Về kết quả bảo quản dài ngày các mẫu tế
bào gốc
Tỷ lệ tế bào sống tại thời điểm ngay sau khi
phá đông đạt trung bình trên 90%. Beaujour và
cộng sự (1998) cũng thu được tỷ lệ tế bào có
nhân sống sau bảo quản đạt trung bình 92,2%.
Tỷ lệ này tiếp tục được đánh giá khi để các mẫu
nghiên cứu ở 4oC. Kết quả trình bày trong biểu
đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ tế bào chết tăng dần theo
thời gian. Cho đến 30 phút kể từ khi phá đông,
tỷ lệ tế bào sống vẫn còn đạt gần 85%. Khoảng
thời gian này đủ để vận chuyển mẫu tế bào gốc
trong phạm vi bệnh viện. Tiếp tục theo dõi sau
60 phút, tỷ lệ tế bào sống sót thu được đạt gần
80%. Kết quả này có ý nghĩa thực tiễn, sau khi
tan đông cần nhanh chóng truyền cho bệnh
nhân, càng để lâu, tỷ lệ tế bào chết càng cao và
hiệu quả ghép sẽ giảm dần.
Yang và cộng sự(9) đã tiến hành khảo sát tỷ lệ
tế bào sống sót sau phá đông trong các điều kiện
nhiệt độ khác nhau: 0oC, 22oC và 37oC. Kết quả
cho thấy tỷ lệ tế bào sống giảm dần theo thời
gian và giảm thấp nhất ở điều kiện 0oC và chết
nhiều nhất ở điều kiện 22oC.
Ngoài việc ảnh hưởng đến tình trạng sống
của tế bào có nhân, quá trình bảo quản còn ảnh
hưởng đến chức năng, khả năng tăng sinh và
biệt hóa, các biến đổi về màng tế bào hay các đặc
điểm về khả năng kết dính, di chuyển và
homing về tủy xương của các tế bào gốc. Vấn đề
này vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xử lý và bảo quản dài ngày tế bào gốc tạo máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 459
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN DÀI NGÀY TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU
Nguyễn Quang Tùng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tế bào gốc tạo máu được thu gom từ dịch tủy xương, máu ngoại vi sau huy động bằng G-CSF
và máu dây rốn. Các mẫu thu gom sẽ được xử lý loại bỏ hồng cầu và huyết tương để tiến hành bảo quản dài
ngày.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả xử lý và bảo quản dài ngày tế bào gốc tạo máu.
Đối tượng và phương pháp: Áp dụng kỹ thuật xử lý có dung dịch cao phân tử HES 6% để loại bỏ
hồng cầu và huyết tương của 40 mẫu tế bào gốc, gồm 10 mẫu dịch tủy xương, 10 mẫu máu ngoại vi sau
huy động và 20 mẫu máu dây rốn. Sau đó bảo quản các mẫu dài ngày trong nitơ lỏng và đếm tỷ lệ tế bào
sống sau bảo quản 3 tháng.
Kết quả: Đã loại bỏ được 86,4% hồng cầu từ dịch hút tủy, 88,5% từ máu dây rốn, đồng thời tỷ lệ mất bạch
cầu lần lượt là 13,5% và 8,3%. Hiệu quả thu hồi tế bào CD34 đạt 99,2% từ máu ngoại vi, 91,3% từ dịch tủy và
85,4% từ máu dây rốn. Tỷ lệ tế bào sống sau rã đông đạt cao trên 90% và tỷ lệ này giảm dần theo thời gian khi
tiếp tục bảo quản sau rã đông ở 4 độ C.
Kết luận: Quy trình xử lý và bảo quản dài ngày tế bào gốc tạo máu có hiệu quả cao, có thể ứng dụng tốt
trên lâm sàng.
Từ khóa: Tế bào gốc tạo máu, thu gom, xử lý, bảo quản, rã đông.
ABSTRACT
SAVE PROCESSING RESOURCES AND LONG – TERM PRESERVATION OF HEMATOPOIETIC
STEM CELLS
Nguyen Quang Tung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 459- 464
Introduction: Hematopoietic stem cell were collected from bone marrow (BMSC), G-CSF mobilizied
peripheral blood (PBSC) and cord blood (CBSC). Stem cell products could be storaged for long term after
processing for elimination red blood cell and plasma, which is remained in collected components.
