Các típ của KFQ
Theo phân loại của TCYTTG – 1999 có 7/ 9
nhóm típ có phân típ (trừ 2 nhóm UTBM
tuyến vẩy và UTBM không xếp loại). Chúng
tôi nhận thấy:
UTBM vẩy (típ 1) loại nhú (82.5%) trong đó
loại biệt hoá rõ có cầu sừng chỉ chiếm 6%.
UTBM tế bào nhỏ (típ 2): gặp loại tế bào
nhỏ tổ hợp là chủ yếu chiếm 53.4%.
UTBM tuyến (típ 3): gặp 2 loại chiếm đa số
là phân típ nhú (36.3%) và phân típ chùm
nang (35.2%). Còn lại là các phân típ khác.
UTBM tế bào lớn (típ 4): gặp 2 loại chính là:
UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn tổ hợp (39,7%)
và UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn (36,2%).
UTBM với các phần tử sacôm hay sacôm
đa hình (típ 6): gặp loại UTBM có tế bào hình
thoi và/ hoặc khổng lồ (70%).
U carcinoid (típ 7): có 2 trường hợp đều
thuộc phân típ carcinoid điển hình.
UTBM típ tuyến nước bọt: gặp chủ yếu là
loại UTBM dạng biểu bì nhầy (90,9%).
Một số tổn thƣơng phối hợp
Tổn thương phối hợp thường gặp khi đọc
tiêu bản KFQ trên KHVQH, chúng tôi thấy:
Viêm phổi mỡ nội sinh (21,7%); viêm phế
nang chảy máu (12,3%); KFQ kết hợp với lao
phổi (1,6%), đặc biệt có một trường hợp KFQ
tạo hang có bội nhiễm nấm Aspergillus.
Theo tác giả Ngô Văn Trung (2001): Viêm
phế nang chảy máu gặp tới 52%; viêm phổi
mỡ nội sinh 31,2%. Những kết quả nghiên cứu
của chúng tôi về viêm phế nang chảy máu và
viêm phổi mỡ nội sinh có tỷ lệ thấp hơn của
tác giả.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại mô bệnh học ung thư phế quản theo phân loại của tổ chức y tế thế giới – 1999, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 47
PHÂN LOẠI MÔ BỆNH HỌC UNG THƢ PHẾ QUẢN
THEO PHÂN LOẠI CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI – 1999
Ngô Thế Quân*, Phạm Thị Thái Hà*, Nguyễn Chi Lăng*, Nguyễn Công Định*
TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) Nghiên cứu hình thái học của ung thư phế quản. (2) Định týp mô học của ung thư phế
quản theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới – 1999
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu dựa trên hồ sơ lưu trữ tại khoa Giải phẫu bệnh –
Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi 1087 trường hợp ung thư phế quản từ 05/2000 – 05/2005.
Kết quả và kết luận: Qua nghiên cứu 1087 trường hợp ung thư phế quản: 94,3% trên 40 tuổi. Tỉ lệ
nam/nữ: 5,4. Vị trí thường gặp nhất là phổi phải (66,7%). Khoảng 93% trường hợp kích thước u lớn hơn
3cm. Bờ của u không đều, dạng hình sao (65%). Vị trí di căn thường gặp nhất là hạch trung thất và hạch
rốn phổi. Năm loại mô học thường gặp nhất là: carcinom tế bào gai, carcinom tế bào nhỏ, carcinom tuyến,
carcinom tế bào lớn, carcinom gai tuyến (93%). Tỉ lệ carcinom tế bào gai/carcinom tuyến tương đương
nhau (32%/33%). Các tổn thương phối hợp gặp trong UTPQ: Viêm phổi mỡ nội sinh (21.7%), viêm phế
nang chảy máu (12.3%), KFQ kết hợp với lao phổi (1.6%).
