THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả ghi nhận lòng trung thành của người tiêu
dùng đối với cửa hàng bán lẻ chịu ảnh hưởng trực
tiếp của sự cam kết của người tiêu dùng (kết quả này
tương đồng với nghiên cứu của Evanschitzky và cộng
sự,24; Wang và Zhanming,25; Heidt và cộng sự,26;
Marshall,27); đối xử ưu tiên của cửa hàng (kết quả
này tương đồng với nghiên cứu của Palmatier và cộng
sự35); chất lượng cảm nhận của người tiêu dùng(kết
quả này tương đồng với nghiên cứu của Pappu và cộng
sự43); lòng biết ơn của người tiêu dùng. Điều này có
ý nghĩa:
1. Khi có sự cam kết với cửa hàng bán lẻ ở mối
quan hệ, sự đồng hành và cảm giác được vinh dự
là khách hàng của cửa hàng thì người tiêu dùng
sẽ thể hiện lòng trung thành với cửa hàng bán lẻ
thông qua việc đặt ưu tiên cao và khả năng mua
hàng thường xuyên tại cửa hàng.
2. Khi có sự đối xử ưu tiên từ cửa hàng (ví dụ như
đối xử tốt hơn, ân cần hơn, dành nhiều ưu đãi
đặc biệt, ) người tiêu dùng cũng gắn bó hơn
với cửa hàng vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ
vượt trội mà người tiêu dùng được nhận từ cửa
hàng từ đó người tiêu dùng sẽ chọn trung thành
với cửa hàng bán lẻ.
3. Khi chất lượng cảm nhận của người tiêu dùng
cao (dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, cung
cấp thông tin chính xác và cửa hàng quan tâm
đến lợi ích của khách hàng) thì người tiêu dùng
cũng có sự ưu tiên và thể hiện lòng trung thành
thông qua mong muốn mua hàng ở cửa hàng
nhiều lần.
4. Khi lòng biết ơn của người tiêu dùng đối với cửa
hàng bán lẻ cao(vì lợi ích thiết thực, dịch vụ mà
cửa hàng mang lại) người tiêu dùng cũng có xu
hướng thể hiện lòng trung thành với cửa hàng.
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến lòng trung thành của người tiêu dùng tại các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
Ngân hàng Vietinbank, Việt Nam
Liên hệ
Võ DuyMinh, Ngân hàng Vietinbank, Việt
Nam
Email: minh.vd@vietinbank.vn
Lịch sử
Ngày nhận: 18/12/2019
Ngày chấp nhận: 05/05/2020
Ngày đăng: 29/7/2020
DOI : 10.32508/stdjelm.v4i3.655
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Phân tích các nhân tố tác động đến lòng trung thành của người
tiêu dùng tại các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh
Võ DuyMinh*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Bài viết nhằm phân tích và lượng hoá các nhân tố tác động đến lòng trung thành của người tiêu
dùng trong bối cảnh các cửa hàng bán lẻ tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh dưới lăng kính của lý
thuyết hành vi hợp lý (Theory of reason action-TRA). Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập trung
với 15 người tiêu dùng có sử dụng các dịch vụ tại các cửa hàng bán lẻ tại cục thống kê Thành phố
Hồ Chí Minh. Nghiên cứu định lượng thực hiện thông qua khảo sát trực tiếp với 465 khách hàng
sử dụng dịch vụ của các cửa hàng bán lẻ tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy các nhân tố: (i) đối xử ưu tiên từ cửa hàng bán lẻ, (ii) cam kết của người tiêu dùng, (iii) lòng
biết ơn của người tiêu dùng và (iv) chất lượng cảm nhận đều có tác động đến lòng trung thành
của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nghiên cứu có các hạn chế như (i) lòng trung thành của người tiêu
dùng còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nên cần đưa vào nghiên cứu thêm các nhân tố
bổ sung (ii) bài nghiên cứu chỉ thực hiện ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nên tính tổng quát của
nghiên cứu còn hạn chế (iii) bài nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát 465 người tiêu dùng nên chưa
đại diện được cho đám đông nghiên cứu.
Từ khoá: Lòng trung thành của người tiêu dùng, cửa hàng bán lẻ Tp. Hồ Chí Minh, lý thuyết hành
vi hợp lý-TRA
GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, Việt Nam hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới. Việt nam tham gia nhiều
tổ chức quốc tế như: Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và là
thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho thị
trường bán lẻ nội địa. Theo số liệu của Tổng Cục
Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa cả nước tăng
trưởng ấn tượng qua các năm; trong đó TP. Hồ Chí
Minh được xem là trung tâm tiêu thụ và bán lẻ lớn
nhất cả nước, có tổng mức bán lẻ duy trì đà tăng đều
qua các năm, đặc biệt năm 2018 chiếm gần 29,17%
tổng mức bán lẻ của cả nước (Bảng 1). Theo quy
hoạch của ngành bán lẻ thì đến năm2020, Việt nam sẽ
phát triển đạt khoảng 1.200-1500 siêu thị, 180 trung
tâm thương mại, trong đó theo số liệu năm 2019,
TP. Hồ Chí Minh hiện có 206 siêu thị, 49 trung tâm
thương mại, 238 chợ truyền thống và 2.658 cửa hàng
tiện lợi. Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh là đô thị đông
dân nhất Việt Nam (9 triệu người) nên đây là một thị
trường tiềm năng phát triển ngành thươngmại bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Cùng với quy hoạch
phát triển ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đến
năm 2025, định hướng năm 2030 dự kiến tỷ trọng bán
lẻ hàng hoá theo các loại hình phân phối hiện đại như
trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ,
đến năm 2020 đạt tối thiểu 40%, năm 2025 đạt 50%
và năm 2030 đạt 60%. Hiện tại, TP. Hồ Chí Minh có
nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực bán lẻ như Coop-
mark, Satra, VinMart, Big C, LOTTE Mart, Bách hoá
xanh, do đó có sự cạnh tranhmạnhmẽ giữa các hệ
thống bán lẻ này trong việc thu hút và giữ chân khách
hàng. Từ đó, vấn đề nghiên cứu về lòng trung thành
của người tiêu dùng là một chủ đề được các nhà quản
lý rất quan tâm.
Trong ngành bán lẻ, lòng trung thành của người tiêu
dùng có vai trò rất quan trọng vì những khách hàng
này mang đến lợi nhuận cao hơn so với một khách
hàng mới, và họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn tại
cửa hàng với chi phí dịch vụ thấp hơn1.
Lòng trung thành đề cập đến thái độ tích cực của
người tiêu dùng đối với một cửa hàng dẫn đến các
hành vi mua lặp lại nhiều lần2,3 và độ nhạy cảm thấp
hơn đối với giá cả và quảng cáo đối với các dịch vụ
của đối thủ cạnh tranh4. Ngoài ra, nó còn được định
nghĩa là một cam kết mua lại hoặc ưu tiên mua hàng
lặp lại nhất quán đối với một cửa hàng bán lẻ trong
Trích dẫn bài báo này: Minh V D. Phân tích các nhân tố tác động đến lòng trung thành của người tiêu
dùng tại các cửa hàng bán l ẻ t rên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.;
4(3):807-820.
