Nhận xét về thể lực và thành phần Lipoprotein – huyết của sinh viên khoa y trong năm học 2009 – 2010

Phân tích các kết quả cho thấy nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của L.X.Trường, B.Đ.Lịch, N.T.Trầm về nồng độ HDL-C ở nhóm thừa cân và nhóm chứng của sinh viên. Các kết quả nghiên cứu cũa P.T.Mai trên bệnh nhân (gộp chung cả nam, nữ), nồng độ HDL-C tuy có khác nhau nhưng sự khác biệt không nhiều. Nữ có nồng độ HDL-C bình thường cao hơn nam giới. Gan nhiễm mỡ chiếm 87% trên nhóm sinh viên thừa cân có tăng lipoprotein huyết.Gan nhiễm mỡ trên các sinh viên có tăng lipid máu: CTP tăng ở nữ nhiều hơn nam (53.8% so với 46.2%), ngược lại TG tăng ở nam nhiều hơn nữ (62.4% so với 37.6%). Có 20% (6/30) sinh viên không thừa cân nhưng siêu âm có gan nhiễm mỡ. Trong 6 trường hợp này, chúng tôi có định lượng lipoprotein máu và 4/6 trường hợp này có lipoprotein máu tăng. Theo nghiên cứu của L.X.Trường, P.T.Mai (13): 90% bệnh nhân rối loạn lipid máu có gan nhiễm mỡ, trong đó tăng lipid hỗn hợp là chủ yếu (CTP, TG, LDL-C giảm, HDL-C tăng).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét về thể lực và thành phần Lipoprotein – huyết của sinh viên khoa y trong năm học 2009 – 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 16 NHẬN XÉT VỀ THỂ LỰC VÀ THÀNH PHẦN LIPOPROTEIN – HUYẾT CỦA SINH VIÊN KHOA Y TRONG NĂM HỌC 2009 – 2010 Lâm Thùy Như*, Bùi Thị Hồng Châu*, Lê Xuân Trường*, Phạm Hữu Vàng** TÓM TẮT Mở đầu: Thừa cân / béo phì (TC/BP) đã trở thành một bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới, tỷ lệ ngày càng tăng, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem xét như là một nạn dịch toàn cầu. Tốc độ phổ biến của bệnh hiện nay có mối liên quan đối với các bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid Mục tiêu: Khảo sát sơ bộ về tình trạng thể lực của sinh viên khoa y năm học 2009 – 2010 và thành phần lipoprotein huyết trên một số sinh viên thừa cân cũng như gan nhiễm mỡ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chọn caùc sinh vieân Khoa Y, Ñaïi hoïc Y Döôïc TP.HCM gồm Y2003, Y2008 và Y2009. Kết quả: Chiều cao và cân nặng trung bình của sinh viên Y2003 (n=258) lần lượt là 161,01  8,85 cm và 56,7  11,44 kg. Chiều cao và cân nặng trung bình của sinh viên Y2008 (n=409) lần lượt là 162,89  7,73 cm và 54,88  10,02 kg. Chiều cao và cân nặng trung bình của sinh viên Y2009 (n=332) lần lượt là 162,82  7,68 cm và 55,24  9,42 kg. Tỉ lệ (%) tình trạng thừa cân (nam có BMI ≥ 24, nữ có BMI ≥ 23) của sinh viên Y2003, Y2008 và Y2009 lần lượt là 21,3%; 10,8% và 12,3%. Noàng ñoä cholesterol toaøn phaàn (CTP) ở nam và nữ trong nhoùm chứng (n=65) lần lượt là 169 ± 17 mg/dL và 161 ± 30 mg/dL, trong nhóm thừa cân (n=62) là 203 ± 52 mg/dL và184 ± 31 mg/dL. Noàng ñoä triglycerid ở nam và nữ trong nhoùm chứng lần lượt là 108 ± 29 mg/dL và 98 ± 21 mg/dL, trong nhóm thừa cân là 197 ± 69 mg/dL và 159 ± 66 mg/dL. Noàng ñoä HDL-C ở nam và nữ trong nhoùm chứng lần lượt là 48,0 ± 8,5 mg/dL và 60,0 ± 12,0 mg/dL, trong nhóm thừa cân là 45,0 ± 8,1 mg/dL và 45,0 ± 7,4 mg/dL. Noàng ñoä LDL-C ở nam và nữ trong nhoùm chứng lần lượt là 102 ± 10 mg/dL và 97 ± 22 mg/dL, trong nhóm thừa cân là 112 ± 31 mg/dL và 92 ± 20 mg/dL. Gan nhiễm mỡ chiếm 87% trên nhóm sinh viên thừa cân có tăng lipoprotein huyết. Kết luận: Tỉ lệ thừa cân/béo phì ngày càng tăng. Nồng độ cholesterol toàn phần và triglycerid huyết tăng ở nhóm thừa cân. Tỉ lệ gan nhiễm mỡ tăng trên nhóm thừa cân có tăng lipoprotein huyết. Từ khóa: Thừa cân/béo phì, BMI (Thừa cân/béo phì: là hậu quả của việc mất cân đối trong dinh dưỡng và vận động. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng này). ABSTRACT CONSIDERATION ON PHYSICAL STRENGTH AND LIPOPROTEINEMIA OF MEDICAL STUDENTS 2009- 2010 Lam Thuy Nhu, Bui Thi Hong Chau, Le Xuan Truong, Pham Huu Vang * Y Hoc TP Ho Chi Minh* Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 16 - 22 * Bộ môn Hóa sinh Đại học Y Dược TP Hồ Chí MInh ** Bác sĩ đa khoa khóa 2004 Địa chỉ liên hệ: ThS. Lê Xuân Trường ĐT: 01269872057 Email: lxtruong57@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Khoa học Cơ bản 17 Background: Overweight or obesity is a popular disease in the world, and WHO considers it as the worldwide endemic. The increasing speed of this disease has a relation to hypertension, coronary artery disease, diabetes, dyslipidemia Objective: To primarily investigate on physical state of medical students 2009 – 2010 and lipoproteinemia, on overweight students as well as fatty liver. Method: Cross-sectional descriptive on medical students school year 2003, 2008 and 2009, at University of Medicine and Pharmacy Ho Chi Minh city. Results: Mean height and weight of students course 2003 (n=258) was 161.01  8.85 cm and 56.7  11.44 kg. Mean height and weight of students course 2008 (n=409) was 162.89  7.73 cm and 54.88  10.02 kg. Mean height and weight of students course 2009 (n=332) was 162.82  7.68 cm and 55.24  9.42 kg. Prevalence of overweight (BMI for male ≥ 24, for female ≥ 23) of students course 2003, 2008 and 2009 were 21.3%; 10.8% and 12.3%. Mean total cholesterol concentration in control group (n=65) for male, female was 169 ± 17 mg/dL and 161 ± 30 mg/dL, of overweight group (n=62) for male, female was 203 ± 52 mg/dL and 184 ± 31 mg/dL. Mean triglyceride concentration of control group for male, female was 108 ± 29 mg/dL and 98 ± 21 mg/dL, of overweight group for male, female was 197 ± 69 mg/dL and 159 ± 66 mg/dL. Mean HDL-C concentration of control group for male, female was 48.0 ± 8.5 mg/dL and 60.0 ± 12.0 mg/dL, of overweight group for male, female was 45.0 ± 8.1 mg/dL and 45.0 ± 7.4 mg/dL. Mean LDL- C concentration of control group for male, female was 102 ± 10 mg/dL and 97 ± 22 mg/dL, of overweight group for male, female was 112 ± 31 mg/dL and 92 ± 20 mg/dL. Fatty liver has 87% in the group of overweight students who have increased lipoproteinemia. Conclusion:The height of medical students becomes increasing. The prevalence of overweight / obesity becomes increasing also. Blood total cholesterol and triglyceride concentration increase in overweight group. The prevalence of fatty liver is high in the group of overweight students who have increased lipoproteinemia. Keywords: Overweight / obesity, Body Mass Index – BMI. ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy, béo. Thừa cân/ béo phì (TC/BP) đóng vai trò làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, do đó xã hội cần quan tâm nhiều đến TC/BP. Tốc độ phổ biến của bệnh hiện nay có mối liên quan đối với các bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid Hiện nay tình hình TC/BP đang tǎng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Ở Việt Nam tỷ lệ TC/BP khoảng 4% ở Hà Nội (1995) và Thành phố Hồ Chí Minh (2000); 10,7% ở lứa tuổi 15-49 v 21,9% ở lứa tuổi 40- 49. Tỷ lệ béo phì ở trẻ học sinh tiểu học Hà Nội l 4,2% (1996) và 12,2% ở Thành phố Hồ Chí Minh (1997)(1). Nhằm mục đích đánh giá sơ bộ về thể lực của sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này trên các sinh viên năm thứ nhất (khóa 2009), năm thứ hai (khóa 2008) và năm thứ sáu (khóa 2003). MỤC TIÊU Khảo sát sơ bộ về tình trạng thể lực của sinh viên khoa y năm học 2009 – 2010 và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 18 thành phần lipoprotein huyết trên một số sinh viên thừa cân cũng như gan nhiễm mỡ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các sinh viên Khoa Y (n=999), Đại học Y Dược TP.HCM, gồm: Y2003 (n=258), Y2008 (n=409) và Y2009 (n=332) trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 7/2010. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thực hiện các chỉ số nghiên cứu sau: + Đo chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) : qua chiều cao, cân nặng của sinh viên để xác định tình trạng bình thường, thừa cân (mập, béo phì). Bảng 1: Chỉ số khối cơ thể Bình thường Thừa cân Béo phì Nam BMI < 24 24<BMI < 30 BMI ≥ 30 Nữ BMI <23 23 < BMI < 29 BMI ≥ 29 + Định lượng lipoprotein huyết trên 2 nhóm sinh viên: nhóm chứng (BMI bình thường): 65 người, trong đó nam: 35 người, nữ: 30 người. Nhóm thừa cân (BMI thừa cân, béo phì): 62 người, trong đó nam : 42 người, nữ: 20 người. Lấy máu vào lúc sáng sớm, chưa ăn, cách bữa ăn chiều tối khoảng 10 giờ, các xét nghiệm được thực hiện trên huyết tương tươi (chống đông bằng heparin) bao gồm định lượng cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol. Tất cả các thành phần lipoprotein trên được định lượng trên máy sinh hóa lâm sàng bán tự động hiệu RA-50 của hãng Bayer Diagnostics. Hóa chất của hãng Human. Bảng 2: Giá trị bình thường của các thành phần lipoprotein huyết Tên xét nghiệm Giá trị bình thường Cholesterol toàn phần (CTP) < 200 mg/dl Triglycerid (TG) < 150 mg/dl LDL-Cholesterol (LDL-C) < 130 mg/dl HDL-Cholesterol (HDL-C) Nam>35 mg/dl; Nữ > 45 mg/dl + Siêu âm: siêu âm gan trên một số sinh viên ở nhóm chứng (BMI bình thường) và nhóm thừa cân (BMI thừa cân, béo phì) có rối loạn lipoprotein huyết. Được chẩn đoán gan nhiễm mỡ bằng siêu âm dựa trên các tiêu chuẩn sau:  Cấu trúc mạch máu mỡ  Echo gan dày  Giảm âm vùng thấp  Gan to Bốn tiêu chuẩn trên là quyết định cho chẩn đoán gan nhiễm mỡ. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Chiều cao, cân nặng của sinh viên Chiều cao và cân nặng của sinh viên năm thứ sáu (Y2003) Bảng 4: Chiều cao và cân nặng trung bình của sinh viên Y2003 Nam Nữ p Chiều cao (cm) 167,31 5,68 153,16 4,94 < 0,001 Cân nặng (kg) 64,07  9,88 47,53  4,52 < 0,001 So với nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2001- 2002 (1) thì chiều cao của sinh viên Khoa Y năm thứ sáu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (167,31 cm so với 163 cm ở nam và 153,16 cm so với 152 cm ở nữ). So với nghiên cứu của Lê Xuân Trường năm 2005 (4) thì chiều cao ở nam sinh viên của chúng tôi cao hơn (167,31 cm so với 164,69 cm), nhưng ở nhóm nữ sinh viên thì tương tự (153,16 cm so với 153,61 cm). Chiều cao và cân nặng của sinh viên năm thứ hai (Y2008) Bảng 5: Chiều cao và cân nặng trung bình của sinh viên Y2008 Nam Nữ p Chiều cao (cm) 167,43 5,16 155,54 5,09 < 0,001 Cân nặng (kg) 58,83  9,93 48,48  6,08 < 0,001 So với nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2001- 2002 (1) thì chiều cao của sinh viên Khoa Y năm thứ hai trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (167,43 cm so với 163 cm ở nam và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Khoa học Cơ bản 19 155,54 cm so với 152 cm ở nữ). So với nghiên cứu của Lê Xuân Trường năm 2005(4) thì chiều cao ở nam và nữ sinh viên của chúng tôi cao hơn (ở nam: 167,43 cm so với 164,69 cm và ở nhóm nữ:155,54 cm so với 153,61 cm). Chiều cao và cân nặng của sinh viên năm thứ nhất (Y2009) Bảng 6: Chiều cao và cân nặng trung bình của sinh viên Y2009 Nam Nữ p Chiều cao (cm) 167,07 5,54 156,46 5,81 < 0,001 Cân nặng (kg) 58,45  9,37 50,43  7,20 < 0,001 So với nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2001- 2002(1) thì chiều cao của sinh viên Khoa Y năm thứ nhất trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (167,07 cm so với 163 cm ở nam và 156,46 cm so với 152 cm ở nữ). So với nghiên cứu của Lê Xuân Trường năm 2005(4) thì chiều cao ở nam và nữ sinh viên của chúng tôi cao hơn (ở nam: 167,07 cm so với 164,69 cm, ở nữ: 156,46 cm so với 153,61 cm). Chiều cao và cân nặng trung bình của sinh viên 3 khối Bảng 7: Chiều cao và cân nặng trung bình của mẫu nghiên cứu ( n=999) Nam Nữ p Chiều cao (cm) 167,28 5,41 155,16 5,45 < 0,001 Cân nặng (kg) 59,96  9,99 48,85  6,19 < 0,001 So với nghiên cứu trước đây gần 10 năm của Bộ Y tế và 5 năm của Lê Xuân Trường thì nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chiều cao của nam và nữ sinh viên ngày nay có tăng cao hơn các nghiên cứu trước. Các nghiên cứu trên cho thấy chiều cao của thanh niên Việt Nam tăng cao hơn trong những năm qua. Điều này cũng phù hợp với sự phát triển của kinh tế gia đình và kinh tế đất nước ở những năm gần đây. Tình trạng thừa cân (mập, béo phì) trong sinh viên Bảng 8: Tỉ lệ (%) tình trạng thừa cân của sinh viên Y2003 Nam Nữ BMI <24 24 - <30 ≥ 30 <23 23 - <29 ≥ 29 Nam Nữ Số lượng 93 44 6 110 5 0 Tỉ lệ % 65,,0 30,8 4,2 95,7 4,3 0 Ở nam sinh viên, tỷ lệ thừa cân là 35%, trong đó tỷ lệ mập là 30,8%, béo phì là 4,2%. Ở nữ sinh viên, chỉ có thừa cân với tỷ lệ mập là 4,3%, không có béo phì. Bảng 9: Tỉ lệ (%) tình trạng thừa cân của sinh viên Y2008 Nam Nữ BMI <24 24 - <30 ≥ 30 <23 23 - <29 ≥ 29 Số lượng 219 29 5 146 10 0 Tỉ lệ % 86,6 11,5 2,0 93,6 6,4 0 Ở nam sinh viên, tỷ lệ thừa cân là 13,5%, trong đó tỷ lệ mập là 11,5%, béo phì là 2%. Ở nữ sinh viên, chỉ có thừa cân với tỷ lệ mập là 6,4%, không có béo phì . Bảng 10: Tỉ lệ (%) tình trạng thừa cân của sinh viên Y2009 Nam Nữ BMI <24 24 - <30 ≥ 30 <23 23 - <29 ≥ 29 Số lượng 171 26 2 120 13 0 Tỉ lệ % 85,9 13,1 1,0 90,2 9,8 0 Ở nam sinh viên, tỷ lệ thừa cân là 14,1%, trong đó tỷ lệ mập là 13,1%, béo phì là 1%. Ở nữ sinh viên, chỉ có thừa cân với tỷ lệ mập là 9,8%, không có béo phì. Bảng 11: Tỉ lệ (%) tình trạng thừa cân của mẫu nghiên cứu (n=999) Nam Nữ BMI <24 24 - <30 ≥ 30 <23 23 - <29 ≥ 29 Số lượng 483 99 13 376 28 0 Tỉ lệ % 81,2 16,6 2,2 93,1 6,9 0 Tỷ lệ thừa cân ở nam sinh viên là 18,8% (trong đó 16,6% là mập, có 2,2% là béo phì). Tỷ lệ thừa cân ở nữ sinh viên là 6,9%, chỉ có mập, không gặp trường hợp nào béo phì. Trong sinh viên 3 khối, tỷ lệ thừa cân (mập, béo phì) ở nam sinh viên Y6 cao hơn nam sinh viên Y2 và Y1. Tỷ lệ béo phì duy nhất chỉ gặp ở nam sinh viên. Theo một số nghiên cứu, viện dinh dưỡng (14): Số học sinh thừa cân ở TP.HCM là 16,1%, cao nhất nước, cao hơn Hà Nội 1,5 lần; hơn Hải Phòng 3 lần. L.X.Trường, B.Đ.Lịch, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 20 N.T.Trầm(4): Tỷ lệ thừa cân ở nam là 13,35%, và nữ là 6,13%. D.Thu(2): Trẻ em thừa cân, béo phì tăng 6,2 lần. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu do Bộ Y tế, Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc và Tổng cục thống kê phối hợp thực hiện: tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em và phụ nữ năm 2009 đều tăng so với năm 2000. Trong đó, thừa cân và béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi tăng 6,2 lần. Dù mới xuất hiện nhưng tình trạng thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh ở nông thôn. Nguyên nhân do trẻ em được nuôi dưỡng không đứng cách, sử dụng thức ăn nhanh, thiếu thời gian và địa điểm cho hoạt động thể lực, vui chơi Theo Mokdad AH; Ford ES; Bowman BA(5): nghiên cứu ngẫu nhiên qua điện thoại 195 005 người trên 18 tuổi tại Mỹ vào năm 2001 tỷ lệ béo phì (BMI ≥ 30) là 20,9%; so với năm 2000 là 19,8%. Tỷ lệ béo phì có BMI ≥ 40 năm 2001 là 2,3%. Sự gia tăng này xảy ra ở cả hai giới, ở mọi độ tuổi, chủng tộc, trình độ học vấn và mức độ hút thuốc lá. Theo nghiên cứu của Ogden CL, Carroll MD, Curtin LR National (8) về tình hình sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia của người dân Mỹ bằng phương pháp đo trực tiếp chiều cao và cân nặng cho thấy: tỷ lệ béo phì giữa năm 1999 và 2000 là 30,5%; giữa năm 2003 và 2004 là 32,2%. So sánh với các nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ béo phì tăng nhiều hơn trong những nghiên cứu gần đây. Điều này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Nồng độ lipoprotein huyết Bảng 12: Cholesterol, Triglycerid, HDL-C, LDL-C nhóm chứng và nhóm thừa cân, béo phì Nhómchứng (n=65) Nhóm thừa cân (n=62) Nồng độ Nam (n=35) Nữ (n=30) Nam (n=42) Nữ (n=20) Cholesterol(mg% 169±17 161±30 203 ± 52 184± 31 Triglycerid (mg%) 108 ± 29 98 ± 21 197 ± 69 159± 66 Nhómchứng (n=65) Nhóm thừa cân (n=62) Nồng độ Nam (n=35) Nữ (n=30) Nam (n=42) Nữ (n=20) HDL-C (mg%) 48 ± 8,5 60 ± 12 45 ± 8,1 45 ± 7,4 LDL-C (mg%) 102 ± 10 97 ± 22 112 ± 31 92 ± 20 Bảng 13: So sánh nồng độ CTP với một số nghiên cứu CTP Bình thường Thừa cân Nam Nữ Nam Nữ Chúng tôi 169±17 161±30 203±52 184±31 L.X.Trường, B.