Phân loại tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam và vấn đề tiếp tục hoàn thiện chế định này trong tương lai

3.1. Bổ sung vào BLHS tương lai 01 Điều mới luật hoàn toàn với tên gọi “Giải thích các thuật ngữ” để giải quyết đầy đủ khoảng từ 25 đến 30 mục từ cần có sự giải thích của nhà làm luật. (Vấn đề này có thể là sẽ rất khó đối với các thành viên Tổ biên tập BLHS tương lai nào còn trẻ, thiếu kinh nghiệm LPHS nhưng nếu có tâm vì Tổ quốc thì phải cố gắng làm cho được để làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn áp dụng PLHS của đất nước, chứ không nên bỏ qua vì không lý gì PLTTHS từ lần pháp điển hóa năm 2003 và sau đó năm 2015 có Điều luật riêng này rồi mà PLHS cũng đã qua 03 lần pháp điển hóa rồi mà lại không có). 3.2. Tại Điều luật “Giải thích các thuật ngữ” trong số 25-30 mục từ cần được nhà làm luật giải thích, cần ghi nhận ít nhất là 03-04 mục từ có liên quan đến việc áp dụng các quy phạm về PLTP đối PNTM như sau: 1) “Chủ thể của tội phạm” là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vì phạm tội do Bộ luật này quy định. 2) “Pháp nhân” tùy theo từng trường hợp tương ứng cụ thể trong Bộ luật này được hiểu là pháp nhân thương mại. 3) “Pháp nhân phạm tội” là pháp nhân thương mại đã có sự liên đới trong việc để cho người khác(4) nhân danh mình, vì lợi ích của mình và với sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của mình thực hiện tội phạm do Bộ luật này quy định. 4) “Pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự” là pháp nhân thương mại đã để cho người khác(5) nhân danh mình và với sự chỉ đạo, điều 4 & 5 Trên đây là Phương án 1 (ngắn gọn), nhưng cũng có thể sử dụng Phương án 2 (cụ thể hơn) bằng cách thay từ “khác” bằng các từ “đại diện hoặc/và được ủy quyền của mình”. hành hoặc chấp thuận của mình thực hiện tội phạm do Bộ luật này quy định vì lợi ích của mình nên bị liên đới xử lý hình sự.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam và vấn đề tiếp tục hoàn thiện chế định này trong tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8PHÂN LOẠI TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ... Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020 §1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu về phân loại tội phạm trong pháp luật hình sự Việc nghiên cứu thực tiễn tư pháp hình sự (TPHS) nói chung (bao gồm cả thực tiễn lập pháp hình sự - LPHS) và lý luận về phân loại tội phạm (PLTP) trong pháp luật hình sự (PLHS) đã cho phép khẳng định ý nghĩa của chế định nhỏ này trên các bình diện chủ yếu dưới đây. 1. Một là, PLTP đúng là tiền đề cơ bản cho việc áp dụng chính xác các biện pháp (hành vi) trong hoạt động tư pháp hình sự (TPHS) như: 1) truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS); 2) khởi tố bị can; 3) xác định thẩm quyền điều tra, thẩm quyền truy tố và thẩm quyền xét xử; 4) cá thể hóa hình phạt; 5) lựa chọn loại trại cải tạo đối với người đã bị kết án; v.v... Trong khi đó, các quy phạm về PLTP mà vì việc thực hiện nó pháp nhân thương mại (PNTM) phải chịu TNHS được ghi nhận tại khoản 2 Điều 9 BLHS Việt Nam năm 2015 hiện hành rõ ràng là chưa đạt về mặt kỹ thuật lập pháp (KTLP) vì các quy phạm đó chưa khẳng định PHÂN LOẠI TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH NÀY TRONG TƯƠNG LAI LÊ CẢM* - MẠC MINH QUANG** * Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Giám đốc Trung tâm Luật hình sự & Tội phạm học Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội ** Thạc sĩ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương Bài viết đề cập đến việc phân tích khoa học sáu (06) nhóm vấn đề về phân loại tội phạm (PLTP) theo pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam và việc hoàn thiện chế định nhỏ về PLTP trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 là: §1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu; §2. PLTP trong tư pháp hình sự (TPHS); §3. Những tiêu chí PLTP trong PLHS; §4. PLTP theo PLHS Việt Nam đã hiện hành thời kỳ 70 năm trước pháp điển hóa lần thứ ba (1945-2015); §5. Thực trạng của các quy phạm về PLTP theo PLHS Việt Nam hiện hành và; §6. Định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy phạm về PLTP theo BLHS Việt Nam năm 2015. Từ khóa: 1) PLTP trong TPHS; 2) PLTP theo PLHS; 3) Những tiêu chí PLTP; 4) Thực trạng về PLTP; 5) Hoàn thiện việc PLTP theo BLHS Việt Nam năm 2015. Ngày nhận bài: 23/10/2019; Ngày biên tập xong: 05/11/2019; Ngày duyệt đăng: 17/02/2020. This article analyses 6 issues on crime classification under Vietnamese criminal laws and the completion of small institution on crime classification in the 2015 Penal Code, namely: §1. The study’s significance, §2. Crime classification in criminal justice; §3. Criteria to classify crime in criminal justice; §4. Crime classification in Vietnamese criminal laws before