Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, những
vấn đề cơ bản về môi trường khai thác khoáng sản
ở Tây Nguyên gồm:
(i) Các hoạt động khai thác khoáng sản tự do,
trái phép (đặc biệt là khai thác vàng sa khoáng,
thiếc sa khoáng, cát sỏi) đã làm xáo trộn, phá vỡ
cảnh quan, thay đổi dòng chảy của nhiều sông suối
gây xói lở bờ sông, phá rừng, hủy hoại đất
canh tác.
(ii) Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý
bãi thải khai thác và chế biến khoáng sản chưa
được quan tâm. Nước thải trong quá trình khai thác
và chế biến khoáng sản chưa được xử lý. Ở rất
nhiều nơi các chất thải (chất thải rắn và nước thải)
đã trực tiếp gây tác động xấu đến môi trường như
vùi lấp đất canh tác, thoái hóa đất, nước thải làm ô
nhiễm môi trường,.
(iii) Ở một số mỏ khai thác khoáng sản đã có
hiện tượng tạo dòng thải axit mỏ và đã có biểu
hiện ô nhiễm một số kim loại nặng.
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề môi trường khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (2), 139-147
139
(VAST)
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất
Website:
Những vấn đề môi trường khai thác khoáng sản ở
Tây Nguyên
Phạm Tích Xuân*, Trần Tuấn Anh, Đoàn Thị Thu Trà, Hoàng Thị Tuyết Nga, Phạm Thanh Đăng,
Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Phổ
Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 28 - 4 - 2014
Chấp nhận đăng: 12 - 5 - 2015
ABSTRACT
Environmental isues of mining activities in Tay Nguyen
Intensive mining activities, specially illegal, negatively affect environment in Tay Nguyen. Mining of gold and tin placers, sand
and pebble disturbed the landscape, changed river bed caussing river bank erosion. Exploited wastes from mine, for example, kaolin
mine in Loc Chau (Lam Dong province) destroyed and retrograded tea land. There observed evidences of acid mine drainage and
pollution of heavy metal including Cu, Pb, Hg, et.c in surface water, stream sediments and soils from some gold mines such as Dak
Ripen (Kon Tum), Krong A (Dak Lak) and Tra Nang (Lam Dong).
Main causes of mining environmental problems are failure of management, so the first and most important measure of
mitigation is to improve the management of mining activities.
©2015 Vietnam Academy of Science and Technology
1. Mở đầu
Khai thác và chế biến khoáng sản là một ngành
công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với nền
kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, hoạt động khai thác,
chế biến khoáng sản luôn là một trong những
ngành công nghiệp gây nhiều tác động xấu nhất
đến môi trường (Dixon and Engels, 2007;
Guidebook for Evaluating Mining Project EIAs,
2010; Nilsson and Randhem, 2008; L.V. Thành,
2004; UNEP, 1997). Tác động của khai thác
khoáng sản đến môi trường rất đa dạng và phức
tạp và tất cả các hợp phần của môi trường đều có
thể chịu ảnh hưởng. Tác động của khai thác
khoáng sản đến môi trường trước hết là việc chiếm
dụng đất, nhiều khi với diện tích rất lớn để mở
khai trường và đổ đất đá thải, làm thay đổi cảnh
*Tác giả liên hệ, Email: tichxuan@igsvn.ac.vn
quan; khai thác khoáng sản làm gia tăng quá trình
xói mòn và bồi lấp do mặt đất bị xáo trộn; khai
thác khoáng sản làm ảnh hưởng đến môi trường
nước: làm thay đổi chế độ thủy văn, địa chất thủy
văn; khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là kim loại nặng và các chất độc
hại; ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức
khỏe của con người. Tuy nhiên những ảnh hưởng
cụ thể, mức độ ảnh hưởng của khai thác, chế biến
khoáng sản đến môi trường phụ thuộc vào loại
hình khoáng sản (chủ yếu là thành phần quặng và
đất đá thải), phương thức, quy mô và công nghệ
khai thác, chế biến và cuối cùng là công tác quản
lý các hoạt động này (Damigos, 2006).
Tây Nguyên, so với các khu vực khác như Bắc
Bộ, Bắc Trung Bộ, là vùng ít tài nguyên khoáng
sản hơn, các hoạt động khai thác và chế biến
khoáng sản vì vậy cũng ít hơn. Tuy nhiên, các hoạt
P.T. Xuân và nnk/Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Tập 37 (2015)
140
động khai thác chế biến khoáng sản trong những
năm qua ở Tây Nguyên đã và đang gây ra những
tác động tiêu cực đến môi trường. Trong tương lai
khi ngành công nghiệp khai khoáng ở đây được
tiếp tục đầy mạnh nhằm phục vụ nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội địa phương, chắc chắn sẽ có nhiều
vần đề môi trường cần được quan tâm.
Trong khuôn khổ Đề tài TN3/T05 thuộc
Chương trình Tây Nguyên III, nhóm tác giả đã tiến
hành khảo sát môi trường khai thác khoáng sản tại
hầu hết các khu vực đã và đang có các hoạt động
khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên và nghiên cứu chi tiết một số khu vực. Bài
báo này trình bày những vấn đề cơ bản về môi
trường khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên trên cơ
sở đánh giá tổng hợp từ các nghiên cứu nói trên.
2. Tổng quan về tình hình khai thác và chế biến
khoáng sản tại Tây Nguyên
So với các khu vực ở Bắc Bộ hoặc Bắc Trung
Bộ, các hoạt động khai thác và chế biến khoáng
sản ở Tây Nguyên không mạnh mẽ bằng. Các hoạt
động khai thác và chế biến khoáng sản quy mô
công nghiệp chủ yếu tập trung vào các loại khoáng
sản vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu xây dựng
thông thường, một số khoáng chất công nghiệp. Số
các mỏ khoáng sản kim loại đang hoạt động khá ít,
chủ yếu là vàng, thiếc và gần đây là bauxit. Các
khoáng sản kim loại khác như sắt, wolfram, chì -
kẽm, antimon cũng đã có lẻ tẻ một số mỏ quy mô
nhỏ hoạt động hoặc khai thác tự phát.
