Kết luận
Chuyển dịch đất đai là một quy luật tất
yếu tại tất cả các nước đang thực hiện quá
trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Việc
chuyển dịch đất đai để thực hiện các dự án
đầu tư vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Trên
nguyên tắc chung, có thể thấy mục tiêu chung
là có đất để thực hiện các dự án đầu tư, trong
đó nhà đầu tư có dự án và có tiền, còn những
người đang sử dụng đất thì có đất. Như vậy,
sự chia sẻ lợi ích giữa ba bên gồm nhà đầu tư,
người đang sử dụng đất và Nhà nước là bản
chất của mọi cơ chế chuyển dịch đất đai.
Nếu chỉ sử dụng quyền lực của Nhà
nước để bắt buộc chuyển dịch đất đai gắn với
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ dẫn tới hậu
quả khiếu nại hành chính tăng cao, gây bất ổn
định xã hội. Nếu buông hoàn toàn quyền lực
của Nhà nước mà khuyến khích chuyển dịch
đất đai tự nguyện sẽ làm cho không nhà đầu
tư nào có thể có đủ đất như dự kiến của dự
án đầu tư. Sử dụng quyền lực của Nhà nước
đúng chỗ, kết hợp với đạt được đồng thuận
về lợi ích giữa nhà đầu tư và những người
đang sử dụng đất mới là giải pháp loại bỏ
được nhược điểm của cả cơ chế “bắt buộc”
và cơ chế “tự nguyện”
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm thực hiện dự án - Bất cập và giải pháp đề xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Hùng Võ*
Phan Trung Hiền**
* GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
** PGS. TS. Phan Trung Hiền, Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ.
Tóm tắt:
Chuyển dịch đất đai là một quy luật tất yếu tại tất cả các nước
đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Ở
nước ta, việc chuyển dịch đất đai để thực hiện các dự án đầu tư
vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Trên nguyên tắc, có thể thấy mục
tiêu chung là có đất để thực hiện các dự án đầu tư, trong đó nhà
đầu tư có dự án và có tiền, còn những người đang sử dụng đất
thì có đất. Như vậy, sự chia sẻ lợi ích giữa ba bên gồm nhà đầu
tư, người đang sử dụng đất và Nhà nước là bản chất của mọi
cơ chế chuyển dịch đất đai.
Abstract:
Land conversion is an inevitable rule in all nations in
progress of the industrialization and urbanization. In
Vietnam, the land conversion to implement the investment
projects continues to take place strongly. In principle, the
common goal is to have land for the implementation of
investment projects, in which investors have projects and
possess money, while land users possess the land use rights.
Thus, the sharing of benefits between the three parties,
including investors, land users and the government, is the
nature of all land conversion mechanisms.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: sử dụng đất để thực hiện dự án, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự
án, thu hồi đất.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 22/11/2017
Biên tập: 20/12/2017
Duyệt bài: 27/12/2017
Article Infomation:
Keywords: land usage for implementation of
project, capital contribution by using land
usage right for implementation of project,
land acquisition.
Article History:
Received: 22 Nov. 2017
Edited: 20 Dec. 2017
Approved: 27 Dec. 2017
NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
NHẰM THỰC HIỆN DỰ ÁN - BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Dẫn nhập
Từ trước đến nay, khi đề cập đến việc
cần một diện tích đất để làm dự án, người ta
thường liên tưởng ngay đến trường hợp thu
hồi đất. Mặc dù không thể phủ nhận vai trò
của các quy định về thu hồi đất nhằm thực
hiện dự án công ích hay phát triển kinh tế
cho nhu cầu phát triển, chỉnh trang đô thị,
nông thôn, song đây cũng là chế định gây
ra nhiều vướng mắc, kể cả những khiếu nại,
khiếu kiện với số lượng lớn và mức độ gay
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
63Số 3+4 (355+356) T02/2018
gắt cao. Thật ra, pháp luật Việt Nam có quy
định việc chuyển dịch quyền sử dụng đất
(QSDĐ) nhằm thực hiện dự án theo cơ chế
thỏa thuận vì mục đích sản xuất, kinh doanh.
