Trong việc hoạch định chính sách quốc gia,
Chính phủ phải phát hiện được nhu cầu đó. Từ
đó, khởi xướng và soạn thảo chính sách. Có
loại, theo thẩm quyền, Chính phủ tự mình xem
xét, quyết định thông qua và tổ chức thực hiện.
Có loại, Chính phủ trình Quốc hội dưới hình
thức là các dự án luật, bộ luật để Quốc hội xem
xét, thông qua. Có thể nói, quyền trình dự án
luật là một cấu phần rất quan trọng của quyền
hành pháp. Trong đa số các nước hiện nay, dù
là theo mô hình tổng thống hay đại nghị, Chính
phủ là nguồn chủ yếu của các đạo luật do Nghị
viện ban hành. Sở dĩ như vậy là vì, Chính phủ
là người trực tiếp điều hành xã hội nên nắm
rõ được nhu cầu của xã hội. Đây chính là việc
thể hiện tính chủ động của Chính phủ mà quan
niệm truyền thống xác định vị trí của Chính
phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
không phản ánh được.
Không giống như Hiến pháp của các nước
châu Âu, Hiến pháp nước ta không giao cho
Chính phủ quyền quyết định chính sách cơ
bản, không khẳng định vai trò khởi xướng,
hoạch định xây dựng và điều hành chính sách
của Chính phủ, chỉ coi Chính phủ là cơ quan
chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất của quốc gia. Không được
trao quyền hành pháp, Chính phủ nước ta cùng
với Quốc hội phối hợp thực hiện quyền hành
pháp theo cách: Quốc hội quyết định chính
sách cơ bản, Chính phủ quyết định những
chính sách cụ thể để thực thi chính sách cơ
bản. Do vậy, Điều 112 Hiến pháp năm 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định thẩm
quyền của Chính phủ mang tính thụ động.
Trong mối quan hệ với chính sách quốc gia,
Chính phủ được Hiến pháp quy định là một
thiết chế thực thi, chấp hành thay vì là một
thiết chế khởi xướng, đề xuất, thúc đẩy, xây
dựng, tổ chức lấy ý kiến đóng góp, phản biện
của các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện
chính sách quốc gia. Qua các quy định của
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001) hiện hành, có thể thấy rằng, Quốc hội
được xem là cơ quan giữ vai trò trung tâm
trong việc điều phối thực thi quyền hành pháp.
Nội dung hành pháp quan trọng nhất là quyết
định chính sách cơ bản được trao cho Quốc
hội. Hiến pháp không làm rõ và nổi bật vai
trò đề xướng, hoạch định, xây dựng mang tính
sáng tạo, nhanh nhạy, quyết đoán, tự chịu trách
nhiệm về chính sách của Chính phủ.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện trong hiến pháp năm 1992 - Những vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 24(209) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 712
2011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Một là, “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân” quy định ở Điều 2 Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) là một
quy định nền tảng chỉ rõ nguồn gốc, bản chất
và mục đích của quyền lực nhà nước là thống
nhất thuộc về nhân dân. Nguyên lý đó không
những được quy định trong Hiến pháp nước ta
mà còn được quy định trong hầu hết các bản
Hiến pháp các nước có chế độ chính trị dân chủ
và pháp quyền trên thế giới. Điều quy định này
phải được thể hiện nhất quán và xuyên suốt
trong toàn bộ các điều khoản của Hiến pháp.
Bởi khác biệt với các văn bản khác, Hiến pháp
là văn bản thể hiện quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền
lập hiến. Do đó, thông qua Hiến pháp nhân dân
giao quyền, uỷ quyền quyền lực nhà nước của
mình cho Nhà nước. Điều 2 quy định nội dung
nói trên là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp. Tuy
nhiên, tại Điều 6 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi,
bổ sung năm 2001) lại quy định: “Nhân dân sử
dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội
và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,
do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân”. Nội dung của điều khoản này lại
mâu thuẫn với Điều 2 nói trên. Bởi nhân dân
thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ thông
qua các cơ quan đại diện mà còn thông qua
các cơ quan nhà nước khác như hành pháp, tư
pháp và các hình thức thực hiện quyền lực nhà
nước một cách trực tiếp như phúc quyết Hiến
pháp, trưng cầu dân ý. Để đảm bảo tính thống
nhất của Hiến pháp, phải sửa lại Điều 6 để quy
BÀN VỀ LẬP HIẾN
(*) Gs, ts. Văn phòng Quốc hội.
