KẾT LUẬN Việc thực thi nhân quyền, mà cụ thể là quyền sống, là một vấn đề thời sự không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Mặc dù, đa số các nước đều thống nhất rằng quyền sống của cá nhân là thiêng liêng và cần được bảo vệ, nhưng quan điểm cụ thể và việc thực thi quyền này còn rất nhiều khác biệt giữa các quốc gia, bởi chúng ta có những nền tảng xã hội, tôn giáo và văn hóa khác biệt nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn nhận vai trò của Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan chức năng đã thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tích cực chưa trong việc phòng ngừa các rủi ro có thể ước đoán trong phạm vi và khả năng để bảo vệ tính mạng của cá nhân. Quy trình thụ lý vụ việc, điều tra và xét xử có hữu hiệu để người bị hại và gia đình nạn nhân được đền bù kịp thời. Để đảm bảo như vậy, thì chúng ta cần một cơ chế kiểm tra và giám sát độc lập để đánh giá khách quan việc thực thi trách nhiệm của các cơ quan nói trên. Bên cạnh đó, người dân cũng cần được hỗ trợ thông tin để nhận biết khi quyền sống của bản thân và người nhà đã và đang bị xâm phạm, quy trình khiếu nại tố cáo và tiến độ vụ việc được xử lý như thế nào.
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích một số phán quyết của tòa án nhân quyền châu Âu liên quan quyền sống và kiến nghị hoàn thiện cơ chế thực thi quyền này trong pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NAM
Nguyễn Xuân Quang1* và Nguyễn Xuân Lý2
1Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (Email: nxquang@hcmulaw.edu.vn)
2Công ty Phát triển Dược phẩm PPD Việt Nam
Ngày nhận: 15/11/2017
Ngày phản biện: 10/12/2017
Ngày duyệt đăng: 20/12/2017
TÓM TẮT
Quyền sống là quyền cơ bản nhất trong tất cả các quyền của con người, và cần được đảm
bảo trong một xã hội dân chủ. Việt Nam đã và đang thể chế hóa cụ thể quyền sống trong
luật. Việc tìm hiểu kinh nghiệm thực thi quyền này trên thế giới sẽ giúp những bài học hữu
ích cho Việt Nam. Chúng tôi chọn phân tích Công ước Nhân quyền châu Âu và một số phán
quyết của Tòa án Nhân quyền về quyền sống, vì Công ước này được xem là một công ước
Nhân quyền có tính thực thi cao, ràng buộc các nước thành viên thi hành các phán quyết
của Tòa án Nhân quyền. Qua phân tích, chúng tôi có một số kiến nghị chính về: quy định
cơ quan chức năng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tích cực để phòng tránh rủi ro gây
thiệt hại về người; quy định cụ thể cơ chế kiểm tra và giám sát độc lập để đánh giá khách
quan hoạt động của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án; xây dựng một hệ thống hỗ
trợ cho người dân giúp họ nhận biết khi quyền sống của bản thân và gia đình đã và đang bị
xâm phạm, và hỗ trợ hoàn thành quy trình khiếu nại tố cáo.
Từ khóa: Công ước Nhân quyền châu Âu, nghĩa vụ tích cực, pháp luật Việt Nam, Tòa án
nhân quyền châu Âu, thực thi, quyền sống.
Trích dẫn: Nguyễn Xuân Quang và Nguyễn Xuân Lý, 2017. Phân tích một số phán quyết của tòa án
nhân quyền châu Âu và kiến nghị hoàn thiện cơ chế thực thi quyền sống trong pháp luật
Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô.
02: 55-71.
*Tiến sĩ Nguyễn Xuân Quang, Phó Trưởng Khoa Luật Dân Sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
56
1. GIỚI THIỆU
Quyền sống là một quyền cơ bản nhất
trong tất cả các quyền của con người.
Vấn đề then chốt của một xã hội dân chủ
là quyền này cần được thực thi hữu hiệu
trong thực tế1. Việt Nam đã luôn quan
tâm và cam kết đảm bảo quyền con
người. Quyền sống lần đầu tiên được
quy định trong Hiến pháp 2013 (HP
20132) và được thể chế hóa trong Bộ luật
Dân sự 2015 (BLDS 20153). Bộ luật
Hình sự 2015 (BLHS 2015)4 cũng đã
xác định việc xâm phạm quyền sống là
tội phạm và bị xử lý hình sự. Có thể nói,
đây là một bước tiến quan trọng về nhận
thức và kỹ thuật lập pháp. Điều này
chứng minh rằng Việt Nam đã và đang
1 Vilnius, 3.V.2002, Protocol No. 13 to the
Convention for the Protection of Human Rights and
Fundamental Freedoms concerning the aboltion of
the death penalty in all circumstances, European
Convention on Human Rights, trang 52.
2Quốc hội, 2013. Hiến pháp Việt Nam 2013 ngày
28/11/2013, có hiệu lực từ 01/01/2014 (HP 2013).
Ngày truy cập 11/09/2017. Địa chỉ truy cập:
t/view_detail.aspx?itemid=28814
3Quốc hội, 2015. Luật số 91/2015/QH13. Bộ Luật
Dân Sự 2015 có hiệu lực từ 01/01/2017 (BLDS
2015). Truy cập ngày 11/09/2017. Địa chỉ truy cập:
u/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&docume
nt_id=183188
4Quốc hội, 2017. Nghị quyết 41/2017/QH14, Nghị
quyết về việc thi hành Bộ luật Hình sự (Số
100/2015/QH 13) đã dược sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi
hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số
101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình
sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giam, tạm
giữ số 94/2015/QH13. Ngày truy cập 11/09/2017.
Truy cập tại:
u/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&docume
nt_id=190230
thực hiện một chính sách tất cả vì con
người và hướng tới con người, đồng thời
qua việc luật hóa các quy định về quyền
sống Việt Nam đang thực hiện một cách
nghiêm túc, đầy đủ các cam kết quốc tế
về nhân quyền đối với Liên Hợp Quốc.
Đến nay, cả HP 2013 hay BLDS 2015
đều đã có hiệu lực, nhưng qua các kênh
truyền thông, chúng ta thấy tính mạng
con người quá mong manh. Liệu đây có
phải là thực trạng quyền sống bị đe dọa,
việc điều tra và xử lý cần được làm rõ
hơn5.
Công ước nhân quyền của châu Âu
đươc xem là một trong những công ước
nhân quyền có tính ràng buộc, vì các
phán quyết của Tòa án Nhân quyền được
đảm bảo thực thi bởi các nước thành
viên. Vì vậy, bài nghiên cứu này tìm
hiểu cơ chế thực thi quyền sống của
Công ước Nhân quyền và một số phán
quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu
cho các vụ việc liên quan đến quyền
sống của con người. Trên cơ sở đó, tìm
những biện pháp phù hợp có thể áp dụng
tại Việt Nam. Bài phân tích gồm các nội
5Mai Linh Giang, 2017. Nhà bị sập vì công trình
đang thi công, một người tử vong, đăng 20/04/2017
tại
cong-trinh-dang-thi-cong-mot-nguoi-tu-
vong_37510.html truy cập 24/06/2017
Cửu Long, 2017. Hai học sinh tử vong vì lún xuống
hố bơm cát công trình, đăng ngày 13/04/2017 tại
vong-vi-lun-xuong-ho-bom-cat-cong-trinh-
3569992.html, truy cập 25/08/2017
Huy Trường, 2017. Hai anhem ruột rơi hố công
trình, em chết, anh nguy kịch, đăng ngày 28/03/2017
tại
em-ruot-roi-ho-cong-trinh-em-chet-anh-nguy-kich-
c46a863692.html truy cập 25/08/2017
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
57
dung sau: 1-Tính ràng buộc trong thực
thi của Công ước nhân quyền châu Âu;
2-Diễn giải quy định về quyền sống theo
Công ước Nhân quyền châu Âu và một
số phán quyết Tòa án nhân quyền châu
Âu; 3- Cơ sở thực thi quyền sống tại
Việt Nam; và 4-Kiến nghị bổ sung cơ
chế đảm bảo thực quyền sống trong luật
Việt Nam.
