Ký hiệu văn bản của Ban HĐND tỉnh
không có sự khác biệt, dễ gây nhầm lẫn
Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV
của Bộ Nội vụ, ký hiệu của văn bản được
thực hiện theo Điều 8. Đối với ký hiệu của
văn bản có tên loại và văn bản không có tên
loại thì: báo cáo của Ban HĐND và báo cáo
của HĐND có ký hiệu như nhau là: ./BCHĐND. Tương tự, đối với công văn do Ban
Kinh tế - Ngân sách tham mưu cho HĐND
ban hành và công văn của Ban Kinh tế -
Ngân sách ban hành thì ghi là: ./HĐNDKTNS.
Ghi như vậy nên chỉ khi đọc nội dung
văn bản và nhìn vào phần thẩm quyền ký
thì mới biết văn bản là của cơ quan nào của
HĐND. Đây là một bất cập trong việc ghi
ký hiệu văn bản của các cơ quan HĐND khi
làm tham mưu hoặc ban hành văn bản.
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND hiện
nay được quy định chặt chẽ, mở rộng nhiều
hơn so với trước đây. Tuy nhiên, do quy định
trong một số văn bản pháp luật chưa đồng bộ,
chưa có hướng dẫn hoặc không sát với thực
tế, cùng với khó khăn về nhân sự khi nhiệm
vụ, công việc tăng mà biên chế lại giảm theo
chủ trương chung, nên việc triển khai thực
hiện pháp luật còn gặp một số khó khăn, bất
cập, hạn chế nhất định. Việc triển khai thực
hiện giữa các địa phương cũng không thống
nhất mà chỉ phù hợp với điều kiện của từng
địa phương. Do đó, việc nghiên cứu, rà soát
các quy định có liên quan đến tổ chức và
hoạt động của HĐND hiện nay là rất cần
thiết, góp phần tạo cơ sở cho các địa phương
tổ chức thực hiện pháp luật một cách đồng
bộ, thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
của CQĐP
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những hạn chế, bất cập trong quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÖÕNG HAÏN CHEÁ, BAÁT CAÄP TRONG QUY ÑÒNH VEÀ TOÅ CHÖÙC
VAØ HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HOÄI ÑOÀNG NHAÂN DAÂN CAÁP TÆNH
Nguyễn Khoa Diệu An*
Tóm tắt:
Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, có các chức năng đại diện cho nhân dân, quyết định các vấn
đề quan trọng của địa phương và giám sát. Tuy nhiên, quy định của
pháp luật hiện hành còn một số hạn chế, bất cập gây ảnh hưởng tới
chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh. Thông qua kinh
nghiệm của tỉnh Bình Dương, bài viết phân tích, chỉ ra một số bất
cập trong quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND
cấp tỉnh hiện nay.
Abstract:
People’s council is the representative of authority of State at local
level. People’s council has three main rights: being representative
for people, making decisions on sustainable issues, and monitoring.
However, during the process of fulfilling the duties, People’s council
has faced a lot of challenges in terms of rights, legislations and
human resource. To better understand these challenges, this study
will deeply investigate the case of Binh Duong province .
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Hội đồng nhân dân tỉnh,
Bình Dương
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 28/02/2017
Biên tập: 15/03/2017
Duyệt bài: 22/03/2017
Article Infomation:
Keywords: conducting regulations,
people’s council, Binh Duong.
Article History:
Received: 28 Feb. 2017
Edited: 15 Mar. 2017
Appproved: 22 Mar. 2017
* ThS, Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh Bình Dương.
