Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội thời kỳ 2002 - 2004

MỤC LỤC THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI I. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Doanh nghiệp và môi trường hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1. Khái niệm doanh nghiệp 1.2. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp 2. Tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 2.1. Khái niệm tài chính 2.2. Tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường II. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TK 1. Chỉ tiêu thống kê và hệ thống chỉ tiêu thống kê 1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê 2. Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về tình hình tài chính của doanh nghiệp 3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành (hiện có) về tình hình hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng HN. 3.1. Chỉ tiêu về quy mô vốn sản xuất 3.2. Chỉ tiêu về cấu thành và kết cấu vốn 3.3. Chỉ tiêu về tình hình trang bị vốn cố định cho lao động 3.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn III. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 1. Đặc điểm và yêu cầu của phân tích thống kê. 2. Vấn đề cơ bản của phân tích thống kê 3. Nhiệm vụ của phân tích thống kê II. CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 1. Nguyên tắc chọn phương pháp 2. Các phương pháp thống kê hiện dùng để phân tích tình hình hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội. 3. Chọn phương pháp phân tích thống kê tình hình hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội. 4. Đặc điểm vận dụng của các phương pháp 5. Kiến nghị về phương pháp phân tích tình hình hoạt động tài chính tại doanh nghiệp 5.1. Phương pháp phân tổ 5.2. Phương pháp bảng thống kê 5.3. Phương pháp dãy số biến động theo thời gian 5.4. Phương pháp chỉ số 5.5. Phương pháp đồ thị CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI THỜI KỲ TỪ 2002 ĐẾN 2004 I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CTY 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 3. Đặc điểm hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh. II. LỰA CHỌN CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 1. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 2. Các phương pháp phân tích dùng để phân tích tình hình hoạt động III. VẬN DỤNG TÍNH CÁC CHỈ TIÊU ĐÃ CHỌN 1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu IV. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH 1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 2. Phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần lắp máy 2. Định hướng chiến lược phát triển sản xuất của doanh nghiệp trong thời gian tới 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng. KẾT LUẬN

doc77 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội thời kỳ 2002 - 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71%. Sở dĩ năm 2003 hệ số tăng cao bởi vì tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng tài sản đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. d. Phân tích sự biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh bình quân Doanh thu thuần là một trong các chỉ tiêu quan trọng, phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều nhân tố tác động đến doanh thu, trong phạm vi bài này chỉ nghiên cứu sự tác động của vốn cố định. Từ công thức (4): Htv = Ta có: D = Htv x Ta có hệ thống chỉ số: Về tương đối: ID = = = x Về tuyệt đối: ∆D = D1 – D0 = (Htv1 – Htv0) + ( - ). Htv0 , : Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Htv1 , Htv0 : Hiệu suất sử dụng VKD kỳ nghiên cứu và kỳ gốc D1 , D0 : Doanh thu thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.1.d: Biến động của doanh thu do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 Chỉ tiêu Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Biến động của DT thuần (D) 148,5 53 416 123,3 38 184 + Do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng VKD (Htv) 134,1 41 475 106,1 11636 + Do ảnh hưởng của VKD bình quân () 110,7 11 941 116,2 26 548 Qua bảng 2.2.d ta thấy: Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2003 so năm 2002 về tương đối tăng 48,5% (hay tăng 53416 triệu đồng), năm 2004 so năm 2003: tăng 23,3% (hay tăng 38184 triệu đồng)là do ảnh hưởng: - Do hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 tăng 34,1% (hay tăng 41475 triệu đồng); năm, 2004 so năm 2003: tăng 6,1% (hay tăng 11636 triệu đồng). - Do vốn cố định bình quân năm 2003 so năm 2002 tăng 10,7% (hay tăng 11941 triệu đồng); năm 2004 so năm 2003: tăng 16,2% (hay tăng 26548 triệu đồng). Năm 2003: nguyên nhân chính đẩy nhanh tốc độ tăng doanh thu là hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (chiếm 77,7% giá trị tăng so năm 2002 của doanh thu). Năm 2004: nguyên nhân chính đẩy nhanh tốc độ tăng doanh thu là tăng vốn kinh doanh (chiếm 69,5% giá trị tăng so năm 2003 của doanh thu). Như vậy, việc sử dụng vốn của doanh nghiệp không ổn định, muốn tăng sản xuất lại phải dựa quá nhiều vào vốn, mà không khai thác được các nguồn lực khác. e. Phân tích sự biến động lợi nhuận thuần do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn kinh doanh bình quân Lợi nhuận thuần là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của sản xuất kinh doanh. nó cho biết sau một chu kỳ doanh nghiệp thu được tổng lãi là bao nhiêu. Xét 2 nhân tố tác động đến sự biến động của lợi nhuận thuần. Từ công thức (6): Rtv = Ta có: M = Rtv x Ta có hệ thống chỉ số: Về tương đối: IM = = = x Về tuyệt đối: ∆M = M1 – M0 = (Rtv1 – Rtv0) + ( - ). Rtv0 , : Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Rtv1 , Rtv0 : Mức doanh lợi kỳ nghiên cứu và kỳ gốc M1 , M0 : Lợi nhuận thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.1.e: Biến động lợi nhuận thuần do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn kinh doanh Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 CHỈ TIÊU Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Biến động của LN thuần (M) 250,6 1 775 96,21 -112 + Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên VKD (Rtv) 227,5 1 659 82,6 -598 + Do ảnh hưởng của VKD bình quân () 110,7 116 116,2 486 Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp năm 2003 so năm 2002 tăng 1,5 lần, tăng về số tuyệt đối là 1775 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 giảm 3,8%, làm giảm 112 triệu đồng. Là do 2 nhân tố: - Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn kinh doanh năm 2004 giảm 17,4% so năm 2003, làm giảm 598 triệu đồng (năm 2003 tăng 1,3 lần làm tăng 1659 triệu đồng, chiếm 93,5% giá trị tăng) - Do ảnh hưởng của vốn kinh doanh bình quân năm 2003 tăng 10,7% so năm 2002 (tăng về giá trị là 116 triệu đồng); năm 2004 tăng 16,2% so năm 2003, tăng về giá trị 486 triệu đồng. Như vậy nhân tố làm giảm lợi nhuận của năm 