Đề nghị
Do đa số CBVC có mắc bệnh 1 hoặc 2 bệnh,
trong khi tuổi trung bình còn khá trẻ nên tiếp
tục có kế hoạch KTSK cho CBVC hàng năm để
đánh giá phân loại tình trạng sức khỏe giúp mỗi
người chủ động theo dõi chăm sóc sức khỏe bản
thân, giảm thời gian phải nằm viện và được
phân công sắp xếp công việc hợp lý.
Những đối tượng đã mắc bệnh hay mới phát
hiện bệnh cần được quan tâm theo dõi, tư vấn
chuyên khoa và điều trị theo danh sách gửi về
từng khoa, phòng.
Cảnh báo tình trạng bệnh rối loạn lipid trong
CBVC và lưu ý các bệnh lý phụ khoa trong giới
nữ để nâng cao ý thức phòng ngừa.
Chích ngừa viêm gan siêu vi không là biện
pháp bắt buộc. Chỉ nên xem xét chích ngừa
cho 1 số đơn vị có nguy cơ lây nhiễm cao nếu
có điều kiện.
Không nên bố trí nhân viên bị nhiễm viêm
gan siêu vi làm việc ở khoa Dinh dưỡng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét sức khỏe cán bộ viên chức bệnh viện Thống Nhất qua kiểm tra định kỳ năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 197
NHẬN XÉT SỨC KHỎE CÁN BỘ VIÊN CHỨC
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT QUA KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM 2010
Nguyễn Vĩnh Phúc*, Nguyễn Đức Công*
TÓM TẮT
Mục đích: Phân loại và đánh giá tình trạng sức khỏe của cán bộ viên chức bệnh viện Thống Nhất để có biện
pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất.
Đối tượng và phương pháp: Toàn thể cán bộ viên chức đang công tác trong năm 2010 được làm xét
nghiệm máu thường quy, X quang tim phổi, điện tim, siêu âm, xét nghiệm viêm gan siêu vi, nước tiểu, phân,
Pap Smear và khám lâm sàng. Sau đó phân loại sức khỏe theo 5 mức độ từ 1-5. Đánh giá tình trạng bệnh tật qua
mức độ phân loại và cơ cấu bệnh.
Kết quả: 27,7% có sức khỏe loại 1; 71,6% có sức khỏe loại 2; 0,7% có sức khỏe loại 3. Không có loại 4 và 5.
8% cán bộ viên chức được phát hiện thêm bệnh qua kiểm tra sức khỏe. Cơ cấu bệnh: thường gặp nhất là rối loạn
lipid máu (46,7%); bệnh về mắt (43,6%) và bệnh phụ nữ (24%). Ngoài ra còn có thể gặp các nhóm bệnh thận
niệu, tiêu hóa, răng, tim mạch, tai mũi họng, đái tháo đường, tuyến giáp, xương khớp, hô hấp, chuyển hóa, ác
tính, bệnh hệ thống.
Kết luận: Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cần thiết giúp phát hiện, đánh giá tình trạng bệnh tật và điều
trị kịp thời.
Từ khóa: Cấu trúc bệnh.
ABSTRACT
COMMENTS OF THE HEALTH OF THONG NHAT HOSPITAL’S STAFF THROUGH PERIODIC
HEALTH EXAMINATION IN 2010
Nguyen Vinh Phuc, Nguyen Duc Cong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 197 - 202
Objective: The aim of our study was to classify and evaluate the health status of Thong Nhat hospital staffs
for the best prevent and treatment methods.
Subjects and method: The entire staffs are working at Thong Nhat hospital were obtained routine blood
test, chest x ray, ECG measurement, ultrasound, immunological tests for hepatitis, urinalysis, stool examination,
Pap smear and clinical examination. Then classified according to five levels of health, from 1 to 5. Evaluate the
health status across levels of disease classification and structural diseases.
Results: 27.7% of examined persons have grad 1 health; 71.6% have grad 2 ; 0.7% have grad 3. No grad 4
and 5. 8% of staffs discovered additional diseases through health checks. Structural disease: most common
dyslipidemia (46.7%); eye disease (43.6%) and female disease (24%). Besides, there are also groups of kysney and
urinary disease, gastrointestinal, dental, cardiovascular, ENT, diabetes, thyroid, bones, joints, respiratory,
metebolic, malignancy, disease systems.