Nếu thực hiện tốt các quy định này sẽ phát
huy được nguyên tắc đồng thuận và hợp
tác, hạn chế các trường hợp thu hồi đất tràn
lan, đồng thời góp phần phòng chống tham
nhũng trong lĩnh vực đất đai.
1. Khái quát về nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nhằm thực hiện dự án
Về lý luận cũng như thực tiễn, người
ta phân ra làm hai phương thức chuyển dịch
đất đai: thứ nhất là chuyển dịch đất đai bắt
buộc trên cơ sở quyết định thu hồi đất bắt
buộc của Nhà nước và Nhà nước thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định;
thứ hai là chuyển dịch đất đai tự nguyện trên
cơ sở nhà đầu tư cần đất phải thương thảo
với những người đang sử dụng đất để tạo
đồng thuận trong chuyển nhượng đất đai.
Phương thức Nhà nước thu hồi đất lại được
chia thành hai dạng: thứ nhất là Nhà nước
thu hồi đất theo dự án đầu tư cụ thể; thứ hai
là Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch sử
dụng đất khi chưa có dự án đầu tư.
Ưu điểm của chuyển dịch đất đai bắt
buộc là quá trình thực hiện nhanh do có sự
can thiệp của Nhà nước bằng quyền lực,
nhưng nhược điểm là gây ra khiếu nại quá
nhiều do người bị thu hồi đất không muốn
mất đất và việc bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư thường không thỏa mãn yêu cầu của
người bị thu hồi đất. Ngược lại, ưu điểm của
chuyển dịch đất đai tự nguyện là tạo được
đồng thuận xã hội, nhưng nhược điểm là
không bao giờ có thể thương thảo được với
100% người đang sử dụng đất, luôn tồn tại
một thiểu số đòi hỏi quá cao mà nhà đầu tư
không thể đáp ứng. Vì vậy, ở các nước người
ta đưa ra một số phương thức “trung dung”
nửa bắt buộc, nửa tự nguyện để tận dụng ưu
điểm của cả hai phương thức bắt buộc và tự
1 Xem thêm: TS. Phan Trung Hiền, Những điều cần biết về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Nxb. Chính trị
quốc gia, tháng 10/2014, tr.69-71.
nguyện.
Như vậy, nhận chuyển nhượng QSDĐ
nhằm thực hiện dự án là việc chủ đầu tư
được nhận chuyển nhượng, thuê QSDĐ,
nhận góp vốn bằng QSDĐ để thực hiện dự
án theo quy định của pháp luật mà phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
So với hình thức thu hồi đất thì trường
hợp nhận chuyển nhượng QSDĐ nhằm thực
hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh
có một số đặc điểm riêng sau đây1:
- Nguyên tắc áp dụng: Nhận chuyển
nhượng QSDĐ nhằm thực hiện dự án, công
trình sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh
bởi các nguyên tắc theo quy định của Điều
73 Luật Đất đai năm 2013;
- Hình thức thực hiện: Nhận chuyển
nhượng QSDĐ nhằm thực hiện dự án, công
trình sản xuất, kinh doanh được thực hiện
thông qua một hợp đồng dân sự trước khi
được Nhà nước chính thức giao dự án. Trình
tự, thủ tục chuyển dịch QSDĐ theo quy
định của pháp luật dân sự và quy định của
pháp luật đất đai về chuyển nhượng, cho
thuê, góp vốn bằng QSDĐ. Chủ đầu tư tự
thỏa thuận với người sử dụng đất. Trường
hợp này cơ quan nhà nước có thẩm quyền
không ban hành quyết định thu hồi đất ngoại
trừ trường hợp người sử dụng đất không có
quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn
bằng QSDĐ theo quy định pháp luật đất đai
nhưng tự nguyện trả lại đất thì Nhà nước ra
quyết định thu hồi (khoản 4 Điều 16 Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP ban hành ngày
15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đất đai).