Hiện nay trên địa bàn Tây Nguyên, theo thống
kê chưa đầy đủ đã có hàng trăm mỏ khai thác vật
liệu xây dựng thông thường như đá xây dựng, sét
gạch ngói, cát sỏi xây dựng. Ngoài ra ở hầu hết các
tỉnh Tây Nguyên đều có các mỏ đá ốp lát đang
hoạt động.
Khoáng sản kim loại đáng chú ý nhất là các
hoạt động khai thác vàng, bauxit và thiếc. Các hoạt
động khai thác vàng, đặc biệt là vàng sa khoáng đã
diễn ra khá mạnh mẽ và phổ biến ở nhiều nơi.
Hiện chỉ còn hai mỏ vàng gốc hoạt động ở quy mô
công nghiệp là mỏ vàng Đắk Ripen (Kon Tum) và
mỏ vàng Trà Năng (Lâm Đồng). Tuy nhiên, các
hoạt động khai thác vàng tự do, không phép khá
phổ biến, đã và đang là vấn đề nhức nhối đối với
các tỉnh Tây Nguyên.
Bauxit Tây Nguyên phân bố khá rộng nhưng có
ý nghĩa kinh tế hơn cả là ở Đắk Nông và Lâm
Đồng. Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Than
Khoáng sản Việt Nam đã đầu tư xây dựng hai nhà
máy alumin gồm Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ
(Đắk Nông). Đây là hai dự án thí điểm của nhà
nước trong kế hoạch phát triển ngành công nghiệp
alumin, trong đó nhà máy Alumin Tân Rai đã
chính thức đi vào hoạt động.
Các hoạt động khai thác thiếc tập trung chủ yếu
ở Đà Lạt, Lâm Hà, Lạc Dương, Di Linh (Lâm
Đồng). Đã có 17 mỏ thiếc đã và đang được khai
thác, nhưng chủ yếu là khai thác thủ công với sản
lượng hàng năm khoảng 1.500 đến 2.000 tấn
quặng thiếc. Riêng Công ty khoáng sản Lâm Đồng
trung bình mỗi năm quản lý, thu mua, tinh chế và
xuất khẩu khoảng 700 - 800 tấn thiếc tinh. Tuy
nhiên, cũng như đối với khoáng sản vàng, nạn khai
thác thiếc trái phép đang diễn ra ở nhiều nơi ở Lâm
Đồng, thậm chí ngay trong phạm vi thành phố
Đà Lạt.
Trong các loại khoáng chất công nghiệp đáng
chú ý là các hoạt động khai thác khoáng sản dạng
sét như kaolin, diatomit, bentonit. Đáng chú ý là
các mỏ ở Lâm Đồng như kaolin Lộc Châu,
diatomit Đại Lào (Bảo Lộc), bentonit Tam Bố (Di
Linh). Ngoài ra còn có các loại khoáng chất công
nghiệp khác đang được khai thác như fluorit Chư
Sê (Gia Lai), feldspar Ea Sô (Đắk Lắk), than bùn ở
một số nơi,...
Ngoài các khoáng sản nói trên, trên địa bàn
Tây Nguyên trong nhiều năm qua đã diễn ra khá
mạnh mẽ việc khai thác các loại đá quý, bán quý
và đá mỹ nghệ như saphia ở Đắk Song (Đắk
Nông), Di Linh (Lâm Đồng), opan (Đắk Nông),
thạch anh hồng và thạch anh tinh thể ở khu vực
huyện Lắk và Krông Bông (Đắk Lắk) và gỗ hóa đá
ở một số nơi thuộc Đắk Lắk.
Những nét cơ bản về đặc điểm hoạt động khai
thác và chế biến khoáng sản ở Tây Nguyên có thể
khái quát như sau:
(i) Các loại khoáng sản được khai thác chủ yếu
tập trung vào các khoáng sản phi kim loại (nhiều
nhất là vật liệu xây dựng thông thường như đá xây
dựng, cát sỏi, sét gạch ngói) và các loại khoáng
chất công nghiệp như kaolin, diaomit, bentonit,
puzơlan,... Ngoại trừ bauxit đang trong quá trình
Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (2), 139-147
141
thí điểm, các mỏ khai thác khoáng sản kim loại
không nhiều, phổ biến nhất là khai thác vàng (sa
khoáng và gốc), một số khu vực khai thác thiếc ở
Lâm Đồng, một vài mỏ sắt ở Gia Lai và Đắk Lắk,
hai mỏ chì - kẽm (một đã ngừng hoạt động, một
đang trong quá trình mở mỏ), ngoài ra còn một vài
mỏ wolfram, antimon quy mô nhỏ.
(ii) Ngoại trừ bauxit, các hoạt động khai thác,
chế biến khoáng sản trên địa bàn Tây Nguyên chủ
yếu mang tính nhỏ lẻ. Các mỏ đang hoạt động đều
có quy mô nhỏ do địa phương cấp phép và các
doanh nghiệp địa phương khai thác là chính.
(iii) Các hoạt động khai thác khoáng sản tự do,
trái phép rất phổ biến, đặc biệt là trong khai thác
vàng, đá quý, thiếc và một số loại vật liệu xây
dựng như cát, sỏi,...
(iv) Do đặc thù dân cư thưa, phần lớn các mỏ
thường ở những khu vực ít dân cư, thậm chí khá xa
các khu vực dân cư.
(v) Các mỏ khai thác khoáng sản chủ yếu sử
dụng các công nghệ đơn giản, các hoạt động khai
thác tự phát chủ yếu là khai thác và tuyển quặng
thủ công.
