KEÁT LUAÄN
Tóm lại, những người trưởng thành có những
nhận định khác nhau về tác động của ô nhiễm
không khí đến hoạt động thể dục ngoài trời của
người dân thành thị. Những nhận định này khác
nhau với các nhóm yếu tố như: Thu nhập, độ
tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập. Trong
đó, yếu tố độ tuổi và thu nhập là hai yếu tố ảnh
hưởng mạnh đến nhận thức về tác động của ô
nhiễm môi trường đến hoạt động thể dục với tỷ
lệ trên 50%, họ cho rằng ô nhiễm môi trường là
nguyên nhân gây ra các bệnh lý cho cơ thể và
cản trở hoạt động thể dục. Tuy nhiên, để có nhận
định về tác động rõ rệt tới sức khỏe như vậy thì
người dân cần đi khám sức khỏe định kỳ với chi
phí y tế không nhỏ, do vậy người dân có thu
nhập dưới trung bình khó có thể tiếp cận với
dịch vụ này. Như vậy, cần thiết có những chính
sách hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh định kỳ cho
nhóm đối tượng này.
Do tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay,
hầu như tất cả trong số các đối tượng được
phỏng vấn đã sử dụng mặt nạ che mặt lọc bụi,
một số sử dụng kính đeo mắt/ kính bảo hộ để
ngăn chặn các tác động tiêu cực của khói mù và
ô nhiễm không khí. Ngoài ra, nhiều người luôn
ý thức uống đủ nước để tránh mất nước và loại
bỏ độc tố khỏi cơ thể. Đa số họ đều biết về các
chất gây ô nhiễm không khí chính, nguồn gốc
của chúng và các tác động tiêu cực của khói mù
và ô nhiễm không khí. Ti vi, điện thoại di động
và internet là nguồn kiến thức cơ bản về ô nhiễm
không khí và ảnh hưởng sức khỏe. Chính phủ,
các cơ quan bảo vệ môi trường và các tổ chức
phi chính phủ nên áp dụng các phương thức
truyền thông hiệu quả để giáo dục công chúng
và tăng cường nhận thức và hiểu biết về các
nguy cơ sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không
khí ở mỗi cá nhân, cấp độ gia đình và cộng
đồng. Điều này sẽ khuyến khích họ áp dụng các
biện pháp phòng ngừa và bảo vệ chính họ. Điều
này cũng sẽ tối đa hóa sự hiểu biết về nhận thức
rủi ro của công chúng, do đó sẽ không có tác
động tiêu cực đến hành vi của họ.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của người dân thành thị về tác động của ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động thể dục ngoài trời (nghiên cứu tại thành phố Hà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC
80
NHAÄN THÖÙC CUÛA NGÖÔØI DAÂN THAØNH THÒ VEÀ TAÙC ÑOÄNG
CUÛA OÂ NHIEÃM MOÂI TRÖÔØNG TRONG QUAÙ TRÌNH HOAÏT ÑOÄNG
THEÅ DUÏC NGOAØI TRÔØI: (NGHIEÂN CÖÙU TAÏI THAØNH PHOÁ HAØ NOÄI)
Tóm tắt:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, đánh giá nhận thức của người
dân thành thị về tác động của ô nhiễm môi tường trong quá trình hoạt động thể dục ngoài trời. Kết
quả cho thấy, người dân thành thị trưởng thành có những nhận định khác nhau về tác động của ô
nhiễm không khí đến hoạt động thể chất ngoài trời, phụ thuộc vào các yếu tố chính như: Yếu tố thu
nhập, độ tuổi, trình độ học vấn đồng thời xác định các biện pháp thích ứng với ô nhiễm môi
trường của người dân.
Từ khóa: Hoạt động thể dục ngoài trời, ô nhiễm không khí, nhận thức.
Research on urban residents’ perceptions of the impact of environmental pollution on
outdoor physical activities: a study in Hanoi City
Summary:
Using regular scientific research methods, the topic has assessed urban people's perceptions
of the impact of environmental pollution on outdoor physical activities. The results show that adult
residents have different views on the impact of air pollution on outdoor physical activity. And it
depends on key factors such as income, age, education level ... At the same time, the topic has
identified adaptive measures to environmental pollution.
Keywords: Outdoor physical activities, air pollution, awareness.