2. NỘI DUNG
2.1. Tính ràng buộc trong thực thi
của Công ước Nhân quyền châu Âu
Ủy hội châu Âu (Council of Europe)
quyết định thông qua Công ước Nhân
quyền châu Âu như một cơ chế ràng
buộc các quy tắc của Tuyên bố phổ quát
(Universal Declaration of Human
Rights), do Tuyên bố phổ quát không có
tính ràng buộc các quốc gia thành viên
về mặt pháp lý. Vì thế, Công ước Nhân
quyền châu Âu ra đời và có hiệu lực sau
khi được phê duyệt bởi một số lượng các
nước thành viên cần thiết. Cho nên,
Công ước nhân quyền châu Âu đã có tác
dụng thực tế hơn Tuyên bố phổ quát và
các công ước khu vực khác bởi vì Công
ước này được thực thi bởi Tòa án Nhân
quyền châu Âu. Tòa án có quyền tuyên
việc bồi thường thiệt hại cho các nguyên
đơn, cũng như yêu cầu các quốc gia
thành viên cải cách pháp luật để duy trì
tư cách thành viên của Ủy hội khi bị
phát hiện vi phạm Công ước.6
6 Cristian Claudiu Teodorescu, 2010, The right to life
guaranteed by the European convention on human
rights and it’s exceptions, Petru Maior University of
Tîrgu Mureş, Faculty of Economics, Law
andAdministrative Sciences, Romania truy cập tại
Công ước Nhân quyền châu Âu có tên
đầu đủ là Công ước bảo vệ Nhân quyền
và các quyền tự do căn bản (Convention
for the Protection of Human Rights and
Fundamental Freedoms). Đây là một
hiệp ước quốc tế nhằm bảo vệ nhân
quyền và các quyền tự do căn bản ở
Châu Âu. Công ước được ký kết vào
ngày 04/11/1950, tại thủ đô Rome của Ý
bởi Ủy hội châu Âu, có hiệu lực từ
03/09/1953.
Bất cứ ai cảm thấy nhân quyền của
mình bị xâm phạm bởi các nước ký kết
Công ước đều có thể đưa vụ việc ra Tòa
án nói trên7. Các phán quyết về những vi
phạm nhân quyền buộc các nước liên
quan phải có nghĩa vụ thi hành. Ủy ban
Bộ trưởng của Ủy hội châu Âu giám sát
việc thực thi các phán quyết này, đặc
biệt để đảm bảo việc thanh toán cho
nguyên đơn số tiền bồi thường thiệt hại
mà họ đã phải chịu, do Tòa án Nhân
quyền quyết định.8 Việc lập một Tòa án
để bảo vệ các cá nhân khỏi bị vi phạm
nhân quyền là một đặc điểm mới cho
một công ước quốc tế về nhân quyền, vì
nó cho cá nhân vai trò tích cực trên
https://www.law.muni.cz/sborniky/dny_prava_2010/
files/prispevky/11_evropa/TEODORESCU_Cristian
%20Claudiu_(4344).pdf ngày 24/08/2017
7Europe Court of Human Rights, 2010. European
Convention on Human Rights. Truy cập ngày
24/08/2017. Truy cập tại:
G.pdf, trang 20. Điều 34 Công ước Nhân quyền châu
Âu (Article 34-Individual applications).
8Tham khảo tại Điều 19 Công ước nhân quyền châu
Âu (Article 19-Establishment of the Court),
European Court of Human Rights tại
G.pdf ngày 24/08/2017
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
58
trường quốc tế (theo truyền thống, chỉ
các quốc gia mới được coi là chủ thể
trong công pháp quốc tế). Có thể nói,
công ước này hiện là thỏa ước quốc tế về
nhân quyền duy nhất đưa ra việc bảo vệ
cá nhân ở mức độ cao bởi vì phán quyết
của Tòa nhân quyền được đảm bảo thực
thi bởi các quốc gia thành viên.9
Các vụ việc Tòa án Nhân quyền châu
Âu xử lý, bao gồm phán quyết và quyết
định của Hội đồng xét xử lớn (Grand
Chamber), Hội đồng xét xử (Chamber)
và Ủy ban (Committee), các phán quyết
của Phòng trọng tài, quyết định và Ủy
hội và Ủy ban, các ý kiến tư vấn, và tóm
lược pháp lý thông tin vụ việc, quyết
định và báo cáo của Ủy ban Nhân quyền
châu Âu, và giải pháp của Ủy ban bộ
trưởng có thể được truy cập tại HUDOC
database.10 Lưu ý, trên HUDOC
database chỉ tải các Quyết định của Ủy
ban từ tháng 04/2010 về sau. Tòa không
đưa các quyết định của các vụ một thẩm
phán xét xử trên hệ thống này và các
quyết định trước 1960 chỉ được lưu trữ
dạng hồ sơ giấy tại Tòa.
9Phạm Thị Hồng Đào, 2017. Bảo đảm quyền của
người bị buộc tội theo Điều 6 – Công ước châu Âu
về quyền con người, đăng ngày 01/02/2017, cổng
thông tin Bộ Tư pháp, tại
int.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuu
TraoDoi&ListId=75a8df79-a725-4fd5-9592-
517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-
4bd81e36adc9&ItemID=2089&SiteRootID=b71e67e
4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3 truy cập ngày
24/08/2017
10Đường dẫn HUDOC database tại
{%22documentcollecti
onid2%22:[%22GRANDCHAMBER%22,%22CHA
MBER%22]}
2.2. Diễn giải quy định về quyền
sống theo Công ước Nhân quyền châu
Âu và một số phán quyết Tòa án Nhân
quyền châu Âu
2.2.1. Diễn giải quy định về quyền
sống theo Công ước Nhân quyền châu
Âu
Điều 211 Công ước Nhân quyền châu
Âu quy định về quyền sống (right to
life). Theo đó, “quyền sống của mọi
người sẽ được pháp luật bảo vệ”. Tòa án
châu Âu về nhân quyền theo “nguyên
tắc cuộc sống thiêng liêng” (principle of
sanctity of life) được Công ước Nhân
quyền châu Âu bảo vệ.
Quyền này được liệt kê đầu tiên12
trong Công ước, do đây là quyền con
người cơ bản nhất trong các quyền của
con người, bởi vì nếu một người có thể
bị tước đoạt quyền sống, thì các quyền
con người khác sẽ chỉ là viễn vông. Bản
chất của quyền này là quyền không thể
bị tạm đình chỉ hay ngưng áp dụng (non-
11 Nguyên văn Điều 2 về quyền sống của Công ước
nhân quyền Châu Âu như sau:
Everyone’s right to life shall be protected by law. No
oneshall be deprived of his life intentionally save in
the execution of a sentence of a court following his
conviction of a crime for whichthis penalty is
provided by law.