the third legalization (1945-2015); §5. Reality of norms on crime classification under current Vietnamese criminal law; §6. Orientations to continue completing norms on crime classification according to the 2015 Penal Code. Keywords: 1) Crime classification in criminal justice; 2) Crime classification under criminal laws; 3) Crime classification norms; 4) Reality of crime classification; 5) Completing criminal classification under the 2015 Penal Code. 9Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020 LÊ CẢM - MẠC MINH QUANG được một cách dứt khoát và công khai chế tài pháp lý hình sự mà PNTM phải chịu TNHS sẽ bị xử phạt cụ thể là các loại hình phạt nào (?). Vì rõ ràng, tuy không phải là chủ thể của tội phạm do không thể nào thực hiện được các hành vi phạm tội giống cá nhân (như: cầm dao chặt phá cây rừng hay cầm vô lăng lái xe đổ chất thải xuống sông, v.v...) nhưng PNTM vẫn phải liên đới chịu TNHS về hành vi phạm tội tương ứng do cá nhân thực hiện (nếu PNTM đó có đầy đủ những điều kiện chịu TNHS như quy định tại khoản 1 Điều 75 BLHS năm 2015). 2. Hai là, việc PLTP đúng theo PLHS không chỉ là một trong các căn cứ quan trọng để phân hóa và các thể hóa TNHS và hình phạt, cũng như áp dụng chính xác một loạt các chế định pháp lý khác trong Phần chung (như: miễn TNHS, miễn hình phạt, án treo, xác định tái phạm, v.v...), mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một cách chính xác và khoa học các chế tài pháp lý hình sự trong Phần riêng. 3. Chính vì thế, ba là, ở một chừng mực nhất định, việc nhà làm luật ghi nhận trong PLHS thực định quốc gia chế định nhỏ về PLTP có nhiều ưu điểm với các quy phạm khả thi sẽ là điều kiện quan trọng cho việc thực hiện một loạt các nguyên tắc tiến bộ của PLHS trong Nhà nước pháp quyền (NNPQ) như: pháp chế, công minh, nhân đạo, trách nhiệm do lỗi, v.v... và bằng cách đó, góp phần bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực TPHS. 4. Bốn là, mặc dù trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng đã có một số bài báo nghiên cứu về vấn đề PLTP ở các mức độ khác nhau(1), nhưng cho đến nay, vấn đề 1 Xem cụ thể hơn: 1) Trần Văn Luyện. Về một số dạng phân loại tội phạm - Tạp chí TAND, số 5/1998. tr.9-12; 2) Khuất Văn Nga. Một số ý kiến về sự thay đổi cách phân chia tội phạm và bổ sung hình phạt trục xuất - Báo Pháp luật (Bộ Tư pháp) số 32, ngày 14/3/1999, này vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và thỏa đáng với tính chất là một chế định nhỏ độc lập thuộc chế định lớn về tội phạm. Chẳng hạn như: 1) Chưa có bài viết nào đề cập đến việc nhận xét về PLTP mà theo đó PNTM phải chịu TNHS tại khoản 2 Điều 9 BLHS năm 2015 hiện hành; 2) Vẫn còn thiếu sự phân biệt rõ ràng các dạng và những tiêu chí (căn cứ) PLTP trong hoạt động TPHS nói chung; 3) Thậm chí ngay trong lĩnh vực PLHS nói riêng cũng chưa có định nghĩa của khái niệm tiêu chí phân loại tội phạm là gì (?); 4) Vẫn chưa có sự phân tích riêng biệt những tiêu chí PLTP nào thường được sử dụng trong Phần chung, cũng như trong Phần riêng PLHS (?); 5) Vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào làm sáng tỏ tính quyết định xã hội của từng tiêu chí đó; v.v. 5. Và cuối cùng, năm là, như vậy, tất cả những điều trên đây khẳng định ý nghĩa xã hội - pháp lý, cũng như ý nghĩa khoa học - thực tiễn quan trọng của việc cần phải tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận chế định PLTP trong khoa học luật hình sự Việt Nam để qua đó đưa ra những kiến giải lập pháp (KGLP) cụ thể và khả thi nhằm hoàn thiện các quy phạm về PLTP tại khoản Điều 9 BLHS năm 2015 hiện hành. §2. Nhận thức khoa học về phân loại tội phạm trong tư pháp hình sự 1. Khái niệm PLTP trong TPHS (nói chung) tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng theo chúng tôi có thể được định nghĩa là: Sự phân loại dựa trên những tiêu chí (căn cứ) nhất định tương ứng với các lĩnh vực hoạt động của nó nhằm đảm bảo cho hiệu quả của công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (PN & ĐTrCTP). Về cơ bản, PLTP trong TPHS có thể phân chia ra 04 lĩnh vực tương ứng với 04 phạm trù nghiên cứu chủ tr.3; 3) Trần Văn Độ. Vấn đề phân loại tội phạm - Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/1999, tr.26-32; v.v... 10 PHÂN LOẠI TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ... Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020 yếu là: 1) PLTP trong tội phạm học; 2) PLTP trong pháp luật tố tụng hình sự (TTHS); 3) Phân loại tội phạm trong pháp luật thi hành án hình sự (THAHS) và 4) Phân loại tội phạm trong PLHS. Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu nội dung cơ bản của từng khái niệm về 03 dạng PLTP đầu tiên, còn riêng dạng PLTP thứ 4 (trong PLHS) vì là quan trọng hơn cả nên sẽ được nghiên cứu riêng biệt. 1.1. PLTP (mà chính xác hơn - phân loại tình trạng phạm tội) trong tội phạm học là sự phân loại dựa trên những tiêu chí như các dấu hiệu thể hiện tính chất của xu hướng (định hướng) trái xã hội của nhân thân người phạm tội, hoặc cơ chế hay phương pháp (thủ đoạn) xâm hại của tội phạm (Ví dụ: tình trạng phạm tội của phụ nữ, tình trạng phạm tội của người chưa thành niên, tình trạng phạm tội có tính chất tái phạm, tình trạng phạm tội có tính chất vụ lợi, tình trạng phạm tội có tính chất bạo lực, v.v...). 1.2. PLTP trong pháp luật TTHS là sự phân loại dựa trên những tiêu chí quy định thẩm quyền điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng. 1.3. PLTP (mà chính xác hơn - phân loại những người phạm tội) trong pháp luật THAHS là sự phân loại dựa trên những tiêu chí phản ánh các đặc điểm của việc chấp hành hình phạt và cải tạo phạm nhân (Ví dụ: các tội phạm do nữ giới thực hiện, các tội phạm do nam giới thực hiện, các tội phạm do người chưa thành niên (NCTN) thực hiện hay các tội phạm do những người đã có tiền án thực hiện, v.v...). 2. Khái niệm PLTP trong PLHS. Để tội phạm hóa, tức là để đưa một hành vi nào đó vào danh mục những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị PLHS cấm - quy định nó là tội phạm và, hình sự hóa - quy định hình phạt đối với việc thực hiện hành vi đó một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý), vấn đề đầu tiên mà nhà làm luật cần phải làm là phân chia những hành vi đó thành các loại (nhóm) tội phạm khác nhau. Vì vậy, dưới góc độ khoa học luật hình sự, có thể đưa ra định nghĩa của khái niệm đang nghiên cứu như sau: Phân loại tội phạm trong PLHS việc chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị PLHS cấm thành từng loại (nhóm) nhất định theo những tiêu chí này hoặc những tiêu chí khác để làm tiền đề cho việc cá thể hóa TNHS và hình phạt hoặc tha miễn TNHS và hình phạt. §3. Nhận thức khoa học về những tiêu chí phân loại tội phạm trong pháp luật hình sự 1. Khái niệm tiêu chí PLTP. Dưới góc độ khoa học luật hình sự có thể hiểu: Tiêu chí PLTP là dấu hiệu để làm cơ sở nhận biết sự khác nhau khi chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị PLHS cấm thành các loại (nhóm) nhất định. Thông thường, sự PLTP trong PLHS được nhà làm luật tiến hành trong cả Phần chung và Phần riêng, mà trong đó việc PLTP trong Phần chung là cơ sở, là tiền đề cho việc PLTP trong Phần riêng. Đồng thời, ở mỗi phần này của PLHS đều có những tiêu chí PLTP riêng của nó, vì để có được một chế định PLTP khả thi, nhà làm luật cần phải dựa trên những tiêu chí nhất định. Do vậy, trên cơ sở các quy phạm PLHS về PLTP, đồng thời xuất phát từ việc nghiên cứu thực tiễn xét xử và lý luận về PLTP, theo quan điểm của chúng tôi ta có thể chỉ ra 06 tiêu chí cơ bản dưới đây (trong đó Phần chung có 04 tiêu chí và Phần riêng - 02 tiêu chí). 1.1. Những tiêu chí PLTP trong Phần chung PLHS bao gồm 04 tiêu chí như sau: 1) Tiêu chí thứ nhất - tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm; 2) Tiêu chí thứ hai - mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của tội phạm; 3) Tiêu chí thứ ba - tính chất lỗi (cố ý hoặc vô ý) của tội phạm hoặc còn gọi là 11Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020 LÊ CẢM - MẠC MINH QUANG hình thức lỗi của tội phạm và; 4) Tiêu chí thứ tư - chế tài do PLHS quy định đối với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng. Mỗi tiêu chí PLTP này trong Phần chung PLHS đều có tính quyết định xã hội riêng của mình, mà cụ thể là: 1) Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là tiêu chí khách quan về lượng, phản ánh thuộc tính vật chất và cơ bản nhất (nội dung chính) của hành vi phạm tội và thể hiện trong khả năng gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại cho các quan hệ xã hội - QHXH (khách thể) - các lợi ích của con người, của xã hội và của nhà nước - được bảo vệ bằng PLHS, vì tiêu chí này chính là dấu hiệu khách quan khẳng định bản chất xã hội (nội dung vật chất) của tội phạm mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà làm luật. 2) Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là tiêu chí khách quan về số, có tính chất bổ sung để phân biệt rõ hơn từng loại tội phạm, đồng thời là sự biểu hiện cụ thể của tiêu chí thứ nhất và nó có thể cho các cơ quan thực tiễn TPHS thấy rằng: Hậu quả của sự gây nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đến chừng mực nào (không lớn, lớn, rất lớn hay là đặc biệt lớn) cho các khách thể được bảo vệ bằng PLHS (riêng trong các cấu thành tội phạm - CTTP vật chất, thì chính tiêu chí này xác định mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hậu quả phạm tội xảy ra đến đâu?). 