Nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển ở thành phố Đà Nẵng

Kết luận Nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển luôn đóng vai trò trung tâm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Do đó, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ kinh tế biển là hết sức cần thiết hiện nay đối với thành phố. Trong thời gian qua, Đà Nẵng đã có nhiều quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển của thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, công tác đào tạo nguồn nhân lực kinh tế biển gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, Đà Nẵng cần phải tích cực tận dụng những điều kiện thuận lợi, khắc phục những khó khăn, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khả thi nhằm phát triển hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng và đảm bảo về số lượng phục vụ cho các ngành kinh tế biển trên địa bàn thành phố.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển ở thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 41-48 | 41 * Liên hệ tác giả Nguyễn Thị Hương Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Email: nthuong_gdct@ued.udn.vn Nhận bài: 07– 03 – 2017 Chấp nhận đăng: 28 – 06 – 2017 NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Thị Hương Tóm tắt: Đà Nẵng là thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam, có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Trong số đó, nguồn nhân lực luôn được coi là một nguồn lực quan trọng và là vấn đề trung tâm, yếu tố cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng nói chung và kinh tế biển thành phố nói riêng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển Đà Nẵng đang đứng trước nguy cơ thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Bài viết trình bày sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển của Đà Nẵng. Từ đó, bài viết đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo nhân lực phục vụ kinh tế biển của thành phố thời gian qua và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ kinh tế biển của thành phố Đà Nẵng. Từ khóa: nguồn nhân lực; kinh tế biển; Đà Nẵng; đào tạo; phát triển. 1. Đặt vấn đề Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hiện nay, thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, từng bước trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh của vùng. Trong những năm qua, Đảng bộ Đà Nẵng đã có những chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh việc phát triển kinh tế biển của thành phố và đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên trên thực tế, kinh tế biển ở Đà Nẵng vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có của mình. Để phát triển kinh tế biển bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thành phố Đà Nẵng đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đang đặt ra rất cấp bách hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển ở Đà Nẵng Thế kỉ XXI là thế kỉ của kinh tế tri thức, của khoa học công nghệ hiện đại, của xã hội thông tin gắn liền với thời đại toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, hầu như tất cả các nước đều quan tâm đến chiến lược con người, coi con người và nguồn nhân lực là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế và là vấn đề trung tâm, yếu tố cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội có thể khái quát thành những điểm cơ bản sau: một là, con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển; hai là, nguồn nhân lực quyết định việc phát huy các nguồn lực khác; ba là, nguồn nhân lực - yếu tố quyết định giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất - kinh doanh; bốn là, con người - chủ thể và khách thể trong chuỗi quản trị phát triển [5]. Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đà Nẵng là một thành phố cửa biển, là điểm nối của trục Nguyễn Thị Hương 42 giao thông Đông - Tây, Nam - Bắc. Đà Nẵng ở vị trí trung độ của đất nước, nằm trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, là cửa ngõ quan trọng của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và các vùng Đông Bắc Á thông qua tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây với điểm kết thúc là cảng Tiên Sa. Trong giai đoạn hiện nay, vị trí địa lí của thành phố cảng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng duyên hải, Tây Nguyên, cả nước và với nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần để các ngành kinh tế của thành phố phát triển, tạo lực để thành phố trở thành một trong những trung tâm phát triển của vùng trọng điểm miền Trung. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn có nhiều tiềm năng, lợi thế quan trọng khác như văn hóa biển, tài nguyên biển là điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, từng bước trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn nhất của cả nước, đồng thời làm bàn đạp để phát triển mạnh khai thác các vùng biển khơi [2]. Một trong các tiềm năng, nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế biển Đà Nẵng chính là nguồn nhân lực. Nguồn lực này luôn luôn là yếu tố quyết định, thúc đẩy sự phát triển và tác động đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Hiện nay, thành phố có tỉ lệ dân cư sống ở khu vực ven biển chiếm hơn 50% dân số toàn thành phố. Đây vừa là nguồn lực dồi dào vừa là thị trường tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển. Nguồn nhân lực dồi dào cùng với hệ thống đào tạo các chuyên ngành liên quan đến kinh tế biển đang được chú trọng phát triển tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn thành phố góp phần tạo ra nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế biển Đà Nẵng. Tuy nhiên, ngành kinh tế biển nói chung và lĩnh vực du lịch biển nói riêng của Đà Nẵng đã, đang và sẽ thiếu nhân lực có kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng ngoại ngữ. Lĩnh vực kinh tế hàng hải Đà Nẵng hiện cũng đang thiếu nhân lực có chuyên môn và kĩ năng. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố đều gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động, do nghề này có môi trường làm việc khắc nghiệt, đa số lao động không xác định gắn bó với doanh nghiệp mà chỉ coi đây là công việc làm tạm thời cho tới khi tìm được việc làm mới. Đối với ngành khai thác hải sản, đây là nghề tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm theo kiểu “cha truyền con nối”, phương tiện khai thác nhìn chung lỗi thời, lạc hậu và đặc điểm của ngành đánh bắt hải sản nặng nhọc, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên đòi hỏi người lao động phải là nam giới, có sức khỏe. Hầu hết lao động tham gia đánh bắt hải sản là ngư dân ven biển, trình độ văn hóa chưa học hết phổ thông, trình độ chuyên môn nghề nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, do trình độ thấp nên hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức về quản lí, kĩ thuật đánh bắt và các khả năng chuyển đổi nghề [4]. Nhìn chung, nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển ở Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Trong thời gian sắp tới, nếu không có giải pháp hữu hiệu thì Đà Nẵng sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực phục vụ cho ngành kinh tế biển cả về số lượng và chất lượng. 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo nhân lực phục vụ kinh tế biển Theo Chiến lược xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố cảng biển vào năm 2020 của Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch Đầu tư; kinh tế biển - ven biển Đà Nẵng với các ngành kinh tế chủ yếu là: (1) Kinh tế hàng hải: dịch vụ cảng biển, hàng hải và hỗ trợ; (2) Du lịch và dịch vụ biển, ven biển: tham quan, du lịch biển, di tích lịch sử, cảnh quan, khu vui chơi giải trí...; (3) Khai thác và chế biến thuỷ hải sản: khai thác hải sản xa bờ, chế biến xuất khẩu, dịch vụ hậu cần và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; (4) Xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển: Khu công nghiệp thủy sản Thọ Quang, Khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh, An Đồn,... gắn với hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế Đà Nẵng [3]. Theo đó, ba nhóm lĩnh vực chính sử dụng nhiều lao động trong ngành kinh tế biển ở Đà Nẵng, đó là (1) Kinh tế hàng hải, (2) Khai thác và chế biến thủy hải sản và (3) Du lịch biển. 2.2.1. Lao động hoạt động kinh tế hàng hải Kinh tế hàng hải được thành phố xác định là một trong bốn lĩnh vực chính của phát triển kinh tế biển. Theo đó từ năm 2007 đến nay, thành phố đã tập trung ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 41-48 43 đầu tư nhiều cho phát triển hạ tầng cảng biển và kinh tế hàng hải1 (xem Bảng 1). Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2016, sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Đà Nẵng tăng đều qua các năm và tốc độ tăng trưởng bình quân là 13%/ năm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân hàng container là 20%/ năm. Để đạt được những kết quả đáng khích lệ như trên, kinh tế hàng hải Đà Nẵng đã có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ quản lí, các nhà lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và người lao động đang làm việc liên quan đến hoạt động hàng hải của thành phố. Tính đến năm 2016, tổng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, kho bãi có khoảng 31.410 ngàn lao động chiếm khoảng 6,06% lao động làm việc trong khu vực dịch vụ và 6% trong tổng lực lượng lao động của toàn thành phố. Mặc dù cơ cấu lao động trung bình của ngành vận tải, kho bãi so với khu vực dịch vụ cũng như toàn bộ nền kinh tế thành phố dao động không đều nhưng nhìn chung có xu hướng giảm từ 2011-2013 và tăng dần trong 3 năm gần đây. Hiện nay, riêng đối với lĩnh vực vận tải đường thủy trên địa bàn thành phố có 9 doanh nghiệp đang hoạt động, thu hút 129 lao động, trong đó 14,7% là lao động nữ. 1Chương trình hành động số 13-CT/TU của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 [2]. Ngoài ra, số lượng cán bộ viên chức, người lao động đang làm việc tại cảng Đà Nẵng đang ngày một có chuyển biến tích cực qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1. Cơ cấu trình độ nhân lực làm việc tại cảng Đà Nẵng năm 2010 và năm 2016 Nguồn: Cảng Đà Nẵng năm 2017 [8] Nhìn chung, đội ngũ nhân lực đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải và kho bãi, từ lao động phổ thông đến lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có tri thức cao. Tuy nhiên, sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông - lâm - thuỷ sản sang khu vực dịch vụ theo xu thế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố cũng đang tạo ra những thách thức đối với các ngành dịch vụ do chất lượng chuyển dịch chưa bền vững, lao động chưa chủ động trong quá trình chuyển đổi nên vấn đề đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng yêu cầu công việc còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những công việc đòi hỏi chuyên môn và kĩ năng [4]. Bảng 1. Sản lượng hàng hoá và hành khách thông qua Cảng Đà Nẵng giai đoạn 2011-2016 Năm Sản lượng Nhập khẩu Xuất khẩu Nội địa Container Hành khách (Tấn) (Teus) (Người) 2011 3.868.545 784.891 1.598.134 1.485.520 114.373 38.190 2012 4.423.388 907.818 1.988.074 1.527.496 144.555 56.746 2013 5.010.238 1.345.060 2.361.018 1.304.160 167.447 115.912 2014 6.022.045 1.576.963 2.285.033 2.160.049 227.367 108.279 2015 6.406.000 1.902.441 2.421.106 2.082.453 258.000 51.891 2016 7.255.000 2.249.948 2.749.704 2.255.348 318.654 136.459 Nguồn: Cảng Đà Nẵng năm 2017 [8] Nguyễn Thị Hương 44 2.2.2. Lao động khai thác và chế biến thủy, hải sản và các vùng ven biển, hải đảo Với mục tiêu trở thành trung tâm nghề cá mạnh của miền Trung và cả nước, ngành khai thác thuỷ hải sản của Đà Nẵng có mức tăng trưởng cao về giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ 14-15%/ năm (2011-2016). Thành phố đã xác định hướng đi của mình mà điểm nhấn được khẳng định là tăng cường đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, hạn chế tối đa vùng ven bờ, nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, theo đó, phát triển nhanh số lượng tàu cá công suất lớn và cải hoán nâng cấp tàu cá công suất nhỏ để vươn khơi. Khai thác thủy sản tập trung chủ yếu tại các quận Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu và Hải Châu. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 2.280 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), chiếm 2,3% GDP toàn thành phố; thủy sản chiếm 65,25% giá trị ngành nông nghiệp, tổng sản lượng hải sản khai thác đạt 35.500 tấn2. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng, hiện có 87 tổ khai thác hải sản với 567 tàu hoạt động tại các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Thành phố đã có 4 nghiệp đoàn nghề cá với 461 thành viên là chủ tàu, thuyền viên tham gia tại các quận Sơn Trà, Thanh Khê. Tổng số lao động trên tàu thuyền khai thác hải sản của thành phố năm 2016 giảm đi 6,6% so với năm 2010 và số lao động ngoại tỉnh chiếm khoảng 21,9% trong tổng số lao động làm nghề khai thác trên tàu. Một thực trạng đáng quan tâm đó là hiện nay, lực lượng lao động trực tiếp làm nghề khai thác hải sản tại thành phố Đà Nẵng đang rất khan hiếm, nhất là lao động trong nghề câu mực, giã cào. Do vậy, các chủ tàu gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc tuyển lao động làm nghề khai thác trên biển, gây ảnh hưởng lớn đến việc khai thác hải sản. Nguyên nhân là do phần lớn các chủ tàu đang sử dụng lao động từ các địa phương khác đến, như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị chỉ xuất hiện vào những tháng “trời yên, biển lặng”. Tình trạng lao động tàu này nhảy sang tàu khác còn diễn ra liên tục, gây khó khăn cho việc tiếp tục tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, do đặc thù nghề khai thác là lao động nặng nhọc, gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm, thu nhập lại phụ thuộc vào hiệu quả khai thác của chuyến biển, đặc biệt, trong thời gian qua, tình hình mưa bão thất thường, hiệu quả chuyến biển không cao, nhiều lao động làm nghề khai thác đã bỏ nghề biển để lên bờ tìm việc. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp biển Đông khá phức tạp nhưng thành phố chưa có chính sách để hỗ trợ, đảm bảo an toàn để ngư dân yên tâm, ổn định với công việc khai thác hải sản của mình. Thu nhập bình quân của người lao động làm nghề khai thác dao động từ 1-1,2 triệu đồng/ lao động/ tháng đối với các nghề tuyến bờ, từ 1,5-2,5 triệu đồng/ lao động/ tháng đối với các nghề tuyến lộng, tuyến khơi như lưới cản, lưới vây Mỗi tàu khai thác hải sản của thành phố có bình quân từ 6 - 7 lao động/ tàu khi đi khai thác trên biển. Bảng 2. Số lượng lao động làm nghề khai thác hải sản ở Đà Nẵng năm 2010 và năm 2016 ĐVT: Người Nội dung Năm 2010 Năm 2016 Lao động trên tàu thuyền khai thác 7.339 6.882 Lao động ngoại tỉnh làm nghề khai thác 1.607 1.507 Nguồn: Chi cục Thuỷ sản, Sở NN&PTNT Đà Nẵng [4] Biểu đồ 2. Cơ cấu trình độ học vấn của lao động khai thác hải sản ở Đà Nẵng (Giai đoạn 2011 - 2016) Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn [4] 2Nguồn: Chi cục Thuỷ sản, Sở NN&PTNT Đà Nẵng ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 41-48 45 Trình độ học vấn của lao động làm nghề khai thác của thành phố còn rất thấp, chủ yếu là chưa tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp tiểu học. Với trình độ học vấn thấp, lao động khai thác chủ yếu học tập theo lối kèm cặp, hướng dẫn nhau trong quá trình khai thác trên biển. Về kinh nghiệm, chuyên môn: các tàu khai thác còn thiếu thuyền trưởng giỏi và có kinh nghiệm thực tế. Theo các chủ tàu, hiện nay tìm được một thuyền trưởng có kiến thức, kinh nghiệm và khả năng điều hành là rất khó. Điều này gây cản trở đáng kể đối với việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc khai thác hải sản cũng như nhận thức của thuyền trưởng đối với vấn đề bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố phối hợp với Trường Đại học Thủy sản Nha Trang tổ chức đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng. Tính đến năm 2016, thành phố đã đào tạo được 615 thuyền trưởng và 127 máy trưởng. Bên cạnh đó, quận Thanh Khê hỗ trợ đào tạo thuyền viên cho 60 ngư dân tàu đánh bắt xa bờ (miễn phí hoàn toàn). Ngoài ra, thành phố còn tổ chức trên 50 lớp tập huấn liên quan đến khai thác, tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng hải, sơ cấp cứu, phòng chống lụt bão, giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh với hơn 4.500 ngư dân tham gia, trong đó, phần lớn là thành viên của các tổ khai thác hải sản của thành phố [4]. Bên cạnh đó, theo số liệu cung cấp của Chi cục Thống kê Đà Nẵng, tính đến 2016, tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản có khoảng 4.561 người, trong đó, lao động nữ chiếm tỉ lệ lớn 73,98%. Trình độ tay nghề người lao động qua đào tạo trong các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản Đà Nẵng nhìn chung có tỉ lệ thấp, trung bình chiếm 49,7% tổng số lao động. Cụ thể, ở một số doanh nghiệp như sau: công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu 53%, công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước 63%, công ty Cổ phần Thủy sản Đà Nẵng 67%, công ty Cổ phần Thủy sản Nhật Hoàng 48%, công ty Cổ phần Thủy sản Nam Ô 48%, công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Phước Tiến 36%, công ty TNHH Hải Thanh 52%, công ty TNHH Đại Thuận 41%, công ty TNHH Hải Vy 45%, công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hải Dương 44%, 2.2.3. Lao động phục vụ du lịch biển Du lịch là một ngành kinh tế mang tính đa ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Do vậy, sự phụ thuộc, lan toả về du lịch giữa các nước trong cùng khu vực, giữa các địa phương trong vùng là một tất yếu. Với những nỗ lực tập trung phát triển để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, tổng thu du lịch giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân hàng năm đạt 32,84% (tăng gấp 3,9 lần so với giai đoạn 2006-2010). Năm 2011, tổng thu du lịch đạt 4.600 tỉ đồng, đến năm 2015 đạt 12.817 tỉ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2011. Trong thời gian qua, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong những năm qua đã và đang được quan tâm. Tốc độ tăng của lực lượng lao động có trình độ tham gia vào lĩnh vực du lịch đang ngày càng tăng lên. Tính đến năm 2015, thành phố có 24.975 lao động trực tiếp3 (tăng gấp 4 lần so với năm 2011) làm việc trong các hoạt động du lịch, trong đó tỉ lệ lao động có trình độ trên cao đẳng, đại học tăng lên là 45%. Trong tổng số lao động trực tiếp, đội ngũ hướng dẫn viên chiếm từ 13-14%. Đây là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tổ chức và tiếp xúc với khách du lịch nhưng số lượng quá ít nên cường độ làm việc của họ trong mùa du lịch khá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ. Trong tổng số 24.975 lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, 50% là lao động trong khối khách sạn và 25% là lao động khối nhà hàng. Theo kết quả khảo sát nguồn nhân lực du lịch của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, cụ thể: Về trình độ chuyên môn của lao động: ở khối khách sạn có 60-80% nhân viên ở hầu hết các chức danh đều đáp ứng yêu cầu công việc, khoảng 10% nhân viên được đánh giá xuất sắc với hiệu quả công việc tốt hơn kì vọng. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10-20% nhân viên được đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Các vị trí khó tuyển dụng nhất tại các cơ sở lưu trú là Quản lí bộ phận lễ tân, Quản lí bộ phận buồng, Bếp trưởng và Quản lí bộ phận nhà hàng [4]. Ở khối lữ hành, khu điểm du lịch có khoảng 50-70% nhân viên ở hầu hết các chức danh đáp ứng yêu cầu công việc, khoảng 10% nhân viên được đánh giá xuất sắc. Tuy nhiên, có 25% nhân viên được đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc. Hầu hết các đơn vị lữ hành gặp khó khăn nhất trong tuyển dụng 2 vị trí Giám đốc Xây dựng sản phẩm và Giám đốc Marketing và kinh doanh. Về trình độ ngoại ngữ, có khoảng 54,2% đã qua đào tạo về ngoại ngữ trong tổng số lao động ngành du Nguyễn Thị Hương 46 lịch của thành phố (không tính số hướng dẫn viên tự do và lái xe), tuy nhiên số lao động có trình độ đại học về ngoại ngữ còn khá thấp: tại các khách sạn chỉ có 11,04% lao động có trình độ đại học ngoại ngữ, nhà hàng - 0,48%, lữ hành - 21,19% (chủ yếu tập trung ở nhóm hướng dẫn viên), khu điểm du lịch - chỉ có 3,19%. Tuy