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
THUỘC VỀ NHÂN DÂN THỂ HIỆN TRONG HIẾN PHÁP
NĂM 1992 - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
TRầN NGỌC ĐƯờNG*
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là vấn đề đã được quy định trong các bản Hiến pháp của nước ta.
Tuy nhiên, dưới ánh sáng của các quan điểm mới của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (sửa
đổi, bổ sung năm 2011) như: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trang 85); vấn đề quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân còn cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để thể hiện sâu sắc, nhất quán, xuyên suốt trong bản Hiến
pháp sửa đổi, bổ sung lần này.
8 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(209) 122011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
định đầy đủ hơn các phương thức nhân dân sử
dụng quyền lực nhà nước.
Hai là, nhân dân là chủ thể tối cao của
quyền lực nhà nước, nên nhân dân phải kiểm
soát được quyền lực nhà nước là một quyền tất
yếu, một đòi hỏi chính đáng. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ ở nước ta
(sửa đổi bổ sung năm 2011) đã xác định kiểm
soát quyền lực nhà nước là một nguyên tắc
tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta. Kiểm
soát quyền lực nhà nước đòi hỏi phải hình
thành một cơ cấu bao gồm kiểm soát quyền
lực nhà nước bên trong bộ máy nhà nước giữa
ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và
trong nội bộ mỗi quyền và kiểm soát quyền
lực nhà nước bên ngoài bao gồm kiểm soát của
nhân dân thông qua các tổ chức chính trị - xã
hội, thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng. Như vậy kiểm soát quyền lực nhà nước
cần phải thể hiện xuyên suốt trong tất cả các
chương của Hiến pháp. Ví dụ, các điều quy
định về vị trí, vai trò và trách nhiệm của các
thành tố cấu thành hệ thống chính trị ở nước
ta viết ở Chương I, như: Đảng lãnh đạo (Điều
4), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 9), Công
đoàn (Điều 10), công dân ở cơ sở (Điều 11) và
đặc biệt là nhà nước nói chung (Điều 12), các
cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước
nói riêng (Điều 8) và đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân (Điều 7) cũng phải thể
hiện xuyên suốt tư tưởng chủ quyền nhân dân
trong việc sử dụng các phương tiện kiểm soát
quyền lực nhà nước.
Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ
sung năm 2001) chưa ghi nhận vấn đề kiểm
soát quyền lực nhà nước. Vì thế, nói chung
Hiến pháp chưa thể hiện mạnh mẽ yếu tố kiểm
soát quyền lực trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Với quan niệm kiểm soát quyền lực nhằm
mục đích làm cho quyền lực thống nhất nên
Hiến pháp chỉ quy định kiểm soát theo chiều
dọc tức là chiều từ trên xuống, không chú ý
quy định kiểm soát theo chiều ngang và chiều
ngược. Vì thế chỉ có Quốc hội kiểm soát quyền
hành pháp và quyền tư pháp bằng giám sát tối
cao. Hành pháp và tư pháp chưa được quy định
có quyền kiểm soát lập pháp. Chỉ trong nội bộ
hành pháp có kiểm soát quyền lực của cấp trên
đối với cấp dưới bằng thanh tra, kiểm tra. Tư
pháp mới kiểm soát được hành vi hành chính
và quyết định hành chính của hành pháp; chưa
kiểm soát được lập pháp và văn bản quy phạm
pháp luật của hành pháp. Chưa hình thành cơ
chế để công dân thực hiện quyền yêu cầu xem
xét lại bản án áp dụng điều luật trái tinh thần
và nội dung của Hiến pháp.