3) Tính chất lỗi (cố ý hoặc vô ý) của tội phạm hay còn gọi là hình thức lỗi của tội phạm đã được thực hiện là tiêu chí chủ quan có tính chất bổ sung để phân biệt rõ hơn từng loại tội phạm, nó là sự biểu hiện cụ thể thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra, đồng thời góp phần thực thi có hiệu quả một loạt các nguyên tắc tiến bộ của PLHS (như: TNHS trên cơ sở lỗi, cá thể hóa và phân hóa TNHS), vì tiêu chí này là dấu hiệu chủ quan phản ánh ở một mức độ đáng kể tính chất nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội như thế nào khi thực hiện tội phạm. 4) Chế tài (có thể quy định mức tối đa hoặc mức tối thiểu là tùy nhà làm luật) do PLHS quy định đối với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng là tiêu chí pháp lý có tính chất bổ sung với tư cách là thước đo để các cơ quan TPHS phân biệt được rõ ràng nhất từng loại tội phạm, đồng thời phản ánh cụ thể nhất kỹ thuật lập pháp (KTLP), niềm tin nội tâm, trình độ khoa học, sự hiểu biết về pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội của nhà làm luật trong việc nhận thức 03 tiêu chí trên đây như thế nào. Vì khi xây dựng các chế tài pháp lý hình sự trong các cấu thành tội phạm (CTTP) ở Phần riêng BLHS, tiêu chí này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chính nhà làm luật. 5) Nếu đi sâu phân tích tiếp tục nữa thì có thể nhận thấy là toàn bộ 04 tiêu chí PLTP tại Phần chung đã được xem xét ở trên đều được thể hiện tương ứng trên 03 khía cạnh (hay còn gọi là 03 mặt hay 03 góc độ) tương ứng của 01 hành vi phạm tội là: a) Khía cạnh khách quan bao gồm 02 tiêu chí đầu (thứ nhất và thứ hai) còn được gọi chung là “tính tội phạm” của hành vi; b) Khía cạnh chủ quan - tiêu chí thứ ba và; c) Khía cạnh pháp lý - tiêu chí thứ tư (cuối cùng). 1.2. Những tiêu chí PLTP trong Phần riêng PLHS bao gồm 02 tiêu chí như sau: 1) Tiêu chí thứ nhất - tính chất và tầm quan trọng của các khách thể (loại) được bảo vệ bằng PLHS tương ứng với các chương được nhà làm luật quy định trong Phần riêng BLHS và; 2) Tiêu chí thứ hai - sự tái phạm vi phạm pháp luật (VPPL) hành chính hoặc là mức độ gây nguy hiểm cho xã hội (sự 12 PHÂN LOẠI TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ... Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020 gây thiệt hại) đã vượt quá giới hạn tối đa bị xử phạt bằng chế tài hành chính đối với chính vi phạm ấy (thông thường đây là vi phạm lần thứ 02 ở mức độ tương tự hoặc ở mức độ nghiêm trọng hơn so với mức độ của lần vi phạm thứ nhất trong thời hạn 01 năm kể từ khi bị xử phạt hành chính). Cũng như mỗi tiêu chí PLTP trong Phần chung, mỗi tiêu chí PLTP này trong Phần riêng PLHS cũng có tính quyết định xã hội riêng của mình, cụ thể là: 1) Tính chất và tầm quan trọng của các khách thể (loại) được bảo vệ bằng PLHS tương ứng với các chương được nhà làm luật quy định trong Phần riêng BLHS là tiêu chí cho phép khẳng định ý nghĩa chính trị, xã hội, đạo đức, truyền thống, v.v..., cũng như giá trị của các khách thể ấy được nhà làm luật nhân danh nhà nước đánh giá theo thứ tự nào và đến mức nào (?) - ở đây thể hiện rõ sự so sánh giữa các khách thể với nhau theo ý chí chủ quan của nhà làm luật. 2) Sự tái phạm VPPL hành chính hoặc mức độ gây nguy hiểm cho xã hội (sự gây thiệt hại) đã vượt quá giới hạn tối đa bị xử phạt bằng chế tài hành chính đối với chính vi phạm ấy là tiêu chí cho phép khẳng định rằng, chủ thể thực hiện vi phạm ấy mặc dù trước đó đã 01 lần bị xử lý về hành chính, nhưng trong vòng 01 năm tiếp theo sau khi bị xử phạt lại tiếp tục tái phạm chính hành vi ấy. Chính vì vậy, trong lần tái phạm lần thứ hai này đã gây nên hậu quả bằng hoặc nghiêm trọng hơn trong lần vi phạm thứ nhất (mà nếu vẫn tiếp tục áp dụng chế tài hành chính thì không đủ sức ngăn chặn, đồng thời không đảm bảo được tính công minh của pháp luật), nên đối với lần thứ hai cần phải bị cấm bằng PLHS - bị PLHS coi là tội phạm và, phải bị xử lý bằng chế tài pháp lý nghiêm khắc hơn chế tài hành chính là hình phạt được quy định trong PLHS. §4. Phân loại tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam đã hiện hành thời kỳ 70 năm trước pháp điển hóa lần thứ ba (1945-2015) 1. PLTP trong PLHS Việt Nam thời kỳ 54 năm trước pháp điển hóa lần thứ hai (1945-1999). Khi phân tích nội hàm các quy phạm của chế định nhỏ về PLTP trong PLHS Việt Nam thời kỳ 54 năm đã nêu với 02 giai đoạn - 1) trong 40 năm trước pháp điển hóa lần thứ nhất (1945-1985) và, 2) trong 14 năm đã hiện hành của BLHS năm 1985 (1986-2000), chúng ta có thể nhận thấy các đặc điểm cơ bản dưới đây: 1.1. Suốt 40 năm kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi thông qua BLHS đầu tiên của Việt Nam (1945- 1985) vì những lý do khác nhau nên trong PLHS chưa được pháp điển hóa của nước ta PLTP chưa được nhà làm luật điều chỉnh chính thức như là một chế định độc lập. 1.2. Sau đó, bằng sự pháp điển hóa lần thứ nhất với việc thông qua BLHS năm 1985, trong PLHS Việt Nam giai đoạn 14 năm từ khi thi hành BLHS thứ nhất đến trước khi thông qua BLHS thứ hai (1986- 1999) nhà làm luật đã dựa