Nhu cầu và thái độ của sinh viên đại học Đà Nẵng đối với hoạt động thể dục thể thao

Thái độ đối với môn học GDTC Kết qủa nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy: Mức độ ưa thích môn học của SV chỉ đạt mức bình thường, chiếm 46,95% ở nam và 52,26% ở nữ. Mức độ rất thích chỉ đạt tỷ lệ thấp cả ở nam và nữ; mức độ thích cũng chiếm tỷ lệ ở nam là 30,35% và ở nữ 23,37%. Như vậy thực tiễn có sự mâu thuẫn giữa nhu cầu, sự yêu thích tham gia tập luyện với thái độ đối với môn học GDTC. Đây là vấn đề cần được làm rõ hơn khi phát triển chương trình môn học theo hướng đáp ứng nhu cầu người học.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu và thái độ của sinh viên đại học Đà Nẵng đối với hoạt động thể dục thể thao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23 - Sè 6/2019 Tóm tắt: Thông qua sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đề tài tiến hành đánh giá thực trạng chương trình môn học Giáo dục thể chất (GDTC), thái độ của sinh viên (SV) Đại học Đà Nẵng đối với hoạt động thể dục thể thao (TDTT) qua các yếu tố: nhu cầu thưởng thức TDTT; nhu cầu tham gia tập luyện các môn thể thao; thái độ của sinh viên đối với môn học GDTC và kết quả học tập môn học GDTC. Đây là những cơ sở thực tiễn nhằm phát triển chương trình GDTC theo hướng đáp ứng nhu cầu và hứng thú tập luyện thể thao của SV. Từ khóa: Nhu cầu, thái độ, hoạt động TDTT, sinh viên Đại học Đà Nẵng. Needs and attitudes of Da Nang students for physical training and sports Summary: Through the use of regular scientific research methods, the thesis conducts an assessment of the actual situation of the subject program of Physical Education (PE), the attitude of students of Da Nang University on physical activities, physical training and sports (physical training) through the following factors: the need to enjoy sports and physical training; needs to participate in practicing sports; students' attitude towards the the subject of Education and study results of Physical Education. These are practical bases to develop the education program to meet the needs and interests of sports practice of students. Keywords: Demand, attitude, physical training and sport activities, students of Danang University. *ThS, Trường Đại học Đà Nẵng **TS, Trường Đại học Đà Nẵng ÑAËT VAÁN ÑEÀ Nghị quyết Đại hội Đảng lần XI đã khẳng định : "Sứ mệnh của giáo dục là nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành nhân cách, phát triển năng lực con người Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế và toàn cầu hóa " [3]; [5], và đây được xem là một khâu đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 của nước ta. Thông qua giáo dục – đào tạo chuẩn bị cho thế hệ trẻ những năng lực, thể chất và trí tuệ cần thiết để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Giáo dục thể chất (GDTC) có tổ chức, có khoa học và đáp ứng nhu cầu các môn thể thao ưa thích của sinh viên không chỉ nâng cao thể lực, phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết để hoàn thiện nhân cách người cán bộ trong tương lai, mà còn giúp giảm bớt căng thẳng sau thời gian học tập trên giảng đường, qua đó nâng cao sức khỏe và kích thích khả năng tiềm tàng to lớn của sinh viên trong học tập và sáng tạo. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều nguyên nhân, GDTC tại các trường đại học ở nước ta nói chung và Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập: chất lượng chưa đạt yêu cầu, thời lượng dành cho GDTC hạn chế, hoạt động thể thao ngoại khóa còn nghèo nàn, nội dung chương trình GDTC còn chậm đổi mới, các môn thể thao ưa thích của sinh viên chưa được chú trọng đúng mức. Chính vì vậy, GDTC và hoạt động ngoại khóa thể thao (NKTT) chưa thu hút được sinh viên, chưa trở thành hoạt động GDTC đúng nghĩa cho sinh viên. Để có cơ sở xác định và phát triển chương trình GDTC theo hướng đáp ứng nhu cầu và hứng thú tập luyện thể thao của sinh viên, chúng NHU CAÀU VAØ THAÙI ÑOÄ CUÛA SINH VIEÂN ÑAÏI HOÏC ÑAØ NAÜNG ÑOÁI VÔÙI HOAÏT ÑOÄNG THEÅ DUÏC THEÅ THAO Võ Đình Hợp* Trần Hữu Hùng** BµI B¸O KHOA HäC 24 tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng nhu cầu và thái độ của sinh viên ĐHĐN đối với hoạt động TDTT. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Qúa trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn; phương pháp toán học thống kê. [1] và [4] KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Thực trạng nội dung chương trình Giáo dục thể chất Chương trình môn học GDTC được xây dựng trên cơ sở những quy định về chương trình môn học GDTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được ban hành theo Quyết định số 6276/QĐ- ĐHĐN ngày 26/10/2016 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng. Chương trình GDTC chính khóa cho sinh viên các cơ sở giáo dục đại học thành viên bao gồm 120 tiết, được chia thành 4 đơn vị học phần, tương ứng với 4 học kỳ, mỗi học kỳ 30 tiết [2]. Bảng 1. Phân phôí nội dung chương trình môn học GDTC Học phần (Học kỳ) Nội dung Số tiết Hình thức I (Học kỳ I) - Lý thuyết - Thực hành: Chạy cự ly ngắn, trung bình, nhảy cao hoặc xa - Kiểm tra 4 tiết 24 tiết 2 tiết Bắt buộc II (Học kỳ II) - Lý thuyết - Thực hành: Thể dục tự do (nam, nữ) - Kiểm tra 4 tiết 24 tiết 2 tiết Bắt buộc III (Học kỳ III) - Lý thuyết - Thực hành - Kiểm tra 2 tiết 26 tiết 2 tiết Tự chọn một trong các môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng bàn, Cầu lông, Vovinam, AerobicIV (Học kỳ IV) - Lý thuyết - Thực hành - Kiểm tra 2 tiết 26 tiết 2 tiết Tổng cộng 120 tiết Chương trình môn học GDTC tại ĐHĐN đã thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ GD-ĐT về GDTC cho SV trong các trường đại học. Chương trình được thiết kế với 4 học phần, tổng số 120 tiết. Tuy vậy, hạn chế của chương trình là số môn thể thao tự chọn chỉ gồm 7 môn, chưa đáp ứng được nhu cầu sở thích của một bộ phận sinh viên. Do vậy việc phát triển chương trình môn học theo hướng mở rộng các môn thể thao tự chọn là một nhu cầu cấp thiết đối với sinh viên ĐHĐN. 2. Thái độ của sinh viên Đại học Đà Nẵng đối với thể dục thể