ABSTRACT
HISTOLOGICAL TYPING OF BRONCHIAL CARCINOMA ACCORDING TO WHO
CLASSIFICATION – 1999
Ngo The Quan, Pham Thi Thai Ha, Nguyen Chi Lang, Nguyen Cong Dinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007: 47 – 53
Objectives: Studying morphology of bronchial cancers, Histological types of bronchial cancers
according to WHO classification – 1999
Materials and Methods: 1087 cases of bronchial cancers during 05/2000 – 05/2005. Retrospective
research, base on stored documents of Department of Pathology of the National hospital of Tuberculosis and
Respiratory diseases
Results and Conclusions: Among 1087 patient’s lung cancers: 94.3% over 40 years old. Male/Female
ratio: 5.4. The most common site is right lung (66,7%). Approximate 93% tumors are more than 3 cm in
greatest diameter. Border of tumors is spicular and irregular (65%). The most common site of metastasis is
mediastinal and hilar lymph nodes. Five most common histological types (approximate 93%) are: squamous
cell carcinoma, small cell carcinoma, adenocarcinoma, large cell carcinoma, adenosquamous cell carcinoma.
Squamous cell carcinoma/Adenocarcinoma ratio is equivalent: 32%/33%. In addition, a variety of associated
lesions may be observed: endogenous lipid pneumonia (21.7%), hemorrhage alveolitis (12.3%), lung
tuberculosis (1.6%).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi hay còn gọi là ung thư phế
quản là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
trong các bệnh ung thư nói chung ở nam giới.
Theo nhiều tài liệu trong và ngoài nước tỷ lệ
ung thư phế quản ở nam giới cao hơn nữ từ 5
đến 7 lần. Hầu hết các ung thư phế quản được
phát hiện ở giai đọan muộn khi kích thước
khối u đã lớn trên 2 cm, nên khả năng điều trị
và can thiệp ngoại khoa có nhiều hạn chế và tỷ
lệ bệnh nhân sống trên 5 năm không cao (7 –
* Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TW
12%). Việc phân loại và định típ mô học của
ung thư phế quản của TCYTTG (WHO) đã có
nhiều thay đổi qua các thời kỳ như: Phân loại
lần 1 năm 1967, lần 2 năm 1981, lần 3 năm 1999
và giữa các thời kỳ đã có tới hàng chục các
phân loại khác chỉnh lý và bổ sung.
Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về ung thư phế quản dựa theo
phân loại cũ 1967, 1981 và một số nghiên cứu
về ung thư phế quản theo phân loại 1999. Tuy
nhiên chưa có nghiên cứu nào về phân loại típ
ung thư phế quản sau 5 năm (2000 – 2005)
theo phân loại mới của TCYTTG.
Để đánh giá lại tình hình ung thư phế quản tại
Bệnh viện lao và bệnh phổi TW sau 5 năm (2000 -
2005) chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
Mục đích của nghiên cứu
- Tìm hiểu về hình thái học ung thư phế
quản trên bệnh phẩm mổ cắt u phổi.
- Định típ mô bệnh học ung thư phế quản
trên bệnh nhân đã được phẫu thuật và có chẩn
đoán mô bệnh sau phẫu thuật.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu
Bao gồm 1087 trường hợp ung thư phế quản
đã được phẫu thuật tại Bệnh viện lao và bệnh
phổi TW, có chẩn đoán mô bệnh học sau mổ.
Thời gian từ tháng 5/ 2000 đến tháng 5/ 2005.
- Phƣơng pháp nghiên cứu
Theo phương pháp hồi cứu dựa trên hồ sơ
lưu trữ tại khoa Giải Phẫu Bệnh – Bệnh viện
lao và bệnh phổi TW.
Thu thập thông tin và xử lý
• Các bệnh phẩm cắt phổi được phẫu tích
và mô tả chi tiết về đại thể.
Mỗi bệnh phẩm nghiên cứu được cắt 3
mẫu ở 3 vị trí u: Vùng trung tâm, vùng cận
trung tâm, vùng ngoại vi hoặc tổ chức hạch, tổ
chức di căn nếu có.
Các bệnh phẩm nghiên cứu được cố định
trong dung dịch Formol 10%, chuyển đúc
Paraffin, sau đó cắt lát tiêu bản, nhuộm
Hematoxylin – Eosin (HE) hoặc nhuộm đặc
biệt: PAS< (mỗi block bệnh phẩm khối nến
được cắt 2 tiêu bản).
• - Đọc tiêu bản trên kính hiển vi quang
học với độ phóng đại từ 100 – 600 – 1000 lần.
• - Định típ mô học ung thư phế quản theo
phân loại của TCYTTG – 1999.