trên 02 tiêu chí PLTP trong Phần chung PLHS - mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và chế tài do luật định đối với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng - để tiến hành phân chia các hành vi nguy hiểm cho xã hội thành hai (02) loại (khoản 2 Điều 8 BLHS năm 1985) là: 1) Tội phạm nghiêm trọng - là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt do luật định đối với việc thực hiện nó là tù trên 5 năm, tù chung thân hoặc tử hình và; 2) Tội phạm ít nghiêm trọng - là các tội phạm khác còn lại (nói chung) mà ở đây không hề có sự phân chia cụ thể tương ứng theo các chế tài xử phạt về mặt pháp lý hình sự. 13Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020 LÊ CẢM - MẠC MINH QUANG 1.3. Như vậy, nhược điểm chính và lớn nhất của chế định PLTP trong BLHS năm 1985 là chưa có sự thống nhất và lôgic trong việc PLTP vì đối với loại tội phạm đầu tiên - thì nhà làm luật đã sử dụng cả 02 tiêu chí đã nêu, nhưng đối với loại tội phạm thứ hai - thì lại không sử dụng bất cứ tiêu chí nào cả (mà chỉ quy định chung chung “là các tội phạm khác”). 2. PLTP trong BLHS Việt Nam năm 1999. Nghiên cứu các quy phạm của chế định này Phần chung BLHS năm 1999 có thể chỉ ra các đặc điểm cơ bản dưới đây: 2.1. Trong lần pháp điển hóa lần thứ hai với việc thông qua BLHS năm 1999, nhà làm luật đã dựa trên 03 tiêu chí trong Phần chung PLHS - tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và chế tài do luật định đối tới việc thực hiện loại tội phạm tương ứng - để tiến hành phân chia các hành vi nguy hiểm cho xã hội thành 04 loại (khoản 3 Điều 8) là: 1) Tội phạm ít nghiêm trọng - tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt do luật định đối với việc thực hiện nó là đến 3 năm tù; 2) Tội phạm nghiêm trọng - tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt do luật định đối với việc thực hiện nó là đến 7 năm tù; 3) Tội phạm rất nghiêm trọng - tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt do luật định đối với việc thực hiện nó là đến 15 năm tù và; 4) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng - tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt do luật định đối với việc thực hiện nó là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 2.2. Như vậy, bằng việc khẳng định rõ 04 mức độ gây nguy hại khác nhau của từng loại (nhóm) tội phạm (“không lớn”, “lớn”, “rất lớn”, “đặc biệt lớn”) và chế tài do luật định đối với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng của từng loại tội phạm được ghi nhận trong Phần chung BLHS năm 1999 (khoản 3 Điều 8), nhà làm luật Việt Nam đã tiến hành phân loại tội phạm thành 04 loại trong lần lập pháp hình sự (LPHS) thứ hai đã hiện hành - “ít nghiêm trọng”,“nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng”. 2.3. Tuy nhiên, ở đây cần phải lưu ý rằng, tính đến trước khi BLHS năm 1999 được thông qua (21/12/1999) đã có đến 07 lần (bắt đầu từ tháng 01/1997) chúng tôi đã cố gắng luận chứng cho sự cần thiết phải kết hợp những tiêu chí khác nhau khi tiến hành PLTP. Vì chế định PLTP cho đến tận trong Dự thảo BLHS tháng 2/1999 được công bố chính thức trên Báo “Nhân dân” để thảo luận và lấy ý kiến toàn dân trước khi đưa ra thông qua tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá X (từ 04/5-11/6/1999) vẫn chưa thể hiện được sự kết hợp những tiêu chí khác nhau ấy (mặc dù trong Dự thảo BLHS tại thời điểm ấy cũng đã có ưu điểm hơn so với trong BLHS năm 1985 ở một chừng mực nhất định nào đó, tức là đã cụ thể hóa hơn khi chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị PLHS cấm thành 04 nhóm tương ứng với 04 loại tội phạm - ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo như KGLP lần thứ nhất mà chúng tôi đã nêu trong một bài báo đăng vào đầu năm 1997 trên Tạp chí Tòa án nhân dân(2). 2.4. Và chính vì trong Dự án BLHS tháng 2/1999 mới chỉ dựa trên 01 tiêu chí và là duy nhất - chế tài do luật định đối với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng (ngoài ra không kết hợp với tiêu chí nào khác nữa) nên tại Hội thảo về Dự án BLHS sửa đổi do Hội luật gia Việt Nam tổ chức (Hà 2 Xem cụ thể hơn: Lê Cảm. Luật hình sự Việt Nam và sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề hoàn thiện các quy phạm Phần chung - Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/1997, tr.1-3. 14 PHÂN LOẠI TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ... Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020 Nội, 25-26/3/1999), đa số các ý kiến đưa ra câu hỏi rằng: Như thế nào là tội phạm “ít nghiêm trọng”, tội phạm “nghiêm trọng”, tội phạm “rất nghiêm trọng” hoặc tội phạm “đặc biệt nghiêm trọng” được quy định tại khoản 2 Điều 8 Dự án BLHS sửa đổi (?). Rõ ràng đây là câu hỏi rất khó trả lời đối với các tác giả BLHS năm 1999 trước đây (cũng như BLHS năm 2015 hiện nay) nếu như sự PLTP trong Phần chung PLHS không có sự kết hợp những tiêu chí khác nhau như đã nêu trên (mà rõ ràng là cần kết hợp cả tiêu chí hình thức lỗi khi thực hiện hành vi tương ứng là rất cần thiết). 