Deprivation of life shall not be regarded as inflicted
incontravention of this Article when it results from
the use of forcewhich is no more than absolutely
necessary:
(a) in defence of any person from unlawful violence;
(b) in order to effect a lawful arrest or to prevent the
escapeof a person lawfully detained;
(c) in action lawfully taken for the purpose of
quelling a riotor insurrection.
12 Điều 1 của Công ước nhân quyền châu Âu về trách
nhiệm tôn trọng các quyền con người của các nước
tham gia ký kết công ước này.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
59
derogable), có nghĩa là quyền này không
thể bị chối bỏ ngay cả trong chiến tranh
hay trong những tình huống khẩn cấp đe
dọa vận mệnh quốc gia, mặc dù, trong
Công ước này sau đó cũng quy định rằng
tử vong do những hành động hợp pháp
trong chiến tranh không cấu thành vi
phạm quyền sống (tại Điều 15(2)13).
Điều 2 của Công ước này gồm hai
phần chính thể hiện bởi hai đoạn: đoạn 1
quy định trách nhiệm chung về bảo vệ
quyền sống bởi luật, và đoạn hai về việc
cấm tước đoạt mạng sống, được hạn chế
bởi các ngoại lệ được liệt kê.
Cấu trúc của Điều luật số 2 cũng
tương tự cấu trúc điều luật từ 8 đến 11
của Công ước này (Điều 8-Quyền được
tôn trọng cuộc sống cá nhân và gia đình,
Điều 9-Tự do tư tưởng, niềm tin lương
tâm và tôn giáo, Điều10-Tự do biểu đạt,
Điều 11-Tự do họp hội và lập nhóm). Ủy
hội châu Âu và Tòa án Nhân quyền sẽ
diễn giải các khái niệm và phân tích
cách kiểm traquy định quyền từ cấu trúc
các điều luật này. Việc này cũng rất
quan trọng trong ngữ cảnh của Điều 2,
mặc dù có những khác biệt về nội dung,
nhưng cấu trúc này nhấn mạnh quyền và
hạn chế các ngoại lệ. Theo quy định tại
Điều 2, bản thân quyền phải được pháp
luật bảo vệ. Cấu trúc điều luật giúp nhấn
mạnh rằng: các nước thành viên không
bắt buộc phải đưa Công ước này vào luật
13Nguyên văn Điều 15 của Công ước Nhân quyền,
Khoản 2 của Article 15-Derogation in time of
emergency: “No derogation from Article 2, except in
respect of deaths resulting from lawful acts of war,
or from Articles 3, 4 (paragraph 1) and 7 shall be
made under this provision.”
quốc nội, miễn là các nước thành viên
phải có luật quy định quyền sống, và
quyền phải được bảo hộ như được bảo
hộ tại Điều 2 của Công ước này.14
2.2.2. Một số phán quyết Tòa án
Nhân quyền châu Âu
Tòa ánNhân quyền châu Âu đã khẳng
định rằng “quyền sống là một thuộc tính
không thể xâm phạm”15. Vì vậy, đối với
trật tự pháp lý châu Âu, cuộc sống con
người là lợi ích của cộng đồng, chứ
không chỉ là lợi ích cá nhân. Đó là lý do
quyền sống được bảo vệ bởi luật hình sự
hơn là luật dân sự: mọi xâm phạm quyền
sống không chỉ vi phạm lợi ích cá nhân
của nạn nhân, mà còn thiệt hại lợi ích
chung của xã hội, kể cả trật tự xã hội.16
14 Douwe Korff, 2006.Human rights handbooks, No.
8, The right to life-a guide to the implementation of
Article 2 of the European Convention on Human
rights, Council of European, 2006, trang 6-7
15Grégor Puppinck, 2015.Written Contribution in
view of preparation by the Human Rights Committee
of the General Comment on Article 6 (Right to life)
of the International Covenant on Civil and Political
Rights, 12 June 2015, European Centre for Law &
Justice, trang 2. Truy cập 11/06/2017. Truy cập tại:
e804076442d956681ee1e5a58d07b27b.r59.cf2.rackc
dn.com/ECLJ%20Docs/ECLJ%20submission%20for
%20the%20General%20Comments%20on%20the%
20right%20to%20%20life.pdf
16Grégor Puppinck, 2015. Written Contribution in
view of preparation by the Human Rights Committee
of the General Comment on Article 6 (Right to life)
of the International Covenant on Civil and Political
Rights, 12 June 2015, European Centre for Law &
Justice, trang 2. Truy cập 11/06/2017. Truy cập tại:
e804076442d956681ee1e5a58d07b27b.r59.cf2.rackc
dn.com/ECLJ%20Docs/ECLJ%20submission%20for
%20the%20General%20Comments%20on%20the%
20right%20to%20%20life.pdf
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
60
Tham khảo vụ việc liên quan đến vấn
đề vi phạm hay không vi phạm Điều 2-
Quyền sống được công bố tại HUDOC
database, chúng tôi chọn hai vụ việc:
Berü v. Turkey và İlbeyi Kemaloğlu and
Meriye Kemaloğlu v.Turkey, vì các vụ
việc này khá rõ và tiêu biểu trong lý giải
vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản
lý trong vấn đề bảo vệ quyền sống.
Vụ Berü v. Turkey (mã hồ sơ
47304/07) về việc một bé gái bị một chú
chó cắn chết. Sau khi gia đình nạn nhân
nộp đơn kiện ở địa phương thì lập tức vụ
việc được tiến hành điều tra. Qua điều
tra cho thấy, chú chó này trước đó được
biết đã gây tổn thương nhiều người. Một
số người dân làng cho rằng chú chó này
của cảnh sát, nhưng phía cảnh sát khẳng
định đây là chó đi lạc và ở trong khu rác
của cảnh sát. Viên cảnh sát làm nhiệm
vụ trong ngày hôm đó cho biết ông thấy
chú chó tấn công nạn nhân nhưng ông đã
không nổ súng vì lo sợ gây tổn thương
cho cháu bé. Ông đã báo động cho đồng
nghiệp đến đuổi chó đi để cứu cháu bé.
Vì các đơn tố cáo chỉ huy cấp cao, cảnh
sát và Bộ Nội Vụ bị ngưng điều tra, nên
gia đình nạn nhân đã kiện lên Tòa án
Nhân quyền châu Âu và yêu cầu cảnh
sát chịu trách nhiệm về cái chết của con
gái mình.