Purpose: To evaluate(1) the result of processing technics for eliminate RBC and plasma in the components,
and(2) the result of long-term storage of those component in nitrogen liquid.
Material and methods: Using centrifugation with hydroxyethyl starch (HES) 6% to eliminate RBC and
plasma of 40 samples: 10 BMSC, 10 PBSC and 20 CBSC. Processed samples have been storaged for 3 months in
nitrogen liquid, then the percentage of alive cells has been counted after thawing.
Results: The percentage of red blood cell was removed from bone marrow, peripheral blood and cord blood
products is 86.4% and 88.5%, simutanously, white blood cell loss is 13.5% and 8.3%. CD34 recovery is 99.2%,
91.3% and 85.4% from PBSC, bone marrow and cord blood components. After thawing, more than 90% of cells
survived in the storaged products, however, the percentage of cell death is incrising gradually in 4oC.
Conclusions: The tecnical protocol has been shown a very high efficiancy for processing samples after
colletion, and those protocols could be useful also for storage of HSC components.
Key words: Hematopoietic stem cell: HSC, BMSC, PBSC, CBSC, collection, processing, storage, thawing.
* Trường Đại Học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Quang Tùng ĐT: 0912.015.997 Email: bsquangtung@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 460
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp
điều trị hiện đại, được sử dụng để điều trị cho
các bệnh lý tạo máu và hiện đang mở rộng chỉ
định cho các bệnh lý chuyên khoa khác: tim
mạch, tiêu hóa, thần kinh, mắt và cơ xương
khớp... Các tế bào gốc được thu gom chủ yếu từ
tủy xương, từ máu ngoại vi sau huy động bằng
yếu tố kích thích tạo máu (phổ biến nhất đến
nay là yếu tố kích thích tạo cụm dòng bạch cầu
hạt: Granulocyte-colony stimulating factor G-
CSF) và từ máu dây rốn(2).
Khi thu gom với mục đích ghép đồng loại,
trong nhiều trường hợp, các chế phẩm cần
phải được bảo quản dài hạn, như trong điều
kiện –1960C, đến khi sử dụng. Để đảm bảo
chất lượng bảo quản, các mẫu tế bào gốc cần
được loại bỏ hồng cầu và huyết tương nhằm
tránh ảnh hưởng đến chất lượng các tế bào
được bảo quản, đồng thời giảm thể tích chất
bảo quản cần phải sử dụng. Mặc dù máy tách
tự động có thể được sử dụng để xử lý các mẫu
sau thu gom, nhưng phương pháp thủ công
rất phù hợp khi tiến hành xử lý các mẫu thể
tích nhỏ mà không đòi hỏi các trang bị phức
tạp, kỹ thuật tiến hành khá đơn giản và rất
kinh tế, có thể triển khai được ở nhiều cơ sở
để tạo điều kiện mở rộng ứng dụng tế bào gốc
vào điều trị lâm sàng. Để đánh giá quá trình
bảo quản dài ngày, các mẫu tế bào gốc cần
phải được xác định chỉ số tế bào sống sót sau
bảo quản và tỷ lệ các tế bào chết theo thời
gian sau bảo quản. Thông tin này sẽ giúp ích
cho việc sử dụng hợp lý các chế phẩm tế bào
gốc trên lâm sàng.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng tế bào gốc trong
điều trị ngày càng cao, phạm vi ứng dụng tế bào
gốc đang được mở rộng nhanh chóng trong
nhiều chuyên ngành. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu áp dụng thành công quy trình kỹ thuật phù
hợp để xử lý các mẫu tế bào gốc cũng như xác
định hiệu quả quá trình bảo quản dài hạn sẽ rất
có giá trị để các cơ sở nghiên cứu, điều trị mạnh
dạn triển khai các kỹ thuật này trên thực tế.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các mẫu tế bào gốc thu gom từ máu ngoại vi
- 10 đơn vị tế bào thu gom từ máu ngoại vi
có huy động bằng Filgrastime (Leukokin, Hàn
Quốc). Thu gom bằng máy tế bào tự động trên
máy COBE-Spectra với bộ kít và quy trình
chuẩn của hãng sản xuất (Gambro, Mỹ), theo
quy trình đã mô tả(4).
Các mẫu tuỷ xương và máu dây rốn:
- 10 mẫu dịch hút tuỷ xương có thể tích
trung bình 30 ml, thu gom từ gai chậu sau trên
của những người cho tình nguyện, khoẻ mạnh,
tuổi từ 22 đến 41.
