Ô nhiễm môi trường không khí đô thị do các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe cộng đồng

Tỉ lệ mắc các triệu chứng biểu hiện tổn thương đường hô hấp ở dân cư sống quanh các đường và nút giao thông nghiên cứu cao hơn nhóm chứng. Các triệu chứng biểu hiện của tổn thương đường hô hấp dưới: Ho khan thường xuyên với OR = 2,65; P<0,001; khạc đờm thường xuyên với OR=1,59; P<0,05; ho và khạc đờm thường xuyên với OR=1,16; P>0,05. Các triệu chứng biểu hiện tổn thương đường hô hấp trên như viêm họng: OR từ 1,59-2,01; P<0,01-0,001; chảy nước mũi thường xuyên: OR =3,75; P<0,001. Kết quả phỏng vấn trực tiếp cho thấy dân cư làm việc và sinh sống quanh đường và nút giao thông nghiên cứu có tỷ lệ biểu hiện một số triệu chứng suy nhược thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật cao hơn nhóm chứng. Tỉ lệ mắc các triệu chứng với tỉ suất chênh cao là nhức đầu, khó ngủ, khó tập trung, hồi hộp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05 – 0,001). Một số triệu chứng khác: mệt mỏi, mất ngủ, tỷ lệ mắc cũng cao hơn nhóm chứng. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy rằng: tỉ lệ dân cư sinh sống và làm việc quanh các đường và nút giao thông bị ô nhiễm không khí có các triệu chứng biểu hiện tổn thương ở một số cơ quan như mắt, mũi, họng, cao hơn so với nhóm chứng. Các biểu hiện tổn thương niêm mạc mắt như: mắt bị cay ngứa, chảy nước mắt (OR từ 2,88-3,32; P<0,001). Biểu hiện tổn thương niêm mạc mũi (OR=4,30; P<0,001). Biểu hiện tổn thương niêm mạc họng: họng bị khô đau, ngứa (OR=2,64; P<0,001).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm môi trường không khí đô thị do các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 112 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ DO CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG TỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Đinh Xuân Ngôn*, Nguyễn Duy Bảo*, Nguyễn Bích Thủy*, Nguyễn Quốc Thức*, Lê Thị Yến*, Hà Huy Kỳ*, Tạ Tuyết Bình* TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Trong những năm qua, sự gia tăng về số lượng các phương tiện giao thông cơ giới ñường bộ ñặc biệt tại các ñô thị lớn như Hà Nội ñã góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường không khí ñô thị và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng ñồng dân cư sinh sống cạnh các ñường và nút giao thông. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát ñánh giá mức ñộ ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông cơ giới ñường bộ tại khu vực nội thành Hà Nội và ñánh giá thực trạng sức khỏe cộng ñồng có nguy cơ bị ảnh hưởng do ô nhiễm không khí bởi các phương tiện giao thông cơ giới ñường bộ. Phương pháp nghiên cứu: Dịch tễ học mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu ñược tiến hành vào 2 mùa nóng và lạnh, kết quả cho thấy: Tại các ñường và nút giao thông, nồng ñộ bụi toàn phần vượt 3,5-5,7 lần Tiêu chuẩn cho phép (TCCP); nồng ñộ bụi PM10 vượt 1,8-3,9 lần TCCP. Tiếng ồn vào ban ngày vượt TCCP từ 2,8-6,5dBA, vào ban ñêm vượt TCCP từ 14,5-20,5dBA; nồng ñộ khí Hydrocacbon (hơi xăng) vượt 2,3-4,9 lần TCCP. Nồng ñộ khí CO và SO2 có những và