Theo Điều 2 của Công ước thì cơ
quan có thẩm quyển có thể phải chịu
trách nhiệm trong vụ việc nếu họ biết
hoặc phải biết sự tồn tại của một nguy
cơ có thực và tức thì lên mạng sống của
một người và đã không thực hiện các
biện pháp hợp lý, cần thiết để tránh rủi
ro đó. Tòa án đã đánh giá vụ việc này
theo nguyên tắc vừa nêu, và nhận thấy
cáo buộc chú chó này thuộc về cảnh sát
và đơn vị cảnh sát này đã không ngăn
ngừa sự tấn công là không có bằng
chứng đáng tin cậy. Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ
trước đó đã thiết lập lại là các tình tiết –
cho thấy vụ việc liên quan đến các chú
chó đi lang thang – và vì vậy Tòa án
Nhân quyền đã dựa trên các phân tích
của mình đưa ra quyết định. Tòa xét
thấy,trước đó chú chó này đã tấn công
gây tử vong nhiều người (các nạn nhân
bị tấn công trước đó là người làng và
cảnh sát, ngoài ra, con chó này còn cắn
chết súc vật). Tuy nhiên, theo quan
điểm của Tòa án, các yếu tố này không
đủ để kết luận cơ quan có thẩm quyền có
“nghĩa vụ tích cực” thực thi các biện
pháp phòng tránh. Không có chứng cứ
trong hồ sơ rằng cơ quan quản lý đã biết
hoặc lẽ ra phải biết rằng có nguy cơ tức
thì đến tính mạng của bé gái này bởi vì
trong làng cũng có một số chó lang
thang khác. Vụ việc này xảy ra ngẫu
nhiên và ngoài trách nhiệm của cơ quan
có thẩm quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ việc này
được Tòa án Nhân quyền châu Âu quyết
định không vi phạm Điều 2-Quyền sống
của Công ước châu Âu về nhân quyền
nhưng phán quyết vi phạm Điều 6 khoản
1 (quyền được xét xử công bằng).17
Vụ İlbeyi Kemaloğlu and Meriye
Kemaloğlu v.Turkey (Mã hồ sơ
17Vụ việc được tham khảo tại HUDOC, tìm kiếm
theo mã hồ sơ:
{"fulltext":["47304/07"
],"documentcollectionid2":["GRANDCHAMBER","
CHAMBER"],"itemid":["001-102722"]}
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
61
19986/06)18 về một bé trai 7 tuổi bị chết
cóng trên đường từ trường về nhà. Nhà
trường đã cho nghỉ học sớm trong ngày
hôm đó vì bão tuyết. Xe đưa đón không
được thông báo việc nhà trường đóng
cửa sớm, nên đứa bé tự đi bộ về nhà và
chết cóng trên đường.
Trước khi kiện ra tòa Nhân quyền
châu Âu, gia đình nạn nhân đã kiện ra
tòa hành chính trong nước rằng chính
quyền thành phố này và Bộ Giáo dục đã
thất trách. Và kiện ra tòa hình sự rằng
ban quản lý trường đã không thực hiện
đầy đủ trách nhiệm khi để một đứa bé
bảy tuổi đi một mình trong cơn bão tuyết
lớn. Vì gia đình nạn nhân không đủ khả
năng đóng án phí hành chánh, dù họ đã
trình bày hoàn cảnh khó khăn xin được
hỗ trợ án phí, nên vụ kiện hành chính
không được xét xử. Án hình sự thì bị xét
xử kéo dài hơn 6 năm kể từ ngày tai nạn
xảy ra. Hai năm sau tai nạn, Tòa hình sự
địa phương cho rằng cái chết của nạn
nhân không phải do hành vi cố ý. Nhà
trường có đến 2,400 học sinh, ban giám
hiệu không thể nào kiểm soát được các
học sinh sẽ đi đâu sau giờ tan học, và
cũng không hợp lý khi cho rằng ban
giám hiệu xao lãng trách nhiệm. Theo
tòa hình sự của địa phương thì ban giám
hiệu trường không thể dự đoán được
rằng nạn nhân sẽ bị chết cóng trên
đường về nhà. Bốn năm tiếp theo (sáu
năm sau tai nạn), Tòa thượng thẩm (the
18 Vụ việc được tham khảo tại HUDOC database tìm
theo mã hồ sơ. Ngày truy cập 11/05/2017. Truy cập
tại
{"appno":["\"19986/06
\""],"documentcollectionid2":["GRANDCHAMBER
","CHAMBER"],"itemid":["001-110253"]}
Court of Cassation) hủy án của Tòa hình
sự địa phương vì sai sót trong quy trình
xét xử, chứ Tòa thượng thẩm không hề
xem xét lại tình tiết vụ án. Và năm tiếp
theo thì Tòa hình sự địa phương vẫn
tuyên y án mà họ đã phán quyết hồi 5
năm trước.
Tòa án Nhân quyền châu Âu khẳng
rằng cơ quan quản lý không thể có trách
nhiệm thực thi biện pháp phòng ngừa
cho mọi rủi ro, nhưng trong vụ này, ban
giám hiệu trường đã không quan tâm
thông báo đơn vị đưa đón của thành phố
rằng trường học đóng cửa sớm, nên cậu
bé đã tự đi bộ về nhà. Như vậy, ban
giám hiệu đã không thực hiện các biện
pháp có thể để phòng tránh rủi ro đến
tính mạng của các học sinh. Tòa án
Nhân quyền cũng cho rằng việc từ chối
yêu cầu trợ giúp pháp lý của nguyên đơn
(nguyên đơn nộp đơn xin Tòa hành
chính hỗ trợ án phí vì hoàn cảnh gia đình
khó khăn và bị tòa từ chối) đã khiến gia
đình nạn nhân không thể hoàn thành thủ
tục kiện lên tòa hành chính (đơn kiện
chính quyền thành phố và Bộ Giáo dục
thất trách).
Hơn nữa, Tòa án Nhân quyền cũng
cho rằng vụ án hình sự (kiện ban quản lý
trường thất trách) bị trì hoãn quá lâu -
khoảng sáu năm kể từ tai nạn ấy. Cho
đến khi được thụ lý lại, Tòa Thượng
thẩm đã không xem xét các tình tiết của
vụ án mà chỉ hủy bỏ phán quyết Tòa
hình sự địa phươngvì lỳ do lỗi quy trình
tố tụng (là thiếu chữ ký của thư ký tòa
trong một phiên điều trần sơ thẩm).
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
62
Trên cơ sở đó, Tòa án Nhân quyền
Châu Âu kết luận rằng tòa Thổ Nhĩ Kỳ
đã không chịu trách nhiệm về cái chết
của bé trai ấy và không cung cấp bồi
thường thích đáng cho cha mẹ bé là do
quá trình tố tụng kéo dài và không có sự
trợ giúp pháp lý phù hợp. Ban giám hiệu
đã không thể hiện sự cẩn trọng trong
việc bảo vệ quyền sống của đứa trẻ bảy
tuổi, nên đã vi phạm Điều 2 Công ước.
Từ hai vụ án được phân tích, có thể
thấy vai trò then chốt của Nhà nước nói
chung và các cơ quan chức năng trong
việc thực hiện đầy đủ biện pháp phòng
ngừa để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng
tính mạng người dân. Quy trình thụ lý,
điều tra, xét xử kịp thời và bồi thường
thỏa đáng cho nạn nhân và gia đình nạn
nhân cũng là một trách nhiệm của cơ
quan nhà nước trong đảm bảo quyền
sống.Sự tích cựcthực hiện trách nhiệm
trong giải quyết vụ án liên quan quyền
sống của cơ quan quản lý, điều tra và tòa
án là cơ sở xác định liệu quyền sống có
được thực thi hữu hiệu hay không tại
một quốc gia.
3. CƠ CHẾ THỰC THI QUYỀN
SỐNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM
3.1. Cơ sở pháp lý
Quyền sống là quy định mới trong HP
2013 so với các hiến pháp trước đó.