- Loại khỏi nghiên cứu:
• - Những bệnh phẩm sinh thiết quá nhỏ
như: sinh thiết bấm (mổ nội soi), sinh thiết
hút, mổ thăm dò.
• - Ung thư màng phổi di căn phổi.
• - Ung thư ở các cơ quan ngoài phổi di
căn đến phổi.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân loại bệnh theo tuổi và giới
Bảng 1: Phân loại bệnh theo tuổi:
Nhóm tuổi n Tỷ lệ %
< 20 0 0
20 – 29 4 0,4
30 – 39 58 5,3
40 – 49 209 19,2
94,3
50 – 59 312 28,7
60 – 69 392 36,1
70 112 10,3
Tổng 1087 100
Nhận xét: Lứa tuổi trên 40 chiếm tới 94.3%.
Tuổi cao nhất là 77, tuổi thấp nhất là 25, đều là
nam giới
Bảng 2: Phân loại bệnh theo giới:
Giới n Tỷ lệ %
Nam 917 84,4
Nữ 170 15,6
Nhận xét: Tỷ lệ nam/ nữ = 5.4 lần.
Hình thái học KFQ
Vị trí khối u:
Bảng 3: Vị trí khối u:
Vị trí n Tỷ lệ %
Phổi phải 663 61
Phổi trái 424 39
Tổng 1087 100
Nhận xét: KFQ phổi phải (61%) nhiều hơn
KFQ phổi trái (39%).
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 49
Kích thước khối u:
Bảng 4: Kích thước khối u:
Kích thước khối u (cm) n Tỷ lệ %
< 3 74 6,81
3 – 6 733 67,43 93,19
> 6 280 25,76
Tổng 1087 100
Nhận xét: Trên 90% khối u có kích thước
trên 3 cm.
Hình dạng khối u:
Bảng 5: Hình dạng khối u:
Stt Hình dạng khối u n Tỷ lệ %
1 Dạng tròn tương đối rõ 152 14
2 Dạng nhiều múi, đa cung 707 65
3 Dạng không rõ, xâm lấn xung quanh 202 18,6
4 Dạng có vôi hoá 26 2,4
Tổng 1087 100
Nhận xét: Khối u có dạng nhiều múi , đa
cung là 65%. Khối u không rõ hình dạng, có
xâm lấn xung quanh là 18.6%.
Trên diện cắt qua khối u
Bảng 6: Diện cắt qua khối u:
Stt Mô tả diện cắt n Tỷ lệ %
1 Mật độ tương đối chắc 728 67
2 Hoại tử trung tâm 226 20,8
3 U sùi vào lòng phế quản 124 11,4
4 Hang/ kén 9 0,8
Tổng 1087 100
Nhận xét: Mật độ tương đối chắc (67%),
hoại tử trung tâm (20.8%), u sùi vào lòng phế
quản (11.4%).
Màu sắc
90 – 95% trường hợp khối u có màu trắng nhạt
hoặc xám nhạt. Khoảng 5% khối u có màu đen
thẫm (do lắng đọng quá nhiều bụi than) thường
gặp ở công nhân làm việc ở mỏ than.
Di căn:
Bảng 7: Di căn:
Stt Vị trí di căn n Tỷ lệ %
1 Hạch trung thất (quanh hệ thống FQ) 49 80,32
2 Tuyến ức 1 1,64
3 Màng tim 1 1,64
4 Màng phổi + thành ngực + xương sườn 10 16,4
Tổng 61 100
Nhận xét: Di căn gặp nhiều nhất là hạch
trung thất và hạch rốn phổi: 80.32% ( 49/61).
Nếu so sánh với tổng số 1087 trường hợp KPQ
có trong nghiên cứu cho thấy tỷ lệ di căn nói
chung chỉ chiếm: 5,6% (61/1087).
Phân loại típ mô bệnh học – theo phân loại
TCYTTG – 1999.