Conclusion: Periodic health examination is needed to help detect and evaluate diseases and timely treatment.
Key words: Structural disease.
*Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Nguyễn Vĩnh Phúc ĐT: 0903862941
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 198
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cơ thể mỗi con người luôn tiềm ẩn
những nguy cơ mắc bệnh. Việc chủ động phát
hiện những bất thường và những trạng thái
bệnh giúp ngăn ngừa và điều trị sớm. Phát hiện
và đánh giá tình trạng sức khỏe cũng giúp phân
công sắp xếp công việc phù hợp. Công tác kiểm
tra sức khỏe (KTSK) hàng năm nhằm có cái nhìn
tổng quát về tình trạng sức khỏe bản thân và
giúp việc quản lý, chăm sóc sức khỏe cán bộ
viên chức (CBVC). Năm 2010 bệnh viện Thống
Nhất đã triển khai KTSK cho toàn thể CBVC,
qua đợt KTSK này chúng tôi tiến hành nghiên
cứu với mục tiêu:
Phân loại sức khỏe và bệnh tật của CBVC
bệnh viện.
Đề nghị những biện pháp phòng ngừa và
điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Toàn thể CBVC đang công tác tại bệnh viện
Thống Nhất trong năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả cắt ngang
Chuẩn bị
Lập danh sách KTSK CBVC của các khoa
phòng.
Lên kế hoạch làm các xét nghiệm và khám
các chuyên khoa cho CBVC từng khoa phòng
theo thời gian, hình thức cuốn chiếu, từ ngày
5/4/2010 đến 24/6/2010.
Thực hiện: làm các xét nghiệm, chẩn đoán
hình ảnh và khám lâm sàng.
Xét nghiệm: Máu (công thức máu, đường, u
rê, creatinin, cholesterol, triglycerid, HDL, LDL,
SGOT, SGPT, GGT), miễn dịch (HbsAg,
HBc/Ab,HBs/Ab, HCV/Ab), nước tiểu 10 thông
số, phân tìm KST đường ruột, phết tế bào cổ tử
cung (Pap’s mear).
Hình ảnh: điện tim, siêu âm bụng tổng quát,
siêu âm tuyến vú đối với giới nữ, chụp X-quang
tim phổi thẳng.
Lâm sàng: khám các chuyên khoa nội tổng
quát, ngoại tổng quát, tai mũi họng, mắt, răng
hàm mặt, phụ khoa.
Phân loại sức khỏe theo tiêu chuẩn phân loại
sức khỏe hàng năm áp dụng cho diện cán bộ
thuộc ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ các
tỉnh, thành phố quản lý.
Sức khỏe loại 1: không có những bệnh tật
ảnh hưởng đến sức khỏe và sức làm việc. Tiêu
chuẩn phụ: trong năm làm việc liên tục, không
nghỉ ốm quá 15 ngày, ≤ 55 tuổi.
Sức khỏe loại 2: không có những bệnh tật
ảnh hưởng đến sức khỏe và sức làm việc, có thể
có một vài bệnh mạn tính nhưng chưa có biến
chứng. Tiêu chuẩn phụ: trong năm nghỉ ốm
không quá 20 ngày, ≤ 60 tuổi.
Sức khỏe loại 3: có một số bệnh cần được
theo dõi, điều trị, các bệnh có thể xảy ra biến
chứng nặng, đột ngột, các bệnh đã ảnh hưởng
đến sức khỏe và sức làm việc cần được theo dõi,
quản lý chặt chẽ. Tiêu chuẩn phụ: trong năm
nghỉ ốm khoảng 40 ngày, ≤ 65 tuổi.
Sức khỏe loại 4: có các bệnh đã ảnh hưởng rõ
rệt đến sức khỏe và sức làm việc phải được theo
dõi, điều trị và quản lý chặt chẽ, bệnh nặng đang
tiến triển hoặc đã ổn định nhưng để lại di
chứng. Tiêu chuẩn phụ: thời gian nghỉ ốm trong
năm từ 60 ngày trở lên.