Điều này được công nhận là một quy
định mới hết sức tiến bộ khẳng định giá
trị nhân văn của bản Hiến pháp nói
chung cũng như sự xác lập quyền làm
chủ của nhân dân đối với xã hội, nhân
dân là chủ thể quyền lực tối cao19. Bên
cạnh đó, việc xác lập quyền sống cũng
khẳng định rằng Việt Nam luôn thực
hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ các
cam kết quốc tế về nhân quyền đối với
Liên Hợp Quốc, bởi vì, quyền sống đã
được khẳng định trước trong một số luật
quốc tế20. Quyền sống được quy định
19 Hồ Nguyễn Huân, 2016. Bàn về quyền “sống”
trong Hiến pháp năm 2013, Bộ Tư Pháp đăng
28/01/2016 tại
doi.aspx?ItemID=1916 ngày 22/06/2017
Và Lê Trang Hùng, 2015.Quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm
2013, Công an nhân dân online, đăng 2/03/2015, tại
va-nghia-vu-co-ban-cua-cong-dan-trong-Hien-phap-
nam-2013-345216/ ngày 24/06/2017
20 Các Công ước mà về quyền sống mà Việt Nam đã
ký kết như: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
năm 1948, Điều 3 quy định: “Mọi người đều có
quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”20
(United Nations, Universal Declaration of Human
Rights (1948), Điều 3: “Everyone has the right to
life, liberty and security of person.” Truy cập tại
_Translations/eng.pdf ngày 24/06/2017); tại Điều 6
của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
(ICCPR) 1966 tiếp tục khẳng định: “Mọi người đều
có quyền cố hữu là quyền được sống. Quyền này
phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước
quyền sống một cách tùy tiện”20 (Nguyên văn theo
ICCPR 1966 tại khoản 1 Điều 6: “Every human
being has the inherent right to life. This right shall be
protected by law. No one shall be arbitrarily
deprived of his life.” Tại tại
CCPR.aspx truy cập 26/6/2017). Bên cạnh đó, một
số công ước quốc tế khác về quyền con người cũng
đề cập đến quyền sống như: Công ước về ngăn ngừa
và trừng trị tội diệt chủng và Công ước về trấn áp và
trừng trị tội ác Apartheid, Công ước về quyền trẻ em
1989, Công ước về quyền của những người khuyết
tật năm 2006cũng đã được Việt Nam ký kết, theo
Hồng Nguyên, 2013. Báo điện tử Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (VGPNEWS),
Việt Nam tham gia hầu hết các Công ước về quyền
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
63
trong pháp luật Việt Nam xuất phát từ
những quy định của luật nhân quyền
quốc tế, quyền sống là tối cao (supreme
right) và luôn phải được áp dụng kể cả
trong trường hợp khẩn cấp của quốc gia
nhưng không phải là quyền tuyệt đối
(quyền tuyệt đối (absolute right) - tức là
quyền không thể bị tước đoạt trong mọi
hoàn cảnh)21,22.
con người, đăng ngày 05/11/2013 tại
gia-hau-het-cac-Cong-uoc-ve-quyen-con-
nguoi/184765.vgp truy cập 24/06/2017)
21Bởi vì Điều 6 ICCPR vẫn quy định hình phạt tử,
bởi hình phạt tử hình về bản chất là sự tước đi quyền
sống của một cá nhân, nhưng chỉ khi được áp dụng
một cách tùy tiện (arbitrarily) thì mới bị coi là vi
phạm luật nhân quyền quốc tế. Nghị định thư thứ
nhất bổ sung ICCPR về xoá bỏ hình phạt tử hình
(1989) cũng không phải là bắt buộc, mà chỉ là tùy
chọn (optional) với các quốc gia thành viên. Nói
cách khác, luật nhân quyền quốc tế không cấm các
quốc gia sử dụng án tử hình như là một hình phạt để
ngăn ngừa và trừng trị tội phạm, nhưng khuyến khích
hạn chế và bãi bỏ hình phạt khắc nghiệt đó. (United
Nations Human Rights-Office of the high
commissioner, International Covenant on Civil and
Political Rights (ICCPR) 1966, tại
CCPR.aspx truy cập 26/6/2017)
22Một số ví dụ như: quyền sống; quyền không bị tra
tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục; quyền
không bị bắt giữ làm nô lệ hay nô dịch; quyền không
bị bỏ tù chỉ vì lý do không hoàn thành nghĩa vụ theo
hợp đồng; quyền không bị áp dụng hồi tố trong tố
tụng hình sự; quyền được công nhận là thể nhân
trước pháp luật; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và
tôn giáo.
Các Điều 6, 7, 8, 11, 15, 16, 18 – Công ước quốc tế
về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Với quyền
tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, chỉ có khía
cạnh tự do suy nghĩ, tin theo tôn giáo, tín ngưỡng là
tuyệt đối; còn việc truyền bá tư tưởng, truyền bá hay
thực hành tín ngưỡng, tôn giáo vẫn có thể bị hạn chế
theo luật nhân quyền quốc tế.
Theo Vũ Công Giao, Lê Thị Thúy Hương, 2014.
Những điểm mới về quyền con người, quyền công
Điều 19HP 2013 quy định:"Mọi người
có quyền sống. Tính mạng con người
được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước
đoạt tính mạng trái luật". Quy định này
đã được khẳng định lần nữa trong BLDS
2015, bằng việc thừa nhậnquyền sống
bên cạnh quyền được bảo đảm an toàn
về tính mạng, sức khỏe, thân thể23. Đồng
thời nhấn mạnh rằng: “Không ai bị tước
đoạt tính mạng trái luật”. Đối chiếu với
Điều 2 Công ước Nhân quyền châu Âu
thì các quy định này tương đồng.
Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày
22/3/2014 về xây dựng pháp luật24 đã
định hướng, yêu cầu việc sửa đổi, bổ
sung BLHS phải hướng tới mục tiêu xây
dựng một BLHS có chất lượng và tính
khả thi cao, tạo sơ sở pháp lý để đấu
tranh hữu hiệu phòng, chống tội phạm,
bảo vệ quyền con người trên cơ sở HP
2013. Hành vi vi phạm quyền con người
đã được đưa vào khoản 1, Điều 8-Khái
niệm tội phạm trong BLHS 201525. Đây
dân trong Hiến pháp 2013 và việc thực thi trong Kỷ
yếu hội thảo “Hiến pháp 2013 và vấn dề đổi mới tố
tụng hình sự ở Việt Nam_Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Học viện khu vực IV, tại An Giang,
ngày 30-5-2014, trang 39
23 Điều 33 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Cá
nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về
tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về
sức khỏe”.
24Chính phủ, 2014. Số 22/NQ-CP, ngày 22/03/2014
Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề xây
dựng pháp luật tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày
10/7/2017. Truy cập tại:
u/hethongvanban?class_id=509&_page=1&mode=de
tail&document_id=172920
25 Khoản 1, Điều 8: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
64
là một quy định mới so với BLHS 1999
(số 15/1999/QH10, 21/12/1999)26. Điều
này thể hiện một bước tiến đáng kể và ý
thức vai trò của nhà nước trong việc xử
lý các vi phạm quyền con người nói
chung, quyền sống nói riêng nhằm đảm
bảo trật tự chung trong xã hội. Quan
điểm này cũng tương đồng với Ủy hội
châu Âu khi diễn giải quyền sống trong
Công ước Nhân quyền châu Âu theo
phân tích bên trên.