Các típ mô bệnh KFQ qua 1087 trường hợp:
Bảng 8: Phân loại típ mô bệnh KFQ:
Stt Típ n Tỷ lệ %
1 Ung thư biểu mô vẩy 365 33,58
2 Ung thư biểu mô tế bào nhỏ 88 8,10
3 Ung thư biểu mô tuyến 355 32,66
4 Ung thư biểu mô tế bào lớn 116 10,67
5 Ung thư biểu mô tuyến – vẩy 87 8,00
6 Ung thư biểu mô sacôm đa hình 10 0,92
7 Carcinoid 2 0,18
8 Ung thư biểu mô tuyến nước bọt 11 1,01
9 Ung thư biểu mô không xếp loại 53 4,88
Tổng 1087 100
Nhận xét: Tỷ lệ ung thư biểu mô vẩy và
ung thư biểu mô tuyến sấp xỉ bằng nhau,
khoảng 32 – 33%.
Năm nhóm ung thư phế quản chủ yếu
như: UTBM vẩy, UTBM tuyến, UTBM tế bào
lớn, UTBM tế bào nhỏ, UTBM tuyến – vẩy,
chiếm tới 93% (1011/ 1087) tổng số ca nghiên
cứu. Trường hợp ít gặp nhất là u carcinoid
chiếm 0.18%.
Típ mô bệnh học theo giới (của 4 nhóm KFQ
thường gặp)
Bảng 9: Típ mô bệnh học theo giới (của 4 nhóm
KFQ thường gặp)
Giới Nam Nữ Tổng
n % n % n %
UTBM vẩy 339 43 26 19 365 39
UTBM tuyến 255 33 100 72 355 38
UTBM tế bào to 112 14 4 3 116 14
UTBM tế bào nhỏ 79 10 9 6 88 9
Tổng 785 100 139 100 924 100
Nhận xét: Trong 4 nhóm chính trên cho thấy ở
nam giới UTBM vẩy chiếm tỷ lệ cao nhất là 43%
và thấp nhất ở loại UTBM tế bào nhỏ là 10%. ở nữ
giới UTBM tuyến chiếm tỷ lệ cao tới 72% và
ngược lại UTBM tế bào to là 3%.
Các phân típ của KFQ qua 1087 trường hợp
Bảng 10: Các phân típ của KFQ
Stt Típ/ phân típ KFQ n Tỷ lệ %
(theo típ) Típ Phân Típ
1 UTBM tế bào vẩy: Nhú (biệt hoá rõ có cầu sừng: 62 ca)
Tế bào sáng
Tế bào nhỏ
Dạng đáy
365 301
37
12
15
82.5
10.1
3.3
4.1
2 UTBM tế bào nhỏ: UTBM tế bào nhỏ đơn thuần
UTBM tế bào nhỏ tổ hợp
88 41
47
46.6
53.4
3 UTBM tuyến: Chùm nang
Nhú
UTBM tiểu phế quản phế nang: Không nhầy
• Nhầy
• Hỗn hợp nhầy và không nhầy (hay típ
tế bào trung gian)
UTBM tuyến đặc có chất nhầy
UTBM tuyến với các thứ hỗn hợp
Các biến thể: • UTBM tuyến nhầy “dạng keo”
• UTBM tuyến nang nhầy
• UTBM tuyến tế bào nhẫn
• UTBM tuyến tế bào sáng
355
12
125
129
61
29
25
7
23
5
1
1
2
8
35.2
36.3
17.2
6.5
1.4
3.4
4 UTBM tế bào lớn: UTBMTK nội tiết tế bào lớn
UTBMTK nội tiết tế bào lớn hỗn hợp
UTBM dạng đáy
UTBM tế bào sáng
116 42
46
8
20
36.2
39.7
6.9
17.2
5 UTBM tuyến – vẩy 87
6 UTBM với các phần tử sarcôm hay sarcôm đa hình:
UTBM có tế bào hình thoi và/ hoặc khổng lồ
• UTBM đa hình
• UTBM tế bào khổng lồ
Sarcôm UTBM
10
7
6
1
3
70
30
7 Carcinoid: Carcinoid điển hình 2 2
8 UTBM tuyến nước bọt: UTBM dạng biểu bì nhầy
UTBM nang dạng tuyến
11 10
1
90.9
9.1
9 UTBM không xếp loại 53
Một số tổn thƣơng phối hợp
Bảng 4: Một số tổn thương phối hợp:
Stt Tổn thương phối hợp n1 Tỷ lệ %(n)
1 Bội nhiễm nấm Aspergillus 1 0.09
2 áp xe phổi 7 0.6
3 Lao phổi 17 1.6
4 Xẹp phổi 48 4.4
5 Viêm phế nang chảy máu 134 12.3
6 Viêm phổi mỡ nội sinh 236 21.7
Tổng 443 40,69/100
Nhận xét: So với tổng số 1087 trường hợp
nghiên cứu thấy: Viêm phổi mỡ nội sinh chiếm
21,7%, viêm phế nang chảy máu chiếm 12,3%,
xẹp phổi chiếm 4,4%, lao phổi chiếm 1,6%.