*TS, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
**ThS, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đặng Đức Hoàn*
Lê Trọng Động**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Ô nhiễm không khí đang là mối quan tâm
hàng đầu của toàn cầu và ngày càng trở nên
nghiêm trọng do sự gia tăng dân số, quá trình
đô thị hóa - công nghiệp hóa nhanh chóng, nhu
cầu sử dụng năng lượng tăng liên tục, kèm theo
đó là các hoạt động phá hoại hệ sinh thái môi
trường của con người như phá rừng đặc biệt
là ở các thành phố lớn (Cheng et al., 2014 [3]).
Kịch bản ảm đạm này càng trở nên tồi tệ hơn
thông qua việc quản lý và điều tiết môi trường
kém, sử dụng công nghệ kém hiệu quả và không
thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật môi
trường, nổi bật nhất là người dân ở các nước
kém phát triển và đang phát triển. Đáng chú ý
hơn nữa, những đối tượng nhạy cảm với không
khí ô nhiễm chính là những người già và trẻ nhỏ,
đây là hai đối tượng luôn hứng thú với việc tập
thể dục ngoài trời.
Theo WHO và Sở bảo vệ môi trường Úc, các
hoạt động thể dục ngoài trời được chứng minh
là giúp tăng cường sức khỏe và tạo sự hưng
phấn cho con người, tuy nhiên tập thể dục trong
môi trường có mức độ ô nhiễm không khí cao
có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức
khỏe liên quan đến các bệnh lý về tim và phổi.
Đối với người dân Việt Nam, tập thể dục ở ngoài
trời mang tính truyền thống và là sở thích muốn
được gần gũi với thiên nhiên, nhưng ở những
nơi có nền công nghiệp phát triển và đô thị hóa
nhanh chóng như Hà Nội với sự suy thoái môi
trường trầm trọng đã có tác động tiêu cực đến
hiệu quả tập thể dục của người dân. Có rất ít
những nghiên cứu tại Việt Nam về ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là nhận thức về ảnh hưởng của
ô nhiễm môi trường với thói quen tập thể dục
(Leung & Le, 2019). [5] Do đó, nghiên cứu
nhận thức về ô nhiễm không khí với sự chú ý cụ
81
Sè §ÆC BIÖT / 2020
thể đến các đối tượng thường xuyên tham gia
hoạt động thể dục ngoài trời của một đô thị đang
phát triển nhanh như Thành phố Hà Nội là cần
thiết. Các yếu tố liên quan đến nhận thức về ô
nhiễm không khí trong quá trình tập thể dục
hàng ngày có ý nghĩa quan trọng đối với sức
khỏe cộng đồng tại vùng đô thị và nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp
tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp
phân tích tổng hợp số liệu và phương pháp toán
học thống kê.
- Lựa chọn mẫu nghiên cứu: Theo số liệu
quan trắc của Tổng cục môi trường, trong 10
trạm đo của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội
có các trạm quan trắc Minh Khai đã ghi nhận số
liệu chất lượng không khí nhiều lần vượt
ngưỡng so với quy chuẩn Việt Nam (50 μg/m3)
với lượng hạt bụi mịn PM2.5 trên 100 μg/m3.
Do đó, đề tài sẽ lựa chọn Phường Minh Khai để
tiến hành điều tra nghiên cứu.
Theo nhận định của Tổng cục Môi trường
(Bộ Tài nguyên và Môi trường), ở Thủ đô Hà
Nội ghi nhận nồng độ các chất ô nhiễm trong
không khí cao nhất, trong đó có các bụi mịn
PM2.5, cao nhất từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau
nên cuộc khảo sát được thực hiện ngẫu nhiên
trong giai đoạn có mức độ ô nhiễm không khí
và khói bụi ở mức cao [2], [6].
- Đối tượng điều tra: Phiếu điều tra được thực
hiện ngẫu nhiên với 222 đối tượng trên 18 tuổi
thường xuyên tham gia hoạt động thể dục ngoài
trời tại Phường Minh Khai với các câu hỏi để làm
rõ nhận thức của người dân về tác động của không
khí ô nhiễm đến hoạt động thể dục ngoài trời và
khả năng thích ứng với vấn đề này. Nội dung câu
hỏi trong phiếu điều tra bao gồm: các thông tin
chung về đối tượng nghiên cứu (giới tính, độ tuổi,
trình độ học vấn, thu nhập bình quân), mức độ
nhận thức về những biến đổi thể chất khi thể dục
ngoài trời trong môi trường ô nhiễm không khí,
các hành động thích ứng với vấn đề ô nhiễm
không khí khi tập thể dục ở ngoài trời.