thao 2.1. Nhu cầu thưởng thức thể dục thể thao của sinh viên Nhu cầu thưởng thức TDTT của SV được khảo sát qua các tiêu chí: Mức độ quan tâm và hình thức theo dõi các hoạt động TDTT. Kết quả khảo sát trình tại bảng 2. Kết quả khảo sát mức độ quan tâm theo dõi các hoạt động TDTT cho thấy, SV nam có mức độ quan tâm nhiều hơn đối với nữ SV. Nam SV năm thứ nhất có mức độ theo dõi rất thường xuyên và thường xuyên đạt 77,7%, năm thứ hai chiếm 81,9% và năm thứ ba chỉ đạt tỷ lệ 60,39%. Có thể do đây là năm học tập trung vào các môn học chuyên ngành và môn học GDTC đã kết thúc nên sự quan tâm theo dõi các hoạt động TDTT ít hơn. Đối với SV nữ, năm thứ nhất, mức độ theo dõi thường xuyên và rất 25 - Sè 6/2019 thường xuyên đạt là 39,99%, năm thứ hai là 60.9%, năm thứ ba mức độ theo dõi thấp nhất, đạt 49.01%. Nguyên nhân tương tự như đối với nam SV. Về hình thức theo dõi các hoạt động TDTT của SV cả nam và nữ ở ĐHĐN, chiếm tỷ lệ trung bình cao nhất là xem qua internet và qua truyền hình, tiếp sau đó là qua báo, xem trực tiếp. Các hình thức khác có tỷ lệ theo dõi thấp. 2.2. Nhu cầu tham gia tập luyện thể thao của sinh viên ĐHĐN Kết quả khảo sát nhu cầu tham gia tập luyện TT của SV được đánh giá qua mức độ yêu thích tập luyện và môn thể thao mong muốn được tập luyện. Kết quả khảo sát qua phỏng vấn gián tiếp được trình bày ở các bảng 3, 4. Bảng 3 cho thấy SV mức độ thích và rất thích tham gia tập luyện đạt từ 68,45 đến 78,71% ở cả nam và nữ trong các năm học. Như vậy, song song với nhu cầu thưởng thức TDTT, nhu cầu tham gia tập luyện cũng là một nhu cầu khá lớn trong SV. Để đánh giá nhu cầu mong muốn môn thể thao được tập luyện đề tài đã lựa chọn 16 môn thể thao trong định hướng phát triển, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Đại học Đà Nẵng để khảo sát SV, với yêu cầu mỗi SV chọn 01 môn thể thao thích tập luyện nhất. Bảng 4 cho thấy xu thế lựa chọn các môn thể thao để tập luyện ở nam và nữ có khác nhau. Đối với nữ sinh thường có xu hướng thích tập luyện các môn nhẹ nhàng hoặc ít có đối kháng trực tiếp như Aerobic, Cầu lông, Bóng chuyền, Bơi lội; còn nam thường thích các môn thể thao với bóng, như Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền và Bơi lội. Kết quả khảo sát đã chỉ ra, ngoài các môn thể thao đã được lựa chọn và đưa vào nội dung tự chọn trong chương trình thì Bóng đá 5 người và Bảng 2. Nhu cầu thưởng thức TDTT của sinh viên ĐHĐN (n = 645) 1. Mức độ quan tâm Biểu hiện Năm thứ nhất (mi = 238) Năm thứ hai (mi = 204) Năm thứ ba (mi =203) Nam (mi =108) Nữ (mi =130) Nam (mi =94) Nữ (mi =110) Nam (mi =101) Nữ (mi =102) mi % mi % mi % mi % mi % mi % Rất thường xuyên 50 46.29 23 17.69 46 48.93 27 24.54 32 31.68 23 22.54 Thường xuyên 34 31.48 29 22.30 31 32.97 40 36.36 29 28.71 27 26.47 Ít theo dõi 14 12.96 58 44.61 10 10.63 26 23.63 32 31.68 34 33.33 Không theo dõi 10 9.27 20 15.40 7 7.47 17 15.47 8 7.93 18 17.66 2. Hình thức theo dõi Kênh (n = 238) (n = 204) (n = 203) Nam mi = 108 Nữ mi = 130 Nam mi = 94 Nữ mi = 110 Nam mi = 101 Nữ mi = 102 