vậy, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo ngoại ngữ chung là 45,8% - mức này là khá cao. Đây là một trở ngại lớn cho việc phát triển du lịch thành phố, cần có biện pháp mạnh mẽ để khắc phục; vì ngoại ngữ - đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành là yêu cầu tối quan trọng và không thể thiếu trong phục vụ du lịch. Đối với ngoại ngữ khác, số lượng lao động có thể sử dụng ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh còn rất thấp, chỉ có 2,3% tổng số lao động toàn ngành (không tính số hướng dẫn viên tự do và lái xe), chưa đáp ứng được sự phát triển của thị trường khách quốc tế đến với Đà Nẵng. Ngoài những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga, ngành du lịch thành phố còn tìm kiếm những thị trường mới như Nhật Bản, Thái Lan và thị trường Bắc Âu. Trong khi đó tỉ trọng lao động có khả năng sử dụng tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Nga và các thứ tiếng khác (Thái, Lào, Nhật, Đức, Ý) theo kết quả khảo sát lại rất thấp lần lượt là 1,2%; 0,4%; 0,2%; 0,2% và 0,3% [4]. Bảng 3. Lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch (ĐVT: Người) Nguồn: Sở Du lịch năm 2016 [4] 3Lao động trong ngành du lịch được chia thành hai nhóm: nhóm gián tiếp và nhóm trực tiếp. Nhóm gián tiếp bao gồm lãnh đạo, quản lí, các nhà nghiên cứu, giảng viên. Nhóm trực tiếp bao gồm: lễ tân, phục vụ buồng, bàn, đại lí lữ hành, hướng dẫn viên du lịch những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. 2.2.4. Đào tạo lao động kinh tế biển Về đào tạo, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có 08 trường đại học, 14 trường cao đẳng trung ương và địa phương, 07 trường trung cấp chuyên nghiệp; các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố có khuynh hướng đào tạo đa cấp, 100% các trường cao đẳng tham gia đào tạo hệ trung cấp, một số tham gia đào tạo nghề. Đối với dạy nghề, hiện nay thành phố có 52 cơ sở dạy nghề trong đó có 04 trường cao đẳng, 08 trường trung cấp, 16 trung tâm dạy nghề và 24 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề. Đào tạo nghề của Đà Nẵng có thế mạnh trong các lĩnh vực kĩ thuật, vận tải, chế biến, dịch vụ, du lịch, công nghiệp tàu thủy Riêng trong lĩnh vực du lịch, hiện nay trên địa bàn thành phố có 26 cơ sở đào tạo (CSĐT) về du lịch. Theo số liệu từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội, từ năm 2013 đến nay, trung bình mỗi năm tổng số tuyển sinh đầu vào ngành du lịch khoảng gần 4.500 sinh viên, số lượng tốt nghiệp khoảng 3.450 sinh viên, đạt tỉ lệ 72- 76%. Đáng chú ý, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp bậc cao đẳng nghề năm 2014 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2013 và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp sơ cấp nghề luôn giữ ở mức cao trong 2 năm, chiếm tỉ lệ gần 60% tổng số sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch. Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp bậc đại học vẫn giữ nguyên ở mức 10% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp. Điều đó cho thấy, có sự chuyển dịch trong cơ cấu bậc học của sinh viên trong 2 năm trở lại đây, đặc biệt trong năm 2014. Các học sinh lựa chọn bậc cao đẳng hoặc sơ cấp nghề để phù hợp với nhu cầu lao động hiện nay hơn là bậc đại học, trung cấp. Hiện nay, toàn thành phố có tổng số 71 chương trình đào tạo về du lịch đang được tổ chức tại 19 CSĐT tham gia khảo sát, không có bậc thạc sỹ. Nhìn chung, các chương trình đào tạo về du lịch chưa cập nhật và áp dụng bộ tiêu chuẩn kĩ năng nghề du lịch VTOS, bộ tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia. 73,2% giảng viên bộ môn Quản lí Khách sạn và 67,9% giảng viên bộ môn Tiếng Anh du lịch - khách sạn có bằng thạc sĩ. Trong khi đó, chỉ có 6% giảng viên bộ môn Tiếng Anh và 20% giảng viên bộ môn Quản lí Khách sạn có chứng chỉ VTOS. Số lượng giảng viên trung bình của mỗi bộ môn chỉ có khoảng 2-5 người. Đội ngũ giảng viên không có nhiều kinh nghiệm thực tế và chuyên môn và dự kiến sẽ không tăng nhiều trong vòng 05 năm tới [4]. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế biển của Đà Nẵng chủ yếu được ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 41-48 47 đào tạo từ 3 đại học lớn trong khu vực là Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN), Đại học Huế và Đại học Nha Trang. Riêng địa bàn thành phố có Đại học Đà Nẵng là một đại học vùng trọng điểm quốc gia, đa ngành, đa cấp và đóng vai trò trọng yếu trong đào tạo đội ngũ nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cho cả nước nói chung. Liên quan đến nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế biển, Đại học Đà Nẵng đã chủ động mở ngành và tăng quy mô đào tạo cho một số ngành nghề quan trọng. Mỗi năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các chuyên ngành này khoảng 6.000 kĩ sư/ cử nhân, hàng chục tiến sĩ và hàng trăm thạc sĩ. Đây là nguồn nhân lực quan trọng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung nói riêng và của cả nước nói chung. Đặc biệt, Đại học Đà Nẵng đã phối hợp với các trường đại học của Cộng hòa Pháp (Đại học Toulon de Var, Đại học Paris VI, Viện Công nghệ Dầu và Khí Paris) để mở chuyên ngành Công nghệ lọc và hóa dầu. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này, số lượng sinh viên hiện nay là nguồn lao động đóng vai trò chủ lực tại Nhà máy lọc và hóa dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Đồng thời, Đại học Đà Nẵng là nơi đầu tiên ở Việt Nam đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Logistics khi hợp tác với Đại học Liege của Vương quốc Bỉ (bằng thạc sĩ do Đại học Liege cấp). Số lượng học viên này đang phát huy hiệu quả năng lực chuyên môn tại các công ty cảng biển, công ty kho vận tại miền Trung và cả nước. Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng cũng đã mạnh dạn mở các chuyên ngành đào tạo mới, như Công trình thủy, Phát triển nguồn nước, Sinh thái học đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước [4]. 2.3. Một số giải pháp chủ yếu Nguồn nhân lực luôn luôn là yếu tố quyết định, thúc đẩy sự phát triển và tác động đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Hiện nay, Đà Nẵng có lực lượng lao động vùng ven biển rất dồi dào nhưng việc sử dụng lực lượng lao động này của thành phố chưa hiệu quả. Mặt khác, thành phố hiện đang thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành trong kinh tế thành phố nói chung và kinh tế biển ở thành phố nói riêng. Vì vậy, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế biển là vấn đề hết sức quan trọng đối với Đà Nẵng. Trong thời gian tới, thành phố cần thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, sớm xây dựng một đội ngũ cán bộ viên chức có trình độ và năng lực cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực ven biển trong bối cảnh hợp tác và hội nhập. Chú trọng đào tạo các cán bộ giỏi trong đàm phán về hợp tác kinh tế thương mại song phương và đa phương, cũng như các cán bộ quản lí chuyên ngành, các doanh nhân và lao động kĩ thuật cao để kịp thời nắm bắt những kĩ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại. Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, dạy nghề cả chính quy, tại chức, ngắn hạn và dài hạn; trong đó, tập trung vào các ngành nghề có lợi thế trong vành đai kinh tế như: đóng tàu, cơ khí chế tạo, hàng hải (cả thuyền trưởng, thợ máy và thủy thủ), du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản Mở rộng dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức thích hợp. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tham gia dạy nghề cho lực lượng lao động của các địa phương trong vành đai kinh tế và hỗ trợ cho công tác giáo dục và đào tạo của các địa phương. Thứ ba, tập trung đào tạo, cải thiện kĩ năng cho lao động trong lĩnh vực kinh tế biển, cấp kinh phí mở các khóa tập huấn, đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật thông tin về lĩnh vực đang hoạt động; quy định nghiêm ngặt về cấp chứng chỉ hành nghề; tăng cường các hình thức đào tạo vừa học vừa làm; thực hiện các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động nghề cá, phấn đấu mọi lao động nghề cá đều được huấn luyện, đào tạo về tay nghề, có khả năng đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động. Thứ tư, liên kết, phối hợp với các viện, trường đại học để mở rộng, đa dạng hóa các lĩnh vực đào tạo về kinh tế biển, mở rộng ngành nghề, quy mô đào tạo các ngành trọng điểm như: kinh tế vận tải biển, công nghiệp tàu biển, nuôi trồng thủy sản, quản lí môi trường, bệnh học thủy sản, chế biến thủy sản, v.v. nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ kĩ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế biển để có nhân lực thay thế cho đội ngũ lao động “tay ngang” của ngành hiện nay. Nguyễn Thị Hương 48 Thứ năm, tăng cường phối hợp, liên kết với các trường đại học để tập huấn, hội thảo chuyên đề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động, kết hợp đào tạo tay nghề cho người lao động. Thứ sáu, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước hình thành các trung tâm, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn liên quan đến dịch vụ, xu hướng phát triển mới dịch vụ, kĩ năng quản lí doanh nghiệp, dự án, ngoại ngữ, khai thác tài nguyên và hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp dịch vụ địa phương tham gia. 3. Kết luận Nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển luôn đóng vai trò trung tâm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Do đó, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ kinh tế biển là hết sức cần thiết hiện nay đối với thành phố. Trong thời gian qua, Đà Nẵng đã có nhiều quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển của thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, công tác đào tạo nguồn nhân lực kinh tế biển gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, Đà Nẵng cần phải tích cực tận dụng những điều kiện thuận lợi, khắc phục những khó khăn, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khả thi nhằm phát triển hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng và đảm bảo về số lượng phục vụ cho các ngành kinh tế biển trên địa bàn thành phố. Tài liệu tham khảo [1] Phạm Văn Quang (2017), “Phát triển nguồn nhân lực kinh tế biển đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở tỉnh kiên giang hiện nay”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 3. [2] Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng (2007), Quyết định số 9763/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy Đà Nẵng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Đà Nẵng. [3] Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch Đầu tư (2001), Tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu Quy hoạch Kinh tế - Xã hội dải ven biển miền Trung, Hà Nội. [4] Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (2016), Dự thảo Báo cáo nghiên cứu đề án Phát triển ngành kinh tế biển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Đà Nẵng. [5] Chinh-tri-va-Truyen-thong/ThS-Nguyen-Van- Bay-Vai-tro-cua-nguon-nhan-luc-doi-voi-phat- trien-kinh-te-xa-hoi/19492.ajc [6] www.cucthongke.danang.gov.vn [7] www.danang.gov.vn [8] www.danangportvn.com HUMAN RESOURCES FOR MARINE ECONOMIC DEVELOPMENT IN DA NANG CITY Abstract: Danang is the largest port city in Central Vietnam, with much potential and favourable conditions for the overall development of its marine economy. Among them, human resources have always been regarded as an important drive, a key issue, a basic element in Da Nang’s socio-economic development strategy in general and marine economy in particular. However, Da Nang’s marine economy is facing the risk of human resources shortage in both quantity and quality. This article presents the necessity of developing human resources for the marine economy of Da Nang, thereby evalutating the status quo of human resources and training of human resources for the city’s marine economy over the past time and proposes some feasible solutions to the development of quality human resources for the marine economy of Da Nang city. Key words: human resources; marine economy; Da Nang; training; development.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguon_nhan_luc_phuc_vu_phat_trien_kinh_te_bien_o_thanh_pho_d.pdf
Tài liệu liên quan