2.5. Nhiều lần sau đó, trong các buổi Hội thảo khoa học và sách báo pháp lý hình sự(3) chúng tôi đã cố gắng luận chứng cho tính có căn cứ của chế định PLTP (mà sau này mới được nhà làm luật chính thức điều chỉnh lần cuối trong BLHS năm 1999), 3 Cụ thể đó là 06 lần trong: 1) Báo cáo tại Hội thảo khoa học về Dự án BLHS sửa đổi do Viện nhà nước & pháp luật tổ chức (Hà Nội, 20/3/1999) và bài báo sau đó “Về một số quy định của Phần chung Dự thảo BLHS sửa đổi” - Tạp chí Nhà nước & pháp luật, 1999, số 4; 2) Báo cáo tại Hội thảo khoa học về Dự thảo BLHS sửa đổi do Hội luật gia Việt Nam tổ chức (Hà Nội, 25- 26/3/1999); 3) Lần tác giả được cố Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban TWMTTQ Việt Nam Lê Quang Đạo mời đến trụ sở của TWMTTQ Việt Nam ngày 28/4/1999 để trực tiếp nghe trình bày Báo cáo của tác giả về những vấn đề liên quan đến Dự thảo BLHS sửa đổi lần thứ 14 trước khi cụ Lê Quang Đạo chuẩn bị tham dự kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa X; 4) Báo cáo “Suy ngẫm về một số vấn đề cơ bản của Phần chung Dự thảo BLHS sửa đổi tháng 2/1999” được tác giả sửa lại sau Hội thảo khoa học đã nêu của Hội luật gia Việt Nam mà đã được Hội gửi lên Văn phòng UBTV Quốc hội qua UBTW MTTQ Việt Nam cùng với Bản tổng hợp kết quả cuộc Hội thảo đó; 5) Sách chuyên khảo: Lê Cảm. Hoàn thiện PLHS Việt Nam và trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của Phần chung. NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1999.–230 tr.) và; 6) Báo cáo tại Hội thảo khoa học về Dự án BLHS sửa đổi do Khoa Luật-Trường Đại học KHXH & NV thuộc ĐHQG Hà Nội tổ chức (Hà Nội, 02/4/1999). và vì vậy nên cuối cùng thì chế định PLTP trong BLHS năm 1999 (khoản 2 Điều 8) cũng đã thể hiện theo đúng quan điểm của chúng tôi. Thiết nghĩ, ở đây cần phải khẳng định rằng, để đạt được sự ghi nhận chế định PLTP như vậy trong PLHS Việt Nam lúc bấy giờ là cả một quá trình cọ xát của các quan điểm khoa học khác nhau và quá trình không đơn giản ấy đã cho thấy sự dân chủ trong khoa học nhờ đường lối đổi mới của Đảng trong lĩnh vực chính sách hình sự (CSHS) là hoàn toàn đúng đắn. 2.6. Mặc dù vậy, chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách nghiêm túc và thẳng thắn rằng: dưới góc độ KTLP, sự PLTP trong Phần chung BLHS năm 1999 (khoản 2 Điều 8) lúc đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cơ bản sau đây: 1) Tuy về mặt hình thức tên gọi (tiêu đề) của Điều 8 BLHS năm 1999 là “Khái niệm tội phạm”, nhưng về mặt nội dung thì nhà làm luật vẫn còn giữ nguyên nhược điểm trong PLHS đã hiện hành trước đây - tiếp tục ghi nhận các quy phạm của 01 chế định nhỏ riêng biệt khác (đó là PLTP) chung vào cùng tại Điều 8 “Khái niệm tội phạm” (các khoản 2-3), trong khi không thể và không được hòa lẫn chung vào trong khái niệm tội phạm vì chế định nhỏ về PLTP lẽ ra cần được quy định tại điều luật riêng biệt khác. 2) Mặc dù tại khoản 1 liệt kê rất dài một loạt các khách thể loại được bảo vệ bằng PLHS, nhưng vẫn còn thiếu một trong các khách thể loại rất quan trọng vẫn chưa chưa được nhà làm luật liệt kê - “hòa bình và an ninh của nhân loại” - trong khi thực tế là nó vẫn được bảo vệ bằng các quy phạm Phần riêng PLHS Việt Nam (vì các tội xâm phạm đến khách thể loại này được quy định hẳn 01 chương riêng biệt cuối cùng trong Phần các tội phạm BLHS). 3) Quy phạm tại khoản 4 chứa đựng sự 15Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020 LÊ CẢM - MẠC MINH QUANG mâu thuẫn vì: a) trong mệnh đề trước của nó khi đề cập đến hành vi tuy “có dấu hiệu của tội phạm” - rõ ràng hành vi đó phải là tội phạm (mặc dù “tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể”) nhưng tiếp theo, a) ngay trong mệnh đề sau lại khẳng định rằng hành vi đó “không phải là tội phạm” - như vậy, rõ ràng là bản chất pháp lý (BCPL) của hành vi đó phải hoàn toàn khác xa với BCPL của tội phạm. §5. Phân loại tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 Việc phân tích khoa học nội hàm của chế định nhỏ về PLTP tại khoản 2 Điều 9 BLHS năm 2015 hiện hành cho phép đưa ra một số nhận xét chung dưới đây: 1. Sự PLTP mà theo đó PNTM phải chịu TNHS về cơ bản dựa trên sự PLTP do cá nhân thực hiện nên tại khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 (theo 04 loại) nhưng vẫn còn điểm hạn chế là chưa đề cập gì đến chế tài xử phạt đối với PNTM, mà đây mới chính là điểm cơ bản nhất để phân biệt sự khác nhau giữa 02 cách PLTP. 2. Phạm trù cuối cùng tại khoản 2 Điều 9 BLHS năm 2015 “tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật này” thì chỉ ngụ ý nói đến 33 CTTP mà PNTM phải chịu TNHS mà thôi, chứ chưa làm rõ được tội phạm đó do ai (chủ thể nào) thực hiện (?). 