- Về tính toán thiệt hại: Theo sự thỏa
thuận của các chủ thể phù hợp với quy định
của pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
có thể thỏa thuận bằng hình thức nhận tiền
do chuyển quyền một lần. Pháp luật cho
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
64 Số 3+4 (355+356) T02/2018
phép góp vốn bằng QSDĐ hoặc cho thuê
đất nhưng trên thực tế phương án này ít khi
được người sử dụng đất lựa chọn.
- Giải quyết bất đồng: Trong trường
hợp có bất đồng xảy ra giữa chủ thể chuyển
nhượng và chủ thể nhận chuyển nhượng
thì không được phép ban hành quyết định
cưỡng chế mà giải quyết theo thủ tục giải
quyết tranh chấp đất đai.
Như vậy, nếu trường hợp Nhà nước
thu hồi thì quy định theo hướng “quá cứng”:
chuyển dịch đất đai bắt buộc, giá do Nhà
nước quy định và quyết định thì trường hợp
thỏa thuận nêu trên, tuy là bảo đảm yếu tố tự
nguyện, nhưng được quy định “quá mềm” vì
không có giới hạn về giá cho sự thỏa thuận
Đứng về góc độ người sử dụng đất, việc rơi
vào phạm vi của từng loại dự án nêu trên sẽ
dẫn đến chế độ bồi thường khác nhau. Điều
này có thể dẫn đến sự so bì, khiếu nại trong
trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục
đích phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì
vậy, các chuyên gia nghiên cứu ở Việt Nam
khuyến nghị nên hoàn thiện cơ chế chuyển
dịch đất đai tự nguyện để có thể áp dụng
rộng rãi ở Việt Nam2.
2. Quy định của pháp luật hiện hành về
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
nhằm thực hiện dự án
Theo quy định của Luật Đất đai năm
1987 và 1993, chuyển dịch đất đai chỉ được
thực hiện theo phương thức bắt buộc trên
cơ sở Nhà nước thu hồi đất theo dự án vì
pháp luật chưa cho phép nhà đầu tư được
nhận chuyển nhượng QSDĐ và cũng chưa
có quy hoạch sử dụng đất. Mặc dù Luật Đất
đai năm 1993 quy định là “trong trường hợp
thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất để sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, vì
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”, nhưng
trên thực tế thì Nhà nước thu hồi đất để giao
2 Xem thêm: Ngân hàng Thế giới, Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam: Phương
pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân (do GS.,TSKH. Đặng Hùng Võ tư vấn độc lập), Hà Nội,
2011, tr. 10.
cho tất cả các dự án đầu tư đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (vì lợi
ích quốc gia).
Luật Đất đai năm 2003 tạo dựng một
hệ thống quy hoạch sử dụng đất các cấp
trên cơ sở thực tiễn triển khai trong những
năm qua, đồng thời cho phép doanh nghiệp
có quyền nhận chuyển nhượng QSDĐ từ tổ
chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân. Luật cho
phép thực hiện cả phương thức chuyển dịch
đất đai bắt buộc và chuyển dịch đất đai tự
nguyện. Chuyển dịch đất đai bắt buộc được
thực hiện cho mọi dự án đầu tư vì lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng,
an ninh và một nhóm các dự án vì mục tiêu
phát triển kinh tế mà Nhà nước cần. Đối với
những dự án phát triển kinh tế khác thì nhà
đầu tư phải thực hiện chuyển dịch đất đai
tự nguyện. Hơn nữa, Luật này còn khuyến
khích chuyển dịch đất đai tự nguyện bằng
quy định rằng, chuyển dịch đất đai tự nguyện
được áp dụng trong cả trường hợp thuộc
phạm vi được áp dụng cơ chế chuyển dịch
đất đai bắt buộc nhưng nhà đầu tư có nguyện
vọng áp dụng phương thức chuyển dịch đất
đai tự nguyện. Luật Đất đai năm 2003 cũng
cho phép áp dụng cả phương thức Nhà nước
thu hồi đất theo dự án và Nhà nước thu hồi
đất theo quy hoạch.
