Nguyên tắc pháp quyềntrong hệ thống các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền

Về phương diện điều chỉnh pháp luật, Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vào năm 200122. Trong Hiến pháp hiện hành, nguyên tắc pháp quyền (Điều 8) được quy định cùng với các nguyên tắc khác tạo thành hệ thống các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền. Đó là các nguyên tắc: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân (khoản 2 Điều 2); quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (khoản 3 Điều 2); phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3); Đảng Cộng sản lãnh đạo Nhà nước và xã hội (Điều 4); Bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc (Điều 5); tập trung dân chủ (Điều 6). Thay vì quy định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” (Điều 12 Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001), nội dung Điều 8 Hiến pháp hiện hành “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật” đã thể hiện rõ tư tưởng pháp quyền của Nhà nước. Đây có thể xem là một trong những bước tiến mới trong việc chuyển từ nhà nước pháp chế sang nhà nước

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc pháp quyềntrong hệ thống các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN TẮC PHÁP QUYỀN TRONG HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN1 1 Bài viết trong khuôn khổ Đề tài cấp Nhà nước “Thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp”, mã số KX.04.06/16-20. Tóm tắt: Nhà nước pháp quyền được thiết lập dựa trên các nguyên tắc nhất định. Trong các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền có nguyên tắc pháp quyền. Phân biệt và nhận thức rõ vị trí, vai trò của nguyên tắc pháp quyền trong hệ thống các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền góp phần cung cấp luận cứ cho việc đề ra giải pháp phù hợp cho việc thực hiện nguyên tắc pháp quyền. Bài viết cung cấp thông tin có tính hệ thống về tính phổ biến của sự ghi nhận nguyên tắc pháp quyền trong pháp luật quốc tế, trong quy định của một số tổ chức khu vực và quốc gia và rút ra những gợi mở cho Việt Nam. Nguyễn Đức Minh* * PGS.TS. Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật Abstract The rule of law state is established based on certain principles. Of the principles, the rule of law one is governed. Distinguishing and recognizing the position and the role of the rule of law in the principle system provides the solid ground for appropriate solutions for the enforcement of the rule of law. This article provides systematic information about the popularity of the rule of law in international law, in the provisions of a number of regional and national organizations and related recomendations for Vietnam. Thông tin bài viết: Từ khóa: Nhà nước pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Lịch sử bài viết: Nhận bài : 03/05/2019 Biên tập : 13/05/2019 Duyệt bài : 20/05/2019 Article Infomation: Keywords: rule of law state, rule of law, rule of law socialist state Article History: Received : 03 May 2019 Edited : 13 May 2019 Approved : 20 May 2019 1. Nguyên tắc pháp quyền trong một số văn bản pháp luật quốc tế và khu vực Trong các nguyên tắc cơ bản của Luật 2 Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế thường được nói tới là: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; Nguyên tắc dân tộc tự quyết; Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình; Nguyên tắc thiện chí thực hiện các điều ước quốc tế đang có hiệu lực. quốc tế2, pháp quyền gắn với nguyên tắc thiện chí thực hiện các điều ước quốc tế đang có hiệu lực (pacta sunt servanda). Theo NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3Số 9(385) T5/2019 nguyên tắc pacta sunt servanda mọi điều ước quốc tế đang có hiệu lực ràng buộc các bên thành viên của điều ước đó và phải được các bên thực thi một cách thiện chí3. Theo giải thích của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình theo các nguyên tắc và quy tắc chung được công nhận của luật pháp quốc tế cũng như các nghĩa vụ theo các thỏa thuận quốc tế có hiệu lực theo các nguyên tắc và quy tắc chung được công nhận của luật pháp quốc tế4. Liên hiệp quốc coi pháp quyền là “một nguyên tắc quản trị mà trong đó tất cả mọi cá nhân, tổ chức, thiết chế, cả công và tư, bao gồm cả Nhà nước, đều phải tuân thủ pháp luật được công bố công khai, được áp dụng bình đẳng và được phán quyết một cách độc lập, phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Pháp quyền đòi hỏi các biện pháp để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc thượng tôn pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm pháp lý, công bằng trong áp dụng pháp luật, phân chia quyền lực, sự tham gia vào việc ra quyết định, tính tin cậy pháp lý, tránh sự tùy tiện và tính minh bạch của pháp luật và thủ tục”5. Pháp quyền được Liên minh châu Âu (EU) thừa nhận là giá trị chung và trở thành nguyên tắc cơ bản, theo đó các quốc gia thành viên cũng như các tổ chức của 3 So sánh Điều 26 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969. 