807
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
Bảng 1: Thực trạng hoạt động bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng Việt Nam qua các năm (tỷ đồng)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Cả nước 1,254 1,535 1,740 1,964 2,189 2,403 2,648 2,967 3,329
TP. Hồ
Chí
Minh
448 560 606 614 664 711 779 871 971
(Nguồn: Tổng cục thố g kê)
tương lai3,5.
Từ thực tế đặt ra, để duy trì đà tăng trưởng của ngành
bán lẻ như hiện nay, các nhà bán lẻ cần làm gì để
gia tăng lòng trung thành của người tiêu dùng? Có
nhiều phương án được đưa ra tuy nhiên để hiểu cơ
chế của lòng trung thành, các nhà bán lẻ phải xác
định được các nhân tố tác động đến nó. Đó là điều
quan trọng nhất đối với các nhà bán lẻ hiện nay vì lòng
trung thành của người tiêu dùng giúp doanh nghiệp
có được kết quả tài chính cao và lợi thế cạnh tranh
bền vững6. Do đó, quản lý và nâng cao lòng trung
thành của người tiêu dùng trở thành một mục tiêu
chiến lược đối với các cửa hàng bán lẻ.
Bài nghiên cứu gồm 05 phần: phần 1 giới thiệu về
nghiên cứu, phần 2 trình bày về tổng quan lý thuyết
và mô hình nghiên cứu, phần 3 trình bày về phương
pháp nghiên cứu, phần 4 trình bày về kết quả và thảo
luận kết quả nghiên cứu, và phần 5 trình bày về kết
luận và hàm ý nghiên cứu.
TỔNGQUAN LÝ THUYẾT VÀMÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Hiện nay, có 05 cách tiếp cận chính trong nghiên cứu
hành vi người tiêu dùng như: con người kinh tế (Eco-
nomic man), động cơ tâm lý (Psychodynamic), chủ
nghĩa hành vi (Behaviourist), nhận thức (Cognitive),
chủ nghĩa nhân văn (Humanistic). Trong nghiên cứu
này, tác giả vận dụng theo cách tiếp cận nhận thức
trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Theo cách
tiếp cận này, các cá nhân được xem là một bộ xử lý
thông tin theo đó họ luôn chủ động tìm kiếm và tiếp
nhận các thông tin từmôi trường và xã hội và sử dụng
các thông tin này để hỗ trợ quá trình ra quyết định 7.
Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of ReasonedAction -
TRA) được Ajzen và Fishbein8 xây dựng từ cuối thập
niên 60 của thế kỷ 20 thuộc cách tiếp cận theo nhận
thức của người tiêu dùng. Theo lý thuyết này hành vi
được cho là gần bằng với ý định hành vi, xu hướng
hành vi trong TRA được đo lường bằng hai yếu tố là
thái độ của người tiêu dùng và chuẩn chủ quan Ajzen
và Fishbein 8.
Theo Jeddi và cộng sự9 , hành vi khách hàng bao gồm
các hoạt động tinh thần, thể chất và cảmxúcmàngười
tiêu dùng diễn ra bên trong khi họ lựa chọn, mua và
sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Nó là một quá trình bao
gồm có hai giai đoạn nhận thức và hành động. Theo
Ajzen10, hành vi của con người được xác định bởi
niềm tin nổi bật (bao gồm nhận thức về sản phẩm,
trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng) để đánh
giá lợi ích và chi phí của hành vi. Và nhận thức là yếu
tố dự đoán tốt nhất hành vi của người tiêu dùng8.
Thái độ cá nhân được rút ra từ trải nghiệm hoặc kiến
thức trong quá khứ và có thể ảnh hưởng đến hành vi
đối với đối tượng hoặc điều kiện11. Thái độ và chuẩn
chủ quan quyết định ý định hành vi của con người và
sau đó ý định sẽ ảnh hưởng đến hành vi thực tế12.
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào nhận thức
của khách hàng đối với cửa hàng bán lẻ, mối liên hệ
giữa nhận thức, thái độ và ý định hành vi(lòng trung
thành). Điều này được thể hiện ở Hình 1.
Lòng trung thành
Trong nghiên cứu của Karunaratna và Kumara,13 hai
tác giả đã hệ thống hoá lý thuyết tập trung vào bảy
nhân tố chính quyết định lòng trung thành của khách
hàng là: sự hài lòng của khách hàng, giá trị cảm
nhận, niềm tin, hình ảnh công ty, chất lượng dịch vụ,
chương trình khách hàng thân thiết và chi phí chuyển
đổi. Kandampully và cộng sự14 khảo lược lý thuyết
và đề xuất các nhân tố thúc đẩy lòng trung thành của
khách hàng trong nghiên cứu về nhà hàng, khách sạn
gồm: sự hài lòng của khách hàng, chi phí chuyển đổi,
chất lượng dịch vụ, cam kết của khách hàng, giá trị
cảm nhận của khách hàng, sự tham gia của khách
hàng, chương trình lòng trung thành, sự tham gia của
nhân viên, hình ảnh công ty, niềm tin của khách hàng,
sự trải nghiệm thương hiệu và các lợi ích về mối quan
hệ. Trong nghiên cứu của Pan và cộng sự 15, tiền đề
của lòng trung thành của khách hàng được phân chia
thành 2 nhóm nhân tố, một là nhóm nhân tố thuộc về
khách hàng như: niềm tin, sự cam kết, chương trình
khách hàng thân thiết và sự hài lòng của khách hàng.
Hai là, nhóm nhân tố liên quan đến chất lượng sản
phẩm như: giá trị cảm nhận, chất lượng sản phẩm,
808
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
Hình 1: Mô hình hành vi lý luận rút gọn (Nguồn: Fishbein – Ajzen, 8)
chi phí chuyển đổi và danh tiếng của thươnghiệu. Pan
and Zinkhan16 xác định các nhân tố tiền đề của lòng
trung thành thường được nghiên cứu trong lĩnh vực
bán lẻ. Các tác giả hệ thống hoá thành ba nhóm: (1)
các nhân tố liên quan đến đặc tính sản phẩm, chẳng
hạn như chất lượng sản phẩm, sự đa dạng, và giá cả;
(2) các nhân tố liên quan đến hành động của nhà bán
lẻ trên thị trường, chủ yếu là dịch vụ được cung cấp;
và (3) các nhân tố cá nhân của khách hàng, chẳng hạn
như đặc điểm của người tiêu dùng. Trong nhóm này,
các tác giả xác định rằng các đặc tính sản phẩm có ảnh
hưởng lớn nhất trong việc giải thích lòng trung thành
của khách hàng đối với một chuỗi nhà bán lẻ cụ thể.
