không
hề có “不 死/ bất tử”, vì thế cũng không có “四 不 死/ tứ bất tử”.
Chúng tôi chủ trương rằng, chỉ nên dùng riêng “Thần tiên” hoặc riêng
“bất tử”, mà không nên sử dụng những từ ghép là “Thần tiên bất tử”, hay
78 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
78
“Thánh bất tử”. Bởi vì đã là “Thần tiên” hay “Thánh” thì đều “bất tử”.
Nói cách khác, có vị Thần tiên hay Thánh nào mà không bất tử ? Bởi vậy,
tiêu đề cuốn Le Culte des Immortels en Annam của Nguyễn Văn Huyên
nên dịch là Sự phụng thờ các vị thần tiên ở Việt Nam (cách dịch của các
dịch giả năm 1996 là Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam), hoặc là Sự
phụng thờ các đấng bất tử ở Việt Nam. Tuy nhiên, để tránh sự ngộ nhận
tiếp theo về mối quan hệ giữa cuốn Hội Chân Biên và Tứ Bất Tử, phải
chăng chúng ta nên chọn cách dịch thứ nhất.
Thứ ba, từ mối liên quan nhiều chiều giữa ba cuốn sách đang được đề
cập (Hội Chân Biên, Le Culte des Immortels en Annam, Tứ Bất Tử -
1990) và những tư liệu liên quan khác, chúng tôi muốn đề cập đến lịch
phả (hay con đường) hình thành bộ Tứ Bất Tử trong quan niệm của các
nhà nghiên cứu/ biên khảo. Chúng tôi sẽ làm rõ lịch phả ấy trong những
bài viết khác. Ở đây, trước hết, như một sự cải đính, chúng tôi muốn bỏ
đi hai vị trong lịch phả mà chúng ta đã vạch ra một cách tạm thời cho đến
nay, đó là Thanh Hòa Tử và Nguyễn Văn Huyên. Rõ ràng, như đã diễn
giải, hai vị này không đưa ra bộ Tứ Bất Tử (qua Hội Chân Biên và Le
Culte des Immortels en Annam) như chúng ta đã lầm tưởng trong nhiều
năm qua. Ngược lại, chúng tôi lại muốn bổ sung vào lịch phả sơ bộ đó
hai gương mặt mới, đó là Nguyễn Đăng Thục và Toan Ánh.
Riêng về Nguyễn Văn Huyên, cho đến nay, có tài liệu nhầm lẫn (hay
cách viết không rõ ràng của chúng tạo ra sự nhầm lẫn cho người khác)
rằng, tác giả này đưa ra hay đề cập đến Tứ Bất Tử trong cuốn sách của
ông in năm 1944. Chẳng hạn, trong cuốn Vân Cát thần nữ của nhóm tác
giả Vũ Ngọc Khánh và Phạm Văn Ty viết như sau: “Trong lĩnh vực
nghiên cứu, mãi đến năm 1944, mới có cuốn Sự phụng thờ các vị bất tử ở
nước Nam của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, Trường Viễn Đông Bác Cổ,
đề cập đến Liễu Hạnh. Tác giả viết bằng tiếng Pháp, dành cho Liễu Hạnh
một số trang. Khác với những bản chữ Hán, chữ Nôm nói trên, Nguyễn
Văn Huyên có nói đến cả cuộc chiến tranh ở núi Sòng, vì ông nghiên cứu
sâu vào Nội Đạo Tràng (một đạo phái ra đời từ thế kỷ XVII). Ông tỏ ra
thận trọng khi nói đến vị nữ thần này cùng các vị khác (như Bát tiên, Tứ
Tất Tử (CXG - nhấn mạnh), v.v...). Vừa khảo tả, vừa nghiên cứu, Nguyễn
Văn Huyên nêu lên một số luận điểm, khẳng định nét độc đáo và tự hào
dân tộc của các đạo Tứ Phủ, đạo Tiên, Nội Đạo Tràng ở Việt Nam, trong
đó có bà Chúa Liễu, song chưa đi sâu (do yêu cầu của toàn tác phẩm)”(40).