Sức khỏe loại 5: bệnh nặng, khó phục hồi
hoặc không còn khả năng điều trị, dễ có đợt đột
biến nguy hiểm, không còn khả năng lao động
hoặc sinh hoạt bình thường.
Tổng hợp số liệu, phân tích thống kê.
KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT
Đặc điểm CBVC
Bảng 1: Đặc điểm chung
Tổng số CBVC bệnh viện: 1044
Số người không KTSK (%): 153 (14,7)
Số người được KTSK (%): 891 (85,3)
Tuổi trung bình (khoảng tuổi): 37,7± 9,8 (19-60 tuổi)
Nữ (%): 625 (70,1)
Nam (%): 266 (29,9)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 199
Trong tổng số 1044 CBVC của bệnh viện
có 891 người được KTSK (chiếm 85,3%); 153
người không KTSK có lý do (chiếm 14,7%).
Thống kê số người được KTSK thấy tuổi của
CBVC còn khá trẻ, trung bình 37,7 tuổi. Giới
nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn giới nam: 625 Nữ
(70,1%) so với 266 Nam (29,9%) phù hợp với
đặc điểm ngành nghề y tế.
Phân loại sức khỏe
Bảng 2: Phân loại sức khỏe CBVC
Loại sức khỏe Số người Tỉ lệ %
Loại 1 247 27,7
Loại 2 638 71,6
Loại 3 6 0,7
Loại 4 0 0
Loại 5 0 0
TỔNG CỘNG 891 100
Đa số CBVC có sức khỏe loại 2 (71,6%), tỉ lệ
sức khỏe loại 1 ít hơn (27,7%). không có loại 4 và
loại 5. Như vậy đa số CBVC không có những
bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe và sức làm
việc hoặc chỉ có một vài bệnh mạn tính chưa có
biến chứng. Tuy không có loại 3 và 4 nhưng
cũng cần quản lý, tư vấn điều trị và tư vấn giám
định sức khỏe nếu có đối với đối tượng sức khỏe
loại 1, 2 và 3 để giảm thiểu nguy cơ chuyển sang
loại sức khỏe 4 và 5.
Có 6 người được phân loại 3 (0,7%), cần
được theo dõi, điều trị, có thể có biến chứng
nặng, hoặc đã ảnh hưởng đến sức khỏe và sức
làm việc, gồm: suy tim, hở 2 lá/ tăng HA, u xơ
tử cung, sỏi gan (P); sau ghép thận, cận thị,
mất răng; rối loạn chuyển hóa lipid, gan
nhiễm mỡ, sỏi túi mật, sỏi thận (P), lão thị,
TBMMN cũ; bạch cầu mạn dòng tủy, rối loạn
chuyển hóa lipid, gan nhiễm mỡ, theo dõi đái
tháo đường típ 2; K buồng trứng đã mổ, rối
loạn chuyển hóa lipid, glaucom; sau thay van
2 lá, rối loạn chuyển hóa lipid.
Cơ cấu bệnh mắc phải:
Bảng 3: Tỉ lệ CBVC có bệnh và số bệnh mắc phải
Số người được KTSK không thấy có bệnh (%): 251 (28,2)
Số người được KTSK thấy có bệnh (%): 640 (71,8)
Đã có bệnh từ trước (%): 589 (92)
Mới phát hiện bệnh (%): 51 (8)
1 bệnh (%): 356 (55,6)
2 bệnh (%): 210 (32,8)
3 bệnh (%): 64 (10)
Số bệnh mỗi
CBVC mắc
phải:
4 bệnh (%): 10 (1,6)
Số CBVC có bệnh là 640 người (71,8%),
không có bệnh là 251 người (28,2%). Kết quả cho
thấy người làm công tác y tế chăm sóc sức khỏe
cho người khác cũng có thể có bệnh tật, cần tự
theo dõi và chăm sóc.