BÀN LUẬN
Tuổi và giới
Qua nghiên cứu tổng số 1087 trường hợp
UTPQ đã được phẫu thuật và có kết quả GPB
xác chẩn. Chúng tôi thấy:
Lứa tuổi trên 40 chiếm tới 94.3%, trong đó
tuổi cao nhất là 77 và tuổi thấp nhất là 25. Cả 2
trường hợp đều là nam giới. Theo số liệu
thống kê Viện lao bệnh phổi (1996 – 2000) cho
thấy bệnh nhân KFQ trên 40 tuổi chiếm 92,4%.
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 51
Về giới: nam giới mắc bệnh ung thư phổi
nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam / nữ = 5.4 lần. Nghiên
cứu này phù hợp với nhiều tác giả đều cho
rằng KFQ ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.
Theo Nguyễn Hải Anh khi nghiên cứu trên
800 trường hợp cho thấy tỷ lệ nam/ nữ = 4,91.
Hình thái học KFQ qua bệnh phẩm phẫu tích
đại thể
Vị trí
Gặp ở phổi phải nhiều hơn phổi trái (phải
61%, trái 39%). So sánh với một số tác giả có
kết quả nghiên cứu tương tự: Tác giả Đoàn
Ngọc Phong (2001): Phổi phải 66,7%, phổi trái
33,7%. Bùi Xuân Tám (1989): Phổi phải 51%,
phổi trái 32%, và cả 2 phổi là 17%. Hoàng Thị
Hiệp (1999): Phổi phải 64,7 %, phổi trái 35,3%.
Kích thước khối u (đường kính trung bình)
Phần lớn UTPQ trên bệnh nhân nghiên
cứu có kích thước từ 3 – 6 cm, chiếm 67,43%,
chỉ có 6.81% là các khối u có kích thước dưới 3
cm, duy nhất có một trường hợp là kích thước
u đạt 1 cm và ngược lại có một trường hợp
kích thước u tới 15 cm, nặng 1,6 kg.
Hầu hết trong nghiên cứu chỉ gặp 1 khối u
đơn độc (98%). Tuy nhiên có 16 trường hợp gặp 2
khối u và một trường hợp có trên 3 khối u. Theo
Tô Kiều Dung (1995): kích thước u dưới 3 cm là
6,2%; từ 3 – 6 cm là 51,1% và trên 6 cm là 42%.
Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng có tới
trên 93% bệnh nhân UTPQ được phẫu thuật
đều có khối u trên 3 cm đường kính. Như vậy
theo ước tính về thời gian nhân đôi thể tích thì
khối u đã phát triển tới 2/ 3 quãng đường để
có thể đưa bệnh nhân đến tử vong. Do vậy
theo một số thống kê tỷ lệ sống sót sau 5 năm
chỉ đạt 11 – 13% (Gharbin, Herveph 1994).
Hình dạng
- Bờ khối u: có hình dạng nhiều múi, đa cung
gặp nhiều nhất, chiếm 65%; ranh giới không rõ
hoặc xâm lấn xung quanh chiếm 18,6%. Đây là 2
đặc điểm khá điển hình của KFQ và cũng là đặc
điểm tương ứng thường gặp trên phim XQ. Dạng
tròn tương đối rõ gặp 14%.
- Trên diện cắt: khối u có mật độ tương đối
chắc là 67%, hoại tử trung tâm 20,8%, hình ảnh
tạo hang (kén) gặp 0,8%. Đặc điểm các hang
(kén) thường lệch tâm với tâm của khối u, đây
là đặc điểm mang tính đặc thù của KFQ giúp
các nhà lâm sàng chẩn đoán phân biệt với các
tổn thương áp xe trên phim XQ chuẩn. U sùi
vào lòng PQ gặp 11,4%, tỷ lệ này thấp hơn
nhiều so với Nguyễn Chi Lăng (1992) là 59%.