Chu Xuân Giao. Về một ngộ nhận 79
79
Trong cuốn sách in năm 1944, rõ ràng Nguyễn Văn Huyên có đề cập
đến Bát tiên. “Nhóm cổ điển gồm tám vị bất tử” ấy được ông đưa lên
phần đầu tiên của sách để nói về “ảnh hưởng Trung Quốc trong ước vọng
bất tử của người Việt Nam”. Thế nhưng, ông không nói gì đến “nhóm cổ
điển” tương tự của Việt Nam, tức là không nói đến Tứ Bất Tử. Tuy nhiên,
cần lưu ý, trước khi Nguyễn Văn Huyên công bố cuốn sách in năm 1944
bằng tiếng Pháp mấy năm, thì nhà văn Nguyễn Tuân đã cho ra mắt tập
truyện ngắn Vang bóng một thời, mà một truyện trong đó là “Trên đỉnh
non Tản” có đề cập đến bộ “bốn vị Tứ Bất Tử”: “Tục truyền những trận
hồng thủy dữ dội tàn khốc như thế là gây nên bởi cuộc đánh ghen giữa
vua Thủy và một vị thần trong bốn vị Tứ Bất Tử nơi thế giới u linh:
Thánh Tản Viên, Chúa Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử, và Phù Đổng Thiên
Vương”(41).
Còn về hai gương mặt Nguyễn Đăng Thục và Toan Ánh mà chúng tôi
gọi là mới, quả thực họ hoàn toàn không mới, chỉ có điều chúng ta chưa
định vị họ vào lịch phả hình thành bộ Tứ Bất Tử. Trong những công trình
tổng quan tình hình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam trong
thế kỷ XX, chắc hẳn không thể không đề cập đến cống hiến của hai tác
giả này. Chẳng hạn, trong một bài viết chung gần đây với tiêu đề Nhìn lại
một thế kỷ nghiên cứu tín ngưỡng dân gian, Ngô Đức Thịnh và Phạm
Quỳnh Phương đã nhận định về hai ông như là hai tác giả đáng chú ý
nhất trong các học giả Miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 quan tâm đến
vấn đề tín ngưỡng(42).
Nguyễn Đăng Thục, khi viết Phần IV “Trường Đạo Nội” cuốn Tư
tưởng Việt Nam xuất bản tại Miền Nam năm 1964 đã sử dụng cuốn Hội
Chân Biên và cuốn sách của Nguyễn Văn Huyên in năm 1944. Qua trình
bày của ông, chúng ta biết được rằng, khác với Toan Ánh và nhóm tác giả
Vũ Ngọc Khánh cũng như nhiều tác giả sau này, trong tay Nguyễn Đăng
Thục lúc đó có nguyên bản cuốn Hội Chân Biên. Tại đây, ông đưa ra cái
gọi là “bốn vị bất tử phổ thông nhất”, mà không phải “bốn vị bất tử/ bốn
bất tử/ tứ bất tử”, như sau: “Trong hàng bốn vị bất tử phổ thông nhất
(CXG - nhấn mạnh) là Thánh Tản hay Sơn Tinh, Thánh Gióng hay Đổng
Thiên Vương, Chử Đồng Tử hay Đạo Tổ và Thánh Mẫu hay Liễu Hạnh
Tiên Chúa, đặc trưng nhất là Chử Đồng Tử với Tiên Chúa Liễu Hạnh”(43).