vị trí và thời ñiểm vượt TCCP. Dân cư sinh sống quanh các ñường và nút giao thông ô nhiễm không khí cao có biểu hiện các triệu chứng tổn thương, bệnh lý ở các cơ quan cơ thể: các triệu chứng tổn thương ñường hô hấp ở nhóm nghiên cứu có tỷ lệ mắc cao hơn nhóm ñối chứng với OR=1,59-3,75; (P<0,05-0,01); chức năng hô hấp bất thường và tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính cao hơn nhóm ñối chứng với OR=1,96-3,12; (P<0,05); các triệu chứng biểu hiện suy nhược thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật có tỷ lệ cao hơn nhóm ñối chứng hầu hết ở mức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05-0,001). Tỷ lệ có các tổn thương ở niêm mạc mắt, mũi, họng, dấu hiệu ở da cao hơn nhóm ñối chứng. Tỷ lệ mắc các bệnh ở mắt, tai, mũi họng, bệnh da cao hơn nhóm ñối chứng với OR=1,22-4,36. Kết luận: Ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông cơ giới ñường bộ tại ñô thị ñã ảnh hưởng tới sức khỏe cộng ñồng sinh sống tại các ñường và nút giao thông. Các tác giả ñã ñề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do giao thông, bảo vệ sức khỏe cộng ñồng. Từ khóa: ô nhiễm không khí, giao thông ñường bộ. ABSTRACT URBAN AIR POLLUTION DUE TO MOTOR VEHICLE AND IT’S EFFECF TO COMMUNITY’S HEALTH Dinh Xuan Ngon, Nguyen Duy Bao, Nguyen Bich Thuy, Nguyen Quoc Thuc, Le Thi Yen, Ha Huy Ky, Ta Tuyet Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 112 - 117 Background: In recent years, the increase in numbers of motor vehicle, especially in urban area, has contributed the decrease of air environment quality. Urban air pollution due to motor vehicle is able to effect to people’s health who live beside main traffic-ways and crossroads in urban areas. Objectives: To evaluate urban air pollution level due to motor vehicle in inner Hanoi city and investigate to the real situation of people’s health who have high risk from effect of air pollution due to motor vehicle. Method: Descriptive and cross-section study were used. Results: This study was carried out in hot and cold seasons. The results showed that: TSP concentration exceeded 3.5-5.7 times of MAC; PM10 concentration exceeded 1.8-3.9 times of MAC; Noise exceeded 2.8-6,5 dBA of TLVs at daytime and exceeded 14.5-20.5 dBA of TLVs at the night. Hydrocarbon concentration exceeded 2.3-4.9 times of MAC; CO and SO2 exceeded MAC at sometime and somewhere. People who live beside traffic-ways and crossroads with high level of air pollution suffered from diseases and injury symptoms on various compartments of the human body: the rate of respiratory injuries symptoms in study group was higher than control group with OR=1.59- 3.75; (P<0.05-0.01); The rate of abnormal pulmonary function and bronchitis was higher than control group with OR=1.96-3.12; (P<0.05). Signs of nervous breakdown and vegetative nervous disorder were mostly higher than control group with a statistically significant difference (P<0.05-0.001); The rate of injury symptoms of eye, nose, throat membranes and signs of skin injuries were higher than control group. The rate of eye, ear, nose, throat, skin diseases was higher than control group