- 20 mẫu máu dây rốn có thể tích 90 ml,
thu gom theo quy trình đã mô tả(8).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu ngang, mô tả hàng loạt trường
hợp.
Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu
- Khảo sát thành phần và các chỉ số tế bào
máu, số lượng tế bào CD34 của các mẫu nghiên
cứu sau khi thu gom:
+ Các chỉ số tế bào máu được xác định trên
máy đếm tế bào laser XT-2000i (Sysmex, Nhật
Bản) tại Labo Tế bào-Tổ chức học, Viện Huyết
học-Truyền máu Trung ương.
+ Tế bào CD34 được xác định trên máy
FACS Callibur (Becton-Dickinson, Mỹ) taị Khoa
Huyết học, bệnh viện TW Quân đội 108.
- Xử lý loại hồng cầu và huyết tương bằng
kỹ thuật ly tâm, thực hiện tại Labo Miễn dịch-Di
truyền, Viện Huyết học-Truyền máu Trung
ương, theo quy trình đã mô tả.
- Bảo quản các mẫu tế bào gốc ở điều kiện –
1960C (trong nitơ lỏng, sử dụng hệ thống bình
bảo quản MVE, Mỹ) trong 3 tháng, sử dụng kỹ
thuật hạ nhiệt độ theo chương trình có kiểm soát
trên máy Krypton (Anh).
- Rã đông, đánh giá tỷ lệ tế bào sống ngay tại
thời điểm sau rã đông và theo thời gian kể từ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 461
khi rã đông trong điều kiện 4oC bằng phương
pháp nhuộm với dung dịch xanh Trypan 0,4%.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả loại hồng cầu và thu hồi bạch cầu
Các mẫu tế bào gốc huy đông từ máu ngoại
vi có số lượng hồng cầu rất thấp do đó chỉ cần
ly tâm cô đặc và chuẩn bị dịch tế bào cho bảo
quản.
Sử dụng phương pháp ly tâm có dung dịch
HES 6% loại hồng cầu và huyết tương với 10
mẫu dịch tuỷ xương và 20 mẫu máu dây rốn, kết
quả như sau:
Bảng 1. Kết quả xử lý mẫu dịch tủy xương và máu
dây rốn
Chỉ số Dịch tủy (n=10)
Máu dây rốn
(n=20)
Tỷ lệ loại hồng cầu (%) 86,4 ± 7,1 88,5 ± 4,9
Tỷ lệ mất bạch cầu (%) 13,5 ± 8,6 8,3 ± 6,4
Tỷ lệ mất lymphô (%) 11,2 ± 5,7 5,1 ± 2,3
Tỷ lệ mất TBCN khác (%) 8,9 ± 7,2 6,3 ± 3,1
Tỷ lệ loại BCTT (%) 12,3 ± 6,8 14,6 ± 8,5
TBCN/ml sau xử lý 4,87 4,51
Nhận xét: Kết quả loại hồng cầu đạt cao trên
85% ở tất cả các mẫu dịch hút tủy và máu dây
rốn, đồng thời, tỷ lệ mất bạch cầu thấp dưới
15%. Nồng độ tế bào có nhân sau xử lý đạt yêu
cầu để bảo quản dài ngày.
Hiệu quả thu hồi tế bào gốc
Bảng 2. Tổng hợp kết quả thu hồi CD34 sau quá
trình xử lý
Chỉ tiêu Đơn vị Tủy xương (n = 10)
Máu huy động
(n = 10)
Máu dây
rốn (n = 20)
% 0,29± 0,07 0,36 ± 0,07 0,12 ± 0,04 Trước xử
lý 106/ml 7,29 ± 2,90 317,56 ± 57,4 1,45 ± 0,43
% 0,3 ± 0,12 0,84 ± 0,11 0,13 ± 0,05 Sau xử lý
106/ml 6,66 ± 2,31 316,24± 64,2 1,23± 0,46
Hiệu suất
thu hồi
CD34
% 91,3 ± 0,5 99,2 ± 0,2 85,4 ± 0,8
Nhận xét: Hiệu suất thu hồi CD34 đạt cao
nhất ở các mẫu máu dây rốn (99,2%) và thấp
nhất ở mẫu máu dây rốn (85,4%).