Trong 640 người có bệnh thấy 589 người đã
mắc bệnh (92%) và 51 người mới phát hiện bệnh
(8%). Các bệnh mới phát hiện tuy không hiểm
nghèo nhưng qua đó giúp cho các đối tượng
này tự theo dõi, tiến hành điều trị, đặc biệt
những bệnh cấp tính cần khám thêm chuyên
khoa và điều trị sớm. Các bệnh mới phát hiện là:
rối loạn chuyển hóa lipid, thiếu máu, nang
tuyến vú, thay đổi sợi bọc tuyến vú, sỏi thận, sỏi
túi mật, tật khúc xạ, mất răng, nhịp xoang không
đều, block nhánh phải không hoàn toàn, rối loạn
tái cực sớm, nhân giáp, lao phổi mới BK(+), đái
tháo đường, tăng huyết áp, viêm kết mạc mắt,
viêm họng mạn.
Tỉ lệ người mắc 1 bệnh chiếm hơn nửa số
người có bệnh (55,6%); người mắc 2 bệnh chiếm
1/3. Tỉ lệ % tích lũy của số người mắc 1 và 2
bệnh đã chiếm tới 88,4% số người có bệnh cho
thấy cần thiết phải có biện pháp phòng ngừa và
điều trị để giảm tần suất bệnh trong nhóm người
này. Số người mắc 3 hoặc 4 bệnh chiếm tỉ lệ ít
hơn theo thứ tự 10% và 1,6%. Không thấy có mối
liên hệ nào giữa số bệnh của mỗi người với mức
độ phân loại sức khỏe của người đó (p = 0,000;
χ2 = 32,9; Cramer’s V = 0,160).
Tỉ lệ các nhóm bệnh
Bảng 4: Tỉ lệ các nhóm bệnh
Nhóm bệnh Số người Tỉ lệ %
Rối loạn Lipid máu 299 46,7
Bệnh về mắt (lão thị, cận thị, tật khúc xạ,
đục thủy tinh thể, glaucom, viêm kết
mạc, khô mắt, mộng thịt, chắp, lé ngoài)
279 43,6
Bệnh phụ khoa (thay đổi sợi bọc tuyến
vú, u xơ TC, nang vú, nang phần phụ,
viêm CTC, polyp CTC, viêm âm đạo cấp)
154 24
Bệnh tiết niệu (sỏi thận, thận trướng
nước, thận (P) lạc chỗ, angiomyolipoma
thận (P), phì đại TLT)
66 10,3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 200
Nhóm bệnh Số người Tỉ lệ %
Bệnh tiêu hóa (sỏi túi mật, hội chứng tắc
mật, viêm loét DDTT, viêm gan mạn, trĩ)
43 6,7
Bệnh về răng (mất 1 hoặc nhiều răng) 42 6,6
Thiếu máu 38 5,9
Bệnh tim mạch (tăng HA,suy tim,hở 2 lá,
nhịp xoang không đều, nhịp xoang chậm,
block nhánh (P) không hoàn toàn,block
AV độ I, ngoại tâm thu thất, rối loạn tái
cục sớm, suy van TM)
33 5,2
Tai mũi họng (viêm tai giữa, vẹo vách
ngăn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn,
viêm a-mi-dan mạn, viêm họng mạn)
15 2,3
Bệnh nhiễm (VGSV B mạn, VGSV C, lao
phổi)
14 2,2
Đái tháo đường típ 2 9 1,4
Bệnh tuyến giáp (bướu giáp keo, bướu
giáp nhân, cường giáp)
8 1,3
Bệnh xương khớp (thoái hóa khớp, thoát
vị đĩa đệm)
5 0,8
Bệnh hô hấp (hen phế quản, viêm phế
quản)
4 0,6
Bệnh chuyển hóa acid uric (tăng acid
uric, gout)
3 0,5
Bệnh ác tính (K vú, bạch cầu mạn dòng
tủy)
2 0,3
Bệnh hệ thống (lupus đỏ) 1 0,2
Trong 640 người có bệnh chúng tôi thấy tỉ lệ
các nhóm bệnh mắc nhiều nhất theo thứ tự là:
rối loạn lipid máu (46,7%); các bệnh về mắt
(43,6%); các bệnh phụ khoa (24%). Các nhóm
bệnh khác chiếm tỉ lệ ít hơn.
Rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ thường
gặp nhất của bệnh động mạch vành. Nghiên cứu
Framingham nêu rõ sự tương quan giữa
Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C và
Triglycerid với bệnh động mạch vành. Dựa vào
tiêu chuẩn phân loại rối loạn lipid máu của
NCEP-ATPIII chúng tôi thấy tỉ lệ rối loạn lipid
máu trong CBVC cao so với tuổi trung bình khá
trẻ là vấn đề đáng báo động. Tỉ lệ này cao hơn
nhiều so với tỉ lệ rối loạn lipid máu là 15,5%
trong nghiên cứu của Ngô Thị Giang với 64
bệnh nhân, tuổi từ 35-92(1). Theo PGS.TS Trương
Quang Bình, ở tuổi 40 bắt đầu có rối loạn lipid
máu, đỉnh điểm ở tuổi 50-59, sau đó giảm dần.
Chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát các bệnh lý
liên quan với rối loạn lipid máu nhưng theo
Trần Thị Mỹ Liên: tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh
nhân bệnh động mạch vành chiếm 87,5%(5); ở
bệnh nhân tăng huyết áp là 78,8%(5). Còn theo
Nguyễn Đào Dũng(2) thì rối loạn lipid máu ở
người có bệnh tim mạch chiếm 75,7%, không có
sự khác biệt về giới, gặp ở mọi lứa tuổi từ 30-90
tuổi, ở người bệnh tim mạch có thêm bệnh đái
tháo đường thì tỉ lệ rối loạn lipid máu rất cao,
chiếm 86,25%. Cũng theo Paul M.Ridker, gánh
nặng nguy cơ bệnh mạch vành bắt đầu ở người
trẻ trưởng thành(3). Do đó những đối tượng
CBVC có rối loạn lipid máu cần phải có chế độ
theo dõi kiểm tra nhóm mỡ, ăn uống, tập luyện
và điều trị hợp lý.
Tỉ lệ các bệnh về mắt
Bảng 5: Tỉ lệ các bệnh trong nhóm bệnh về mắt
BỆNH MẮT SỐ NGƯỜI TỈ LỆ %
Lão thị 151 54
Cận thị 94 34
Tật khúc xạ 67 24
Đục thủy tinh thể 13 4,7
Thường gặp nhất là lão thị (54%) trong khi
tuổi đời trung bình khá trẻ (37,69 tuổi). Chúng
tôi phân tích thấy tuổi bị lão thị tập trung ở
nhóm tuổi từ 51 trở lên. Cận thị chiếm vị trí thứ
2 (34%); tật khúc xạ chiếm 24%; đục thủy tinh
thể chiếm 4,7%.
Tỉ lệ các bệnh phụ khoa
Bảng 6: Tỉ lệ các bệnh trong nhóm bệnh phụ khoa
BỆNH PHỤ KHOA SỐ NGƯỜI TỈ LỆ %
Thay đổi sợi bọc tuyến vú 40 26
Nhân, U xơ tử cung 37 24
Nang vú 36 23
Nang phần phụ 23 15
Viêm cổ tử cung 11 7
Polyp cổ tử cung 1 0,6
Với tỉ lệ CBVC nữ của bệnh viện chiếm
70,1% và nhóm bệnh phụ khoa đứng hàng thứ 3
trong cơ cấu bệnh đòi hỏi cần phải quan tâm
theo dõi KTSK cho lực lượng nữ này. Các bệnh
hay gặp chủ yếu là: thay đổi sợi bọc tuyến vú
(26%), nhân hoặc u xơ tử cung (24%) và nang vú
(23%) theo thứ tự. Nang phần phụ, viêm cổ tử
cung, polyp cổ tử cung chiếm tỉ lệ ít hơn. Chúng
tôi cho rằng tỉ lệ thường gặp của bệnh lý thay
đổi sợi bọc tuyến vú, nhân hoặc u xơ tử cung,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 201
nang vú phù hợp với lứa tuổi của CBVC nữ
(trên 30 tuổi) và tỉ lệ ít gặp của viêm cổ tử cung,
polyp cổ tử cung do bệnh lý này thường gặp ở
lứa tuổi trẻ hơn (dưới 30 tuổi).