2004 so năm 2003 là do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn. g. Phân tích biến động mức doanh lợi trên vốn kinh doanh do ảnh hưởng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và mức doanh lợi trên doanh thu thuần. Mức doanh lợi tăng hay giảm sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng hay giảm. Các nhân tố tác động đến mức doanh lợi đó là: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và mức doanh lợi trên doanh thu thuần. Ta có công thức: = x M : Lợi nhuận thuần D : Doanh thu thuần : Vốn kinh doanh bình quân Ta có công thức: Rtv = Rd x Htv Rtv : Mức doanh lợi trên vốn Rd : Mức doanh lợi trên doanh thu Htv : Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh Ta có hệ thống chỉ số: Về tương đối: IRtv = = = x Về tuyệt đối: ∆Rtv = Rtv1 – Rtv0 = (Rd1 – Rd0) Htv1 + (Htv1 – Htv0). Rd0 , : Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Rtv1 , Rtv0 : Mức doanh lợi kỳ nghiên cứu và kỳ gốc M1 , M0 : Lợi nhuận thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Htv1 , Htv0 : Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.1.g: Biến động của mức doanh lợi trên vốn kinh doanh do ảnh hưởng hiệu suất sử dụng VKD và mức doanh lợi trên doanh thu Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 CHỈ TIÊU Số tương đối (%) Số tuyệt đối (%) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (%) Biến động của mức doanh lợi trên vốn kinh doanh (Rtv) 227,5 1,16 82,6 -0,35 + Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên doanh thu (Rd) 169,2 0,84 77,9 -0,48 + Do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng VKD () 134,1 0,32 106,1 0,13 Qua bảng trên ta thấy mức doanh lợi trên vốn kinh doanh có xu hướng giảm dần, năm 2004 chỉ bằng 82,6% so năm 2003; trong khi đó năm 2003 tăng 1,3 lần so năm 2002. Dãy số liệu trên thể hiện phần nào tình hình tài chính của doanh nghiệp không ổn định. Ta đi tìm nguyên nhân thông qua các nhân tố sau: - Do mức doanh lợi trên doanh thu có xu hướng giảm dần (năm 2004 so năm 2003 giảm 22,1% làm giảm số tuyệt đối là 0,48%). Năm 2003 tăng 69,2% làm tăng số tuyệt đối 0,84%. - Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh vẫn giữ được tốc độ tăng, nhưng không cao và có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2003 tăng 34,1% (hay tăng 0,32%), thì năm 2004 chỉ tăng 6,1% (hay tăng 0,13%). Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2002-2004, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không ổn định, năm cao năm thấp, chưa khai thác hết khả năng vốn có của doanh nghiệp. Để phân tích sâu hơn nữa, ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu của vốn bộ phận: 2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp Vốn cố định được sử dụng tốt, sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh, là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ta xem xét các chỉ tiêu sau: a. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ảnh một đơn vị vốn cố định bình quân đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn cố định càng tăng thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại. Bảng 2.2.2.a: Hiệu suất sử dụng vốn cố định từ 2002 - 2004 Chỉ tiêu Đ.V.T Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Doanh thu thuần (D) Tr. đồng 110 151 163 567 201 751 2. Vốn cố định bq() Tr. đồng 12 040 11971 13677 3. Hiệu suất sử dụng VCĐ (Hc) Lần 9,1 13,7 14,8 4. Tốc độ phát triển liên hoàn hiệu suất sử dụng VCĐ % - 150,6 108,0 5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn hiệu suất sử dụng VCĐ Lần - 4,6 1,08 Vốn cố định được trang bị bình quân cho 1 lao động ngày càng tăng (năm 2002: 4,14 triệu; năm 2003: 4,06 triệu; năm 2004: 4,4 triệu) điều này thể hiện doanh nghiệp đã quan tâm đến người lao động, thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới, nhằm tăng năng suất lao động. Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng nhanh trong năm 2003 (tăng 50,6%) nhưng tốc độ tăng giảm dần ở năm 2004 (tăng 8%), nhưng nhìn chung với một đồng vốn cố định đã tạo ra được 1 đồng doanh thu ở các năm 2002 là 9,1; năm 2003 là 13,7; năm 2004 là 14,8 đã mang lại hiệu quả cho sản xuất của doanh nghiệp. b. Mức doanh lợi trên vốn cố định Mức doanh lợi trên vố cố định cho biết một đơn vị vốn cố định bình quân đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. Bảng 2.2.2.b: Mức doanh lợi trên vốn cố định từ 2002 - 2004 Chỉ tiêu Đ.V.T Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Lợi nhuận thuần (M) Tr. đồng 1 179 2 954 2 842 2. Vốn cố định bq() Tr. đồng 12 040 11971 13677 3. Mức doanh lợi trên VCĐ (Rc) Lần 9,8 24,7 20,8 4. Tốc độ phát triển liên hoàn mức doanh lợi trên VCĐ % - 252,0 84,2 5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn mức doanh lợi trên VCĐ Lần - 14,9 -3,9 Mức doanh lợi trên vốn cố định có xu hướng giảm dần, năm 2004 chỉ bằng 84,2% so năm 2003; chi phí cao đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp cần đi sâu phân tích về chi phí để có thể biết được những khoản chi phí nào tăng bất hợp lý để có hướng điều chỉnh kịp thời. c. Phân tích biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn cố định bình quân Để nghiên cứu những nhân tố tác động đến sự biến động của doanh thu thuần, ta xét đến nhân tố hiệu suất sử dụng vốn cố định . Từ công thức (11): Hc = Ta có: D = Hc x Ta có hệ thống chỉ số: Về tương đối: ID = = = x Về tuyệt đối: ∆D = D1 – D0 = (Hc1 – Hc0) + ( - ). Hc0 , : Vốn cố định bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Hc1 , Hc0 : Hiệu suất sử dụng vốn cố định kỳ nghiên cứu và kỳ gốc D1 , D0 : Doanh thu thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.2.c: Biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn cố định bình quân Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 CHỈ TIÊU Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Biến động của doanh thu (D) 148,5 53 416 123,3 38 184 + Do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng VCĐ (Hc) 150,6 52 788 108,0 15 045 + Do ảnh hưởng của vốn cố định bình quân () 99,43 -628 114,25 23 139 Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2003 so năm 2002 tăng 48,5% (tăng 53416 triệu đồng); năm 2004 so năm 2003 tăng 23,3% (tăng 38184 triệu đồng), là do: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2003 so năm 2002 tăng 50,6% tăng về giá trị 52788 triệu đồng; tương tư như vậy năm 2004 tăng 8%, tăng về giá trị 15045 triệu đồng. - Vốn cố định bình quân năm 2003 so năm 2002 giảm 0,5% làm giảm giá trị là 628 triệu đồng; năm 2004 tăng 14,3% làm tăng giá trị 23139 triệu đồng. Như vậy, qua các năm nhân tố làm tăng doanh thu chủ yếu do sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cố định. d. Phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của mức doanh lợi Từ công thức (12): Rc = Ta có: M = Rc x Về tương đối: IM = = = x Về tuyệt đối: ∆M = M1 – M0 = (Rc1 – Rc0) + ( - ). Rc0 , : Vốn cố định bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Rc1 , Rc0 : Mức doanh lợi vốn cố định kỳ nghiên cứu và kỳ gốc M1 , M0 : Lợi nhuận thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.2.d: Biến động của lợi nhuận thuần do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn cố định Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 CHỈ TIÊU Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Biến động của lợi nhuận (M) 250,6 1775 96,2 -112 + Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên VCĐ (Rc) 252 1784 84,2 -533 + Do ảnh hưởng của vốn cố định bình quân () 99,43 -9 114,25 421 Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp năm 2003 so năm 2002 tăng 50,6% hay tăng 1775 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 giảm 3,8% hay giảm 112 triệu đồng, là do: - Ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn năm 2003 so năm 2002 tăng 52% (tăng 1784 triệu đồng); năm 2004 giảm 15,8% đã làm giảm lợi nhuận 533 triệu đồng. - Ảnh hưởng của vốn cố định bình quân năm 2003 so năm 2002 giảm 0,57% đã làm giảm 7 triệu đồng; năm 2004 tăng 14,3% đã làm tăng lợi nhuận 421 triệu đồng. 2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động bình quân từ 2002 đến 2004 Vốn lưu động của doanh nghiệp chiếm trên 91% tổng vốn. Vì vậy việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết. a. Cơ cấu tài sản lưu động Bảng 2.2.3.a: Cơ cấu tài sản lưu động Đơn vị tính: triệu đồng,% Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Cơ cấu 02 (%) Cơ cấu 03 (%) Cơ cấu 04 (%) Tổng số TSLĐ cuối kỳ 127 693 134 404 170 689 100 100 100 1. Tiền 1 463 926 3 601 1,1 0,7 2,1 2. Các khoản phải thu 91 022 107 565 148 219 71,3 80,0 86,8 3. Hàng tồn kho 32 697 22 536 15 523 25,6 16,8 9,1 4. TSLĐ khác 2 511 3 377 3 346 2,0 2,5 2,0 Qui mô tổng vốn lưu động không ngừng tăng lên qua các năm; năm 2003 tăng 6,7 tỷ đồng (hay tăng 5,3%) so năm 2002, năm 2004 tăng 36,3 tỷ (hay tăng 27%) so năm 2003. Như vậy vốn lưu động từ 127,7 tỷ đồng năm 2002 đã lên đến 170,7 tỷ đồng năm 2004. Trong tổng vốn lưu động, các khoản phải thu chiếm cơ cấu khá lớn, năm 2002 chiếm 71,3%; năm 2003: 80%; năm 2004: 86,8%; để các khoản phải thu có xu hướng tăng lên như vậy là điều bất lợi đối với doanh nghiệp vì nợ phải trả của doanh nghiệp chiếm trên 95% qua các năm (doanh nghiệp sử dụng vốn vay là chính), các khoản trả lãi vay không ngừng tăng lên. Đứng thứ 2 sau các khoản phải thu là hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn nhưng có xu hướng giảm dần (năm 2002: 25,6%; năm 2003: 16,8%; năm 2004: 9,1%); Trong hàng tồn kho, đối với ngành XDCB chủ yếu là chi phí dở dang, với tỷ lệ 9,1% của năm 2004 là chấp nhận được. Qua cơ cấu của vốn lưu động ta thấy được sự khó khăn của doanh nghiệp trong những năm gần đây về thanh toán khối lượng hoàn thành; sự thanh toán không theo tiến độ thi công giữa A và B đã làm tăng chi phí, do phải trả lãi vay quá lớn, giảm hiệu quả sản xuất b. Số vòng quay vốn lưu động Số vòng quay của vốn lưu động là số lần chu chuyển được xác định theo kết quả đầu ra so với vốn đưa vào chu kỳ tái sản xuất. Số vòng quay của vốn lưu động càng tăng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Bảng 2.2.3.b: Số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu Đ.V.T Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Doanh thu thuần (D) Tr. đồng 110 151 163 567 201 751 2. Vốn lưu động bq() Tr. đồng 116 862 131 049 152 547 3. Vòng quay VLĐ (Lvl) Vòng 0,94 1,25 1,32 4. Tốc độ phát triển liên hoàn vòng quay VLĐ % - 132,9 105,6 5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn vòng quay VLĐ Vòng - 0,31 0,07 Vòng quay của vốn lưu động có xu hướng tăng lên qua các năm: năm 2002: 0,94 vòng, năm 2003: 1,25 vòng, năm 2004: 1,32 vòng. Năm 2003 so năm 2002 tăng 32,9%, hay tăng 0,31 vòng, năm 2004 so năm 2003 tăng 5,6%, hay tăng 0,07 vòng. c. Mức đảm nhiệm vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị doanh thu thuần cần bao nhiêu đơn vị vốn lưu động bình quân. Bảng 2.2.3.c: Mức đảm nhiệm vốn lưu động Chỉ tiêu Đ.V.T Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Doanh thu thuần (D) Tr. đồng 110 151 163 567 201 751 2. Vốn lưu động bq() Tr. đồng 116 862 131 049 152 547 3. Mức đảm nhiệm VLĐ (Hvl) Lần 1,08 0,8 0,76 4. Tốc độ phát triển liên hoàn mức đảm nhiệm VLĐ % - 74,1 95,0 5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn mức đảm nhiệm VLĐ Lần - -0,28 -0,04 Qua bảng số liệu ta nhận thấy, mức đảm nhiệm của vốn lưu động giảm dần qua từng năm. Năm 2003 so năm 2002 giảm 25,9%, hay giảm 0,28 lần, có nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2003 cần 0,8 đồng vốn lưu động (năm 2002 là 1,08 đồng). Năm 2004 so năm 2003 giảm 5%, hay giảm 0,04 lần, có nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2004 chỉ cần 0,76 đồng vốn lưu động. d. Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động Bảng 2.2.3.d: Độ dài bình quân 1 vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu Đ.V.T Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Doanh thu thuần (D) Tr. đồng 110 151 163 567 201 751 2. Vốn lưu động bq() Tr. đồng 116 862 131 049 152 547 3. Độ dài bình quân của một vòng quay vốn lưu động (d) Ngày 382 288 272 4. Tốc độ phát triển liên hoàn độ dài bq 1 vòng quay VLĐ % - 75,4 94,4 5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn độ dài bq 1 vòng quay VLĐ Ngày - -94 -16 Qua bảng trên ta thấy độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động giảm nhanh qua các năm. Năm 2003 chỉ bằng 75,4% so năm 2002 (giảm 94 ngày); năm 2004 chỉ băng 94,4% năm 2003 (giảm 16 ngày). Điều này cứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn. e. Mức doanh lợi trên vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn lưu động bình quân đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. Bảng 2.2.3.e: Mức doanh lợi trên vốn lưu động Chỉ tiêu Đ.V.T Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Vốn lưu động bq() Tr. đồng 116 862 131 049 152 547 2. Lợi nhuận trước thuế (M) Tr. đồng 1 179 2 954 2 842 3. Mức doanh lợi trên VLĐ (Rvl) % 1,01 2,25 1,86 4. Tốc độ phát triển liên hoàn mức doanh lợi trên VLĐ % - 222,8 82,7 5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn mức doanh lợi trên VLĐ % - 1,24 -0,39 Mức doanh lợi trên vốn không ổn định. Năm 2003 so năm 2002 tăng 1,2 lần, tăng về số tuyệt đối là 1,24%; năm 2004 so năm 2003 giảm 17,3%, giảm số tuyệt đối là 0,39%. Như vậy năm 2002 cứ 1 đồng vốn lưu động thu được 1,01 đồng lợi nhuận, năm 2003 là 2,25 đồng, năm 2004 là 1,86 đồng. Qua phân tích chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp, có thể nói rằng doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc thu hồi công nợ, rút ngắn vòng quay của vốn. Tuy nhiên do các khoản phải thu còn quá lớn đã ảnh hưởng nhất định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. f. Phân