mi % mi % mi % mi % mi % mi % Trực tiếp xem 16 14.81 18 13.84 12 12.76 15 13.63 16 15.84 13 12.74 Theo dõi báo chí 19 17.59 21 16.15 18 19.14 20 18.18 16 15.84 20 19.60 Qua truyền hình 25 23.14 29 22.30 25 26.59 38 34.54 40 39.60 31 30.39 Qua mạng Internet 31 28.70 36 27.69 22 23.40 19 17.27 20 19.80 22 21.56 Qua truyền thanh 9 8.33 5 3.84 3 3.19 4 3.63 4 3.96 5 4.90 Qua các diễn đàn 2 1.85 5 3.84 3 3.19 2 1.81 3 2.97 6 5.88 Nghe nói lại 6 5.55 16 12.34 11 11.73 12 10.94 2 1.99 5 4.93 BµI B¸O KHOA HäC 26 Bảng 3. Mức độ yêu thích tập luyện thể thao của SV ĐHĐN (n = 645) Mức độ Năm thứ nhất (n = 238) Năm thứ hai (n = 204) Năm thứ ba (n =203) Nam 108 % Nữ 130 % Nam 94 % Nữ 110 % Nam 101 % Nữ 102 % Rất thích 43 39.81 43 33.07 39 41.48 30 27.27 38 37.62 33 32.35 Thích 36 33.33 46 35.38 35 37.23 36 37.72 39 38.61 41 40.19 Ít thích 18 16.66 27 20.76 16 17.02 34 30.90 18 17.82 26 25.49 Không thích 11 10.20 14 10.79 4 4.27 10 4.11 6 5.95 2 1.97 Bảng 4. Nhu cầu lựa chọn các môn TTTC của SV ĐHĐN (n = 645) TT Môn Thể thao Năm thứ nhất (n=238) Năm thứ hai (n=204) Năm thứ ba (n=203) Nam (108) Nữ (130) Nam (94) Nữ (110) Nam (101) Nữ (102) mi % mi % mi % mi % mi % mi % 1 TD Aerobic 2 1.85 17 13.08 4 4.26 24 21.82 4 3.96 16 15.69 2 TD cổ động 1 0.93 10 7.69 4 4.26 5 4.55 5 4.95 5 4.90 3 Điền kinh 4 3.70 10 7.69 6 6.38 7 6.36 6 5.94 5 4.90 4 Cầu lông 10 9.26 19 14.62 5 5.32 18 16.36 6 5.94 15 14.71 5 Quần vợt 2 1.85 3 2.31 3 3.19 6 5.45 6 5.94 4 3.92 6 Cờ 0 0.00 1 0.77 3 3.19 2 1.82 4 3.96 1 0.98 7 Bơi lội 14 12.96 15 11.54 9 9.57 6 5.45 14 13.86 5 4.90 8 Bóng đá 19 17.59 10 7.69 16 17.02 3 2.73 12 11.88 8 7.84 9 Bóng chuyền 13 12.04 15 11.54 9 9.57 11 10.00 5 4.95 9 8.82 10 Bóng rổ 10 9.26 4 3.08 4 4.25 3 2.73 7 6.93 7 6.86 11 Bóng bàn 3 2.78 3 2.31 6 6.38 4 3.64 6 5.94 5 4.90 12 Võ Vovinam 2 1.85 3 2.31 4 4.26 2 1.82 4 3.96 4 3.92 13 Võ cổ truyền 2 1.85 4 3.08 3 3.19 3 2.73 3 2.97 2 1.96 14 Khiêu vũ 2 1.85 3 2.31 4 4.26 5 4.55 4 3.96 5 4.90 15 Gym 9 8.33 5 3.85 3 3.19 5 4.55 5 4.95 4 3.92 16 Bóng đá 5 người 14 12.96 8 6.15 11 11.75 6 5.45 10 9.90 7 6.86 Bơi lội có tỷ lệ lựa chọn khá cao ở cả nam và nữ, ngoài ra với nữ các môn như Thể dục cổ động, Điền kinh cũng nhận được nhiều sự lựa chọn. Đây là vấn đề cần quan tâm khi mở rộng nội dung các môn tự chọn trong phát triển chương trình môn học GDTC cho SV ĐHĐN. 2.3. Thái độ đối với môn học GDTC Kết qủa nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy: Mức độ ưa thích môn học của SV chỉ đạt mức bình thường, chiếm 46,95% ở nam và 52,26% ở nữ. Mức độ rất thích chỉ đạt tỷ lệ thấp cả ở nam và nữ; mức độ thích cũng chiếm tỷ lệ ở nam là 30,35% và ở nữ 23,37%. Như vậy thực tiễn có sự mâu thuẫn giữa nhu cầu, sự yêu thích tham gia tập luyện với thái độ đối với môn học GDTC. Đây là vấn đề cần được làm rõ hơn khi phát triển chương trình môn học theo hướng đáp ứng nhu cầu người học. 3. Kết quả học tập môn GDTC Đề tài tiến hành đánh giá thực trạng kết quả học tập các nội dung của môn GDTC. Đối tượng kiểm tra khảo sát của đề tài