1. Chưa hợp lý trong quy định về thời hạn
gửi tài liệu đến đại biểu Hội đồng nhân
dân
Khoản 2 Điều 125 Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật (QPPL) năm 2015
quy định: “Hồ sơ dự thảo nghị quyết phải
được gửi đến các đại biểu HĐND chậm
nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp
HĐND”. Trong khi đó, Điều 92 Luật Tổ
chức Chính quyền địa phương (CQĐP) năm
2015 quy định: “Tài liệu kỳ họp HĐND phải
được gửi đến đại biểu HĐND chậm nhất là
05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, có thể hiểu, hồ sơ dự thảo nghị
quyết phải gửi cho đại biểu HĐND chậm
nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp;
tài liệu không liên quan đến hồ sơ dự thảo
nghị quyết thì có thể gửi cho đại biểu chậm
nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Chúng tôi cho rằng, quy định về thời
gian gửi tài liệu kỳ họp cho đại biểu HĐND
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 12(340) T6/2017
như trên là chưa hợp lý, vì theo quy định
của Quy chế hoạt động của HĐND (Ban
hành theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-
UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội - UBTVQH) thì trước
kỳ họp HĐND, Tổ đại biểu họp để nghiên
cứu tài liệu, nhưng việc quy định hồ sơ dự
thảo nghị quyết gửi cho đại biểu HĐND
chậm nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc kỳ
họp; tài liệu không liên quan đến hồ sơ dự
thảo nghị quyết thì có thể gửi cho đại biểu
chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc
kỳ họp là quá cập rập, vì thực tế như ở tỉnh
Bình Dương, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh
thường tổ chức họp để đóng góp ý kiến cho
nội dung kỳ họp trước khi kỳ họp diễn ra
khoảng 9 - 10 ngày (lúc đó còn chưa có hồ
sơ dự thảo nghị quyết hay các tài liệu khác).
Những ý kiến đóng góp của đại biểu các Tổ
đại biểu HĐND tỉnh còn phải được tổng
hợp gửi đến Thường trực HĐND, các Ban
HĐND, Ủy ban nhân dân (UBND) hoặc các
cơ quan liên quan để giải trình trước kỳ họp
và việc này cũng cần có thời gian. Vì vậy, để
bảo đảm chất lượng của cuộc họp, bảo đảm
chất lượng của báo cáo giải trình của các cơ
quan của HĐND thì tài liệu liên quan đến kỳ
họp HĐND tỉnh phải được gửi đến đại biểu
trước từ 10 đến 15 ngày.
2. Việc sử dụng con dấu trong văn bản
của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
Theo quy định của Luật Tổ chức
CQĐP năm 2015 và Luật Hoạt động giám
sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, Tổ
đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện có chức
năng giám sát. Đây là một quy định mới và
khi tiến hành hoạt động giám sát, Đoàn giám
sát của Tổ đại biểu phải ban hành các văn
bản: Quyết định thành lập Đoàn giám sát,
Chương trình, Kế hoạch, Báo cáo, Kết luận
giám sát để gửi đến các cá nhân, cơ quan có
liên quan đến hoạt động giám sát của Tổ đại
biểu. Theo quy định hiện hành, văn bản của
các Ban HĐND được đóng dấu của HĐND,
còn văn bản của Tổ đại biểu thì chưa có quy
định cụ thể là được sử dụng con dấu của cơ
quan nào. Điều 5 Nghị định số 99/2016/NĐ-
CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản
lý và sử dụng con dấu quy định: “Cơ quan, tổ
chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng
con dấu khi đã có quy định về việc được
phép sử dụng con dấu trong văn bản QPPL
hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải
được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định
hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc
được quy định trong điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên”. Như vậy, việc
sử dụng con dấu cho Tổ đại biểu HĐND để
đảm bảo tính pháp lý của văn bản chưa được
quy định cụ thể trong văn bản QPPL.
Đối với vấn đề này, chúng tôi kiến
nghị xử lý theo hướng: khi Tổ đại biểu cần
phát hành văn bản thì Tổ trưởng gửi nội
dung về Thường trực HĐND, Thường trực
HĐND sẽ phát hành văn bản thông báo ý
kiến của Tổ đại biểu đến các tổ chức, cá
nhân có liên quan (vì Tổ đại biểu không có
con dấu riêng và cũng không thể sử dụng
con dấu cơ quan của người Tổ trưởng).
3. Thời gian thẩm tra hồ sơ dự thảo nghị
quyết và gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến
đại biểu Hội đồng nhân dân
Theo quy định tại Điều 124 và Điều
125 Luật Ban hành văn bản QPPL năm
2015, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai
mạc kỳ họp HĐND, cơ quan trình dự thảo
nghị quyết phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết
đến Ban của HĐND được phân công thẩm
tra để thẩm tra Báo cáo thẩm tra phải
được gửi đến Thường trực HĐND chậm
nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp
HĐND. Hồ sơ dự thảo nghị quyết phải được
gửi đến các đại biểu HĐND chậm nhất là 07
ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND.