Đ.Lịch, N.T. Trầm 161±17 162±39 193±45 170±30 P.T. Mai, P.T. Hà* 210±33 P.T.Mai* 185±33,7 213±42,7 * Nghiên cứu trên bệnh nhân ≥ 18 tuổi Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy nồng độ cholesterol trong nhóm chứng (bình thường) giữa chúng tôi với nghiên cứu của L.X.Trường và cs trên các sinh viên Khoa Y tương tự nhau. Nồng độ cholesterol trên nhóm thừa cân, nghiên cứu của chúng tôi tương tự với các nhóm nghiên cứu khác, cholesterol tăng cao ở nhóm thừa cân. Bảng 14: So sánh nồng độ TG với một số nghiên cứu TG Bình thường Thừa cân Nam Nữ Nam Nữ Chúng tôi 108±29 98±21 197±69 159±56 L.X.Trường, B.Đ.Lịch, N.T. Trầm 88±19 68±11 184±64 145±65 P.T. Mai, P.T. Hà* 220±14 P.T.Mai* 263±152 * Nghiên cứu trên bệnh nhân ≥ 18 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi và của L.X.Trường, B.Đ.Lịch, N.T.Trầm trên sinh viên y khoa cho kết quả tương tự nhau về nồng độ TG ở nhóm chứng và nhóm thừa cân. So với nhóm chứng thì nồng độ TG tăng cao trên nhóm thừa cân ở tất cả các nghiên cứu. Bảng 15: So sánh nồng độ HDL-C với một số nghiên cứu HDL-C Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Khoa học Cơ bản 21 Bình thường Thừa cân Nam Nữ Nam Nữ Chúng tôi 48±8,5 60±12 45±8,1 45±7,4 L.X.Trường, B.Đ.Lịch, N.T. Trầm 47±9,6 62±13 48±9,6 45±7,1 P.T. Mai, P.T. Hà* 40±6 P.T.Mai* 45±10,8 *Nghiên cứu trên bệnh nhân ≥ 18 tuổi. Phân tích các kết quả cho thấy nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của L.X.Trường, B.Đ.Lịch, N.T.Trầm về nồng độ HDL-C ở nhóm thừa cân và nhóm chứng của sinh viên. Các kết quả nghiên cứu cũa P.T.Mai trên bệnh nhân (gộp chung cả nam, nữ), nồng độ HDL-C tuy có khác nhau nhưng sự khác biệt không nhiều. Nữ có nồng độ HDL-C bình thường cao hơn nam giới. Bảng 16: So sánh nồng độ LDL-C với một số nghiên cứu: LDL-C Bình thường Thừa cân Nam Nữ Nam Nữ Chúng tôi 102±10 97±22 112±31 92±20 L.X.Trường, B.Đ.Lịch, N.T. Trầm 97±12 88±27 108±20 92±14 P.T. Mai, P.T. Hà* 130±16 P.T.Mai* 129±26 *Nghiên cứu trên bệnh nhân ≥18 tuổi. Phân tích nghiên cứu cho thấy kết quả của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu khác. Tỷ lệ gan nhiễm mỡ trên 2 nhóm sinh viên chứng (nhóm bình thường) và thừa cân có tăng lipoprotein huyết Bảng 17: So sánh nhóm chứng và nhóm thừa cân có tăng lipoprotein huyết Nhóm Bình thường (n=30) Tăng lipoprotein huyết (n=47) Gan bình thường 24 (80%) 6 (13%) Gan nhiễm mỡ 6 (20%) 41 (87%) Bảng 18: Tỷ lệ rối loạn lipoprotein huyết ở nhóm gan nhiễm mỡ (n = 41) CHO (mg/dl) TG (mg/dl) HDL-C (mg/dl) LDL-C (mg/dl) ≥ 200 > 300 ≥ 150 > 250 Nam < 35 Nữ < 45 ≥ 130 45,3% 5,9% 35,8% 14,4% 32,9% 31,7% 37,3% 100% rối loạn lipid máu Gan nhiễm mỡ chiếm 87% trên nhóm sinh viên thừa cân có tăng lipoprotein huyết.Gan nhiễm mỡ trên các sinh viên có tăng lipid máu: CTP tăng ở nữ nhiều hơn nam (53.8% so với 46.2%), ngược lại TG tăng ở nam nhiều hơn nữ (62.4% so với 37.6%). Có 20% (6/30) sinh viên không thừa cân nhưng siêu âm có gan nhiễm mỡ. Trong 6 trường hợp này, chúng tôi có định lượng lipoprotein máu và 4/6 trường hợp này có lipoprotein máu