Cũng vì mục đích kiểm soát quyền lực
nhà nước để cho quyền lực nhà nước thống
nhất nên Quốc hội kiểm soát hành pháp bằng
phương thức bỏ phiếu tín nhiệm chứ không
phải bỏ phiếu bất tín nhiệm các chức danh do
Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Quốc hội không
bỏ phiếu tín nhiệm đối với tập thể Chính phủ.
Quốc hội không có quyền điều trần.
Kiểm soát quyền lực nhà nước là nhằm
ngăn ngừa nguy cơ lạm quyền, lộng quyền,
phòng chống sự tha hoá của quyền lực nhà
nước như Mác trước đây đã nhiều lần khẳng
định. Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước
nhằm mục đích phòng chống sự tha hoá của
quyền lực nhà nước đòi hỏi phải có cơ chế
kiểm soát.
Trước hết cần tăng cường cơ chế kiểm soát
của Quốc hội đối với Chính phủ và tư pháp.
Cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm cần thay đổi bằng
cơ chế bỏ phiếu bất tín nhiệm để xem Quốc hội
không còn tín nhiệm như thế nào, chứ không
phải bỏ phiếu tín nhiệm để thăm dò xem Quốc
hội có tín nhiệm hay không? Nếu qua bỏ phiếu
bất tín nhiệm, đương sự nhận được đa số phiếu
không tín nhiệm thì đương sự phải từ chức,
không cần Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm
một lần nữa. Ngoài ra, vì Quốc hội hoạt động
không thường xuyên nhưng nguy cơ lạm dụng
quyền lực lại thường xuyên nên việc điều trần
tại các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội,
những cơ quan hoạt động thường xuyên của
Quốc hội là rất cần thiết.
Quyền tư pháp cần được mở rộng để kiểm
soát quyền lập pháp và hành pháp. Cần có cơ
chế kiểm soát tính hợp hiến của hoạt động lập
Số 24(209) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 912
2011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
pháp và tài phán tính hợp hiến, hợp pháp của
các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Ba là, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến
nước ta, thuật ngữ quyền con người được sử
dụng trong Hiến pháp năm 1992. Đó là bước
phát triển về quan niệm và nhận thức lý luận.
Trước đây, trong tư duy chính trị pháp lý ở một
số nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), thuật ngữ
quyền con người không được thừa nhận. Vì
vậy, Hiến pháp cũng như các đạo luật không
sử dụng thuật ngữ này, đồng nhất quyền con
người với quyền công dân, không thừa nhận
quyền con người là một khái niệm độc lập, có
nội hàm riêng so với khái niệm quyền công dân.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN, phải thừa nhận rằng cá nhân con người
là thực thể tự nhiên - xã hội có những quyền cơ
bản, xác định, việc thừa nhận các quyền này đã
được cộng đồng loài người ghi nhận trong nhiều
công ước quốc tế. Cá nhân con người chính là
giá trị, giá trị con người không tách rời giá trị
loài người thành một thể thống nhất hoàn chỉnh.
Chính vì thế mà cộng đồng quốc tế (trong pháp
luật quốc tế) và các Nhà nước riêng biệt (trong
pháp luật quốc gia) đều ghi nhận và bảo vệ các
giá trị con người. Vì vậy, Hiến pháp năm 1992
đã sử dụng khái niệm “quyền con người” với
nội dung chính trị - pháp lý rộng hơn để thể
hiện giá trị của cá nhân con người trong mối
quan hệ với quyền công dân (không bao quát
hết thảy các quyền con người) Tuy nhiên,
cách thể hiện các quyền con người, đồng thời là
các quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) chưa thể
hiện sâu sắc và đầy đủ quan niệm các quyền cơ
bản của công dân là các quyền con người vốn
có của họ.
Liên quan đến tư tưởng xuyên suốt toàn bộ
Hiến pháp là “tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân” trong chương này cần quy định
thêm ba vấn đề cơ bản: bầu cử, bãi nhiệm và
phúc quyết như Hiến pháp năm 1946 đã quy
định thành một mục gồm 5 điều trong Chương
II: Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân.