Như vậy, các Ban của HĐND có 5 ngày để
tổ chức thẩm tra, Thường trực HĐND có
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 12(340) T6/2017
3 ngày để xem xét, cho ý kiến về nội dung
kỳ họp (số ngày này không rõ là ngày làm
việc hay bao gồm cả ngày nghỉ). Thực tế cho
thấy, việc quy định số ngày này dành cho
Ban HĐND và Thường trực HĐND là quá
ít để tổ chức thẩm tra, cho ý kiến và để đại
biểu có thời gian nghiên cứu tài liệu kỳ họp
(Tổ đại biểu họp sau khi các Ban HĐND tổ
chức thẩm tra tài liệu).
Quy trình xây dựng báo cáo thẩm tra
của các Ban của HĐND tỉnh Bình Dương
được thực hiện như sau: Chuyên viên tham
mưu dự thảo văn bản trình lãnh đạo Ban
xem xét, quyết định và tổ chức họp thành
viên Ban để đóng góp cho báo cáo thẩm tra;
sau đó báo cáo thẩm tra được chỉnh sửa và
ký phát hành, gửi đến Thường trực HĐND;
Thường trực HĐND xem xét, tổ chức họp
và cho ý kiến đối với các nội dung trước khi
trình kỳ họp; sau đó các dự thảo nghị quyết
được chỉnh sửa để gửi cho đại biểu HĐND.
Thời gian để các cơ quan HĐND (Ban
HĐND, Thường trực HĐND) xử lý hồ sơ
dự thảo nghị quyết phụ thuộc vào thời gian
UBND trình dự thảo nghị quyết để tiến
hành các bước tiếp theo của việc chuẩn bị
nội dung trình kỳ họp. Nếu thời gian UBND
trình dự thảo nghị quyết sớm thì thời gian xử
lý của các cơ quan HĐND nhiều hơn, từ đó
nội dung kỳ họp sẽ được chuẩn bị chu đáo
và kỹ lưỡng hơn.
Thực tế, chuyên viên tham mưu của
HĐND tỉnh sẽ thẩm tra trên dự thảo nghị
quyết mà UBND tỉnh họp thông qua, sau đó
rà soát lại, đối chiếu với văn bản phát hành
chính thức của UBND tỉnh để hoàn chỉnh
báo cáo thẩm tra. Việc này sẽ vất vả và mất
thời gian nhiều hơn nếu như nội dung tham
mưu của sở chuyên ngành được chỉnh sửa
nhiều sau khi UBND tỉnh họp thông qua.
Tại kỳ họp thứ 2 (thường lệ giữa
năm), HĐND tỉnh Bình Dương khóa IX đã
thông qua 19 báo cáo, báo cáo thẩm tra, 21
Tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp;
trong đó có 06 nghị quyết quy phạm. Tại kỳ
họp thứ 3 (thường lệ cuối năm), HĐND tỉnh
Bình Dương khóa IX đã thông qua 30 báo
cáo, báo cáo thẩm tra và 33 tờ trình, dự thảo
nghị quyết; trong đó có 22 nghị quyết quy
phạm. Với số lượng văn bản nhiều như vậy
thì thời gian để nghiên cứu, thẩm tra và cho
ý kiến của các cơ quan HĐND là rất ít. Thời
gian để đại biểu nghiên cứu trước tài liệu kỳ
họp cũng không nhiều, nên đòi hỏi mỗi đại
biểu phải sắp xếp thời gian hợp lý cho công
việc chuyên môn, công việc đại biểu và phải
thật sự nỗ lực mới làm tròn được chức năng
của người đại biểu dân cử.
4. Quy định về việc tiếp xúc cử tri của đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh
Theo quy định tại Điều 16 Luật Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 về việc
tiếp xúc cử tri thì có thể tổ chức cho đại biểu
Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND tỉnh
cùng tiếp xúc cử tri hoặc không cùng tiếp
xúc cử tri.
Điều 38, 39 của Quy chế hoạt động
của HĐND được ban hành kèm theo Nghị
quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày
02/4/2005 của UBTVQH quy định: “Chậm
nhất là mười lăm ngày sau ngày bế mạc kỳ
họp, Thường trực HĐND, Ban thường trực
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tổ đại
biểu HĐND cấp đại biểu được bầu có trách
nhiệm tổ chức để đại biểu HĐND tiếp xúc cử
tri”, “Căn cứ vào tình hình thực tế ở từng địa
phương, ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp có
thể phối hợp cùng tiếp xúc cử tri”.