bao gồm: 645 SV của năm học thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 6. Kết quả học tập 27 - Sè 6/2019 Bảng 5. Mức độ yêu thích môn học GDTC của SV ĐHĐN (n= 645) SV Năm Mức độ yêu thích môn TD Rất thích Thích Bình thường Không thích mi % mi % mi % mi % Nam (n=303) 1 19 17.59 34 31.48 50 46.30 5 4.63 2 16 17.02 29 30.85 47 50.00 16 2.13 3 17 16.83 29 28.71 45 44.55 17 9.90 % 17.15 30.35 46.95 5.55 Nữ (n= 342) 1 19 14.62 30 23.08 68 52.31 13 10.00 2 14 12.73 28 25.45 61 55.45 7 6.36 3 12 11.76 22 21.57 50 49.02 18 17.65 % 13.04 23.37 52.26 11.34 Bảng 6. Kết quả học tập môn TD tại Đại học Đà Nẵng (2017-2018) Năm học Giỏi Khá Đạt Không đat mi % mi % mi % mi % Thứ nhất (238 sv) 10 4.2 37 15.54 180 75.63 11 4.63 Thứ hai (204 sv) 8 3.92 23 11.27 165 80.88 8 3.93 Thứ ba (203 sv) 7 3.44 21 10.34 166 81.77 9 4.45 môn học GDTC của sinh viên ĐHĐN tương đối ổn định và chưa cao, chỉ có 19,74% sinh viên đạt loại giỏi và khá, có đến 75,63% đạt và tồn tại 4,63% không đạt. Kết quả này một phần cũng phản ánh thái độ của SV đối ới môn học chưa tốt, cần được quan tâm. KEÁT LUAÄN 1. ĐHĐN đã thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ GD&ĐT về xây dựng và tổ chức giản dạy chương trình môn học GDTC cho sinh viên. Thời lượng GDTC chính khóa cho sinh viên là 4 học phần, với tổng số 120 tiết. Tuy vậy, hạn chế của chương trình là số môn thể thao tự chọn chỉ có 7 môn, chưa đáp ứng được nhu cầu sở thích của một bộ phận sinh viên. 2. Sinh viên ĐHĐN có nhu cầu thưởng thức và tham gia tập luyện TDTT khá cao. Các môn thể thao yêu thích được tập luyện ở nam và nữ sinh có khác nhau. Đối với nữ là các môn Thể dục Aerobic, Cầu lông, Bóng chuyền, Bơi lội, Thể dục cổ động, Điền kinh, còn nam là các môn Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền, Bơi lội. Như vậy, Bóng đá 5 người, Bơi lội, Thể dục cổ động, Điền kinh là các môn thể thao cần quan tâm bổ sung khi phát triển chương trình. Tuy vậy, vẫn tồn tại sự mâu thuẫn giữa nhu cầu, sự yêu thích tham gia tập luyện với thái độ đối với môn học GDTC. Đây là vấn đề cần được làm rõ hơn khi phát triển chương trình môn học theo hướng đáp ứng nhu cầu người học. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường Thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 2. Đại học Đà Nẵng (2016), Qui định về chương trình GDTC dành cho sinh viên Đại học Đà Nẵng, ban hành kèm theo Quyết định số 7276/QĐ-ĐHĐN ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Vũ Cao Đàm (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Bộ GD&ĐT, Hà Nội, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 5. Nguyễn Trọng Phúc và cộng sự (2003), Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các đại hội và hội nghị trung ương, Nxb Lao động, Hà Nội. (Bài nộp ngày 5/12/2019, Phản biện ngày 19/12/2019, duyệt in ngày 26/12/2019 Chịu trách nhiệm chính: Võ Đình Hợp; Email: vodinhhop@gmail.com)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhu_cau_va_thai_do_cua_sinh_vien_dai_hoc_da_nang_doi_voi_hoa.pdf
Tài liệu liên quan