Bộ “bốn vị bất tử phổ thông nhất” đưa ra trong đoạn trích dẫn nêu trên
có lẽ là sự lựa chọn của cá nhân Nguyễn Đăng Thục. Hiện chúng ta vẫn
80 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
80
chưa rõ con đường hình thành của sự lựa chọn ấy. Nhưng rõ ràng, cuốn
Hội Chân Biên của Thanh Hòa Tử và cuốn sách của Nguyễn Văn Huyên
in năm 1944 đã gợi ý cho ông trong việc xem Chử Đồng Tử và Liễu
Hạnh là hai vị “đặc trưng nhất” trong hàng “bốn vị bất tử phổ thông
nhất”. Bởi vì, hai vị bất tử ấy đều được cuốn Hội Chân Biên và sau này là
cuốn sách của Nguyễn Văn Huyên in năm 1944 đưa lên vị trí cao nhất
của nam thần và nữ thần nước Việt. Cuốn Hội Chân Biên đưa Chử Đạo
Tổ lên vị trí đầu tiên của quyển Càn thuộc sách ấy (quyển nói về các nam
thần) với danh hiệu “Chử Đạo Tổ”, cũng đưa Liễu Hạnh lên vị trí đầu
tiên của quyển Khôn (quyển nói về các nữ thần) với danh hiệu “Sùng Sơn
Thánh Mẫu”(44). Cách làm đó của Thanh Hòa Tử đã được Nguyễn Văn
Huyên tiếp thu trong cuốn sách in năm 1944 ở chỗ, sau khi viết về bộ bát
tiên của Trung Quốc, ông viết về Chử Đồng Tử với danh hiệu “Ông tổ
của các thần tiên Việt Nam”, rồi sau đó là về Bà Chúa Liễu Hạnh với
danh hiệu “Vị tiên nữ đầu tiên của các tiên nữ Việt Nam”(45). Như vậy, có
thể thấy, cách làm của Thanh Hòa Tử và Nguyễn Văn Huyên đã có ảnh
hưởng hay gợi ý đối với Nguyễn Đăng Thục. Nhưng việc đưa ra bộ “bốn
vị bất tử phổ thông nhất” là của riêng Nguyễn Đăng Thục. Ở một chỗ
khác trong cuốn Tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Đăng Thục đã gọi “bốn vị
bất tử phổ thông nhất” ấy thành “bốn bất tử” của nước Việt gồm: Tản
Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh(46). Tuy nhiên, cách gọi “bốn
bất tử” của Nguyễn Đăng Thục lại ở trong quan hệ sâu với bản ngọc phả
chữ Hán mang tựa đề “Đa Hòa xã thần tích: Hùng triều Chử Đồng Tử cập
Tiên Dung, Tây Cung, nhị vị tiên nữ ngọc phả”, mà hiện nay, chúng tôi
chưa có điều kiện khảo cứu sâu hơn, nên tạm gác lại ở đây.
Quan niệm về “bốn vị bất tử phổ thông nhất” hay “bốn bất tử” của
Nguyễn Đăng Thục đã được Toan Ánh tiếp thu. Chúng ta có thể tìm thấy
những ghi chú của Toan Ánh trong bộ Hội hè - Đình đám Việt Nam (xuất
bản lần đầu năm 1969) về việc trích dẫn từ sách của Nguyễn Đăng Thục
ở những chỗ nói về Chử Đồng Tử và bộ Tứ Bất Tử(47). Chúng tôi phỏng
đoán rằng, vào thời điểm năm 1969, dù tiếp cận một phần bản dịch cuốn
Hội Chân Biên trong sách của Nguyễn Đăng Thục, nhưng Toan Ánh chưa
đọc cuốn Hội Chân Biên nguyên bản. Điều quan trọng hơn là, nhận thức
của Toan Ánh về Tứ Bất Tử đã khác với nhận thức của Nguyễn Đăng
Thục. Về cơ bản, Nguyễn Đăng Thục cho rằng bốn vị (Tản Viên, Phù
Đổng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh) chỉ là “bốn vị bất tử phổ thông nhất”
Chu Xuân Giao. Về một ngộ nhận 81
81
trong số rất nhiều vị bất tử được ghi trong sách của Thanh Hòa Tử và của
Nguyễn Văn Huyên, còn Toán Ánh thì nghĩ rằng, “bất tử” chỉ có “bốn vị”
mà thôi (tức Tứ Bất Tử). Chẳng hạn, Toan Ánh đã viết: “Chử Đồng Tử là
một trong bốn vị được coi là bất tử (CXG - nhấn mạnh) của Việt Nam, và
là vị Thành Hoàng của Tự Nhiên Châu Xã” (có chú thích vào chữ “bất tử
của Việt Nam” như sau: “Bốn vị này là: Tản Viên Sơn Thần, Phù Đổng
Thiên Vương, Liễu Hạnh Công Chúa, và Chử Đồng Tử...)(48). Và: “Chử
Đồng Tử là một trong Tứ Bất Tử (CXG - nhấn mạnh) theo tín ngưỡng của
Việt Nam, và rất được dân chúng Việt Nam tôn sùng”(49).
Việc chỉ xem bốn vị là bất tử này, chúng tôi thấy có sự gẫn gũi trong
nhận thức về Tứ Bất Tử giữa Toan Ánh và nhóm Vũ Ngọc Khánh. Hiện
nay, chúng tôi, với tư cách là độc giả, chưa rõ về việc có hay không có
mối liên hệ về mặt học thuật (nếu có thì diễn ra như thế nào) giữa các
công trình của Nguyễn Đăng Thục và Toan Ánh xuất bản ở Miền Nam
trước năm 1975 với các công trình của nhóm tác giả Vũ Ngọc Khánh sau
Đổi mới.