3. Vì vấn đề quan trọng nhất là phải khẳng định cho được tội phạm mà PNTM phải chịu TNHS là do ai (chủ thể nào) thực hiện vì rõ ràng là: 1) PNTM chỉ có thể phải liên đới chịu TNHS về việc thực hiện 01 trong 33 CTTP nêu tại Điều 76 BLHS năm 2015; 2) Còn chủ thể nào thực hiện tội phạm đó thì cần phải làm rõ nhưng chắc chắn là PNTM không thể thực hiện tội phạm được (vì PNTM không phải là một thực thể sinh học → không có mắt, mũi, chân tay và nhất là bộ não → không thể tính toán, suy nghĩ được nên → không có lỗi; nhưng vì PNTM đã để cho cá nhân (tức là người đại diện hoặc người được ủy quyền của PNTM với đầy đủ các điều kiện nêu tại Điều 75 BLHS năm 2015 thực hiện tội phạm nêu tại Điều 76) nên nó phải liên đới chịu TNHS cùng với cá nhân đó. 4. Từ sự phân tích trên cho thấy, việc chịu TNHS thực hiện đối với việc thực hiện loại tội phạm trong số 33 CTTP nêu tại Điều 76 BLHS năm 2015 suy cho cùng cần phải có 02 hệ thống chế tài xử phạt tương ứng: 1) Nếu là cá nhân (với đầy đủ các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 75 BLHS) thì sẽ căn cứ vào 04 mức chế tài tương ứng với 04 loại tội phạm trên cơ sở sự PLTP đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 9 rồi; 2) Còn nếu là PNTM thì sẽ căn cứ vào đâu đây trong khi khoản 2 Điều 9 chưa hề có sự khẳng định dứt khoát và rõ ràng về vấn đề này (?). 5. Bởi lẽ, sự PLTP đối với PNTM tại khoản 2 Điều 9 sự thật là chưa đi đến cùng để giải quyết vấn đề đã nêu trên (vì việc sử dụng các thuật ngữ “theo quy định tại khoản 1 Điều này” tức Điều 9 BLHS năm 2015 dưới góc độ KTLP là chưa rõ nghĩa do chưa chặt chẽ về cấu trúc và chưa chính xác về mặt khoa học nên dễ gây hiểu nhầm vì tại khoản 1 chỉ quy định 04 mức chế tài đối với riêng cá nhân phạm tội). Chính vì vậy, trên cơ sở các hình phạt đối với PNTM đã được ghi nhận tại Điều 33 BLHS năm 2015, thiết nghĩ các nhà hình sự học của đất nước hãy cùng nhau suy ngẫm về hệ thống chế tài xử phạt riêng đối với PNTM phải chịu TNHS trong khái niệm tội phạm sao cho đảm bảo sức thuyết phục về mặt KTLP. §6. Định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy phạm về phân loại tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam tương lai 1. Từ sự phân tích khoa học trên đây về các quy phạm trong BLHS năm 2015 16 PHÂN LOẠI TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ... Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020 liên quan đến sự PLTP mà theo đó PNTM phải liên đới chịu TNHS (khoản 2 Điều 9), theo quan điểm của chúng tôi dưới góc độ KTLP, những KGLP cụ thể nhằm tiếp tục sửa đổi-bổ sung (SĐBS) để hoàn thiện các quy phạm này trong tương lai cần được triển khai theo hướng như sau: 1.1. Để góp phần thể hiện rõ hơn xu hướng cá thể hóa và phân hóa TNHS tối đa trong LPHS nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn áp dụng PLHS có liên quan đến cùng một lúc 03 chế định lớn, nhỏ của PLHS (như: PLTP, định tội danh và quyết định hình phạt-QĐHP), nhà làm luật nên thực hiện phương án tối ưu hơn cả của việc PLTP do cá nhân thực hiện là sự kết hợp cả 03 tiêu chí trong Phần chung PLHS - tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi (1), chế tài do PLHS quy định đối với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng (2) và, hình thức lỗi của chủ thể khi thực hiện tội phạm (3). 1.2. Riêng việc quy định giới hạn mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt do luật định đối với tội do vô ý thì khi PLTP nên theo phương án là: 1) Nhà làm luật chỉ nên quy định tội do vô ý thuộc hai loại đầu tiên (các khoản 2-3 Điều luật) - tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng (tùy theo hình phạt mà luật định đối với mỗi loại) chứ không nên xếp nó vào hai loại sau (các khoản 4-5 Điều luật) - tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (vì hai loại này chỉ nên quy định đối với các tội do cố ý). 2) Riêng hình phạt đối với tội do vô ý, nhà làm luật chỉ nên quy định mức hình phạt cao nhất - phạt tù đến 15 năm (hoặc cùng lắm là tù đến 20 năm), chứ không nên quy định các loại hình phạt khác nặng hơn hình phạt tù (như tù chung thân hoặc tử hình); và dù mức hình phạt mà luật định đối với tội do vô ý là tù đến 15 năm thì cũng chỉ nên xếp nó vào loại tội phạm nghiêm trọng (mà không nên xếp nó vào 02 loại sau - rất nghiêm trong và đặc biệt nghiêm trọng), vì thông thường trong những điều kiện như nhau, tội phạm do vô ý bao giờ cũng ít nguy hiểm cho xã hội hơn tội phạm do cố ý. 1.3. Và chính là trên cơ sở này mà chúng tôi đã tiến hành đưa ra KGLP cụ thể về các quy phạm của sự PLTP do cá nhân thực hiện (sau ngày 01/01/2018 khi BLHS năm 2015 chính thức có hiệu lực) nhưng do sự hạn chế của số trang Tạp chí nên ở đây không đề cập đến các quy phạm tại khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 nữa. 2. Còn đối với sự PLTP mà theo đó, PNTM phải