Về bầu cử, ngoài quy định chế độ bầu cử
phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu tự do, trực
tiếp và kín; cần quy định thêm bầu cử là một
phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước,
gắn bó chặt chẽ trách nhiệm qua lại giữa cử tri
và người được bầu;
Bãi nhiệm đại biểu do mình bầu ra là một
quyền cơ bản của công dân. Công dân có quyền
bầu cử mà không có quyền bãi nhiệm thì quyền
bầu cử chỉ mang tính hình thức. Hiến pháp cũng
như các luật của nước ta chưa coi trọng quyền
này nên không quy định thành quyền và cơ chế
đảm bảo thực hiện quyền này. Do đó, nguyên
tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân” vẫn còn là nguyên tắc hình thức;
Phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan
hệ đến vận mệnh quốc gia là một quyền thể hiện
đầy đủ nhất nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân”. Bởi nhân dân không
những thực hiện quyền lực nhà nước thông qua
các cơ quan nhà nước mà mình giao quyền, uỷ
quyền, mà còn qua các phương thức thực hiện
quyền lực nhà nước một cách trực tiếp. Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
chưa quy định điều này. Vì thế cần nghiên cứu
bổ sung vào Hiến pháp sửa đổi lần này.
Bốn là, chủ thể phân công quyền lực nhà
nước trong Nhà nước ta chưa được quy định
thật phù hợp. Như đã nói, nhân dân là chủ thể
tối cao của quyền lực nhà nước, tất cả quyền
lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân
ủy quyền quyền lực nhà nước cho các cơ quan
nhà nước. Như vậy, nhân dân là chủ thể phân
công quyền lực nhà nước. Công cụ để nhân dân
giao quyền, uỷ quyền, đó là thực hành quyền
lập hiến. Bằng việc thực thi quyền lập hiến,
nhân dân uỷ thác quyền lập pháp cho Quốc
hội, quyền hành pháp cho Chính phủ và quyền
tư pháp cho Toà án. Có thể thấy rằng, quyền
lập hiến là quyền lực tối cao so với quyền lập
pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Ba
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều
khởi xuất từ quyền lập hiến. Nhưng Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) lại quy
định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền
lập hiến và lập pháp” (Điều 83). Quy định này
không thống nhất với Điều 2 của Hiến pháp:
“Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
10 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(209) 122011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
dân”. Quyền lập hiến là quyền thể hiện một
cách trọn vẹn nhất quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân, bởi Hiến pháp là bản văn thể hiện
quyền lực nhà nước cao nhất. Vì thế, trong
Nhà nước dân chủ và pháp quyền, quyền lực
nhà nước thuộc về ai thì chủ thể đó có quyền
lập hiến và khi nhân dân có quyền lập hiến thì
nhân dân trở thành chủ thể phân công quyền
lực nhà nước. Đúng như Hiến pháp năm 1946
đã quy định, nhân dân có quyền phúc quyết
Hiến pháp (Điều 20) và sửa Hiến pháp phải
theo cách thức sau đây:
a. Do hai phần ba tổng số Nghị viện yêu cầu
b. Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những
điều thay đổi
c. Những điều thay đổi khi đã được Nghị
viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc
quyết (Điều 70).