(Kỳ sau đăng tiếp)
CHÚ THÍCH:
1. Năm 1944, Nguyễn Văn Huyên viết lời giới thiệu về cuốn Hội Chân Biên như
sau: “Danh sách các thần tiên Việt Nam: Khác với đạo Phật và đạo Khổng, việc
thờ các vị thần tiên ở nước ta có một kho vốn riêng của Việt Nam. Về đề tài này,
Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp có một cuốn sách đầu đề là Hội Chân
Biên. Đó chính là một danh sách các thần tiên Việt Nam. Cuốn sách được viết
dưới bút danh Thanh Hòa Tử và được xuất bản vào năm thứ 7 đời Thiệu Trị
(1847).
Sách dày 43 trang, cung cấp cho chúng ta bản danh sách các vị bất tử của Việt
Nam, tức là những vị được sinh ra hoặc đã từng thật sự sống trên đất nước ta.
Danh sách này có hai phần, một phần gồm 13 vị nam, phần kia gồm 14 vị nữ ”.
Nguyễn Văn Huyên (1944), “Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam - Tranh khắc
gỗ trích từ cuốn Hội Chân Biên” (bản dịch tiếng Việt), trong Nguyễn Văn
Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Tập II, Nxb. Khoa học
xã hội: 147.
2. Chú thích số 39 trong Chu Xuân Giao, Phan Lan Hương (2008), “Truy tìm
những khoảnh chân thực riêng lẻ: về thời điểm xuất hiện của phủ Tây Hồ từ góc
nhìn nhân loại học lịch sử”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 3.
3. Chu Xuân Giao, Phan Lan Hương (2008), “Truy tìm những khoảnh chân thực
riêng lẻ: về thời điểm xuất hiện của phủ Tây Hồ từ góc nhìn nhân loại học lịch
sử”, bài đã dẫn: 41.
4. Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh (1990), Tứ Bất Tử (Bốn vị thánh bất tử), Nxb.
Văn hóa Dân tộc: 9.
Cuốn sách này, ở ngoài bìa ghi là “Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội -
82 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
82
1990”, nhưng ở phần cuối sách ghi là “In xong và nộp lưu chiểu tháng 1 -
1991”. Ở đây, chúng tôi tạm ghi năm xuất bản là 1990. Còn bản thân nhóm tác
giả cuốn sách, trong các công trình sau này, khi nói về cuốn Tứ Bất Tử, có lúc
ghi năm 1990, có lúc lại ghi năm 1991.
5. Sách này không phân rõ trách nhiệm của từng tác giả đối với mỗi chương, mỗi
tiết, nên hiện chúng tôi chưa rõ người viết đoạn trích dẫn ở đây là ai, do vậy xin
tạm sử dụng cách viết “hai tác giả Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh” hay
“nhóm tác giả Vũ Ngọc Khánh” khi nhắc đến tác giả của sách.
6. Vũ Ngọc Khánh, “Văn hóa dân gian và việc tìm hiểu lịch sử tư tưởng Việt Nam”,
trong Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (1989), Văn hóa dân gian: Những lĩnh
vực nghiên cứu, Nxb. Khoa học xã hội: 58.
7. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa - Nxb.
Trẻ: 8.
8. Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh (1990), Tứ Bất Tử (Bốn vị thánh bất tử), sách
đã dẫn: 5.
9. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, sách đã dẫn: 477.
10. Vũ Ngọc Khánh (1994), Tín ngưỡng làng xã, Nxb. Văn hóa Dân tộc: 60 - 62.
11. Vũ Ngọc Khánh (1995), Từ vựng thuật ngữ Folklore Việt Nam, Nxb. Văn hóa
Thông tin: 152 - 153.
12. Vũ Ngọc Khánh (1995), Từ vựng thuật ngữ Folklore Việt Nam, sách đã dẫn: 34.
13. Thực tế, bản in năm 2002 không ghi là tái bản (hay in lần thứ 2), cũng không có
những chỉ dẫn về việc nó có khác hay không khác với bản in năm 1996.
14. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2002), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông
tin: 444.
15. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2002), Đạo Mẫu ở Việt Nam, sách đã dẫn: 11.
16. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2002), Đạo Mẫu ở Việt Nam, sách đã dẫn: 25.
17. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt
Nam, Nxb. Khoa học xã hội: 169.
18. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt
Nam, sách đã dẫn: 178.
19. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa - Nxb.
Trẻ: 171, 202; Ngô Đức Thịnh (2008), Lên đồng: Hành trình của thần linh và
thân phận, Viện Văn hóa - Nxb. Văn hóa Thông tin: 46.
20. Ngô Đức Thịnh (1996), “Nguyễn Văn Huyên với các công trình nghiên cứu về
tín ngưỡng dân gian”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1: 32; sau tuyển in vào
Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa - Nxb.
Trẻ.
21. Ngô Đức Thịnh (1997), “Mấy ghi nhận về Thánh Tản Viên trong tín ngưỡng
dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1: 71; sau tuyển in vào Ngô
Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa - Nxb. Trẻ,
với tiêu đề “Tản Viên, vị thần núi tiêu biểu của điện thần Việt - Mường”.
22. Ngô Đức Thịnh (2000), “Phụng thờ Chử Đồng Tử trong biểu tượng Tứ Bất Tử ở
Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 2: 12; sau tuyển in vào Ngô Đức
Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa - Nxb. Trẻ.
23. Bùi Hạnh Cẩn, Lê Trân (1993), Chợ Viềng và Hội Phủ, Nxb. Giáo dục: 7.
24. Bùi Hạnh Cẩn, Lê Trân (1993), Chợ Viềng và Hội Phủ, sách đã dẫn: 114.
25. Bùi Thiết (1994), “Tứ Bất Tử của đất Việt là những ai”, Đại đoàn kết (Chuyên
đề cuối tháng - Người cao tuổi), số 17, từ ngày 20/11 đến ngày 20/12/1994: 6.
Chu Xuân Giao. Về một ngộ nhận 83
83
26. Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb. Văn hóa
Dân tộc: 18.
27. Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, sách đã dẫn: 25.
28. Phạm Kế (1996), Tứ Bất Tử, Nxb. Lao động: 4.
29. Đỗ Lan Phương (1998), Việc phụng thờ Chử Đồng Tử ở Chử Xá (xã Văn Đức,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Văn hóa Dân gian, tài
liệu lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Văn hóa: 2-10; Đỗ Lan Phương, “Chử
Đạo Tổ”, trong Ngô Đức Thịnh chủ biên (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín
ngưỡng ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội: 277 - 279.
30. Đỗ Lan Phương (2004), “Sự vận động của hiện tượng thờ Chử Đồng Tử qua
phân tích hệ thống truyền thuyết”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1: 32.
31. Bản dịch trích đoạn cuốn Hội Chân Biên gắn vào Phụ lục Luận văn Thạc sĩ của
Đỗ Lan Phương, theo ghi chú, là do Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học) thực
hiện. Ở phần chú thích của bản dịch, người dịch giới thiệu ngắn gọn như sau:
“Hội Chân Biên: là tên sách, nghĩa đen là “Biên chép về các bậc chân nhân” do
Thanh Hòa Tử biên soạn khoảng đời Thiệu Trị (1841 - 1847)”. Đỗ Lan Phương
(1998), Việc phụng thờ Chử Đồng Tử ở Chử Xá (xã Văn Đức, huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Văn hóa Dân gian, tài liệu lưu trữ tại Thư
viện Viện Nghiên cứu Văn hóa: 99.
32. Mặc Giao, Một cái nhìn khác về văn hóa Việt Nam,
33. Từ điển Pháp - Việt,
34. Olga Dror (2002), “Doan Thi Diem’s Story of the Van Cat Goddess as a Story of
Emancipation”, Journal of Southeast Asian Studies, 33 (1), February (Lê Thị
Huệ dịch (2006), “Vân Cát thần nữ truyện của Đoàn Thị Điểm: truyện giải
phóng phụ nữ”,
35. Sharipov Alisher Shavkatovich (2001), Thần thánh hóa những yếu tố nữ tính
trong tôn giáo dân gian Việt Nam (tiếng Nga), Tóm tắt Luận án Phó Tiến sĩ,
Khoa Triết học, Đại học Quốc lập St. Petersburg,
kafedra.narod.ru/sharipov.html.