- Màu sắc: 90 – 95% KFQ có màu trắng nhạt
hoặc xám nhạt, khoảng 5% khối u có màu đen
thẫm toàn bộ do lắng đọng quá nhiều bụi than,
dạng này thường gặp ở đối tượng là công nhân
làm việc ở mỏ than hoặc đốt lò gạch.
- Di căn: Có 61 trường hợp. Vị trí di căn
gặp chủ yếu là nhóm hạch trung thất, hạch rốn
phổi (80,32%).
Típ mô bệnh học
Các típ mô bệnh KFQ
Trong 1087 trường hợp nghiên cứu chúng
tôi gặp đầy đủ cả 9 típ mô bệnh học đã nêu
trong phần kết quả nghiên cứu theo phân loại
TCYTTG – 1999. Năm nhóm KFQ chủ yếu
như: UTBM vẩy, UTBM tuyến, UTBM tế bào
lớn, UTBM tế bào nhỏ, UTBM phối hợp vẩy –
tuyến chiếm tới 93%. Tỷ lệ này phù hợp với
nhiều tác giả như: Tô Kiều Dung, Nguyễn Việt
Cồ (1996 – 2000), Phùng Thị Phương Anh
(1999), Đoàn Ngọc Phong (2001), Nguyễn
Xuân Thức (2001), Nguyên Chi Lăng (1992) và
Brewis, Corrin (1995). Tỷ lệ UTBM vẩy và
UTBM tuyến sấp xỉ bằng nhau, khoảng 32 –
33%. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Liao M. L (1993), Nguyễn Việt
Cồ (2000). Tuy vậy so sánh với các tác giả
trong và ngoài nước cho thấy rằng tỷ lệ này
không giống nhau giữa các nghiên cứu.
Trường hợp ít gặp nhất là u carcinoid,
chiếm 0.18%.
Típ mô bệnh học theo giới
Phân tích 4 nhóm KFQ: UTBM vẩy, UTBM
tuyến, UTBM tế bào lớn, UTBM tế bào nhỏ cho
+thấy tỷ lệ KFQ giữa nam và nữ có sự chênh
lệch khá lớn trong cùng 1 nhóm như:
Tỷ lệ UTBM tế bào to của nam hơn nữ là
28 lần (112/4)
Tỷ lệ UTBM tế bào vẩy của nam hơn nữ là
13 lần (339/26)
Tỷ lệ UTBM tế bào nhỏ của nam hơn nữ là
8.7 lần (79/9)
Tỷ lệ UTBM tuyến của nam hơn nữ là 2.5
lần (255/100).
Nếu so sánh riêng từng giới tính nam hoặc
nữ về tỷ lệ mắc KFQ cho thấy:
Nam giới: UTBM vẩy chiếm tỷ lệ cao nhất:
43%, thấp nhất là UTBM tế bào nhỏ: 10%.
Nữ giới: UTBM tuyến chiếm tỷ lệ cao tới
72%hvà ngược lại UTBM tế bào to là 3%.
Các típ của KFQ
Theo phân loại của TCYTTG – 1999 có 7/ 9
nhóm típ có phân típ (trừ 2 nhóm UTBM
tuyến vẩy và UTBM không xếp loại). Chúng
tôi nhận thấy:
UTBM vẩy (típ 1) loại nhú (82.5%) trong đó
loại biệt hoá rõ có cầu sừng chỉ chiếm 6%.
UTBM tế bào nhỏ (típ 2): gặp loại tế bào
nhỏ tổ hợp là chủ yếu chiếm 53.4%.
UTBM tuyến (típ 3): gặp 2 loại chiếm đa số
là phân típ nhú (36.3%) và phân típ chùm
nang (35.2%). Còn lại là các phân típ khác.
UTBM tế bào lớn (típ 4): gặp 2 loại chính là:
UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn tổ hợp (39,7%)
và UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn (36,2%).
UTBM với các phần tử sacôm hay sacôm
đa hình (típ 6): gặp loại UTBM có tế bào hình
thoi và/ hoặc khổng lồ (70%).
U carcinoid (típ 7): có 2 trường hợp đều
thuộc phân típ carcinoid điển hình.