Đối với tiêu chí mức độ nhận thức về tác
động của ô nhiễm môi trường đến hoạt động thể
dục ngoài trời, đề tài điều tra theo 3 mức đánh
giá: ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức
khỏe chung (H1), như một rào cản của việc tập
thể dục tích cực (H2) và gây ra bệnh lý về tim
mạch và phổi (H3).
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Nhận thức của người dân về tác động
ô nhiễm môi trường đến hoạt động thể dục
ngoài trời
Ba biến phụ thuộc dựa trên các câu hỏi liên
quan đến tác động nhận biết của việc tiếp xúc
với ô nhiễm không khí trong quá trình tập thể
dục ngoài trời - H1: Tiếp xúc với ô nhiễm không
khí trong quá trình thể dục ngoài trời ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khỏe của tôi; H2: Tiếp xúc với
ô nhiễm không khí trong quá trình thể dục ngoài
trời là một rào cản lớn để tôi thực hiện việc tập
thể dục thường xuyên và thời gian lâu hơn và
H3: Tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong quá
trình thể dục ngoài trời làm tăng nguy cơ mắc
bệnh lý về phổi và tim mạch của tôi. H1 đánh
giá mối quan tâm chung của sức khỏe tác động
từ ô nhiễm không khí trong quá trình thể dục
ngoài trời. H2 cho biết liệu ô nhiễm không khí
có đang cản trở người trả lời thực hiện tập thể
dục tích cực, thường xuyên, mức độ hoạt động
thể chất ngoài trời có liên quan đến lợi ích sức
khỏe cá nhân. H3 đưa ra câu hỏi cụ thể hơn về
vấn đề sức khỏe nhưng ít được nhận ra dưới tác
động của ô nhiễm không khí.
Các dữ liệu điều tra phỏng vấn cho phép phân
tích các vấn đề khi tiếp xúc với ô nhiễm không
khí trong quá trình tập thể dục ngoài trời. Các
mẫu được so sánh với những phản ứng tích cực
đối với các biến phụ thuộc (H1, H2 và H3). Các
giá trị trong thang đo Likert được thu gọn song
song thành các giá trị nhị phân của ‘Có’ (rất đồng
ý + đồng ý) và ‘Không’ (trung lập, không đồng ý
và rất không đồng ý). So sánh thống kê đánh giá
nhị phân giữa các biến độc lập: Giới tính, độ tuổi,
trình độ học vấn và thu nhập.
Thông qua điều tra 222 đối tượng thường
xuyên có hoạt động thể dục ngoài trời trên địa
bàn Phường Minh Khai với các nhóm đặc điểm
khác nhau cho thấy mỗi nhóm đối tượng phỏng
vấn khác nhau sẽ có những mức độ cảm nhận về
ô nhiễm môi trường khác nhau, cụ thể nhạy cảm
nhất là những người già và nữ giới (bảng 1).
BµI B¸O KHOA HäC
82
Đối với biến quan sát giới tính không thể
hiện sự khác biệt rõ ràng trong thống kê mô tả
cho toàn bộ mẫu và những ý kiến đồng ý với các
giả thuyết H1, H2 và H3. Trong quá trình phỏng
vấn sâu cho thấy đa số phụ nữ (trên 50%) có
nhiều nhận định tiêu cực hơn so với nam giới và
có tới 53,8 % số ý kiến cho rằng: Ô nhiễm
không khí là một rào cản đối với việc tập thể dục
ngoài trời thuộc là thuộc về phụ nữ và cao nhất
với 54% số phụ nữ đồng ý với giả thuyết rằng ô
nhiễm môi trường sẽ gây ra bệnh lý tim, phổi
trong quá trình tập thể dục ngoài trời. Điều này
phù hợp với những phát hiện của một nghiên
cứu về nhận thức của người đi xe đạp ở
Brisbane, Úc (Cole-Hunter et al., 2015). [4]
Tương tự, yếu tố về độ tuổi cũng thể hiện
mức độ nhận định tương tự ở 3 giả thuyết, tuy
nhiên mức độ tin cậy của nhận thức liên quan
đến độ tuổi cao hơn hẳn so với yếu tố giới tính.