Hiệu quả bảo quản dài ngày các mẫu tế
bào gốc
Tỷ lệ tế bào sống ngay sau rã đông
Xác định kết quả bảo quản dài ngày các tế
bào gốc từ các nguồn khác nhau trong điều kiện
-1960 C, sử dụng phương pháp nhuộm màu
bằng dung dịch xanh trypan 0,4%, thu được kết
quả ngay khi rã đông tế bào như sau:
Bảng 3. Tỷ lệ tế bào sống của các đơn vị tế bào gốc
ngay sau rã đông
Nguồn tế bào
gốc
n Giá trị trung bình Khoảng giá trị
Từ tuỷ xương 10 91,5 ± 2,6 87 – 94
Từ máu ngoại vi 10 93,4 ± 1,7 92 – 97
Từ máu dây rốn 20 93,6 ± 1,4 91 – 96
Nhận xét: Ngay sau khi rã đông, tỷ lệ tế bào
sống rất cao (trên 90%) trong tất cả các mẫu
nghiên cứu và cả ba nguồn cung cấp tế bào gốc.
Tỷ lệ tế bào sống theo thời gian sau khi rã
đông
Xác định tỷ lệ tế bào sống sót theo thời gian
kể từ sau khi rã đông ở nhiệt độ 4oC, kết quả cho
thấy tỷ lệ này giảm chậm trong 15 phút đầu và
giảm nhanh sau 30 phút (còn trung bình 82%) ở
các mẫu nghiên cứu.
Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ tế bào sống sót ngay
sau rã đông đạt cao trên 90% và giảm dần khi
giữ ở điều kiện 4oC. Sau 1h, tỷ lệ tế bào sống sót
vẫn còn đạt khoảng 80%.
BÀN LUẬN
Về kết quả loại hồng cầu, thu bạch cầu
Quá trình xử lý các mẫu nghiên cứu sau thu
gom, phương pháp ly tâm có kết hợp dung dịch
cao phân tử lần đầu tiên được Rubinstein và cs(6)
tiến hành và thu hồi được 91% bạch cầu.
Nguyên lý của kỹ thuật dựa vào đặc tính của
dung dịch HES 6% làm thay đổi điện thế xung
quanh hồng cầu và làm các hồng cầu dính với
nhau dạng “chuỗi tiền” do đó hằng số lắng tăng
cao, hồng cầu lắng nhanh hơn, đặc biệt khi được
ly tâm nhẹ. Quy trình này được một số tác giả
nghiên cứu và thay đổi để có hiệu quả cao hơn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 462
Biểu đồ 1: Tỷ lệ % tế bào sống theo thời gian sau khi rã đông ở 40C
Perutelli trộn HES 6% vào mẫu máu dây rốn
cho đến 450 ml rồi để hồng cầu trong mẫu máu
lắng tự nhiên trong 30 phút thay vì tiến hành ly
tâm nhẹ, đồng thời so sánh kết quả xử lý máu
dây rốn với một số dung dịch cao phân tử khác
nhau như HES 6%, Poligeline 3,5% và Gelatine
3%. Kết quả loại hồng cầu trong nghiên cứu đạt
rất cao, đặc biệt khi sử dụng gelatine 3% và tỷ lệ
thu hồi bạch cầu đạt tương đối cao(5). Tsang và
cộng sự (2001) trộn dung dịch Dextran để làm
lắng hồng cầu tự nhiên trong 30 phút, đồng thời
so sánh hiệu quả của các dung dịch cao phân tử
khác như HES hay ficoll-hypaque(7). Gần đây,
Madkaikar và cộng sự (2007) xác định lại một
lần nữa hiệu quả xử lý các mẫu máu dây rốn
bằng cách so sánh hiệu quả của các loại dung
dịch cao phân tử: Gelatine, Dextran, HES 6%
trộn trực tiếp hoặc HES 6% trộn với mẫu máu
dây rốn được pha loãng từ trước bằng dung
dịch đệm phosphat với tỷ lệ 1:1 về thể tích. Kết
quả thu hồi được 99% tế bào có nhân và loại
được trên 80% hồng cầu(3). Nghiên cứu này đã
ứng dụng quy trình của Rubinstein nhưng một
số thông số đã được thay đổi cho phù hợp với
điều kiện thực tế:
- Trộn HES 6% với tỷ lệ 1:1, vì máu dây rốn
thu gom được trung bình 90ml và tối đa là 150
ml được đựng trong túi máu 250 ml, nên thêm
một thể tích tương đương dung dịch HES là vừa
đủ thể tích của túi máu.