36. Nguyễn Đăng Thục (1964), Tư tưởng Việt Nam, Nhà sách Khai Trí: 148 - 149.
37. Bên cạnh cách dịch này, bản thân tác giả Vũ Ngọc Khánh cũng từng dịch là “Sự
phụng thờ các vị bất tử ở nước Nam” trong: Vũ Ngọc Khánh, Phạm Văn Ty chủ
biên (1990), Vân Cát thần nữ, Nxb. Văn hóa Dân tộc:12.
38. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa - Nxb.
Trẻ: 486.
39. Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam - Tranh khắc gỗ trích từ cuốn “Hội Chân
Biên” (bản dịch tiếng Việt), trong Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên
cứu văn hóa Việt Nam, Tập II, Nxb. Khoa học xã hội: 139 - 250.
40. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Văn Ty chủ biên (1990), Vân Cát thần nữ, Nxb. Văn
hóa Dân tộc: 12.
41. Nguyễn Tuân (1940), “Trên đỉnh non Tản”, trong Lữ Huy Nguyên tuyển chọn
(2002), Tuyển tập Nguyễn Tuân 1, Nxb. Văn học: 132.
42. Nguyên văn nhận định đó như sau: “Nếu đánh giá một cách khách quan thì
trong giai đoạn 1954 - 1975, các học giả Miền Nam quan tâm tới vấn đề tín
ngưỡng nhiều hơn (...). Đáng chú ý nhất, theo chúng tôi là một số cuốn sách, bài
viết của hai tác giả Toan Ánh và Nguyễn Đăng Thục. Toan Ánh viết khá nhiều
về tín ngưỡng, mà sau này đã được chọn tái bản trong cuốn Nếp cũ: Tín ngưỡng
84 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
84
Việt Nam. Nguyễn Đăng Thục quan tâm tới “Ý thức thần thoại và tín ngưỡng
thần linh”: Tứ Bất Tử (CXG - nhấn mạnh) hay Trường Đạo Nội và cũng đã chú
ý tới tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhưng hai tác giả này tiếp cận tín ngưỡng dân gian từ
hai con đường khác nhau. Nếu Toan Ánh tiếp cận tín ngưỡng từ góc độ lễ hội,
phong tục, thì Nguyễn Đăng Thục xuất phát từ việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng
Việt Nam. Nếu các bài viết của Toan Ánh nặng tính chất miêu thuật, thì Nguyễn
Đăng Thục căn cứ chủ yếu vào thần thoại, truyền thuyết đã vạch ra những đặc
điểm của tư tưởng bình dân Việt Nam vốn in đậm nét những quan niệm tín
ngưỡng truyền thống. Những trang viết của ông về Trường Đạo Nội có nhiều
nhận xét rất sắc sảo và thuyết phục”. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và
lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa - Nxb. Trẻ: 476 - 477.
Chúng tôi chia sẻ với nhận định này. Tuy nhiên, mặc dù các tác giả có nhắc đến
Tứ Bất Tử như là một quan tâm của Nguyễn Đăng Thục, nhưng có lẽ thời điểm
nhắc đến điều trên của các tác giả đã hơi muộn. Bởi vì, lẽ ra điều ấy cần được
nhắc đến từ trước đó, chẳng hạn trong cuốn Tứ Bất Tử - 1990 hay các bài viết
hoặc phần viết mang tính lý luận về hệ thống Tứ Bất Tử sau đó (ví dụ phần “Tứ
Bất Tử là một hệ biểu tượng Việt Nam” trong Ngô Đức Thịnh (2000), “Phụng
thờ Chử Đồng Tử trong biểu tượng Tứ Bất Tử ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa
Dân gian, số 2. Cuốn Tứ Tất Tử do không có phần tài liệu tham khảo, nên
chúng tôi chưa biết được rằng ở thời điểm năm 1990, hai tác giả Vũ Ngọc
Khánh - Ngô Đức Thịnh có tham khảo cuốn sách xuất bản năm 1964 của
Nguyễn Đăng Thục hay không.