Năm là, tập quyền XHCN - học thuyết do
C.Mác khởi xướng dựa trên thực tiễn của công
xã Pa-ri và sau được Lê-nin phát triển, được
xem là nền tảng lý luận cho việc tổ chức quyền
lực nhà nước ở nước ta từ Hiến pháp năm 1959
và tập trung nhất ở Hiến pháp năm 1980. Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
đã có một bước đổi mới trên cơ sở tiếp thu một
số nhân tố hợp lý phù hợp với thực tiễn nước
ta của học thuyết phân quyền và đề ra thành
nguyên tắc trong Điều 2: “Quyền lực nhà nước
là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, nhưng
những quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001) chưa thể hiện đầy đủ
nguyên tắc này. Một số nhiệm vụ quyền hạn
phân công cho Quốc hội chưa thật phù hợp. Ví
dụ, Quốc hội cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến (Điều 83); quyền giám sát tối cao văn bản
quy phạm pháp luật dưới luật - thuộc quyền tư
pháp - lại giao cho Quốc hội; quyền giải thích
chính thức Hiến pháp, luật và pháp lệnh giao
Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng không phù
hợp (vì đây là hoạt động vi mô gắn liền với sự
kiện pháp lý, trong lúc đó Uỷ ban thường vụ
Quốc hội là cơ quan hoạt động mang tính chất
vĩ mô ở tầm quốc gia). Chính phủ chưa được
xác định là cơ quan hành pháp. Dưới ánh sáng
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà
nước ghi nhận ở Điều 2 Hiến pháp năm 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2001), trong Chương
VIII Chính phủ, Hiến pháp sửa đổi lần này cần
phải ghi nhận vị trí của Chính phủ là cơ quan
hành pháp cao nhất trong tổ chức quyền lực
nhà nước ở nước ta.
Điều 109 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ
sung năm 2001) hiện hành xác định Chính phủ là
“cơ quan hành chính nhà nước cao nhất”. Trong
lý luận về luật nhà nước và luật hành chính,
người ta phân biệt rõ ràng hai quyền: hành pháp
(executive) và hành chính (administration).
Hành chính là chấp hành và điều hành chính
sách, mang nghĩa thụ động, gắn liền với hoạt
động tác nghiệp có tính mệnh lệnh quyền uy
của quản lý nhà nước ở tầm vi mô. Hành pháp
là khởi xướng, hoạch định chính sách mang
tính chủ động gắn liền với hoạt động của các
chính khách ở tầm quốc gia. Vì thế hoạt động
của Chính phủ là hoạt động mang tính chất khởi
xướng, hoạch định và điều hành chính sách
quốc gia. Kinh nghiệm lập hiến của nhiều nước
chỉ ra rằng, quyền hành pháp là quyền hoạch
định và điều hành chính sách quốc gia. Điều 20
Hiến pháp của Cộng hoà Pháp hiện hành quy
định “Chính phủ xác định và thực thi chính sách
quốc gia”; Điều 146 Hiến pháp Hà Lan quy định
“Hội đồng Bộ trưởng lãnh đạo chính sách đối
nội và đối ngoại của Cộng hoà Hà Lan”. Vậy
chính sách là gì? Chính sách công cộng là “sự
phân chia các giá trị và các nguồn lực trong xã
hội”. Nói cách khác, các chính sách được xem
như sự phản ánh “ai đạt được cái gì, khi nào
và bằng cách nào” trong một xã hội. Một định
nghĩa khác về chính sách được sử dụng khá phổ
biến là “chính sách là những gì mà Chính phủ
đề ra và thực hiện để đối phó với những vấn đề
nhận thức được”.
Hoạch định chính sách là vạch ra những
mục tiêu cần đạt được, những phương tiện sử
dụng để đạt được mục tiêu đó. Chính phủ là
cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tìm
kiếm hướng đi cho quốc gia bằng việc soạn
Số 24(209) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 1112
2011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
thảo các chiến lược phát triển, các kế hoạch,
các dự án luật và các bộ luật trình Quốc
hội và đồng thời là người trực tiếp và thường
xuyên điều hành việc thực hiện các chiến lược,
các kế hoạch, các đạo luật, bộ luật sau khi được
Quốc hội xem xét thông qua. Chính phủ là cơ
quan nắm rõ nhất những nhu cầu của quốc gia
và đưa ra những chính sách để phúc đáp những
nhu cầu đó.
Trong việc hoạch định chính sách quốc gia,
Chính phủ phải phát hiện được nhu cầu đó. Từ
đó, khởi xướng và soạn thảo chính sách. Có
loại, theo thẩm quyền, Chính phủ tự mình xem
xét, quyết định thông qua và tổ chức thực hiện.