Các nghiên cứu về lòng trung thành của người tiêu
dùng đối với cửa hàng bán lẻ, siêu thị tại Việt nam
cũng rất phong phú như nghiên cứu về “Chất lượng
dịch vụ, sự thoả mãn và lòng trung thành của khách
hàng siêu thị tại TP. Hồ ChíMinh” của tác giả Nguyễn
ThịMai Trang,17 cho thấy chất lượng dịch vụ là nhân
tố quyết định lòng trung thành và sự thoả mãn của
khách hàng. Nghiên cứu “Tác động của chất lượng
dịch vụ đến lòng trung thành của khách hàng sử dụng
ADSL tại TP. Hồ Chí Minh” của Hà NamKhánh Giao
và TrầnHữuÁi,18 cho thấy các thành phần cảm nhận
giá cả; năng lực phục vụ; phương tiện hữu hình; giá
trị gia tăng tiện ích; khả năng đáp ứng và độ tin cậy;
sự thoả mãn của khách hàng ảnh hưởng tỷ lệ thuận
với lòng trung thành dịch vụ. Nghiên cứu “Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của
khách hàng đối với dịch vụ bán lẻ của hệ thống siêu
thị Hapro Mart Hà Nội” của Đinh Thị Kim Hoa và
cộng sự 19 cho thấy các thành phần niềm tin, sự hài
lòng, chương trình khuyến mãi và dịch vụ hỗ trợ có
ảnh hưởng tích cực đến lòng trung thành của khách
hàng. Nghiên cứu về “Chất lượng dịch vụ và lòng
trung thành của khách hàng. Nghiên cứu tình huống
các cửa hàng tiện ích tại Hà Nội” của Phan Chí Anh
và cộng sự20, kết quả nghiên cứu cho thấy các thành
phần yếu tố hữuhình, chính sách và tương tác cá nhân
trong thang đo chất lượng dịch vụ có tác động đáng kể
nhất tới lòng trung thành của khách hàng. Như vậy,
nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng là một
vấn đề nghiên cứu đang được quan tâm cả trong nước
và trên thế giới và các nhà nghiên cứu đang nỗ lực
hoàn thiện bức tranh về lòng trung thành của khách
hàng.
Cam kết của người tiêu dùng
Morgan và Hunt,21 “Sự cam kết của các đối tác trao
đổi là chìa khóa để đạt được kết quả có giá trị lớn”.
Cam kết là một biến quan trọng thể hiện mong muốn
duy trì mối quan hệ tốt với cửa hàng bán lẻ trong một
thời gian dài. Morgan và Hunt,21 định nghĩa cam kết
là “mong muốn duy trì mối quan hệ có giá trị”. Điều
này sẽ cho phép tăng cường và khuyến khích cửa hàng
bán lẻ và người tiêu dùng duy trì mối quan hệ miễn là
nó mang lại lợi ích cho cả hai bên. Soni và cộng sự, 22
đãminh chứng tác động tích cực giữa cam kết và lòng
trung thành của khách hàng. Bettencourt, 23 cam kết
có tác động tích cực đến lòng trung và khách hàng
càng sẵn sàng truyềnmiệng tích cực cho cửa hàng bán
lẻ.
Evanschitzky và cộng sự, 24; Wang và Zhanming, 25;
Heidt và cộng sự, 26; Marshall,27 chứng minh rằng
cam kết là một biến số quan trọng tác động đến lòng
trung thành. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết:
H1: Cam kết của người tiêu dùng tác động tích cực đến
lòng trung thành của người tiêu dùng
Đối xử ưu tiên
Người tiêu dùng đánh giá mối quan hệ của họ với các
cửa hàng bán lẻ theo khía cạnh kinh tế dựa trên chi phí
họ phải trả so với các sản phẩm cộng với bất kỳ sự gia
tăng nào dưới dạng lợi ích bổ sung. Lợi ích bổ sung có
thể ở dạng ưu đãi đặc biệt hoặc đối xử ưu tiên đối với
một nhóm người tiêu dùng28. De Wulf và cộng sự, 29
định nghĩa đối xử ưu tiên là: “sự chọn lọc người tiêu
dùng nhằm nâng cao nhận thức địa vị xã hội và/hoặc
các sản phẩm và dịch vụ bổ sung hoặc nâng cao và
vượt ra ngoài các giá trị tiêu chuẩn và thực hành dịch
vụ người tiêu dùng”. Gwinner và cộng sự, 30 đối xử ưu
tiên bao gồm hai thành phần: kinh tế và điều chỉnh
theo yêu cầu của người tiêu dùng. Theo Berry,31 đối
xử ưu tiên dựa trên điều chỉnh theo yêu cầu của người
tiêu dùng được xem là khó bắt chước bởi các đối thủ
cạnh tranh.
Khái niệm đối xử ưu tiên phù hợp với quan điểm tiếp
thị mối quan hệ vì nó thừa nhận địa vị đặc biệt của
809
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
người tiêu dùng32. Người tiêu dùng có nhiều khả
năng nhận biết được các ưu đãi về sản phẩm và dịch
vụ được điều chỉnh theo yêu cầu khi họ tham gia vào
các mối quan hệ với công ty 33. Đối xử ưu tiên sẽ bị
mất nếu mối quan hệ bị chấm dứt và nó đóng vai trò
như là rào cản dưới dạng chi phí chuyển đổi34. Trong
mối quan hệ trao đổi, khi người tiêu dùng nhận ra
sự đối xử ưu tiên từ cửa hàng sẽ tạo ra cảm giác biết
ơn và có khả năng có những hành vi tích cực với cửa
hàng35. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết:
H2: Đối xử ưu tiên từ cửa hàng tác động tích cực đến
lòng trung thành của người tiêu dùng
Chất lượng cảm nhận
Chất lượng cảm nhận được định nghĩa “sự đánh giá
của người tiêu dùng về một thực thể hay sự vượt trội
về dịch vụ”36. Chất lượng cảm nhận là kết quả từ việc
so sánh các kỳ vọng với nhận thức dịch vụ thực tế37.
Chất lượng cảm nhậnmang tính tích lũy và đồng thời
là cảm giác chủ quan của người tiêu dùng36,38.
Khi người tiêu dùng cảm nhận được dịch vụ của hàng
bán lẻ có chất lượng cao sẽ dẫn đến sự hài lòng và
lòng trung thành39. Các nghiên cứu của Chang &
Chieng, 40; Ho,41 chỉ ra rằng chất lượng cảm nhận tác
động tích cực đến ý định mua của người tiêu dùng.
Chất lượng cảm nhận chi phối lòng trung thành của
người tiêu dùng đối với các nhà bán lẻ42. Theo đề
xuất của Pappu và cộng sự, 43, chất lượng cảm nhận
tác động tích cực đến lòng trung thành thương hiệu.
Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:
H3: Chất lượng cảm nhận tác động tích cực đến lòng
trung thành của người tiêu dùng
Lòng biết ơn của người tiêu dùng
Lòng biết ơn đóng một vai trò quan trọng trong việc
xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ. Lòng biết ơn có hai
khía cạnh là tình cảm và hành vi trong đó, tình cảm
của lòng biết ơn là sự đánh giá cao vềmột lợi ích nhận
được(Palmatier và cộng sự, 35). Còn khía cạnh hành
vi là hành động mua hàng nhằm đáp lại lợi ích nhận
được từ nhà cung cấp dịch vụ 44.
Lòng biết ơn góp phần vàomối quan hệ qua lại lâu dài
và dẫn đếnmột hành động đối ứng44,45. Lòng biết ơn
của người tiêu dùng dẫn đến các hành vi đối ứng có
thể làm tăng chất lượng mối quan hệ lâu dài và có xu
hướng có lợi cho cửa hàng35. Vì lòng biết ơn đóng vai
trò là sự ủng hộ tích cực cho cửa hàng bán lẻ 46. Do
đó, thật hợp lý khi đưa ra giả thuyết rằng :
H4: Lòng biết ơn của người tiêu dùng tác động tích cực
đến lòng trung thành của người tiêu dùng
Từ kết quả của nghiên cứu định tính (chi tiết mục
3) và kết hợp với tổng quan lý thuyết về lòng trung
thành của khách hàng, các giả thuyết được sơ lược
theo Hình 2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về quy trình nghiên cứu
Bài viết kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện
thông qua thảo luận nhóm tập trung với một nhóm
15 người tiêu dùng có sử dụng các dịch vụ tại các cửa
hàng bán lẻ khu vực TP. Hồ Chí Minh tại phòng họp
của cục Thống Kê TP. Hồ Chí Minh (15 người tiêu
dùng được tác giả chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có
5 thành viên), thời gian thảo luận là 30 phút nhằm
khẳng định mô hình nghiên cứu và điều chỉnh các
biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Về điều chỉnh mô hình nghiên cứu: 15/15 người tiêu
dùng đều cho rằng lòng trung thành của người tiêu
dùng chịu tác động trực tiếp bởi cam kết của người
tiêu dùng, đối xử ưu tiên từ cửa hàng bán lẻ, chất
lượng cảm nhận của người tiêu dùng và lòng biết ơn
của người tiêu dùng.
Về điều chỉnh các biến quan sát: 24 biến quan sát dùng
để đo lường khái niệm nghiên cứu. Cụ thể: cam kết
của người tiêu dùng được đo lường bởi 6 biến quan
sát, đối xử ưu tiên từ cửa hàng bán lẻ được đo lường
bởi 4 biến quan sát, chất lượng cảm nhận của người
tiêu dùng được đo lường bởi 5 biến quan sát và lòng
biết ơn của người tiêu dùng được đo lường bởi 4 biến
quan sát, lòng trung thành của người tiêu dùng được
đo lường bởi 5 biến quan sát. Thang đo sử dụng trong
nghiên cứu là likert 5 điểm (1. Rất không đồng ý, 5.
Rất đồng ý).
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương
pháp phỏng vấn người tiêu dùng thông qua bảng khảo
sát có được từ nghiên cứuđịnh tính theo phươngpháp
chọn mẫu thuận tiện. Cuộc khảo sát được tiến hành
vào tháng 10/2019 và được thực hiện bởi Cục thống
kê TP. Hồ Chí Minh.
Về kỹ thuật xử lý dữ liệu
Các phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng trong
nghiên cứu là: kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Al-
pha, phương pháp phân tích nhân tố khámphá (EFA),
phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Sau đó, mô hình
cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để xác định
ảnh hưởng của từng nhân tố đến lòng trung thành của
người tiêu dùng.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
Kết quả thống kêmô tảmẫu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu với 465 quan sát do
Cục Thống Kê TP. Hồ Chí Minh cung cấp, trong
đó có 47,10% đáp viên là nam, 52,90% người là nữ.
810
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
Hình 2: Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất
Bảng 2: Kết quả thống kêmô tảmẫu nghiên cứu
Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tần suất %
Giới tính Nam 219 47,10
Nữ 246 52,90
Độ tuổi 19 đến 30 tuổi 182 39,14
30 đến 40 tuổi 209 44,95
> 40 tuổi 74 15,91
Thu nhập < 5 triệu đồng/tháng 181 38,92
5-10 triệu đồng/tháng 190 40,86
>10 triệu đồng/tháng 94 20,22
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019)
Đáp viên có độ tuổi từ 19 đến 30 tuổi chiếm 39,14%,
từ 30 đến 40 tuổi chiếm 44,95% và trên 40 tuổi là
15,91%. Phần lớn đáp viên là người trẻ nên có mức
thu nhập còn thấp, cụ thể trong các đáp viên tham gia
khảo sát thì có đến 38,92% có thu nhập dưới 5 triệu
đồng/tháng, 40,86% có mức thu nhập trung bình từ
5-10 triệu đồng/tháng và 20,22% có thu nhập từ 10
triệu đồng/tháng trở lên. Điều tra được thực hiện từ
giữa tháng 10/2019 đến tháng 11/2019. Kết quả thống
kê mô tả mẫu nghiên cứu được trình bày như Bảng 2.
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3 cho
thấy: 24 biến quan sát được sử dụng để đo lường 05
khái niệmnghiên cứu. Các biến quan sát Pref2, Perq2,
Perq4, Loy3 bị loại do hệ số hệ số Cronbach’s Alpha <
0,3; các biến quan sát còn lại đều thỏa mãn điều kiện
trong phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ
số Cronbach’s Alpha nên được sử dụng cho mục tiếp
theo (hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6, và tương quan
biến - tổng > 0,3, Nunnally & Burnstein47).
Kết quả EFA
Kết quả phân tích EFA được trình bày trong Bảng 4
và Bảng 5 cho thấy: các biến quan sát đều đạt yêu cầu
về giá trị. Cụ thể: EFA các nhân tố tác động đến lòng
trung thành của người tiêu dùng trích thành 04 nhân
tố tương ứng với các biến đo lường của 04 nhân tố
với tổng phương sai trích là 54,605% tại Eigenvalue là
1,055; EFA lòng trung thànhđược trích thành 01 nhân
tố với phương sai trích là 54,605 % tại Eigenvalue là
3,066.