3. Phương pháp nghiên cứu
Song song công tác điều tra, khảo sát trên diện
rộng, các nghiên cứu chi tiết được thực hiện tại
một số khu vực khai thác khoáng sản trọng điểm
gồm: các khu vực khai thác vàng Đắk Kroong,
Đắk Ripen (Kon Tum), Tpé (Gia Lai), Krong Á
(Gia Lai), Đa Quyn (Lâm Đồng); khu vực khai
thác kaolin Lộc Châu (Lâm Đồng). Ngoài ra các
nghiên cứu còn được thực hiện ở một số mỏ khai
thác thiếc ở Lâm Đồng, đá xây dựng, đá ốp lát, đá
quý, bán quý và đá mỹ nghệ nằm rải rác ở
Tây Nguyên.
Tại các điểm nghiên cứu chi tiết, đã tiến hành
đo các chỉ tiêu môi trường nước, lấy mẫu nước, đất
và trầm tích bùn đáy. Các thông số môi trường
nước như pH, Eh, TDS được đo bằng các máy đo
cầm tay của hãng HANA (HI8424 và HI98129).
Các mẫu nước được lấy và bảo quản trong các chai
PET dung tích 0,5l và được xử lý bằng axit HNO3
để tránh kết tủa. Các mẫu đất và trầm tích bùn đáy
được lấy và bảo quản trong các túi PE với khối
lượng trung bình 1kg. Trong phòng thí nghiệm,
mẫu đất và trầm tích được xấy khô tự nhiên, tán
nhỏ và loại bỏ các mảnh đá thô sau đó được chia
theo phương pháp đối đỉnh và lấy ra lượng cần
thiết và được nghiền nhỏ bằng cối mã não và gửi
đi phân tích. Kết quả được đánh giá theo bộ quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN03:2008/BTNMT,
QCVN08:2008/BTNMT, QCVN43:2012/BTNMT.
Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu được
phân tích bằng phương pháp ICP-MS tại Viện Địa
chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, một số mẫu đất được phân tích tại Viện Quy
hoạch và Thiết kế nông nghiệp.
Các vấn đề môi trường khai thác khoáng sản
được đánh giá, dự báo dựa trên cơ sở mô hình địa
môi trường các mỏ khoáng (Plumlee and Nash,
1995).
4. Tác động của khai thác khoáng sản đến môi
trường ở Tây Nguyên
4.1. Những tác động cơ học
Phần lớn các mỏ đang hoạt động ở Tây Nguyên
đều có quy mô không lớn do đó diện tích mà
chúng chiếm dụng chưa nhiều. Tuy nhiên, do nạn
khai thác khoáng sản tự do, trái phép khá phổ biến,
nhất là khai thác vàng và thiếc dẫn đến tình trạng
đào bới bừa bãi làm thay đổi địa hình, xáo trộn
cảnh quan, hủy hoại đất canh tác. Việc đào đãi
vàng sa khoáng trái phép làm cho lòng sông, suối
ở nhiều nơi ngổn ngang cát sỏi, làm thay đổi dòng
chảy dẫn đến sạt lở bờ sông, nước sông luôn bị đục
ngầu vì bùn đất, ảnh hưởng đến hạ lưu. Nước bùn
làm bồi lấp dòng chảy, nhiều nơi vùi lấp cả đất
canh tác. Hiện tượng này đã từng xảy ra ở rất
nhiều nơi đặc biệt là các khu vực khai thác vàng sa
khoáng ở Đắk Glei, Đắk Tô (Kon Tum), M’Đrắk
(Đắk Lắk), Đức Trọng (Lâm Đồng) hoặc khai thác
thiếc sa khoáng ở Lạc Dương, Đà Lạt (Lâm
Đồng),... Thậm chí nhiều doanh nghiệp khai thác
vàng sa khoáng không tuân thủ các quy định bảo
vệ môi trường, sử dụng máy móc đào bới bừa bãi
gây tổn hại nghiêm trọng đến các công trình kỹ
thuật hạ tầng mà điển hình là Công ty TNHH Kim
Sơn Thủy (Kon Tum) đã bị UBND tỉnh thu hồi
giấy phép và buộc khắc phục hậu quả (Quyết định
số 145/QĐ-CTUBND, ngày 16/3/2012) (ảnh 1, 2).
Ở nhiều khu mỏ, đặc biệt là các mỏ khai thác
vật liệu xây dựng thường có lượng lớn xe tải trọng
cao ra vào, gây hư hại đường giao thông, ảnh
hưởng đến đời sống của người dân ở lân cận.
P.T. Xuân và nnk/Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Tập 37 (2015)
142
Ảnh 1. Sạt lở bờ sông Pô Cô do khai thác vàng trái phép Ảnh 2. Khu ruộng cũ nay thành ao và hoàn toàn mất khả năng
canh tác do khai thác vàng tại huyện Đắk Glêi - Kon Tum
4.2. Tai biến môi trường do các bãi thải
Trong khai thác khoáng sản, nhất là khai thác
lộ thiên khi phải bóc đi một lớp đất đá đáng kể nên
lượng đất đá thải thường rất lớn, chẳng hạn trong
khai thác khoáng sản kim loại, thông thường có tới
95% lượng đất đá đào lên là đất đá thải. Lượng đất
đá thải trong khai thác và thải quặng đuôi trong
quá trình tuyển quặng tạo thành các bãi thải, nhiều
khi với quy mô rất lớn. Các bãi đất đá thải thường
được thiết kế dạng đánh đống, tiềm ẩn nhiều tai
biến liên quan như các hiện tượng như sạt lở các
bãi thải, lũ bùn đá liên quan với bãi thải và sự cố
vỡ bờ bao các bãi thải quặng đuôi. Các tai biến
kiểu này đã từng xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới
(Damigos, 2006; Dixon-Hardy & Engels, 2007). Ở
nước ta, cũng đã từng xảy ra những vụ sạt lở bãi
thải khai thác khoáng sản rất nghiêm trọng, điển
hình là vụ sạt lở ở bãi Kép Ky, khu mỏ Tốc Tát
(Cao Bằng) ngày 24/7/1992 làm chết 200 người.