chịu TNHS tại khoản 2 Điều 9 BLHS năm 2015 thì theo quan điểm của chúng tôi: 1) Vì PNTM chỉ là thực thể pháp lý (do con người lập ra) chứ không phải là chủ thể sinh học như cá nhân (nên nó không có mắt để quan sát, không có tay để cầm nắm, không có bộ óc để suy nghĩ tính toán, v.v... như con người được) và chính vì vậy, nó không thể thực hiện tội phạm được hay nói cách khác, không phải và không thể là chủ thể của tội phạm; 2) Nhưng do nó (PNTM) đã để cho cá nhân (với đầy đủ những điều kiện chịu TNHS nên tại khoản 1 Điều 75 BLHS năm 2015) thực hiện tội phạm nên theo nguyên tắc quy tội khách quan (mà PLHS của tất cả các quốc gia trên thế giới có quy định TNHS của pháp nhân thừa nhận chung) nên vì vậy, về mặt khách quan PNTM phải liên đới chịu TNHS cùng với cá nhân là hoàn toàn hợp lý; 3) Vấn đề là ở chỗ chúng ta cần tiếp tục có những SĐBS sao cho thỏa đáng đối với BLHS năm 2015 (nói chung) và Điều 9 (nói riêng) sao cho hợp lý. 3. Những KGLP cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy phạm về PLTP trong BLHS Việt Nam tương lai. Theo chúng tôi cần có một số SĐBS trong Phần chung BLHS tương lai theo hướng như sau: 17Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020 LÊ CẢM - MẠC MINH QUANG 3.1. Bổ sung vào BLHS tương lai 01 Điều mới luật hoàn toàn với tên gọi “Giải thích các thuật ngữ” để giải quyết đầy đủ khoảng từ 25 đến 30 mục từ cần có sự giải thích của nhà làm luật. (Vấn đề này có thể là sẽ rất khó đối với các thành viên Tổ biên tập BLHS tương lai nào còn trẻ, thiếu kinh nghiệm LPHS nhưng nếu có tâm vì Tổ quốc thì phải cố gắng làm cho được để làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn áp dụng PLHS của đất nước, chứ không nên bỏ qua vì không lý gì PLTTHS từ lần pháp điển hóa năm 2003 và sau đó năm 2015 có Điều luật riêng này rồi mà PLHS cũng đã qua 03 lần pháp điển hóa rồi mà lại không có). 3.2. Tại Điều luật “Giải thích các thuật ngữ” trong số 25-30 mục từ cần được nhà làm luật giải thích, cần ghi nhận ít nhất là 03-04 mục từ có liên quan đến việc áp dụng các quy phạm về PLTP đối PNTM như sau: 1) “Chủ thể của tội phạm” là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vì phạm tội do Bộ luật này quy định. 2) “Pháp nhân” tùy theo từng trường hợp tương ứng cụ thể trong Bộ luật này được hiểu là pháp nhân thương mại. 3) “Pháp nhân phạm tội” là pháp nhân thương mại đã có sự liên đới trong việc để cho người khác(4) nhân danh mình, vì lợi ích của mình và với sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của mình thực hiện tội phạm do Bộ luật này quy định. 4) “Pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự” là pháp nhân thương mại đã để cho người khác(5) nhân danh mình và với sự chỉ đạo, điều 4 & 5 Trên đây là Phương án 1 (ngắn gọn), nhưng cũng có thể sử dụng Phương án 2 (cụ thể hơn) bằng cách thay từ “khác” bằng các từ “đại diện hoặc/và được ủy quyền của mình”. hành hoặc chấp thuận của mình thực hiện tội phạm do Bộ luật này quy định vì lợi ích của mình nên bị liên đới xử lý hình sự. 3.3. Tại Điều luật về “Phân loại tội phạm” (tương ứng như Điều 9 BLHS năm 2015) thì theo hướng: 1) Có thể tạm giữ nguyên nội dung tại Khoản 1 về sự PLTP đối với cá nhân; 2) Bổ sung thêm Khoản 2 như sau: “Điều... Phân loại tội phạm 1. (Khoản 1 có thể vẫn giữ nguyên như khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015). ........................................................... 2. Tội phạm mà pháp nhân thương mại phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự là tội phạm cụ thể được quy định tại Điều____Bộ luật này (tức Điều 76 BLHS năm 2015) trên cơ sở bốn (04) loại tội phạm tương ứng như tại khoản 1 Điều này mà cá nhân người đại diện hoặc/và người được ủy quyền của pháp nhân đã thực hiện, đồng thời căn cứ theo chế tài xử phạt riêng đối với pháp nhân đó tại các điểm từ “a” đến “d” khoản 2 dưới đây:. a) Tội phạm ít nghiêm trọng mà pháp nhân phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự là tội phạm mà pháp nhân bị xử phạt từ 50 triệu đồng đến 5 tỷ đồng. b) Tội phạm nghiêm trọng mà pháp nhân phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự là tội phạm mà pháp nhân bị xử phạt từ trên 5 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 18 tháng. c) Tội phạm rất nghiêm trọng mà pháp nhân phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự là tội phạm mà pháp nhân bị xử phạt từ trên 15 tỷ đồng đến 25 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ trên 18 tháng đến 03 năm. d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà pháp nhân phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự là tội phạm mà pháp nhân bị xử phạt từ trên 25 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn”./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_loai_toi_pham_theo_phap_luat_hinh_su_viet_nam_va_van_de.pdf
Tài liệu liên quan