Kết quả CFA
Kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp, và
phương sai trích
Bảng 6
811
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
Bảng 3: Kết quả phân tích độ tin cậy của các khái niệm nghiên cứu
Khái niệm Cronbach’s
Alpha
Nguồn
Cam kết 0,877 48
Com1: Tôi sẵn sàng đi xa hơn để đến với cửa hàng
Com2: Tôi mong muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cửa hàng
Com3: Tôi xem mối quan hệ với cửa hàng là mối quan hệ đối tác lâu dài
Com4: Tôi thấy được vinh dự là người tiêu dùng của cửa hàng này
Com5: Tôi sẽ không thay đổi sở thích mua sắm ở cửa hàng này dù bạn bè hay người
thân giới thiệu một cửa hàng khác
Com6: Tôi luôn đồng hành với cửa hàng này
Đối xử ưu tiên 0,857 48
Pref1: Tôi cảm thấy rằng cửa hàng đối xử với tôi tốt hơn so với hầu hết các khách hàng
khác
Pref3: Tôi cảm thấy rằng cửa hàng phục vụ tôi tốt hơn các khách hàng khác
Pref4: Tôi cảm thấy rằng cửa hàng dành cho tôi nhiều ưu đãi đặc biệt hơn các khách
hàng khác
Pref5: Tôi cảm thấy rằng cửa hàng tiếp đãi tôi ân cần hơn khách hàng khác
Chất lượng cảm nhận 0,835 49
Perq1: Cửa hàng luôn cung cấp cho tôi dịch vụ tuyệt vời nhất
Perq3: Tôi tin rằng chất lượng sản phẩm của cửa hàng là cao
Perq5: Cửa hàng cung cấp thông tin chính xác về chất lượng sản phẩm cho người tiêu
dùng
Perq6: Cửa hàng giữ đúng theo cam kết mà họ đã quảng cáo
Perq7: Cửa hàng quan tâm tốt nhất đến lợi ích của khách hàng
Lòng biết ơn 0,806 50
Gra1: Tôi cảm thấy biết ơn về những dịch vụ mà cửa hàng cung cấp cho tôi
Gra2: Tôi đánh giá cao cửa hàng
Gra3: Tôi rất cảm ơn lợi ích có được từ cửa hàng
Gra4: Cửa hàng có mang lại lợi ích quan trọng đối với tôi
Lòng Trung thành 0,834 51
Loy1: Tôi sẽ mua hàng ở cửa hàng này chứ không mua hàng ở cửa hàng khác
Loy2: Tôi có một ưu tiên mạnh mẽ cho cửa hàng này
Loy4: Tôi muốn giới thiệu cửa hàng này cho những người có nhu cầu mua sắm
Loy5: Miễn là chất lượng dịch vụ duy trì như hiện tại, tôi sẽ sử dụng lại dịch vụ của
cửa hàng
Loy6: Tôi cảm thấy muốn đến cửa hàng này thường xuyên vì cảm giác quen thuộc với
nó
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019)
812
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
Bảng 4: Kết quả efa các yếu tố tác động đến lòng trung thành
Biến quan sát Nhân tố
1 2 3 4
Com2 ,838
Com4 ,741
Com3 ,737
Com5 ,678
Com6 ,671
Com1 ,645
Perq6 ,779
Perq5 ,702
Perq7 ,681
Perq1 ,639
Perq3 ,633
Pref4 ,809
Pref5 ,803
Pref3 ,753
Pref1 ,694
Gra2 ,704
Gra3 ,643
Gra1 ,640
Gra4 ,639
Eigenvalue 7,619 1,929 1,568 1,055
Phương sai trích 37,705 8,045 5,789 3,066
Tổng phương sai trích 37,705 45,750 51,539 54,605
KMO ,929
Kiểm định Bartlet Chi2 4168,683
df 171
Sig. ,000
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019)
Bảng 6: Kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp, và phương sai trích
Khái niệm Ký hiệu Số biến quan sát Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trích
Cam kết com 6 0,878 0,546
Chất lượng cảm
nhận
perq 5 0,835 0,504
Đối xử ưu tiên pref 4 0,857 0,601
Lòng biết ơn gra 4 0,807 0,511
Lòng trung thành loy 5 0,836 0,505
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2019)
813
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
Bảng 5: Kết quả efa lòng trung thành
Biến quan sát Nhân tố
1
Loy2 ,767
Loy4 ,721
Loy5 ,717
Loy6 ,717
Loy1 ,623
Eigenvalue 3,013
Phương sai trích 50,499
Tổng phương sai trích 50,499
KMO ,810
Kiểm định Bartlet
Chi2 865,010
df 10
Sig. ,000
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019)
Kết quả kiểm định giá trị hội tụ, giá trị phân
biệt và tính đơn hướng của các khái niệm
nghiên cứu
Kết quả được trình bày như Hình 3 và Bảng 7 đối với
24 biến sau khi phân tích EFA cho kết quả như sau:
mô hình có giá trị Chi square = 541,068; df = 242; Chi
square/df = 2,236; p = 0,000 (< 0,05); CFI = 0,945; TLI
= 0,937 (đều> 0,9) đạt yêu cầu(Bentler, Bonett,52), Do
vậy, mô hình tới hạn đạt độ tương thích với dữ liệu thị
trường. Bên cạnh đó, các hệ số tương quan kèm với
sai lệch chuẩn đều khác với 1 (các khái niệm nghiên
cứu đạt giá trị phân biệt); sai số của các biến đo lường
không có tương quan với nhau, các trọng số (l i) đều
lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các biến
quan sát đều đạt được giá trị phân biệt, giá trị hội tụ
và tính đơn hướng.
Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết
nghiên cứu
Phân tích cấu trúc tuyến tính SEM cho kết quả p =
0,000 (< 0,05); Chi-square/df = 2,236 (<3)( 53); các giá
trị: TLI = 0,937; CFI = 0,945 (>0,9)( 54); RMSEA =
0,052 (< 0,08)( 53) mô hình phù hợp với dữ liệu thị
trường. Các ước lượng trong mô hình đạt độ tin cậy.
Các giả thuyết đều có ý nghĩa thống kê với mức tin
cậy 95%. Nghiên cứu cho thấy các thành phần: sự
cam kết của người tiêu dùng, đối xử ưu tiên của cửa
hàng và lòng biết ơn của người tiêu dùng, chất lượng
cảm nhận có ý nghĩa tác động đến lòng trung thành
của người tiêu dùng đối với cửa hàng bán lẻ (Hình 4
& Bảng 8).
THẢO LUẬN KẾT QUẢNGHIÊN CỨU
Kết quả ghi nhận lòng trung thành của người tiêu
dùng đối với cửa hàng bán lẻ chịu ảnh hưởng trực
tiếp của sự cam kết của người tiêu dùng (kết quả này
tương đồng với nghiên cứu của Evanschitzky và cộng
sự,24; Wang và Zhanming,25; Heidt và cộng sự, 26;
Marshall,27); đối xử ưu tiên của cửa hàng (kết quả
này tương đồng với nghiên cứu của Palmatier và cộng
sự35); chất lượng cảm nhận của người tiêu dùng(kết
quả này tương đồng với nghiên cứu của Pappu và cộng
sự43); lòng biết ơn của người tiêu dùng. Điều này có
ý nghĩa:
1. Khi có sự cam kết với cửa hàng bán lẻ ở mối
quan hệ, sự đồng hành và cảm giác được vinh dự
là khách hàng của cửa hàng thì người tiêu dùng
sẽ thể hiện lòng trung thành với cửa hàng bán lẻ
thông qua việc đặt ưu tiên cao và khả năng mua
hàng thường xuyên tại cửa hàng.