Sự cố đập hồ chứa bùn thải của xí nghiệp khai thác
quặng sắt Nà Lũng (thành phố Cao Bằng) đêm
5/11/2010 đã làm hàng ngàn mét khối bùn chảy
xuống dòng suối dài hơn 5km, làm thiệt hại nhà
cửa, hoa màu, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng
đến đời sống sinh hoạt của nhiều hộ dân. Ở mỏ
than Phấn Mễ thuộc Công ty cổ phần Gang thép
Thái Nguyên, ngày 14/4/2012 đã xảy ra sự cố sạt
lở nghiêm trọng tại bãi thải khiến 14 nhà dân bị
chôn vùi, 6 người chết và mất tích, một số người bị
thương. Về sự cố bãi thải, điều đáng quan tâm là
các dự án khai thác bauxit - laterit lớn đang được
triển khai ở Tây Nguyên, khi hồ chứa bùn đỏ của
các nhà máy có dung tích hàng triệu mét khối. Vấn
đề này đã được đề cập đến rất nhiều trên các văn
liệu chuyên ngành cũng như trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Đây là vấn đề cần được quan
tâm khi các nhà máy này đi vào hoạt động.
Ở Tây Nguyên, tuy chưa có thống kê về sự cố
liên quan với các bãi thải nhưng cùng với thời gian
các bãi thải sẽ được tích tụ ngày càng lớn, do đó
nguy cơ sạt lở bãi thải, xói mòn vật liệu bãi thải
gây bồi lấp lòng sông suối, vùi lấp đất canh tác là
điều khó tránh khỏi, đặc biệt, trong tình hình
không kiểm soát được của các hoạt động khai thác
khoáng sản như hiện nay. Thực tế đã xảy ra hiện
tượng bùn đất từ khu khai thác kaolin của mỏ Lộc
Châu (Bảo Lộc, Lâm Đồng) tràn ra làm hư hại
hàng trăm hecta đất trồng chè. Hơn nữa, vật chất
vô cơ lơ lửng trong nước mặt chảy tràn khi lắng
đọng gây suy giảm chất lượng đất. Trong bảng 1 là
kết quả phân tích thành phần một số mẫu đất trồng
chè ở khu vực mỏ kaolin Lộc Châu, trong đó mẫu
LCD1 là mẫu chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước
chảy tràn từ bãi thải mỏ, các mẫu LCD2 và LCD3
là các mẫu đối chứng ở cách xa hơn và không chịu
ảnh hưởng từ khu mỏ. Có thể dễ dàng nhận thấy
rằng, tổng các chất hữu cơ, hàm lượng N và P
trong mẫu LCD1 thấp hơn rất nhiều so với các
mẫu đối chứng. Đáng chú ý là hàm lượng các chất
dễ tiêu N, P2O5 và CEC trong mẫu LCD1 cũng
thấp hơn rất nhiều so với các mẫu đối chứng. Rõ
ràng là, các hợp phần vô cơ (ở đây chủ yếu là sét
kaolinit) lơ lửng trong nước chảy tràn khi lắng
xuống đã làm suy giảm chất lượng đất trồng, ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây.
Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (2), 139-147
143
Bảng 1. Kết quả phân tích mẫu đất trong khu mỏ Lộc Châu
Số hiệu mẫu pHKCl % OM
Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g) Cation trao đổi (me/100g)
N P K Na N P2O5 K2O Na Ca++ Mg++ CEC
LCD 1 4.97 1.62 0.112 0.0362 0.589 0.172 10.08 6.59 38.09 18.52 3.91 0.81 10.06
LCD 2 4.04 6.35 0.336 0.0716 0.266 0.178 35.02 22.13 11.04 15.22 1.31 0.22 24.87
LCD 3 4.16 5.98 0.308 0.0799 0.183 0.179 30.80 14.32 14.27 16.18 1.05 0.30 23.17
4.3. Dòng thải axit mỏ và ô nhiễm kim loại nặng
Đối với các mỏ khoáng sản mà trong thành
phần quặng hoặc đất đá vây quanh có chứa các
khoáng vật sulfid (ví dụ pyrit), chẳng hạn như
vàng, Pb-Zn và một số loại khoáng sản khác, khả
năng tạo dòng thải axit mỏ là rất lớn (Doolittle, et
al., 1992; Global Acid Rock Drainage Guide). Đơn
cử như trường hợp mỏ vàng Đắk Ripen ở Kon
Tum. Đây là loại hình vàng - sulfua nhiệt dịch.
Thành phần khoáng vật quặng gồm pyrit, pyrotin,
chancopyrit, galenit, ngoài ra còn có spahlerit,
bismutin (Borisenko và nnk 2008; T.T. Hòa và
nnk, 2005). Các khoáng vật này khi tiếp xúc với
không khí và nước sẽ bị oxy hóa để tạo thành axit
sulphuric, chẳng hạn đối với pyrit, quá trình này
xảy ra theo mỗi chuỗi phản ứng, có thể viết dưới
dạng phương trình tổng quát như sau:
FeS2 + 15/4O2 + 7/2H2O = Fe(OH)3 + 2SO4
2
- + 4H
+
Sản phẩm của các phản ứng này là axit
sulfuric. Tuy nhiên, khả năng tạo dòng thải axit mỏ
còn phụ thuộc vào khả năng trung hòa axit của đất
đá vây quanh. Nhưng đối với mỏ Đắk Ripen, đất
đá vây quanh là các loại granitogneis, đá phiến kết
tinh có thành phần chủ yếu là các khoáng vật
silicat và alumosilicat như thạch anh, feldspar
(plagiocla và K-feldspar), mica (chủ yếu là biotit)
thì khả năng trung hòa axit không cao do đó khả
năng tạo dòng thải axit là rất lớn. Thực tế khảo sát
tại khu khai thác vàng ở Đắk Ripen đã ghi nhận
dấu hiệu của dòng thải axit mỏ thể hiện ở độ pH
thấp trong 4 mẫu nước suối ở bãi khai thác vàng tự
do (dao động trong khoảng 4,80 đến 5,17).