4 Xem General Assembly, Declaration on Principles of International Law concerning Friendly Relations and Co-operation among States in accordance with the Charter of the United Nations, Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị toàn thể của Đại hội đồng, Phiên thứ hai mươi lăm, chương trình nghị sự 85 ngày 24/10/1970, tài liệu số A/RES/25/2625, lấy về từ ngày 16/02/2019. 5 Xem: UN Security Council (2004), The rule of law and transitional justice in conflict and post-conflict societies: report of the Secretary-General, đoạn 6; nguồn: tml, truy cập ngày 20/7/2017. 6 Laurent Pech, The Rule of Law as a Constitutional Principle of the European Union, Jean Monnet Working Paper Series No. 4/2009, phần mở đầu, tr. 3. 7 Xem Treaty on European Union trong Official Journal of the European Union số 2012/C 326/01. 8 Hiến chương của ASEAN được những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các nước Brunei Darussalam, the Kingdom of Cambodia, Republic of Indonesia, Lao People's Democratic Republic, Malaysia, Myanmar , Republic of the Philippines, Singapore, Kingdom of Thailand, Socialist Republic of Vietnam thông qua tại Singapore ngày 20/11/2007. Chủ tịch nước đã phê chuẩn Hiến chương ngày 6/3/2008. Hiến chương của ASEAN được công bố trên Cổng thông tin ASEAN Việt Nam của Ban Chỉ đạo thông tin, tuyên truyền ASEAN aspx?Page=NewsDetail&NewsId=38179, xem ngày 20/02/2019. EU luôn phải xem xét hành động của họ có phù hợp với Hiến pháp và Hiệp ước của Liên minh6. Khoản 1 Điều 6 Hiệp ước về Liên minh châu Âu quy định “Liên minh dựa trên các nguyên tắc của tự do, dân chủ, tôn trọng quyền con người và tự do cơ bản, cũng như pháp quyền, những điều có giá trị chung với các quốc gia thành viên”7. Pháp quyền cũng được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thừa nhận là một trong những giá trị hình thành, là mục tiêu, là nguyên tắc hành động của tổ chức này. Hiến chương của ASEAN8 (khoản 7 Điều 1) quy định các mục tiêu của ASEAN, trong đó có mục tiêu thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền. Lời mở đầu của Hiến chương ASEAN thể hiện cam kết tuân thủ các nguyên tắc về dân chủ, pháp quyền và quản trị tốt, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Tuân thủ pháp quyền với nghĩa là một trong các nguyên tắc hoạt động của ASEAN và của các quốc gia thành viên được tái khẳng định ở khoản 2(h) Điều 2 Hiến chương của ASEAN. Khi pháp quyền đã được ASEAN quy định là mục tiêu, nguyên tắc thì các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ chấp hành, thực hiện. Tuy nhiên, bản Hiến chương ASEAN đã không quy định cụ thể nội dung, phương thức thực hiện, các tiêu chí đánh giá mức độ đạt được mục tiêu và các chế tài khi không tuân thủ nguyên tắc (trong đó có nguyên tắc NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Số 9(385) T5/2019 pháp quyền9. Vì thế, mức độ tác động của ASEAN (với tư cách là một tổ chức) đối với từng quốc gia thành viên trong việc yêu cầu thực thi các nguyên tắc bị hạn chế hơn so với Liên minh châu Âu (EU). Ở EU, để gia nhập EU thì các quốc gia gia nhập phải chấp nhận các nguyên tắc của EU, trong đó có nguyên tắc pháp quyền. Mô hình thể chế của EU đã tác động rất lớn đến việc thiết lập chế độ pháp quyền ở một số nước ở Trung Âu và Đông Âu. Các nước gia nhập EU đã phải điều chỉnh cách thức thực hiện quyền lực nhà nước và quản trị quốc gia theo các nguyên tắc của EU, trong đó có nguyên tắc pháp quyền. 2. Nguyên tắc pháp quyền trong hệ thống các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp của một số nước Nhà nước pháp quyền không phải là phạm trù chỉ một nhà nước cụ thể, một kiểu nhà nước, một hình thức nhà nước hay bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật. Nhà nước pháp quyền là thể chế, là chế độ mà ở đó, mọi chủ thể như nhà nước, cơ quan nhà nước, công chức, viên chức nhà nước, cá nhân hay mọi chủ thể khác trên lãnh thổ đều phải chấp hành, thực hiện, tuân thủ pháp luật đã được ban hành. Nếu như trong các chế độ phi pháp quyền, pháp luật là công cụ được nhà nước sử dụng để cai trị xã hội theo ý muốn của nhà nước, thì trong chế độ pháp quyền, pháp luật là công cụ để giới hạn, kiểm soát quyền lực nhà nước, là cơ sở bảo vệ các giá trị xã hội tiến bộ10. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo phương thức nhà nước pháp quyền cần phải tuân thủ các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Nhìn chung trên thế giới, như sẽ dẫn 9 Xem thêm Phạm Duy Nghĩa, Hiến chương ASEAN và nền pháp quyền Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1 (162) tháng 1/2010, tr. 15. 10 Tham khảo Nguyễn Như Phát, Thực trạng và giải pháp thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ theo yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Báo cáo chuyên đề của Đề tài cấp Nhà nước “Thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp”, mã số KX.04.06/16-20. chứng dưới đây, bằng các quy định của Hiến pháp một số quốc gia, ở cấp trung ương, bộ máy nhà nước ở nhiều nước được tổ chức và hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản như: chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, phân quyền, pháp quyền, xã hội, dân chủ, đa nguyên, tôn trọng các quyền con người và quyền công dân. Tuy nhiên, không có các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền chung, áp dụng thống nhất cho mọi nhà nước nhà nước pháp quyền cụ thể. Chẳng hạn, không phải nhà nước nào cũng tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo chiều ngang với nguyên tắc phân quyền (ví dụ, Việt Nam, Trung Quốc). Ở một số nhà nước tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo thuyết “tam quyền phân lập” cũng có mức độ phân quyền khác nhau. Chẳng hạn, mức độ phân quyền ở Hoa Kỳ mạnh hơn phân quyền ở Đức. Tương tự như vậy, mức độ dân chủ ở các nhà nước pháp quyền tư sản cũng không giống nhau. Ngoài các nguyên tắc cơ bản nêu trên, ở một số quốc gia, do các yếu tố đặc thù về kiểu, hình thức nhà nước, chế độ chính trị, truyền thống lịch sử mà có thêm một số nguyên tắc đặc thù khác của nhà nước pháp quyền như: nguyên tắc liên bang (Hoa Kỳ, Đức), nguyên tắc quân chủ lập hiến (Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Canada, Úc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia) .v.v. Nguyên tắc chủ quyền nhân dân xác định nhân dân là người chủ của quyền lực nhà nước. Theo đó, Hiến pháp như là cơ sở chính trị - pháp lý của một nhà nước được xây dựng dựa trên ý chí của người dân. Nguyên tắc phân quyền được xem là “hòn đá tảng” trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở trung ương và trong mối quan hệ giữa chính quyền trung ương NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5Số 9(385) T5/2019 và chính quyền địa phương của nhiều nhà nước tư sản. Theo chiều ngang, quyền lực nhà nước được phân thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp và ba nhánh này kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau. Theo chiều dọc, quyền lực nhà nước được phân định rõ ràng giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Nguyên tắc nhà nước xã hội được quy định trong Hiến pháp của một số quốc gia như Pháp (Điều 1), Đức (Điều 20 Luật Cơ bản), Thụy Điển (Chương 1 Điều 2 Luật về công cụ chính quyền). Nguyên tắc nhà nước xã hội yêu cầu nhà nước phải tạo được bình đẳng về cơ hội và công bằng xã hội. Nguyên tắc dân chủ được ghi nhận trong Hiến pháp của một số quốc gia như Pháp (Điều 1 Hiến pháp), Đức (Điều 20 Luật Cơ bản), Thụy Điển (Điều 1 Chương 1 Luật về công cụ chính quyền). Với nguyên tắc dân chủ, có thể hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Người dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình trực tiếp thông qua bầu cử hoặc các dạng bỏ phiếu kín khác. Nguyên tắc đa nguyên có nghĩa là tồn tại trong đa dạng. Sự đa dạng này có thể thấy ở nhiều lĩnh vực như đa nguyên về tư tưởng, đa đảng và đa lợi ích11. Sự đa đảng được thừa nhận ở Pháp (Điều 4 Hiến pháp); Đức (Điều 21 khoản 1 Luật Cơ bản); Thụy Điển (Điều 1 Chương 2 Đạo luật về công cụ chính quyền), Liên bang Nga (khoản 3 Điều 13 Hiến pháp), ở Hàn Quốc (khoản 1 Điều 8 Hiến pháp). Ở Trung Quốc chế độ hợp tác đa 11 Giải thích chi tiết từ đa nguyên: xem Từ điển chính trị dành cho thanh niên (của Áo), trên at/pluralismus/ ngày 10/02/2019. 12 Bản Hiến pháp năm 1958 dẫn chiếu đến Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền ngày 26/8/1789 và các quy định tại văn bản này có giá trị áp dụng như Hiến pháp. 13 Về khái niệm pháp quyền, xem Nguyễn Đức Minh, Một số quan niệm về pháp quyền trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2018, trang 3-15. Về khái niệm pháp quyền, xem Nguyễn Đức Minh, Khái niệm, nội dung của nguyên tắc pháp quyền, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2018, trang 3-21, 29. 