2. Khi có sự đối xử ưu tiên từ cửa hàng (ví dụ như
đối xử tốt hơn, ân cần hơn, dành nhiều ưu đãi
đặc biệt,) người tiêu dùng cũng gắn bó hơn
với cửa hàng vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ
vượt trội mà người tiêu dùng được nhận từ cửa
hàng từ đó người tiêu dùng sẽ chọn trung thành
với cửa hàng bán lẻ.
3. Khi chất lượng cảm nhận của người tiêu dùng
cao (dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, cung
cấp thông tin chính xác và cửa hàng quan tâm
đến lợi ích của khách hàng) thì người tiêu dùng
cũng có sự ưu tiên và thể hiện lòng trung thành
thông qua mong muốn mua hàng ở cửa hàng
nhiều lần.
4. Khi lòng biết ơn của người tiêu dùng đối với cửa
hàng bán lẻ cao(vì lợi ích thiết thực, dịch vụ mà
cửa hàng mang lại) người tiêu dùng cũng có xu
hướng thể hiện lòng trung thành với cửa hàng.
KẾT LUẬN VÀHÀMÝNGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã chứng minh lòng trung thành của
người tiêu dùng tại các cửa hàng bán lẻ khu vực TP.
Hồ Chí Minh chịu tác động trực tiếp bởi các nhân
tố như: cam kết của người tiêu dùng, đối xử ưu tiên
của cửa hàng, chất lượng cảm nhận và lòng biết ơn
của người tiêu dùng. Vì vậy, nhà quản trị phải lưu
ý những nhân tố này khi hoạch định và thực hiện
chiến lược marketing. Nghiên cứu của tác giả nhấn
mạnh vai trò của chất lượng dịch vụ từ cửa hàng bán
814
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
Hình 3: Kết quả kiểm định giátrị phân biệt, giá trị hội tụ và tính đơn hướnga
a(Nguồn: kết quả khảo sát, 2019)
815
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
Hình 4: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứua
a(Nguồn: kết quả khảo sát, 2019)
816
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
Bảng 7: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt
Hệ số ước lượng Sai số C.R. P
camket doixuuutien ,199 ,028 7,196 ***
camket bieton ,277 ,031 9,002 ***
doixuuutien bieton ,217 ,027 8,105 ***
camket clcamnhan ,265 ,031 8,472 ***
bieton clcamnhan ,264 ,030 8,854 ***
doixuuutien clcamnhan ,190 ,027 7,093 ***
camket longtrungthanh ,298 ,033 9,081 ***
longtrungthanh bieton ,245 ,028 8,695 ***
doixuuutien longtrungthanh ,200 ,026 7,684 ***
longtrungthanh clcamnhan ,239 ,029 8,307 ***
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2019)
Bảng 8: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Mối quan hệ Ước lượng
( chưa chuẩn
hoá)
Ước lượng
(chuẩn hoá)
Sai số C.R. P Kết luận
Longtrungthanh<-
clcamnhan
,150 ,155 ,062 2,416 ,016 Chấp nhận H1
Longtrungthanh<-camket ,453 ,468 ,063 7,179 *** Chấp nhận H2
Longtrungthanh<-bieton ,237 ,223 ,086 2,751 ,006 Chấp nhận H3
Longtrungthanh<-
doixuuutien
,117 ,131 ,043 2,694 ,007 Chấp nhận H4
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2019)
lẻ như cung cách phục vụ ân cần, chu đáo, các sản
phẩm được chọn lọc có chất lượng cao. Ngoài ra, việc
cung cấp thông tin chính xác, giữ đúng những camkết
theo đúng như quảng cáo hình thành nên ấn tượng tốt
trong tâm trí khách hàng. Trong nghiên cứu của Thọ
&Trang, 55 chất lượng cảm nhận được xem là nhân tố
quan trọng nhất tạo nên lòng trung thành của người
tiêu dùng. Từ kết quả nghiên cứu, các nhà quản lý của
các cửa hàng bán lẻ có thể thực hiện nhiều biện pháp
khác nhau để gia tăng lòng trung thành của người tiêu
dùng: (i) duy trì và liên tục nâng cao chất lượng phục
vụ thông qua công tác đào tạo cho các nhân viên kỹ
năng ứng xử, giao tiếp, xử lý tình huống, nhận biết
khách hàng quen thuộc, tạo cảm giác thân thiết với
khách hàng (ii) đa dạng hoá các sản phẩm cung cấp
cho khách hàng, đảm bảo chất lượng đồng đều, ổn
định, sàng lọc loại bỏ các sản phẩm có chất lượng kém
(iii) xây dựng chiến lược quảng cáo phải đi đôi với cam
kết thực hiện, có chính sách cung cấp thông tin chính
xác, trung thực (iv) xây dựng các chính sách ưu đãi
với các khách hàng quen thuộc như thẻ vàng, thẻ bạc,
chiết khấu giảm giá, ưu tiên thanh toán,
Nghiên cứu có một số hạn chế: Một là, lòng trung
thành của người tiêu dùng còn chịu tác động của
nhiều nhân tố khác. Các nghiên cứu tiếp theo cần đưa
vào xem xét bổ sung các nhân tố này đến lòng trung
thành của người tiêu dùng đối với các cửa hàng bán lẻ.
Hai là, nghiên cứu chỉ tập trung ở TP. Hồ Chí Minh
do đó tính tổng quát hoá của nghiên cứu còn khá hạn
chế. Các nghiên cứu tiếp theo cần triển khai ở nhiều
khu vực địa lý, nhiều thành phố lớn khác ở Việt nam
để bổ sung và khẳng định kết quả nghiên cứu. Ba là,
bài nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát với 465 người
tiêu dùng bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện qua
Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh nên chưa đại diện hết
cho đám đông nghiên cứu.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
TP: Thành phố
WTO: World Trade Organization - Tổ chức Thương
mại Thế giới
817
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
FTA: Free Trade Agreement - Hiệp địnhThương mại
tự do
AEC: ASEAN Economic Community - Cộng đồng kinh
tế ASEAN
ADSL: Asymmetric Digital Subscriber Line - Đường
dây thuê bao số bất đối xứng
TUYÊN BỐ XUNGĐỘT
Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột
lợi ích nào trong công bố bài báo
TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC
GIẢ
Bài nghiên cứu chỉ do một mình cá nhân Võ Duy
Minh thực hiện.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Richard JE, Zhang A. Corporate image, loyalty, and commit-
ment in the consumer travel industry. Journal of Marketing
Management. 2012;28(5-6):568–593. Available from: https:
//doi.org/10.1080/0267257X.2010.549195.