- Sau khi để lắng 30 phút, ly tâm nhẹ với lực
ly tâm 90g trong 5 phút.
Quy trình áp dụng đã loại bỏ được trên 86%
hồng cầu và thu hồi khoảng 90% bạch cầu. Hiện
nay, có nhiều thiết bị xử lý máu dây rốn chuyên
dụng được áp dụng với hiệu quả xử lý cao, quy
trình tự động, khép kín. Tuy nhiên đòi hỏi trang
thiết bị cao cấp và giá thành của các bộ sinh
phẩm khá cao.
Áp dụng quy trình tương tự để xử lý mẫu
dịch hút tủy xương, những mẫu tủy đã được
pha loãng từ trước với thể tích RMPI 1640 tương
đương, sau đó trộn với HES và ly tâm 90g trong
5 phút. Kết quả loại hồng cầu đạt 86,4 ± 7,1% và
tỷ lệ mất bạch cầu trung bình là 13,5 ± 8,6%. Kết
quả cho thấy quy trình có khả năng ứng dụng
tốt trong việc xử lý các mẫu tủy với thể tích nhỏ
vài chục ml để áp dụng cho các mục đích điều
trị khác nhau trên lâm sàng.
Về hiệu suất thu hồi tế bào CD34
Với các mẫu máu dây rốn, khi ly tâm có sử
dụng dung dịch HES đã thu được kết quả tốt.
Tỷ lệ thu hồi bạch cầu đơn nhân đạt 80,1% và tỷ
lệ thu hồi tế bào CD34 đạt 85,4%. Kết quả thu
76
80
82
84
85
93
92
70
75
80
85
90
95
100
1 2 3 4 5 6 7
Tỷ lệ tế bào sống
(%)
Tỷ lệ
(%)
0’ 5’ 10’ 15’ 30’ 45’ 60’
Thời gian
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 463
hồi tế bào CD34 đạt tương tự các tác giả khác
khi sử dụng ly tâm có dung dịch HES, nhưng
cao hơn so với phương pháp tách có sử dụng
poligeline của Perutelli(5) hay ly tâm phân lớp
thông thường của Zingsem(10).
Áp dụng quy trình kỹ thuật tương tự cho
các mẫu tủy xương, hiệu suất thu hồi tế bào
CD34 đạt 91,3%. Trong khi đó, với quy trình ly
tâm loại huyết tương đơn thuần đã thu hồi được
gần như toàn bộ các tế bào CD34 trong mẫu tế
bào gốc thu từ máu ngoại vi sau huy động
(99,2%).
Như vậy bằng phương pháp ly tâm có sử
dụng HES 6% để loại hồng cầu, kết quả thu hồi
được lượng hầu hết các tế bào CD34 trong các
mẫu tế bào gốc từ tủy xương, từ máu ngoại vi
sau huy động và từ máu dây rốn.
Về kết quả bảo quản dài ngày các mẫu tế
bào gốc
Tỷ lệ tế bào sống tại thời điểm ngay sau khi
phá đông đạt trung bình trên 90%. Beaujour và
cộng sự (1998) cũng thu được tỷ lệ tế bào có
nhân sống sau bảo quản đạt trung bình 92,2%.
Tỷ lệ này tiếp tục được đánh giá khi để các mẫu
nghiên cứu ở 4oC. Kết quả trình bày trong biểu
đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ tế bào chết tăng dần theo
thời gian. Cho đến 30 phút kể từ khi phá đông,
tỷ lệ tế bào sống vẫn còn đạt gần 85%. Khoảng
thời gian này đủ để vận chuyển mẫu tế bào gốc
trong phạm vi bệnh viện. Tiếp tục theo dõi sau
60 phút, tỷ lệ tế bào sống sót thu được đạt gần
80%. Kết quả này có ý nghĩa thực tiễn, sau khi
tan đông cần nhanh chóng truyền cho bệnh
nhân, càng để lâu, tỷ lệ tế bào chết càng cao và
hiệu quả ghép sẽ giảm dần.
Yang và cộng sự(9) đã tiến hành khảo sát tỷ lệ
tế bào sống sót sau phá đông trong các điều kiện
nhiệt độ khác nhau: 0oC, 22oC và 37oC. Kết quả
cho thấy tỷ lệ tế bào sống giảm dần theo thời
gian và giảm thấp nhất ở điều kiện 0oC và chết
nhiều nhất ở điều kiện 22oC.