43. Nguyễn Đăng Thục (1964), Tư tưởng Việt Nam, Nhà sách Khai Trí: 149.
44. Trần Khánh Hạo, Trịnh A Tài, Trần Nghĩa chủ biên (1992), Việt Nam Hán văn
tiểu thuyết tùng san (tiếng Trung), Quyển 5, Tập II, Thư cục Học sinh Đài Loan:
272 - 273.
45. Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam - Tranh khắc gỗ trích từ cuốn “Hội Chân
Biên” (bản dịch tiếng Việt), trong Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên
cứu văn hóa Việt Nam, Tập II, Nxb. Khoa học xã hội: 147 - 154.
46. Nguyễn Đăng Thục (1964), Tư tưởng Việt Nam, Nhà sách Khai Trí: 157.
47. Toan Ánh (1999), Hội hè - Đình đám Việt Nam, Quyển Hạ, Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh: 79, 84, 87.
48. Toan Ánh (1999), Hội hè - Đình đám Việt Nam, Quyển Hạ, sách đã dẫn: 79.
49. Toan Ánh (1999), Hội hè - Đình đám Việt Nam, Quyển Hạ, sách đã dẫn: 87.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (1999), Hội hè - Đình đám Việt Nam, Quyển Hạ, Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Bùi Hạnh Cẩn, Lê Trân (1993), Chợ Viềng và Hội Phủ, Nxb. Giáo dục.
3. Olga Dror (2002), “Doan Thi Diem’s Story of the Van Cat Goddess as a Story of
Emancipation”, Journal of Southeast Asian Studies, 33 (1), February (Lê Thị
Huệ dịch (2006), “Vân Cát thần nữ truyện của Đoàn Thị Điểm: truyện giải
phóng phụ nữ”,
4. Trần Anh Đào (2007), “Sơ lược về nghiên cứu Đạo giáo ở Việt Nam (tiếp theo
kỳ trước)”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 11.
5. Mặc Giao, Một cái nhìn khác về văn hóa Việt Nam,
Chu Xuân Giao. Về một ngộ nhận 85
85
6. Chu Xuân Giao, Phan Lan Hương (2008), “Truy tìm những khoảnh chân thực
riêng lẻ: về thời điểm xuất hiện của phủ Tây Hồ từ góc nhìn nhân loại học lịch
sử”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 3.
7. Trần Văn Giáp (1984), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Tập I, Nxb. Văn hóa.
8. Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Tập II, Nxb. Khoa học xã hội.
9. Trần Khánh Hạo, Trịnh A Tài, Trần Nghĩa chủ biên (1992), Việt Nam Hán văn
tiểu thuyết tùng san (tiếng Trung), Quyển 5, Tập II, Thư cục Học sinh Đài Loan.
10. Trương Đình Hòe, 1988, Les Immortels Vietnamiens d'apres le Hoi Chan Bien.
Etudes et Traduction Française Annotee (Collection de Textes et Documents sur
l'Indochine, N° XVI), Ecole Francaise d'Extreme-Orient. [Những đấng bất tử của
Việt Nam theo cuốn Hội Chân Biên: nghiên cứu, phiên dịch và chú giải (Bộ sưu
tập về văn bản và tư liệu Đông Dương, cuốn 16), Trường Viễn Đông Bác Cổ].
11. Mai Hồng, Nguyễn Hữu Mùi (1986), “Tìm hiểu nghề in của ta qua kho sách
Hán Nôm”, Tạp chí Hán Nôm, số 1.
12. Vương Thị Hường (2000), “Danh mục sách Hán Nôm in tại đền Ngọc Sơn - Hà
Nội”, Tạp chí Hán Nôm, số 1.
13. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Tập II,
Nxb. Khoa học xã hội.
14. Phạm Kế (1996), Tứ Bất Tử, Nxb. Lao động.
15. Trần Tri Khách, Khởi nguyên Phật giáo Việt Nam,
16. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Văn Ty chủ biên (1990), Vân Cát thần nữ, Nxb. Văn
hóa Dân tộc.
17. Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh (1990), Tứ Bất Tử (Bốn vị thánh bất tử), Nxb.
Văn hóa Dân tộc.
18. Vũ Ngọc Khánh (1994), Tín ngưỡng làng xã, Nxb. Văn hóa Dân tộc.
19. Vũ Ngọc Khánh (1995), Từ vựng thuật ngữ Folklore Việt Nam, Nxb. Văn hóa
Thông tin.