tăng. Theo nghiên cứu của L.X.Trường, P.T.Mai (13): 90% bệnh nhân rối loạn lipid máu có gan nhiễm mỡ, trong đó tăng lipid hỗn hợp là chủ yếu (CTP, TG, LDL-C giảm, HDL-C tăng). KẾT LUẬN Tỉ lệ thừa cân/béo phì ngày càng tăng. Nồng độ cholesterol toàn phần và triglycerid huyết tăng ở nhóm thừa cân. Tỉ lệ gan nhiễm mỡ tăng trên nhóm thừa cân có tăng lipoprotein huyết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế và Tổng cục thống kê (2002). Công bố số liệu của cuộc điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002. Báo người lao động ngày 20/12/2003. 2. D.Thu; Báo Người Lao Động; “Trẻ em thừa cân, béo phì tăng 6,2 lần”; số 5064, Thứ Ba, ngày 01.6.2010, tr.2. 3. Hà Huy Khôi (1997). Phương pháp dịch tể học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 4. Lê Xuân Trường, Bùi Đại Lịch, Nguyễn Thanh Trầm (2005). Nhận xét sơ bộ về thể lực và một số bệnh trong sinh viên năm thứ nhất Đại Học Y Dược TP HCM. Tạp chí Y Học TP HCM, phụ bản số 1, tập 9 – 2005, trang 155 – 157. 5. Mokdad, AH, Ford, ES, Bowman, BA, et al (2003). Prevalence of obesity, diabetes, and obesity-related health risk factors, 2001. JAMA 2003; 289:76. 6. Nguyễn Huy Dung (2004). Tim mạch học bài giảng hệ nội khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 7. Nguyen, NT, Magno, CP, Lane, KT, et al (2008). Association of hypertension, diabetes, dyslipidemia, and metabolic syndrome with obesity: Findings from the National Health and Nutrition Examination Survey, 1999-2004. J Am Coll Surg; 207:928. 8. Ogden, CL, Carroll, MD, Curtin, LR, et al (2006). Prevalence of overweight and obesity in the United States, 1999-2004. JAMA 2006; 295:1549. 9. Phạm Thị Mai (1996). Ảnh hưởng của nồng độ insulin huyết tương lúc đói trên lipid và lipoprotein máu ở bệnh nhân tiểu đường type II. Các báo cáo khoa học Hội nghị Hóa Sinh Y Dược Quốc gia lần thứ nhất- Hội Hóa Sinh Y Dược học Việt Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 22 Nam. Trường đại học Y Dược TP.HCM-tháng 11.1996, tr.80-84. 10. Phạm Đình Lựu (2008). Sinh lý học y khoa tập 2, Bộ môn sinh lý học – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y Học. 11. Phạm Trung Hà, Phạm Thị Mai (1996). Test dung nạp đường glucose ở người thừa cân. Các báo cáo khoa học Hội nghị Hóa Sinh Y Dược Quốc gia lần thứ nhất- Hội Hóa Sinh Y Dược học Việt Nam. Trường đại học Y Dược TP.HCM-tháng 11.1996, tr.85-89. 12. Trần Quốc Cường; Báo Tuổi Trẻ; “Chứng da đen nếp gấp ở trẻ béo phì; Số 6194, Thứ Sáu, ngày 11.6.2010, tr.9. 13. Võ Văn Tân, Trần Ngọc Minh, Lê Xuân Trường, Phạm Thị Mai (2000). Góp phần nghiên cứu lipid và lipoprotein máu ở người Việt Nam bình thường lứa tuổi 18-40. Hội nghị Khoa học Tuổi Trẻ lần thứ 16-Khoa Y-Trường Đại học Y Dược TP.HCM tháng 01-2000, tr.193-197. 14. Viện dinh dưỡng (2003). Hội thảo “Tuần lễ dinh dưỡng” (từ ngy 16/10/2003 – 21/10/2003). Báo tuổi trẻ ngày 23/10/2003. 15. WHO (2000). Technical Report Series 894 Obesity:Preventing and managing the Global epidemic, World Health Organization. Geneva.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_xet_ve_the_luc_va_thanh_phan_lipoprotein_huyet_cua_sinh.pdf
Tài liệu liên quan