Cùng với sự hình thành dòng thải axit mỏ là
nguy cơ phát tán kim loại nặng và các chất độc hại
vào môi trường do axit có khả năng hòa tan kim
loại nặng.
4.3.1. Ô nhiễm kim loại nặng ở khu vực khai thác
vàng Đắk Ripen
Mỏ vàng Đắk Ripen nằm trên địa bàn xã Tân
Cảnh, huyện Đắk Tô (Kon Tum). Đây là vùng núi
có địa hình phân cắt khá mạnh, với đỉnh núi cao
tới hơn 800m. Quặng vàng có dạng các mạch
thạch anh sulfur chứa vàng phát triển theo các đới
dập vỡ trong các đá biến chất hệ tầng Khâm Đức
tuổi Proterozoi. Thành phần khoáng vật quặng
gồm chủ yếu là pyrit, chancopyrrit, galenit ít
pyrotin (Borisenko và nnk, 2008).
Mỏ vàng Đắk Ripen được công ty Cổ phần
Đắk Ripen khai thác từ năm 2002, hiện nay mỏ
vàng này đang được công ty Vạn Lợi khai thác và
tách chiết bằng phương pháp xyanua. Song song
với hoạt động của công ty này, các hoạt động khai
thác vàng tự do, trái phép của dân cũng diễn ra
mạnh mẽ. Mặt đất bị đào bới nham nhở, bờ suối bị
sạt lở nghiêm trọng, cách xa khu vực khai thác tới
hàng cây số nước suối vẫn đục ngầu bùn đất.
Kết quả phân tích hàm lượng một số kim loại
nặng trong nước mặt thể hiện trong bảng 2. Đáng
chú ý, trong mẫu DTM7 có pH thấp (4.94), hàm
lượng kim loại nặng cao hơn hẳn so với các mẫu
khác, trong đó hàm lượng Ni và Cu vượt tiêu
chuẩn cho phép đối với nước dùng cho mục đích
thủy lợi (chỉ tiêu B1). Điều đó minh chứng cho khả
năng phát tán kim loại nặng vào môi trường của
dòng thải axit mỏ. Các mẫu gần khu vực khai thác
(DTM1, DTM2, DTM4) có hàm lượng Hg cao hơn
tiêu chuẩn cho phép, càng ra xa hàm lượng Hg
giảm dần. Rõ ràng, việc khai thác vàng ở đây đã có
vai trò trong việc phát tán Hg vào môi trường
(bảng 2).
Hàm lượng KLN trong mẫu đất và trầm tích
bùn đáy ở khu vực khai thác vàng Đắk Ripen thể
hiện trong bảng 3. Kết quả ở bảng 3 cho thấy,
trong tất cả các mẫu đất và trầm tích bùn đáy lấy
trong hoặc gần khu vực khai thác có hàm lượng Cu
vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó mẫu trầm
tích bùn đáy lấy ở lòng sông Đắk Pô Cô (mẫu
DTB11) nằm về phía hạ lưu, mặc dù tiếp nhận
nước của nhánh suối chảy từ khu khai thác ra
nhưng hàm lượng Cu vẫn nằm trong giới hạn cho
phép (H.2). Trong các mẫu đã lấy có 2 mẫu trầm
P.T. Xuân và nnk/Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Tập 37 (2015)
144
tích bùn đáy lấy trực tiếp trong khu vực khai thác
(DTB1, DTB2) có hàm lượng Hg cao hơn tiêu
chuẩn cho phép, tương ứng với hàm lượng Hg cao
trong các mẫu nước (DTM1, DTM2) tại các điểm
đó. Điều đó chứng tỏ, Hg được phát tán theo môi
trường nước.
Bảng 2. Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước ở khu vực mỏ Đắk Ripen
Số hiệu mẫu pH
Hàm lượng (mg/l)
Fe Ni Cu Zn As Se Cd Hg Pb U
DTM1 6.83 0.2317 0.0014 0.0266 0.0282 0.0020 0.0006 0.0000 0.0044 0.0114 0.0005
DTM2 7.37 0.3593 0.0015 0.0112 0.0171 0.0005 0.0000 0.0001 0.0024 0.0023 0.0001
DTM4 7.49 0.2983 0.0011 0.0168 0.0188 <MT <MT 0.0000 0.0015 0.0006 0.0001
DTM7 4.94 14.7450 0.3048 6.1572 1.0880 0.0044 0.0007 0.0059 0.0008 0.0068 0.0005
DTM11 7.16 0.3875 0.0008 0.0160 0.0161 0.0002 <MT 0.0000 0.0008 0.0010 0.0001
QCVN08 15 0.1 0.5 1.5 0.05 0.01 0.0010 0.05
Bảng 3. Hàm lượng kim loại nặng trong mẫu đất và trầm tích bùn đáy khu vực khai thác vàng Đắk Ripen
TT Số hiệu mẫu
Hàm lượng kim loại (mg/kg)
Fe Ni Cu Zn As Se Cd Hg Pb U
1 DTB1 98138.07 43.85 437.12 45.53 3.44 0.8 0.07 0.64 15.64 0.3
2 DTB2 61450.18 73.24 233.44 65.91 8.53 0.52 0.08 0.62 10.55 0.53
3 DTB4 79524.9 49.72 344.36 41.6 6.58 0.93 0.07 0.42 14.58 0.36
4 DTB7 77522.54 101.13 456.47 76.83 10.41 0.94 0.09 0.21 18.25 0.74
5 DTB11 37605.83 25.03 31.96 57.52 3.62 0.64 0.11 0.16 29.13 8.66
6 DTD1 130935.5 86.45 423.85 72.77 4.19 1.81 0.06 <MT 12.74 0.51
7 DTD2 71401.3 131.1 137.12 45.92 35.17 1.21 0.07 <MT 15.74 0.22
8 DTD4 80855.33 146.3 205.44 41.1 6.22 0.49 0.08 <MT 9.43 0.6
9 DTD7 50830.87 66.62 165.15 49.32 7.64 < MT 0.07 <MT 16.41 2.92
QCVN43 197 315 17 3.5 0.5 91.3
QCVN03 50 200 12 2 70
Ghi chú: 1 - 5: mẫu trầm tích bùn đáy, 6 - 9: mẫu đất
4.3.2. Ô nhiễm kim loại nặng ở khu vực khai thác
vàng Krong Á
Khu vực khai thác vàng thuộc thôn 5, xã Krong
Á, huyên M’Đrắk (Đắk Lắk). Khu khai thác là khu
vực núi cao có địa hình phân cắt mạnh. Đây là một
khu khai thác vàng gốc. Quặng hóa vàng dạng
mạch, mạng mạch thạch anh sulfua vàng nằm
trong đới dập vỡ của các đá granit phức hệ Đèo
Cả. Vào thời điểm khảo sát (2012) các hoạt đông
khai thác vàng đã ngừng hẳn, tuy nhiên vẫn còn
nguyên vẹn các dấu vết của các hoạt động khai
thác và tuyển vàng, đó là hàng loạt các hầm đào
sâu vào lòng núi và khu tập kết quặng với các hố
xử lý xyanua cùng các lán trại bỏ hoang.