Mối liên hệ giữa bệnh nhiễm với đơn vị
công tác
Bảng 7: Số CBVC có HBsAg (+) hoặc HCV/Ab (+)
Tổng số người có HBsAg (+): 39
Số người có HBsAg (+) theo từng đơn vị:
- YHCT, TTTM, Ngoại TQ, B2, B1, CNK,
SH, HH, VS, PHCN, KBB, CĐT, phòng
ĐD, 2B:
0
- Dinh dưỡng, Căn tin, A3, TH-UB, A1,
TM, HSTC-CĐ, CĐHA, TDCN, KBA,
TCCB, KHTH, TCKT, TBYT, Dược, GPB:
1
- Nội thận, A2, B3, TMH, CTCH, CC,
BVCTNB:
2
- TK, GMHS, HCQT: 3
P=0,851
χ?2=29,9
Tổng số người có HCV/Ab (+): 12
Số người có HCV/Ab (+) theo từng đơn vị:
- Căn tin, YHCT, Nội thận, A2, TM,
TTTM, TK, Ngoại TQ, TMH, CTCH, B2,
B1, HSTC-CĐ, CC, CNK, SH, HH, VS,
CĐHA, TDCN, PHCN, KBA, KBB, TCCB,
CĐT, phòng ĐD, BVCTNB, KHTH, TCKT,
2B, GPB:
0
- Dinh dưỡng, A3, TH-UB, A1, B3,
GMHS, Dược:
1
- TBYT: 2
- HCQT: 3
P=0,132
χ2=48,9
Chúng tôi không thấy có mối liên hệ nào
(p = 0,851) giữa tỉ lệ CBVC có HBsAg (+) với
đơn vị đang công tác, ngay cả ở đơn vị được
cho là dễ lây nhiễm nhất như khoa A3, Nội
thận lọc máu, Hồi sức cấp cứu. Có 39 người
HBsAg (+) chiếm 4,4% trong tổng số 891
người được KTSK. Tuy nhiên không xác định
được những người này là người lành mang
trùng hay có bệnh viêm gan siêu vi B do
không đủ dữ liệu để kết luận. Tương tự, cũng
thấy không có mối liên hệ (p = 0,851) giữa tỉ lệ
CBVC có HCV/Ab (+) với nơi đang công tác.
Có 12 người HCV/Ab(+) chiếm 1,3% trong 891
người được KTSK. Những người này được
chẩn đoán là viêm gan siêu vi C. Tuy nhiên
chúng tôi cũng chưa đánh giá đầy đủ được
mức độ tiến triển lâm sàng và yêu cầu can
thiệp điều trị. Theo Trần Quốc Hùng(4) thấy tỉ
lệ nhiễm viêm gan siêu vi B là 7,4%, nhiễm
viêm gan siêu vi C là 2,7% khi nghiên cứu 902
CBVC bệnh viện Thống Nhất, tuổi từ 19 - 60
được kiểm tra sức khỏe năm 2004. Tỉ lệ nhiễm
của chúng tôi thấp hơn nhưng nghiên cứu của
Trần Quốc Hùng cũng cùng nhận xét là không
có sự khác biệt giữa các nhóm (xếp theo nguy
cơ nhiễm của các khoa phòng) về tỉ lệ nhiễm
viêm gan siêu vi B, C.
Có 2 trường hợp đồng nhiễm HBsAg và
viêm gan siêu vi C của đơn vị khoa Dinh dưỡng
và phòng Trang thiết bị y tế. 2 trường hợp này
có xét nghiệm men gan bình thường, cần theo
dõi và phân công công việc hợp lý.
Về vấn đề chích ngừa viêm gan siêu vi: tuy
không thấy có mối liên quan giữa tỉ lệ nhiễm
bệnh với vị trí công tác nhưng nguy cơ lây
nhiễm vẫn có thể xảy ra trong môi trường bệnh
viện. Do đó mọi người phải có ý thức thực hiện
nghiêm chỉnh các quy trình kỹ thuật đễ tránh lây
nhiễm. Cũng cần xem xét lại việc chích ngừa
viêm gan siêu vi cho nhóm đối tượng có nguy
cơ lây nhiễm cao.