2. Hennig-Thurau T, Gwinner KP, Gremler DD. Understanding
relationshipmarketing outcomes: an integration of relational
benefits and relationship quality. Journal of service research.
2002;4(3):230–247. Available from: https://doi.org/10.1177/
1094670502004003006.
3. Kim KJ, Jeong IJ, Park JC, Park YJ, Kim CG, Kim TH. The impact
of network service performance on customer satisfaction and
loyalty: High-speed internet service case in Korea. Expert Sys-
tems with Applications. 2007;32(3):822–831. Available from:
https://doi.org/10.1016/j.eswa.2006.01.022.
4. Anderson RE, Srinivasan SS. E-satisfaction and e-loyalty:
A contingency framework. Psychology & marketing.
2003;20(2):123–138. Available from: https://doi.org/10.1002/
mar.10063.
5. Ganesh J, Arnold MJ, Reynolds KE. Understanding the cus-
tomer base of service providers: an examination of the dif-
ferences between switchers and stayers. Journal of market-
ing. 2000;64(3):65–87. Available from: https://doi.org/10.1509/
jmkg.64.3.65.18028.
6. Pels J, Grönroos C. Marketing as promise management: re-
gaining customer management for marketing. Journal of
Business & Industrial Marketing. 2009;Available from: https:
//doi.org/10.1108/08858620910966237.
7. Stewart J. The psychology of decision making. Decision mak-
ing: an integrated approach London: Pitman. 1994;.
8. Fishbein M, Ajzen I. Belief, attitude, intention, and behavior:
An introduction to theory and research;.
9. Jeddi S, Atefi Z, Jalali M, Poureisa A, Haghi H. Consumer be-
havior and consumer buying decision process. International
journal of business and behavioral sciences. 2013;3(5):20–23.
10. Ajzen I. The theory of planned behavior. Organizational
behavior and human decision processes. 1991;50(2):179–211.
Available from: https://doi.org/10.1016/0749-5978(91)90020-
T.
11. Hasan B. Exploring gender differences in online shopping at-
titude. Computers in Human Behavior. 2010;26(4):597–601.
Available from: https://doi.org/10.1016/j.chb.2009.12.012.
12. Bae S, Lee T. Gender differences in consumers’ perception
of online consumer reviews. Electronic Commerce Research.
2011;11(2):201–214. Available from: https://doi.org/10.1007/
s10660-010-9072-y.
13. Karunaratna AC, Kumara PA. Determinants of customer loy-
alty: A literature review. Journal of Customer Behaviour.
2018;17(1-2):49–73. Available from: https://doi.org/10.1362/
147539218X15333820725128.
14. Kandampully J, Zhang TC, Bilgihan A. Customer loyalty: a re-
view and future directions with a special focus on the hospi-
tality industry. International Journal of Contemporary Hos-
pitality Management. 2015;Available from: https://doi.org/10.
1108/IJCHM-03-2014-0151.
15. Pan Y, Sheng S, Xie FT. Antecedents of customer loyalty: An
empirical synthesis and reexamination. Journal of retailing
and consumer services. 2012;19(1):150–158. Available from:
https://doi.org/10.1016/j.jretconser.2011.11.004.
16. Pan Y, Zinkhan GM. Determinants of retail patronage: ameta-
analytical perspective. Journal of retailing. 2006;82(3):229–
243. Available from: https://doi.org/10.1016/j.jretai.2005.11.
008.
17. Trang NT. Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn, và lòng trung
thành của khách hàng siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí
Phát triển Khoa học và Công nghệ. 2006;9(10):57–70.
18. Giao HN, Ái TH. Tác động của chất lượng dịch vụ đến lòng
trung thành của kháchhàng sửdụngADSL tại TP. HồChíMinh.
OSF Preprints. 2020;Available from: https://doi.org/10.31219/
osf.io/ypxfm.
19. Hoa DTK, Trang NTQ, Hướng NV, Cường TH. PHÂN TÍCH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA
KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA HỆ THỐNG SIÊU
THỊ HAPROMARTHÀNỘI. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam. 2017;(8):1295.
20. Anh PC, Hà NT, Minh NH. Chất lượng dịch vụ và lòng trung
thành của khách hàng Nghiên cứu tình huống các cửa hàng
tiện ích tại Hà Nội;.
21. Morgan RM, Hunt SD. The commitment-trust theory of rela-
tionship marketing. Journal of marketing. 1994;58(3):20–38.
Available from: https://doi.org/10.1177/002224299405800302.
22. Soni PK, Wilson DT, O’Keefe M. Beyond customer satisfaction:
customer commitment. Institute for the Study of Business
Markets, Pennsylvania State University. 1996;.
23. Bettencourt LA. Customer voluntary performance: Cus-
tomers as partners in service delivery. Journal of retail-
ing. 1997;73(3):383. Available from: https://doi.org/10.1016/
S0022-4359(97)90024-5.
24. Evanschitzky H, Iyer GR, Plassmann H, Niessing J, Meffert H.
The relative strength of affective commitment in securing loy-
alty in service relationships. Journal of business research.
2006;59(12):1207–1213. Available from: https://doi.org/10.
1016/j.jbusres.2006.08.005.
25. Wang H, Hu Z. Online trust between inexperienced con-
sumers and experienced consumers: An empirical study.
In2009 Second International Conference on Future Informa-
tion Technology and Management Engineering 2009 Dec 13
(pp. 167-170). IEEE;Available from: https://doi.org/10.1109/
FITME.2009.47.
26. Heidt T, Der TV, Ponirin P. Modelling the Complexity of
Eloyalty: The Role of e-Value, Trust, e-Satisfaction and e-
Commitment;.
27. Marshall NW. Commitment, loyalty and customer lifetime
value: investigating the relationships among key determi-
nants. Journal of Business & Economics Research (JBER).
2010;8(8). Available from: https://doi.org/10.19030/jber.v8i8.
753.
28. Arbore A, Estes Z. Loyalty program structure and consumers’
perceptions of status: Feeling special in a grocery store?
Journal of Retailing and Consumer Services. 2013;20(5):439–
444. Available from: https://doi.org/10.1016/j.jretconser.2013.
03.002.
29. De WK, Odekerken-Schröder G, Iacobucci D. Investments in
consumer relationships: A cross-country and cross-industry
exploration. Journal of marketing. 2001;65(4):33–50. Avail-
able from: https://doi.org/10.1509/jmkg.65.4.33.18386.
30. Gwinner KP, Gremler DD, Bitner MJ. Relational benefits in ser-
vices industries: the customer’s perspective. Journal of the
academy ofmarketing science. 1998;26(2):101–114. Available
from: https://doi.org/10.1177/0092070398262002.
818
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):807-820
31. Berry LL. Relationshipmarketing of services-growing interest,
emerging perspectives. Journal of the Academy of marketing
science. 1995;23(4):236–245. Available from: https://doi.org/
10.1177/009207039502300402.