Kết quả phân tích 02 mẫu nước suối chảy ra từ
khu khai thác cho thấy, cả hai mẫu đều có hàm
lượng As vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước
dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi (bảng 4).
Bảng 4. Hàm lượng KLN trong mẫu nước mặt khu vực khai thác vàng Krong Á
Số hiệu mẫu
Hàm lượng (mg/l)
Fe Ni Cu Zn As Cd Hg Pb
KAM1 1.82743 0.00113 0.01494 0.04475 0.146963 0.0002 0.000088 0.01518
KAM2 0.3866 0.00458 0.01297 0.19513 0.011561 0.00144 0.000076 0.00175
QCVN08 1.5 0.1 0.1 0.5 0.01 0.005 0.001 0.02
Trong tất cả các mẫu trầm tích bùn đáy và mẫu
đất đã phân tích đều có hàm lượng của As và Pb
vượt tiêu chuẩn cho phép, thậm chí gấp hàng mấy
chục lần (bảng 5).
Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (2), 139-147
145
Bảng 5. Kết quả phân tích mẫu bùn của mỏ Krong Á
TT Số hiệu mẫu
Hàm lượng (mg/kg)
Fe Ni Cu Zn As Se Cd Hg Pb U
1 KAB1 34276 3.9 14.31 190.07 292.95 0.07 0.76 0.03 372.25 1.65
2 KAB2 63548 4.54 95.36 213.27 798.9 0.56 0.46 <MT 1522.65 1.97
3 KAB3 32893 5.04 13.33 168.8 226.91 1.52 0.68 <MT 309.23 1.95
4 KAD1 31718 1 51.16 173.78 501.84 <MT 0.41 <MT 928.65 0.85
QCVN43 197 315 17 3.5 0.5 91.3
QCVN03 50 200 12 2 70
Ghi chú: 1-3: mẫu trầm tích bùn đáy, 4: mẫu đất
4.3.3. Ô nhiễm kim loại nặng ở khu vực khai thác
vàng Tà Năng
Mỏ vàng gốc Tà năng nằm trên địa bàn xã Đa
Quyn, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Đất đá chứa
các thân quặng vàng là các trầm tích thuộc hệ tầng
Bản Đôn (J1-2 bđ) có thành phần thạch học chủ yếu
là bột kết, phiến sét xen ít lớp cát kết màu xám,
xám đen. Khoáng hóa vàng có nguồn gốc nhiệt
dịch, thuộc kiểu mỏ vàng -thạch anh-sulphur dạng
mạch. Khoáng vật quặng chủ yếu là pyrite,
asenopyrit, thứ yếu là galena, sphalerit, chalcopyrit
(T.T. Hòa và nnk, 2005; N. Hoàng và N.V. Mài,
2010; V.V. Vấn, 2007).
Mỏ vàng Tà Năng đã được khai thác từ thời
Pháp thuộc, hiện nay mỏ do Công ty Cổ phần
Vàng & đá quý Lâm Đồng quản lý và khai thác.
Trước đây quặng vàng được nghiền, tuyển trọng
lực sau đó thu hồi vàng từ tinh quặng nhờ phương
pháp tách chiết bằng xyanua. Hiện nay Công ty
đang đầu tư dây chuyền tuyển nổi quặng vàng.
Dọc theo các sông suối ở khu vực mỏ vàng các
hoạt động khai thác vàng sa khoáng trái phép vẫn
diễn ra và có thời gian khu vực Đa Quyn đã từng
là một điểm nóng về môi trường và an ninh trật tự
của Lâm Đồng (Báo cáo hiện trạng môi trường
tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2010).
Ở khu vực mỏ vàng Tà Năng, trong các mẫu
nước mặt đã khảo sát chưa thấy có biểu hiện ô
nhiễm kim loại nặng (bảng 6), nhưng trầm tích bùn
đáy có biểu hiện ô nhiễm As và Pb (bảng 7). Cần
phải nói thêm rằng, do số lượng mẫu còn ít nên có
thể chưa phản ánh đầy đủ tình hình ô nhiễm kim
loại nặng ở khu vực này. Tuy nhiên, như đã nói ở
trên, quặng vàng ở Tà Năng thuộc kiểu thạch anh -
sulfid - vàng nên khả năng tạo dòng thải axit và
nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng là rất lớn.
Bảng 6. Hàm lượng KLN trong nước mặt ở khu vực mỏ vàng Trà Năng
Số hiệu mẫu pH
Hàm lượng (mg/l)
Fe Ni Cu Zn As Cd Hg Pb
TNM1 5.83 0.3831 0.0008 0.0133 0.0250 0.00229 0.00006 0.00002 0.003
TNM3 7.10 0.56053 0.00259 0.01354 0.06241 0.043572 0.00027 0.000038 0.006
TNM5 7.35 1.00694 0.00167 0.01581 0.03746 0.00444 0.0001 0.000034 0.005
QCVN08 1.5 0.1 0.5 1.5 0.05 0.01 0.001 0.05
Bảng 7. Hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích bùn đáy ở khu vực mỏ vàng Trà Năng
Số hiệu mẫu
Hàm lượng (mg/kg)
Fe Ni Cu Zn As Se Cd Hg Pb U
TNB1 38262 19.04 13.09 158.93 791.5 < MT 0.62 < MT 406.5 3.07
TNB3 17621 10.23 < MT 64.17 67.68 0.25 0.13 < MT 30.89 2.04
TNB4 22245 13.19 < MT 96.17 47.29 < MT 0.2 < MT 35.03 2.62
QCVN43 197 315 17 3.5 0.486 91.3
4.4. Nguy cơ phát tán các hóa chất độc hại từ các
quá trình tuyển quặng
Trong quá trình tuyển quặng hoặc tách chiết
các nguyên tố có ích, nhiều loại hóa chất được sử
dụng, chẳng hạn thủy ngân hay xyanua dùng để
tách vàng. Các hóa chất độc hại này có thể theo
nước thải phát tán và gây ô nhiễm môi trường.
Điều này càng trở nên nghiêm trọng khi các hoạt
động khai thác và chế biến khoáng sản trái phép,
P.T. Xuân và nnk/Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Tập 37 (2015)
146
tự phát đang phổ biến như hiện nay ở Tây Nguyên.
Đã từng xảy ra hiện tượng trâu bò nuôi bị ngộ độc
xyanua khi uống nước ở khu khai thác vàng Đắk
Ripen. Hiện nay, tại hai mỏ vàng Đắk Ripen và Tà
Năng vẫn đang dùng công nghệ xuyanua để tách
vàng, hay như ở khu vực khai thác vàng Krông Á
hiện các bể ngâm xyanua cũ vẫn còn. Ngoài ra,
theo thông tin của người dân, tại các bãi khai thác
vàng tự do, người ta thường sử dụng thủy ngân để
tách vàng. Do đó, nguy cơ ô nhiễm môi trường do
xyanua và thủy ngân là rất lớn.
4.5. Khả năng phục hồi môi trường sau khai
thác mỏ
Vấn đề phục hồi môi trường sau khai thác mỏ ở
Tây Nguyên cũng là vấn đề lớn đang được đặt ra.
Cảnh quan môi trường ở nhiều nơi, trong nhiều
năm qua đã bị tàn phá bởi nạn khai thác tự do.
Thực tế là nhiều nơi các hậu quả của việc khai thác
trái phép nhiều năm qua vẫn còn nguyên vẹn,
chẳng hạn như dọc rất nhiều sông suối ở Tây
Nguyên vẫn còn ngồn ngang cát sỏi, nhiều nơi bờ
sông suối bị sạt lở,... Các khu vực khai thác saphia
ở Đắk Tôn (Đắk Nông), khai thác thạch anh tinh
thể ở huyện Lắk (Đắk Lắk), các khu vực khai thác
thiếc ở Lâm Đồng mặt đất bị đào xới, rừng bị phá,
đất đai mất khả năng canh tác,... Tuy nhiên, việc
phục hồi môi trường lại gặp rất nhiều khó khăn.
Điều này do:
(i) Ở những nơi khai thác tự do, không có
người chịu trách nhiệm việc phục hồi môi trường,
trong khi đó sau khi ngừng khai thác, hoặc sau khi
giải tỏa chính quyền địa phương và các cơ quan
chức năng không có kinh phí để thực hiện việc
phục hồi môi trường.
(ii) Công tác quản lý đóng cửa mỏ chưa tốt,
nhiều cơ sở sản xuất sau khi đóng cửa mỏ đã thực
hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện công tác
phục hồi môi trường sau khai thác. Mặc dù trong
những năm gần đây các địa phương đã thực hiện
việc ký quỹ bảo vệ môi trường đối với các cơ sở
khai thác khoáng sản nhưng việc chấp hành ký qũy
môi trường chưa triệt để.
5. Nguyên nhân và hướng giải pháp giảm thiểu
ảnh hưởng của khai thác khoáng sản đến môi
trường đối với Tây Nguyên
Như đã trình bày ở phần trên, khai thác và chế
biến khoáng sản luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro môi
trường. Khảo sát thực tế ở Tây Nguyên cho thấy
những vấn đề môi trường khai thác khoáng sản
phát sinh có nguyên nhân trước hết và chủ yếu từ
công tác quản lý. Việc quản lý các hoạt động
khoáng sản chưa tốt dẫn đến tình trạng khai thác tự
do, trái phép hoặc không đúng phép tràn lan gây
tác động xấu đến môi trường. Ngoài ra, nhiều
doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận, hoặc không
ý thức đầy đủ đã không quan tâm đúng mức và
không tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ
môi trường.
Từ tình hình đó, hướng giải pháp quan trọng
nhất trong bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản
ở Tây Nguyên là là tăng cường công tác quản lý.
Tuy nhiên, để quản lý được một cách chặt chẽ các
hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản cần
phải có các giải pháp đồng bộ từ khâu cấp phép,
thẩm định các dự án, kiểm tra, giám sát cho đến
các chế tài xử lý các hành vi vi phạm. Cần chấm
dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, các
cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản phải có các
giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp, xử lý triệt
để các chất thải trước khi thải vào môi trường. Cần
tăng cường công tác truyền thông để nâng cao
nhận thức và vai trò của cộng đồng trong công tác
bảo vệ môi trường.