KẾT LUẬN
Phân loại sức khỏe và cơ cấu bệnh
Qua KTSK 891 CBVC bệnh viện Thống Nhất
năm 2010 chúng tôi thấy
70,1% là nữ, 29,9% là nam, tuổi trung bình
37,7 tuổi.
Đa số CBVC có sức khỏe loại 2 (chiếm
71,6%), không có loại 4 và 5.
71,8% CBVC có bệnh, đa số mắc 1 và 2 bệnh.
Có 8% được phát hiện ra bệnh mới.
Các nhóm bệnh thường gặp nhất là rối loạn
lipid (46,7%), mắt (43,6%), phụ khoa (24%);
ngoài ra còn gặp các nhóm bệnh thận niệu, tiêu
hóa, răng, thiếu máu, tim mạch, tai mũi họng,
nhiễm, đái tháo đường, tuyến giáp, xương khớp,
hô hấp, chuyển hóa, ác tính, bệnh hệ thống.
Không có mối liên quan giữa bệnh viêm gan
siêu vi với nơi đang công tác; có 1 trường hợp
đồng nhiễm HBsAg và viêm gan siêu vi C ở
khoa dinh dưỡng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 202
Đề nghị
Do đa số CBVC có mắc bệnh 1 hoặc 2 bệnh,
trong khi tuổi trung bình còn khá trẻ nên tiếp
tục có kế hoạch KTSK cho CBVC hàng năm để
đánh giá phân loại tình trạng sức khỏe giúp mỗi
người chủ động theo dõi chăm sóc sức khỏe bản
thân, giảm thời gian phải nằm viện và được
phân công sắp xếp công việc hợp lý.
Những đối tượng đã mắc bệnh hay mới phát
hiện bệnh cần được quan tâm theo dõi, tư vấn
chuyên khoa và điều trị theo danh sách gửi về
từng khoa, phòng.
Cảnh báo tình trạng bệnh rối loạn lipid trong
CBVC và lưu ý các bệnh lý phụ khoa trong giới
nữ để nâng cao ý thức phòng ngừa.
Chích ngừa viêm gan siêu vi không là biện
pháp bắt buộc. Chỉ nên xem xét chích ngừa
cho 1 số đơn vị có nguy cơ lây nhiễm cao nếu
có điều kiện.
Không nên bố trí nhân viên bị nhiễm viêm
gan siêu vi làm việc ở khoa Dinh dưỡng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thị Giang (2006): Tổng kết tình hình rối loạn mỡ máu, tăng
huyết áp và đái tháo đường tại khoa khám bệnh theo yêu cầu, Kỷ yếu
công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Thống Nhất năm
2006, trang 289-290.
2. Nguyễn Đào Dũng, Lê Quý Phúc, Võ Văn Lượng (2006): Khảo
sát rối loạn lipid máu ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, Kỷ yếu tóm
tắt báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học tim mạch toàn quốc lần
thứ XI năm 2006, trang 63.
3. Ridker PM., Libby P (2005): Risk factors for atherothrombotic diseas,
Heart disease, 7th edition, 939-954.
4. Trần Quốc Hùng (2004): Tình hình nhiễm viêm gan siêu vi B, C và
đáp ứng miễn dịch với viêm gan siêu vi B trong cán bộ công chức
bệnh viện Thống Nhất năm 2004, Kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học bệnh viện Thống Nhất năm 2004, trang 619-628.
5. Trần Thị Mỹ Liên (2003): Rối loạn lipid máu và bệnh động mạch
vành ở người có tuổi tại bệnh viện Thống Nhất, Kỷ yếu công trình
nghiên cứu khoa học bệnh viện Thống Nhất năm 2003, trang 65-
80.
6. Trương Hồng thái (2009): Tỉ lệ và đặc điểm rối loạn lipid máu ở
bệnh nhân tăng huyết áp, Luận văn chuyên khoa cấp II, năm 2009.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_suc_khoe_can_bo_vien_chuc_benh_vien_thong_nhat_qua.pdf