Quyền sống có nội hàm rộng, không
chỉ liên quan đến việc bảo vệ các cá
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định
của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” của Bộ Luật
hình sự (Số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm
2015) đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật
số 12/2017/QH14, sau đây gọi là Bộ luật Hình sự
2015 (BLHS 2015) có hiệu lực kể 01/01/2018 theo
Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/06/2017, Nghị
quyết về việc thi hành Bộ luật Hình sự số
100/2015/QH 13 đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi
hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13,
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số
99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số
94/2015/QH13.
26 Khoản 1, Điều 8 BLHS 1999 (Số 15/1999/QH10)
Khái niệm tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền,
lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa.
nhân khỏi bị tước đoạt tính mạng một
cách tùy tiện, mà còn gắn với những
điều kiện vật chất và xã hội bảo đảm cho
sự tồn tại và an ninh của con người27.
Nghiên cứu chế định về quyền sống
trong luật Việt Nam, nhiều học giả đồng
tình rằng không nên hiểu quyền này theo
nghĩa hẹp chỉ là sự toàn vẹn về tính
mạng mà quyền này bao gồm cả khía
cạnh nhằm đảm bảo sự tồn tại của con
người28,29,30, 31. Tức là, để bảo vệ quyền
sống đòi hỏi Nhà nước phải có những
biện pháp để đảm bảo quyền được sống
cuộc sống đáp ứng những nhu cầu cơ
bản nhất để tồn tại và phát triển.
3.2. Cơ chế thực thi quyền sống tại
Việt Nam
27 Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, 2015.Quyền sống
trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Quyền
sống và hình phạt tử hình, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội 2015, trang 43.
28 Hồ Nguyễn Huân, 2016.Bàn về quyền “sống”
trong Hiến pháp năm 2013, Bộ Tư Pháp đăng
28/01/2016 tại
doi.aspx?ItemID=1916 ngày 22/06/2017
29 Vũ Công Giao, 2015. Thực hiện quy định về quyền
sống trong Hiến pháp năm 2013, Tạp chí tổ chức nhà
nước, đăng 10/02/2015 tại
8412/Thuc_hien_quy_dinh_ve_quyen_song_trong_
Hien_phap_nam_2013 ngày 22/06/2017
30Tia sáng, 2014. Quyền sống: những vấn đề pháp lý
còn bỏ ngỏ, Báo Mới.com, ngày 06/10/2014, tại
phap-ly-con-bo-ngo/c/14977428.epi ngày
22/06/2017
31 Phan Thị Thu Hằng, 2016. Nhận thức về quyền
sống trong bản Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
năm 2013, Cổng thông tin Trường Chính trị Nghệ
An, đăng 31/05/2016 tại
=1206 ngày 22/06/2017
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
65
Hiện tại, nhóm tác giả chưa tìm thấy
vụ việc được xét xử trên thực tế liên
quan đến xâm phạm quyền sống ở Việt
Nam. Với các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện nay, xâm phạm quyền
sống có thể sẽ được xử lý tương tự vụ
việc xâm phạm tính mạng và sức khỏe
và nạn nhân được bồi thường thiệt hại
theo chế định bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã có
những quy định rõ ràng hơn, đặc biệt các
quy định về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, nhằm đảm bảo tốt hơn quyền
của người bị thiệt hại. Các tiến bộ này có
thể tóm lược như sau:
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do người gây ra, Khoản 1 Điều 584
BLDS 2015 quy định “người nào có
hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người
khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có quy định khác”. Như vậy, chỉ
cần tồn tại yếu tố có thiệt hại xảy ra trên
thực tế, có hành vi trái pháp luật xâm
phạm tới lợi ích hợp pháp của người
khác mà không thuộc trường hợp không
chịu trách nhiệm bồi thường và có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
luật và thiệt hại thực tế xảy ra thì đã làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, không cần xem xét người gây thiệt
hại có lỗi hay không có lỗi. Như vậy,
không cần phải chứng minh người gây
thiệt hại có “lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý”. Dù
yếu tố lỗi không còn là một trong các
căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
nhưng lỗi vẫn còn nguyên giá trị trong
việc xem xét mức độ thiệt hại được bồi
thường.32
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do tài sản gây ra, tại khoản 3 Điều
584, BLDS 2015 quy định chung về bồi
thường thiệt hại do mọi tài sản gây ra
“trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ
sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là “thiệt
hại thực tế phải được bồi thường toàn
bộ” theo khoản 1 Điều 585 BLDS 2015.
Việc bổ sung từ “thực tế” vào nguyên
tắc bồi thường so với BLDS 2005 để
tránh trường hợp một số Tòa án theo
hướng chỉ có những thiệt hại nào được
quy định mới được bồi thường (thiệt hại
không có quy định không được bồi
thường)33. Mức bồi thường thiệt hại
trong trường hợp các bên không đạt
được thỏa thuận cũng được quy định
theo hướng bảo vệ tốt hơn cho người bị
thiệt hại và mang tính răng đe với với
gây thiệt hại. Cụ thể, đối với sức khỏe bị
xâm phạm thì “không quá năm mươi lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
(khoản 2 Điều 590)34, đối với tính mạng
bị xâm phạm thì 35 “không quá một trăm
32 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới
của Bộ luật dân sự năm 2015, NXB Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam, 2016, trang 454.
33 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới
của Bộ luật dân sự năm 2015, NXB Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam, 2016, trang 459.
34 BLDS 2005 “mức tối đa không quá ba mươi tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định”-Điề u 6 0 9 .
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
35 BLDS 2005 “không quá sáu mươi tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định”- Điều 6 1 0 . Thiệt hại
do tính mạng bị xâm phạm
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
66
lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định” (khoản 2 Điều 591).
Mặc dù quy định về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của BLDS2015 đã
phần nào khắc phục khiếm khuyết của
bộ luật cũ, nhưng nếu chỉ dựa vào quy
trình xử lý hình sự như hiện nay và chế
định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
thì chưa đủ tính răn đe theo quan điểm
của chúng tôi. Bởi vì chúng ta nên
cóthêm cơ chế đảm bảo tỉ lệ vụ án được
thụ lý cao, quy trình điều tra-xét xử
nhanh chóng và hiệu quả, để hành vi vi
phạm quyền sống được xử ngay và thỏa
đáng, để nạn nhân và gia đình họ được
bồi thường kịp thời.
4. KIẾN NGHỊ BỔ SUNG CƠ CHẾ
ĐẢM BẢO THỰC THI QUYỀN
SỐNG TRONG LUẬT VIỆT NAM
Để quyền sống thật sự được bảo vệ
thì việc thực thi quyền sống phải được
đảm bảo. Cho nên, chúng ta cần bổ sung
một cơ chế quan trọng, đó chính là quy
định trách nhiệm của Nhà nước, cụ thể
là cơ quan quản lý trong việc thực thi
hiệu quả trách nhiệm của mình, nhằm
đảm bảo tốt nhất các biện pháp phòng
ngừa để bảo vệ sinh mạng con người. Vì
“mọi xâm phạm quyền sống không chỉ
vi phạm lợi ích cá nhân của nạn nhân,
mà còn thiệt hại lợi ích chung của xã
hội, kể cả trật tự xã hội”, nên cơ quan có
thẩm quyền phải có “nghĩa vụ tích cực”
thực thi các biện pháp phòng tránh.