6. Kết luận
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, những
vấn đề cơ bản về môi trường khai thác khoáng sản
ở Tây Nguyên gồm:
(i) Các hoạt động khai thác khoáng sản tự do,
trái phép (đặc biệt là khai thác vàng sa khoáng,
thiếc sa khoáng, cát sỏi) đã làm xáo trộn, phá vỡ
cảnh quan, thay đổi dòng chảy của nhiều sông suối
gây xói lở bờ sông, phá rừng, hủy hoại đất
canh tác.
(ii) Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý
bãi thải khai thác và chế biến khoáng sản chưa
được quan tâm. Nước thải trong quá trình khai thác
và chế biến khoáng sản chưa được xử lý. Ở rất
nhiều nơi các chất thải (chất thải rắn và nước thải)
đã trực tiếp gây tác động xấu đến môi trường như
vùi lấp đất canh tác, thoái hóa đất, nước thải làm ô
nhiễm môi trường,...
(iii) Ở một số mỏ khai thác khoáng sản đã có
hiện tượng tạo dòng thải axit mỏ và đã có biểu
hiện ô nhiễm một số kim loại nặng.
Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (2), 139-147
147
(iv) Hiện nay, do Tây Nguyên đang còn nhiều
vùng chưa phát triển, nhiều khu vực khai thác
khoáng sản là những vùng sâu, vùng xa dân cư
thưa thớt, các công trình kinh tế kỹ thuật chưa
nhiều nên các tác động cơ học của việc khai thác,
chế biến khoáng sản nhiều khi chưa thật rõ nét.
Nhưng trong tương lai, khi kinh tế - xã hội phát
triển, nếu việc khai thác khoáng sản không được
quản lý tốt, hậu quả của việc khai thác khoáng sản
sẽ trở nên rất nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống kinh tế - xã hội. Để giảm thiểu tác động và
phát triển bền vững ngành công nghiệp khai
khoáng ở Tây Nguyên trước hết cần tăng cường
công tác quản lý, đảm bảo các hoạt động khoáng
sản đúng luật. Tăng cường công tác kiểm tra giám
sát các hoạt động khoáng sản ở địa phương, chú
trọng công tác nâng cao nhận thức và vai trò của
cộng đồng trong bảo vệ môi trường.
Bài báo này là một phần kết quả của đề tài:
“Nghiên cứu, đánh giá khả năng sử dụng tổng hợp
một số khoáng sản quan trọng và vị thế của chúng
trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an
ninh - quốc phòng khu vực Tây Nguyên -
TN3/T05” thuộc Chương trình Tây Nguyên 3.
Tài liệu dẫn
Borisenko A.S., Trần Trọng Hòa, V.I. Vasilev, N.K. Morsev,
Vũ Văn Vấn, Ngô Thị Phượng, Hoàng Hữu Thành, Trần
Tuấn Anh, Phạm Thị Dung, 2008: Phát hiện lần đầu tiên
khoáng vật Jonassonite - AuBi5S4 ở Việt Nam. Tạp chí Các
Khoa học về Trái Đất, T.30, (3), tr.193-198.
Damigos D., 2006: An overview of environmental valuation
methods for the mining industry. Journal of Cleaner
Production, Volume 14, Issues 3-4, P. 234-247
Dixon-Hardy, D.W.& Engels, J.M., 2007: Guidelines and
Recommendations for the Safe Operation of Tailings
Management Facilities. - Environmental Engineering
Science, 24 (5), 14-26.
Doolittle, J.J., Frisbee, N.M. and Hossner, L.R., 1992:
Evaluation of acid-base accounting techniques used in
surface-mine reclamation, Proc. 1992 Meeting of the
American Society of Surface Mining and Reclamation, 14-
18 June, Duluth, MN, p68-76
Trần Trọng Hòa, Ngô Thi Phượng, Borisenko A.S., Izokh A.E.,
Vũ Văn Vấn, Bùi Ấn Niên, Trần Tuấn Anh, Phạm Thị
Dung, 2005: Đặc điểm địa hóa-đồng vị của quặng hóa vàng
Mesozoi sớm và Mesozoi muộn trong mối liên quan với
hoạt động magma rìa Đông Nam địa khối Đông Dương.
Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 295, tr.15-24.
Nguyễn Kim Hoàng, Nguyễn Văn Mài, 2010: Đặc điểm khoáng
hóa và triển vọng vàng gốc Trà Năng, tỉnh Lâm Đồng. Đại
học Quốc gia Tp. HCM.
Nilsson J-A, Randhem J., 2008: Environmental Impacts and
Health Aspects in the Mining Industry. Department of
Energy and Environment. Division of Environmental
Systems Analysis. Chambers University of
Technology. Göteborg, Sweden, 2008.
publications.lib.chalmers.se/records/fulltext/85984.pdf
Plumlee, G.S. and Nash, J.T., 1995: Geoenvironmental models
of mineral deposits--fundamentals and applications. U.S.
Geol. Survey Open-File Report 95-831, p.1-18.
Lê Văn Thành, 2004: Khai thác khoáng sản và tác động đến
môi trường. Địa chất, N.281
Vũ Văn Vấn, Trần Trọng Hòa, A.S. Borisenko, Ngô Thị
Phượng, Trần Tuấn Anh, Trần Hồng Lam, Đặng Trung
Thuận, Phạm Thị Dung, 2007: Quặng hóa vàng Tà Năng,
đới cấu trúc Đà Lạt: Điều kiện hình thành và bối cảnh địa
động lực. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, T.29, (2),
tr.154-160.
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 -
2010: Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng.
so/moi-truong/Pages/baocaohientrang2006-2010.aspx.
Guidebook for Evaluating Mining Project EIAs, 2010:
www.elaw.org/files/mining-eia-guidebook/Chapter1.pdf
Global Acid Rock Drainage Guide
(
UNEP, 1997: Industry and environment, mining and sustainable
development. 1997.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_van_de_moi_truong_khai_thac_khoang_san_o_8244_2082026.pdf