Có loại, Chính phủ trình Quốc hội dưới hình
thức là các dự án luật, bộ luật để Quốc hội xem
xét, thông qua. Có thể nói, quyền trình dự án
luật là một cấu phần rất quan trọng của quyền
hành pháp. Trong đa số các nước hiện nay, dù
là theo mô hình tổng thống hay đại nghị, Chính
phủ là nguồn chủ yếu của các đạo luật do Nghị
viện ban hành. Sở dĩ như vậy là vì, Chính phủ
là người trực tiếp điều hành xã hội nên nắm
rõ được nhu cầu của xã hội. Đây chính là việc
thể hiện tính chủ động của Chính phủ mà quan
niệm truyền thống xác định vị trí của Chính
phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
không phản ánh được.
Không giống như Hiến pháp của các nước
châu Âu, Hiến pháp nước ta không giao cho
Chính phủ quyền quyết định chính sách cơ
bản, không khẳng định vai trò khởi xướng,
hoạch định xây dựng và điều hành chính sách
của Chính phủ, chỉ coi Chính phủ là cơ quan
chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất của quốc gia. Không được
trao quyền hành pháp, Chính phủ nước ta cùng
với Quốc hội phối hợp thực hiện quyền hành
pháp theo cách: Quốc hội quyết định chính
sách cơ bản, Chính phủ quyết định những
chính sách cụ thể để thực thi chính sách cơ
bản. Do vậy, Điều 112 Hiến pháp năm 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định thẩm
quyền của Chính phủ mang tính thụ động.
Trong mối quan hệ với chính sách quốc gia,
Chính phủ được Hiến pháp quy định là một
thiết chế thực thi, chấp hành thay vì là một
thiết chế khởi xướng, đề xuất, thúc đẩy, xây
dựng, tổ chức lấy ý kiến đóng góp, phản biện
của các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện
chính sách quốc gia. Qua các quy định của
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001) hiện hành, có thể thấy rằng, Quốc hội
được xem là cơ quan giữ vai trò trung tâm
trong việc điều phối thực thi quyền hành pháp.
Nội dung hành pháp quan trọng nhất là quyết
định chính sách cơ bản được trao cho Quốc
hội. Hiến pháp không làm rõ và nổi bật vai
trò đề xướng, hoạch định, xây dựng mang tính
sáng tạo, nhanh nhạy, quyết đoán, tự chịu trách
nhiệm về chính sách của Chính phủ.
Trong thời đại ngày nay, sự biến chuyển
không ngừng và nhanh chóng của xã hội đòi
hỏi Chính phủ, với tư cách là cơ quan có quan
hệ một cách trực tiếp và thường xuyên nhất với
xã hội, phải luôn chủ động, khởi xướng, sáng
tạo ra những đường hướng vận hành cho xã
hội. Trong ba quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp, Chính phủ được coi là một thiết chế thích
hợp nhất để làm việc đó. Chính vì thế, Chính
phủ phải được coi là thiết chế khởi xướng chính
sách chứ không đơn thuần là người thi hành
chính sách. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền và trong một “thế giới phẳng”,
Quốc hội là cơ quan lập pháp và giám sát việc
hoạch định và thi hành chính sách; Chính phủ là
cơ quan hành pháp, cơ quan khởi xướng, hoạch
định, soạn thảo chính sách và điều hành việc
thực hiện chính sách.
Sáu là, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát
nhân dân cũng chưa được Hiến pháp năm 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định cơ quan
nào là cơ quan thực hành quyền tư pháp. Khi
nói quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì
quyền tư pháp - biểu hiện rực rỡ nhất ở quyền
xét xử - thuộc về nhân dân, nhân dân trao
quyền lực xét xử cho Nhà nước. Do đó, nhân
dân đi tìm công lý, công bằng, lẽ phải từ việc
xét xử của các Tòa án. Vì thế, Hiến pháp sửa
đổi lần này cần quy định Tòa án nhân dân - với
chức năng xét xử - là cơ quan thực hiện quyền
tư pháp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_tac_to_chuc_quyen_luc_nha_nuoc_thuoc_ve_nhan_dan_the.pdf