Thực tế cho thấy, kỳ họp Quốc hội
thường kết thúc vào khoảng tuần thứ 3 của
tháng 11, trong khi đó, kỳ họp của HĐND
tỉnh phải kết thúc trước ngày 10 tháng 12
(theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015).
Nếu sắp xếp để đại biểu HĐND tỉnh và
ĐBQH cùng tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thì
nhanh nhất là nửa tháng sau kỳ họp HĐND
tỉnh mới có thể tổ chức được cuộc tiếp xúc
cử tri chung. Như vậy, nếu thực hiện theo
đúng quy định thì kết quả kỳ họp của Quốc
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 12(340) T6/2017
hội muốn thông báo đến cử tri không còn
tính thời sự. Vì vậy, hầu hết các địa phương
không tổ chức cho ĐBQH và HĐND tỉnh
cùng tiếp xúc cử tri mà tổ chức cuộc tiếp xúc
cử tri chung giữa đại biểu HĐND tỉnh với
đại biểu HĐND cấp huyện1.
5. Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng
nhân dân
Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Do
UBTVQH chưa ban hành văn bản hướng dẫn
thay thế nên các Nghị quyết số 753/2005/
NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 ban hành
Quy chế hoạt động của HĐND; Nghị quyết
số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15/5/2014
quy định chi tiết về hoạt động tiếp công
dân của các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH,
HĐND và đại biểu HĐND các cấp vẫn còn
hiệu lực.
Tuy nhiên, quy định của Nghị quyết
số 753/2005/NQ-UBTVQH11 và Nghị
quyết số 759/2014/UBTVQH13 về trách
nhiệm của HĐND trong giám sát giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân có những
mâu thuẫn nhất định. Cụ thể, Điều 24 Quy
chế hoạt động của HĐND ban hành theo
Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11
quy định: “Thường trực HĐND cấp tỉnh giữ
mối liên hệ và phối hợp công tác với Đoàn
ĐBQH ở địa phương. Định kỳ ba tháng một
lần, Thường trực HĐND cùng với Đoàn
ĐBQH nghe UBND, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền của địa phương báo cáo về việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của
công dân do ĐBQH, Đoàn ĐBQH chuyển
đến”. Trong khi đó, Điều 13 Nghị quyết số
759/2014/UBTVQH13 quy định: “Thường
trực HĐND cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì,
phối hợp với Đoàn ĐBQH ở địa phương
trong việc tiếp công dân; định kỳ sáu tháng
1 Riêng tại tỉnh Vĩnh Phúc, ĐBQH và đại biểu HĐND tỉnh cùng tiếp xúc cử tri.
Nguồn:
một lần nghe UBND, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền ở địa phương báo cáo về việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh do HĐND, đại biểu HĐND cấp
tỉnh, Đoàn ĐBQH và ĐBQH ở địa phương
chuyển đến”.
Như vậy, nếu Thường trực HĐND
thực hiện định kỳ sáu tháng một lần phối
hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức họp nghe
báo cáo về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh do HĐND, đại biểu
HĐND cấp tỉnh, Đoàn ĐBQH và ĐBQH
ở địa phương chuyển đến sẽ phù hợp với
Nghị quyết số 753/2005/ NQ-UBTVQH11
nhưng lại trái với quy định của Nghị quyết
số 759/2014/UBTVQH13.
Trên thực tế, Thường trực HĐND tỉnh
Bình Dương đang phối hợp với Đoàn ĐBQH
tỉnh thực hiện định kỳ sáu tháng một lần tổ
chức họp nghe báo cáo về các nội dung trên.
Việc phối hợp thực hiện sáu tháng một lần là
phù hợp với một năm có hai kỳ họp thường
lệ của Quốc hội và HĐND tỉnh. Bên cạnh
đó, các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh của công dân luôn cần có thời gian
dài để giải quyết và báo cáo kết quả.