tích biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của vòng quay vốn lưu động bình quân. Từ công thức (15): Lvl = Ta có: D = Lvl x Về tương đối: ID = = = x Về tuyệt đối: ∆D = D1 – D0 = (Lvl1 – Lvl0) + ( - ). Lvl0 , : Vốn lưu động bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Lvl1 , Lvl0 : Vòng quay vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc D1 , D0 : Doanh thu thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.3.f: Biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 CHỈ TIÊU Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Biến động của doanh thu (D) 148,5 53 416 123,3 38 184 + Do ảnh hưởng của số vòng quay VLĐ (Lvl) 132,5 40 625 105,9 10678 + Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân () 112,1 12 791 116,4 27 506 Doanh thu năm 2003 so năm 2002 tăng 48,5%, làm tăng giá trị là 53416 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 tăng 23,3% hay tăng 38184 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 tăng 32,5% làm tăng doanh thu 40625 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 5,9% làm tăng doanh thu 10678 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân năm 2003 so năm 2002 tăng 12,1% làm tăng doanh thu 12791 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 tăng 16,4% làm tăng doanh thu 27506 triệu đồng. g. Phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của mức doanh lợi vốn lưu động bình quân. Từ công thức (15): Rvl = Ta có: M = Rvl x Về tương đối: IM = = = x Về tuyệt đối: ∆M = M1 – M0 = (Rvl1 – Rvl0) + ( - ). Rvl0 , : Vốn lưu động bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Rvl1 , Rvl0 : Mức doanh lợi vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc M1 , M0 : Lợi nhuận thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.3.g: Biến động của lợi nhuận thuần do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn lưu động Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 CHỈ TIÊU Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Biến động của lợi nhuận (M) 250,6 1775 96,2 -112 + Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên VLĐ (Rvl) 222,8 1625 82,7 -595 + Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân () 112,1 150 116,4 483 Lợi nhuận thuần năm 2003 so năm 2002 tăng 1,5 lần hay tăng 1775 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 giảm 3,8% làm giảm giá trị 112 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 tăng 1,2 lần làm tăng lợi nhuận 1625 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 giảm 17,3% làm giảm lợi nhuận 595 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân năm 2003 so năm 2002 tăng 112,1% làm tăng lợi nhuận 150 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 tăng 16,4% làm tăng lợi nhuận 483 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận thuần của doanh nghiệp chủ yếu do tăng vốn lưu động. Mức doanh lợi của vốn sử dụng không ổn định, năm cao năm thấp. h. Phân tích biến động mức doanh lợi trên vốn lưu động do ảnh hưởng của vòng quay vốn và mức doanh lợi trên doanh thu Ta có công thức: = x M : Lợi nhuận thuần D : Doanh thu thuần : Vốn lưu động bình quân Ta có công thức: Rvl = Rd x Lvl Rvl : Mức doanh lợi trên vốn lưu động Rd : Mức doanh lợi trên doanh thu Lvl : Vòng quay vốn lưu động Ta có hệ thống chỉ số: Về tương đối: IRvl = = = x Về tuyệt đối: ∆Rvl = Rvl1 – Rvl0 = (Rd1 – Rd0) Lvl1 + (Lvl1 – Lvl0). Rd0 , : Vốn lưu động bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Rvl1 , Rvl0 : Mức doanh lợi trên vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Rd1 , Rd0 : Mức doanh lợi trên doanh thu kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Lvt1 , Lvl0 : Vòng quay vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.3.h: Biến động của mức doanh lợi trên vốn lưu động do ảnh hưởng của vòng quay vốn và mức doanh lợi trên doanh thu Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 CHỈ TIÊU Số tương đối (%) Số tuyệt đối (%) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (%) Biến động của mức doanh lợi trên vốn lưu động (Rvl) 222,8 1,24 82,7 -0,39 + Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên doanh thu (Rd) 169,2 0,84 77,9 -0,48 + Do ảnh hưởng của số vòng quay VLĐ (Lvl) 132,9 0,4 105,6 0,09 Mức doanh lợi trên vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 tăng 1,2 lần hay tăng 1,24%; năm 2004 so năm 2003 giảm 17,3% hay giảm 0,39%, là do: - Ảnh hưởng của mức doanh lợi trên doanh thu năm 2003 so năm 2004 tăng 69,2% làm mức doanh lợi tăng 0,84%; năm 2004 giảm 22,1% làm mức doanh lợi giảm 0,48%. - Ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 tăng 32,9% làm tăng mức doanh lợi 0,4%; năm 2004 tăng 5,6% làm tăng mức doanh lợi 0,09%. 2.2.4. Phân tích hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn rất quan trọng trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Thông qua nguồn vốn chủ sở hữu ta biết được doanh nghiệp có tự chủ được nguồn vốn kinh doanh trong họat động của mình hay không. a. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hũu phản ảnh một đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Bảng 2.2.4.a: Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu từ 2002 - 2004 Chỉ tiêu Đ.V.T Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Doanh thu thuần (D) Tr. đồng 110 151 163 567 201 751 2. Vốn chủ sở hữu bq() Tr. đồng 5 365 6 982 8 552 3. Hiệu suất sử dụng VCSH (Hvsh) Lần 20,5 23,4 23,6 4. Tốc độ phát triển liên hoàn hiệu suất sử dụng VCSH % - 114,1 100,9 5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn hiệu suất sử dụng VCSH Lần - 2,9 0,2 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu tăng nhanh trong năm 2003 (tăng 14,1%) nhưng tốc độ tăng giảm dần ở năm 2004 (tăng 0,9%), nhưng nhìn chung với một đồng vốn CSH đã tạo ra được doanh thu ở các năm 2002 là 20,5; năm 2003 là 23,4; năm 2004 là 23,6 đã mang lại hiệu quả cho sản xuất của doanh nghiệp. b. Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu cho biết một đơn vị vốn CSH bình quân đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. Bảng 2.2.4.b: Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu từ 2002 - 2004 Chỉ tiêu Đ.V.T Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Lợi nhuận thuần (M) Tr. đồng 1 179 2 954 2 842 2. Vốn chủ sở hữu bq() Tr. đồng 5 365 6 982 8 552 3. Mức doanh lợi trên VCSH (Rvsh) Lần 22 42,3 33,2 4. Tốc độ phát triển liên hoàn mức doanh lợi trên VCSH % - 192,3 78,5 5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn mức doanh lợi trên VCSH Lần - 20,3 -9,1 Mức doanh lợi trên vốn cố định có xu hướng giảm dần, năm 2004 chỉ bằng 78,5% so năm 2003; chi phí cao đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp cần đi sâu phân tích về chi phí để có thể biết được những khoản chi phí nào tăng bất hợp lý để có hướng điều chỉnh kịp thời. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần. Năm 2002 là 16,5%, năm 2003 là 31,7%, năm 2004 là 24,9%. c. Phân tích biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân Để nghiên cứu những nhân tố tác động đến sự biến động của doanh thu thuần, ta xét đến nhân tố hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu. Từ công thức (11): Hvsh= Ta có: D = Hvsh x Ta có hệ thống chỉ số: Về tương đối: ID = = = x Về tuyệt đối: ∆D = D1 – D0 = (Hvsh1 – Hvsh0) + ( - ). Hvsh0 , : Vốn sở hữu bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Hvsh1 , Hvsh0 : Hiệu suất sử dụng vốn sở hữu chủ kỳ nghiên cứu và kỳ gốc D1 , D0 : Doanh thu thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.4.c: Biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 CHỈ TIÊU Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Biến động của doanh thu (D) 148,5 53 416 123,3 38 184 + Do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng VCSH (Hvsh) 114,1 20 248 100,9 1710 + Do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu bình quân () 130,1 33 186 122,5 36 474 Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2003 so năm 2002 tăng 48,5% (tăng 53416 triệu đồng); năm 2004 so năm 2003 tăng 23,3% (tăng 38184 triệu đồng), là do: - Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2003 so năm 2002 tăng 14,1% tăng về giá trị 20248 triệu đồng; tương tự như vậy năm 2004 tăng 0,9%, tăng về giá trị 1710 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2003 so năm 2002 tăng 30,1% tăng về giá trị 33186 triệu đồng; tương tự như vậy năm 2004 tăng 22,5%, tăng về giá trị 36474 triệu đồng. Như vậy, qua các năm nhân tố làm tăng doanh thu chủ yếu do tăng nguồn vốn chủ sở hữu. d. Phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của mức doanh lợi Từ công thức (12): Rvsh = Ta có: M = Rvsh x Về tương đối: IM = = = x Về tuyệt đối: ∆M = M1 – M0 = (Rvsh1 – Rvsh0) + ( - ). Rvsh0 , : Vốn sở hữu bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Rc1 , Rc0 : Mức doanh lợi vốn chử sở hữu kỳ nghiên cứu và kỳ gốc M1 , M0 : Lợi nhuận thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.4.d: Biến động của lợi nhuận thuần do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 CHỈ TIÊU Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr. đồng) Biến động của lợi nhuận (M) 250,6 1775 96,2 -112 + Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên VCSH (Rvsh) 192,3 1417 92,5 -778 + Do ảnh hưởng của vốn CSH bình quân () 130,1 358 122,5 660 Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp năm 2003 so năm 2002 tăng 50,6% hay tăng 1775 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 giảm 3,8% hay giảm 112 triệu đồng, là do: - Ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn CSH năm 2003 so năm 2002 tăng 923% (tăng 1417 triệu đồng); năm 2004 giảm 7,5% đã làm giảm lợi nhuận 778 triệu đồng. - Ảnh hưởng của vốn CSH bình quân năm 2003 so năm 2002 tăng 30,1% đã làm tăng 358 triệu đồng; năm 2004 tăng 22,5% đã làm tăng lợi nhuận 660 triệu đồng. 2.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bộ phận tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh a.Phân tích biến động của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh do sự ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động và tỷ trọng vốn lưu động trên vốn kinh doanh từ 2002 – 2004 Ta có công thức các nhân tố biểu diễn mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: = x Ta có: Htv = Lvl x Tvl Htv : Hiệu suất vốn kinh doanh Lvl : Vòng quay vốn lưu động Tvl : Tỷ trọng Vốn LĐ bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân Ta có hệ thống chỉ số: Về số tương đối: Ihtv = = x Về số tuyệt đối: ∆Htv = Htv1 – Htv0 = (Ltv1 – Ltv0)Tvl1 + Ltv0(Tvl1 – Tvl0) Htv1 , Htv0 : Hiệu suất vốn kinh doanh kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Lv1l , Lv10 : Vòng quay vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Tvl1 , Tvl1 : Tỷ trọng Vốn LĐ bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Từ số liệu của bảng tính 2.1.b ta có tỷ trọng của vốn lưu động trong tổng vốn: năm 2002 là 91,8%; năm 2003 là : 91,5%, năm 2004 là 91,9% Bảng 2.2.5.a: Biến động của hiệu suất sử dụng VKD do ảnh hưởng của số vòng quay VLĐ và tỷ trọng VLĐ trên VKD Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 CHỈ TIÊU Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Lần) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Lần) Biến động của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (Htv) 134,1 1,34 106,1 0,07 + Do số vòng quay vốn lưu động 132,9 0,26 105,6 0,06 + Do tỷ trọng VLĐ trên VKD 99,7 1,08 100,4 0,01 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 tăng 34,1%, tăng 1,34 vòng. Năm 2004 so năm 2003 tăng 6,1%, tăng 0,07 vòng, là do: - Số vòng quay vốn lưu động tăng 32,9% hay tăng 0,26 lần; năm 2004 so năm 2003 tăng 5,6% hay tăng 0,06 lần. - Tỷ trọng vốn lưu động trên vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 giảm 0,3% làm giảm hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh 1,08 lần; Năm 2004 so năm 2003 tăng 0,4% hay tăng 0,04 lần. b. Phân tích sự biến động của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh do sự ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn cố định và tỷ trọng vốn cố định trên vốn kinh doanh Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ảnh hưởng bởi 2 nhân tố đó là hiệu suất sử dụng vốn cố định và tỷ trọng vốn cố định trến vốn kinh doanh. = x Ta có: Htv = Hc x Tc Htv : Hiệu suất vốn kinh doanh Hc : Hiệu suất sử dụng vốn cố định Tc : Tỷ trọng Vốn CĐ bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân Ta có hệ thống chỉ số: Về số tương đối: Ihtv = = x Về số tuyệt đối: ∆Htv = Htv1 – Htv0 = (Hc1 – Hc0)Tc1 + Hc0(Tc1 – Tc0) Htv1 , Htv0 : Hiệu suất vốn kinh doanh kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Hcl , Hc0 : Hiệu suất sử dụng vốn cố định kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Tc1 , Tc1 : Tỷ trọng Vốn CĐ bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Từ số liệu của bảng tính 2.1.b ta có tỷ trọng của vốn cố định trong tổng vốn: năm 2002 là 8,2%; năm 2003 là : 8,5%, năm 2004 là 8,9% Bảng 2.2.5.b: Biến động của hiệu suất sử dụng VKD do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng VCĐ và tỷ trọng VCĐ trên VKD Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 CHỈ TIÊU Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Lần) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Lần) Biến động của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (Htv) 134,1 0,290 106,1 0,07 + Hiệu suất sử dụng VCĐ (Hc) 150,5 0,263 108,0 0,05 + Do tỷ trọng VCĐ trên VKD 103,6 0,027 104,7 0,02 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 tăng 34,1%, tăng 1,34 vòng. Năm 2004 so năm 2003 tăng 6,1%, tăng 0,07 vòng, là do: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 50,5% hay tăng 