“Nghĩa vụ tích cực” nên được diễn giải
theo cách không gây gánh nặng cho cơ
quan quản lý, vìhành vi của con người
trong xã hội là không thể đoán trước
được và việc lựa chọn cách thực hiện
của cơ quan chức năngsẽ theo các thứ tự
ưu tiên và khả năng nguồn lực của họ.
Theo đó, không thể đòi hỏi cơ quan quản
lý phải thực hiệc mọi biện pháp phòng
tránh cho mọi rủi ro trong cuộc sống
này. Để xác định khi nào phát sinh
“nghĩa vụ tích cực” thì cần dựa vào việc
nhà chức trách biết hoặc phải biết vào
thời điểm đó, về sự tồn tại một nguy cơ
có thực và ngay lập tức đối với cuộc
sống của một cá nhân được xác định.
Nếu các yếu tố này hiện hữu và nhà
chức trách không thực hiện các biện
pháp trong phạm vi quyền hạn của mình
một cách hợp lý, có thể tránh được rủi ro
đó, thì họ đã chưa thực hiện nghĩa vụ
tích cực.
Phân tích các vụ thiệt hại về người đã
được đưa tin trên mặt báo thời gian
qua36, chúng cần thêm các dữ liệu: cơ
quan quản lý về xây dựng đã thực hiện
nghĩa vụ của mình một cách tích cực
trong khâu kiểm tra cấp phép các công
trình xây dựng hay chưa, có sai sót trong
việc đảm bảo an toàn các khu vực đang
thi công hay không? Nếu các công trình
36Mai Linh Giang, 2017. Nhà bị sập vì công trình
đang thi công, một người tử vong, đăng 20/04/2017
tại
cong-trinh-dang-thi-cong-mot-nguoi-tu-
vong_37510.html truy cập 24/06/2017
Cửu Long, 2017. Hai học sinh tử vong vì lún xuống
hố bơm cát công trình, đăng ngày 13/04/2017 tại
vong-vi-lun-xuong-ho-bom-cat-cong-trinh-
3569992.html, truy cập 25/08/2017
Huy Trường, 2017. Hai anhem ruột rơi hố công
trình, em chết, anh nguy kịch, đăng ngày 28/03/2017
tại
em-ruot-roi-ho-cong-trinh-em-chet-anh-nguy-kich-
c46a863692.html truy cập 25/08/2017
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
67
gây thiệt hại về người này đã không
được quản lý chặt chẽ đúng quy định
dẫn đến thiệt hại về người, thì đây là
hành vixâm phạm quyền sống.
Cũng cần có một hệ thống tuyên
truyền và trợ giúp pháp lý quyền con
người nói chung và quyền sống nói
riêng. Hệ thống này nhằm giúp người
dân hiểu rõ khi nào quyền sống của
mình hay người thân của mình đã và
đang bị xâm phạm. Qua đó, hệ thống trợ
giúp pháp lý này cũng sẽ đắc lực cho cơ
quan chức năng trong việc thúc đẩy việc
xử lý vụ việc hiệu quả hơn, vì cung cấp
tư vấn đầy đủ về quyền, nghĩa vụ, quy
trình khiếu nại, tố cáo, ...cho đương sự.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Tòa án đóng một vai trò cực kỳ quan
trọng trong việc đảm bảo việc thực thi
quyền sống, vậy nên cần ràng buộc trách
nhiệm của các cơ quan này trong thực
thi quyền sống. Bởi chỉ có bản án
nghiêm minh được thực thi nhanh chóng
thì quyền mới thực sự là quyền khi nó bị
xâm phạm. Nếu cơ quan điều tra trì hoãn
việc điều tra thu thập chứng cứ, nếu Tòa
án kéo dài vụ xét xử thì cũng có thể xem
là cơ quan này chưa cẩn trọng đảm bảo
quyền sống của cá nhân, tức là chưa
hoàn thành nghĩa vụ tích cực bảo về
quyền sống của con người. Vì vậy, ngoài
quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan
này, các vụ việc cần được công khai tiến
độ, các phán quyết, quyết định của Tòa
án và các lý do trì hoãn trong điều tra,
xét xử.
Và cuối cùng, cần một tổ chức độc
lập để giám sát công việc thực thi quyền,
đánh giá tính hiệu quả của Tòa án trong
việc xét xử các vụ việc liên quan đến
xâm phạm quyền sống. Bởi vì Tòa án
hoạt động hiệu quả, thì quyền sống mới
được đảm bảo vụ việc được xử lý kịp
thời.
5. KẾT LUẬN
Việc thực thi nhân quyền, mà cụ thể
là quyền sống, là một vấn đề thời sự
không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế
giới. Mặc dù, đa số các nước đều thống
nhất rằng quyền sống của cá nhân là
thiêng liêng và cần được bảo vệ, nhưng
quan điểm cụ thể và việc thực thi quyền
này còn rất nhiều khác biệt giữa các
quốc gia, bởi chúng ta có những nền
tảng xã hội, tôn giáo và văn hóa khác
biệt nhau.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn
nhận vai trò của Nhà nước mà cụ thể là
các cơ quan chức năng đã thực hiện
nghĩa vụ của mình một cách tích cực
chưa trong việc phòng ngừa các rủi ro có
thể ước đoán trong phạm vi và khả năng
để bảo vệ tính mạng của cá nhân. Quy
trình thụ lý vụ việc, điều tra và xét xử có
hữu hiệu để người bị hại và gia đình nạn
nhân được đền bù kịp thời. Để đảm bảo
như vậy, thì chúng ta cần một cơ chế
kiểm tra và giám sát độc lập để đánh giá
khách quan việc thực thi trách nhiệm của
các cơ quan nói trên. Bên cạnh đó, người
dân cũng cần được hỗ trợ thông tin để
nhận biết khi quyền sống của bản thân
và người nhà đã và đang bị xâm phạm,
quy trình khiếu nại tố cáo và tiến độ vụ
việc được xử lý như thế nào.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản do cơ quan có thẩm
quyền ban hành
1. Chính phủ, 2014. Số 22/NQ-CP,
ngày 22/03/2014 Nghị quyết phiên họp
Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật
tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày
10/7/2017. Truy cập tại:
ortal/chinhphu/hethongvanban?class_id=
509&_page=1&mode=detail&document
_id=172920
2. Europe Court of Human Rights,
2010. European Convention on Human
Rights. Truy cập ngày 24/08/2017. Truy
cập tại:
Convention_ENG.pdf, trang 6, 10, 11,
20
3. Quốc hội, 2013. Hiến pháp Việt
Nam 2013 ngày 28/11/2013, có hiệu lực
từ 01/01/2014 (HP 2013). Ngày truy cập
11/09/2017. Địa chỉ truy cập:
20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=
28814
4. Quốc hội, 2015. Luật số
91/2015/QH13. Bộ Luật Dân Sự 2015 có
hiệu lực từ 01/01/2017 (BLDS 2015).
Truy cập ngày 11/09/2017. Địa chỉ truy
cập:
/portal/chinhphu/hethongvanban?classid
=1&mode=detail&document_id=18318
5. Quốc hội, 2017. Nghị quyết
41/2017/QH14, Nghị quyết về việc thi
hành Bộ luật Hình sự (Số 100/2015/QH
13) đã dược sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về
hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng
hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ
chức cơ quan điều tra hình sự số
99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giam,
tạm giữ số 94/2015/QH13. Ngày truy
cập 11/09/2017. Truy cập tại:
ortal/chinhphu/hethongvanban?class_id=
1&mode=detail&document_id=190230
6. United Nations Human Rights-
Office of the high commissioner,
International Covenant on Civil and
Political Rights (ICCPR) 1966. Truy cập
tại
ProfessionalInterest/Pages/CCPR.aspx.