with OR=1.22-4.36. Conclusion: Urban air pollution due to motor vehicle has impacted on people’s health who lives beside traffic-ways and crossroads. The authors recommended some preventive measures to minimize air pollution and protect community’s health. Keywords: air pollution, motor vehicle.. * Viện Y học lao ñộng và Vệ sinh môi trường Địa chỉ liên lạc: BS. Đinh Xuân Ngôn ĐT: 0913569377 Email: ngondinh04@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 113 ĐẶT VẤN ĐỀ Ô nhiễm không khí ñang là một thách thức lớn mà chúng ta phải ñối mặt trong thiên niên kỷ này. Con người gây ô nhiễm môi trường không khí bằng 3 nguồn cơ bản: do các hoạt ñộng công nghiệp, do hoạt ñộng giao thông vận tải và do các hoạt ñộng sinh hoạt của con người. Trong ñó nguồn ô nhiễm không khí do giao thông vận tại ñang có xu hướng gia tăng và ñóng vai trò quan trọng, nhất là tại các ñô thị. Hà Nội là thành phố lớn thứ hai của cả nước. Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng dân số là sự bùng nổ số lượng các phương tiện giao thông cơ giới ñường bộ. Tại Hà Nội tốc ñộ gia tăng số lượng phương tiện giao thông cơ giới hàng năm gần 20%, ñã vượt quá sự ñáp ứng của cơ sở hạ tầng ñường xá. Các chất ô nhiễm phát thải từ phương tiện giao thông cơ giới như: Carbon monoxide (CO), Sulphur dioxide (SO2), Nitrogen dioxide (NO2), bụi, khí ñộc (benzen, 1-3 butadien), chì... và tiếng ồn giao thông có nguy cơ gây ảnh hưởng ñến sức khoẻ người dân ñô thị nhất là cộng ñồng dân cư sinh sống cạnh các ñường và nút giao thông chính. Chúng có thể gây ra các bệnh ở ñường ở ñường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh tai-mũi-họng, bệnh ung thư, bệnh da, bệnh mắt... Cần có những nghiên cứu khoa học ñể có cơ sở ñề xuất các cơ quan chức năng hoạch ñịnh các chính sách và thực thi các biện pháp thích hợp nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí ñô thị, bảo vệ sức khỏe cộng ñồng. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát, ñánh giá mức ñộ ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện giao thông cơ giới ñường bộ tại các ñường và nút giao thông nội thành Hà Nội. Điều tra, ñánh giá thực trạng sức khỏe cộng ñồng có nguy cơ bị ảnh hưởng do ô nhiễm không khí bởi các phương tiện giao thông cơ giới ñường bộ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Môi trường không khí: các chỉ tiêu ñánh giá ô nhiễm như bụi toàn phần,bụi PM10, Carbon monoxide (CO), Sunphur dioxide SO2), Nitrogen dioxide (NO2), hơi xăng, vi khí hậu (nhiệt ñộ, ñộ ẩm, tốc ñộ gió), tiếng ồn. - Cộng ñồng dân cư sinh sống cạnh ñường và nút giao thông của Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Điều tra mô tả cắt ngang có phân tích, so sánh giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. Tiến hành triển khai nghiên cứu tại 17 ñường và nút giao thông chính tại Hà Nội từ năm 2004- 2006. - Đánh giá mức ñộ ô nhiễm môi trường không khí: Đo và phân tích các yếu tố trong môi trường không khí theo các phương pháp do Cục Môi trường-Bộ Tài nguyên Môi trường quy ñịnh, theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao ñộng và Vệ sinh môi trường năm 2002 và theo “NMAM-NIOSH Manual of Analytical Methods” của Viện Sức khoẻ và An toàn lao ñộng Mỹ. Tiến hành vào 2 mùa nóng và lạnh trong năm. - Đánh giá thực trạng sức khỏe cộng ñồng có nguy cơ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường không khí qua phỏng vấn cá nhân và khám lâm sàng, cận lâm sàng. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Kết quả ñánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các ñường và nút giao thông Nhóm chủ cứu là các ñường và nút giao thông chính, nhiều phương tiện tham gia giao thông, xa các nhà máy, xí nghiệp. Nhóm chứng là khu vực dân cư, ít phương tiện tham gia giao thông, xa các nhà máy, xí nghiệp. Bảng 1. Kết quả ño bụi và hơi khí tại các ñường và nút giao thông vào mùa nóng TSP (mg/m3) PM10 (mg/m3) CO (mg/m3) SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) Xăng (mg/m3) Vị trí X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD 1. Nhóm chủ cứu n=50 n=50 n=48 n=48 n=48 n=48 Đường Giao thông (1) 0,96+ 0,4 0,42+ 0,1 16,8 + 2,6 0,69 + 0,2 0,18+ 0,2 17,9+ 6,1 n=16 n=16 n=16 n=16 n=16 n=16 Nút giao thông (2) 1,15+ 0,2 0,59+ 0,1 17,5 + 5,5 0,66+ 0,2 0,11+ 0,03 24,9+ 9,7 2. Nhóm ñối chứng n=4 Đường giao thông (3) 0,27+ 0,2 0,15+ 0,1 1,1 + 0,4 0,05 + 0,02 0,04+ 0,01 2,0+0,8 Nút giao (4) 0,17+ 0,1 0,13+ 0,05 3,1 + 1,0 0,16 +0,04 0,02+0,003 2,0 + 1,0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 114 TSP (mg/m3) PM10 (mg/m3) CO (mg/m3) SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) Xăng (mg/m3) Vị trí X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD thông P P1,3<0,05 P2,4<0,001 P1,3<0,001 P2,4<0,001 P1,3<0,001 P2,4<0,001 P1,3<0,001 P2,4<0,001 P1,3<0,01 P2,4<0,001 P1,3<0,001 P2,4<0,001 TCVN 5937; 5938-2005. 0,2 0,15 30,0 0,35 0,2 5,0 TSP: bụi toàn phần Kết quả cho thấy: Nhóm nghiên cứu: tại ñường giao thông, nồng ñộ bụi toàn phần trung bình vượt TCCP 4,8 lần. Nồng ñộ bụi PM10 trung bình vượt TCCP 2,8 lần. Nồng ñộ khí SO2 trung bình vượt TCCP từ 1,9 lần. Nồng ñộ hơi khí hydrocacbon (hơi xăng) trung bình vượt TCCP 3,5 lần; Tại nút giao thông: nồng ñộ bụi toàn phần trung bình vượt TCCP 5,7 lần. Nồng ñộ bụi PM10 trung bình vượt TCCP 3,9 lần; Nồng ñộ khí SO2 trung bình vượt TCCP 1,8 lần. Nồng ñộ hơi khí hydrocacbon trung bình vượt TCCP 4,9 lần. Nồng ñộ các hơi khí khác ñạt TCCP. Tại nhóm ñối chứng: nồng ñộ bụi và các hơi khí ñều ñạt TCCP. Kết quả quan trắc mùa lạnh tại các vị trí ñã tiến hành quan trắc vào mùa nóng cho thấy: nhìn chung nồng ñộ bụi và hơi khí có giảm so với mùa nóng, tuy nhiên nồng ñộ một số yếu tố vượt TCCP. Tại ñường giao thông, nồng ñộ bụi toàn phần trung bình 0,71 mg/m3 vượt TCCP 3,5 lần. Nồng ñộ bụi PM10 trung bình 0,41 mg/m3 vượt TCCP 2,7 lần. Nồng ñộ hơi xăng trung bình 10,6 mg/m3, vượt TCCP 2,1 lần. Tại nút giao thông: nồng ñộ bụi toàn phần trung bình 0,88mg/m3 vượt TCCP 4,4 lần. Nồng ñộ bụi PM10 trung bình 0,49 mg/m3 vượt TCCP 3,2 lần. Nồng ñộ hơi xăng trung bình 17,2 mg/m3, vượt TCCP 3,4 lần. Tại nhóm ñối chứng, nồng ñộ bụi và hơi khí tại ñường và nút giao thông ñều ñạt TCCP. Bảng 2. Kết quả ño tiếng ồn tại các ñường và nút giao thông Tiếng ồn: X ± SD (dBA) 6giờ-18giờ 18giờ-22giờ 22giờ-6giờ Vị trí LA50 