6. Thư ký kỳ họp
Tổ chức thi hành Luật Tổ chức CQĐP
năm 2015, ngày 03/6/2016, UBTVQH ban
hành Hướng dẫn số 1138/HD-UBTVQH13
về việc tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND các
cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Theo đó, Văn
phòng HĐND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện công tác thư ký phục vụ kỳ
họp của HĐND cấp tỉnh. Tuy nhiên, việc tổ
chức công tác thư ký phục vụ kỳ họp của
HĐND cần được tiến hành như thế nào thì
Hướng dẫn không quy định cụ thể. Bên cạnh
đó, do Điều 12 Quy chế hướng dẫn hoạt
động HĐND chỉ quy định chung là: “Tại
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 12(340) T6/2017
phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất của
mỗi khoá HĐND, HĐND cử Thư ký lâm
thời kỳ họp theo sự giới thiệu của Chủ tọa
kỳ họp. Thư ký lâm thời hết nhiệm vụ khi
HĐND bầu được Thư ký kỳ họp”. Vì vậy,
thành phần thư ký kỳ họp ở mỗi địa phương
được thực hiện theo cách khác nhau. Ví dụ,
thư ký kỳ họp HĐND tỉnh Bình Dương gồm
ba người do Chánh Văn phòng làm Trưởng
Đoàn thư ký; ở Cần Thơ, Bình Thuận, thư ký
do Văn phòng phụ trách và Trưởng đoàn thư
ký là Phó Chánh văn phòng của Văn phòng
HĐND tỉnh; ở Đồng Nai, thư ký do ba Phó
Ban chuyên trách của HĐND tỉnh thực hiện.
7. Nhân sự phục vụ hoạt động của Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh
Theo quy định tại Điều 127 Luật Tổ
chức CQĐP năm 2015, Văn phòng HĐND
cấp tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc,
phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực
HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND
cấp tỉnh. Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày
27/5/2016 của Chính phủ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
và biên chế của Văn phòng HĐND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. Theo quy
định của Nghị định này, bộ máy tổ chức của
Văn phòng HĐND tỉnh từ 5 phòng được sáp
nhập lại còn 02 phòng (phòng Hành chính -
Tổ chức - Quản trị và phòng Tổng hợp)2 với
Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng cho
mỗi phòng. Việc sáp nhập các phòng đã gây
khó khăn trước mắt cho công tác sắp xếp, bố
trí nhân sự. Bên cạnh đó, do mỗi phòng chỉ
có 01 Phó Trưởng phòng mà phòng lại phụ
trách đến hai hoặc nhiều lĩnh vực, thêm vào
đó là nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh
tăng lên so với trước nên đã dẫn đến những
khó khăn nhất định trong công tác quản lý,
2 Theo Nghị quyết số 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của UBTVQH thì Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND
tỉnh được tách thành 02 Văn phòng riêng biệt. Theo Nghị quyết số 545/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 11/12/2007 của
UBTVQH, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh có 03 phòng: Phòng Công tác ĐBQH, Phòng Công tác HĐND,
Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị và có thể thành lập thêm phòng. Văn phòng HĐND tỉnh Bình Dương trước khi
sáp nhập theo Nghị định số 48/2016/NĐ-CP của Chính phủ có 5 phòng: Phòng Kinh tế - Ngân sách, Phòng Văn hóa -
Xã hội, Phòng Pháp chế, Phòng Dân nguyện - Truyền thông và Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị.
điều hành và hoạt động chuyên môn.
Ví dụ dưới đây phản ánh điều này. Ở
tỉnh Bình Dương, theo số liệu tại Báo cáo
(số 33/BC-HĐND ngày 05/12/2016) của
Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương, đến
tháng 12/2016, Thường trực HĐND tỉnh
quyết định chủ trương 70 dự án đầu tư công
trong năm 2016. Để có cơ sở quyết định chủ
trương này, Thường trực HĐND tỉnh phải
căn cứ vào các Báo cáo thẩm tra của Ban
Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh. Để tiến
hành Báo cáo thẩm tra, Ban Kinh tế - Ngân
sách HĐND tỉnh phải phân công 01 lãnh đạo
Ban phụ trách trực tiếp lĩnh vực đầu tư công,
1 - 2 chuyên viên Văn phòng tham mưu lĩnh
vực đầu tư công. Trong khi đó, việc thẩm tra
dự án đầu tư công là một hoạt động khó, đòi
hỏi phải có chuyên môn vững vàng và dày
dặn kinh nghiệm mới thẩm tra dự án được
tốt. Với khối lượng công việc nhiều và đòi
hỏi chuyên môn cao như vậy nên việc tuyển
chọn nhân sự để đảm bảo cho chất lượng
tham mưu phục vụ hoạt động HĐND là một
vấn đề lớn, đặt ra cho Văn phòng HĐND
những thách thức không nhỏ.