0,263 lần; năm 2004 so năm 2003 tăng 8% hay tăng 0,05 lần. - Tỷ trọng vốn cố định trên vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 tăng 3,6% làm tăng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh 0,027 lần; Năm 2004 so năm 2003 tăng 4,7% hay tăng 0,02 lần. c. Phân tích sự biến động của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh do sự ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng nguồn chủ sở hữu và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên vốn kinh doanh. Ta có công thức các nhân tố biểu diễn mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: = x Ta có: Htv = Hsh x Tsh Htv : Hiệu suất vốn kinh doanh Hsh : Hiệu suất vốn chủ sở hữu Tsh : Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân Ta có hệ thống chỉ số: Về số tương đối: Ihtv = = x Về số tuyệt đối: ∆Htv =Htv1 – Htv0 = (Hsh1 – Hsh0)Tsh1 + Hsh0(Tsh1 – Tsh0) Htv1 , Htv0 : Hiệu suất vốn kinh doanh kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Hshl , Hsh0 : Hiệu suất vốn sở hữu kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Tsh1 , Tsh1 : Tỷ trọng Vốn sở hữu bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Từ số liệu của bảng tính 2.1.a ta có tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng vốn: năm 2002 là 4,3%; năm 2003 là : 5,5%, năm 2004 là 4,9% Bảng 2.2.5.c: Biến động của hiệu suất sử dụng VKD do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên VKD CHỈ TIÊU Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Lần) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Lần) Biến động của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (Htv) 134,1 1,34 106,1 0,07 + Do Hiệu suất vốn chủ sở hữu 114,1 0,16 100,9 0,01 + Do tỷ trọng VCSH trên VKD 127,9 1,18 89,1 0,06 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 tăng 34,1%, tăng 1,34 vòng. Năm 2004 so năm 2003 tăng 6,1%, tăng 0,07 vòng, là do: - Hiệu suất sử dụng vốn CSH tăng 14,1% hay tăng 0,16 lần; năm 2004 so năm 2003 tăng 0,9% hay tăng 0,01 lần. - Tỷ trọng vốn CSH trên vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 tăng 27,9% làm tăng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh 1,18 lần; Năm 2004 so năm 2003 tăng 0,4% hay tăng 0,06 lần. d. Phân tích sự biến động mức doanh lợi trên vốn kinh doanh do sự ảnh hưởng mức doanh lợi trên vốn lưu động và tỷ trọng vốn lưu động trên vốn kinh doanh = x Ta có: Rtv = Rvl x Tvl Rtv : Mức doanh lợi vốn kinh doanh Rvl : Mức doanh lợi vốn lưu động Tvl : Tỷ trọng Vốn LĐ bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân Ta có hệ thống chỉ số: Về số tương đối: IRtv = = x Về số tuyệt đối: ∆Rtv = Rtv1 – Rtv0 = (Rtv1 – Rtv0)Tvl1 + Rtv0(Tvl1 – Tvl0) Rtv1 , Rtv0 : Mức doanh lợi vốn kinh doanh kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Rv1l , Rv10 : Mức doanh lợi vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Tvl1 , Tvl1 : Tỷ trọng Vốn LĐ bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.5.d: Biến động của Mức doanh lợi VKD do ảnh hưởng của mức doanh lợi VLĐ và tỷ trọng VLĐ trên VKD CHỈ TIÊU Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 Số tương đối (%) Số tuyệt đối (%) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (%) Biến động của mức doanh lợi sử dụng vốn kinh doanh (Rtv) 227,5 1,24 82,6 -0.39 + Mức doanh lợi vốn lưu động 222,8 1,13 82,7 -0,36 + Tỷ trọng VLĐ trên VKD 99,7 -0.11 99,6 -0.03 Mức doanh lợi sử dụng vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 tăng 1,3%, tăng 1,24%. Năm 2004 so năm 2003 giảm 7,4%, giảm 0,39%, là do: - Mức doanh lợi vốn lưu động tăng 1,2 lần hay tăng 1,13%; năm 2004 so năm 2003 giảm 17,3% hay giảm 0,36%. - Tỷ trọng vốn lưu động trên vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 giảm 0,3% làm mức doanh lợi vốn kinh doanh 0,11%; Năm 2004 so năm 2003 giảm 0,4% hay giảm 0,03%. e. Phân tích sự biến động mức doanh lợi trên vốn kinh doanh do sự ảnh hưởng mức doanh lợi trên vốn cố định và tỷ trọng vốn cố định trên vốn kinh doanh = x Ta có: Rtv = Rc x Tc Rtv : Mức doanh lợi vốn kinh doanh Rc : Mức doanh lợi vốn cố định Tc : Tỷ trọng Vốn CĐ bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân Ta có hệ thống chỉ số: Về số tương đối: IRtv = = x Về số tuyệt đối: ∆Rtv = Rc1 – Rc0 = (Rc1 – Rc0)Tc1 + Rc0(Tc1 – Tc0) Rtv1 , Rtv0 : Mức doanh lợi vốn kinh doanh kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Rcl , Rc0 : Mức doanh lợi vốn cố định kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Tc1 , Tc1 : Tỷ trọng Vốn CĐ bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.5.e: Biến động của Mức doanh lợi VKD do ảnh hưởng của mức doanh lợi VCĐ và tỷ trọng VCĐ trên VKD CHỈ TIÊU Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 Số tương đối (%) Số tuyệt đối (%) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (%) Biến động của mức doanh lợi sử dụng vốn kinh doanh (Rtv) 227,5 1,24 82,6 -0.39 + Mức doanh lợi vốn cố định 251,9 1,2 84,2 -0,35 + Tỷ trọng VCĐ trên VKD 103,7 0,04 104,7 0,74 Mức doanh lợi sử dụng vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 tăng 1,3%, tăng 1,24%. Năm 2004 so năm 2003 giảm 7,4%, giảm 0,39%, là do: - Mức doanh lợi vốn cố định tăng 1,5 lần hay tăng 1,2%; năm 2004 so năm 2003 giảm 15,8% hay giảm 0,35%. - Tỷ trọng vốn lưu động trên vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 giảm 3,7% làm mức doanh lợi vốn kinh doanh 0,04%; Năm 2004 so năm 2003 tăng 4,7% hay tăng 0,74%. f. Phân tích sự biến động mức doanh lợi trên vốn kinh doanh do sự ảnh hưởng mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ trọng vốn chử sở hữu trên vốn kinh doanh = x Ta có: Rtv = Rsh x Tsh Rtv : Mức doanh lợi vốn kinh doanh Rsh : Mức doanh lợi vốn chủ sở hữu Tsh : Tỷ trọng Vốn CSH bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân Ta có hệ thống chỉ số: Về số tương đối: IRtv = = x Về số tuyệt đối: ∆Rtv = Rc1 – Rc0 = (Rsh1 – Rsh0)Tsh1 + Rsh0(Tsh1 – Tsh0) Rtv1 , Rtv0 : Mức doanh lợi vốn kinh doanh kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Rshl , Rsh0 : Mức doanh lợi vốn chủ sở hữu kỳ nghiên cứu và kỳ gốc TSh1 , TSh1 : Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu bình quân trên Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 2.2.5.f: Biến động của Mức doanh lợi VKD do ảnh hưởng của mức doanh lợi vốn chủ sở hữu và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên VKD CHỈ TIÊU Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 Số tương đối (%) Số tuyệt đối (%) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (%) Biến động của mức doanh lợi sử dụng vốn kinh doanh (Rtv) 227,5 1,24 82,6 -0.39 + Mức doanh lợi vốn chủ SH 192,3 1,12 78,5 -0,34 + Tỷ trọng VCSH trên VKD 127,9 0,12 89,1 -0,05 Mức doanh lợi sử dụng vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 tăng 1,3%, tăng 1,24%. Năm 2004 so năm 2003 giảm 7,4%, giảm 0,39%, là do: - Mức doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng 1,9 lần hay tăng 1,12%; năm 2004 so năm 2003 giảm 12,5% hay giảm 0,34%. - Tỷ trọng vốn lưu động trên vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 tăng 27,9% làm mức doanh lợi vốn kinh doanh tăng 0,12%; Năm 2004 so năm 2003 giảm 10,9% hay tăng 0,05%. V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG. 1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần lắp máy điện nước từ 2002 – 2004. Qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm ta thấy được phần nào những mặt mạnh và mặt yếu của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn. Bảng 1: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu Đ.V.T Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Doanh thu thuần (D) Tr. đồng 110 151 163 567 201 751 2. Lợi nhuận thuần (M) Tr. đồng 1 179 2 954 2 842 3. Vốn kinh doanh bq() Tr. đồng 128 902 143 020 166 223 4. Vốn cố định bình quân () Tr. đồng 12 040 11 971 13 677 5. Vốn lưu động bình quân () Tr. đồng 116 862 131 049 152 547 6. Vốn chủ sở hữu bình quân () Tr. đồng 5 365 6 982 8 552 I. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn kinh doanh 1. Hiệu suất sử dụng VKD Lần 0,85 1,14 1,21 2. Mức đảm nhiệm VKD (µk) Lần 1,2 0,9 0,8 3. Mức doanh lợi trên VKD % 0,91 2,07 1,71 II. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn cố định 1. Hiệu suất sử dụng VCĐ Lần 9,1 13,7 14,8 2. Mức doanh lợi trên VKĐ % 9,8 24,7 20,8 III. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn lưu động 1. Mức doanh lợi trên VLĐ % 1,01 2,25 1,86 2. Mức đảm nhiệm VLĐ Lần 1,08 0,8 0,76 3. Vòng quay vốn lưu động Vòng 0,94 1,25 1,32 4. Độ dài bình quân 1 vòng quay VLĐ Ngày 382 288 272 III. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn chủ sở hữu 1. Hiệu suất vốn CSH Lần 20,5 23,4 23,6 2. Mức doanh lợi trên vốn CSH % 22 42,3 33,2 3. Tỷ suất lợi nhuận % 16,5 31,7 24,9 Sau gần 6 năm hoạt động theo phương thức kinh doanh mới, Công ty cố phần lắp máy điện nước và xây dựng đã có những bước đi vững chắc, xây dựng được uy tín và thương hiệu trong môi trường kinh doanh mới. Tự chủ trong kinh doanh, chủ động tìm kiếm công trình, từng bước tạo đà cho sự tăng trưởng, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước, đời sống người lao động được cải thiện, yên tâm gắn bó với đơn vị. Qua những chỉ tiêu phân tích trên đây ta thấy tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, vốn bị chiếm dụng và tồn đọng trong hàng tồn kho còn quá lớn, đã dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh cao, hiệu quả ngày càng giảm. Trong từng loại vốn quá trình sử dụng còn một số tồn tại sau: Vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của doanh nghiệp, nhưng sử dụng chưa hết công suất và năng lực của máy móc thiết bị. Việc bố trí huy động máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất thiếu linh hoạt thời gian máy ngừng sản xuất kéo dài, đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tác dụng nhanh chóng thúc đẩy hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, vì vốn lưu động chiếm trên 90%. Cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp chưa hợp lý, trong các năm 2002, 2003 vốn lưu động tăng lên chủ yếu do tăng nguồn phải thu. Bị chiếm dụng vốn doanh nghiệp đã phải bù đắp lượng vốn thiếu hụt bằng cách vay vốn để duy trì sản xuất, dẫn đến chi phí tăng cao, hiệu quả thấp. 2. Định hướng chiến lược phát triển sản xuất của doanh nghiệp trong thời gian tới Phương hướng phát triển đến năm 2010 của ngành xây dựng là phải thực hiện được khoảng từ 120 – 180 tỷ USD cho xây lắp (bình quân mỗi năm từ 7,5 - 10 tỷ USD). Đây là điều kiện thuận lợi của ngành xây dựng nói chung và của Công ty cổ phần lắp máy và điện nước nói riêng. Từ định hướng trên doanh nghiệp cũng đã đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển trong tương lai. Cụ thể là: - Chủ động mở rộng và tìm kiếm thị trường trong cả nước. - Thực hiện đa dạng hóa sản xuất kinh doanh; giảm tỷ trọng xây lắp (còn 30% tổng doanh thu), thay thế vào đó là ngành kinh doanh và phát triển nhà. - Kết hợp các dự án theo hình thức đầu tư BT, BOT, hình thức đầu tư độc lập và hình thức hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp khác. - Tăng cường đội ngũ cán bộ, hoàn chỉnh các bộ phận tiếp thị, nâng cao trình độ làm hồ sơ mời thầu, phấn đấu để đạt tỷ lệ trúng thầu cao. Nâng cao tay nghề công nhân thông qua các lớp học kinh nghiệm, tại chỗ. Để đạt được các mục tiêu trên đây, đòi hởi doanh nghiệp phải có cố gắng rất lớn, huy động mọi nguồn lực, phát huy mạnh mẽ hiệu quả của đồng vốn, đảm bảo kinh doanh có lãi và thu được hiệu quả cao. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng. a. Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định - Bố trí cơ cấu tài sản cố định Duy trì như cơ cấu tài sản hiện nay là phù hợp. Những năm sau này tăng đầu tư cho phương tiện vận tải phục vụ trực tiếp tại công trình, giảm bớt sử dụng dịch vụ vận chuyển ở bên ngoài. - Thực hiện phân cấp quản lý TSCĐ thông qua việc khoán tài sản (khoán sửa chữa, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho TSCĐ). Việc phân cấp này sẽ phát huy tính tự chủ sáng tạo của các xí nghiệp trong công ty, đồng thời nâng cao tính vật chất trong quản lý. Muốn thực hiện được việc này, phải nắm bắt được khả năng quản lý của từng xí nghiệp (Năng lực đến đâu, giao TSCĐ đến đó), đồng thời tiến hành tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và trình độ quản lý của các xí nghiệp. - Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ: Thời gian sử dụng và công suất thiết bị quyết định phần lớn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vì vậy doanh nghiệp cần tận dụng tối đa công suất MMTB. giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây truyền công nghệ, thực hiện nghiêm ngặt chế độ duy trì bảo dưỡng máy. - Lựa chọn phương pháp khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý. Tài sản cố định của doanh nghiệp được trích khấu hao hàng năm theo quy định của Bộ tài chính, khấu hao theo phương pháp tuyến tính, tuy nhiên việc trích khấu hao này đã không phản ánh đúng mức độ sử dụng TSCĐ. Để khắc phục hiện tượng trên, đối với những tài sản quan trọng, mức độ hao mòn vô hình nhanh, cường độ làm việc cao, nên thực hiện khấu hao nhanh, để thu hồi vốn nhanh và phản ánh đúng mức độ sử dụng vốn. b. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Đối với các khoản phải thu Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động, doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ. Vì lượng vốn ứ đọng lớn nên vòng quay khá dài, tốc độ quay chậm đã làm hiệu quả sử dụng vốn không cao. - Đối với hàng tồn kho, chủ yếu là chi phí dở dang tuy có giảm ở những năm sau này, nhưng vẫn còn cao; vì vậy doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng sớm đưa công trình vào sử dụng. - Xác định nhu cầu vốn lưu động ở từng thời điểm cho phù hợp với đặc điểm sản xuất xây lắp. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác định nhu cầu sử dụng vốn, tránh hiện tượng dự trữ vốn quá nhiều gây ứ đọng vốn, nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, kém hiệu quả. c. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn - Lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả nhất. Phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để đưa ra phương án sản xuất phù hợp; xây dựng giá thành hợp lý được xã hội chấp nhận. - Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn huy động tối đa các nguồn vốn hiện có trong doanh nghiệp. - Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh Điều hành và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh được coi là một giải pháp quan trọng, nhằm đạt hiệu quả cao. Tổ chức tốt sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo cho quá trình đó được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ. Các biện pháp điều hành và quản lý sản xuất phải hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, sản xuất không liên tục, sản phẩm kém chất lượng phải phá đi làm lại... gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. - Tổ chức công tác kế toán - thống kê và phân tích kinh tế: Quan tâm đến công tác thống kê ở cơ sở, xây dựng màng lưới thống kê từ các xí nghiệp đến công ty; đưa tin học hoá vào công tác thống kê để giảm bớt khối lượng tính toán. Từ con số thống kê và kế toán, đẩy mạnh phân tích, giúp cho các cấp lãnh đạo điều chỉnh kịp thời về phương hướng sản xuất kinh doanh cũng như sủa dụng vốn và con người trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất. Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Do thời gian nghiên cứu không nhiều, khả năng có hạn cũng như sự phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nên các giải pháp nêu trên là chưa đầy đủ. Tuy nhiên, đó là những cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp có thể thực hiện được trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong những năm qua. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, xây dựng cơ bản có tầm quan trọng rất lớn, để tạo ra cơ sở hạ tầng đặt nền móng chung cho sự phát triển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp xây dựng được thành lập, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ ngành và cũng chính điều này đã làm cho mỗi doanh nghiệp phải tự mình vươn lên, sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành hạ để tạo uy tín trên thương trường. Nhưng bên cạnh đó việc giải quyết việc làm cho người lao động và làm nghĩa vụ đối với ngân sách là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi doanh nghiệp. Không nằm ngoài guồng máy nói trên, Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng đã luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao kết quả sản xuất, tạo chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Từ khi cổ phần hoá đến nay, với sức sống mới, doanh nghiệp đã đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng, nộp ngân sách tăng lên qua từng năm, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, thu nhập ổn định đã giúp cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của ngành xây dựng, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là tình trạng phổ biến, đã làm giảm phần nào hiệu quả sử dụng vốn, mặc dù doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều. MỤC LỤC THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI I. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Doanh nghiệp và môi trường hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1. Khái niệm doanh nghiệp 1.2. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp 2. Tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 2.1. Khái niệm tài chính 2.2. Tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường II. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TK 1. Chỉ tiêu thống kê và hệ thống chỉ tiêu thống kê 1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê 2. Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về tình hình tài chính của doanh nghiệp 3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành (hiện có) về tình hình hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng HN. 3.1. Chỉ tiêu về quy mô vốn sản xuất 3.2. Chỉ tiêu về cấu thành và kết cấu vốn 3.3. Chỉ tiêu về tình hình trang bị vốn cố định cho lao động 3.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn III. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 1. Đặc điểm và yêu cầu của phân tích thống kê. 2. Vấn đề cơ bản của phân tích thống kê 3. Nhiệm vụ của phân tích thống kê II. CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 1. Nguyên tắc chọn phương pháp 2. Các phương pháp thống kê hiện dùng để phân tích tình hình hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội. 3. Chọn phương pháp phân tích thống kê tình hình hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội. 4. Đặc điểm vận dụng của các phương pháp 5. Kiến nghị về phương pháp phân tích tình hình hoạt động tài chính tại doanh nghiệp 5.1. Phương pháp phân tổ 5.2. Phương pháp bảng thống kê 5.3. Phương pháp dãy số biến động theo thời gian 5.4. Phương pháp chỉ số 5.5. Phương pháp đồ thị CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI THỜI KỲ TỪ 2002 ĐẾN 2004 I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CTY 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 3. Đặc điểm hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh. II. LỰA CHỌN CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 1. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 2. Các phương pháp phân tích dùng để phân tích tình hình hoạt động III. VẬN DỤNG TÍNH CÁC CHỈ TIÊU ĐÃ CHỌN 1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu IV. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH 1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 2. Phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần lắp máy 2. Định hướng chiến lược phát triển sản xuất của doanh nghiệp trong thời gian tới 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình lý thuyết thống kê PGS-PTS Tô Phi Phượng NXB Giáo dục 1998 2.Giáo trình thống kê doanh nghiệp GS-TS Phạm Ngọc Kiểm NXB Thống kê 1999 3.Giáo trình thống kê doanh nghiệp GS-TS Phạm Ngọc Kiểm PGS-TS Nguyễn Công Nhự NXB Thống kê 2002 4.Giáo trình thống kê công nghiệp PGS-TS Nguyễn Công Nhự NXB Thống kê 2004 5.Giáo trình tài chính doanh nghiệp NXB Tài chính 2003 6.Giáo trình kế toán doanh nghiệp. NXB Tài chính 2004 7. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 8.Báo cáo đại hội công nhân viên chức, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần lắp đặt điện nước và xây dựng 1998 - 2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24329.DOC
Tài liệu liên quan