Độ tuổi lớn hơn cho thấy tỷ lệ chênh lệch cao
hơn, có ý nghĩa thống kê cho H1 với P-value =
0,001, cụ thể: Nhóm tuổi 45 – 60 chiếm 60.98%;
nhóm trên 60 tuổi với tỷ lệ 36.27%) và H2 với
độ tin cậy tương đối cao 97%, trong đó: nhóm
Bảng 1. Nhận thức về tác động ô nhiễm môi trường đến hoạt động thể dục ngoài trời
TT Đối tượngkhảo sát
Tổng H1 H2 H3
Số
lượng
điều
tra
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
đồng
ý
Tỷ lệ
(%)
P-
value
Số
lượng
đồng
ý
Tỷ lệ
(%)
P-
value
Số
lượng
đồng
ý
Tỷ lệ
(%)
P-
value
1
222 100 114 51.35
0.867
119 53.60
0.930
126 56.76
0.977
Giới tính
- Nam 102 45.90 53 51.96 55 53.92 58 56.86
- Nữ 120 54.10 61 50.82 64 53.33 68 56.67
2
Độ tuổi
0.001 0.003 0.073
- Từ 18- 45 tuổi 38 17.10 27 71.05 27 71.05 21 55.26
- Từ 45-60 tuổi 82 36.90 50 60.98 47 57.32 56 68.29
- Trên 60 tuổi 102 45.90 37 36.27 45 44.12 49 48.04
3
Trình độ
học vấn
0.886 0.206 0.170
- THPT 87 39.20 43 49.43 39 44.83 46 52.87
- Đại học
/Cao đẳng 94 42.30 42 44.68 52 55.32 52 55.32
- Trên đại học 25 11.30 18 72.00 17 68.00 19 76.00
- Khác 16 7.20 11 68.75 11 68.75 9 56.25
4
Thu nhập
(VND/tháng)
0.098 0.279 0.006
- Dưới 10
triệu VNĐ 49 22.10 22 44.90 19 38.78 23 46.94
- Từ 10-20
triệu VND 128 57.70 64 50.00 78 60.94 69 53.91
- Trên 20
triệu VND 45 20.30 28 62.22 22 48.89 34 75.56
83
Sè §ÆC BIÖT / 2020
tuổi 45-60 và trên 50 tuổi được ghi nhận với
phần trăm đồng ý lần lượt là 57.32 và 44.12%.
Tuy nhiên, số liệu này trái ngược với các nghiên
cứu tương tự của (Badland & Duncan, 2009),
các học giả này cho rằng không có những tác
động mạnh gây ra bởi sự khác biệt về tuổi tác.
Như vậy, có thể lý giải rằng ô nhiễm không khí
ở khu vực đô thị Việt Nam nghiêm trọng hơn
khu đô thị các nước trên thế giới hoặc do sự
khác nhau về thể chất cũng như thói quen sinh
sống nên các nhóm tuổi khác nhau có nhận thức
khác nhau. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ hơn
trong các nghiên cứu trong tương lai. [1]
Trình độ học vấn có ảnh hưởng tương đối rõ
ràng trong nhận thức khi tiếp xúc với không khí
ô nhiễm, cụ thể ở giải thuyết H2, H3 đạt độ tin
cậy cao nhất với giá trị p-value đều xấp xỉ 0,2.
Những người có học vấn từ cao đẳng/đại học
đến trên đại học sẽ quan tâm hơn tới vấn đề ô
nhiễm môi trường trong quá trình thể dục ngoài
trời với tỷ lệ trên 30%, họ xem đây là yếu tố cản
trở hoạt động thể dục ngoài trời của họ và là
nguyên nhân gây nên các bệnh lý về phổi, tim
mạch. Số liệu khá phù hợp với thực tế vì trong
quá trình điều tra khảo sát, đa số những đối
tượng có trình độ đại học/cao đằng trở lên đều
có sử dụng ứng dụng để nhận biết chất lượng
không khí trong từng ngày. Do đó, việc nắm bắt
tình hình ô nhiễm không khí để thực hiện hoạt
động thể chất ngoài trời được những đối tượng
này quan sát, xem xét rất kỹ lưỡng.