Trên thực tế triển khai trong giai đoạn
2004 - 2014, chỉ có Đà Nẵng là thực hiện
thành công phương thức Nhà nước thu hồi
đất theo quy hoạch. Đà Nẵng đã chứng minh
được một điều rất quan trọng là Đà Nẵng
đã phát triển trở thành một thành phố hiện
đại, đáng sống mà chỉ nhờ vào nguồn lực đất
đai. Tất nhiên, Đà Nẵng cũng phải mạo hiểm
vượt qua khung pháp luật chật hẹp về ngân
sách và đất đai. Một số tỉnh miền Trung cũng
đã thử nghiệm áp dụng cơ chế Nhà nước thu
hồi đất theo quy hoạch nhưng đều thất bại vì
quy hoạch sử dụng đất thiếu khả thi.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
65Số 3+4 (355+356) T02/2018
3. Những bất cập trong quy định và hướng
dẫn về nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nhằm thực hiện dự án
3.1 Khó phân định ranh giới giữa
trường hợp chủ đầu tư nhận chuyển
nhượng QSDĐ nhằm thực hiện dự án và
trường hợp Nhà nước thu hồi đất
Việc phân chia hai trường hợp: (i)
Nhà nước thu hồi đất có bồi thường, trong
đó có thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh
tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng tại Điều 62 Luật Đất đai năm 2013; và
(ii) trường hợp nhận chuyển nhượng QSDĐ
nhằm thực hiện dự án quy định tại Điều 73
Luật Đất đai năm 2013 để phân định rạch ròi
giữa yếu tố phát triển kinh tế - xã hội quốc
gia, tăng cường thu hút đầu tư địa phương
(lợi ích chung: thu hồi) với phát triển sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (lợi
ích riêng: thỏa thuận). Dự án, công trình sản
xuất, kinh doanh (theo quy định tại Điều 73
Luật Đất đai năm 2013) được xác định theo
phương pháp loại trừ, tức là không thuộc các
trường hợp Nhà nước thu hồi đất nhằm phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng (theo Điều 62 Luật Đất đai năm 2013).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phân
định giữa dự án “có lợi” cho nền kinh tế quốc
gia, kinh tế địa phương (mục đích phát triển
kinh tế - xã hội) với dự án “có lợi” cho doanh
nghiệp (mục đích phát triển sản xuất - kinh
doanh) là mang tính chất tương đối. Suy cho
cùng, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, có
sử dụng nhân công, sử dụng nguồn nông sản
của địa phương, kích thích tiêu dùng, nộp
thuế hoặc xây dựng mới các khu kinh doanh
trong phạm vi dự án là góp phần chỉnh trang
bộ mặt đô thị, làm tăng nguồn thu của địa
phương và ít nhiều có đóng góp vào sự phát
triển kinh tế của địa phương.