LAeq LAmax LA50 LAeq LAmax LA50 LAeq LAmax 1. Nhóm chủ cứu Đường GT n= 48 77,7 +3,1 77,8 +1,9 111,1 73,4 +2,8 76,5 +3,0 106,0 72,4 +4,0 75,3 +3,0 109,2 Nút GT n=16 78,7 +2,9 78,1 +2,2 105,3 75,3 +2,0 76,3 +1,8 96,9 73,4 +3,6 75,7 +1,1 102,5 2. Nhóm ñối chứng Đường GT (n=4) 58,5 +2,4 62,0 +4,1 85,1 61,3 +3,9 61,5 +7,6 87,5 58,1 +5,2 60,3 +2,6 85,6 Nút GT (n=4) 62,9 +4,3 65,8 +3,1 86,4 63,2 +4,1 60,4 +1,2 85,2 65,8 +2,6 61,3 +1,9 85,6 TCVN 5949-1998 75 70 50 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 115 Kết quả ño tiếng ồn ở vị trí mặt phố các tuyến ñường giao thông và nút giao thông nghiên cứu ñều vượt TCCP. Vào ban ngày (6h-18h), tiếng ồn tại mặt ñường trung bình vượt TCCP 2,8 dBA; Tiếng ồn tại các nút giao thông trung bình vượt TCCP 3,1dBA; Vào buổi chiều tối và tối (18-22h) tiếng ồn tại mặt ñường trung bình vượt TCCP 6,5 dBA; Tiếng ồn tại các nút giao thông trung bình vượt TCCP 6,3 dBA; Vào buổi ñêm và sáng sớm (22-6h), tiếng ồn tại mặt ñường trung bình vượt TCCP 20,5 dBA; Tiếng ồn tại các nút giao thông trung bình vượt TCCP 20,3 dBA. Tại nhóm ñối chứng, ở các vị trí ño, thời ñiểm ño vào ban ngày tiếng ồn ñều ñạt TCCP, tiếng ồn vào ban ñêm vượt TCCP từ 5,3-6,3dBA. Bảng 3. Số lượt phương tiện xe cơ giới ñi lại Số lượng ô tô, xe máy ñi lại/giờ Vị trí Mùa 7h00- 8h30 13h00-14h30 16h30-18h00 21h00-22h30 Mùa nóng 12296+6045 8781+5347 11149+5370 5832+2373 Đường giao thông Mùa lạnh 11588+5526 8384+4717 10851+5800 5240+2718 Mùa nóng 23017+12028 12109+10201 21858+14232 10093+6068 Nhóm chủ cứu Nút giao thông Mùa lạnh 19230+11643 12157+9124 20.028+11251 10038+5325 Mùa nóng 33 21 100 44 Đường giao thông Mùa lạnh 25 45 55 11 Mùa nóng 35 30 120 66 Nhóm ñối chứng Nút giao thông Mùa lạnh 23 21 57 13 Số lượt phương tiện qua lại trên ñường giao thông và nút giao thông tại nhóm chủ cứu trung bình/giờ trong ngày gấp 130-180 lần nhóm ñối chứng. Mật ñộ phương tiện cơ giới lưu thông mùa nóng cao hơn mùa lạnh 9-11%. Kết quả phỏng vấn về tính hình sức khỏe, bệnh tật của 2 nhóm nghiên cứu Tiến hành phỏng vấn: 3.687 ñối tượng ở nhóm I (nhóm chủ cứu) là những người ñang làm việc, sinh sống cạnh ñường và nút giao thông nghiên cứu và 380 ñối tượng ở nhóm II (nhóm ñối chứng) là những người ñang làm việc, sinh sống tại ñường và nút giao thông ñược chọn ñể ñối chứng. Phân bố tuổi, giới, nghề nghiệp và thói quen hút thuốc giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 4. Các triệu chứng biểu hiện tổn thương ñường hô hấp Nhóm II (n=380) Triệu chứng Số lượng (%) Số lượng (%) OR p Thỉnh thoảng 998 27,1 94 24,7 1,13 >0,05 Ho khan Thường xuyên 452 12,2 19 5,0 2,65 <0,001 Thỉnh thoảng 433 11,7 32 8,4 1,45 >0,05 Khạc ñờm Thường xuyên 399 10,8 27 7,1 1,59 <0,05 Thỉnh thoảng 401 10,7 41 10,8 - >0,05 Khó thở Thường xuyên 367 9,9 13 3,4 3,12 <0,001 Ho và khạc ñờm Thường xuyên 355 9,3 32 8,7 1,16 >0,05 Thỉnh thoảng 1265 34,3 94 24,7 1,59 <0,001 Viêm họng Thường xuyên 406 11,0 22 5,8 2,01 <0,001 Chảy Thỉnh thoảng 678 56 1,32 >0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 116 Nhóm II (n=380) Triệu chứng Số lượng (%) Số lượng (%) OR p 18,3 14,7 nước mũi Thường xuyên 339 9,1 10 2,6 3,75 <0,001 Tỉ lệ mắc các triệu chứng biểu hiện tổn thương ñường hô hấp ở dân cư sống quanh các ñường và nút giao thông nghiên cứu cao hơn nhóm chứng. Các triệu chứng biểu hiện của tổn thương ñường hô hấp dưới: Ho khan thường xuyên với OR = 2,65; P<0,001; khạc ñờm thường xuyên với OR=1,59; P<0,05; ho và khạc ñờm thường xuyên với OR=1,16; P>0,05. Các triệu chứng biểu hiện tổn thương ñường hô hấp trên như viêm họng: OR từ 1,59-2,01; P<0,01-0,001; chảy nước mũi thường xuyên: OR =3,75; P<0,001. Kết quả phỏng vấn trực tiếp cho thấy dân cư làm việc và sinh sống quanh ñường và nút giao thông nghiên cứu có tỷ lệ biểu hiện một số triệu chứng suy nhược thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật cao hơn nhóm chứng. Tỉ lệ mắc các triệu chứng với tỉ suất chênh cao là nhức ñầu, khó ngủ, khó tập trung, hồi hộp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05 – 0,001). Một số triệu chứng khác: mệt mỏi, mất ngủ, tỷ lệ mắc cũng cao hơn nhóm chứng. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy rằng: tỉ lệ dân cư sinh sống và làm việc quanh các ñường và nút giao thông bị ô nhiễm không khí có các triệu chứng biểu hiện tổn thương ở một số cơ quan như mắt, mũi, họng, cao hơn so với nhóm chứng. Các biểu hiện tổn thương niêm mạc mắt như: mắt bị cay ngứa, chảy nước mắt (OR từ 2,88-3,32; P<0,001). Biểu hiện tổn thương niêm mạc mũi (OR=4,30; P<0,001). Biểu hiện tổn thương niêm mạc họng: họng bị khô ñau, ngứa (OR=2,64; P<0,001). Kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng Việc khám lâm sàng ñược tiến hành trên 300 ñối tượng, trong ñó dân cư sinh sống và làm việc ở mặt phố có mức ñộ ô nhiễm không khí cao gồm 150 người (nhóm chủ cứu-nhóm I) và dân cư sống ở mặt phố ñược chọn làm ñối chứng gồm 150 người (nhóm ñối chứng-nhóm II). Phân bố tuổi, giới tính, nghề nghiệp và thói quen hút thuốc, chiều cao, cân nặng của các ñối tượng ñược khám lâm sàng và cận lâm sàng giữa 2 nhóm nghiên cứu tương tự nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 5: Biểu hiện bệnh ñường hô hấp Nhóm I (n=150) Nhóm II (n=150) Biểu hiện bệnh ñường hô hấp Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) OR P Chức năng hô hấp bất thường 30 20,0 17 13,3 1,96 <0,05 RLTK hạn chế 20 13,3 8 5,3 2,73 <0,05 RLTK tắc nghẽn 2 1,3 0 0 RLTK hỗn hợp 7 4,6 9 6,0 0,77 >0,05 VPQ mạn tính 32 21,3 12 8,0 3,12 <0,05 Mức ñộ I 17 11,3 7 4,6 2,61 <0,05 Mức ñộ II 11 7,3 5 3,3 2,29 <0,05 Mức ñộ III 4 2,6 0 0 Kết quả trình cho thấy: tỉ lệ cư dân nhóm I có biểu hiện chức năng hô hấp bất thường cao hơn nhóm II với OR=1,96, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Viêm phế quản mạn tính ở nhóm I có tỉ lệ mắc cao hơn nhóm II với OR=3,12; P<0,05. Bảng 6. Kết quả khám tim mạch Nhóm I (n=150) Nhóm II (n=150) Biểu hiện bệnh Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) OR P Thay ñổi huyết áp 41 27,3 33 22,0 1,33 >0,05 Thay ñổi trên ñiện tâm ñồ 43/76 56,5 23/72 31,9 2,78 <0,05 Thay ñổi về mạch 9 6,0 5 3,3 1,85 >0,05 Bất thường khi nghe tim 11 7,3 6 4,0 1,90 >0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 117 Kết quả khám tim mạch ñược trình bày trong bảng trên cho thấy: tỷ lệ những người có thay ñổi bất thường trên ñiện tâm ñồ (rối loạn dẫn truyền, blốc nhánh, dày thất, trục trái, thiếu máu cục bộ cơ tim) ở nhóm I cao hơn nhóm II, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Các triệu chứng khác như thay ñổi huyết áp (tăng hoặc giảm huyết áp), thay ñổi về mạch (xoang nhanh, xoang chậm), bất thường khi nghe tim (tiếng thổi, ngoại tâm thu, nhịp không ñều) ở nhóm I có tỉ lệ cao hơn nhóm II (OR=1,33-1,90). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Bảng 7. Kết quả khám chuyên khoa khác Nhóm I (n=150) Nhóm II (n=150) Biểu hiện bệnh Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) OR P Viêm kết mạc 52 34,6 29 19,3 2,21 <0,01 Viêm bờ mi 18 12,0 7 4,6 2,79 <0,05 Đục thuỷ tinh thể 30 20,0 18 12,0 1,83 >0,05 Viêm màng bồ ñào 5 3,3 4 2,6 1,69 >0,05 Mắt Giảm thị lực 99 66 92 61,3 1,22 >0,05 Viêm tai 11 6,0 3 2,0 3,88 <0,05 Đục màng nhĩ 11 7,6 7 4,6 1,62 >0,05 Tai Giảm thính lực 11/25 Viêm mũi dị ứng 24 16,0 12 8,0 2,19 <0,05 Viêm xoang 15 10,0 5 3,3 3,22 <0,05 Mũi Viêm mũi mạn tính 14 9,3 7 4,6 2,10 <0,05 Viêm họng 37 24,6 9 6,0 4,36 <0,01 Họng Viêm Amydan 10 6,0 3 3,3 3,5 <0,05 Da Viêm da 19 12,6 9 6,0 2,17 <0,05 Hầu hết các bệnh ở các cơ quan như mắt, tai, mũi, họng, da, tỉ lệ mắc ở dân cư sống quanh các ñường và nút giao thông nghiên cứu cao hơn nhóm chứng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,05. KẾT LUẬN - Tại các ñường và nút giao thông nội thành Hà Nội, môi trường không khí ñã bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn và một số hơi khí ñộc vào cả hai mùa nóng và lạnh. - Dân cư sinh sống quanh các ñường và nút giao thông ñã bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ, thể hiện qua tỉ lệ mắc các triệu chứng tổn thương-bệnh lí ở các cơ quan như hô hấp, tim mạch, mắt, tai mũi họng, da... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Văn Minh (2004), “Vấn ñề ô nhiễm không khí tại một số ñiểm ách tắc giao thông ở Hà Nội”, Tạp chí Bảo vệ môi trường, Tuyển tập chọn lọc 1999-2003, Hà Nội. 2. Nguyễn Đức Đãn và ctv (1998), “Đánh giá tác nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trường không khí do giao thông ở nội thành Hà Nội và tác ñộng tới sức khoẻ”, Báo cáo tóm tắt Hội nghị Y học lao ñộng toàn quốc lần thứ III, Viện YHLĐ&VSMT, Hà Nội. 3. Phạm Ngọc Đăng và ctv (1995), “Nghiên cứu ñánh giá hiện trạng và ñề xuất các giải pháp kỹ thuật tổng hợp ñể giảm nhẹ ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Việt Trì”, Tuyển tập báo cáo khoa học: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Tập I, Hà Nội, tr 160-174. 4. Shwartz J., et al (2005), “Traffic related pollution and heart rate variability in a panel of elderly subjects”, Thorax. 2005 Jun. Vol 60, pp 455-461. 5. WHO (2000), Health impact assessment of air pollution in the eight major Italian cities, Acrobat reader, E75492.pdf 6. Willem H. and Joob H., Van Wijnen (2001), “Daily mortality and air pollution along busy streets in Amsterdam 1987- 1998”, Epidemiology, Nov.2001, Vol. 12, No 6, pp 649-652.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfo_nhiem_moi_truong_khong_khi_do_thi_do_cac_phuong_tien_giao.pdf
Tài liệu liên quan