Tác động của yếu tố thu nhập là không rõ
ràng cho 3 giả thuyết đưa ra, ngoại trừ giả thuyết
H3 có tỷ lệ sai số thấp nhất p-value = 0,006, sau
đó là mức độ tin cậy được của biến thu nhập tác
động đến giả thuyết H1 với p-value = 0,098.
Như vậy, phần lớn người dân có mức thu nhập
trung bình từ 10-20 triệu/tháng cho rằng ô
nhiễm môi trường là tác nhân gây lên bệnh tim,
phổi trong quá trình tập thể dục ngoài trời với
tỷ lệ đồng ý là 53.91%, tiếp sau đó người dân thu
nhập cao trên 20 triệu đồng/tháng ghi nhận tỷ lệ
đồng ý là 75.56%. Rõ ràng, những đối tượng có
thu nhâp trung bình và cao đều có nhận thức rất
rõ ràng đến sức ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường đến sức khỏe sau quá trình tập thể dục
ngoài trời. Yếu tố về bệnh lý này được khẳng
định khồn phải qua quá trình quan sát chủ quan
cá nhân mà thông qua các chỉ số được đo lường
trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Do đó,
đây chính là yếu tố cảnh tình người dân thường
xuyên kiểm tra sức khỏe theo đúng định kỳ, đồng
thời cần có những chính sách hợp lý về chi phí
khám bệnh định kỳ để người dân có thu nhập
thấp vẫn có thể tiếp cận với dịch vụ này.
2. Cách thức thích ứng với ô nhiễm môi
trường trong khi tập thể dục ngoài trời
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những lợi
ích đáng kể của hoạt động thể dục tới sức khỏe
thể chất và tinh thần, như việc cải thiện sức khỏe
liên quan đến chất lượng cuộc sống và giảm
nguy cơ mắc bệnh và tử vong sớm. Ngoài ra,
môi trường ngoài trời có thể đáp ứng số lượng
lớn dân số tham gia với chi phí thấp hơn đáng
kể so với hoạt động trong các trung tâm thể thao.
Như vậy, việc thực hiện các biện pháp hạn chế
tác động ô nhiễm không khí trong quá trình tập
thể dục là điều tất yếu.
Số liệu tại bảng 2 cho thấy, trong tổng số
người được phỏng vấn, 68,2% cho biết họ sử
dụng khẩu trang để che mũi và miệng; 22,0% sử
dụng kính đeo mắt/kính bảo hộ để bảo vệ mắt;
63,2% uống nhiều nước hơn để giúp họ thải độc
tố (được hấp thụ qua phổi/da); và 65,2% cho
biết rằng họ có chế độ ăn uống nhiều dinh
dưỡng hơn như tăng cường hàm lượng vitamin
C, E và axit béo Omega-3 để cải thiện hệ miễn
dịch của cơ thể.
Bảng 2. Các biện pháp thích ứng với ô nhiễm môi trường (n=222)
TT Biện pháp
Sử dụng Không sử dụng
mi Tỷ lệ (%) mi Tỷ lệ (%)
1 Khẩu trang lọc bụi mịn (N95) 151 68.20 71 31.80
2 Kính đeo mắt/kính bảo hộ 49 22.00 173 78.00
3 Uống nhiều nước 140 63.20 82 36.80
4 Tăng cường thức ăn nhiều dinh dưỡng 145 65.20 77 34.80
BµI B¸O KHOA HäC
84
Đa số người dân đều hiểu biết về chất gây ô
nhiễm trong không khí nên họ áp dụng các biện
pháp trên khá tốt. Riêng đối với số lượng không
áp dụng các biện pháp bảo vệ chủ yếu là những
người cao tuổi, không sử dụng các ứng dụng
kiểm tra chất lượng không khí. Như vậy, cơ
quan chính quyền cần thiết có những buổi tuyên
truyền, hướng dẫn người dân ứng dụng hiệu quả
các biện pháp bảo vệ khi thể dục ngoài trời cũng
như khuyến khích người dân nên sử dụng các
ứng dụng kiểm tra chất lượng không khí thường
xuyên để có kế hoạch, thời gian tập thể dục cho
hợp lý.