20. Lưu Xuân Ngân, Vương Tiểu Thuẫn, Trần Nghĩa chủ biên (2002), Việt Nam
Hán Nôm văn hiến mục lục đề yếu (tiếng Trung), Sở Nghiên cứu Văn Triết,
Viện Nghiên cứu Trung ương Trung Quốc ấn hành.
21. Trần Nghĩa, Francois Gros đồng chủ biên (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam
thư mục đề yếu, Nxb. Khoa học xã hội.
22. Trần Ích Nguyên (2006), “Khảo sát văn bản Hán Nôm về công chúa Liễu Hạnh
- vị nữ thần của Việt Nam” (tiếng Trung), trong Học báo Văn học Trung Quốc,
Đại học Thành Công, kỳ 15.
23. Trần Ích Nguyên (2007), Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn của Trung Quốc và
Việt Nam (tiếng Trung), Nxb. Văn hóa Đông Á.
24. Lữ Huy Nguyên tuyển chọn (2002), Tuyển tập Nguyễn Tuân 1, Nxb. Văn học.
25. Trần Nghĩa (1999), “Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với tiểu thuyết chữ Hán Việt
Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 4.
26. Đỗ Lan Phương (1998), Việc phụng thờ Chử Đồng Tử ở Chử Xá (xã Văn Đức,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Văn hóa Dân gian, tài liệu
lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Văn hóa.
27. Đỗ Lan Phương, “Chử Đạo Tổ”, trong Ngô Đức Thịnh chủ biên (2001), Tín
ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội.
28. Đỗ Lan Phương (2004), “Sự vận động của hiện tượng thờ Chử Đồng Tử qua
phân tích hệ thống truyền thuyết”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1.
86 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
86
29. Nguyễn Thị Hoàng Quý (1999), “Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san một
công trình hợp tác khoa học quốc tế có giá trị”, Tạp chí Hán Nôm, số 3.
30. Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb. Văn hóa
Dân tộc.
31. Sharipov Alisher Shavkatovich (2001), Thần thánh hóa những yếu tố nữ tính
trong tôn giáo dân gian Việt Nam (tiếng Nga), Tóm tắt Luận án Phó Tiến sĩ,
Khoa Triết học, Đại học Quốc lập St. Petersburg,
kafedra.narod.ru/sharipov.html
32. Hà Văn Tấn (1995), “Nhà bác học Nguyễn Văn Huyên với văn hóa Việt Nam”,
Lời giới thiệu sách Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (Nguyễn Văn
Huyên, 2 tập, Nxb Khoa học xã hội, 1995 và 1996).
33. Hà Văn Tấn (2005), Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. Hội Nhà văn.
34. Bùi Thiết (1994), “Tứ Bất Tử của đất Việt là những ai”, Đại đoàn kết (Chuyên
đề cuối tháng - Người cao tuổi), số 17, từ ngày 20/11 đến ngày 20/12/1994.
35. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội.
36. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2002), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin.
37. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa - Nxb. Trẻ.
38. Ngô Đức Thịnh (2008), Lên đồng: Hành trình của thần linh và thân phận, Viện
Văn hóa - Nxb. Văn hóa Thông tin.
39. Vương Tiểu Thuẫn (Đinh Văn Minh dịch, 2000), “Tiểu thuyết và truyện thơ cổ
Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 3.
40. Nguyễn Đăng Thục (1964), Tư tưởng Việt Nam, Nhà sách Khai Trí.
41. Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, Người và Đất Việt, Nxb. Văn hóa -Thông tin.
42. Từ điển Pháp - Việt,
43. Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (1989), Văn hóa dân gian: Những lĩnh vực
nghiên cứu, Nxb. Khoa học xã hội.
Abstract
A MISTAKE INVOLVED WITH “FOUR IMMORTALS”:
THE AUTHOR THANH HÒA TỬ AND HIS BOOK HỘI CHÂN BIÊN
(Part one)
From comparing documents relating to “four immortals” who have
been worshipped in folk belief of Vietnamese, especially book “Hội Chân
Biên” written in Chinese and published in the mid of the 19th century and
some books written in French and in Vietnamese later, the author of this
article finds that scholars in general and branch of folk culture research in
particular have made a mistake about “Four Immortals” in their relation
with book “Hội Chân Biên”.
Key words: Four Immortals, Hội Chân Biên, Thanh Hòa Tử.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23756_79454_1_pb_9596.pdf