Truy cập ngày 26/6/2017
7. United Nations, Universal
Declaration of Human Rights (1948),
Điều 3: “Everyone has the right to life,
liberty and security of person.” Truy cập
tại
Documents/UDHR_Translations/eng.pdf
. Truy cập ngày 24/06/2017
Sách, tạp chí, tài liệu hội thảo,
trích từ website
1. Cristian Claudiu Teodorescu,
2010, The right to life guaranteed by the
European convention on human rights
and it’s exceptions, Petru Maior
University of Tîrgu Mureş, Faculty of
Economics, Law andAdministrative
Sciences, Romania truy cập tại
https://www.law.muni.cz/sborniky/dny_
prava_2010/files/prispevky/11_evropa/T
EODORESCU_Cristian%20Claudiu_
(4344).pdf ngày 24/08/2017
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
69
2. Cửu Long, 2017. Hai học sinh tử
vong vì lún xuống hố bơm cát công
trình, đăng ngày 13/04/2017 tại
hoc-sinh-tu-vong-vi-lun-xuong-ho-bom-
cat-cong-trinh-3569992.html, truy cập
25/08/2017
3. Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, 2015.
Quyền sống trong luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam, Quyền sống và hình phạt
tử hình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
2015, trang 43.
4. Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học
những điểm mới của Bộ luật dân sự năm
2015, NXB Hồng Đức – Hội luật gia
Việt Nam, 2016, trang 454, 459
5. Douwe Korff, 2006. Human rights
handbooks, No. 8, The right to life-a
guide to the implementation of Article 2
of the European Convention on Human
rights, Council of European, 2006, trang
6-7
6. Grégor Puppinck, 2015. Written
Contribution in view of preparation by
the Human Rights Committee of the
General Comment on Article 6 (Right to
life) of the International Covenant on
Civil and Political Rights, 12 June 2015,
European Centre for Law & Justice,
trang 2. Truy cập 11/06/2017. Truy cập
tại:
e804076442d956681ee1e5a58d07b27b.r
59.cf2.rackcdn.com/ECLJ%20Docs/EC
LJ%20submission%20for%20the%20Ge
neral%20Comments%20on%20the%20r
ight%20to%20%20life.pdf
7. Hồ Nguyễn Huân, 2016. Bàn về
quyền “sống” trong Hiến pháp năm
2013, Bộ Tư Pháp đăng 28/01/2016 tại
-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1916 ngày
22/06/2017
8. Hồng Nguyên, 2013. Báo điện tử
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (VGPNEWS), Việt
Nam tham gia hầu hết các Công ước về
quyền con người, đăng ngày 05/11/2013
tại
ngoai/Viet-Nam-tham-gia-hau-het-cac-
Cong-uoc-ve-quyen-con-
nguoi/184765.vgp truy cập 24/06/2017
9. Huy Trường, 2017. Hai anhem
ruột rơi hố công trình, em chết, anh nguy
kịch, đăng ngày 28/03/2017 tại
ngay/2-anh-em-ruot-roi-ho-cong-trinh-
em-chet-anh-nguy-kich-
c46a863692.html truy cập 25/08/2017
10. Lê Trang Hùng, 2015. Quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân trong Hiến pháp năm 2013,
Công an nhân dân online, đăng
2/03/2015, tại
hoi/Quyen-con-nguoi-quyen-va-nghia-
vu-co-ban-cua-cong-dan-trong-Hien-
phap-nam-2013-345216/ ngày
24/06/2017
11. Mai Linh Giang, 2017. Nhà bị
sập vì công trình đang thi công, một
người tử vong, đăng 20/04/2017 tại
sap-vi-cong-trinh-dang-thi-cong-mot-
nguoi-tu-vong_37510.html truy cập
24/06/2017
12. Phạm Thị Hồng Đào, 2017. Bảo
đảm quyền của người bị buộc tội theo
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
70
Điều 6 – Công ước châu Âu về quyền
con người, đăng ngày 01/02/2017, cổng
thông tin Bộ Tư pháp, tại
ws/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/
tintuc/
Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8d
f79-a725-4fd5-9592-
517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-
439f-98e6-
4bd81e36adc9&ItemID=2089&SiteRoot
ID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-
64e9cb69ccf3 truy cập ngày 24/08/2017
13. Phan Thị Thu Hằng, 2016. Nhận
thức về quyền sống trong bản Hiến pháp
nước CHXHCN Việt Nam năm 2013,
Cổng thông tin Trường Chính trị Nghệ
An, đăng 31/05/2016 tại
px?NewsID=1206 ngày 22/06/2017
14. Tia sáng, 2014. Quyền sống:
những vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ, Báo
Mới.com, ngày 06/10/2014, tại
nhung-van-de-phap-ly-con-bo-
ngo/c/14977428.epi ngày 22/06/2017
15. Vilnius, 3.V.2002, Protocol No.
13 to the Convention for the Protection
of Human Rights and Fundamental
Freedoms concerning the aboltion of the
death penalty in all circumstances,
European Convention on Human Rights,
trang 52.
16. Vũ Công Giao, 2015. Thực hiện
quy định về quyền sống trong Hiến pháp
năm 2013, Tạp chí tổ chức nhà nước,
đăng 10/02/2015 tại
010070/0/18412/Thuc_hien_quy_dinh_v
e_quyen_song_trong_Hien_phap_nam_
2013 ngày 22/06/2017
17. Vũ Công Giao, Lê Thị Thúy
Hương, 2014. Những điểm mới về
quyền con người, quyền công dân trong
Hiến pháp 2013 và việc thực thi trong
Kỷ yếu hội thảo “Hiến pháp 2013 và vấn
dề đổi mới tố tụng hình sự ở Việt
Nam_Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Học viện khu vực IV, tại An
Giang, ngày 30-5-2014, trang 39
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017
71
ANALYSIS OF THE EUROPEAN COURT OF HUMAN RIGHTS’
JUDGES RELATING RIGHT TO LIFE AND SUGGESTIONS FOR
ADDITIONAL MECHANISM IN VIETNAMESE LAW
Nguyen Xuan Quang1 and Nguyen Xuan Ly2
1Ho Chi Minh University of Law (Email: nxquang@hcmulaw.edu.vn)
2PPD Pharmaceutical Development Vietnam Company Limited
ABSTRACT
Right to life is the most fundamental human right, should be protected in a democratic
society. Vietnam has been institutionalized the right to life in its laws. Learning experience
how the right has been implemented in the world will provide us with helpful lessons. We
analyzed the European Convention on Human Rights and the Court of Human Rights’s
judges relating to right to life, because it is considered a highly enforceable convention of
human rights due to binding on its member countries. We would therefore recommend that
we should have additional regulations on authority’s responsibilities to fulfil the positive
obligation to save human life; an independent body to oversight and assess performance by
investigating body, procuracy and court; a support system to help people to recognize their
and family member’s right to life has been violated as well as to support them to complete
appeal and complaint processes.
Key words: Implementation, positive obligation, right to life, the Europe Convention on
Human Rights, the Eroupean Court of Human rights.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_mot_so_phan_quyet_cua_toa_an_nhan_quyen_chau_au_li.pdf