KEÁT LUAÄN
Tóm lại, những người trưởng thành có những
nhận định khác nhau về tác động của ô nhiễm
không khí đến hoạt động thể dục ngoài trời của
người dân thành thị. Những nhận định này khác
nhau với các nhóm yếu tố như: Thu nhập, độ
tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập. Trong
đó, yếu tố độ tuổi và thu nhập là hai yếu tố ảnh
hưởng mạnh đến nhận thức về tác động của ô
nhiễm môi trường đến hoạt động thể dục với tỷ
lệ trên 50%, họ cho rằng ô nhiễm môi trường là
nguyên nhân gây ra các bệnh lý cho cơ thể và
cản trở hoạt động thể dục. Tuy nhiên, để có nhận
định về tác động rõ rệt tới sức khỏe như vậy thì
người dân cần đi khám sức khỏe định kỳ với chi
phí y tế không nhỏ, do vậy người dân có thu
nhập dưới trung bình khó có thể tiếp cận với
dịch vụ này. Như vậy, cần thiết có những chính
sách hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh định kỳ cho
nhóm đối tượng này.
Do tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay,
hầu như tất cả trong số các đối tượng được
phỏng vấn đã sử dụng mặt nạ che mặt lọc bụi,
một số sử dụng kính đeo mắt/ kính bảo hộ để
ngăn chặn các tác động tiêu cực của khói mù và
ô nhiễm không khí. Ngoài ra, nhiều người luôn
ý thức uống đủ nước để tránh mất nước và loại
bỏ độc tố khỏi cơ thể. Đa số họ đều biết về các
chất gây ô nhiễm không khí chính, nguồn gốc
của chúng và các tác động tiêu cực của khói mù
và ô nhiễm không khí. Ti vi, điện thoại di động
và internet là nguồn kiến thức cơ bản về ô nhiễm
không khí và ảnh hưởng sức khỏe. Chính phủ,
các cơ quan bảo vệ môi trường và các tổ chức
phi chính phủ nên áp dụng các phương thức
truyền thông hiệu quả để giáo dục công chúng
và tăng cường nhận thức và hiểu biết về các
nguy cơ sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không
khí ở mỗi cá nhân, cấp độ gia đình và cộng
đồng. Điều này sẽ khuyến khích họ áp dụng các
biện pháp phòng ngừa và bảo vệ chính họ. Điều
này cũng sẽ tối đa hóa sự hiểu biết về nhận thức
rủi ro của công chúng, do đó sẽ không có tác
động tiêu cực đến hành vi của họ.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Badland, H. M., & Duncan, M. J. (2009),
Perceptions of air pollution during the work-
related commute by adults in Queensland,
Australia, Atmospheric Environment, 43(36),
5791–5795.
https://doi.org/10.1016/j.atmosenv.2009.07.050
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020),Thực
trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam. truy cập
tại:
o-nhiem-khong-khi-o-viet-nam.aspx
3. Cheng, H., Gong, W., Wang, Z., Zhang, F.,
Wang, X., Lv, X., Liu, J., Fu, X., & Zhang, G.
(2014), Ionic composition of submicron
particles (PM1.0) during the long-lasting haze
period in January 2013 in Wuhan, central China.
Journal of Environmental Sciences (China),
26(4), 810–817. https://doi.org/10.1016/S1001-
0742(13)60503-3
4. Cole-Hunter, T., Morawska, L., &
Solomon, C. (2015), Bicycle commuting and
exposure to air pollution: A questionnaire-based
investigation of perceptions, symptoms, and risk
management strategies. Journal of Physical
Activity and Health, 12(4), 490–499.
https://doi.org/10.1123/jpah.2013-0122
5. Leung, A., & Le, T. P. L. (2019). The
perception of air pollution exposure from
commuting in Ho Chi Minh City, Vietnam
6. Phạm Ngọc Đăng (2016), “Ðánh giá mức
độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội và đề xuất một
số giải pháp”, Tạp chí Môi trường.
(Bài nộp ngày 19/10/2020, phản biện ngày
29/10/2020, duyệt in ngày 4/12/2020
Chịu trách nhiệm chính: Đặng Đức Hoàn,
Email: ddhoan@vnua.edu.vn)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_thuc_cua_nguoi_dan_thanh_thi_ve_tac_dong_cua_o_nhiem_mo.pdf