14 Ghi nhận của Hiến pháp một số nước Đông Nam Âu: Stefanie Ricarda Roos, The “Rule of Law” as a Requirement for Accession to the European, Union, https://www.kas.de/c/document_library/get_file?uuid=8279dfa9-5d97-fb5e-1015- d5b82483170c&groupId=252038, truy cập ngày 12/02/2018. 15 Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và chú thích, bản dịch tiếng Việt của Hội Luật gia Việt Nam và xuất bản bằng tiếng Việt bởi Nxb. Hồng Đức, Hà Nội 2014. đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc được ghi ở phần cuối đoạn 10 trong lời tựa Hiến pháp (theo Điều 4 Luật sửa đổi Hiến pháp năm 1993). Nguyên tắc tôn trọng các quyền con người và quyền công dân được phản ánh trong Hiến pháp của nhiều quốc gia như Pháp12, Đức (Điều 1 Luật Cơ bản), Thụy Điển (Điều 2 Chương 1, Điều 1 đến Điều 23 Chương 2 Luật về công cụ chính quyền). Nguyên tắc pháp quyền với nội dung cốt lõi là chính quyền thực thi quyền lực một cách hợp pháp theo Hiến pháp và theo các luật đã được ban hành theo thủ tục luật định13. Nguyên tắc pháp quyền được quy định trong Hiến pháp hiện hành của một số nước như Ba Lan (Điều 2 Hiến pháp), Hungary (khoản 1 Điều B trong chương đầu của Luật Cơ bản), Liên bang Nga (khoản 1 Điều 1 Hiến pháp), Thụy Điển (Điều 18 Chương 8 Luật về công cụ chính quyền). Nguyên tắc pháp quyền phản ánh trong tinh thần của Hiến pháp nhiều nước như Pháp, Đức. Trong Hiến pháp hiện hành của nhiều quốc gia ở Đông Nam Âu, pháp quyền được nhìn nhận hoặc như là điều kiện cơ bản, hoặc là một trong những giá trị cao nhất /giá trị cơ bản của thể chế Hiến pháp (như Croatia, Macedonia, Serbia) hoặc bằng cách tuyên bố nhà nước đó hoạt động dựa trên luật pháp (như Bosnia và Herzegovina; Montenegro), hoặc tuyên bố đó là nhà nước pháp quyền (như Bulgaria; Romania)14. Theo Hiến pháp năm 1787 của Hoa Kỳ15, các đạo luật do NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Số 9(385) T5/2019 Quốc hội ban hành phải hợp hiến, hoạt động của cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp phải tuân thủ các đạo luật. Như vậy, nguyên tắc pháp quyền là một nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc pháp quyền không đồng nghĩa với nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc pháp quyền được diễn đạt cả ở nghĩa là một nguyên tắc và với nghĩa là các nguyên tắc (các yêu cầu về nội dung của nguyên tắc pháp quyền). Một số yếu tố cấu thành mang tính nguyên tắc trong nội dung của nguyên tắc pháp quyền như quyền lực được thực hiện, giới hạn, kiểm soát bằng pháp luật. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật giao thoa với một số nguyên tắc của nhà nước pháp quyền nhưng điều đó chỉ cho thấy các nguyên tắc pháp quyền là phạm trù hẹp hơn các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc pháp quyền thuộc nhóm các nguyên tắc chung trong hệ thống các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc pháp quyền cùng với các nguyên tắc khác của nhà nước pháp quyền tạo thành nền tảng tư tưởng của nhà nước pháp quyền. Các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, trong đó có nguyên tắc pháp quyền thường được quy định ở chương thứ nhất, thậm chí ở những điều khoản đầu tiên của Hiến pháp quốc gia. Các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền có tính hiến định, tạo thành nền tảng hiến định của chế độ nhà nước pháp quyền, điều chỉnh các mối quan hệ giữa nhà nước với các chủ thể khác và áp dụng đối với tổ chức, hoạt động của tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Các nguyên tắc chung của nhà nước pháp quyền có phạm vi áp dụng rộng và được phân biệt với các nguyên tắc cụ thể trong tổ chức, hoạt động của từng nhóm cơ quan nhà nước hoặc trong từng lĩnh vực pháp luật cụ thể. 16 Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng XHCN. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng ta lãnh đạo. Ngoài các nguyên tắc chung nêu trên, ở các quốc gia, các cơ quan thực thi quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp còn phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể đặc thù. Chẳng hạn, cơ quan hành pháp phải tuân thủ Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội ban hành và thường có sự phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Quyền tư pháp cũng được thực thi theo một số nguyên tắc không giống nguyên tắc áp dụng cho thực thi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Các tòa án thường hoạt động theo các nguyên tắc phổ biến như: độc lập xét xử; chế độ xét xử hai cấp (sơ thẩm, phúc thẩm); xét xử tập thể; xét xử kịp thời, công bằng, công khai; bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án; bảo đảm quyền tranh tụng trong xét xử, v.v.. Đối với nguyên tắc độc lập của tòa án cũng có nội dung và mức độ thể hiện sự độc lập không giống nhau giữa các quốc gia. Lĩnh vực tư pháp đòi hỏi tính nguyên tắc và tính thủ tục chặt chẽ nên trong hoạt động tố tụng, chẳng hạn tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng còn phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể như: pháp quyền; tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật; suy đoán vô tội; không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm; bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự v.v.. 3. Nguyên tắc pháp quyền trong hệ thống các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” với một số nét cơ bản lần đầu tiên được chính thức sử dụng trong văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) của Đảng Cộng sản Việt Nam16. Một số thành tố của Nhà nước pháp quyền được nhận thức rõ hơn ở Hội nghị NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7Số 9(385) T5/2019 lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) năm 1995 với năm quan điểm cơ bản về Nhà nước pháp quyền17. Các quan điểm của Hội nghị lần thứ 8 về Nhà nước pháp quyền tiếp tục được khẳng định tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng (năm 1996)18. Tuy nhiên, đến năm 2005, thuật ngữ “nguyên tắc pháp quyền XHCN” mới chính thức được sử dụng trong Nghị quyết số 48-NQ/TW19 của Bộ Chính trị và được tái khẳng định trong phần phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI được trình bày tại Đại hội lần thứ XII của Đảng20. Cùng với thuật ngữ “nguyên tắc pháp quyền XHCN”, thuật ngữ “nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền” cũng được nói đến trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI được trình bày tại Đại hội lần thứ XII của Đảng21. Tuy đến nay không có sự giải thích của Đảng về nội hàm khái niệm “nguyên tắc pháp quyền XHCN”, “nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền” nhưng cách sử dụng đồng thời các thuật ngữ này trong văn kiện của Đảng cho thấy “nguyên tắc pháp quyền XHCN” đã được phân biệt với “nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền”. Về phương diện điều chỉnh pháp luật, Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, 17 Nghị quyết số 08-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính, ngày 23/1/1995 nêu ra những quan điểm cơ bản sau đây: (1) Xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. (2) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. (3) Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. (4) Tăng cường pháp chế XHCN; xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức XHCN. (5) Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. 18 Xem mục X của Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng về tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 19 Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 20 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 175. 21 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tlđd, tr. 174. 22 Theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa 10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992. do nhân dân, vì nhân dân chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vào năm 200122. Trong Hiến pháp hiện hành, nguyên tắc pháp quyền (Điều 8) được quy định cùng với các nguyên tắc khác tạo thành hệ thống các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền. Đó là các nguyên tắc: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân (khoản 2 Điều 2); quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (khoản 3 Điều 2); phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3); Đảng Cộng sản lãnh đạo Nhà nước và xã hội (Điều 4); Bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc (Điều 5); tập trung dân chủ (Điều 6). Thay vì quy định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” (Điều 12 Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001), nội dung Điều 8 Hiến pháp hiện hành “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật” đã thể hiện rõ tư tưởng pháp quyền của Nhà nước. Đây có thể xem là một trong những bước tiến mới trong việc chuyển từ nhà nước pháp chế sang nhà nước (Xem tiếp trang 23) NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Số 9(385) T5/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_tac_phap_quyentrong_he_thong_cac_nguyen_tac_cua_nha_n.pdf
Tài liệu liên quan