Mặt khác, trong quy định về các mục
đích thu hồi đất tại Điều 62 Luật Đất đai năm
2013, có những trường hợp thu hồi đất rất
khó phân định như: “dự án xây dựng khu đô
thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh
trang đô thị” (điểm d khoản 3 Điều 62 Luật
Đất đai năm 2013). Trong điều kiện đó, Luật
Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn
thi hành không có định nghĩa về “khu đô thị
mới” hay “chỉnh trang đô thị”. Trong trường
hợp này, giả sử một doanh nghiệp đề xuất một
dự án đầu tư xây dựng một khu thương mại
dịch vụ mà có góp phần chỉnh trang, nâng
cấp đô thị thì có xem là trường hợp Nhà nước
thu hồi đất không? Thực tế cho thấy, có địa
phương đã “tận dụng” những quy định không
được hướng dẫn rõ ràng này để thu hồi đất
với danh nghĩa “thu hồi đất vì mục đích phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng” mà đúng lý ra phải áp dụng trường
hợp “nhận chuyển nhượng QSDĐ nhằm thực
hiện dự án sản xuất, kinh doanh”. Hơn nữa,
có những địa phương dời trụ sở cơ quan nhà
nước, cơ quan an ninh, quốc phòng đến khu
đất mới mà áp dụng chế độ thu hồi đất vì mục
đích quốc phòng, an ninh nhưng khu đất còn
lại thì được sử dụng vào mục đích xây dựng
các khu nhà ở thương mại, khu kinh doanh
dịch vụ, Hệ quả tất yếu là sự không rõ ràng
về pháp luật sẽ dẫn tới tùy tiện trong áp dụng
pháp luật, lợi dụng cơ chế Nhà nước thu hồi
đất để giao đất cho nhà đầu tư thực hiện các
dự án chỉ vì lợi ích của mình.
3.2 Thiếu quy định về giới hạn của
sự thỏa thuận
Khoản 1 Điều 73 Luật Đất đai năm
2013 quy định: “Việc sử dụng đất để thực
hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh
không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi
đất mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận
chuyển nhượng, thuê QSDĐ, nhận góp vốn
bằng QSDĐ theo quy định của pháp luật”.
Quy định cho phép thỏa thuận nhận
chuyển nhượng, thuê, góp vốn bằng QSDĐ để
thực hiện các dự án, công trình sản xuất - kinh
doanh theo Điều 73 Luật Đất đai năm 2013 là
quy định hết sức tiến bộ, kế thừa Luật Đất
đai năm 2003 (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều
40) nhằm sử dụng hiệu quả, hợp lý và tiết
kiệm nguồn tài nguyên đất đai.
Tuy nhiên, điểm bất cập là cho đến nay,
pháp luật về đất đai không quy định về giới
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
66 Số 3+4 (355+356) T02/2018
hạn của sự thỏa thuận. Chính vì vậy, nếu một
số người sử dụng đất đưa ra mức giá quá cao,
hoàn toàn không phù hợp với thực tế thì chủ
đầu tư không thể tiến hành dự án (vì thiếu
một diện tích đất hoàn chỉnh, nhất là trường
hợp đất của những người đòi hỏi quá cao có
vị trí ở dạng “xôi đỗ”). Trong trường hợp này,
theo quy định, các cơ quan có thẩm quyền ở
địa phương cũng không được phép có những
tác động mang tính chất hành chính hay ban
hành quyết định bắt buộc nào. Thực tế thi
hành Luật Đất đai năm 2003 cho thấy, nhiều
địa phương đã đề nghị giải pháp áp dụng cơ
chế Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp
nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng được ít
nhất 70% đất đai thuộc phạm vi dự án. Tuy
nhiên, đề xuất này không được Chính phủ
chấp nhận vì lý do không thể áp dụng pháp
luật theo kiểu trộn lẫn pháp luật dân sự và
pháp luật hành chính trong cùng một dự án.
Khi xây dựng Luật Đất đai năm 2013,
đề xuất này lại được đưa ra nhưng vẫn không
được tiếp thu. Do vậy, hoạt động chuyển dịch
đất đai ở nước ta vẫn rơi vào hai tình trạng:
hoặc “chuyển dịch bắt buộc theo quyền lực
của Nhà nước”, hoặc “chuyển dịch tự do theo
đồng thuận trên thị trường”.
Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy, đất
đai có đặc trưng vừa chứa đựng lợi ích chung
và vừa chứa đựng lợi ích riêng, nên xử lý
chuyển dịch phải cần tới những cơ chế không
cực đoan, cần tới cả pháp luật dân sự và pháp
luật hành chính. Như vậy, việc tạo ra một cơ
chế chuyển dịch đất đai mang tính “trung
dung”, vừa có tính bắt buộc và vừa có tính tự
nguyện là thực sự cần thiết.
3.3 Văn bản hướng dẫn tạo nên “rào
cản” cho việc áp dụng
Khoản 2 Điều 73 Luật Đất đai năm
2013 quy định: “Nhà nước có chính sách
khuyến khích việc thuê QSDĐ, nhận góp
vốn bằng QSDĐ của tổ chức kinh tế, hộ gia
đình, cá nhân để thực hiện dự án, công trình
sản xuất, kinh doanh” và giao Chính phủ
quy định chi tiết.
Theo quy định của khoản 1, 2 Điều
16 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, việc sử
dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh
thông qua hình thức nhận chuyển nhượng,
thuê QSDĐ, nhận góp vốn bằng QSDĐ
phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: (1)
Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của cấp huyện đã được phê duyệt và công
bố; (2) Trên địa bàn không còn quỹ đất đã
được giải phóng mặt bằng để sử dụng vào
mục đích sản xuất, kinh doanh phù hợp, trừ
trường hợp các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn
khuyến khích đầu tư.
Quy định nêu trên của khoản 2 Điều
16 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã vô tình
hạn chế quyền giao dịch về QSDĐ (quyền
nhận chuyển nhượng, quyền thuê và quyền
nhận góp vốn của nhà đầu tư), chỉ được thực
hiện khi quỹ đất đã thu hồi theo quy hoạch
không còn. Hơn nữa, quy định này trái với
quy định tại Điều 62 Luật Đất đai năm 2013
về các trường hợp áp dụng phương thức Nhà
nước thu hồi đất. Sự chồng chéo pháp luật
này hình thành do Chính phủ đã thu hẹp
các trường hợp được áp dụng phương thức
chuyển dịch đất đai tự nguyện.
Hơn nữa, khoản 2 Điều 73 Luật Đất
đai năm 2013 quy định: “Nhà nước có chính
sách khuyến khích việc thuê QSDĐ, nhận
góp vốn bằng QSDĐ của tổ chức kinh tế, hộ
gia đình, cá nhân để thực hiện dự án, công
trình sản xuất, kinh doanh”, tuy nhiên cho
đến nay, Chính phủ chưa đưa ra bất kỳ chính
sách khuyến khích nào. Điều 79a Nghị định
số 01/2017/NĐ-CP bổ sung về trình tự, thủ
tục đăng ký đất đai đối với trường hợp sử
dụng đất thông qua nhận QSDĐ để sản xuất,
kinh doanh nhưng không đề cập đến chính
sách khuyến khích cần đưa ra. Đây tiếp tục
là một khoảng trống pháp luật mà chưa có
quy định nào lấp đầy.
3.4 Thiếu hướng dẫn để thực thi điểm
i khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013
Điểm i khoản 1 Điều 179 Luật Đất
đai năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất quy định: “i)
Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực
hiện dự án thì (hộ gia đình, cá nhân) có
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
67Số 3+4 (355+356) T02/2018
quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu
tư dự án thuê QSDĐ, góp vốn bằng QSDĐ
với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo
quy định của Chính phủ”. Tuy nhiên, cho
đến nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành văn
bản hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó, điểm a
khoản 1 Điều 49a Nghị định số 01/2017/NĐ-
CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai bổ
sung quy định liên quan đến quyền quy định
tại điểm i khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm
2013. Tuy nhiên nội dung của quy định này
lại liên quan đến cơ chế “góp QSDĐ và điều
chỉnh lại QSDĐ để thực hiện dự án đầu tư”
chứ không phải là hướng dẫn về thực hiện
quyền của người đang sử dụng đất.
4. Một số kiến nghị
4.1 Cần quy định chi tiết hơn các dự
án được xem là thuộc trường hợp thu hồi đất
để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, công cộng theo Điều 62 Luật Đất đai
năm 2013. Cần bổ sung mục đích thu hồi
đất trong trường hợp thu hồi đất để thực hiện
các dự án vừa có mục đích công ích, phát
triển kinh tế, vừa có mục đích phục vụ sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, kể
cả trường hợp thu hồi đất vùng phụ cận theo
khoản 3 Điều 146 Luật Đất đai năm 2013.