32. Czepiel JA. Service encounters and service relationships:
implications for research. Journal of business research.
1990;20(1):13–21. Available from: https://doi.org/10.1016/
0148-2963(90)90038-F.
33. Grönroos C, Ojasalo K. Service productivity: Towards a
conceptualization of the transformation of inputs into eco-
nomic results in services. Journal of Business research.
2004;57(4):414–423. Available from: https://doi.org/10.1016/
S0148-2963(02)00275-8.
34. Patterson PG, Smith T. A cross-cultural study of switching
barriers and propensity to stay with service providers. Jour-
nal of retailing. 2003;79(2):107–120. Available from: https:
//doi.org/10.1016/S0022-4359(03)00009-5.
35. Palmatier RW, Jarvis CB, Bechkoff JR, Kardes FR. The role
of customer gratitude in relationship marketing. Journal of
marketing. 2009;73(5):1–8. Available from: https://doi.org/10.
1509/jmkg.73.5.1.
36. Zeithaml VA. Consumer perceptions of price, quality, and
value: a means-end model and synthesis of evidence. Jour-
nal of marketing. 1988;52(3):2–2. Available from: https://doi.
org/10.2307/1251446.
37. Rowley J. Quality measurement in the public sector: Some
perspectives from the service quality literature. Total Quality
Management. 1998;9(2-3):321–333. Available from: https://
doi.org/10.1080/0954412989171.
38. Dodds WB, Monroe KB, Grewal D. Effects of price, brand, and
store information on buyers’ product evaluations. Journal
of marketing research. 1991;;28(3):307–319. Available from:
https://doi.org/10.1177/002224379102800305.
39. Juran JM, Godfrey AB. Juran’s quality handbook. 1999;.
40. Chang PL, ChiengMH. Building consumer-brand relationship:
A cross-cultural experiential view. Psychology & Marketing.
2006;23(11):927–959. Available from: https://doi.org/10.1002/
mar.20140.
41. Ho YC. A study of consumers’ purchase intentions toward re-
tail store brands in the food sector. Unpublished master the-
sis, Ming Chuan University, Taiwan. 2007;.
42. Davis-Sramek B, Droge C, Mentzer JT, Myers MB. Creating
commitment and loyalty behavior among retailers: what are
the roles of service quality and satisfaction? Journal of the
Academy of Marketing Science. 2009;37(4):440. Available
from: https://doi.org/10.1007/s11747-009-0148-y.
43. Pappu R, Quester PQ, Cooksey RW. Consumer-based brand
equity: improving the measurement-empirical evidence.
Journal of Product & Brand Management. 2005;Available
from: https://doi.org/10.1108/10610420510601012.
44. Bono G, Emmons RA, Mccullough ME. Gratitude in practice
and the practice of gratitude. Positive psychology in prac-
tice. 2004;p. 464–481. Available from: https://doi.org/10.1002/
9780470939338.ch29.
45. Bartlett MY, DeSteno D. Gratitude and prosocial behav-
ior: Helping when it costs you. Psychological science.
2006;17(4):319–325. PMID: 16623689. Available from: https:
//doi.org/10.1111/j.1467-9280.2006.01705.x.
46. Xia L, Kukar-Kinney M. Examining the penalty resolution pro-
cess: Building loyalty through gratitude and fairness. Jour-
nal of Service Research. 2013;16(4):518–532. Available from:
https://doi.org/10.1177/1094670513481109.
47. Nunnally JC, Bernstein IH. The theory of measurement error.
Psychometric theory. 1994;3:209–247.
48. Wulf K, Odekerken-Schröder G, Iacobucci D. Investments in
consumer relationships: A cross-country and cross-industry
exploration. Journal of marketing. 2001;65(4):33–50. Avail-
able from: https://doi.org/10.1509/jmkg.65.4.33.18386.
49. Aydin S, Özer G. The analysis of antecedents of customer loy-
alty in the Turkish mobile telecommunication market. Euro-
pean Journal of marketing. 2005;.
50. McCullough ME, Emmons RA, Tsang JA. The grateful dis-
position: A conceptual and empirical topography. Journal
of personality and social psychology. 2002;82(1):112. PMID:
11811629. Available from: https://doi.org/10.1037/0022-3514.
82.1.112.
51. Yi Y, Jeon H. Effects of loyalty programs on value perception,
program loyalty, and brand loyalty. Journal of the academy of
marketing science. 2003;31(3):229–40. Available from: https:
//doi.org/10.1177/0092070303031003002.
52. Bentler PM, Bonett DG. Significance tests and goodness of fit
in the analysis of covariance structures. Psychological bulletin.
1980;88(3):588. Available from: https://doi.org/10.1037/0033-
2909.88.3.588.
53. Kline RB. Principles and practice of structural equation mod-
eling. 3rd ed. New York: Guilford Publications. 2011;.
54. Chin WW, Todd PA. On the use, usefulness, and ease of use of
structural equation modeling in MIS research: a note of cau-
tion. MIS quarterly. 1995;:237(246). Available from: https:
//doi.org/10.2307/249690.
55. Thọ ND, Trang NT. Nghiên cứu các thành phần của giá trị
thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu
dùng tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ-MSB.
2002;p. 22–33.
819
Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 4(3):807-820
Open Access Full Text Article Research Article
Vietinbank, Vietnam
Correspondence
Vo DuyMinh, Vietinbank, Vietnam
Email: minh.vd@vietinbank.vn
History
Received: 18/12/2019
Accepted: 05/05/2020
Published: 29/7/2020
DOI : 10.32508/stdjelm.v4i3.655
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Factors affecting consumer loyalty at retail stores in Ho Chi Minh
City
Vo DuyMinh*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
The paper aims to analyze and quantify the factors affecting consumer loyalty to retail stores in
Ho Chi Minh City (HCMC) in the lens of the Theory of Reason Action (TRA). The paper uses a com-
bination of qualitative and quantitative research methods. The former was conducted through
focus group discussions with 15 consumers using services at retail stores in HCMC while the lat-
ter was conducted by a direct survey on 465 customers using the service of retail stores in HCMC.
The results show that (i) preferential treatment from retail stores, (ii) consumer commitment, (iii)
consumer gratitude, and (iv) perceived service quality affect consumer loyalty. The research has
limitations such as (i) consumer loyalty is influenced by many other factors. Therefore, it is nec-
essary to include additional determinants in future research (ii) the research is only conducted in
HCMC, and (iii) the sample size is relatively small with only 465 consumers.
Key words: Consumer loyalty, retail stores in Ho Chi Minh city, Theory of reason action-TRA
Cite this article : Minh V D. Factors affecting consumer loyalty at retail stores in Ho Chi Minh City.
Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(3):807-820.
820
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_cac_nhan_to_tac_dong_den_long_trung_thanh_cua_nguo.pdf