Ngoài việc ảnh hưởng đến tình trạng sống
của tế bào có nhân, quá trình bảo quản còn ảnh
hưởng đến chức năng, khả năng tăng sinh và
biệt hóa, các biến đổi về màng tế bào hay các đặc
điểm về khả năng kết dính, di chuyển và
homing về tủy xương của các tế bào gốc. Vấn đề
này vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Các mẫu tế bào gốc tạo máu sau quá trình
thu gom đã được tiến hành xử lý theo quy trình
kỹ thuật phù hợp cho từng loại chế phẩm bằng
phương pháp ly tâm có sử dụng dung dịch HES
6%. Kết quả đã loại bỏ hồng cầu trong máu dây
rốn và dịch hút tủy với tỷ lệ cao lần lượt là
86,4% và 88,5%, tỷ lệ mất bạch cầu thấp (dưới
13,5%). Các tế bào CD34 cũng được thu hồi với
hiệu quả rất cao (thấp nhất đạt 85,4%). Các mẫu
đạt tiêu chuẩn về nồng độ tế bào để tiến hành
bảo quản.
Quá trình bảo quản trong nitơ lỏng cũng cho
phép duy trì tỷ lệ sống sót của tế bào rất cao trên
90%. Đồng thời, nghiên cứu đã đánh giá được tỷ
lệ tế bào tiếp tục chết theo thời gian sau khi rã
đông và bảo quản ở điều kiện 4oC. Hiệu quả xử
lý và bảo quản tế bào có tỷ lệ sống cao cũng góp
thêm thông tin có ý nghĩa để sử dụng hợp lý
hơn các chế phẩm tế bào gốc trên lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beaujean F., Bourhir J.H., Bayle C., et al (1998), “Successful
cryopreservation of purified autologous CD34 cells: influence of
freezing parameters on cell recovery and engraftment”. Bone
Marrow Transplant, 22: 1091-1096.
2. Đỗ Trung Phấn, (2009). Tế bào gốc và bệnh lý tế bào gốc tạo
máu. NXB Y học.
3. Madkaikar M., Gupta M., Ghosh K. et al (2007), ”Optimizing
methods of red cell sedimentation from cord blood to maximize
nucleated cell recovery prior to cryopreservation”. Br.J.Biomed
Sci. 64 (4): 157-159.
4. Nguyễn Quang Tùng, Nguyễn Anh Trí, Đỗ Trung Phấn, (2006),
“Kết quả thu hoạch tế bào CD34 máu ngoại vi của người trưởng
thành khoẻ mạnh sau huy động bằng G-CSF sử dụng cho ghép
tuỷ đồng loài”. Tạp chí nghiên cứu Y học (47):13-19.
5. Perutelli P., Catellani S., Scarso L., et al (1998), “Processing of
Human cord blood by three different procedures for red blood
cell depletion and mononuclear cell recovery”. Vox Sanguinis,
76: 237-240.
6. Rubinstein P., Dobrila L., Rosenfield R.E., et al (1995),
“Processing and cryopreservation of placental/umbilical cord
blood for unrelated bone marrow reconstitution”. Proc.Natl.
Acad.Sci., 92: 10119-10122.
7. Tsang K.S., Li K., Huang D.P. et al, (2001) ”Dextran
sedimentation in a semi-closed system for the clinical banking of
umbilical cord blood”. Transfusion 41 (3): 344-352.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 464
8. Trần Thị Mỹ Dung, Nguyễn Quang Tùng, Đỗ Trung Phấn,
(2007), “Nghiên cứu xây dựng quy trình thu gom tế bào gốc tạo
máu từ máu rốn đạt hiệu quả cao”, Tạp chí nghiên cứu Y học
(49): 69-72.
9. Yang H., Packer J., Cabuhat M. et al (2003), “Effects of
incubation temperature and time after thawing on viability
assessment of peripheral hematopoietic progenitor cells
cryopreserved for transplantation”. Bone Marrow
Transplantation 32: 1021–1026.
10. Zingsem J., Strasser E., Weisbach V. (2003), “Cord blood
processing with an automated and functionally closed system”
Transfusion 43: 86-813.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_xu_ly_va_bao_quan_dai_ngay_te_bao_goc_tao_mau.pdf