4.2 Cần quy định cơ chế bắt buộc
trong trường hợp đa số hộ dân đồng tình
nhưng thiểu số còn lại đưa ra mức giá bất
hợp lý. Về nguyên tắc, có thể quy định Nhà
nước thu hồi đất khi quá 2/3 số hộ dân đồng
thuận với mức giá đã thỏa thuận và diện tích
cần chuyển nhượng của dự án đã đạt trên
2/3, tức là trường hợp này thuộc phạm vi áp
dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất.
4.3 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16
Nghị định 43/2014/NĐ-CP để phá bỏ rào
cản của Nghị định với cơ chế tự thỏa thuận
theo quy định tại Điều 73 Luật Đất đai năm
2013. Nghị định sửa đổi phải hướng dẫn
theo đúng tinh thần của Luật: “Nhà nước có
chính sách khuyến khích việc thuê QSDĐ,
nhận góp vốn bằng QSDĐ của tổ chức kinh
tế, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án,
công trình sản xuất, kinh doanh”.
4.4 Sửa đổi quy định của điểm i khoản
1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 về thực
hiện quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất đang sử dụng đất được cho nhà đầu tư
thuê đất, góp vốn với nhà đầu tư để thực hiện
dự án đầu tư thuộc trường hợp Nhà nước thu
hồi đất theo hướng chỉ giữ lại nội dung về
quyền được tự thực hiện dự án đầu tư trên
đất và giao Chính phủ hướng dẫn thực hiện
quyền này.
Nhìn vào nội dung quy định này,
có thể thấy đây như một giải pháp “trung
dung” giữa cơ chế “bắt buộc” và cơ chế
“tự nguyện”. Sự thực, không phải giải pháp
“trung dung” nào cũng khả thi vì vấn đề tìm
giải pháp “trung dung” không hề đơn giản.
Giải pháp “trung dung” nói trên trong Luật
Đất đai năm 2013 gặp phải tình trạng xung
đột về quyền, khi quyền thu hồi đất của Nhà
nước xung đột với quyền tự do giao dịch của
người sử dụng đất.
5. Kết luận
Chuyển dịch đất đai là một quy luật tất
yếu tại tất cả các nước đang thực hiện quá
trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Việc
chuyển dịch đất đai để thực hiện các dự án
đầu tư vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Trên
nguyên tắc chung, có thể thấy mục tiêu chung
là có đất để thực hiện các dự án đầu tư, trong
đó nhà đầu tư có dự án và có tiền, còn những
người đang sử dụng đất thì có đất. Như vậy,
sự chia sẻ lợi ích giữa ba bên gồm nhà đầu tư,
người đang sử dụng đất và Nhà nước là bản
chất của mọi cơ chế chuyển dịch đất đai.
Nếu chỉ sử dụng quyền lực của Nhà
nước để bắt buộc chuyển dịch đất đai gắn với
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ dẫn tới hậu
quả khiếu nại hành chính tăng cao, gây bất ổn
định xã hội. Nếu buông hoàn toàn quyền lực
của Nhà nước mà khuyến khích chuyển dịch
đất đai tự nguyện sẽ làm cho không nhà đầu
tư nào có thể có đủ đất như dự kiến của dự
án đầu tư. Sử dụng quyền lực của Nhà nước
đúng chỗ, kết hợp với đạt được đồng thuận
về lợi ích giữa nhà đầu tư và những người
đang sử dụng đất mới là giải pháp loại bỏ
được nhược điểm của cả cơ chế “bắt buộc”
và cơ chế “tự nguyện”■
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
68 Số 3+4 (355+356) T02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_chuyen_nhuong_quyen_su_dung_dat_nham_thuc_hien_du_an_ba.pdf