UTBM típ tuyến nước bọt: gặp chủ yếu là
loại UTBM dạng biểu bì nhầy (90,9%).
Một số tổn thƣơng phối hợp
Tổn thương phối hợp thường gặp khi đọc
tiêu bản KFQ trên KHVQH, chúng tôi thấy:
Viêm phổi mỡ nội sinh (21,7%); viêm phế
nang chảy máu (12,3%); KFQ kết hợp với lao
phổi (1,6%), đặc biệt có một trường hợp KFQ
tạo hang có bội nhiễm nấm Aspergillus.
Theo tác giả Ngô Văn Trung (2001): Viêm
phế nang chảy máu gặp tới 52%; viêm phổi
mỡ nội sinh 31,2%. Những kết quả nghiên cứu
của chúng tôi về viêm phế nang chảy máu và
viêm phổi mỡ nội sinh có tỷ lệ thấp hơn của
tác giả.
KẾT LUẬN
Bệnh KFQ gặp ở nam nhiều hơn nữ là 5,4 lần.
Tuổi mắc bệnh chủ yếu trên 40 tuổi (94.3%).
Hình thái học: Phổi phải nhiều hơn phổi
trái (61% và 39%). Khoảng 93% bệnh nhân
được phát hiện và điều trị khi kích thước khối
u 3 cm. Bờ khối u nhiều múi, đa cung gặp
65%. Di căn chủ yếu vào nhóm hạch trung thất
và rốn phổi. Típ mô học: Gặp 5 nhóm chính:
UTBM vẩy, UTBM tuyến, UTBM tế bào lớn,
UTBM tế bào nhỏ và UTBM phối hợp tuyến –
vẩy, chiếm 93%. Tỷ lệ UTBM vẩy và UTBM
tuyến tương đương (từ 32- 33%).
Tổn thương phối hợp với KFQ: Viêm phổi
mỡ nội sinh (21.7%), viêm phế nang chảy máu
(12.3%), KFQ kết hợp với lao phổi (1.6%).
TÀI LIệU THAM KHảO
1. Bùi Xuân Tám (1999), Bệnh hô hấp – Nhà xuất bản Y học
Hà Nội.
2. Brewis. RAL., Corrin L, Geddes DM., Gidson. GJ. (1995),
Respiratory medicine – saunders company Ltd.
3. Colby TV., Koss MN., Travis WD (1994), Atlas of tumor
Pathology Tumors of the Lower Respiratory Tract. AFIP.
4. Damjanov I., Linder J. (1996), Anderson’s Pathology –
Mosby
5. Ngô Văn Trung (2001), Nghiên cứu mô bệnh học ở các vị
trí khác nhau của bệnh phẩm ung thư phổi sau phẫu
thuật. Luận văn Thạc sỹ Y học Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Chi Lăng (1992), Góp phần nghiên cứu chẩn
đoán KFQ bằng kỹ thuật soi phế quản ống mềm, sinh
thiết xuyên thành phế quản và chải rửa phế quản mù.
Luận án Phó tiến sỹ Khoa học y dược Đại học Y Hà Nội.
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 53
7. Nguyễn Xuân Thức (2001), Nhận xét lâm sàng, XQ bệnh
nhân KFQ tế bào nhỏ tại BV lao và bệnh phổi TW 1999 –
2001. Luận văn Thạc sỹ Y học Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Việt Cồ, Tô Kiều Dung (1994), Ung thư phổi qua 573
trường hợp phẫu thuật. Nội san lao và bệnh phổi - tập 15.
9. Phùng Thị Phương Anh (1999), Típ mô học của KFQ qua 4
năm 1995 – 1998 ở những bệnh nhân đã phẫu thuật. Luận
văn Thạc sỹ y học Đại học Y Hà Nội.
10. Travis WD., Colby TV., Corrin B., Shimosato Y., Brambila
E. (1999), Histological Typing of Lung and Pleural
Tumours Springer – Berlin.
11. WHO – 1981, Histological Typing of Lung Tumour.hh
12. WHO – 1999,hHistological typing of lung and pleural
tumors. Third edition. Springer -1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_loai_mo_benh_hoc_ung_thu_phe_quan_theo_phan_loai_cua_to.pdf