8. Thể thức văn bản của Hội đồng
nhân dân
Hiện nay, thể thức và cách trình bày
các văn bản của HĐND tỉnh được thực hiện
theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ
Nội vụ hướng dẫn về thể thức và trình bày
văn bản hành chính. Theo đó, tên của cơ
quan được thực hiện theo Điều 7:
- Nếu văn bản của HĐND tỉnh, Thường
trực HĐND tỉnh thì tên cơ quan sẽ ghi:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 12(340) T6/2017
Và thẩm quyền ký văn bản là các
dạng: CHỦ TỊCH hoặc
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
- Nếu văn bản của các Ban HĐND
tỉnh (Giả sử là Ban Kinh tế - Ngân sách),
theo hướng dẫn của Thông tư số 01/2011/
TT-BNV thì sẽ ghi như sau (với dòng phía
trên là cơ quan chủ quản):
Tuy nhiên, các Ban HĐND tỉnh không
có con dấu riêng và văn bản của Ban HĐND
tỉnh được đóng dấu của HĐND tỉnh và như
vậy, giữa tên cơ quan và dấu của văn bản
chưa có sự thống nhất. Vì thế, trong thực
tế phần tên cơ quan của văn bản của Ban
HĐND tỉnh bên góc trái vẫn ghi là
Và thẩm quyền ký các văn bản của
Ban là
hoặc
9. Ký hiệu văn bản của Ban HĐND tỉnh
không có sự khác biệt, dễ gây nhầm lẫn
Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV
của Bộ Nội vụ, ký hiệu của văn bản được
thực hiện theo Điều 8. Đối với ký hiệu của
văn bản có tên loại và văn bản không có tên
loại thì: báo cáo của Ban HĐND và báo cáo
của HĐND có ký hiệu như nhau là:./BC-
HĐND. Tương tự, đối với công văn do Ban
Kinh tế - Ngân sách tham mưu cho HĐND
ban hành và công văn của Ban Kinh tế -
Ngân sách ban hành thì ghi là:./HĐND-
KTNS.
Ghi như vậy nên chỉ khi đọc nội dung
văn bản và nhìn vào phần thẩm quyền ký
thì mới biết văn bản là của cơ quan nào của
HĐND. Đây là một bất cập trong việc ghi
ký hiệu văn bản của các cơ quan HĐND khi
làm tham mưu hoặc ban hành văn bản.
*
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND hiện
nay được quy định chặt chẽ, mở rộng nhiều
hơn so với trước đây. Tuy nhiên, do quy định
trong một số văn bản pháp luật chưa đồng bộ,
chưa có hướng dẫn hoặc không sát với thực
tế, cùng với khó khăn về nhân sự khi nhiệm
vụ, công việc tăng mà biên chế lại giảm theo
chủ trương chung, nên việc triển khai thực
hiện pháp luật còn gặp một số khó khăn, bất
cập, hạn chế nhất định. Việc triển khai thực
hiện giữa các địa phương cũng không thống
nhất mà chỉ phù hợp với điều kiện của từng
địa phương. Do đó, việc nghiên cứu, rà soát
các quy định có liên quan đến tổ chức và
hoạt động của HĐND hiện nay là rất cần
thiết, góp phần tạo cơ sở cho các địa phương
tổ chức thực hiện pháp luật một cách đồng
bộ, thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
của CQĐP
TM. THƯỜNG TRỰC HĐND
TL. CHỦ TỊCH
CHÁNH VĂN PHÒNG
TM. THƯỜNG TRỰC HĐND
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
TM. THƯỜNG TRỰC HĐND
CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
BAN KINH TẾ - NGÂN SÁCH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỞNG BAN
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 12(340) T6/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_han_che_bat_cap_trong_quy_dinh_ve_to_chuc_va_hoat_dong.pdf